Tìm hiểu về điều kiện hình thành, bối cảnh xã hội, sự phát triển và suy tàn, thành tựu của nền văn minh la mã cổ đại | Báo cáo lịch sử văn minh thế giới

Tại sao chúng ta phải tìm hiểu văn minh La Mã cổ đại? Câu trả lời rất đơn giản:  việc tìm hiểu văn minh La Mã cổ đại trên cơ sở khoa học giúp chúng ta có thể xây  dựng thế giới quan nhân văn, đồng thời biết trân trọng, giữ gìn những giá trị vật  chất và tinh thần của nhân loại và rút ra bài học, đường lối đúng đắn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
26 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tìm hiểu về điều kiện hình thành, bối cảnh xã hội, sự phát triển và suy tàn, thành tựu của nền văn minh la mã cổ đại | Báo cáo lịch sử văn minh thế giới

Tại sao chúng ta phải tìm hiểu văn minh La Mã cổ đại? Câu trả lời rất đơn giản:  việc tìm hiểu văn minh La Mã cổ đại trên cơ sở khoa học giúp chúng ta có thể xây  dựng thế giới quan nhân văn, đồng thời biết trân trọng, giữ gìn những giá trị vật  chất và tinh thần của nhân loại và rút ra bài học, đường lối đúng đắn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

13 7 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
BÁO CÁO
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
CHỦ ĐỀ : TÌM HIỂU VỀ ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH, BỐI CẢNH
XÃ HỘI, SỰ PHÁT TRIỂN VÀ SUY TÀN, THÀNH TỰU CỦA NỀN
VĂN MINH LA MÃ CỔ ĐẠI
Giảng viên hướng dẫn:
GS.TS Nguyễn Thái Yên Hương
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Huyền Trang – CATBD51A40147
Lê Thị Quỳnh Anh – CATBD51A40119
Khúc Trí Anh – CATBD51A60079
Nguyễn Trang Anh – CATBD51A60081
Nông Quỳnh Anh – CATBD51C60077
Lớp LSVMTG-CATBD51.12_LT
Hà Nội - 2024
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................1
A/ CƠ SỞ HÌNH THÀNH..................................................2
1. Địa lý.....................................................................2
2. Dân cư...................................................................3
3. Điều kiện kinh tế....................................................3
4. Điều kiện xã hội.....................................................3
B/ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SUY TÀN CỦA NỀN VĂN
MINH LA MÃ CỔ ĐẠI......................................................5
1. Quá trình phát triển theo giai đoạn lịch sử..............5
1.1. Thời kì vương chính (753 TCN – 509 TCN)......................5
1.2. Thời kì cộng hòa (509 TCN – 30 TCN).............................6
2. Nguyên nhân sụp đổ của một đế chế lớn mạnh........8
2.1. Những thay đổi thời kì quân chủ (30 TCN – 476)............9
2.2. Mâu thuẫn tôn giáo........................................................9
2.3. Chia thành Đông La Mã và Tây La Mã..........................10
2.4. Sự suy yếu của quân đội và chính quyền.....................11
2.5. Thời tiết và dịch bệnh..................................................11
C/ THÀNH TỰU CỦA NỀN VĂN MINH LA MÃ CỔ ĐẠI........13
1. Chữ viết...............................................................13
2. Văn học...............................................................13
3. Sử học.................................................................15
4. Nghệ thuật...........................................................16
5. Khoa học tự nhiên................................................17
6. Triết học..............................................................17
7. Luật pháp............................................................18
8. Sự ra đời và phát triển của đạo Cơ Đốc (Kitô).........19
KẾT LUẬN...................................................................21
PHỤ LỤC....................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................23
LỜI NÓI ĐẦU
Tại sao chúng ta phải tìm hiểu văn minh La Mã cổ đại? Câu trả lời rất đơn
giản: việc tìm hiểu văn minh La Mã cổ đại trên cơ sở khoa học giúp chúng ta có
thể xây dựng thế giới quan nhân văn, đồng thời biết trân trọng, giữ gìn những
giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại và rút ra bài học, đường lối đúng đắn.
Chính vì những lí do nêu trên, chúng em nhận thấy việc nghiên cứu và tìm
hiểu văn minh La Mã cổ đại là hoàn toàn cần thiết, từ đó bài tiểu luận này ra đời.
Tiểu luận “Văn minh La Mã cổ đại” bao gồm bốn phần và được biên soạn
theo phân công sau đây:
Nguyễn Trang Anh: mục A
Nông Quỳnh Anh: mục B và mục C
Khúc Trí Anh, Lê Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Thị Huyền Trang: mục D
Bài tiểu luận không thể tránh khỏi những sai sót, chúng em mong muốn
nhận được những nhận xét và góp ý của cô để có thể hoàn thiện tiểu luận đầy đủ
và chỉn chu nhất.
TẬP THỂ CHÚNG EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
1
A/ CƠ SỞ HÌNH THÀNH
1. Địa lý
Thành bang La cổ đại
được khởi phát bán đảo
Italia (Ý) - một bán đảo dài
hẹp vươn ra Địa Trung Hải
rộng lớn. Phía Bắcdãy Alps
ngăn cách với châu Âu; phía
Đông, Nam, Tây biển cả
các đảo, quần đảo, trong đó
phía Nam đảo Sicilia, phía
Tây đảo Corse
Sardegna
1
. Vị trí địa của La
đã phần nào nói lên được
điều kiện tự nhiên phân hóa đa
dạng, với địa nh cả núi,
cao nguyên đồng bằng
nhưng không bị chia cắt mạnh
như bán đảo Hy Lạp. Nơi
nhiều núi cao nguyên thích
hợp trồng các loại cây lâu
năm.
Các đồng bằng, tiêu biểu đồng bằng sông Po đồng bằng Tiber đất
đai tương đối phì nhiêu, màu mỡ, rất thích hợp để sinh sống sản xuất. Ngoài
ra, những đồng cỏ của lãnh thổ này cũng trthành một lợi thế, đặc biệt đối
với ngành chăn nuôi.
1
Vũ Dương Ninh, 2000, , NXB Giáo dục Việt Nam, tr.208Lịch sử văn minh thế giới
2
Khoáng sản nơi đây phong phú, nhiều loại, trữ lượng tương đối đáng kể.
Có thể kể đến đồng, chì, sắt…
2. Dân cư
Những điều kiện thuận lợi nêu trên đã đóng góp vào việc hình thành một
La Mã với thành phần cư dân tương đối đa dạng.
dân của vùng này chủ yếu người Italotes (Ý), đây cũng thành
phần xuất hiện sớm nhất. Trong đó, một bộ phận người Ý vùng Latium được
gọi người Latin, về sau, một nhóm người Latin đã dựng nên thành La Mã, từ
đó họ được gọi người La Mã . Bên cạnh đó còn có các nhóm người khác như
2
người Gaulois, người Etrusca, người Hy Lạp và một số nhóm khác.
3. Điều kiện kinh tế
Điu kiện tnhn La Mã cổ đại đã đem đến nhiều thuận lợi cho xã hội i y.
Trước hết, về kinh tế, lúc bấy giờ nông nghiệp (bao gồm trồng trọt, chăn
nuôi) thương nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất. Trong nông nghiệp, các
công cụ chủ yếu được làm bằng sắt, nhiều loại cây ăn quả cây công nghiệp
được trồng ở nhiều khu vực, đồng thời chú trọng chăn nuôi gia súc.
Kinh tế điền trang nhanh chóng ra đời và phát triển.
3
Khng sản tạo điều kin cho thủ công nghiệp trở thành một lĩnh vực có vị trí
không thể thay thế. Người La Mã dựa vào kim loi, đá, khoáng vật để đóng thuyền,
đóngu, luyện kim, để rồi từ những hoạt động thủ công nghiệp này, họ tạo ra nhiều
việc làm và thúc đẩy các ngành khác phát triển. Họ cần nhiu nhân công hơn, nhu
cầu buôn bán hoặc trao đổi caon, điều đó khiến cho quan hệ thương mại của La
được mrộng, đặc biệt với các ng ven Địa Trung Hải.
4. Điều kiện xã hội
2
Vũ Dương Ninh, 2000, , NXB Giáo dục Việt Nam, tr.208Lịch sử văn minh thế giới
3
Điền trang là loại hình ruộng đất khẩn hoang. Đối tượng được lập điền trang là các quý tộc, vương hầu, công
chúa, phò mã, phi tần. (Nguyễn Thị Phương Chi, 2009, , tạp Vì sao điền trang thời Lê sơ ít có cơ hội phát triển
chí , tr.30)Nghiên cứu lịch sử
3
Về giai cấp, hội La cổ đại nhìn chung hai giai cấp bản, đó
nô lệ và chủ nô, ngoài ra còn có nông dân, thương nhân, thợ thủ công.
Về sự hình thành nhà nước các thể chế chính trị, khoảng thế kỉ VIII
TCN, thành bang La được thành lập. Do không bị chia cắt mạnh về mặt địa
lý như bán đảo Hy Lạp nên La Mã có một sự thuận lợi để thống nhất về lãnh thổ
và chính trị. Thời kì vương chính quản lý chế độ thị tộc của La Mã trong thời
này bao gồm 3 cơ quan: Viện Nguyên Lão, Đại hội nhân dân (Curie), vua. Thời
cộng hòa (Thế kỉ VI TCN - thế kỉ I): Hội đồng Centuri, Viện Nguyên Lão,
quan chấp chính, hội đồng Plebs.
4
B/ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ SUY TÀN CỦA NỀN VĂN MINH LA
MÃ CỔ ĐẠI
1. Quá trình phát triển theo giai đoạn lịch sử
Từ luật pháp cho tới chính trị, kiến trúc khí; từ văn học, nghệ thuật
hay thậm chínhững ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Những di
sản của đế quốc La vẫn còn hiện hữu tới tận ngày hôm nay. thời kỳ đỉnh
cao, đế quốc này đạt diện tích ước tính lên đến 4,4 triệu km , trải dài từ châu Âu,
2
châu Á cho tới châu Phi. Nếu tồn tại ở thế kỷ XXI đế quốc La Mã sẽ bao trọn 55
quốc gia khác nhau với Anhcực Bắc, Ai Cậpcực Nam, kéo dài từ Tây Ban
Nha tới tận vùng Trung Đông. Đế quốc La được coi một trong những đế
chế đại nhất kéo dài nhất trong lịch sử thế giới. Vậy tại sao lại sụp đổ?
Phải chăng La đã chạm trán kẻ xâm lăng hùng mạnh không thể cản bước?
Liệu tất cả bắt nguồn từ mâu thuẫn nội bộ hay đơn giản là quá khổng lồ để ai đó
có thể kiểm soát và trị nó. Để tìm ra sự thật với cách La Mã sụp đổ, chúng ta
cần phải hiểu được tại sao nó trở thành một đế chế vĩ đại.
1.1. Thời kì vương chính (753 TCN – 509 TCN)
Trước khi cộng hòa La đế chế La trở nên nổi tiếng một giai
đoạn theo hệ thống quân chủ được gọi là “Thời kì vương chính”. Thần thoại cho
rằng tất cả bắt nguồn từ một ngôi làng nhỏ (vùng đất bảy ngọn đồi) trung
tâm Italy vào năm 753 TCN, nhiều giả thuyết liên quan đến sự ra đời của
thành phố Roma. Phổ biến nhất là việc Romolus sát hại người em trai song sinh
Remus và lập nên thành phố mới bên bờ sông Tiber vào khoảng năm 753 TCN.
Không thể khẳng định chắc chắn về những gì đã xảy ra vì chẳng có ghi chép nào
còn sót lại với sự kiện này. Nhưng một điều ta thể khẳng định đó
thành phố Roma đã được thiên nhiên ưu ái. tọa lạc hạ lưu sông Tiber gần
nơi cửa sông đổ ra biển Địa Trung Hải, đất đai màu mỡ thích hợp cho việc trồng
trọt chăn nuôi cùng với nhiều khoáng sản cũng giúp cho nền công nghiệp
phát triển quan trọng hơn, nằm vị trí trung tâm Địa Trung Hải cùng
5
thuận lợi cho giao thương, buôn bán. Thời kì vương chính (trong hai thế kỷ V và
IV TCN), công cụ sản xuất bằng sắt trở nên thông dụng, các công trình thủy lợi
đơn giản được xây dựng. Phân bón được dùng đã khiến nền kinh tế nông nghiệp
ở La Mã có bước phát triển. Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng có tiến bộ.
Song kinh tế tự nhiên vẫn chiếm ưu thế. Những điều kiện đó đã góp phần khiến
La nhanh chóng trở nên giàu mạnh qua bảy đời vua tới mức người ta nghĩ
rằng họ chẳng cần đến vua nữa. Buổi đầu nơi quần của ba bộ lạc người
Latin (mỗi bộ lạc bao gồm 100 thị tộc), những thành viên của 300 thị tộc này
đều có quyền bình đẳng về kinh tế, chính trị và được gọi công dân La Mã.
thời kì này La cổ đại đã hơn 200 năm theo hệ thống quân chủ, tuy nhiên
khác với hệ thống quân chủ ta thường được biết thì lúc bấy giờ, vương
quyền La không được coi thiêng liêng. Đứng đầu Viện Nguyên Lão
(bao gồm thủ lĩnh của 300 thị tộc quan quyền lực tối cao quyền
quyết định hầu hết các vấn đề quan trọng của La Mã, họ được quyền thảo luận
trước về các vấn đề như đạo luật, nghị quyết...); Đại hội nhân dân (Đại hội
Curie) (theo truyền thống, tất cả đàn ông của 300 thị tộc đều được tham dự đại
hội Curie mỗi người đều được thể hiện ý kiến của mình bằng một phiếu
trong đại hội); còn vua do đại hội Curie bầu ra, không được cha truyền con
nối (mặc dù con trai của vua trước đó thường cóhội cao hơn để kế thừa ngai
vàng) và có thể được bãi miễn, thực chất là thủ lĩnh quân sự của liên minh ba bộ
lạc. Trong thời vương chính, người Etrusca ưu thế La nên cả bảy vị
vua thời này đều người Etrusca. Tới thời trị của vị vua cuối cùng trong
thời kì vương chính, mâu thuẫn giữa người La Mã và người Etrusca trở nên căng
thẳng. Năm 509 TCN, nhân dân La nổi dậy khởi nghĩa chấm dứt thời
vương chính và mở ra thời kì cộng hòa.
1.2. Thời kì cộng hòa (509 TCN – 30 TCN)
Năm 509 TCN vương triều Taginius bị lật đổ, bắt đầu kỷ nguyên của cộng
hòa La Mã. Tiền tệ được lưu thông rộng rãi, nền văn minh La ngày càng
phát triển gắn liền với sự củng cố của nhà nước thể chế chính trị của nó.
6
Ban đầu thể chế cộng hòa được thiết lập với sự hoàn chỉnh dần về cơ cấu cho tới
thế kỷ thứ III trước Công nguyên. Sự xuất hiện của bộ luật La một bước
tiến lớn, đánh dấu sự ra đời của nhà nước pháp quyền. Theo luật này, mọi công
dân đềuquyền tham gia vào đời sống chính trị tập trung có 3 đại hội: đại hội
bào tộc, đại hội Sansni (theo đơn vị quân đội), Đại hội công dân (theo khu vực).
Mọi quyền lực được trao cho 300 thành viên của Viện Nguyên Lão, những quý
tộc giàu sang có thế lực số lượng thành viên từ 300 đến 600 (cuối thời cộng hòa
La Mã lên đến 900). Chức quan quan trọng nhất là hai chấp chính.
Những năm sau đó cộng hòa La tập trung vào việc mở mang bờ cõi,
đầu tiên chinh phục bán đảo Italia. Trước khi tiến tới những vùng đất lân cận
bên bờ Đại Tây Dương từ bán đảo Iberia Bắc Phi cho tới tận Makedonia, La
đầu mạnh mẽ cho quân đội, binh lính được phát lương khi tham gia chiến
tranh được phát thêm đất đai, đồn điền khi giải ngũ điều đó khiến binh
lính thêm động lực để chiến đấu những chiến thắng liên tiếp giúp cộng hòa
La Mã kiếm được thêm nhiều của cải cũng như lệ. Chính cũng khiến nền
chính trị đây lung lay. Trong những năm đầu cộng hòa La Mã, quyền lực
chính trị chủ yếu vẫn nằm trong tay các gia đình quý tộc thế lực khiến bộ
máy chính quyền giống một hệ thống đầu sỏ hơn một nước cộng hòa đích
thực. Tuy nhiên vào năm 494 TCN, sự bất bình trong giới bình dân dẫn đến mâu
thuẫn giai cấp do họ cảm thấy không có tiếng nói trong chính quyền. Đỉnh điểm
là vụ đình công lớn năm 494 TCN khiến các hoạt động sản xuất ở Rome đã bị
liệt hoàn toàn, kèm theo vấn nạn tham nhũng dẫn tới tức nước vở bờ.
Vào giữa thế kỉ thứ I TCN, ba người Caesar , Pompeius Grassus đã
4
nắm quyền kiểm soát chính phủ cộng hòa thông qua một hiệp ước mật được
biết đến như là “chế độ tam hùng lần thứ I”. Sau khi Grassus chết thì chế độ tam
hùng lần thứ I sụp đổ, dẫn đến cuộc nội chiến của Caesar Pompeius. Caesar
chiến thắng, ông còn thể hiện tài năng trên chiến trường khi thu thập quyền lực:
gần như dẹp bỏ những quyền lực của Viện Nguyên Lão, được xưng tụng nhà
4
Julius Caesar – một vị tướng nổi tiếng và vĩ đại bậc nhất trong lịch sử La Mã cổ đại, cai trị Cộng hòa La Mã
với tư cách là nhà độc tài từ năm 49 TCN cho đến khi bị ám sát vào năm 44 TCN.
7
độc tài trọn đời, nắm giữ toàn bộ quyền lực với chính trị cũng như quân đội
Julius Caesar, được người dân ở tầng lớp trung lưu và hạ lưu tôn sùng với những
cải cách chính sách đại, nhưng điều đó lại ngày càng khiến cho tầng lớp
thượng lưu tiếp tục tức giận, cùng với việc chiếm lấy quyền lực quá nhanh dẫn
tới vụ mưu sát với 23 nhát dao kết liễu một trong những vị đại danh tướng của
lịch sử thế giới. Gần 60 người đã tham gia giết hại Julius Caesar nhằm bảo vệ
chế độ cộng hòa vào năm 44 TCN, nhưng cuối cùng sự kiện này lại đánh dấu
chấm hết cho nó và mở ra một kỷ nguyên mới mang tên Đế quốc La Mã khi con
nuôi của Julius Caesar Octavius Augustus giành chiến thắng trong cuộc nội
[3]
chiến, đánh thắng Antonius vào năm 31 TCN trở thành vị hoàng đế đầu tiên
của thể chế mới. 41 năm trcủa hoàng đế Augustus đã định hình cho một đế
quốc giàu mạnh sau này, tiếp đó hai thế kỷ ổn định hội thịnh vượng
kinh tế chưa từng thấy tại châu Âu được gọi là Pax Romana - Thái Bình La Mã,
lãnh địa được mở rộng từ vùng đất vương quốc Anh cho tới tận vịnh Ba Tư, bờ
cõi tại Bắc Phi được mở mang chế độ lấy Italia mẫu quốc các vùng đất
khác tự cai trị. Nộp thuế cho La Mã đã được vận hành một cách vô cùng ổn định
trong thời gian dài.
Trong quá trình mở rộng lãnh thổ của mình, La đã khai thác những
thuận lợi nhiều mặt để phát triển kinh tế từ thế kỷ thứ III đến thứ II TCN, nông
nghiệp có biến đổi về cơ cấu: sử dụng đất được tập trung vào tay chủđã dẫn
tới sự xuất hiện của các trang viên lớnvừa. Giữa các trang viên đều thiết lập
quan hệ kinh tế hàng hoá với việc hình thành trang viên, bọn chủ La tổ
chức bóc lột lệ trên quy rộng lớn, vượt xa các quốc gia chiếm hữu lệ
trước đó. Thủ công nghiệp chủ yếu tập trung vào các ngành luyện kim chế tạo
công cụ sản xuất, chế biến rượu nho dầu ô-liu... Ngoại thương phát triển
mạnh, đặc biệt là sau khi La Mã chiếm vùng Địa Trung Hải.
2. Nguyên nhân sụp đổ của một đế chế lớn mạnh
Octavius sau khi nắm trong tay quyền lực gần như tuyệt đối, tuy không tự
xưng một hoàng đế nhưng đã nắm trong tay quyền lực của một ông hoàng
8
thực thụ - Một chế độ chính trị mới được thiết lập gọi là chế độ nguyên chủ.
2.1. Những thay đổi thời kì quân chủ (30 TCN – 476)
Về bản chất cũng thể coi chế độ quân chủ chuyên chế đội lốt chế độ
cộng hòa. Bởi bên cạnh vai trò của Octavius được đề cao, vai trò của Viện
Nguyên Lão vẫn được coi trọng (số nghị viên của Viện Nguyên Lão gồm 600
người toàn là những thân tín của Octavius). Đại hôi nhân dân (Curie) giờ đây chỉ
còn là hình thức. Các vương triều mà Octavius xây dựng bao gồm: Vương triều
thứ I Julio Claudia (27 TCN 68); Vương triều thứ II Flavia (69 96);
Vương triều thứ III – Antonius (96 – 192); Vương triều thứ IV – Severus (193 –
235). Trong cả 4 vương triều đế quốc La Mã phát triển phồn thịnh cho đến cuộc
khủng hoảng của thế kỉ thứ III (235 284) hay còn gọi “loạn sứ quân” hoặc
“khủng hoảng hoàng đế”. Giai đoạn này tới khoảng 50 vị hoàng đế ứng
viên hoàng đế (bao gồm cả những người cầm quyền ngắn hạn) lên ngôi chỉ trong
vòng 73 năm chủ yếu lên ngôi sau khi sát hại người tiền nhiệm thể coi
giai đoạn đế quốc La Mã gần như sụp đổ dưới áp lực từ các cuộc xâm lược,
nội chiến, bệnh dịch và suy thoái kinh tế.
2.2. Mâu thuẫn tôn giáo
Các mầm mống của sự sụp đổ bắt đầu xuất hiện đầu tiên tôn giáo với
lãnh thổ trải dài hàng triệu km với dân số lên đến hàng chục triệu người. Niềm
2
tin vào những vị thần, những vị chúa khác nhau dần dần gây chia rẽ đế quốc La
Mã, bắt đầu niềm tin vào thần Zeus trở nên phổ biến tại đế quốc này, nhưng rồi
nó bị thách thức với Thiên Chúa giáo. Chính quyền Lacoi thứ tôn giáo mới
là một sự đe dọa đối với quyền lực của mình và ra sức đàn áp liên tục xử tử công
khai những người theo đạo Thiên Chúa dẫn tới những mâu thuẫn âm ỉ kéo dài.
Thời Pax Romana khép lại kể từ khi Commodus lên ngôi hoàng đế vào
năm 177 khi ông mới chỉ 15 tuổi, một thiếu niên với quá nhiều quyền lực trong
tay đã đưa đế quốc La thịnh vượng rơi vào vòng xoáy hỗn loạn; quá nhiều
quyết định cảm tính cùng cách cai trị mang tính độc tài, sau đó bị sát hại tuổi
31, dẫn tới một cuộc phân chia tranh giành quyền lực kéo dài. Cho tới khi
9
Constantinus Đại Đế xuất hiện khôi phục trật tự ổn định cho đế1 quốc. 31
năm trị vì của ông cũng là một quãng thời gian hưng thịnh nhất của La Mã. Ông
giới thiệu đồng tiền mới, tái cấu trúc quân đội để hoạt động hiệu quả hơn và mở
mang bờ cõi, dưới thời của ông lãnh thổ đế quốc La mở rộng nhất lên đến
gần 4,5 triệu km , kéo đế chế La tưởng như đã phục hồi lại thời kỳ Pax
2
Romana và hứa hẹn sẽ bước vào một kỷ nguyên vàng mới. Nhưng thực tế đó lại
là khởi đầu cho một sự sụp đổ. Costantino Đại Đế là vị hoàng đế La Mã đầu tiên
cải đạo sang Thiên Chúa ông trao cho nhà thờ rất nhiều quyền lực, làm nảy
sinh sự tức giận của những người đi theo tôn giáo Hy Lạp hóa và Lacổ đại,
binh lính được trả lương hậu hĩnh, nhưng rồi tệ nạn tham nhũng xuất hiện lãnh
thổ tràn trải của một quân đội quá quen với quãng thời gian hòa hoãn kéo dài
cũng thêm chính quyền tham nhũng đã khiến cho những cuộc nổi dậy diễn ra
liên tục với quy mô lớn. Cho dù sau đó Theodosius I giải quyết phần nào vấn đề
trong quân đội nhưng ông lại phải tăng thuế để bảo vệ biên giới. Điều này dẫn
đến làn sóng phẫn nộ trong lòng dân chúng, với đỉnh điểm việc Magnus
Maximus tự xưng là hoàng đế vào năm 383, dù sau đó Theodosius I đã đánh bại
Maximus vào năm 388, nhưng Theodosius I không thể sống mãi để giữ lấy sự
yên ổn của La Mã.
2.3. Chia thành Đông La Mã và Tây La Mã
Theodosius ra đi sau đó năm năm và để trống ngai vàng cho hai người con
Honorius Arcadius, họ đã chia đôi lãnh thổ thành hai đế quốc Tây La
và Đông La Mã. Tận dụng sự chia rẽ này, các thế lực ngoại xâm mà điển hình là
người Hung và người German đã liên tục đẩy lùi biên giới của Tây La Mã, đánh
chiếm các vùng đất đế quốc Tây La Mã khép lại vào năm 476 khi thủ lĩnh người
German ép buộc vị hoàng đế 16 tuổi Romorus Augustus phải thoái vị. Trong khi
đó, đế quốc Đông La Mã đã tồn tại trong khoảng 1000 năm tiếp theo, có lúc thậm
chí còn lấy lại được bán đảo Italia, nhưng rồi cũng chợt lay lắt với sự bành trướng
của người Ả Rập đạo Hồi trước khi chính thức sụp đổ vào m 1453. Trong một
thời gian i, quân đội La Mã là vô đối tại châu Âu. Và người dân i đây đã tin
10
rằng đế chế của họ sẽ trường tồn vĩnh cửu. Nhưng rồi chính sự vĩ đại của đế quốc
đã phần nào khiến nó đi tới chỗ diệt vong, chắc chắn sẽ không chỉ có một lý do cụ
thể cho sự suy vong của La, nhưng có rất nhiều yếu tố quan trọng khiến cho sự
suy yếu của quân đội trông vẻ như chỉ là thứ yếu.
2.4. Sự suy yếu của quân đội và chính quyền
Sức mạnh của quân đội La đã suy giảm đáng kể cùng với ngân khố cả
đế quốc. Điều đó khiến Roma phải phụ thuộc vào lính đánh thuê - những người
không tinh nhuệ bằng cũng không trung thành bằng thế hệ trước đó. Thậm
chí, nhiều người còn xuất thân từ chính quân xâm lược dẫn tới sự suy giảm
về hiệu quả chiến đấu. La Mã cố gắng thỏa lấp những vấn đề về mặt con người
nhưng chỉ làm cho mọi thứ tệ đi nhiều vì hoàng đế vung tay quá trán cho quân
đội song cũng không thể giải quyết những điểm trừ khác.
Lãnh thổ khổng lồ làm nên sự vĩ đại, nhưng nó cũng khiến cho chính quyền
phải mất vài tuần cho đến vài tháng để truyền đạt những sự thay đổi mang tính
chiến lược về cả quân sự lẫn chính trị. Khi đường biên giới ngày càng rời xa
mẫu quốc, vấn đề trở nên ngày càng lớn hơn, các địa phương càng ngày càng
khó cai quản. Những cuộc nội chiến diễn ra ngày càng nhiều. Và họ chỉ cần tập
trung vào việc bảo vệ những thành phố quan trọng. Nhưng bản thân tại kinh đô
mọi thứ cũng không tốt hơn là bao. Một trong những vấn đề lớn nhất là thiếu đi
tính lãnh đạo ngay cả vị trí cao nhất ngai vàng đem lại quyền lực tối thượng,
nhưng đồng thời điều đó cũng nghĩa rất nhiều kẻ mong muốn chiếm
đoạt lấy nó, đây lại một nguy lớn hơn nữa đối với các vị hoàng đế khi thể
chế của họ bắt đầu từ một cuộc mưu sát đối với Junius Caesar. thời điểm
tới 50 vị hoàng đế trị La chỉ trong vòng 73 năm hầu hết trong số họ
mất vì một con dao cắm vào mạn sườn. Mối đe dọa ở khắp mọi nơi, kể cả những
vệ sĩ thân cận nhất với những chính quyền bất ổn như vậy, không khó để nhận ra
tại sao đế chế không có điểm dừng đi tới bờ vực sụp đổ.
2.5. Thời tiết và dịch bệnh
11
Khí hậu cũng tác động đến sự hưng suy của La Mã, một trong những nền
văn minh có sức ảnh hưởng lan tỏa và thời gian tồn tại lâu dài trong thời cổ đại.
Công nguyên năm 98, nhà sử học Tacitus đã miêu tả về một trong những nơi xa
xôi nhất của đế chế La như sau: “Caelum crebris imbribus ac nebulis
foedum; asperitas frigorum abest" (Bầu trời đầy sương mây phủ do mưa
liên tục nhưng thời tiết thì không hề lạnh) (Theo: Gerste, 2017: 17). Nơi
Tacitus nói đến chính là đảo Anh, khi đó là một phần lãnh thổ của đế chế La Mã.
Lúc bấy giờ, khiở Rome, ánh sáng của mặt trời chiếu xuống trung bình mỗi
năm khoảng 2.500 giờ thì Anh chỉmức 1500 giờ. Vào tháng 1, khi ở Rome
130 giờ mặt trời chiếu sáng thì Anh 45 giờ. Những miêu tả của Tacitus
đã vén bức màn về giai đoạn khí hậu bất thường tác động đến đế chế La Mã khi
đó (được gọi “Roman Climatic Optimum" - thời kỳ Ấm La Mã) (Gerste,
2017: 28). Sự thay đổi của khí hậu thường kéo theo nhiều thiên tai, dịch bệnh.
Chẳng hạn, vào các năm 144 171, do dịch bệnh vốn được cho liên hệ
với hạn hán kéo dài mà 1/3 dân số của Ai Cập đã bị sụt giảm. Còn vào năm 166,
một dịch bệnh xuất phát từ Macedonia đã nhanh chóng lan tràn tới Rome
(Lamb, 1997: 146). Từ những năm 350 đến 450, trong khi các tỉnh phía Tây của
đế chế La thường những mùa ẩm ướt thì phần phía Đông lại đối mặt
với tình trạng hạn hán rộng khắp. Đồng thời, trong giai đoạn này còn xuất hiện
các đợt phun trào núi lửa làm ảnh hưởng đáng kể đến đời sống hội của La
Mã. Chỉ riêng thế kỷ III, từ năm 235 đến 285 đã có từ 3-5 đợt phun trào lớn xuất
hiện (Cormick - et al., 2012: 186). Những yếu tố này đã ảnh hưởng không nhỏ
đến sự khủng hoảng và sụp đổ của đế chế La Mã.
12
C/ THÀNH TỰU CỦA NỀN VĂN MINH LA MÃ CỔ ĐẠI
Ngược dòng chảy của lịch sử để trở về khám phá nền văn minh La Mã,
lẽ ta thấy được đây là một nền văn minh ra đời muộn màng. Song sức ảnh hưởng
tốc độ phát triển nhanh chóng của ảnh hưởng tới rất nhiều quốc gia khác
trên thế giới. Những thành tựu rực rỡ nhất của nền văn minh La Mã cổ đại được
ẩn chứa trong sức lôi cuốn đặc biệt của các thành tựu văn hóa.
Men theo và thừa hưởng thành tựu của bậc tiền bối đi trước, nhất là những
giá trị văn hóa đặc sắc của nền văn minh Hy Lạp cổ đại, người La đã tạo ra
nền văn minh của riêng mình. Vậy nên, gam màu đặc trưng của nền văn hóa Hy
Lạp được xuất hiện khá rõ nét trong bức tranh nền văn minh La Mã.
1. Chữ viết
Hệ thống chữ Latin hay còn gọi chữ La cổ đại ra đời trên sở tiếp
thu chữ cái của người Hy Lạp. bao gồm 26 chữ cái, nền tảng chung cho
200 ngôn ngữ chữ viết hiện nay. Theo nhiều nguồn tài liệu, người La
chính thức chữ viết vào khoảng thế kỉ thứ VI TCN, nguồn gốc từ văn tự
Hy Lạp. Trên sở chữ viết Hy Lạp cổ đại người La đã bổ sung hoàn
thiện đặt ra một loại chữ riêng của mình mà người ta quen gọi là chữ Latin.
2. Văn học
Từ giai đoạn cộng hòa ban đầu, văn học La đã ươm mầm mống của
nhiều thể loại như sử thi, thần thoại, thơ ca, hài kịch, văn xuôi.
Cuối thế kỉ III TCN trở đi, dưới sức ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp văn
học La sự thai nghén chuyển biến. Người La ban đầu dịch
phỏng các tác phẩm của người Hy Lạp. Tiêu biểu các bộ sử thi “Iliad”
“Odyssey”
5
của Homer được các học giả người La dịch ra tiếng Latin. Tuy
nhiên, chính nút giao giữa điểm tiếp xúc văn học Hy Lạp và khao khát tạo ra nền
văn học của riêng mình mà các nhà thơ, nhà soạn kịch người La Mã đã xây dựng
5
“Iliad” và “Odyssey” do Homer sáng tác là các sử thi kinh điển của nền văn học Hy Lạp cổ đại. “Iliad” gồm
15693 câu thơ kể về cơn giận của người anh hùng Achilles mang âm hưởng bài ca chiến trận. Còn “Odyssey”
gồm 12110 câu thơ chia thành 24 khúc ca, kể về cuộc hành trình trở về quê hương của Ulysses sau khi chiến
thắng thành Troia, đây là bài ca về cuộc sống hòa bình đồng thời ca ngợi trí tuệ con người.
13
nên nền văn học mạng đậm dấu ấn riêng. Điển hình là nhà thơ Virgle với trường
ca “Aeneis” đã trở thành ngôi sao sáng trong các nhà thơ La Mã. Bản trường ca
6
bao gồm 12 tập kể lại chuyến đi gian nan của Aineías từ thành Troia tới Ý xây
dựng ông tổ của giống nòi La Mã. Tác giả đã đề cao sức mạnh của người
La Mã và sứ mệnh của họ giữa thế giới rộng lớn này.
Dưới chi phối của thần thoại Hy Lạp, thần thoại La chuỗi phức tạp
khó phân định. Hướng theo một góc nhìn, người La hầu như tiếp thu hoàn
toàn kho tàng thần thoại và hệ thống các thần của Hy Lạp. Điều khác biệt nằm
chỗ khi thần thoại Hy Lạp du nhập vào La Mã đã trải qua sự khúc xa, biến tướng
để sao cho phù hợp với tập tính và tín ngưỡng của người dân nơi đây. Người La
đã cải biến tên cho các vị thần của mình như: “Thần Zeus của Hy Lạp trở
thành thần Jupiter La Mã” hay như “Thần Hera, vợ thần Zeus trở thành thần
Juno vợ của Jupiter”.
Nền thơ ca của văn học La cổ đại bắt đầu xuất hiện từ thế kỉ III TCN.
Cha đẻ của cuốn “Sử biên niên” chính nhà thơ tiêu biểu Elnisus (239-169
TCN). Với dấu ấn cá tính sáng tạo đặc sắc mà ông dùng câu thơ sáu âm tiết viết
nên tập thơ bất hủ ấy để trình bày sự hiểu biết của mình về triết vật duy vật Hy
Lạp. Thời kì phát triển rực rỡ của thơ ca La Mã là thời kì thống trị của Octavius
từ nguyên nhân ông muốn dùng thơ ca để phục vụ cho mục đích chính trị của
mình. Vậy nên, tao đàn Maecenas được lập ra bảo trợ cho các thi nhân, văn sĩ.
Từ điều kiện đó mà thơ ca La Mã đã đạt đến đỉnh cao xuất hiện tên tuổi của
một số nhà thơ nổi tiếng như: Virgle, Horace, Ovidius.
Virgle (70 TCN - 19 TCN) nhà thơ kiệt xuất của La cổ đại. Những
tác phẩm “Những bài ca của người chăn cừu”, “Giáo huấn về nghề nông” chính
những vần thơ ca chứa đựng sắc màu tình yêu thiên nhiên cuộc sống lao
động tươi đẹp của nhân dân nơi miền quê đồng nội thanh bình, yên tĩnh.
6
“Aeneid” là một bài thơ dài 9896 dòng, kéo dài mười hai chương, hai phân đoạn. Đó là câu chuyện sau khi
thành Troia thất thủ, một người anh hùng của quân Troia đã cõng theo cha già, đưa vợ con thoát khỏi biển lửa,
băng qua Địa Trung Hải, vượt qua nhiều vùng đất với biết bao gian nan thử thách để đến được nơi cuối cùng sau
này là thành Rome. Vị anh hùng đấy chính là Aineías, người vẫn được coi là tổ tiên của người La Mã.
14
Horace (65 TCN - 8 TCN) những đóng góp quan trọng cho luận thơ
ca bởi ông được tiếp thu khá sâu sắc nền triết học Hy Lạp khi ông còn học tại
Athen.
Đối lập lại thì Ovidius (43 TCN - 17) chuyên viết thể loại thơ trữ tình bi ai
như “Nữ anh hùng”, “Nghệ thuật yêu đương”... Tuy nhiên, đến thời văn học
thứ hai của mình thi nhân trở nên nghiêm túc với nghiệp sáng tác thi ca, ông
chuyển hướng sáng tác. Tác phẩm “Biến hình” đã nêu được trí tưởng tượng
phong phú, sinh động biểu hiện bộ não trí tuệ, khả năng tưởng tượng tuyệt vời
của thi sĩ. Song, đến giai đoạn sáng tác thứ ba, các tác phẩm “Đêm cuối cùng
La Mã”, “Cảnh giông bão trên đường đi đày”... của ông nhuốm màu sắc tuyệt
vọng do ông bị đày đến vùng Hắc Hải theo lệnh của Octavius.
Phát triển vào thế kỉ III TCN, hài kịch La Mã vẫn còn đó sức hấp dẫn với
độc giả nhận được sự đón nhận, hoan nghênh của quần chúng nhờ nội dung
đặc sắc. hội La dần dần hiện qua màn sương khung cảnh bọn chủ
nô, nhà giàu ức hiếp quần chúng lao động. Vậy tia sáng ấm áp vẫn chiếu
được vào lòng quần chúng lao động bởi tình cảm nồng hậu họ nhận được và thái
độ lên án bọn chủ nô nhà giàu được thể hiện trong các vở hài kịch nổi tiếng nhất
như “Anh nh khoe khoang”, “Cái bình”, “Bóng ma” của Titus Marsius
Plautus (254 TCN - 184 TCN).
Trình độ văn xuôi của La Mã cổ đại đạt tới độ chín muồi bởi các tác phẩm
của Sicéron (106 TCN - 43 TCN) bằng góc nhìn về những vấn đề chính trị,
hội và triết học.
3. Sử học
Trong dòng chảy thời gian xuyên suốt từ thời cộng hòa tới cuối thế kỉ III
đầu thế kỉ II TCN, những tài liệu biên niên sử đầu tiên xuất hiện trong công việc
ghi chép lại lịch sử của người La Mã. Lúc đầu các nhà sử học viết lịch sử La Mã
bằng tiếng Hy Lạp. Song, Catol (234 TCN - 149 TCN) người đã mở ra cột
mốc lịch sử được viết bằng tiếng Latin bằng bộ “Lịch sử La Mã”.
15
Bằng bộ “Thông sử” của mình, Polybius (205 TCN - 125 TCN) có phương
pháp sử học vượt xa các nhà sử học Hy Lạp trước đó. Ông chú trọng đến quan
hệ nhân quả trong lịch sử chỉ ra vai trò lớn lao của sử học giáo dục con
người và rút ra những kinh nghiệm quý báu.
Tite Live (59 TCN - 17) được coi nhà sử học xuất sắc của La Mã. Với
bộ lịch sử “Roma” giá trị của mình, ông đã nêu mục đích viết bộ sử này
nhằm tả lại bước đường kiến quốc gian nan của La để kích động lòng yêu
nước nồng nàn của nhân dân, song vẫn còn tồn tại nhiều tính chất thần thoại.
Tacite (55 - 118) với bộ “Sử biên niên Roma” của mình, ông đã ghi chép
lại quá trình diễn biến của nền chính trị đế quốc La Mã đã mô tả lại tình hình đời
sống công thị tộc của người German. Đại thi hào Nga Puskin từng ca ngợi
các tác phẩm sử học của Tacite chính là “cái đòn đánh vào đầu bọn vua chúa tàn
bạo” bởi bàn tay bóc tách điêu luyện của Tacite trong công cuộc lột trần sự thối
nát của chỉnh thể chuyên chế La Mã.
4. Nghệ thuật
La cổ đại những thành tựu cùng rực rỡ gồm tường thành, đền
miếu, cung điện, rạp hát,…trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến đền Parthenon,
rạp hát, khải hoàn môn.
Với đền Parthenon người La trở thành chuyên gia trong việc thiết kế
mái tròn. “Đền của mọi vị thần” xây dựng từ thế kỷ thứ V TCN với thiết kế hình
tròn, mái tròn là đền thờ cổ đại duy nhất cho tới nay vẫn được sử dụng cho mục
đích thờ phụng được chuyển thành một nhà thờ vào đầu kỉ nguyên Đốc
giáo. Nhà hát hình tròn xây dựng xong năm 80 với sức chứa 50000 người. Đây
đấu trường La lớnnổi tiếng nhất trong lịch sử La cổ đại. Các khải
hoàn môn do các hoàng đế La xây để ăn mừng chiến thắng cũng được xây
theo kiểu cửa vòm.
Những công trình này đặc biệt phát triển từ thời Octavius, người đã tự hào
nói rằng sẽ biến La Mã bằng gạch thành La Mã bằng đá cẩm thạch.
16
Nghệ thuật điêu khắc La Mã cùng một phong cách với Hy Lạp, chủ yếu
tượng và phù điêu.
Về hội họa, thành tựu của La cổ đại còn được giữ lại chủ yếu các
bích họa phong cảnh, công trình kiến trúc, đồ trang sức, tĩnh vật
5. Khoa học tự nhiên
Nếu như Hy Lạp cổ đại ta bắt gặp những nhà toán học, vật học, thiên
văn học nổi tiếng như Euclid, Archimedes, Pithagoras,… thì đến với đế chế La
Mã, các lĩnh vực này tuy không phát triển bằng nhưng cũng có những thành tựu
quan trọng.
Nhà khoa học nổi tiếng của La Plinius với tác phẩm “Lịch sử tự
nhiên” gồm 37 chương. Tác phẩm được như bộ Bách khoa toàn thư của La
cổ đại bởi tập hợp tri thức của các ngành khoa học thời bấy giờ: Thiên
văn, Vật lí, Địa lí, Nhân loại, Động vật, Thực vật,…
Về y học, đại biểu xuất sắc nhất Claudius Galenus. Ông đã tiếp thu
thành tựu của - người giải phóng y học ra khỏi tín dị đoan đểHippocrates
viết nên nhiều tác phẩm giá trị, uy tín lớn đến tận thời trung đại dụ như
cuốn “Phương pháp chữa bệnh”.
Như thế, với những thành tựu rực rỡ, La Mã đã phát triển nhanh chóng, tạo
tiền đề quan trọng cho sự tiến bộ của nền triết học đồng thời đóng góp lớn
vào nền khoa học của thời cận - hiện đại.
6. Triết học
La Hy Lạp quê hương của nền triết học phương Tây, quan điểm
của họ rất đa dạng nhưng chung quy lại cũng bao gồm hai phái triết học duy
tâm và triết học duy vật .
7
Triết học duy vật La những bước tiến mới vào thế kỷ I TCN với
triết gia Lucretius (98 TCN - 54 TCN). Quan điểm của ông khá tiến bộ khi đi
ngược lại quan điểm tôn giáo của các nhà triết học thời bấy giờ, bác bỏ mê tín dị
7
Vũ Dương Ninh, 2000, , NXB Giáo dục Việt Nam, tr.239Lịch sử văn minh thế giới
17
| 1/26

Preview text:

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO BÁO CÁO
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
CHỦ ĐỀ : TÌM HIỂU VỀ ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH, BỐI CẢNH
XÃ HỘI, SỰ PHÁT TRIỂN VÀ SUY TÀN, THÀNH TỰU CỦA NỀN

VĂN MINH LA MÃ CỔ ĐẠI
Giảng viên hướng dẫn:
GS.TS Nguyễn Thái Yên Hương
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Huyền Trang – CATBD51A40147
Lê Thị Quỳnh Anh – CATBD51A40119
Khúc Trí Anh – CATBD51A60079
Nguyễn Trang Anh – CATBD51A60081
Nông Quỳnh Anh – CATBD51C60077
Lớp LSVMTG-CATBD51.12_LT Hà Nội - 2024 MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................1
A/ CƠ SỞ HÌNH THÀNH..................................................2

1. Địa lý.....................................................................2
2. Dân cư...................................................................3
3. Điều kiện kinh tế....................................................3
4. Điều kiện xã hội.....................................................3

B/ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ SUY TÀN CỦA NỀN VĂN
MINH LA MÃ CỔ ĐẠI......................................................5

1. Quá trình phát triển theo giai đoạn lịch sử..............5
1.1. Thời kì vương chính (753 TCN – 509 TCN)......................5
1.2. Thời kì cộng hòa (509 TCN – 30 TCN).............................6
2. Nguyên nhân sụp đổ của một đế chế lớn mạnh........8
2.1. Những thay đổi thời kì quân chủ (30 TCN – 476)............9
2.2. Mâu thuẫn tôn giáo........................................................9
2.3. Chia thành Đông La Mã và Tây La Mã..........................10
2.4. Sự suy yếu của quân đội và chính quyền.....................11
2.5. Thời tiết và dịch bệnh..................................................11
C/ THÀNH TỰU CỦA NỀN VĂN MINH LA MÃ CỔ ĐẠI........13
1. Chữ viết...............................................................13
2. Văn học...............................................................13
3. Sử học.................................................................15
4. Nghệ thuật...........................................................16
5. Khoa học tự nhiên................................................17
6. Triết học..............................................................17
7. Luật pháp............................................................18
8. Sự ra đời và phát triển của đạo Cơ Đốc (Kitô).........19

KẾT LUẬN...................................................................21
PHỤ LỤC....................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................23
LỜI NÓI ĐẦU
Tại sao chúng ta phải tìm hiểu văn minh La Mã cổ đại? Câu trả lời rất đơn
giản: việc tìm hiểu văn minh La Mã cổ đại trên cơ sở khoa học giúp chúng ta có
thể xây dựng thế giới quan nhân văn, đồng thời biết trân trọng, giữ gìn những
giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại và rút ra bài học, đường lối đúng đắn.
Chính vì những lí do nêu trên, chúng em nhận thấy việc nghiên cứu và tìm
hiểu văn minh La Mã cổ đại là hoàn toàn cần thiết, từ đó bài tiểu luận này ra đời.
Tiểu luận “Văn minh La Mã cổ đại” bao gồm bốn phần và được biên soạn theo phân công sau đây: Nguyễn Trang Anh: mục A
Nông Quỳnh Anh: mục B và mục C
Khúc Trí Anh, Lê Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Thị Huyền Trang: mục D
Bài tiểu luận không thể tránh khỏi những sai sót, chúng em mong muốn
nhận được những nhận xét và góp ý của cô để có thể hoàn thiện tiểu luận đầy đủ và chỉn chu nhất.
TẬP THỂ CHÚNG EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! 1
A/ CƠ SỞ HÌNH THÀNH 1. Địa lý Thành bang La Mã cổ đại
được khởi phát ở bán đảo
Italia (Ý) - một bán đảo dài và
hẹp vươn ra Địa Trung Hải
rộng lớn. Phía Bắc là dãy Alps
ngăn cách với châu Âu; phía
Đông, Nam, Tây là biển cả và
các đảo, quần đảo, trong đó
phía Nam có đảo Sicilia, phía Tây có đảo Corse và
Sardegna1. Vị trí địa lý của La
Mã đã phần nào nói lên được
điều kiện tự nhiên phân hóa đa
dạng, với địa hình có cả núi, cao nguyên và đồng bằng
nhưng không bị chia cắt mạnh
như bán đảo Hy Lạp. Nơi có
nhiều núi và cao nguyên thích
hợp trồng các loại cây lâu năm.
Các đồng bằng, tiêu biểu là đồng bằng sông Po và đồng bằng Tiber có đất
đai tương đối phì nhiêu, màu mỡ, rất thích hợp để sinh sống và sản xuất. Ngoài
ra, những đồng cỏ của lãnh thổ này cũng trở thành một lợi thế, đặc biệt là đối với ngành chăn nuôi.
1 Vũ Dương Ninh, 2000, Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.208 2
Khoáng sản nơi đây phong phú, nhiều loại, trữ lượng tương đối đáng kể.
Có thể kể đến đồng, chì, sắt… 2. Dân cư
Những điều kiện thuận lợi nêu trên đã đóng góp vào việc hình thành một
La Mã với thành phần cư dân tương đối đa dạng.
Cư dân của vùng này chủ yếu là người Italotes (Ý), và đây cũng là thành
phần xuất hiện sớm nhất. Trong đó, một bộ phận người Ý ở vùng Latium được
gọi là người Latin, về sau, một nhóm người Latin đã dựng nên thành La Mã, từ
đó họ được gọi là người La Mã2. Bên cạnh đó còn có các nhóm người khác như
người Gaulois, người Etrusca, người Hy Lạp và một số nhóm khác.
3. Điều kiện kinh tế
Điều kiện tự nhiên La Mã cổ đại đã đem đến nhiều thuận lợi cho xã hội nơi này.
Trước hết, về kinh tế, lúc bấy giờ nông nghiệp (bao gồm trồng trọt, chăn
nuôi) và thương nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất. Trong nông nghiệp, các
công cụ chủ yếu được làm bằng sắt, nhiều loại cây ăn quả và cây công nghiệp
được trồng ở nhiều khu vực, đồng thời chú trọng chăn nuôi gia súc.
Kinh tế điền trang3 nhanh chóng ra đời và phát triển.
Khoáng sản tạo điều kiện cho thủ công nghiệp trở thành một lĩnh vực có vị trí
không thể thay thế. Người La Mã dựa vào kim loại, đá, khoáng vật để đóng thuyền,
đóng tàu, luyện kim, để rồi từ những hoạt động thủ công nghiệp này, họ tạo ra nhiều
việc làm và thúc đẩy các ngành khác phát triển. Họ cần nhiều nhân công hơn, có nhu
cầu buôn bán hoặc trao đổi cao hơn, điều đó khiến cho quan hệ thương mại của La
Mã được mở rộng, đặc biệt là với các vùng ven Địa Trung Hải.
4. Điều kiện xã hội
2 Vũ Dương Ninh, 2000, Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.208
3 Điền trang là loại hình ruộng đất khẩn hoang. Đối tượng được lập điền trang là các quý tộc, vương hầu, công
chúa, phò mã, phi tần. (Nguyễn Thị Phương Chi, 2009, Vì sao điền trang thời Lê sơ ít có cơ hội phát triển, tạp
chí Nghiên cứu lịch sử, tr.30) 3
Về giai cấp, xã hội La Mã cổ đại nhìn chung có hai giai cấp cơ bản, đó là
nô lệ và chủ nô, ngoài ra còn có nông dân, thương nhân, thợ thủ công.
Về sự hình thành nhà nước và các thể chế chính trị, khoảng thế kỉ VIII
TCN, thành bang La Mã được thành lập. Do không bị chia cắt mạnh về mặt địa
lý như bán đảo Hy Lạp nên La Mã có một sự thuận lợi để thống nhất về lãnh thổ
và chính trị. Thời kì vương chính quản lý chế độ thị tộc của La Mã trong thời kì
này bao gồm 3 cơ quan: Viện Nguyên Lão, Đại hội nhân dân (Curie), vua. Thời
kì cộng hòa (Thế kỉ VI TCN - thế kỉ I): Hội đồng Centuri, Viện Nguyên Lão,
quan chấp chính, hội đồng Plebs. 4
B/ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ SUY TÀN CỦA NỀN VĂN MINH LA MÃ CỔ ĐẠI
1. Quá trình phát triển theo giai đoạn lịch sử
Từ luật pháp cho tới chính trị, kiến trúc và cơ khí; từ văn học, nghệ thuật
hay thậm chí là những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Những di
sản của đế quốc La Mã vẫn còn hiện hữu tới tận ngày hôm nay. Ở thời kỳ đỉnh
cao, đế quốc này đạt diện tích ước tính lên đến 4,4 triệu km2, trải dài từ châu Âu,
châu Á cho tới châu Phi. Nếu tồn tại ở thế kỷ XXI đế quốc La Mã sẽ bao trọn 55
quốc gia khác nhau với Anh ở cực Bắc, Ai Cập ở cực Nam, kéo dài từ Tây Ban
Nha tới tận vùng Trung Đông. Đế quốc La Mã được coi là một trong những đế
chế vĩ đại nhất kéo dài nhất trong lịch sử thế giới. Vậy tại sao nó lại sụp đổ?
Phải chăng La Mã đã chạm trán kẻ xâm lăng hùng mạnh không thể cản bước?
Liệu tất cả bắt nguồn từ mâu thuẫn nội bộ hay đơn giản là quá khổng lồ để ai đó
có thể kiểm soát và trị vì nó. Để tìm ra sự thật với cách La Mã sụp đổ, chúng ta
cần phải hiểu được tại sao nó trở thành một đế chế vĩ đại.
1.1. Thời kì vương chính (753 TCN – 509 TCN)
Trước khi cộng hòa La Mã và đế chế La Mã trở nên nổi tiếng có một giai
đoạn theo hệ thống quân chủ được gọi là “Thời kì vương chính”. Thần thoại cho
rằng tất cả bắt nguồn từ một ngôi làng nhỏ (vùng đất có bảy ngọn đồi) ở trung
tâm Italy vào năm 753 TCN, có nhiều giả thuyết liên quan đến sự ra đời của
thành phố Roma. Phổ biến nhất là việc Romolus sát hại người em trai song sinh
Remus và lập nên thành phố mới bên bờ sông Tiber vào khoảng năm 753 TCN.
Không thể khẳng định chắc chắn về những gì đã xảy ra vì chẳng có ghi chép nào
còn sót lại với sự kiện này. Nhưng có một điều mà ta có thể khẳng định đó là
thành phố Roma đã được thiên nhiên ưu ái. Có tọa lạc ở hạ lưu sông Tiber gần
nơi cửa sông đổ ra biển Địa Trung Hải, đất đai màu mỡ thích hợp cho việc trồng
trọt và chăn nuôi cùng với nhiều khoáng sản cũng giúp cho nền công nghiệp
phát triển và quan trọng hơn, nó nằm ở vị trí trung tâm Địa Trung Hải vô cùng 5
thuận lợi cho giao thương, buôn bán. Thời kì vương chính (trong hai thế kỷ V và
IV TCN), công cụ sản xuất bằng sắt trở nên thông dụng, các công trình thủy lợi
đơn giản được xây dựng. Phân bón được dùng đã khiến nền kinh tế nông nghiệp
ở La Mã có bước phát triển. Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng có tiến bộ.
Song kinh tế tự nhiên vẫn chiếm ưu thế. Những điều kiện đó đã góp phần khiến
La Mã nhanh chóng trở nên giàu mạnh qua bảy đời vua tới mức người ta nghĩ
rằng họ chẳng cần đến vua nữa. Buổi đầu là nơi quần cư của ba bộ lạc người
Latin (mỗi bộ lạc bao gồm 100 thị tộc), những thành viên của 300 thị tộc này
đều có quyền bình đẳng về kinh tế, chính trị và được gọi là công dân La Mã. Ở
thời kì này La Mã cổ đại đã có hơn 200 năm theo hệ thống quân chủ, tuy nhiên
khác với hệ thống quân chủ mà ta thường được biết thì lúc bấy giờ, vương
quyền ở La Mã không được coi là thiêng liêng. Đứng đầu là Viện Nguyên Lão
(bao gồm thủ lĩnh của 300 thị tộc và là cơ quan quyền lực tối cao có quyền
quyết định hầu hết các vấn đề quan trọng của La Mã, họ được quyền thảo luận
trước về các vấn đề như đạo luật, nghị quyết...); Đại hội nhân dân (Đại hội
Curie) (theo truyền thống, tất cả đàn ông của 300 thị tộc đều được tham dự đại
hội Curie và mỗi người đều được thể hiện ý kiến của mình bằng một lá phiếu
trong đại hội); còn vua là do đại hội Curie bầu ra, không được cha truyền con
nối (mặc dù con trai của vua trước đó thường có cơ hội cao hơn để kế thừa ngai
vàng) và có thể được bãi miễn, thực chất là thủ lĩnh quân sự của liên minh ba bộ
lạc. Trong thời kì vương chính, người Etrusca có ưu thế ở La Mã nên cả bảy vị
vua thời này đều là người Etrusca. Tới thời kì trị vì của vị vua cuối cùng trong
thời kì vương chính, mâu thuẫn giữa người La Mã và người Etrusca trở nên căng
thẳng. Năm 509 TCN, nhân dân La Mã nổi dậy khởi nghĩa chấm dứt thời kì
vương chính và mở ra thời kì cộng hòa.
1.2. Thời kì cộng hòa (509 TCN – 30 TCN)
Năm 509 TCN vương triều Taginius bị lật đổ, bắt đầu kỷ nguyên của cộng
hòa La Mã. Tiền tệ được lưu thông rộng rãi, nền văn minh La Mã ngày càng
phát triển và gắn liền với sự củng cố của nhà nước và thể chế chính trị của nó. 6
Ban đầu thể chế cộng hòa được thiết lập với sự hoàn chỉnh dần về cơ cấu cho tới
thế kỷ thứ III trước Công nguyên. Sự xuất hiện của bộ luật La Mã là một bước
tiến lớn, đánh dấu sự ra đời của nhà nước pháp quyền. Theo luật này, mọi công
dân đều có quyền tham gia vào đời sống chính trị tập trung có 3 đại hội: đại hội
bào tộc, đại hội Sansni (theo đơn vị quân đội), Đại hội công dân (theo khu vực).
Mọi quyền lực được trao cho 300 thành viên của Viện Nguyên Lão, những quý
tộc giàu sang có thế lực số lượng thành viên từ 300 đến 600 (cuối thời cộng hòa
La Mã lên đến 900). Chức quan quan trọng nhất là hai chấp chính.
Những năm sau đó cộng hòa La Mã tập trung vào việc mở mang bờ cõi,
đầu tiên là chinh phục bán đảo Italia. Trước khi tiến tới những vùng đất lân cận
bên bờ Đại Tây Dương từ bán đảo Iberia Bắc Phi cho tới tận Makedonia, La Mã
đầu tư mạnh mẽ cho quân đội, binh lính được phát lương khi tham gia chiến
tranh và được phát thêm đất đai, đồn điền khi giải ngũ và điều đó khiến binh
lính có thêm động lực để chiến đấu những chiến thắng liên tiếp giúp cộng hòa
La Mã kiếm được thêm nhiều của cải cũng như nô lệ. Chính nó cũng khiến nền
chính trị ở đây lung lay. Trong những năm đầu cộng hòa La Mã, quyền lực
chính trị chủ yếu vẫn nằm trong tay các gia đình quý tộc có thế lực khiến bộ
máy chính quyền giống một hệ thống đầu sỏ hơn là một nước cộng hòa đích
thực. Tuy nhiên vào năm 494 TCN, sự bất bình trong giới bình dân dẫn đến mâu
thuẫn giai cấp do họ cảm thấy không có tiếng nói trong chính quyền. Đỉnh điểm
là vụ đình công lớn năm 494 TCN khiến các hoạt động sản xuất ở Rome đã bị tê
liệt hoàn toàn, kèm theo vấn nạn tham nhũng dẫn tới tức nước vở bờ.
Vào giữa thế kỉ thứ I TCN, ba người là Caesar4, Pompeius và Grassus đã
nắm quyền kiểm soát chính phủ cộng hòa thông qua một hiệp ước bí mật được
biết đến như là “chế độ tam hùng lần thứ I”. Sau khi Grassus chết thì chế độ tam
hùng lần thứ I sụp đổ, dẫn đến cuộc nội chiến của Caesar và Pompeius. Caesar
chiến thắng, ông còn thể hiện tài năng trên chiến trường khi thu thập quyền lực:
gần như dẹp bỏ những quyền lực của Viện Nguyên Lão, được xưng tụng là nhà
4 Julius Caesar – một vị tướng nổi tiếng và vĩ đại bậc nhất trong lịch sử La Mã cổ đại, cai trị Cộng hòa La Mã
với tư cách là nhà độc tài từ năm 49 TCN cho đến khi bị ám sát vào năm 44 TCN. 7
độc tài trọn đời, nắm giữ toàn bộ quyền lực với chính trị cũng như quân đội
Julius Caesar, được người dân ở tầng lớp trung lưu và hạ lưu tôn sùng với những
cải cách và chính sách vĩ đại, nhưng điều đó lại ngày càng khiến cho tầng lớp
thượng lưu tiếp tục tức giận, cùng với việc chiếm lấy quyền lực quá nhanh dẫn
tới vụ mưu sát với 23 nhát dao kết liễu một trong những vị đại danh tướng của
lịch sử thế giới. Gần 60 người đã tham gia giết hại Julius Caesar nhằm bảo vệ
chế độ cộng hòa vào năm 44 TCN, nhưng cuối cùng sự kiện này lại đánh dấu
chấm hết cho nó và mở ra một kỷ nguyên mới mang tên Đế quốc La Mã khi con
nuôi của Julius Caesar là Octavius Augustus[3] giành chiến thắng trong cuộc nội
chiến, đánh thắng Antonius vào năm 31 TCN và trở thành vị hoàng đế đầu tiên
của thể chế mới. 41 năm trị vì của hoàng đế Augustus đã định hình cho một đế
quốc giàu mạnh sau này, tiếp đó là hai thế kỷ ổn định xã hội và thịnh vượng
kinh tế chưa từng thấy tại châu Âu được gọi là Pax Romana - Thái Bình La Mã,
lãnh địa được mở rộng từ vùng đất vương quốc Anh cho tới tận vịnh Ba Tư, bờ
cõi tại Bắc Phi được mở mang chế độ lấy Italia là mẫu quốc và các vùng đất
khác tự cai trị. Nộp thuế cho La Mã đã được vận hành một cách vô cùng ổn định trong thời gian dài.
Trong quá trình mở rộng lãnh thổ của mình, La Mã đã khai thác những
thuận lợi nhiều mặt để phát triển kinh tế từ thế kỷ thứ III đến thứ II TCN, nông
nghiệp có biến đổi về cơ cấu: sử dụng đất được tập trung vào tay chủ nô đã dẫn
tới sự xuất hiện của các trang viên lớn và vừa. Giữa các trang viên đều thiết lập
quan hệ kinh tế hàng hoá với việc hình thành trang viên, bọn chủ nô La Mã tổ
chức bóc lột nô lệ trên quy mô rộng lớn, vượt xa các quốc gia chiếm hữu nô lệ
trước đó. Thủ công nghiệp chủ yếu tập trung vào các ngành luyện kim chế tạo
công cụ sản xuất, chế biến rượu nho và dầu ô-liu... Ngoại thương phát triển
mạnh, đặc biệt là sau khi La Mã chiếm vùng Địa Trung Hải.
2. Nguyên nhân sụp đổ của một đế chế lớn mạnh
Octavius sau khi nắm trong tay quyền lực gần như tuyệt đối, tuy không tự
xưng là một hoàng đế nhưng đã nắm trong tay quyền lực của một ông hoàng 8
thực thụ - Một chế độ chính trị mới được thiết lập gọi là chế độ nguyên chủ.
2.1. Những thay đổi thời kì quân chủ (30 TCN – 476)
Về bản chất cũng có thể coi là chế độ quân chủ chuyên chế đội lốt chế độ
cộng hòa. Bởi bên cạnh vai trò của Octavius được đề cao, vai trò của Viện
Nguyên Lão vẫn được coi trọng (số nghị viên của Viện Nguyên Lão gồm 600
người toàn là những thân tín của Octavius). Đại hôi nhân dân (Curie) giờ đây chỉ
còn là hình thức. Các vương triều mà Octavius xây dựng bao gồm: Vương triều
thứ I – Julio Claudia (27 TCN – 68); Vương triều thứ II – Flavia (69 – 96);
Vương triều thứ III – Antonius (96 – 192); Vương triều thứ IV – Severus (193 –
235). Trong cả 4 vương triều đế quốc La Mã phát triển phồn thịnh cho đến cuộc
khủng hoảng của thế kỉ thứ III (235 – 284) hay còn gọi là “loạn sứ quân” hoặc
“khủng hoảng hoàng đế”. Giai đoạn này có tới khoảng 50 vị hoàng đế và ứng
viên hoàng đế (bao gồm cả những người cầm quyền ngắn hạn) lên ngôi chỉ trong
vòng 73 năm chủ yếu lên ngôi sau khi sát hại người tiền nhiệm và có thể coi là
giai đoạn mà đế quốc La Mã gần như sụp đổ dưới áp lực từ các cuộc xâm lược,
nội chiến, bệnh dịch và suy thoái kinh tế.
2.2. Mâu thuẫn tôn giáo
Các mầm mống của sự sụp đổ bắt đầu xuất hiện đầu tiên là tôn giáo với
lãnh thổ trải dài hàng triệu km2 với dân số lên đến hàng chục triệu người. Niềm
tin vào những vị thần, những vị chúa khác nhau dần dần gây chia rẽ đế quốc La
Mã, bắt đầu niềm tin vào thần Zeus trở nên phổ biến tại đế quốc này, nhưng rồi
nó bị thách thức với Thiên Chúa giáo. Chính quyền La Mã coi thứ tôn giáo mới
là một sự đe dọa đối với quyền lực của mình và ra sức đàn áp liên tục xử tử công
khai những người theo đạo Thiên Chúa dẫn tới những mâu thuẫn âm ỉ kéo dài.
Thời kì Pax Romana khép lại kể từ khi Commodus lên ngôi hoàng đế vào
năm 177 khi ông mới chỉ 15 tuổi, một thiếu niên với quá nhiều quyền lực trong
tay đã đưa đế quốc La Mã thịnh vượng rơi vào vòng xoáy hỗn loạn; quá nhiều
quyết định cảm tính cùng cách cai trị mang tính độc tài, sau đó bị sát hại ở tuổi
31, dẫn tới một cuộc phân chia tranh giành quyền lực kéo dài. Cho tới khi 9
Constantinus Đại Đế xuất hiện khôi phục trật tự và ổn định cho đế1 quốc. 31
năm trị vì của ông cũng là một quãng thời gian hưng thịnh nhất của La Mã. Ông
giới thiệu đồng tiền mới, tái cấu trúc quân đội để hoạt động hiệu quả hơn và mở
mang bờ cõi, dưới thời của ông lãnh thổ đế quốc La Mã mở rộng nhất lên đến
gần 4,5 triệu km2, kéo đế chế La Mã tưởng như đã phục hồi lại thời kỳ Pax
Romana và hứa hẹn sẽ bước vào một kỷ nguyên vàng mới. Nhưng thực tế đó lại
là khởi đầu cho một sự sụp đổ. Costantino Đại Đế là vị hoàng đế La Mã đầu tiên
cải đạo sang Thiên Chúa và ông trao cho nhà thờ rất nhiều quyền lực, làm nảy
sinh sự tức giận của những người đi theo tôn giáo Hy Lạp hóa và La Mã cổ đại,
binh lính được trả lương hậu hĩnh, nhưng rồi tệ nạn tham nhũng xuất hiện lãnh
thổ tràn trải của một quân đội quá quen với quãng thời gian hòa hoãn kéo dài
cũng thêm chính quyền tham nhũng đã khiến cho những cuộc nổi dậy diễn ra
liên tục với quy mô lớn. Cho dù sau đó Theodosius I giải quyết phần nào vấn đề
trong quân đội nhưng ông lại phải tăng thuế để bảo vệ biên giới. Điều này dẫn
đến làn sóng phẫn nộ trong lòng dân chúng, với đỉnh điểm là việc Magnus
Maximus tự xưng là hoàng đế vào năm 383, dù sau đó Theodosius I đã đánh bại
Maximus vào năm 388, nhưng Theodosius I không thể sống mãi để giữ lấy sự yên ổn của La Mã.
2.3. Chia thành Đông La Mã và Tây La Mã
Theodosius ra đi sau đó năm năm và để trống ngai vàng cho hai người con
là Honorius và Arcadius, họ đã chia đôi lãnh thổ thành hai đế quốc Tây La Mã
và Đông La Mã. Tận dụng sự chia rẽ này, các thế lực ngoại xâm mà điển hình là
người Hung và người German đã liên tục đẩy lùi biên giới của Tây La Mã, đánh
chiếm các vùng đất đế quốc Tây La Mã khép lại vào năm 476 khi thủ lĩnh người
German ép buộc vị hoàng đế 16 tuổi Romorus Augustus phải thoái vị. Trong khi
đó, đế quốc Đông La Mã đã tồn tại trong khoảng 1000 năm tiếp theo, có lúc thậm
chí còn lấy lại được bán đảo Italia, nhưng rồi cũng chợt lay lắt với sự bành trướng
của người Ả Rập và đạo Hồi trước khi chính thức sụp đổ vào năm 1453. Trong một
thời gian dài, quân đội La Mã là vô đối tại châu Âu. Và người dân nơi đây đã tin 10
rằng đế chế của họ sẽ trường tồn vĩnh cửu. Nhưng rồi chính sự vĩ đại của đế quốc
đã phần nào khiến nó đi tới chỗ diệt vong, chắc chắn sẽ không chỉ có một lý do cụ
thể cho sự suy vong của La Mã, nhưng có rất nhiều yếu tố quan trọng khiến cho sự
suy yếu của quân đội trông có vẻ như chỉ là thứ yếu.
2.4. Sự suy yếu của quân đội và chính quyền
Sức mạnh của quân đội La Mã đã suy giảm đáng kể cùng với ngân khố cả
đế quốc. Điều đó khiến Roma phải phụ thuộc vào lính đánh thuê - những người
không tinh nhuệ bằng và cũng không trung thành bằng thế hệ trước đó. Thậm
chí, nhiều người còn có xuất thân từ chính quân xâm lược dẫn tới sự suy giảm
về hiệu quả chiến đấu. La Mã cố gắng thỏa lấp những vấn đề về mặt con người
nhưng chỉ làm cho mọi thứ tệ đi nhiều vì hoàng đế vung tay quá trán cho quân
đội song cũng không thể giải quyết những điểm trừ khác.
Lãnh thổ khổng lồ làm nên sự vĩ đại, nhưng nó cũng khiến cho chính quyền
phải mất vài tuần cho đến vài tháng để truyền đạt những sự thay đổi mang tính
chiến lược về cả quân sự lẫn chính trị. Khi đường biên giới ngày càng rời xa
mẫu quốc, vấn đề trở nên ngày càng lớn hơn, các địa phương càng ngày càng
khó cai quản. Những cuộc nội chiến diễn ra ngày càng nhiều. Và họ chỉ cần tập
trung vào việc bảo vệ những thành phố quan trọng. Nhưng bản thân tại kinh đô
mọi thứ cũng không tốt hơn là bao. Một trong những vấn đề lớn nhất là thiếu đi
tính lãnh đạo ở ngay cả vị trí cao nhất ngai vàng đem lại quyền lực tối thượng,
nhưng đồng thời điều đó cũng có nghĩa là có rất nhiều kẻ mong muốn chiếm
đoạt lấy nó, đây lại là một nguy cơ lớn hơn nữa đối với các vị hoàng đế khi thể
chế của họ bắt đầu từ một cuộc mưu sát đối với Junius Caesar. Có thời điểm có
tới 50 vị hoàng đế trị vì La Mã chỉ trong vòng 73 năm và hầu hết trong số họ
mất vì một con dao cắm vào mạn sườn. Mối đe dọa ở khắp mọi nơi, kể cả những
vệ sĩ thân cận nhất với những chính quyền bất ổn như vậy, không khó để nhận ra
tại sao đế chế không có điểm dừng đi tới bờ vực sụp đổ.
2.5. Thời tiết và dịch bệnh 11
Khí hậu cũng tác động đến sự hưng suy của La Mã, một trong những nền
văn minh có sức ảnh hưởng lan tỏa và thời gian tồn tại lâu dài trong thời cổ đại.
Công nguyên năm 98, nhà sử học Tacitus đã miêu tả về một trong những nơi xa
xôi nhất của đế chế La Mã như sau: “Caelum crebris imbribus ac nebulis
foedum; asperitas frigorum abest" (Bầu trời đầy sương mù và mây phủ do mưa
liên tục nhưng thời tiết thì không hề lạnh) (Theo: Gerste, 2017: 17). Nơi mà
Tacitus nói đến chính là đảo Anh, khi đó là một phần lãnh thổ của đế chế La Mã.
Lúc bấy giờ, khi mà ở Rome, ánh sáng của mặt trời chiếu xuống trung bình mỗi
năm khoảng 2.500 giờ thì ở Anh chỉ ở mức 1500 giờ. Vào tháng 1, khi ở Rome
có 130 giờ mặt trời chiếu sáng thì ở Anh là 45 giờ. Những miêu tả của Tacitus
đã vén bức màn về giai đoạn khí hậu bất thường tác động đến đế chế La Mã khi
đó (được gọi là “Roman Climatic Optimum" - thời kỳ Ấm La Mã) (Gerste,
2017: 28). Sự thay đổi của khí hậu thường kéo theo nhiều thiên tai, dịch bệnh.
Chẳng hạn, vào các năm 144 và 171, do dịch bệnh vốn được cho là có liên hệ
với hạn hán kéo dài mà 1/3 dân số của Ai Cập đã bị sụt giảm. Còn vào năm 166,
một dịch bệnh xuất phát từ Macedonia đã nhanh chóng lan tràn tới Rome
(Lamb, 1997: 146). Từ những năm 350 đến 450, trong khi các tỉnh phía Tây của
đế chế La Mã thường là những mùa hè ẩm ướt thì phần phía Đông lại đối mặt
với tình trạng hạn hán rộng khắp. Đồng thời, trong giai đoạn này còn xuất hiện
các đợt phun trào núi lửa làm ảnh hưởng đáng kể đến đời sống xã hội của La
Mã. Chỉ riêng thế kỷ III, từ năm 235 đến 285 đã có từ 3-5 đợt phun trào lớn xuất
hiện (Cormick - et al., 2012: 186). Những yếu tố này đã ảnh hưởng không nhỏ
đến sự khủng hoảng và sụp đổ của đế chế La Mã. 12
C/ THÀNH TỰU CỦA NỀN VĂN MINH LA MÃ CỔ ĐẠI
Ngược dòng chảy của lịch sử để trở về khám phá nền văn minh La Mã, có
lẽ ta thấy được đây là một nền văn minh ra đời muộn màng. Song sức ảnh hưởng
và tốc độ phát triển nhanh chóng của nó ảnh hưởng tới rất nhiều quốc gia khác
trên thế giới. Những thành tựu rực rỡ nhất của nền văn minh La Mã cổ đại được
ẩn chứa trong sức lôi cuốn đặc biệt của các thành tựu văn hóa.
Men theo và thừa hưởng thành tựu của bậc tiền bối đi trước, nhất là những
giá trị văn hóa đặc sắc của nền văn minh Hy Lạp cổ đại, người La Mã đã tạo ra
nền văn minh của riêng mình. Vậy nên, gam màu đặc trưng của nền văn hóa Hy
Lạp được xuất hiện khá rõ nét trong bức tranh nền văn minh La Mã. 1. Chữ viết
Hệ thống chữ Latin hay còn gọi là chữ La Mã cổ đại ra đời trên cơ sở tiếp
thu chữ cái của người Hy Lạp. Nó bao gồm 26 chữ cái, là nền tảng chung cho
200 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay. Theo nhiều nguồn tài liệu, người La Mã
chính thức có chữ viết vào khoảng thế kỉ thứ VI TCN, có nguồn gốc từ văn tự
Hy Lạp. Trên cơ sở chữ viết Hy Lạp cổ đại người La Mã đã bổ sung và hoàn
thiện đặt ra một loại chữ riêng của mình mà người ta quen gọi là chữ Latin. 2. Văn học
Từ giai đoạn cộng hòa ban đầu, văn học La Mã đã ươm mầm mống của
nhiều thể loại như sử thi, thần thoại, thơ ca, hài kịch, văn xuôi.
Cuối thế kỉ III TCN trở đi, dưới sức ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp văn
học La Mã có sự thai nghén và chuyển biến. Người La Mã ban đầu dịch và mô
phỏng các tác phẩm của người Hy Lạp. Tiêu biểu là các bộ sử thi “Iliad” và
“Odyssey”5 của Homer được các học giả người La Mã dịch ra tiếng Latin. Tuy
nhiên, chính nút giao giữa điểm tiếp xúc văn học Hy Lạp và khao khát tạo ra nền
văn học của riêng mình mà các nhà thơ, nhà soạn kịch người La Mã đã xây dựng
5 “Iliad” và “Odyssey” do Homer sáng tác là các sử thi kinh điển của nền văn học Hy Lạp cổ đại. “Iliad” gồm
15693 câu thơ kể về cơn giận của người anh hùng Achilles mang âm hưởng bài ca chiến trận. Còn “Odyssey”
gồm 12110 câu thơ chia thành 24 khúc ca, kể về cuộc hành trình trở về quê hương của Ulysses sau khi chiến
thắng thành Troia, đây là bài ca về cuộc sống hòa bình đồng thời ca ngợi trí tuệ con người. 13
nên nền văn học mạng đậm dấu ấn riêng. Điển hình là nhà thơ Virgle với trường
ca “Aeneis”6 đã trở thành ngôi sao sáng trong các nhà thơ La Mã. Bản trường ca
bao gồm 12 tập kể lại chuyến đi gian nan của Aineías từ thành Troia tới Ý xây
dựng và là ông tổ của giống nòi La Mã. Tác giả đã đề cao sức mạnh của người
La Mã và sứ mệnh của họ giữa thế giới rộng lớn này.
Dưới chi phối của thần thoại Hy Lạp, thần thoại La Mã là chuỗi phức tạp
khó phân định. Hướng theo một góc nhìn, người La Mã hầu như tiếp thu hoàn
toàn kho tàng thần thoại và hệ thống các thần của Hy Lạp. Điều khác biệt nằm ở
chỗ khi thần thoại Hy Lạp du nhập vào La Mã đã trải qua sự khúc xa, biến tướng
để sao cho phù hợp với tập tính và tín ngưỡng của người dân nơi đây. Người La
Mã đã cải biến tên cho các vị thần của mình như: “Thần Zeus của Hy Lạp trở
thành thần Jupiter ở La Mã” hay như “Thần Hera, vợ thần Zeus trở thành thần Juno vợ của Jupiter”.
Nền thơ ca của văn học La Mã cổ đại bắt đầu xuất hiện từ thế kỉ III TCN.
Cha đẻ của cuốn “Sử biên niên” chính là nhà thơ tiêu biểu Elnisus (239-169
TCN). Với dấu ấn cá tính sáng tạo đặc sắc mà ông dùng câu thơ sáu âm tiết viết
nên tập thơ bất hủ ấy để trình bày sự hiểu biết của mình về triết vật duy vật Hy
Lạp. Thời kì phát triển rực rỡ của thơ ca La Mã là thời kì thống trị của Octavius
từ nguyên nhân ông muốn dùng thơ ca để phục vụ cho mục đích chính trị của
mình. Vậy nên, tao đàn Maecenas được lập ra bảo trợ cho các thi nhân, văn sĩ.
Từ điều kiện đó mà thơ ca La Mã đã đạt đến đỉnh cao và xuất hiện tên tuổi của
một số nhà thơ nổi tiếng như: Virgle, Horace, Ovidius.
Virgle (70 TCN - 19 TCN) là nhà thơ kiệt xuất của La Mã cổ đại. Những
tác phẩm “Những bài ca của người chăn cừu”, “Giáo huấn về nghề nông” chính
là những vần thơ ca chứa đựng sắc màu tình yêu thiên nhiên và cuộc sống lao
động tươi đẹp của nhân dân nơi miền quê đồng nội thanh bình, yên tĩnh.
6 “Aeneid” là một bài thơ dài 9896 dòng, kéo dài mười hai chương, hai phân đoạn. Đó là câu chuyện sau khi
thành Troia thất thủ, một người anh hùng của quân Troia đã cõng theo cha già, đưa vợ con thoát khỏi biển lửa,
băng qua Địa Trung Hải, vượt qua nhiều vùng đất với biết bao gian nan thử thách để đến được nơi cuối cùng sau
này là thành Rome. Vị anh hùng đấy chính là Aineías, người vẫn được coi là tổ tiên của người La Mã. 14
Horace (65 TCN - 8 TCN) có những đóng góp quan trọng cho lí luận thơ
ca bởi ông được tiếp thu khá sâu sắc nền triết học Hy Lạp khi ông còn học tại Athen.
Đối lập lại thì Ovidius (43 TCN - 17) chuyên viết thể loại thơ trữ tình bi ai
như “Nữ anh hùng”, “Nghệ thuật yêu đương”... Tuy nhiên, đến thời kì văn học
thứ hai của mình thi nhân trở nên nghiêm túc với nghiệp sáng tác thi ca, ông
chuyển hướng sáng tác. Tác phẩm “Biến hình” đã nêu được trí tưởng tượng
phong phú, sinh động biểu hiện bộ não trí tuệ, khả năng tưởng tượng tuyệt vời
của thi sĩ. Song, đến giai đoạn sáng tác thứ ba, các tác phẩm “Đêm cuối cùng ở
La Mã”, “Cảnh giông bão trên đường đi đày”... của ông nhuốm màu sắc tuyệt
vọng do ông bị đày đến vùng Hắc Hải theo lệnh của Octavius.
Phát triển vào thế kỉ III TCN, hài kịch La Mã vẫn còn đó sức hấp dẫn với
độc giả và nhận được sự đón nhận, hoan nghênh của quần chúng nhờ nội dung
đặc sắc. Xã hội La Mã dần dần hiện rõ qua màn sương là khung cảnh bọn chủ
nô, nhà giàu ức hiếp quần chúng lao động. Vậy mà tia sáng ấm áp vẫn chiếu
được vào lòng quần chúng lao động bởi tình cảm nồng hậu họ nhận được và thái
độ lên án bọn chủ nô nhà giàu được thể hiện trong các vở hài kịch nổi tiếng nhất
như là “Anh lính khoe khoang”, “Cái bình”, “Bóng ma” của Titus Marsius Plautus (254 TCN - 184 TCN).
Trình độ văn xuôi của La Mã cổ đại đạt tới độ chín muồi bởi các tác phẩm
của Sicéron (106 TCN - 43 TCN) bằng góc nhìn về những vấn đề chính trị, xã hội và triết học. 3. Sử học
Trong dòng chảy thời gian xuyên suốt từ thời cộng hòa tới cuối thế kỉ III
đầu thế kỉ II TCN, những tài liệu biên niên sử đầu tiên xuất hiện trong công việc
ghi chép lại lịch sử của người La Mã. Lúc đầu các nhà sử học viết lịch sử La Mã
bằng tiếng Hy Lạp. Song, Catol (234 TCN - 149 TCN) là người đã mở ra cột
mốc lịch sử được viết bằng tiếng Latin bằng bộ “Lịch sử La Mã”. 15
Bằng bộ “Thông sử” của mình, Polybius (205 TCN - 125 TCN) có phương
pháp sử học vượt xa các nhà sử học Hy Lạp trước đó. Ông chú trọng đến quan
hệ nhân quả trong lịch sử và chỉ ra vai trò lớn lao của sử học là giáo dục con
người và rút ra những kinh nghiệm quý báu.
Tite Live (59 TCN - 17) được coi là nhà sử học xuất sắc của La Mã. Với
bộ lịch sử “Roma” giá trị của mình, ông đã nêu rõ mục đích viết bộ sử này là
nhằm tả lại bước đường kiến quốc gian nan của La Mã để kích động lòng yêu
nước nồng nàn của nhân dân, song vẫn còn tồn tại nhiều tính chất thần thoại.
Tacite (55 - 118) với bộ “Sử biên niên Roma” của mình, ông đã ghi chép
lại quá trình diễn biến của nền chính trị đế quốc La Mã đã mô tả lại tình hình đời
sống công xã thị tộc của người German. Đại thi hào Nga Puskin từng ca ngợi
các tác phẩm sử học của Tacite chính là “cái đòn đánh vào đầu bọn vua chúa tàn
bạo” bởi bàn tay bóc tách điêu luyện của Tacite trong công cuộc lột trần sự thối
nát của chỉnh thể chuyên chế La Mã. 4. Nghệ thuật
La Mã cổ đại có những thành tựu vô cùng rực rỡ gồm tường thành, đền
miếu, cung điện, rạp hát,…trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến đền Parthenon, rạp hát, khải hoàn môn.
Với đền Parthenon người La Mã trở thành chuyên gia trong việc thiết kế
mái tròn. “Đền của mọi vị thần” xây dựng từ thế kỷ thứ V TCN với thiết kế hình
tròn, mái tròn là đền thờ cổ đại duy nhất cho tới nay vẫn được sử dụng cho mục
đích thờ phụng và được chuyển thành một nhà thờ vào đầu kỉ nguyên Cơ Đốc
giáo. Nhà hát hình tròn xây dựng xong năm 80 với sức chứa 50000 người. Đây
là đấu trường La Mã lớn và nổi tiếng nhất trong lịch sử La Mã cổ đại. Các khải
hoàn môn do các hoàng đế La Mã xây để ăn mừng chiến thắng cũng được xây theo kiểu cửa vòm.
Những công trình này đặc biệt phát triển từ thời Octavius, người đã tự hào
nói rằng sẽ biến La Mã bằng gạch thành La Mã bằng đá cẩm thạch. 16
Nghệ thuật điêu khắc La Mã cùng một phong cách với Hy Lạp, chủ yếu là tượng và phù điêu.
Về hội họa, thành tựu của La Mã cổ đại còn được giữ lại chủ yếu là các
bích họa phong cảnh, công trình kiến trúc, đồ trang sức, tĩnh vật
5. Khoa học tự nhiên
Nếu như ở Hy Lạp cổ đại ta bắt gặp những nhà toán học, vật lí học, thiên
văn học nổi tiếng như Euclid, Archimedes, Pithagoras,… thì đến với đế chế La
Mã, các lĩnh vực này tuy không phát triển bằng nhưng cũng có những thành tựu quan trọng.
Nhà khoa học nổi tiếng của La Mã là Plinius với tác phẩm “Lịch sử tự
nhiên” gồm 37 chương. Tác phẩm được ví như bộ Bách khoa toàn thư của La
Mã cổ đại bởi nó tập hợp tri thức của các ngành khoa học thời bấy giờ: Thiên
văn, Vật lí, Địa lí, Nhân loại, Động vật, Thực vật,…
Về y học, đại biểu xuất sắc nhất là Claudius Galenus. Ông đã tiếp thu
thành tựu của Hippocrates - người giải phóng y học ra khỏi mê tín dị đoan để
viết nên nhiều tác phẩm có giá trị, uy tín lớn đến tận thời trung đại ví dụ như
cuốn “Phương pháp chữa bệnh”.
Như thế, với những thành tựu rực rỡ, La Mã đã phát triển nhanh chóng, tạo
tiền đề quan trọng cho sự tiến bộ của nền triết học đồng thời có đóng góp lớn
vào nền khoa học của thời cận - hiện đại. 6. Triết học
La Mã và Hy Lạp là quê hương của nền triết học phương Tây, quan điểm
của họ rất đa dạng nhưng chung quy lại cũng bao gồm hai phái là triết học duy
tâm và triết học duy vật7.
Triết học duy vật La Mã có những bước tiến mới vào thế kỷ I TCN với
triết gia Lucretius (98 TCN - 54 TCN). Quan điểm của ông khá tiến bộ khi đi
ngược lại quan điểm tôn giáo của các nhà triết học thời bấy giờ, bác bỏ mê tín dị
7 Vũ Dương Ninh, 2000, Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.239 17