-
Thông tin
-
Quiz
Thành tựu văn minh Ai Cập | Tiểu luận Lịch sử văn minh thế giới
Nhắc đến những nền văn minh của nhân loại, không thể không kể tới những nền văn mình rực như như nền văn minh Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa, Ả Rập và đặc biệt là nền văn minh Ai Cập – được mệnh danh là cái nôi của nền văn mình nhân loại gắn liền với hình ảnh con sông Nile huyền thoại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lịch sử văn minh thế giới 12 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thành tựu văn minh Ai Cập | Tiểu luận Lịch sử văn minh thế giới
Nhắc đến những nền văn minh của nhân loại, không thể không kể tới những nền văn mình rực như như nền văn minh Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa, Ả Rập và đặc biệt là nền văn minh Ai Cập – được mệnh danh là cái nôi của nền văn mình nhân loại gắn liền với hình ảnh con sông Nile huyền thoại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử văn minh thế giới 12 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN QUỲNH ANH
LỚP: QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ TRUYỀN THÔNG TOÀN CẦU (CHẤT LƯỢNG CAO) – K40 MÃ SINH VIÊN: 2056140006
ĐỀ TÀI: THÀNH TỰU CỦA NỀN VĂN MINH AI CẬP
TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TS. Phạm Quế Hằng
Hà Nội, tháng 6 – năm 2021 1 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................................4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................................4
4. Kết cấu tiểu luận...................................................................................................................4
CHƯƠNG 1.....................................................................................................................................4
KHÁI QUÁT VỀ NỀN VĂN MINH AI CẬP.................................................................................4 1.1.
Các điều kiện hình thành và phát triển nền văn minh Ai Cập...........................................4 1.1.1.
Vị trí địa lý.................................................................................................................4 1.1.2.
Dân cư........................................................................................................................6
CHƯƠNG 2.....................................................................................................................................8
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA AI CẬP TRONG LỊCH SỬ......................................................................8 2.1.
Thời kỳ Tảo Vương quốc (khoảng từ năm 3200 đến năm 3000 trước công nguyên).....10 2.2.
Thời kỳ Cổ Vương quốc (khoảng từ năm 3000 đến năm 2300 trước công nguyên)......10 2.3.
Thời kỳ Trung Vương quốc (khoảng từ năm 2200 đến năm 1570 trước công nguyên). 11 2.4.
Thời kỳ Tân Vương quốc ( khoảng từ năm 1570 đến năm 1000 trước công nguyên)....12 2.5.
Thời kỳ Hậu Vương quốc ( khoảng giữa thế kỷ X đến năm 30 trước công nguyên).....13
CHƯƠNG 3...................................................................................................................................14
NHỮNG THÀNH TỰU................................................................................................................14
CHỦ YẾU CỦA NỀN VĂN MINH AI CẬP................................................................................14 4.1.
Về chữ viết......................................................................................................................14 4.2.
Về văn học......................................................................................................................15 4.3.
Về thiên văn học.............................................................................................................16 4.4.
Về toán học.....................................................................................................................16 4.5.
Về y học..........................................................................................................................17 4.6.
Về tôn giáo......................................................................................................................18 4.7.
Về kiến trúc, điêu khắc...................................................................................................20 4.7.1.
Kim tự tháp..............................................................................................................20 4.7.2.
Tượng nhân sư (Sphynx).........................................................................................21
KẾT LUẬN....................................................................................................................................21
Tài liệu tham khảo.........................................................................................................................22 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài
Nhắc đến những nền văn minh của nhân loại, không thể không kể tới những
nền văn mình rực như như nền văn minh Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa, Ả Rập và
đặc biệt là nền văn minh Ai Cập – được mệnh danh là cái nôi của nền văn mình
nhân loại gắn liền với hình ảnh con sông Nile huyền thoại. Nền văn minh Ai Cập ra
đời từ rất sớm và phát triển mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực trong xã hội nhờ vào điều
kiện thiên nhiên và xã hội thuận lợi. Ai Cập được nhiều người biết đến với những
bí ẩn về các xác ướp của các vị Pharaon, những công trình kiến trúc điêu khắc độc
đáo và rất tinh xảo, chữ tượng hình, tượng nhân sư, … và đặc biệt là Kim tự tháp,
được UNESCO công nhận là 1 trong 7 kỳ quan thế giới. Ngoài ra, Ai Cập cũng
đạt rất nhiều thành tựu về các lĩnh vực như y học, toán học, văn hóa, tôn giáo,…trở
thành niềm tự hào của người dân Ai Cập. Gọi Ai Cập là cái nôi của nền văn minh
nhân loại là bởi nền văn minh Ai Cập ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn minh của
các quốc gia trên thế giới, là nguồn gốc, cơ sở để hình thành và phát triển văn hóa
xã hội ở các quốc gia khác, họ đã kế thừa rất nhiều từ thành tựu nền văn minh Ai
Cập và tạo nên nhiều nền văn minh đa dạng, đặc sắc trên toàn thế giới. Để tìm hiểu
kỹ hơn về nền văn minh rực rỡ này, tôi chọn đề tài “Thành tựu văn minh Ai Cập”
để nghiên cứu về địa lý, dân cư, các triều đại cũng những thành tựu lẫy lừng của
nền văn minh này. Từ đó hiểu hơn về Ai Cập cổ đại và có cái nhìn chi tiết hơn về
đất nước bí ẩn, kì vĩ này. 2. Mục đích nghiên cứu
Hiểu được khái quát về đặc điểm của nền văn minh Ai Cập, hiểu được kỹ hơn
về con người, văn hóa nơi đây và nâng cao kiến thức về nền văn minh vĩ đại của nhân loại. 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu về vị trí địa lý, cư dân Ai Cập, nghiên cứu về các triều đại lịch sử và
những thành tựu to lớn của nền văn minh Ai Cập 4. Kết cấu tiểu luận
Ngoài kết cấu gồm phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 3
chương, 17 tiểu tiết và 4 tiểu tiểu tiết. CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ NỀN VĂN MINH AI CẬP 1.1.
Các điều kiện hình thành và phát triển nền văn minh Ai Cập 1.1.1. Vị trí địa lý
Ai Cập có địa hình tương đối đóng kín, nằm ở phía Đông Bắc châu Phi, phía
Bắc giáp với Địa Trung Hải, phía Đông giáp biển Hồng Hải, phía Nam giáp Nubi
và nơi đó là một vùng núi rất khó đi lại, vô cùng hiểm trở còn phía Tây giáp với
Cộng hòa Li Bi và sa mạc Sahara. Với địa hình khép kín như vậy mà nền văn minh
Ai Cập có thể phát triển độc lập, riêng biệt, mang bản sắc riêng và liên tục phát triển qua các thời kỳ.
Vì nằm ở vị trí địa lý đặc biệt như vậy mà Ai Cập có vị trí địa – chính trị rất
quan trọng. Ai Cập là nơi giao nhau của ba châu lục: Châu Âu, Châu Á và Châu
Phi. Ba châu lục này hòa nhập quanh vị trí đặc biệt đó là biển Địa Trung Hải, nơi
đây có thể nối liền hoặc chia cắt ba đại dương: Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và
Đại tây Dương. Ai Cập thời cổ đại bị chia cắt thành hai miền. Phía Nam là Thượng
Ai Cập, đây là một dải lưu vực hẹp dọc theo thung lũng sông Nile kéo dài đến
Syene, thuận lợi cho nền kinh tế chăn nuôi đại gia súc, lấy biểu tượng là bông hoa
sen và Pharaoh ngự trị nơi đây đội vương miện trắng. Phía Bắc là Hạ Ai Cập, là 4
vùng đồng bằng hình tam giác đất đai màu mỡ, phì nhiêu do phù sa sông Nile bồi
đắp, mưa thuận gió hòa, thuận tiện giao lưu buôn bán với Châu Âu và Châu Á.
Ai Cập là một vùng đồng bằng dài và hẹp chạy dọc theo vùng hạ lưu của lưu
vực sông Nile. Dòng sông Nile huyền thoại bắt đầu từ khu vực xích đạo của Châu
Phi, chảy qua Ai Cập khoảng 1500km. Hạ nguồn sông Nile chia thành 7 nhánh
khác nhau đổ ra biển Địa Trung Hải, khi mùa lũ tới, sau khi nước rút sẽ để lại trên
đất liền một lớp phù sa đen. Lượng phù sa này rất màu mỡ và những vùng đất đai
được phù sa sông Nile bồi đắp rộng khoảng 15 – 25km, có nơi ở phía Bắc rộng tới
50km. Bởi vậy mà nền kinh tế Ai Cập phát triển từ khá sớm, tạo điều kiện cho Ai
Cập bước vào xã hội văn mình sớm nhất thế giới. Dọc theo hạ lưu sông Nile là nơi
tập trung chủ yếu của dân cư Ai Cập và đó chính là cơ sở cho sự ra đời của nhà nước.
Nhà sử học Herodotus đã nhiều lần viếng thăm Ai Cập và nói rằng: “Ai Cập
là tặng phẩm của sông Nile”. Câu nói này không hoàn toàn đúng đúng bởi sự thành
công và phát triển của nền văn minh Ai Cập cổ đại một phần là nhờ khả năng thích
ứng của sông Nile với các điều kiện của thung lũng Nile trong việc sản xuất nông
nghiệp. Người dân Ai Cập cổ đại đã dựa vào mực nước sông Nile để dự đoán mùa
màng mỗi năm có thuận lợi hay không và từ đó điều tiết thủy lợi để tạo ra nông sản
dư thừa, hạn chế nạn đói hoành hành khi nước sông Nile không dâng cao, giúp
nuôi dưỡng số lượng dân đông hơn, tạo điều kiện để phát triển văn hóa xã hội, góp
phần định hình chính thể nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền. Nói cách
khác, nếu không có dòng sông Nile, người Ai Cập sẽ khó có thể tồn tại trên mảnh
đất này, sông Nile nuôi dưỡng con người Ai Cập, là biểu tượng của Ai Cập, là món
quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất Ai Cập và chính con người nơi đây. 5
Khí hậu Ai Cập khá khắc nghiệt, số ngày mưa rất ít, quanh năm trời nắng,
nóng và khô, bầu trời luôn tỏng xanh, độ ẩm không khí thấp. Từ tháng 5 đến tháng
9 là lúc Ai Cập nóng nhất, thậm chí từ tháng 6 đến tháng 8 nhiệt đó có thể lên đến
45 độ C, còn vào tháng 10 đến tháng 4, khí hậu tương đối mát mẻ, dễ chịu. Nhờ
khí hậu như vậy mà người Ai Cập thuận lợi quan sát thiên văn và gìn giữ được khá
lâu những di sản của nền văn minh Ai Cập, đặc biệt là bảo quản được giấy Papyrus
hay còn gọi là giấy cói, một loại giấy được sử dụng để ghi chép lại bao dấu tích oai
hùng, lưu trữ kho tàng kiến thức, những bản vẽ, những cuốn sách từ thời cổ đại,
papyrus đã trở thành biểu tượng văn hóa, tâm linh và lịch sử của xã hội Ai Cập cổ
đại, là di dản đáng quý của Ai Cập hiện đại. Ngoài ra, Ai Cập cũng có rất nhiều tài
nguyên thiên nhiên quý hiếm, các loại đá quý như đá badan, đá vôi, đá hoa cương,
đã mã não,…các nguyên liệu xây dựng công trình nghệ thuật; kim loại quý thì có
đồng, vàng nhưng sắt thì phải nhập khẩu.
Những điều kiện thiên nhiên thuận lợi nhất đã góp phần hình thành nên nền
văn mình Ai Cập từ rất sớm. Những ngành nghề như nông nghiệp, đánh bắt cá, thủ
công nghiệp và thương nghiệp đã phát triển từ 3000 năm trước Công Nguyên. Các
di sản kiến trúc độc đáo, đồ sộ, đạt đến trình độ kỳ quan thế giới như kim tự tháp,
điêu khắc, các kiệt tác hội họa và đặc biệt là nghệ thuật ướp xác cũng đã phát triển
mạnh mẽ từ hàng ngàn năm trước. 1.1.2. Dân cư
Ngày nay, cư dân ở Ai Cập chủ yếu là người Ả rập nhưng ở thời cổ đại, cư
dân Ai Cập là người Libi, người da đen và có thể có cả người Semit di cư từ Châu
Á. Thực chất, con người đã xuất hiện và sinh sống tại lưu vực sông Nile từ thời kì
đồ đã. Các nhà khoa học hiện đại đã xác minh người Ai Cập cổ đại thường là
những thổ dân Châu Phi, hình thành từ sự hỗn hợp của nhiều bộ lạc. Những thổ
dân này đi săn bắn, sinh tồn trên lục địa và khi đến được vùng đồng bằng sông 6
Nile, họ quyết định định cư tại đây, bắt đầu trồng trọt và chăn nuôi từ rất sớm. Sau
này chỉ có một bộ phận của bộ tộc Hamit từ Tây Á xâm nhập vào hạ lưu sông Nile
và chinh phục thổ dân người Châu Phi nơi đây. Trải qua quá trình xâm nhập, hỗn
hợp của các bộ tộc lâu dài, cư dân ở đây và người Hamit đã đồng hóa với nhau, tạo
nên một bộ tộc mới và đó chính là Ai Cập, họ chủ yếu thuộc chủng Mongoloid hay
còn gọi là chủng người da vàng và chủng Negroid hay còn gọi là chủng người da
đen. Ngày nay, ngôn ngữ chính thức, được sử dụng phổ biến và rộng rãi qua các
văn bản ở Ai Cập là tiếng Ả Rập và ở thời cổ đại thì người Ai Cập chủ yếu viết
bằng chữ tượng hình. Cấu trúc làng của họ theo chiều dọc, các thành viên trong xã
hội không bình đẳng. Xã hội Ai Cập có địa vị xã hội rõ ràng. Phần lớn trong xã hội
là nông dân tuy nhiên nông sản lại thuộc sở hữu của nhà nước, của đền thờ hoặc
các gia đình quý tộc sở hữu đất đai. Nông dân thời cổ đại phải chịu thuế lao động
hoặc buộc phải làm nô lệ tham gia lao động cho các công trình xây dựng hoặc các
dự án thủy lợi. Các thợ thủ công và nghệ sĩ thì có địa vị cao hơn nông dân nhưng
vẫn nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước. Họ phải làm việc tại các phân xưởng gắn
với các ngôi đền và được trả lương trực tiếp từ quốc khố hay có thể hiểu là ngân
sách nhà nước. Tầng lớp thượng lưu hay còn gọi là tầng lớp váy trắng được hình
thành bởi các quan lại và viên ký lục (một chức quan phụ trách vấn đề an ninh,
kiện tụng, tư pháp). Sở dĩ gọi là tầng lớp váy trắng bắt nguồn việc sử dụng quần áo
bằng vải lanh màu trắng, đó chính là dấu hiệu địa vị của họ. Tầng lớp này còn làm
nổi bật địa vị xã hội của mình qua nghệ thuật và văn học. Dưới tầng lớp quý tộc là
các thầy thuốc, giáo sĩ và kỹ sư được đào tạo bài bản trong chuyên môn của họ. Ở
Ai Cập cổ đại cũng đã có nô lệ nhưng tỷ lệ không rõ ràng. Người Ai Cập chủ yếu
ăn lúa mì, lúa mạch, đậu và trái cây như, quả hạnh và quả đấu là thức ăn phụ ngoài
ra còn có thịt gia súc, thịt thú hoang như lợn rừng, lừa rừng, hươi và ăn cùng với
sữa, trứng và hải sản. Người Ai Cập thích được phục tùng và thích ra lệnh nhưng
họ cũng rất cần cù chăm chỉ. Họ có tính cách kiên nhẫn, dũng cảm, liều lĩnh, chịu 7
đựng và cũng rất tháo vát, lanh lợi do sống bên cạnh sa mạc và sông Nile. Trang
phục của Ai Cập cổ đại rất đa dạng và làm từ nhiều chất liệu khác nhau, đi kèm với
sử dụng trang sức và phụ kiện đi kèm. Người Ai Cập thường mặc trang phục làm
từ da động vật, vải lanh và bông trong đó vải lanh được sử dụng phổ biến ở mọi
tầng lớp xã hội. Phụ nữ mặc trang phục gọi là kalasiris, một loại váy bó sát cơ thể
dài từ mắt cá chân đến ngực. Sau này, kalasiris cũng được nam giới sử dụng, nam
giới thuộc tầng lớp thượng lưu thì mặc từ 1 đến 2 lớp. Còn đối với nam giới thì
trang phục khá đơn giản, gọi là shendyt, là một cái váy quấn quanh thắt lưng, có
thể là xếp ly hoặc chụm về phía trước và mình để trần. Từ dân thường đến vua
chúa Ai Cập đều mặc trang phục này. Để thể hiện địa vị xã hội cao thì nam giới
quý tộc thắt thêm một miếng vải màu khác hoặc deo thêm thắt lưng gắn miếng
vàng khối hoặc đính đá quý. CHƯƠNG 2
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA AI CẬP TRONG LỊCH SỬ
Người dân Ai Cập cổ đại thường sống thành bộ tộc, tất cả của cải do con
người tạo ra là tài sản chung, không được sở hữu riêng, không có tranh chấp. Tuy
nhiên khoảng năm 4000 trước Công Nguyên, chế độ thị tộc ở xã hội Ai Cập bắt
đầu tan ra. Khi ấy, dân cư sống ven sông Nile lập thành các công xã nhỏ. Có thể
nói rằng nông nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế của các công
xã nông thôn – tổ chức kinh tế cơ sở của Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên, thời kỳ này
nông nghiệp mới phát triển đến trình độ canh tác nguyên thủy; phương pháp canh
tác còn lạc hậu, chỉ xới đất lên gieo hạt giống; công cụ sản xuất còn thô sơ, đơn
giản, chủ yếu làm bằng đá và gỗ. Nhưng thời ấy dân cư vẫn thu hoạch được nhiều
sản phẩm là nhờ đất đai màu mỡ được bồi đắp bởi phù sa sông Nile. 8
Ngoài ra, người Ai Cập phải đối phó với nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán
bởi khí hậu khắc nghiệt. Chính vì vậy mà người Ai Cập cổ rất chú trọng công tác
thủy lợi, họ coi đó là yếu tố quan trọng của công xã nông thôn mà muốn hoàn
thành tốt việc thủy lợi thì cần sự hợp lực, đoàn kết của nhiều công xã, nếu các công
xã tách biệt ra thì không thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Bởi thế mà các công
xã nông thôn đã đoàn kết hợp lại tạo thành liên minh công xã hay còn gọi là nôm
để có thể huy động được nhiều công nhân hơn thực hiện công tác thủy lợi. Có
khoảng 40 nôm, mỗi nôm được chia thành thành thị và nông thôn riêng, các nôm
thường nằm dọc hai bên bờ sông Nile. Đến đầu thiên niên kỷ thứ IV trước công
nguyên, xã hội Ai Cập bắt đầu phân chia thành hai giai cấp rõ rệt là chủ nô và nô
lệ. Các nô lệ chủ yếu là các chiến tù và đều thuộc sở hữu chung của các công xã.
Nô lệ hoạt động rộng rãi trong ngành thủ công nghiệp và nông nghiệp, chủ yếu ở
các công trình thủy lợi. Nô lệ và quân chúng nông dân công xã đều bị chủ nô bóc
lột. Chủ nô là tầng lớp quý tộc thị tộc, tách ra khỏi dân tự do và trở thành giai cấp
thống trị. Và giai cấp thống trị đó hình thành nên bộ máy nhà nước để cai trị nô lệ
và cả nông dân công xã.
Hình thái nhà nước phôi thai của Ai Cập gọi là châu, đứng đầu châu là chúa
châu. Chúa châu vừa thủ lĩnh quân sự, vừa là thẩm phán và vừa là tăng lữ tối cao
của châu. Chúa châu được xem như một vị thần sống, quyền lực tối thượng. Và đặc
biệt, mỗi châu lại thờ một vị thần riêng, có một tín ngưỡng tôn giáo riêng. Giữa các
châu hay xảy ra chiến tranh nhằm cướp bóc của cải, nô lệ, thôn tính lẫn nhau. Một
trong những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh là sự xúc phạm tín ngưỡng tôn giáo.
Để thống nhất được việc quản lý công tác thủy lợi trên diện rộng cùng nguyện
vọng chấm dứt chiến tranh mà các châu dần dần hợp thành một quốc gia thống
nhất. Các châu thuộc miền Bắc hợp lại thành vương quốc Hạ Ai Cập và các châu
thuộc miền Nam hợp thành vương quốc Thượng Ai Cập. Hai vương quốc này đã 9
hợp làm một sau quá trình đấu tranh lâu dài và khốc liệt vào khoảng năm 3200
trước công nguyên. Kinh thành đầu tiên là Memphis, tổ chức nhà nước bước đầu
có đặc điểm của nahf nước chuyên chế. Cuối thiên niên kỷ IV trước công nguyên,
nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời và kể từ đó đến năm 525 trước công nguyên, lịch sử
Ai Cập được chia thành năm thời kỳ 2.1.
Thời kỳ Tảo Vương quốc (khoảng từ năm 3200 đến năm 3000 trước công nguyên)
Vào thời kỳ này, Ai Cập đã hợp nhất hai vương quốc, trở thành một quốc gia
thống nhất. Ai Cập đã trải qua hai vương triều là vương triều I và vương triều II kể
từ khi nhà nước Ai Cập thống nhất ra đời đến khoảng năm 3000 trước công
nguyên. Ở thời kỳ này, người Ai Cập cổ đã viết sử dụng công cụ làm bằng đồng
đỏ, biết dùng cày và súc vật để làm ruộng. Đứng đầu nhà nước là một ông vua
chuyên chế, gọi là Pharaon, trong tiếng ai cập cổ nghĩa là ngôi nhà vĩ đại.
2.2. Thời kỳ Cổ Vương quốc (khoảng từ năm 3000 đến năm 2300 trước công nguyên)
Đây là thời kỳ mà bộ máy nhà nước Ai Cập cổ đại đã thực sự hoàn thiện, các
lĩnh vực kinh tế, quân sự, chính trị và văn hóa. Thời kỳ này bao gồm tám vương
triều, được đặt tên lần lượt theo thứ tự. Đứng đầu là các Pharaon với quyền lực tối
thượng và vô hạn đối với thần dân và toàn bộ đất đai. Pharaon là các tăng lữ, thẩm
phán và là người chỉ huy quận sự của cả vương quốc. Các Pharaon rất chú trọng
việc xây dựng cho mình các lăng mộ vô cùng kiên cố và đồ sộ, đó chính là các kim
tự tháp nhằm củng cố và phô trương quyền lực. Thời kỳ này có rất nhiều các kim
tự tháp lớn được xây dựng như kim tự tháp cảu Djoser. Trong bộ máy nhà nước, ở
trung ương có một chức tể tướng, giúp Pharaon cai trị nhân dân. Dưới tể tướng là
các bộ phận quan lại cồng kềnh bao gồm các quan cấp cao và nhiều thư lại phụ
trách việc thu thuế, xây dựng quân đội, xử án,… Ở các địa phương, các chúa châu 10
nắm giữu quyền lực. Họ thay mặt vua cai trị châu, quyết định mọi việc ở các châu.
Các công xã nông thôn được cai quản bởi người quản thôn. Tầng lớp quan lại, quý
tộc vô cùng đông đảo, đặc biệt, tầng lớp quý tộc tăng lữ đóng vai trò t quan trọng
trong đời sống xã hội. Họ là chỗ dựa cho quý tộc quan lại, bởi vaath mà họ có
quyền hành rất lớn, được hưởng nhiều đặc quyền, lợi ích.
Trong xã hội thời kỳ này, phần đông là các nông dân công xã. Họ chủ yếu làm
ruộng và chăn nuôi gia súc và được phép tự do sản xuất nhưng phải nộp thuế cho
nhà nước. Ngoài ra, các nông dân công xã có nghĩa vụ phải lao dịch để xây dựng
các công trình công cộng. Nô lệ chiếm môt số lượng đông đảo và bị xem như là tài
sản sở hữu của vua và giới quý tộc. Xã hội Ai Cập còn có tầng lớp thợ thủ công và
thương nhân. Họ là những người tự do sản xuất buôn bán nhưng vẫn phải nộp thuế
cho nhà nước. Tuy nhiên, đời sống của họ cũng không kém phần cực khổ.
Về chính sách đối ngoại, các Pharaon thường tiến hành xâm lựơc các nước
láng giềng, vơ vét của cải và bắt giữ tù binh làm nô lệ. Các cuộc chiến tranh diễn ra
liên miên khiến cho nguồn nhân lực, vật lực trong nước trở nên cạn kiệt. Đời sống
nhân dân vô cùng cực khổ do phải đối phó với sưu thuế. Bởi vậy, họ đã không
ngừng nổi dậy đấu tranh. Chính quyền chuyên chế ngày càng suy yếu, trong khi
đó, các thế lực địa phương có cơ hội mạnh lên khiến cho xu thế thoát li khỏi quyền
lực nhà vua, phân quyền ngày càng phát triển. Để lại hậu quả là nước Ai Cập thống
nhất bị chia cắt thành nhiều vùng, miền khác nhau.
2.3. Thời kỳ Trung Vương quốc (
khoảng từ năm 2200 đến năm 1570 trước công nguyên)
Ai Cập thời kỳ này bắt đầu bước vào thời kỳ phân li và loạn lạc trong suốt
300 năm. Thời kỳ này gồm bảy vương triều. Do hậu quả của chiến tranh nên nền
kinh tế bị phá hoại nghiêm trọng. Các công trình thuỷ lợi bị tổn hại nghiêm trọng,
không được sửa sang, tu bổ khiến cho nông nghiệp rơi vào tình trạng đình đốn, mất 11
mùa, nạn đói xảy ra liên miên. Việc tái thống nhất đất nước trở nên cấp thiết hơn
bao giờ hết. Tuy nhiên, quá trình này lại bị trì trệ bởi sự tranh chấp giữa hai tập
đoàn quý tộc ở Heracleopolis và Thebes. Khi Thebes đã giành được thắng lợi, lãnh
tụ của Thebes trở thành Pharaon của Ai Cập, sáng lập ra vương triều XI. Kể từ đó,
Ai Cập dần thời ổn định và phát triển hơn. Chính quyền trung ương được củng cố,
kinh tế phát triển, công tác thuỷ lợi được quan tâm nhiều hơn. Công cụ lao động đã
được cải tiến thêm một bước song song với việc mở rộng các công trình thủy lợi.
Các công cụ bằng đồng thau xuất hiệnn đã làm thay đổi căn bản tình trạng sản
xuất. Ngành chăn nuôi cũng được đặc biệt chú ý. Ngoài ra, thủ công nghiệp, các
hoạt động thương nghiệp và ngoại thương cũng được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, thời kỳ này, xã hội phân hoá ngày càng mạnh mẽ, mâu thuẫn xã
hội ngày một sâu sắc. Nhờ vào sự bóc lột dân chúng và các cuộc chiến tranh mà
tầng lớp quý tộc ngày càng trở nên giàu có song song với việc số lượng nô lệ ngày
càng tăng lên, ngay cả tầng lớp viên chức nhỏ và dân thường cũng có nô lệ. Đời
sống của nô lệ và dân nghèo vô cùng cực khổ do phải chịu nhiều tầng áp bức, bóc
lột. Bởi vậy mà nhiều cuộc đấu tranh của tầng lớp bị áp bức đã diễn ra. Hầu hết các
cuộc khởi nghĩa đều bị dập tắt nhưng chúng đã phần nào làm suy yếu chính quyền.
Tới năm 1710 trước công nguyên, các bộ lạc du mục người Hyksos đã xâm nhập
vào lãnh thổ Ai Cập và họ dần dần chiếm đóng tòan bộ đất đai và đặt nền thống trị của họ ở đây. 2.4.
Thời kỳ Tân Vương quốc ( khoảng từ năm 1570 đến năm 1000 trước công nguyên)
Người Hyksos chỉ chiếm đóng được ở Ai Cập trong khoảng thời gian ngắn,
đến năm 1570 trước công nguyên, họ bị đuổi khỏi Ai Cập. Đất nước lại được thống
nhất. Thời kỳ này gồm có ba vương triều. Các Pharaon thi hành chính sách vũ lực
và không ngừng mở rộng lãnh thổ. Nhờ đó, Ai Cập trở thành một quốc gia rộng lớn
hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, các Pharaon cũng ra sức củng cố chính quyền 12
chuyên chế và tăng cường lực lượng quân đội để làm công cụ đàn áp các nước
khác và chuẩn bị xâm lược.
Ở thời kỳ này, ngành nông nghiệp có những bước tiến mới. Kỹ thuật canh tác
được cải tiến, công cụ đồng thau dần phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong sản
xuất. Nhà nước cũng rất quan tâm đến công tác thuỷ lợi. Mặc dù có những bước
phát triển nhưng sản xuất thủ công nghiệp cùng với thương nghiệp và mậu dịch đối
ngoại còn tiến bộ hơn so với nông nghiệp
Để củng cố quyền thống trị về mặt tinh thần, các Pharaon phải dựa vào giới
tăng lữ. Chính vì thế mà tầng lớp tăng lữ đã giàu có lại càng trở nên giàu có hơn.
Hơn nữa, dựa vào thực lực kinh tế, vai trò chính trị của họ ngày càng được khẳng
định. Trước tình hình đó, nhà nước đã tiến hành một cuộc cải cách tôn giáo khiến
Đế quốc AI Cập dần bước vào thời kỳ suy yếu. 2.5.
Thời kỳ Hậu Vương quốc ( khoảng giữa thế kỷ X đến năm 30 trước công nguyên)
Ai Cập trở thành đối tượng xâm lược và thống trị của nhiều nước trong khu
vực khiến đây là thời kỳ khủng hoảng, suy vong của nhà nước Ai Cập cổ đại. Ai
Cập rơi vào tình trạng phân liệt và loạn lạc.
Khoảng giữa thế kỷ thứ X trước công nguyên, một thủ lĩnh quân đội người
Libi đã tiến hành đảo chính quân sự, lật đổ Pharaon với mục tiêu lập ra một vương
triều ngoại tộc, cai trị toàn Ai Cập nhưng đến đầu thế kỷ VIII trước công nguyên,
nền thống trị của Libi bị lật đổ bởi người Nubi tiến đánh Ai Cập và xác lập nền
thống trị mới. Đến năm 671 trước công nguyên, Ai Cập lại bị quân đội Assyri đánh
chiếm. Năm 525 trước công, Ba Tư xâm lược đất nước này và đặt ách thống trị ở
đây. Năm 332 trước công nguyên, Ai Cập lại bị Alechxander xứ Macedonia chinh
phục. Sau khi đế quốc này bị tan rã, Ai Cập thuộc quyền thống trị của một vương 13
triều Hy Lạp gọi là vương triều Ptolemy. Năm 30 trước công nguyên, Ai Cập trở
thành một tỉnh của đế quốc La Mã. CHƯƠNG 3 NHỮNG THÀNH TỰU
CHỦ YẾU CỦA NỀN VĂN MINH AI CẬP
Được xem như cái nôi của nền văn minh nhân loại, nền văn minh Ai Cập phát triển
vượt bậc ở mọi lĩnh vực, đặc biệt, nền văn hóa vật chất và tinh thần đã được hình
thành từ khi con người bắt đầu định cư và sinh sống ven sông Nile. Văn hóa Ai
Cập cũng đạt được nhiều thành tựu lớn cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã
hội. Có thể nói rằng văn hoá Ai Cập là một trong những nền văn hoá cổ nhất và
phát triển rực rỡ nhất của thế giới cổ đại. Cho đến nay, những thành tựu văn hoá ấy
vẫn làm cho chúng ta thán phục và ngạc nhiên trước sức sáng tạo kì diệu của nhân
dân Ai Cập thời cổ đại và cũng còn tồn tại rất nhiều bí ẩn chưa thể giải đáp 4.1. Về chữ viết
Chữ viết Ai Cập ra đời khi xã hội hình thành giai cấp, đó là chữ tượng hình.
Chữ tượng hình là một trong những hệ thống chữ viết lâu đời nhất thế giới, có niên
đại cách đây khoảng 5.200 năm. Người dân Ai Cập cổ đại tin rằng chữ tượng hình
do thần trí tuệ Thoth tạo ra và gọi nó là ngôn ngữ của các vị thần. Đối với các khái
niệm phức tạp và trừu tượng, người Ai Cập dùng phương pháp mượn ý. Tuy nhiên,
hai phương pháp này chưa đủ để biểu đạt được mọi khái niệm của cuộc sống nên
dần dần xuất hiện những hình vẽ biểu hiện âm tiết. Những chữ chỉ âm tiết đó sau
này trở thành chữ cái. Chữ tượng hình của Ai Cập cổ đại có tổng cộng khoảng
1000 chữ ký tự bằng hình ảnh, trong đó có 24 ký tự đại diện và có khoảng 700 –
800 ký tự cơ bản được gọi là glyph, còn lại là những ký tự đại diện cho từ hoàn 14
chỉnh hoặc sự kết hợp giữa các phụ âm. Ngôn ngữ Ai Cập cổ không có dấu cách,
dấu chấm, dấu phẩy, được đọc từ phải sang trái, từ trên xuống dưới.
Chữ tượng hình đóng vai trò quan trọng trong việc thi hành nhiều công việc
của hoàng gia, được các Pharaoh Ai Cập đầy quyền uy hoặc các thầy tế, tư tế sử
dụng để ghi chép lại những lời cầu nguyện hoặc các văn bản lưu những thành tựu
trong triều đại của họ. Để trở thành người ghi chép, người ta phải được đào tạo tại
một ngôi trường đặc biệt ngay từ khi còn nhỏ, thường là những cậu bé khoảng 6 –
7 tuổi. Quá trình đào tạo kéo dài trong nhiều năm bởi không phải ai cũng có thể
đọc và viết chữ tượng hình, đặc biệt là với dân thường. Chữ tương hình này thường
được viết trên đá, gỗ, đồ gốm, vải gai, da... nhưng chất liệu phổ biến nhất là giấy
papyrus, bút được làm từ thân cây sậy, mực được làm từ bồ hóng. Ngày nay, hàng
triệu chữ tượng hình còn lưu lại trong các văn bản thiêng liêng, trên quan tài đá,
lăng mộ, và tượng đài là minh chứng cho một thời đại hoàng kim đã qua ở Ai Cập. 4.2. Về văn học
Văn học Ai Cập cổ đại đã phát triển rực rỡ, gồm một kho tàng văn học khá
phong phú và đa dạng, gồm có thơ ca trữ tình, tục ngữ, truyện thần thoại... Những
tác phẩm tiêu biểu là : “Nói Thật và Nói Láo”, “Sống sót sau vụ đắm thuyền”, “Lời
kể của Ipuxe”, “Nói chuyện với linh hồn của mình” và đặc biệt là “Truyện về hai
anh em”, tác phẩm này đã được một người nga là ông V.V.Stastov cho in trên cuốn
phụ trương tháng Mười của tạp chí “Người đưa tin Châu Âu” vào năm 1868.Các
tác phẩm được viết bằng ngôn ngữ Ai Cập trong thời gian dài và tất nhiên ngôn
ngữ đó có sự thay đổi. Các câu chuyện đều có ý nghĩa tích cực, mang tính chất răn
đe, giáo huấn, dạy con người phải sống sao cho tốt đẹp, đúng đạo lý và khuyến
khích tinh thần vươn lên của con người trong xã hội, ngoài ra còn phản ánh những
biến động lớn trong xã hội thời đó. Quan trọng hơn cả là bản thân người Ai Cập
luôn cảm nhận tính liên tục trong truyền thống văn học của mình. Những tác phẩm 15
văn học, như của thời Trung vương quốc, được viết bằng ngôn ngữ cổ điển Ai Cập
(ngôn ngữ Trung Ai Cập ) và được học ở trong thời kỳ Tân vương quốc và được
dịch sang ngôn ngữ Tân Ai Cập. Không hiếm khi người ta viết bằng ngôn ngữ cổ
điển Ai Cập ở những thời kỳ về sau nhưng những cốt truyện và môtíp của văn học
cổ đại vẫn tồn tại trong nhiều thế kỷ, nhiều thiên niên kỷ về sau. 4.3. Về thiên văn học
Từ rất sớm ,người Ai Cập cổ đại đã biết dùng những dụng cụ thô sơ như sợi
dây dọi mảnh hoặc mảnh ván có khe hở để quan sát bầu trời trên nóc các đền,
miếu. Các vị thần Geb và Nut tượng trưng cho bàu trời cùng những vì sao bao
quanh Trái Đất. Người Ai Cập cổ cũng đã vẽ được 12 cung hoàng đạo, biết về các
hành tinh như sao Thuỷ, sao Kim, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ. Để đo thời gian, họ
đã phát minh ra cái nhật khuê. Đó là một thanh gỗ đầu cong. Muốn biết mấy giờ thì
xem bóng mặt trời của mút cái đầu cong in lên vị trí nào trên thanh gỗ. Tuy nhiên,
dụng cụ này chỉ xem được thời gian khi có ánh mặt trời. Về sau, người ta phát
minh ra đồng hồ nước. Đó là một cái bình bằng đá hình chóp nhọn. Nhờ vào cái
đồng hồ nước này, người ta có thể xem được giờ cả ngày lẫn đêm.
Dựa trên kết quả quan sát tinh tú và quy luật dâng nước của sông Nile, người
Ai Cập cổ đã phát minh ra lịch. Họ nhận thấy buổi sáng sớm khi sao Lang bắt đầu
mọc cũng là lúc nước sông Nile bắt đầu dâng. Hơn nữa, khoảng cách giữa hai lần
mọc của sao Lang là 365 ngày. Họ lấy khoảng thời gian ấy làm một năm. Lịch của
người Ai Cập cổ là lịch âm, một năm được chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30
ngày, 5 ngày còn thừa để cuối năm ăn tết. Năm mới của Ai Cập bắt đầu từ ngày
nước sông Nin bắt đầu dâng. Một năm được chia làm 3 mùa, mỗi mùa có 4 tháng,
đó là mùa nước dâng, mùa ngũ cốc và mùa thu hoạch. 4.4. Về toán học
Do yêu cầu của việc xây dựng, sản xuất, người dân ở đây đã hiểu biết khá
nhiều về toán học từ rất sớm và nền toán học Ai Cập cổ đại cũng đạt được nhiều 16
thành tựu lớn. Người Ai Cập cổ ngay từ đầu đã biết dùng phép đếm lấy 10 làm cơ
sở, họ dùng hệ thống chữ số thập phân để kí hiệu cho các số đếm. Các chữ số cũng
được dùng chữ tượng hình để biểu thị nhưng vì không có số 0 nên cách viết chữ số
của họ tương đối phức tạp. Có 7 kí hiệu cho các vị trí của từng hàng trong một dãy
kí tự và cách đọc, cũng từ trái sang phải như cách đọc thông thường ngày nay. Chữ
số hàng đơn vị là số nét gạch đứng. Ba số 1, 2, 3 được kí hiệu bởi "|", "||", "|||". Từ
số 4 đến số 8 thì được viết trên hai dòng: dòng trên có số nét bằng hoặc nhiều hơn
dòng dưới 1 đơn vị. Chẳng hạn để kí hiệu số 7 thì dòng trên sẽ có 4 gạch, dòng
dưới có 3 gạch. Riêng số 9 được viết trên 3 dòng, mỗi dòng 3 gạch. Số 4 hay 5 còn
có thể biểu diễn bằng 4 hay 5 gạch trên cùng dòng. Chữ số hàng chục kí hiệu bởi
một cái cổng hình parabol, chữ số hàng trăm là một cuộn dây và cách viết trên 1, 2
hay 3 dòng giống như cách viết hàng đơn vị. Chữ số hàng nghìn là một cây sen.
Lần lượt chữ số hàng vạn, hàng 10 vạn và hàng triệu được kí hiệu bởi một ngón
tay, một con ếch và vị thần giơ cao tay. Mỗi chữ số từ hàng nghìn đều viết trên 1
dòng. Từ đó, người Ai Cập cổ đại biểu diễn được mọi số đếm nhỏ hơn 10 triệu.
Chẳng hạn để viết số 2132 thì từ trái sang phải: 2 cây sen, 1 cuộn dây, 3 cái cổng, 2
nét gạch. Họ chỉ mới biết phép cộng và phép trừ, chưa biết đến phép nhân và chia.
Đến thời Trung Vương quốc, đại số học đã bắt đầu xuất hiện. Về hình học, họ đã
biết cách tính diện tích hình tam giác, diện tích hình cầu, biết được số p là 3,16. Họ
cũng biết tính thể tích hình tháp đáy vuông. Họ còn biết vận dụng những mầm
mống của lượng giác học. 4.5. Về y học
Người Ai Cập có những hiểu biết rất rõ về cấu tạo của cơ thể người do tục
ướp xác xuất hiện từ rất sớm. Nhờ đó, y học có cơ hội phát triển mạnh. Họ đã đề
cập đến nguyên nhân của bệnh tật, mối quan hệ giữa tim và mạch máu, các loại
bệnh, khả năng chữa trị, phương pháp khám bệnh... Họ hiểu rằng nguyên nhân của
bệnh tật không phải là do ma quỷ hoặc phù thuỷ gây nên mà là do sự không bình 17
thường của mạch máu. Người dân ở đây còn biết được tầm quan trọng của óc và
tim đối với sức khoẻ con người. Việc chữa bệnh đã được chuyên môn hoá rất tỉ mỉ.
Y học được chia thành nhiều chuyên môn. Mỗi thầy thuốc có một chuyên môn
riêng, chữa một loại bệnh riêng. Bệnh nhức đầu được chữa khỏi bằng cách tắm
nước nóng sắc từ một số loài hoa và bằng phương pháp massage. Chứng loạn nhịp
tim được xác định bởi các cô gái khiếm thị có thính giác rất nhạy. Các nhạc công
có những ngón tay nhạy cảm được tuyển dụng như một thứ máy X-quang" để sờ
nắn chỗ gãy xương và xác định tổn thương. Thậm chí ở Ai Cập thời đó đã tồn tại
một chức danh y học kỳ dị là nhà trực tràng học với tên gọi dân dã là người chăm sóc hậu môn
Và đặc biệt họ có những bí quyết để kéo dài tuổi thọ rất khoa học. Các thầy
thuốc cổ Ai Cập khuyên mỗi ngày nên dội nước 3 lần (sáng, trưa, chiều) và cạo
sạch mọi thứ lông lá trên người (nhất là ở nách), trừ tóc mọc lên đầu, để ngăn cản
các loại vi trùng xâm nhập cơ thể. Nghiêm chỉnh chấp hành những lời khuyên của
thầy thuốc, pharaoh Pepi II mỗi ngày tắm 3 lần, thậm chí cả khi bị cảm cúm, và
ngài đã thọ 94 tuổi. Các thày thuốc hoàng gia khuyên có thể làm làm nhẹ bụng
bằng cách uống một hỗn hợp gồm sữa bò, ngũ cốc và mật ong; tránh ung thư vú
bằng cách đeo đồ trang sức nặng bằng vàng bởi họ tin rằng vàng có khả năng diệt
trừ khối u ngay từ trong trứng. Các bác sĩ nhãn khoa và nha khoa Ai Cập cổ đại
được coi là những người giàu có nhất. Bệnh nhiễm khuẩn ở mắt được điều trị bằng
một cách rất độc đáo "\Hãy lấy một nửa bộ óc người rồi đem một phần trộn lẫn
với mật ong và đắp lên mắt vào sáng sớm, phần còn lại sấy khô và cũng đắp lên
mắt vào buổi tối - cuốn cẩm nang do nhà khoa học Ebers tìm thấy đã hướng dẫn
như vậy.Tỏi tươi cũng được áp dụng rộng rãi, một nhân viên của Viện bảo tàng Ai
Cập là Ibrahim Hussein đã khẳng định. Một toa thuốc hiệu nghiệm chữa bệnh cảm
lạnh vẫn phổ biến cho đến tận ngày nay: Ăn tỏi trộn mật ong. Người cổ Ai Cập cho
rằng con quỷ cảm lạnh rất sợ tỏi và sẽ chuồn ngay khi ngửi thấy mùi tỏi. 18 Về tôn giáo
Giống như người cổ, người Ai Cập cũng thờ rất nhiều thứ : các thần tự nhiên,
linh hồn người chết, động vật, thần cây, thần đá, thần lửa... thậm chí là cả linh hồn
người chết và một số loại động vật. Người Ai Cập giai đoạn sơ kỳ thờ các thần tự
nhiên là Thiên thần, Địa thần và Thuỷ thần. Thiên thần là nữ thần Nut, biểu tượng
của bầu trời rộng lớn cùng các vì bao quanh Trái Đất. Địa thần là một nam thần
Geb. Thuỷ thần là Odirix, thần sông Nile. Ngoài ra, huỷ thần cũng chính là thần
Âm phủ, Diêm vương. Cũng giống như loài người, các thần cũng thưòng kết hợp
với nhau để tạo ra những vị thần mới. Người dân Ai Cập tin rằng vạn vật đều có
linh hồn và cũng do việc chăn nuôi, trồng trọt phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên
nên họ thường linh thiêng hóa các yếu tố nói trên, thờ các vị thần Cây, thần Núi, thần Sông,…
Đến thời kỳ chiếm hữu nô lệ, cùng với sự hình thành của nhà nứơc tập quyền
trung ương, thần Mặt Trời trở thành vị thần quan trọng nhất, thần Ra, trải qua các
triều đại, thần Mặt Trời vẫn là vị thần tối cao, mang sức mạnh siêu phàm. Nơi thờ
thần Mặt Trời đầu tiên là thành Iunu. Đến thời Trung Vương quốc, Thebes trở
thành kinh đô của cả nước nên thần Mặt Trời đã trở thành vị thần cao nhất của Ai
Cập. Đến thời Ichnaton, thời Tân Vương quốc, ông đã tiến hành một cuộc cải cách
tôn giáo do thế lực của tầng lớp tăng lữ quá mạnh. Ông chủ trương thờ một vị thần
Mặt Trời mới là Atôn. Thần Atôn đựơc coi là vị thần duy nhất nên việc thờ cúng
các thần khác đều bị cấm. Bên cạnh đó, người Ai Cập còn thờ thần Mặt Trăng Tốt.
Thần Tốt là thần văn tự, kế toán và trí tuệ. Thần Mặt Trăng được thể hiện với hình
tượng một người có đầu chim hồng hạc hoặc đầu khỉ.
Ngoài ra, người dân ở đây cũng rất coi trọng việc thờ người chết. Họ cho rằng
mỗi con người đều có linh hồn như cái bóng ở trong gương. Khi con người ra đời
thì linh hồn chui vào trong thân thể. Khi con người chết thì linh hồn chui ra khỏi cơ
thể. Sau đó, linh hồn độc lập khỏi cơ thể, con người không thể nhìn thấy được. 19
Linh hồn chỉ mất đi khi thi thể người chết bị phân huỷ hoàn toàn. Do đó, nếu thi
thể được bảo tồn thì linh hồn cũng sẽ không mất đi. Chính vì quan niệm đó, người
Ai Cập mới có tục ướp xác. Người Ai Cập còn thờ các loại động vật từ dã thú đến
gia súc, chim muông đến côn trùng như chó sói, cá sấu, rắn, sơn dương, cừu, mèo,
hồng hạc, bò mộng. Ngoài ra, họ còn thờ cả các con vật tưởng tượng như nhân sư, phượng hoàng.
4.7. Về kiến trúc, điêu khắc
Một trong hai thành tựu lớn nhất của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của
nền văn mình Ai Cập chính là Kim tự tháp và tượng Nhân sư. 4.7.1. Kim tự tháp
Được xếp vào hàng 1 trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại do UNESCO công
nhận, kim tự tháp trở thành thành tựu vĩ đại bậc nhất của Ai Cập. Kim tự tháp là
các ngôi mộ lưu trữ xác ướp các Pharaon, được xây dựng ở vùng sa mạc phía tây
nam Cairô. Kiến trúc này được Pharaon Djoser, người khai sinh ra vương triều
đầu tiên thời Cổ Vương quốc sáng tạo nên. Kim tự tháp bắt đầu được xây dựng từ
thời vua đầu tiên của vương triều III. Đây là một ngôi tháp có bậc, đáy là một
hình chữ nhật. Kim tự tháp lớn nhất ở Ai Cập được xây dựng dưới triều đại của
pharaoh Keop, có hình dáng một khối đá chóp nhọn cân, toàn bộ được xây bằng
đá vôi với trọng lượng từ 2,5 tấn đến 30 tấn mỗi khối. Đáy của kim tự tháp này là
hình vuông có chiều dài mỗi cạnh là 232m và cao 146,5m. Công trình này tốn
khoảng 2,3 triệu phiến đá và mất 30 năm để hoàn thành. Bên cạnh đó, một số
công trình cũng để lại nhiều ấn tượng như: kim tự tháp Kephren cao 134m, mỗi
cạnh dài 215m và kim tự tháp Guizet cao 102m, mỗi cạnh dài 157m. Xung quanh
tháp có đền thờ và mộ của các thành viên trong gia đình và những người thân
cận. Vương triều IV là thời kỳ Kim tự tháp được xây dựng nhiều nhất và đồ sộ
nhất, với các kim tự tháp nổi tiếng như : Keop, Kephren, Mikerin. 20