-
Thông tin
-
Quiz
Câu hỏi môn Lịch sử thế giới | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày quá trình chuyển biến từ vượn thành người. Trình bày đặc điểm của công xã thị tộc thời kỳ cổ đại. Trình bày thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông. Trình bày thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lịch sử văn minh thế giới 10 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Câu hỏi môn Lịch sử thế giới | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày quá trình chuyển biến từ vượn thành người. Trình bày đặc điểm của công xã thị tộc thời kỳ cổ đại. Trình bày thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông. Trình bày thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử văn minh thế giới 10 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA LỊCH SỬ ĐẢNG
NGÂN HÀNG ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn: Lịch sử thế giới (4TC)
NHÓM 1 (mỗi câu 3 điểm)
Câu 1. Trình bày quá trình chuyển biến từ vượn thành người.
Cách ngày nay hơn 6 triệu năm, loài vượn cổ hình nhân Hominid là tổ tiên
chung của loài người và vượn hiện đại.
Từ Hominid, một nhánh phát triển thành người Homo Habilis, là người khéo léo.
Đời sống của bầy người nguyên thủy:
Họ sống thành từng bầy, mỗi bầy có khoảng 20 đến 30 người, sống trong các
hang động, mái đá và chủ yếu sống bằng săn bắt, hái lượm.
=> Việt Nam cũng trải qua giai đoạn bầy người nguyên thủy
Giai đoạn tiếp theo là người Homo Erectus (người đứng thẳng). Ở Inđônêxia,
Chu Khẩu Điếm-TQ, Lạng Sơn - VN, Đức.
Người hiện đại hay người tinh khôn ra đời cách đây khoảng 4 vạn năm.
Cấu tạo cơ thể phát triển như người hiện nay, các bộ phận cơ thể đã hoàn thiện.
Câu 2. Trình bày đặc điểm của công xã thị tộc thời kỳ cổ đại.
Thị tộc là một tổ chức xã hội gồm khoảng vài chục gia đình với 3 - 4 thế hệ
cùng huyết tộc sống với nhau. Công xã thị tộc với hai hình thức tổ chức xã hội khác
nhau đó là mẫu hệ và phụ hệ.
1. Công xã thị tộc mẫu hệ: Là tổ chức xã hội đầu tiên khi người phụ nữ hái
lượm rau quả, trông nom con cái.
Người phụ nữ được quyền phân công lao động; con cái thường chỉ biết mẹ,
không biết cha và đều lấy theo họ mẹ.
Các gia đình gồm nhiều thế hệ có chung một gốc tổ tiên, theo cùng dòng máu
của mẹ sống chung với nhau gọi là thị tộc mẫu hệ.
Nhiều thị tộc mẫu hệ có quan hệ gần gũi về dòng máu hoặc ở chung một vùng
lãnh thổ hợp thành bộ lạc.
Con người bình đẳng, sản xuất chung theo năng lực của mình, không có áp
bức, bóc lột. Mọi sản phẩm làm ra đều chia chung
2. Công xã thị tộc phụ hệ: bắt đầu ra đời khi xuất hiện các công cụ đồ đồng, khoảng 4.000 năm TCN.
Công cụ bằng đồng, sắt xuất hiện -> mở rộng diện tích khai hoang. Ngành
nông nghiệp dùng cày, chăn nuôi súc vật, nghề thủ công đòi hỏi sức lực và kinh
nghiệm của người đàn ông.
Do năng suất lao động cao, người đàn ông làm ra của cải và còn dư thừa.
-> Địa vị kinh tế của người đàn ông trong gia đình dần dần được xác lập.
Họ bắt đầu quan tâm tới quyền thừa kế tài sản.
Gia đình một vợ một chồng ra đời. Con cái sinh ra phổ biến theo dòng họ cha.
Trong xã hội đã bắt đầu xuất hiện sự xác lập họ hàng theo dòng máu và quyền
thừa kế, bảo vệ tài sản. -> Tính chất tư hữu của cải và con người tăng lên. Quyền
uy người đàn ông chiếm địa vị độ tôn. Chế độ tư hữu ra đời.
Câu 3. Trình bày thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông
Các quốc gia cổ đại phương Đông đã đạt được khá nhiều những thành tựu về văn hóa
Chữ viết: Nhiều loại chữ khác nhau: Chữ tượng hình, chữ Phạn, cư dân
phương Đông là những người đầu tiên phát minh ra chữ viết
Văn học: đạt được nhiều thành tựu lớn:
+ Ấn Độ: 2 bộ sử thi Ramayana và Mahabharata
+ Trung Quốc: Bộ kinh Xuân Thu
Nghệ thuật: Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng được xây dựng: kinh đô, lăng
tẩm, đền đài, dinh thự... với sự phát triển rất phong phú và đa dạng
+ Một số công trình kiến trúc tiêu biểu: Vạn Lý trường thành, Kim tự tháp Ai Cập, Vườn treo Babilon...
Khoa học: đat được khá nhiều thành tựu
- Toán học: Phát minh ra số 0, số Pi, tính diện tích các hình...
- Lịch pháp và Thiên văn: được ra đời từ rất sớm, họ sáng tạo ra lịch khá tương
đồng với thời đại ngày nay như 1 năm có 365 ngày, được chia đều ra làm 12 tháng.
Câu 4. Trình bày thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây.
Các quốc gia cổ đại phương Tây cũng đã đạt được những thành tựu văn hóa đáng kể như
Chữ viết: Trên cơ sở mẫu tự có sẵn, họ tự sáng tạo ra hệ thống mẫu tự Hy Lạp và Roma Văn học
: Nhiều tác phẩm nổi tiếng được ra đời bởi các nhà sử học
- Iliat và Ôđixê của Hôme
- Cuộc chiến tranh giữa Hy Lạp và Ba Tư của Herodotus
Một số công trình kiến trúc tiêu biểu: Đấu trường La Mã, đền Pacthernon,
thành cổ Apolis, đền thờ thần Zeus...
Khoa học: đạt được những thành tựu nổi bật trên nhiều lĩnh vực
- Lịch pháp và thiên văn: sớm phát minh ra lịch, một năm có 365 ngày, chia
thành 12 tháng, phân ra làm nhiều tuần, giờ, mùa khác nhau...
- Toán học: Nhiều nhà toán học nổi tiếng thế giới được biết đến ngày nay như
Oclit, Pytago, Talet, Atsimet... Đi kèm với đó là hàng loạt những định lý, tiên đề như
định lý Talet, tiên đề ơclit, định lý Pytago...
- Vật lý: Định lý Atsimet - Tư tưởng tôn giáo
+ Triết học duy vật: Hêracolit, Democolit, Epiquya...
+ Triết học duy tâm: Xôcrat, Platon, Arixtot... + Cơ đốc giáo
Câu 5. Trình bày thành tựu văn hóa của các quốc gia phong kiến phương Đông.
Một số thành tựu về văn hóa của các quốc gia kiến phương Đông: - Văn học:
+ Tiểu thuyết: Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Tây du ký (Ngô Thừa
Ân), Thủy hử (Thi Nại Am), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần)…
+ Thơ ca: thơ Đường với các nhà thơ nổi tiếng: Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị (Trung
Quốc), Nguyễn Du (Việt Nam)…
- Nghệ thuật kiến trúc: kinh đô, lăng tẩm, đền đài…: Vạn lý trường thành, Tử
cấm thành (Trung Quốc); đền Tai Mahal (Ấn Độ), Thạt Luổng (Lào); đền Ăng Co (Campuchia)… - Khoa học:
+ Bốn phát minh: la bàn, giấy, kỹ thuật in và thuốc súng
+ Làm lịch: một năm 12 tháng
+ Toán học: Tổ Xung Chi (429-500) xác định số PI bằng 3,14
+ Y học: Đông Dược: Hoa Đà, Lý Thời Trân (Trung Quốc); Tuệ Tĩnh, Lê Hữu Trác (Việt Nam)…
- Tư tưởng – tôn giáo: Nho giáo, đạo giáo…
+ Đạo Phật, đạo Hồi tiếp tục phát triển
Câu 6. Tóm tắt tình hình chính trị, xã hội của Trung Quốc thời kỳ phong kiến.
221 TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, lập nha nhà Tần. Thời kì
phong kiến của Trung Quốc bắt đầu từ 221 TCN đến năm 1840.
*Chính trị: Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế Trung ương tập quyền
- Vua là thiên tử (con của trời) đứng đầu đất nước
- Thừa tướng: giúp đỡ vua những việc về chính trị
- Thái úy: phụ trách về mặt quân đội
- Ngự sử đại phu làm nhiệm vụ văn thư, giám sát quan
- Cửu khanh: phụ trách lễ nghi, hình pháp, thuế khóa, tài chính...
- Hệ thống các bộ: lại, lễ, binh, hình, công, hộ.
- Hệ thống quân đội, luật pháp và quan lại tại các địa phương.
=> Bổ sung dần chính quyền từ trung ương xuống địa phương để tập trung
quyền lực tối cao vào tay hoàng đế
+ Tăng thêm các chức vụ trong quân đội
+ Tuyển dụng quan lại thông qua thi cử.
* Xã hội: Được chia thành 2 giai cấp cơ bản: địa chủ phong kiến và nông dân
- Một số quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất, có quyền lực, trở
thành giai cấp địa chủ.
- Nông dân nghèo bị mất ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, phải
nộp địa tô cho địa chủ. Quan hệ sản xuất phong kiến xuất hiện.
- Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, bị áp bức bóc lột nặng nề. Những
cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở khắp nơi.
Câu 7. Trình bày những thành tựu của phong trào văn hóa Phục hưng ở phương
Tây thời hậu kỳ trung đại.
- Văn học: thơ, tiểu thuyết
+ Đantê (1265-1321), người Ý. Tác phẩm nổi tiếng của ông: Hài kịch thần thánh
+ Pêtơraca (1304-1374), người Ý, với tác phẩm Tình yêu tặng nàng Lôza
+ Phrăngxoa Rabơle (1494-1553), người Pháp, với tác phẩm tiêu biểu “Cuộc
đời đáng chán của người khổng lồ Gácgăngchuya và người con Păngtagruyen”
+ Xécvantéc (1547-1616), (Tây Ban Nha) với tác phẩm Đônkyhôtê
* Kịch: Sếchxpia (1564-1616), người Anh, nhà soạn kịch vĩ đại nhất của văn
hóa Phục hưng, với 26 tác phẩm lớn. Tiêu biểu: Rômêô và Giuliét, Hămlét
- Nghệ thuật phục hưng
+ Lêona đơ Vanhxi (1452-1519), người Ý, với tác phẩm nổi tiếng: “Bữa tiệc
cuối cùng”, “La Giô công”.
+ Mikenlănggiơ (1475-1564), người Ý, với bức “Sáng tạo thế giới” vẽ trên nhà
thờ Xixtin ở Lamã với 343 nhân vật; “Cuộc phán xét cuối cùng”.
+ Raphaen: (1483-1520), người Ý, với tác phẩm “Cô gái làm vườn xinh đẹp”.
- Khoa học tự nhiên
+ Côpécnich (1473-1543), giáo sĩ người Ba Lan. Ông đưa ra thuyết nhật tâm.
Ông cho rằng: trung tâm của vũ trụ là mặt trời, trái đất tự quay xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời.
+ Brunô (1548-1600) và Galilê (1564-1642), nhà thiên văn học Ý - Triết học:
+ Đềcáctơ (1596-1650), người Pháp
+ Ph.Bê cơn (1561-1626), người Anh
Câu 8. Trình bày diễn biến của Cách mạng tư sản Hà Lan (1566-1609).
- 11/8/1566, nhân dân nhiều nơi nổi dậy khởi nghĩa, tấn công vào Giáo hội và phong kiến.
- Chính quyền phong kiến Tây Ban Nha tổ chức đàn áp hết sức dã man.
- Phong trào càng nổ ra mạnh mẽ. Thành lập Ủy ban đấu tranh.
- Năm 1572, nghĩa quân làm chủ được các tỉnh phía Bắc
- 23/1/1579, 7 tỉnh phía Bắc được giải phóng. Thành lập chính quyền mới.
- 26/7/1581, phế truất vua Philip II.
- Lấy tên tỉnh Hà Lan là tỉnh giàu nhất phía Bắc làm tên gọi nước Cộng hòa: Cộng hòa Hà Lan ra đời.
- 1585, Chính quyền phong kiến Tây Ban Nha phản công trở lại.
- 1609, vua Philip II chết, chính quyền phong kiến Tây Ban Nha phải ký hiệp
định đình chiến với lực lượng cách mạng.
- 1648, Tây Ban Nha phải công nhận nền độc lập của 7 tỉnh phía Bắc (Cộng hòa Hà Lan).
Câu 9. Trình bày diễn biến của Cách mạng tư sản Anh (1640-1688).
*Từ năm 1642 đến năm 1649 là giai đoạn nội chiến cách mạng:
- Từ 1642 - 1644, lực lượng nhà vua giữ thế chủ động, chiếm lợi thế tiến công
về thủ đô. Nửa sau 1644, phe Nghị viện được củng cố. Lãnh tụ phái Độc lập của Nghị
viện là đã lãnh đạo, chỉnh đốn quân đội, phản công đánh thắng quân đội nhà vua.
-1646, vua Sáclơ I bị bắt, xuất hiện sự phân hóa trong Nghị viện Anh về thái độ
và cách xử lý đối với nhà vua.
*Nội chiến lần thứ 2 diễn ra từ mùa xuân 1648 :
- 8-1648, nhà vua bị bắt lần thứ hai. Nghị viện Anh đã quyết định xử tử vua
Sáclơ I. Vương triều phong kiến Xchiua sụp đổ, thiết lập nền Cộng hoà.
Tuy nhiên nền Cộng hoà Anh nhanh chóng bị tan vỡ. Giai cấp tư sản và quý tộc
mới lo sợ phong trào của quần chúng nhân dân, họ thủ tiêu nền Cộng hoà, chế độ
"Bảo hộ độc tài” ra đời.
1659, tư sản, quý tộc chấm dứt chế độ độc tài. Sác lơ II lên cầm quyền đã tiến
hành khủng bố những người tham gia cách mạng.
*Từ năm 1659 đến năm 1688 là thời kỳ nước Anh phục hồi lại vương triều phản động Xchiua :
- Cách mạng trở về chế độ phong kiến phản động như ban đầu. Nguy cơ phục
hồi chế độ phong kiến, đe dọa số phận, lợi ích của tư sản và quý tộc mới. Họ tìm cách
lật đổ nền thống trị của Giêm II.
- 1688, họ đã tổ chức cuộc chính biến lật đổ vương triều phong kiến Xchiua.
Giai cấp tư sản Anh đã thoả hiệp, xây dựng một nhà nước mới liên minh giữa giai cấp
tư sản và quý tộc mới nhằm ổn định, đảm bảo quyền lợi.
- Giai cấp tư sản Anh đã mời Vinhem Orănggiơ, thống đốc Hà Lan, con rể vua
Anh đồng thời là nhà tư sản về làm vua nước Anh. Vua đứng đầu nhà nước mà không
có quyền duy trì hay huỷ bỏ luật pháp, đặt thuế hoặc thu thuế nếu không có sự đồng ý của nghị viện.
Quyền hạn của vua bị thu hẹp. Quyền điều hành đất nước, quyết định những
vấn đề quan trọng nằm trong tay Nghị viện, do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh
đạo. Chế độ quân chủ lập hiến ở Anh ra đời.
=>Cách mạng tư sản Anh kết thúc thắng lợi.
Câu 10. Trình bày diễn biến của Cách mạng tư sản Mỹ (1773-1783).
Nguyên nhân bùng nổ: Kinh tế:
- Kinh tế tư bản thuộc địa vẫn ra đời và phát triển ngày càng lớn mạnh Chính trị:
- Năm 1752, Anh lập ra 13 bang thuộc địa ở Bắc Mỹ, cai trị trực tiếp các bang
thông qua bộ máy cai trị.
- Áp dụng luật pháp Anh, cai trị hà khắc, bắt nhân dân cống nạp nhiều sản vật.
- Chính phủ Anh tìm cách ngăn chặn sự phát triển công thương nghiệp ở Bắc
Mỹ, muốn các thuộc địa chỉ là nơi tiêu thụ hàng hóa và cung cấp nguyên liệu cho chính quốc.
- Cấm phát hành tiền tệ, cấm phát triển công thương nghiệp ở thuộc địa, cấm
Bắc Mỹ buôn bán giao thương với các nước khác.
=> Cộng đồng dân tộc Mỹ dần hình thành, họ muốn thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh.
Sơ lược diễn biến
Cách mạng Mỹ trải qua hai giai đoạn:
* Giai đoạn 1: 1773 - 1777
- 12/1773, người Mỹ xuống tàu và ném chè của người Anh xuống biển. Thực
dân Anh cho quân đàn áp thành phố Bôxtơn,…
- Hội nghị lục địa lần thứ nhất phát động khởi nghĩa chống lại thực dân Anh.
- Hội nghị lục địa lần thứ hai thành lập quân đội và Ủy ban kháng chiến, cử
Oasinh tơn làm Tổng chỉ huy.
- 4/7/1776, Hội nghị lục địa thông qua Tuyên ngôn độc lập của các bang và ra
đời Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. 6 ngày sau đó, Hội nghị thông qua bản điều khoản của
liên bang, nêu lên tính tự trị của các bang.
* Giai đoạn 2: 1777 - 1783
- 17/10/1777, quân đội Oasinhtơn đánh thắng quân Anh ở Sa-ra-tô-ga.
- Lực lượng cách mạng có sự ủng hộ của Pháp, Tây Ban Nha…Cách mạng
chuyển sang thế phản công và giành nhiều thắng lợi.
- 10/1781, Anh buộc phải ký hiệp định đình chiến với lực lượng cách mạng.
- 3/91783, Hiệp ước Véc-sai được ký kết, Anh buộc phải công nhận nền độc lập
của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
- Nước Mỹ ra đời là nhà nước Cộng hòa tư sản.
Câu 11. Trình bày diễn biến của Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794).
Cách mạng Pháp trải qua ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: (14/7/1789 => 10/8/1792) thời kỳ cầm quyền của phái đại tư sản
Do những bất đồng trong bỏ phiếu, 17/6/1789, các đại biểu đẳng cấp thứ ba
thành lập Hội đồng dân tộc.
14/7/1789, quần chúng nhân dân lao động và tư sản cách mạng đã nổi dây,
chiếm được hầu hết cơ quan và các vị trí quan trọng
26/8/1789, thông qua bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, khẳng định
quyền tự do của con người và chủ quyền của nhân dân, bãi bỏ chế độ cũ
21/6/1791, vua Lui bị bắt khi đang trốn khỏi Pari đến 2 ngày sau, nhà vua buộc
phải lập chính phủ mới gồm nhiều bộ trưởng phái Girôngđanh .
20/4/1792, Pháp tuyên chiến với Áo và phải rút lui. Nhà vua khước từ việc
thành lập đội quân tình nguyện, quần chúng nổi dậy. Hội nghị các uỷ viên nắm lấy chính quyền.
Giai đoạn 2: Nền thống trị của tư sản cộng hoà Girôngđanh (10/8/1792 – 2/6/1793)
+ 10/8/1792, chế độ quân chủ lập hiến sụp đổ. Chính phủ mới được thành lập.
+ 1792, Hiệp hội dân tộc khai mạc và tuyên bố bãi bỏ chính quyền nhà vua,
thiết lập nền Cộng hoà. 21/1/1793, vua Luy bị xử tử, thể hiện sự kiên quyết đoạn
tuyệt với chế độ phong kiến của tư sản Pháp.
1793, liên minh các nước Anh, Áo, Tây Ban Nha, Phổ, Hà Lan chống lại nước
Pháp cách mạng. Phái Girôngđanh đầu hàng quân địch ở nhiều nơi. 2/6/1793, chính
quyền Girông đanh sụp đổ, chuyển sang tay phái Giacôbanh.
Giai đoạn 3: 2/6/1793 -> 27/7/1794: thời kỳ cầm quyền của phái tư sản nhỏ
(Gia-cô-banh): phái dân chủ, cách mạng nhất trong cách mạng tư sản Pháp.
2/6/1793, phái tả Giacôbanh lên nắm quyền, thành lập chính quyền chuyên
chính dân chủ cách mạng.
Bản Hiến pháp mới 24/6 /1793 được công bố, nhiều điểm tiến bộ so với hiến pháp cũ.
23/8/1793, Hiệp hội dân tộc thông qua sắc lệnh tổng động viên toàn quốc. Cả
nước Pháp sục sôi tinh thần ái quốc. Hai chiến thắng lớn vào 9 và 10/1793 ở miền
Đông Bắc của quân dân Pháp làm thay đổi cục diện chiến tranh. Liên quân Áo, Phổ,
Anh... phải rút quân ra khỏi nước Pháp.
Đông xuân 1793 - 1794, quân Pháp chuyển sang thế chủ động, quân thù bị quét
sạch khỏi lãnh thổ nước Pháp. Sau đó, phái Giacôbanh tiếp tục thực hiện xoá bỏ các
tàn dư chế độ phong kiến.
Trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản, nội bộ Giacôbanh bị phân hoá.
27/7/1794, bọn phản cách mạng đã tuyên bố đặt những lực lượng chủ chốt của
phái ra ngoài vòng pháp luật, họ bị bắt và bị giết hại ngay sau đó.
Nền chuyên chính Giacôbanh tan rã hoàn toàn, cách mạng Pháp kết thúc.
Câu 12. Trình bày diễn biến của Cách mạng tư sản Nhật Bản (1868).
* Nguyên nhân bùng nổ:
- Kinh tế: Thế kỷ XVIII, kinh tế hàng hóa phát triển mạnh. Ra đời các công
trường thủ công. Nông nghiệp cũng kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa
- Chính trị: Nhật Bản tồn tại song song hai chính quyền: Chính quyền Thiên
hoàng và chính quyền Mạc phủ. Thiên hoàng tồn tại trên danh nghĩa. Từ thế kỷ
XVIII, sự xâm nhập của thực dân phương Tây ngày càng tăng. Chính quyền Mạc phủ
ký hàng loạt các Hiệp ước bất bình đẳng với Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan…ảnh hưởng đến
đời sống nhân dân Nhật; gây bất bình trong nhân dân… Dưới áp lực của quần chúng
nhân dân, Thiên hoàng phải tuyên chiến với Xôgun.
* Sơ lược diễn biến
- 1866, Nhật mất mùa, đói kém. Phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển.
- Hai công quốc Satsuma và Choschu chống lại Xôgun
- Tháng 6-1866, Xôgun chinh phạt Choschu bị thất bại
- Ngày 9-11-1867, trước áp lực của các công quốc và Thiên hoàng, Xôgun
Keiki buộc phải trao trả lại chính quyền cho Thiên hoàng Mutsuhitô
- 6/4/1868, Thiên hoàng Mutsuhitô tiến hành cải cách đất nước, đưa nước Nhật
phát triển theo con đường TBCN.
NỘI DUNG CẢI CÁCH MINH TRỊ:
Xóa bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, xóa bỏ các phiên quốc, thống nhất quyền
lực, bãi bỏ chế độ đẳng cấp, xóa bỏ hàng rào thuế quan trong nước, bình đẳng công
dân, tự do đi lại và buôn bán, thống nhất tiền tệ, sử dụng tòa án, pháp luật kiểu tư
sản, cải cách giáo dục, khuyến khích du học, cải cách ruộng đất, thực hiện chính sách
đối ngoại rộng mở, cho phép các nước vào làm ăn bình đẳng ở Nhật.
Câu 13. Tóm tắt diễn biến của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914- 1918).
Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra từ (1914 – 1918), chia làm hai giai đoạn
lớn, với sự giao chiến giữa phe Liên Minh (Đức – Áo – Hung) và phe hiệp ước (Anh - Pháp – Nga).
Giai đoạn thứ nhất: 28/7/1914 – 1916
- 28/7/1914, Áo Hung tuyên chiến với Xécbi
- 1/8/1914, Đức tuyên chiến với Nga
- 3/8/1914, Đức tuyên chuyến với Pháp
- 4/8/1914, Anh buộc phải tuyên chiến với Đức
=> Cuộc chiến bùng nổ
+ Đêm 3/8, Đức tấn công Bỉ rồi đánh sang Pháp, chặn con đường tiếp tế trên
biển ko cho quân Anh tiếp viện. Pari bị uy hiếp, quân Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt.
+ Giữa lúc đó tại phía đông, Nga tấn công đông Phổ nhằm giải vây cho Pháp,
buộc Đức phải điều quân sang phía tây. 9/1914; Pháp phản công và giành được thắng
lợi trên sông Mác nơ. => Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Đức thất bại.
+ 1915, Phe Liên minh có ý định đè bẹp Nga. Hai bên cầm cự bên bờ sông
Riga đến cuối năm. Cả hai bên đều đưa ra nhiều phương tiện chiến tranh mới, hiện đại
+ 1916, Đức chuyển mục tiêu sang mặt trận phía tây, mở chiến dịch Véc đoong,
tiêu diệt quân chủ lực Pháp. Chiến sự quyết liệt trong 2 tháng, quân Đức vẫn không hạ nổi thành.
+ 1916, ko bên nào chiếm ưu thế, vẫn trong thế cầm cự. Từ cuối 1916, phe
Liên minh chuyển từ thế chủ động sang phòng ngự cả hai mặt trận.
Giai đoạn thứ hai (1917 – 11/ 11/918) với ưu thế chuyển sang phe Hiệp ước.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và sự phát triển của phong trào cách
mạng ở trong nưóc đã buộc các nước đế quốc phải nhanh chóng chấm dứt chiến tranh
để có thể đối phó với cách mạng.
Viện cớ tàu ngầm Đức vi phạm quyền tự do thương mại trên biển, tấn công tàu
của phe Hiệp ước, 2/4/1917, Mỹ tuyên chiến với Đức.
+ Phe Hiệp ước nhiều lần thực hiện những cuộc phản công, cố phá vỡ phòng
tuyến của Đức nhưng bất thành.
+ 11/1917, dưới sự lãnh đạo của Lênin và Đảng Bôn sê vích, ndan Nga đã đứng
lên làm cuộc CMXHCN (CMT10 Nga), Nhà nước Xô viết phải kí hiệp ước riêng với
Đức (3/3/1918). Nga rút khỏi CTTG I.
+ 1918, Đức mở 4 cuộc tấn công với quy mô lớn trên mặt trận Pháp. Đến tháng
7, quân Mỹ đổ bộ vàp châu Âu cùng nhiều vũ khí, đạn dược.
+ Từ cuối 9/1918, Đức liên tiếp thất bại và phải bỏ chạy trên lãnh thổ Pháp và
Bỉ. Các nước đồng minh của Đức như Thổ Nhĩ kì, Bungari, Áo – Hung cũng liên tiếp đầu hàng.
Trước nguy cơ thất bại đang đến gần, Chính phủ mới thành lập của Đức đề
nghị thương lượng với Mỹ nhưng ko được chấp thuận
+ 9/11/1918, cách mạng bùng nổ ở Đức, và 2 ngày sau đó, Đức phải kí hiệp
định đầu hàng không điều kiện.
=> Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của phe Liên Minh (Đức – Áo – Hung).
Câu 14. Tóm tắt diễn biến của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917. Nguyên nhân:
Chính phủ lâm thời tư sản không thực hiện những lời hứa: hòa bình cho nhân
dân, ruộng đất cho nông dân, việc làm cho nông dân.
Thực hiện những chính sách phản động, tiến hành chiến tranh thế giới đến cùng
Chủ trương của Đảng Boonssevich:
- 3/4/1917: Lênin từ Thụy sĩ về nước
- 4/4/1917, Lênin đọc bài phát biểu quan trọng “Nhiệm vụ của giai cấp vô sản
trong cuộc cách mạng hiện nay” (Luận cương tháng Tư)
Chuyển từ cách mạng DCTS sang cách mạng XHCN, lật đổ chính phủ tư sản
+ Đấu tranh bằng phương pháp hòa bình.
+ Phải sẵn sàng chuyển sang khởi nghĩa vũ trang khi hoàn cảnh thay đổi c. Diễn biến
* Giai đoạn 1: tháng 4 -7/1917, giành chính quyền bằng phương pháp hòa hình
* Giai đoạn 2: Tháng 7 - 10/1917, giành chính quyền bằng khởi nghĩa vũ trang
- 10-10 (23/10 dương lịch), Hội nghị Trung ương Đảng Bônsêvích họp, quyết
định khởi nghĩa vũ trang vào ngày 25/10 (7/11 dương lịch).
- Kế hoạch bị bại lộ, kẻ thù chuẩn bị đàn áp
- Lênin quyết định khởi nghĩa ngay ngày 24/10/1917
- Chỉ trong đêm 24/10/1917, hầu như không bị tổn thất, lực lượng cách mạng
đã chiếm được thành phố Petorograt và bao vây Cung điện Mùa Đông.
- Tối 25/10 cuộc tấn công Cung điện Mùa Đông bắt đầu.
- 2h sáng ngày 26/10 thì kết thúc. Hầu hết chính phủ tư sản lâm thời bị bắt.
- Đầu 1918, cách mạng giành thắng lợi trong cả nước Nga rộng lớn.
Câu 15. Tóm tắt diễn biến cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng ở châu Âu (từ tháng
09/1939 đến tháng 06/1941)
- Rạng sáng 1-9-1939, Đức tấn công Ba Lan.
- Anh, Pháp buộc phải tuyên chiến với Đức.
=> Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
- Từ tháng 4->6/1940, Đức đánh chiếm hầu hết các nước Tây Âu: Nauy, Đan
Mạch, Bỉ, Hà Lan,Lucxămbua.
- 22/6/1940, Pháp đầu hàng Đức
- 7/1940, Đức thực hiện kế hoạch nghi binh tấn công Anh nhưng chuẩn bị để tấn công Liên Xô
- 8/1940, Đức tấn công Anh
- 27/9/1940, Đức, Italia và Nhật Bản kí Hiệp ước Tam cường nhằm giúp đỡ
nhau và công khai phân chia thế giới.
- 10-1940 đầu 1941, Đức chuyển tấn công sang hướng Đông và hoàn thành
xâm lược các nước Đông và Nam Âu.
- Hè năm 1941, phe phát xít đã thống trị phần lớn châu Âu.
- Đức đã chuẩn bị xong mọi điều kiện cần thiết để tấn công Liên Xô.
* Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ 22- 6-1941 19-1 1-1942)
- Phát xít Đức tấn công Liên Xô
- Rạng sáng 22-6-1941, Liên Xô bị tấn công.
- 12/1941, Hồng quân Liên Xô đã đẩy lùi quân Đức khỏi Matxcơva.
- Hè năm 1942, Đức chuyển hướng tấn công xuống phía Nam.
- Sau 2 tháng chiến đấu, Đức vẫn không chiếm được thành phố này.
- Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ - Nhâ “ t xâm lược Trung Quốc
- 9-1940, Nhật nhảy vào Đông Dương
-7/12/1941, Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu cảng – căn cứ hải quân chủ yếu
của Mỹ ở Thái Bình Dương.
- Sau thắng lợi ở Trân Châu Cảng, Nhật Bản chiếm toàn bộ Đông Nam Á, một
phần Đông Á và Thái Bình Dương.
*Mỹ chính thức tham chiến (8/12/1941)
- Mặt trận Bắc Phi: thời gian đầu, Đức và Ý thắng thế
- 10/1942, Anh bất thình lình tấn công Ai Cập (bị phát xít chiếm đóng), thu
được thắng lợi to lớn, mở đầu cho cuộc phản công của phe Đồng minh ở Bắc Phi.
- 2/2/1943, đạo quân Đức tinh nhuệ hoàn toàn bị tiêu diệt. Từ đây, Liên Xô và
Đồng minh chuyển sang giai đoạn tấn công đồng loạt trên các mặt trận.
- 5/7 - 23/8/1943, Hồng quân Liên Xô đã bẻ gãy cuộc phản công đánh tan quân
Đức. Khoảng 2/3 lãnh thổ Liên Xô được giải phóng.
- Quân Anh (từ phía Đông) và quân Mỹ (từ phía Tây) phối hợp phản công, đổ
bộ lên Bắc Phi ( 8/11/1942).
- 12/5/1943, chiến sự ở Bắc Phi kết thúc => Liên quân Mỹ – Anh đã quét sạch
liên quân Đức – Ý ra khỏi lục địa châu Phi.
- 16/4/1945, Hồng quân Liên Xô bắt đầu tiến công vào Béc-lin, sào huyệt cuối
cùng của phát xít Hítle.
- 9/5/1945, phát xít Đức đầu hàng không điều kiện.
- Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hirôsima (6-8-1945) và Nagaxaki (9-8-
1945). 14-8-1945, Nhật đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc.
Câu 16. Tóm tắt tình hình chính trị, xã hội của Mỹ (1945-1973).
* Tình hình chính trị, xã hội
- Chế độ chính trị của Mỹ là chế độ tổng thống. Tổng thống Mỹ có quyền hành
rất lớn, nắm cả bộ máy hành pháp và quân sự (kiêm cả Tổng tư lệnh quân đội).
- Mỹ là nước điển hình của chế độ tam quyền phân lập: quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Về chính sách đối nội: từ 1945 đến 1973, chính sách đối nội cơ bản của các
tổng thống Mỹ đều là chính sách chống đối công nhân và các lực lượng dân chủ tiến bộ Mỹ.
- Ban hành luật hạn chế hoạt động của công đoàn, chống những người cộng
sản, duy trì chính sách phân biệt chủng tộc với người da màu. Mâu thuẫn trong lòng
xã hội Mỹ trở nên gay gắt.
- Phong trào chống chiến tranh ở Việt Nam…
Về chính sách đối ngoại:
- Mỹ luôn theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới. Mỗi đời tổng thống Mỹ đều đưa ra
những học thuyết, đường lối nhằm thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ: → Mục tiêu:
+ Ngăn chặn, đẩy lùi rồi tiến tới tiêu diệt hệ thống các nước XHCN
+ Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào hòa
bình dân chủ và tiến bộ trên thế giới.
+ Khống chế, điều khiển các nước đồng minh của Mỹ.
Câu 17. Tóm tắt tình hình chính trị, xã hội của Nhật Bản (1945-1973). *Chính trị
Trong giai đoạn này, Nhật Bản đã thực hiện cải cách về mặt dân chủ
- 3/11/1946, Nhật công bố Hiến pháp mới: Quốc hội là cơ quan quyền lực tối
cao, nội các chịu trách nhiệm trước Quốc hội, thiên hoàng chỉ là người đứng đầu nhà
nước và có tính chất tượng trưng.
Cũng trong năm 1946, bản Hiến pháp mới được ban hành với nhiều nội dung tiến bộ
+ Thực hiện cải cách ruộng đất
+ Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt
+ Giải giáp các lực lượng vũ trang
+ Giải tán những công ty độc quyền lớn
+ Ban hành các quyền tự do dân chủ...
=> Ý nghĩa: Thổi một luồng gió mới cho nhân dân dân, nhân dân được đáp ứng
nhiều quyền lợi thiết yếu. Điều này là một trong những nhân tố quan trọng làm nên sự
phát triển của Nhật Bản sau này.
- Ở Nhật có đến 5 Đảng chính trị lớn có đại biểu tham gia Quốc hội: Đảng dân
chủ tự do, Đảng dân chủ xã hội, Đảng Komeito, Đảng Cộng sản Nhật Bản, Đảng Xã hội chủ nghĩa dân chủ.
=> Nền chính trị của Nhật Bản luôn trong tình trạng không ổn định.
* Xã hội: Đời sống nhân dân ổn định, có nhiều sự thay đổi theo chiều hướng
tích cực với nhều chính sách tiến bộ.
- Chính sách dân chủ hóa lao động cũng được áp dụn, điều chỉnh qh lao động.
Câu 18. Tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của Liên minh châu Âu (EU) từ năm 1992 đến nay
Trong giai đoạn này, Nhật Bản đã thực hiện cải cách về mặt dân chủ
- 3/11/1946, Nhật công bố Hiến pháp mới: Quốc hội là cơ quan quyền lực tối
cao, nội các chịu trách nhiệm trước Quốc hội, thiên hoàng chỉ là người đứng đầu nhà
nước và có tính chất tượng trưng.
Cũng trong 1946, bản Hiến pháp mới được ban hành với nhiều nội dung tiến bộ
+ Thực hiện cải cách ruộng đất
+ Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt
+ Giải giáp các lực lượng vũ trang
+ Giải tán những công ty độc quyền lớn
+ Ban hành các quyền tự do dân chủ...
=> Ý nghĩa: Thổi một luồng gió mới cho nhân dân dân, nhân dân được đáp ứng
nhiều quyền lợi thiết yếu. Điều này là một trong những nhân tố quan trọng làm nên sự
phát triển của Nhật Bản sau này.
- Ở Nhật có đến 5 Đảng chính trị lớn có đại biểu tham gia Quốc hội: Đảng dân
chủ tự do, Đảng dân chủ xã hội, Đảng Komeito, Đảng Cộng sản Nhật Bản, Đảng Xã hội chủ nghĩa dân chủ.
=> Nền chính trị của Nhật Bản luôn trong tình trạng không ổn định.
* Xã hội: Đời sống nhân dân ổn định, có nhiều sự thay đổi theo chiều hướng
tích cực với nhều chính sách tiến bộ.
- Chính sách dân chủ hóa lao động cũng được áp dụng, điều chỉnh qhe lđộng.
Câu 19. Tóm tắt các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại (từ năm 1945 đến nay).
- Tháng 3/1957, sáu nước Tây Âu thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu EEC
(Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua). Năm 1973, thêm Anh, Ailen, Đan
Mạch; năm 1981 thêm Hy Lạp; năm 1986 thêm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
- Ngày 9 và 10/12/1991, Hội nghị thưởng đỉnh của 12 nước đã được tiến hành
ở Maastrich(Hà Lan) đã thông qua hiệp ước về viêc thông nhất Châu Âu.
- Tháng 2/1992: Hiệp ước Maxtrich (Hà Lan) được ký kết, khẳng định một tiến
trình hình thành một Liên bang thống nhất vào năm 2000 với đồng tiền chung ECU
(1995, đổi thành EURO), ngân hàng chung, chính sách ngoại giao và an ninh chung…
=> Hiệp ước này đánh dấu bước quan trọng của EU trong xu thế nhất thể hóa
về kinh tế, chính trị để đi tới xây dựng một châu Âu thống nhất không biên giới.
- 1/1/1993, EEC trở thành Liên minh châu Âu (EU), chính thức trở thành thị trường duy nhất.
- 1995, kết nạp thêm 3 thành viên mới là Áo, Phần Lan, Thụy Điển.
- 01/05/2004, kết nạp thêm 10 nước thành viên Đông Âu: Ba Lan, Hunggari,
Cộng hòa Séc và Slôvakia, Slôvênia, Lítva, Látvia, Estônia, Síp, Manta.
- 2007, thêm Bungari, Rumani, 2013 thêm Croatia. Tống số là 28 nước
Liên minh châu Âu là thể chế chính trị ngày càng có vai trò quan trọng trên thế
giới và thực sự đã trở thành một trọng tâm quyền lực chi phối đời sống kinh tế - chính
trị thế giới. Hiện nay, đã có nhiều nước đặt quan hệ ngoại giao với Liên minh châu
Âu. Liên minh châu Âu sẽ tham gia ngày càng nhiều và có hiệu quả vào các quá trình
hợp tác và an ninh quốc tế.
Ngày 22-10-1990, Cộng đồng châu Âu thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt
Nam ở cấp đại sứ và ngày 17-7-1995, Hiệp định khung Việt Nam – EU được ký kết.
Câu 20. Tóm tắt các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội (từ năm 1917 đến nay). Liên Xô
CNXH hiện thực ra đời sau thắng lợi của cuộc Cách mạng XHCN Tháng
Mười Nga (1917). Trong điều kiện cực kỳ khó khăn và phức tạp: nền kinh tế lạc hậu
lại bị tàn phá nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ I; nội chiến và chiến tranh can
thiệp của 14 nước đế quốc; sự bao vây, cấm vận về kinh tế...
1918 => đầu 1921, Đảng Cộng sản Nga đứng đầu là V.I.Lênin đã thực hiện
Chính sách cộng sản thời chiến, tiến hành quốc hữu hóa tài sản.
3/1921, Đại hội X Đảng Cộng sản Nga đã thông qua Chính sách kinh tế mới.
- 1939 – 1945 diễn ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ II, nền kinh tế và người
dân Liên Xô phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do cuộc chiến để lại. Con đường
xây dựng Chủ nghĩa xã hội gặp phải vô vàn khó khăn,
Ngay sau chiến tranh, Mĩ và các nước đế quốc khác đã ra sức chạy đua vũ trang
tiến hành cuộc “chiến tranh lạnh” chống Liên Xô và các nước XHCN, phong trào giải phóng dân tộc.
Trong hoàn cảnh đó, nhân dân Liên Xô tiến hành công cuộc hàn gắn các vết
thương chiến tranh, xây dựng lại đất nước, tiến hành Kế hoạch 5 năm lần thứ 4.
Sau khi khôi phục kinh tế, Liên Xô bắt tay thực hiện các kế hoạch dài hạn
phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng cơ sở vật chất của CNXH.
Đại hội XXII của Đảng họp 10-1961 thông qua cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa
cộng sản, cho rằng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã thắng lợi hoàn toàn và chắc chắn,
đất nước đang bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
Bên cạnh những thành tựu và tiến bộ, các nhà lãnh đạo Liên Xô vẫn tiếp tục
mắc những sai lầm thiếu sót trong đường lối xây dựng CNXH ở Liên Xô như chủ
quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn,...
Với tư cách là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên, lớn mạnh nhất, Liên Xô đã trở
thành thành trì của hòa bình thế giới và chỗ dựa vững chắc, tin cậy nhất của phong