Thành tựu của nền văn minh Trung Quốc | Tiểu luận Lịch sử văn minh thế giới

Trong thế giới cổ đại phương Đông xuất hiện bốn nền văn hóa lớn gồm Ai Cập,  Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa. Sự xuất hiện của bốn trung tâm văn hóa đó và  những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại này đã đánh dấu một bước tiến  dài của xã hội loại người trong tiến trình phát triển của văn minh nhân loại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
32 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Thành tựu của nền văn minh Trung Quốc | Tiểu luận Lịch sử văn minh thế giới

Trong thế giới cổ đại phương Đông xuất hiện bốn nền văn hóa lớn gồm Ai Cập,  Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa. Sự xuất hiện của bốn trung tâm văn hóa đó và  những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại này đã đánh dấu một bước tiến  dài của xã hội loại người trong tiến trình phát triển của văn minh nhân loại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

12 6 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC T
---- ----🙣🙣🙣
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
ĐỀ TÀI: THÀNH TỰU CỦA NỀN VĂN MINH TRUNG QUỐC
Họ và tên: Nguyễn Hồng Phúc
Mã sinh viên: 2056140033
Lớp: Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu (CLC) K40
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. Phạm Quế Hằng
Hà Nội, tháng 5 năm 2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................2
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TRUNG QUỐC..........................................2
1.1. Địa lý và dân cư của Trung Quốc......................................................2
1.1.1. Đặc điểm địa lý...............................................................................2
1.1.2. Đặc điểm dân cư.............................................................................4
1.2. Các giai đoạn lịch sử Trung Quốc.....................................................4
1.2.1. Thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế...........................................................4
1.2.2. Thời kỳ Tam đại..............................................................................6
1.2.3. Thời kỳ phong kiến.........................................................................8
CHƯƠNG II:.................................................................................................10
NHỮNG THÀNH TỰU VĂN MINH CỦA TRUNG QUỐC.....................10
2.1. Chữ viết..............................................................................................10
2.2. Văn học..............................................................................................11
2.2.1. Kinh Thi........................................................................................12
2.2.2. Sở Từ............................................................................................12
2.2.3. Thơ Đường...................................................................................13
2.2.4. Tiểu thuyết Minh – Thanh.............................................................15
2.3. Sử học.................................................................................................16
2.4. Nghệ thuật.........................................................................................18
2.5. Khoa học tự nhiên.............................................................................22
2.6. Các hệ phái tư tưởng triết học.........................................................24
2.6.1. Nho gia.........................................................................................25
2.6.2. Đạo gia.........................................................................................26
2.6.3. Pháp gia.......................................................................................27
2.6.4. Mặc gia.........................................................................................28
KẾT LUẬN....................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................30
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong thế giới cổ đại phương Đông xuất hiện bốn nền văn hóa lớn gồm
Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa. Sự xuất hiện của bốn trung tâm văn
hóa đó và những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại này đã đánh dấu
một bước tiến dài của xã hội loại người trong tiến trình phát triển của văn
minh nhân loại. Trung Hoa - một trong bốn trung tâm văn hóa lớn, ảnh hưởng
đến các dân tộc Châu Á, đã có một nền văn minh vô cùng rực rỡ về nhiều
mặt. Mặc dù Trung Hoa được xem là nền văn minh xuất hiện sớm nhất trên
thế giới nhưng so với các trung tâm văn minh khác ở phương Đông thì văn
minh Trung Hoa vẫn được coi là “sinh sau đẻ muộn” hơn (khoảng cuối thiên
niên kỉ thứ III TCN). Tuy vậy, không trầm mặc, cổ kính như Ấn Độ hay
huyền bí như Ai Cập mà nền văn minh Trung Hoa mang những sắc thái riêng
và đậm màu sắc Trung Hoa.
Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu với nền chính trị không ổn định, Trung
Quốc đã phấn đấu đi lên thành một nước có chỉ số thu nhập bình quân đầu
người cao nhất thế giới. Và tất nhiên có một điều mà chúng ta không thể phủ
nhận, đó là những đóng góp của văn minh Trung Quốc cho nhân loại là rất
lớn. Thực tế đã cho thấy, có rất nhiều thành tựu của nền văn minh này vẫn
được lưu truyền và sử dụng đến hiện tại. Với một đất nước có bề dày về mặt
lịch sử, bề rộng về mặt địa lý, ngay từ thời cổ đại Trung Quốc đã có những
phát minh lớn có tiếng vang và ảnh hưởng đến cả thế giới, trong đỏ tiêu biểu
nhất là giấy, la bàn, thuốc nổ,… Những phát minh đó cho thấy con người
Trung Quốc rất năng động, sáng tạo. Hơn nữa, suốt 5000 năm tồn tại và phát
triển, văn minh Trung Quốc không chỉ có ảnh hưởng đến các dân tộc Châu Á
mà còn có những đóng góp lớn cho tiến trình phát triển của văn minh loài
người.
1
Chính vì những những lí do trên, em xin được lựa chọn đề tài: “Thành
tựu của nền văn minh Trung Quốc”
2. Mục đích chọn đề tài
Mục đích em chọn đề tài này là muốn tìm hiểu những kiến thức cơ bản
nhất về nền văn minh Trung Hoa, qua đó hiểu được phần nào quá trình hình
thành và phát triển của văn minh nhân loại. Hơn nữa khi tiến hành đề tài
nghiên cứu về những thành tựu của nền văn minh Trung Quốc, em muốn củng
cố hơn niềm tin của mình về quá trình hình thành và phát triển của văn minh
nhân loại, nhận thức được quy luật phát triển đi lên, hướng tới những giá trị
nhân văn cao cả.
3. Kết cấu tiểu luận
Kết cấu tiểu luận gồm hai chương chính (ngoài phần mở đầu và kết
luận):
Chương I: Khái quát về Trung Quốc
Chương II: Những thành tựu của văn minh Trung Quốc
Với khuôn khổ một tiểu luận, thời gian và trình độ có hạn nên tiểu luận
của em không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Em rất mong có sự động viên
và đóng góp ý kiến của thầy cô giáo bộ môn lịch sử văn minh thế giới để tiểu
luận của em được hoàn thiện hơn.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TRUNG QUỐC
1.1. Địa lý và dân cư của Trung Quốc
1.1.1. Đặc điểm địa lý
Trung Quốc là một lục địa lớn nằm ở phía Đông Á với núi cao, sông
dài, biển rộng, hồ lớn, đồng bằng phì nhiêu, địa hình cảnh quan đa dạng. Nửa
phía Đông của quốc gia này là các vùng duyên hải, rìa các đảo là một vùng
bình nguyên phì nhiêu, đồi và núi, các sa mạc và các thảo nguyên và các khu
2
vực cận nhiệt đới. Nửa phía Tây của Trung Quốc là một vùng các lưu vực
chìm trong các cao nguyên, các khối núi, bao gồm phần cao nguyên cao nhất
trên trái đất. Hai con sông lớn là Hoàng Hà dài 5.464km và Dương Tử dài
6.300km đã bồi đắp phù sa màu mỡ tạo nên vùng Trung Nguyên rộng lớn,
giàu có, thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp. Hoàng Hà và Dương Tử
là biểu tượng của chí khí, bản lĩnh, lòng bao dung dân tộc trong văn hóa
truyền thống Trung Quốc. Đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam và
những cao nguyên thoáng đạt như Thanh Tạng, Nội Mông, Hoàng Thổ, Văn
Quý…, những cảnh quan kỳ thú là nguồn tài nguyên rất lớn của Trung Quốc.
Trung Quốc có nhiều núi những không đơn thuần là thiên tạo danh sơn,
mà còn là những kỳ quan văn hóa. Núi Thái Sơn được coi là biểu tượng của
đất nước Trung Quốc, là thánh địa của Đạo Lão, Đạo Phật và Đạo Khổng, với
6600 bậc đá dẫn đường lên tới đỉnh núi, núi Thái Sơn được ví như một cái
thang lên trời. Trên núi có rất nhiều di tích lịch sử, có cả một rừng bia đá nay
chỉ còn lại 1500 mảnh, bia đá cổ nhất và cũng lớn nhất là bút tích của Tần
Thủy Hoàng gồm 222 chữ. Theo thống kê thì nơi đây có hơn 10000 cây đã
sống hơn một thế kỷ và ít nhất 3300 cây có tuổi từ 330 đến 1000 năm lâu hơn
nữa. Những cây thông ở Đền thánh Thái Sơn đã được Hán Vũ Đế triều đại
Tây Hán trồng. Bản sao bộ Kinh Kim cương của Phật giáo nằm ở sườn Đông
đường mòn, gồm 2799 chữ khắc trên 2064m đá, là tác phẩm lớn nhất trên
2
vách đá. Trên vách núi dựng đứng là tác phẩm của Hoàng đế Nguyên Phong
thời Đường. Đó là một tấm bia gồm 996 chữ cắt từ vách đá, chủ đề chính là
ca tụng công đức, tài năng của các vị vua nhà Đường. Núi Thái Sơn là nơi lưu
dấu tích con người từ thưở xưa với hàng trăm chùa chiền, đền đài, miếu mạo.
Công trình cổ xưa nhất là đền thờ thượng đế, một trong những tòa lâu đài
đứng đầu Trung Quốc với diện tích 96400m , bao chứa hàng ngàn biểu tượng
2
nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc, hội họa. Đối với người Trung Quốc, Thái Sơn
là một hình hình tượng của truyền thống văn hóa cổ thu nhỏ, có hơn 3 nghìn
năm lịch sử tiếp nhận tế lễ của các bậc đế vương. Núi Thái Sơn vì có các bậc
đế vương phong thiền mà được nâng lên tới tầm cao thần thánh như hoàng đế
3
- những người tự nhận là “thiên tử”, đồng thời cũng được cho biểu tượng của
sự ổn định, củng cố chính quyền, đất nước thịnh vượng và dân tộc đoàn kết,
bởi vậy mới có câu nói “Thái Sơn an, bốn biển đều yên”.
1.1.2. Đặc điểm dân cư
Địa lý tự nhiên đã góp phần quan trọng định hình tính cách tâm lý dân
tộc Trung Quốc, ảnh hưởng đến lối sống của cư dân vùng đất mênh mông này.
Thời kỳ cổ đại, địa bàn Trung Quốc chỉ là một vùng nhỏ ở lưu vực Hoàng Hà.
Sau này, lãnh thổ Trung Quốc mới được mở rộng dần. Cư dân đầu tiên của
Trung Quốc cư trú ở lực Hạ Thủy dưới chân Hoa Sơn. Đó là tiền thân của
Hán tộc sau này. Cư dân ở phía Nam Dương Tử khác hẳn cư dân ở vùng
Hoàng Hà về ngôn ngữ và phong tục tập quán. Đến thời Xuân Thu, các tộc
này cũng bị Hoa Hạ đồng hóa. Trong lịch sử văn minh gần 6000 năm của
Trung Quốc, tên đất nước được gọi theo tên triều đại phog kiến, Khi triều
Thanh bị lật đổ, Đại Thanh bị xóa bỏ, chế độ phong kiến kết thúc, Trung
Quốc mới thực sự trở thành quốc hiệu thống nhất.
Mới đây theo thống kê, dân số thế giới ước tính khoảng 7,825 tỷ người,
trong đó dân số Trung Quốc đại lục chiếm 1,441 tỷ, chiếm 18% tổng dân số
thế giới. Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, đồng nghĩa
với việc có thế mạnh trong sáng tạo các giá trị văn hóa văn minh bởi con
người là chủ thể của văn hóa. Trung Quốc hiện nay có 56 dân tộc, trong đó
chủ yếu là người Hoa (Hán). Đa dạng về văn hóa tộc người, có lợi thế về các
yếu tố tự nhiên và xã hội, Trung Quốc đã trở thành quốc gia phát triển đứng
thứ hai trên thế giới, khẳng định một trung tâm văn minh có ảnh hưởng sâu
rộng tới lịch sử phát triển của nhân loại.
1.2. Các giai đoạn lịch sử Trung Quốc
1.2.1. Thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế
Thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế là thời kỳ lịch sử đầu tiên thuộc về những
đế vương sớm nhất trong truyền thuyết Trung Quốc (từ năm 2852 TCN tới
2205 TCN). Họ là những thủ lĩnh bộ tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc, không phải
là đế vương trong ý nghĩ hiện đại. Từ xưa đến nay, Tam Hoàng Ngũ Đế do
4
trải qua các niên đại lâu đời, chỉ thấy ghi chép trong thư tịch cổ mà không đào
được văn vật chứng thực nên thời kỳ này mang tính truyền thuyết, huyền
thoại nhiều hơn là thực tế lịch sử.
Cái gọi là Tam Hoàng, dùng để chỉ đến ba vị quân chủ đầu tiên mang
tính huyền huyễn và thần thánh. Theo truyền thuyết, ba vị này được cho là
thần tiên hoặc bán thần, những người đã sử dụng phép màu để giúp dân. Do
phẩm chất cao quý nên họ sống lâu và thời kỳ cai trị của họ hòa bình thịnh
vương. Có nhiều quan điểm khác nhau về “Tam Hoàng” nhưng truyền thuyết
được nhắc đến nhiều nhất của Tam Hoàng vẫn là Thái Hạo Phục Hy, Nữ Oa
và Viêm đế Thần Nông. Trong đó, Phục Hy và Nữ Oa là hai anh hem, và cũng
là thần chồng và thần vợ, hai người được coi là tổ tiên của loài người sau một
trận đại hồng thủy. Cũng như Thần Nông là người đã phát minh ra nghề nông
và là người đầu tiên dùng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh.
Còn Ngũ Đế, là năm vị quân chủ nối tiếp theo Tam Hoàng, có công khai
hóa dân tộc Trung Hoa, đưa dân tộc này thoát khỏi tình trạng sơ khai. Trong
thời kỳ này, người Trung Quốc đã biết chế ra lửa để nấu chin thức ăn, biết cắt
nhà, làm quần áo, trồng ngũ cốc, chài lưới, thực hiện lễ nghi và bắt đầu tạo ra
chữ viết. Tương tự như Tam Hoàng, các vị trong Ngũ Đế cũng có nhiều giả
thuyết, nhưng chính thống nhất theo thuyết của Sử ký Tư Mã Thiên thì Ngũ
Đế bao gồm: Hiên Viên Hoàng Đế, Đế Cao Dương, Đế Cốc, Đế Nghiêu, Đế
Thuấn. Nghiêu, Thuấn tuy chỉ là những thủ lĩnh liên minh bộ lạc, nhưng
người đời sau coi họ là những ông vua tốt nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Tương truyền thời Nghiêu, Thuấn có trận đại hồng thủy. Cháu của Hiên Viên
Hoàng Đế là Cổn được vua Nghiêu tin tưởng giao cho nhiệm vụ trị thủy. Cổn
đã lấy tức nhưỡng về để trị thủy nhưng không thành công. Vũ là con trai của
Cổn, tiếp tục thay cha trở thành người phụ tá cho đế Thuấn và được đế Thuấn
trọng dụng giao cho nhiệm vụ trị thủy. Khác với cha của mình, Vũ đã thành
công trong việc trị thủy bằng cách xẻ núi, đào kênh, thuận theo thế nước để
dẫn lũ ra biển lớn. Chính vì vậy, ngày nay người Trung Quốc vẫn truyền tai
nhau truyền thuyết Đại Vũ trị thủy, thuần hóa sông Hoàng Hà. Sau khi Vũ
5
chết, con của Vũ là Khải được tôn lên làm vua, Trung Quốc bắt đầu bước vào
xã hội có nhà nước văn minh phát triển, độc lập với văn minh vùng Địa Trung
Hải.
1.2.2. Thời kỳ Tam đại
Đây là thời kì chuyển tiếp với ý nghĩa quan trọng trong lịch sử Trung
Quốc với ba vương triều nối tiếp nhau là: Hạ, Thương, Chu. Chính vì vậy,
lịch sử thời kỳ này được gọi là Tam đại. Đó là thời kỳ của chế độ chiếm hữu
nô lệ, bắt đầu từ thiên niên kỷ II TCN đến khi nhà Tần được xác lập vào năm
221 TCN. Triều Hạ bắt đầu vào khoảng thế kỷ XXI TCN, không chỉ bằng việc
Khải lên làm vua mà còn bởi từ đây, lịch sử Trung Quốc sẽ xác lập một
nguyên tắc trao truyền ngôi báu, đó truyền tử chứ không còn truyền hiền. Vua
được coi là Thiên tử, nước là của vua. Triều Thương (Ân Thương) tồn tại từ
khoảng thế kỷ XVI đến thế kỷ XI TCN. Triều Chu tồn tại từ thế kỷ XI đến thể
kỷ III TCN.
Thời kỳ đầu người Trung Quốc đã biết dùng đồng đỏ, kinh tế nông
nghiệp khá phát triển. Triều Hạ bị diệt vong bởi vua Kiệt tàn bạo và hoang
dâm vô độ. Bởi những tư liệu về nhà Hạ khá mờ nhạt trong cả về tư liệu và
hiện vật lịch sử nên nhiều người cho rằng nhà Hạ chưa phải là một triều đình
cai trị đúng nghĩa mà là một liên minh nhiều bộ lạc cổ đại của người Hoa Hạ
có hình thức tù trưởng phức tạp nhằm cai trị khu vực xứ sở này. Còn nếu căn
cứ theo ghi chép trong sách sử thi thì triều Hạ là vương triều phong kiến thị
tộc thế tập đầu tiên.
Đến thời nhà Thương, người Trung Quốc đã biết sử dụng đồng thau,
chữ viết ra đời. Triều đại này bắt đầu từ vua Thành Thang và kết thúc ở vua
Trụ Vương, tất cả là 30 đời vua trong khoảng 600 năm. Đến thời vua Trụ, một
bạo chúa nổi tiếng, nhà Thương bị nhà Chu tiêu diệt. Nhưng văn minh Trung
Quốc thời Thương có ý nghĩa rất lớn, đây là giai đoạn chế độ nô lệ được xác
lập vững chắc, nghề trồng trọt chăn nuôi phát triển. Người ta đã phát hiện ra
quần thể kiến trúc cung điện, khu sản xuất thủ công nghiệp với những đồ
dùng bằng đồng, bằng ngọc chế tác rất tinh xảo. Vỏ sò và mai rùa là đơn vị
6
tiền tệ trong kinh tế thương mại. Một số vỏ sò đúc bằng đồng được phát hiện
trong mộ cổ cho thấy Trung Quốc đã có đồng tiền bằng kim loại từ rất sớm.
Đặc biệt trên xương thú, mai rùa là những chữ tượng hình ghi chép về mọi
sinh hoạt của xã hội đương thời. Đây là nguồn thư tịch cổ quan trọng để các
nhà nghiên cứu hiểu thêm văn minh cổ địa Trung Quốc.
Triều đại nhà Chu tồn tại lâu hơn bất cứ một triều đại nào khác trong
lịch sử Trung Quốc, kéo dài khoảng 800 năm (thế kỷ XI-III TCN). Việc nhà
Chu ra đời là kết quả của biến đổi lịch sử bắt đầu từ cuộc khởi nghĩa của tộc
Chu ở miền Tây lật đổ vua Trụ nhà Thương. Khi lập nước, triều Chu đóng đô
ở Cảo Kinh nên gọi là Tây Chu. Đây là thời kỳ xã hội Trung Quốc tương đối
ổn định. Nhà Chu đặt ra các thiết chế, lễ nghi sẽ là chuẩn mực cho xã hội
phong kiến sau này. Việc sử dụng đồ sắt cũng đã xuất hiện ở Trung Quốc thời
kỳ này. Nhà Chu cũng là khoảng thời gian khi hệ thống chữ viết cổ xuất hiện
trên các đỉnh đồng thời Tây Chu bắt đầu chuyển sang giai đoạn hiện đại, dưới
hình thức những văn bản ghi chép cổ cuối thời Chiến Quốc. Cuối thời kỳ Tây
Chu, nhà vua cũng say đắm tửu sắc, mê tín quỷ thần nên loạn lạc xảy ra khắp
nơi. Chu U Vương mê Bao Tự mà mất nước. Từ năm 770 TCN, do bị các dân
tộc du mục ở Hiểm Doãn và Khuyển Nhung ở phía Tây uy hiếp, vua Chu lúc
ấy là Chu Bình Vương dời đô qua Lạc Dương ở phía Đông, từ đó bắt đầu thời
kỳ thứ hai là Đông Chu. Đời Đông Chu lại chia làm hai thời kỳ nữa là thời
Xuân Thu (722-479 TCN) và thời Chiến Quốc (478-221 TCN). Thời Xuân
Thu bắt đầu từ đời Chu Bình Vương tới cuối đời Chu Uy Liệt Vương. Đây là
thời kỳ tan rã xã hội nô lệ, là thời kỳ biến đổi vĩ đại. Lúc này cũng là thời kỳ
vương thất nhà Chu suy vong dần. Vương triều sau khi trải qua sự thống trị
của nhà Hạ, Thương, Tây Chu, phải chia ra hàng tram nước chư hầu, họ tranh
nhau xưng bá, đề phòng lẫn nhau, chiến tranh liên miên, mâu thuẫn trong nội
bộ các nước chư hầu diễn ra gay gắt, khởi nghĩa, nô lệ liên tiếp nổ ra, đấu
tranh giữa thế lực mới cũ rất mãnh liệt, xã hội dao động rõ rệt. Thời kỳ này đồ
sắt cũng được sử dụng rộng rãi. Trải qua thời kỳ Xuân Thu kéo dài đằng đẵng,
khiến cho hàng trăm nước chư hầu bị thôn tính, thế lực của vương triều Đông
7
Chu ngày càng suy thoái, từ đó dẫn đến sự hình thành của thời kỳ Chiến
Quốc. Đây là thời của các chư hầu lớn mạnh, có lực lượng quân sự hùng hậu,
thiện chiến, nổi danh là thất hùng (Ngụy – Tề - Tần – Yên – Sở - Hàn –
Triệu). Đây cũng là thời bách gia tranh minh với những thành tựu về mọi mặt:
y học, thiên văn, văn học, nghệ thuật, đặc biệt là các hệ phái tư tưởng triết
học.
1.2.3. Thời kỳ phong kiến
Đây là thời kỳ thống trị của các vương triều phong kiến phát triển hùng
mạnh trên đất nước. Trung Quốc thống nhất, bắt đầu từ năm 221-206 TCN,
khi Tần Thủy Hoàng lập nên nhà Tần. Từ đây, lịch sử Trung Quốc bước vào
thời kỳ phong kiến kéo dài đến năm 1840, khi xảy ra cuộc chiến tranh thuốc
phiện giữa Trung Quốc và Anh, khiến Trung Quốc từ một nước phong kiến
trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Trong gần 2000 năm, Trung
Quốc đã trải qua nhiều triều đại, trong đó nổi bật nhất là nhà Tần, Hán,
Đường, Tống, Nguyên, Minh Thanh.
Thời Tần là một giai đoạn có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Nhờ thực hiện
đường lối canh tân theo Pháp gia, Tần Thủy Hoàng đã chấm dứt chiến tranh,
xây dựng quốc gia phong kiến trung ương tập quyền thống nhất theo tinh thần
“thư đồng văn, xa đồng quỹ”, chia đất nước ra 36 quận, đặt ra luật lệ thống
nhất. Những quy định của Tần Thủy Hoàng có tác dụng quan trọng trong
hoạch định thể chế chính trị của các triều đại phong kiến sau này. Tuy nhiên,
nhà Tần cũng đã dùng những biện pháp tàn bạo để dẹp yên chống đối, thậm
chí gồm cả việc “Đốt sách chôn nho”. Điều này khiến cho nhà Hán kế tục sau
này phải đưa thêm vào hệ thống chính phủ đó những trường phái cai trị có
tính ôn hòa hơn. Lịch sử Trung Quốc thời Tần Thủy Hoàng cũng đã để lại
nhiều kỳ quan văn hóa như: Vạn Lý Trường Thành, hệ thống cung A Phòng
và 700 hoàng cung khắp nơi, nhiều cung điện ngầm dưới đất, các khu lăng mộ
với những pho tượng độc đáo. Ngay sau khi Tần Thủy Hoàng chết, các cuộc
khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi trong đế chế và quân đội Tần không thể
dẹp yên. Cuối cùng, hai lực lượng mạnh nhất do Hạng Vũ và Lưu Bang lãnh
8
đạo đã lật đổ nhà Tần. Vua Tần cuối cùng là Tử Anh đầu hàng đánh dấu sự kết
thúc của đế chế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Triều Hán (202 – 220 TCN) đã tái thống nhất Trung Quốc sau thời kỳ
hỗn chiến khi nhà Tần sụp đổ. Các vua thời Hán đã đưa Trung Quốc bước vào
giai đoạn mới của sự phát triển cả về kinh tế lẫn chính trị và văn hóa. Luật
pháp hà khắc thời nhà Tần được nới lỏng, sản xuất được khôi phục, văn hóa
được chú trọng phát triển, kết tinh ở thành tựu đặc sắc trong nhiều lĩnh vực,
có thể kể đến tác phẩm nổi tiếng nhất của lịch sử Trung Quốc và của cả thế
giới là Sử ký của Tư Mã Thiên. Kéo dài 4 thế kỷ, nhà Hán được xem như là
triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cho đến nay, nhóm dân
tộc chiếm phần lớn dân số Trung Quốc cũng tự cho mình là người Hán, và
chữ viết Trung Quốc cũng được xem là chữ Hán.
Trung Quốc thời kì Tùy Đường (581-907) – đặc biệt là giai đoạn trị vì
của vua Đường Thái Tông là thời kỳ văn hóa phát triển về mọi mặt, thành tựu
nổi bật nhất là thơ Đường – đỉnh cao ngôn ngữ thơ ca thế giới. Nhưng vào
những năm cuối đời, Huyền Tông ngày càng bị lôi cuốn vào tư tưởng Đạo
giáo và không quan tâm đến cai trị nữa. Sau năm 745 ông say mê một người
thiếp của mình là Dương Quý Phi và bỏ rơi triều đình. Triều đình trở nên hỗn
loạn bởi sự tranh giành ảnh hưởng của các đại thần trong triều và các quân
phiệt địa phương. Trung Quốc nhanh chóng lại rơi vào tình trạng suy sụp.
Nhà Nguyên (1271-1368) và triều Minh Thanh (1368-1911) cũng là hai
triều đại phong kiến lớn trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Nguyên là một nhà
nước kế tục của Đế quốc Mông Cổ do người Mông Cổ thành lập nên và là
triều đại do một dân tộc thiểu số cai trị đầu tiên hoàn thành sự nghiệp thống
nhất Trung Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Triều Minh Thanh hay còn được
gọi là Mãn Thanh là một triều dại Trung Quốc do người Mãn Châu thành lập
nên, cũng là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc. Ngưởi
thống trị của nhà Thanh là dòng học Ái Tân Giác La. Triều Thanh tồn tại đến
năm 1911, sau đó Trung Quốc lâm vào nội chiến liên miên, mặt khác bị tác
động bởi chiến tranh xâm lược, xã hội trở nên rối loạn. Trung Quốc đã phải
9
mất Hồng Kông, Ma Cao cho người Anh. Cách mạng Trung Quốc thành công
năm 1949. Năm 1997, Hồng Kông trở về Trung Quốc, sau đó là Ma Cao vào
năm 1999. Giờ đây Trung Quốc đã thực sự trở thành một đất nước hùng
mạnh, tốc độ phát triển kinh tế cũng vào hàng mạnh nhất thế giới hiện nay.
CHƯƠNG II:
NHỮNG THÀNH TỰU VĂN MINH CỦA TRUNG QUỐC
2.1. Chữ viết
Phát minh chữ viết được coi là tiêu chí đầu tiên của văn minh. Chữ viết
ở Trung Quốc ra đời từ rất sớm. Theo truyền thuyết, từ thời Hiên Viên Hoàng
Đế, sử quan Thương Hiệt đã sáng tạo ra chữ viết. Nhưng sự thật là đến đời
Thương, chữ viết của Trung Quốc mới ra đời. Loại chữ viết đầu tiên này được
viết trên mai rùa, xương thú, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1899 và
được gọi là chữ giáp cốt. Sở dĩ chữ đời Thương được khắc trên mai rùa hoặc
xương thú (chủ yếu là xương quạt của bò) vì đó là những quẻ bói. Người
Trung Quốc lúc bấy giờ mỗi khi muốn bói việc gì thì khắc những điều muốn
bói lên mai rùa hoặc xương thú, đục lỗ ở giữa rồi nung, sau đó theo những
đường rạn nứt dễ đoán ý của trời đất quỷ thần. Cho đến nay đã phát hiện được
hơn 100000 mảnh mai rùa và xương thú có khắc chữ giáp cốt với tổng số gần
5000 chữ, trong đó đã đọc được 1700 chữ. Người ta đã ghép được những
đoạn văn tương đối dài, có đoạn trên 100 chữ, mang những thông điệp trọn
vẹn. Số lượng chữ ngày càng nhiều và cách viết càng đơn giản, chủ yếu là
phương pháp tượng hình. Ví dụ như chữ “nhật” (mặt trời) thì vẽ một vòng
tròn nhỏ, ở giữa có một chấm, hay chữ “sơn” (núi) thì vẽ 3 đỉnh núi,…Dần
dần do yêu cuầ ghi chép các động tác và các khái niệm trừu tượng, trên cơ sở
phương pháp tượng hình, đã phát triển thành các loại chữ biểu ý và mượn âm
thanh. Vào thời Chu chữ viết Trung Quốc đã có một bước tiến đáng kể với 3
kiểu là Kim văn, Chung đỉnh văn, Thạch văn. Ngoài đồ đồng, chữ viết thời
10
Tây Chu còn được khắc trên trống đá, thẻ tre, được gọi chung là chữ triện,
hay cổ văn.
Nhưng bước phát triển thực sự của chữ viết lại thuộc về thời Tần. Lý
thời nhà Tần đã dựa vào chữ nước Tần kết hợp với các thứ chữ của các nước
khác, cải tiến cách viết tạo thành một loại chữ thống nhất gọi là chữ tiểu triện.
Từ cuối thời Tần Thủy Hoàng (221-206 TCN) đến thời Hán Tuyên Đế (73-49
TCN), đã xuất hiện một kiểu chữ mới gọi là chữ Lệ, biến các nét cong tròn
thành ngang bằng, sổ thẳng ngay ngắn. Chữ Lệ có ý nghĩa quan trọng vì đó là
giai đoạn quá độ để phát triển thành chữ Chân tức chữ Hán ngày nay, đưa văn
tự Trung Quốc đến sự hoàn thiện, bổ sung ý nghĩa thẩm mỹ, là cội nguồn của
môn nghệ thuật viết chữ đẹp – thư pháp, thể hiện thần sắc và tinh hoa văn hóa
Trung Quốc.
Đặc trưng chữ viết Trung Quốc là sức sống mãnh liệt của nó. Giữa chữ
tượng hình thời Ân, Thương với chữ Hán ngày nay không có nhiều thay đổi
về kết cấu, chỉ có tăng trưởng về số lượng điều chỉnh về hình thể cho đẹp hơn.
Do cách viết như vậy nên Trung Quốc có một cống hiến lớn, đó là tạo nên
một ngành khoa học mang tính nghệ thuật rất cao, phổ biến khắp thế giới: thư
pháp học. Nhờ có chữ viết sớm nên Trung Quốc có một nguồn thu tịch cổ đồ
sộ, phong phú bậc nhất thế giới. Lịch sử Trung Quốc có sự thống nhất bền
vững.
2.2. Văn học
Thời cổ trung đại, Trung Quốc có một nền văn học rất phong phú. Ngay
từ thời cổ đại văn học Trung Quốc đã rất phát triển. Từ thời Xuân Thu Chiến
Quốc, văn học Trung Quốc đã bắt đầu phát triển. Đến thời Tây Hán, tư tưởng
Nho được đề cao, mà Nho gia lại là trường phái rất coi trọng việc học tập, vì
vậy từ Hán về sau, những người có thể cầm bút viết văn trong xã hội Trung
Quốc rất nhiều. Đến thời Tùy, Đường chế độ khoa cử bắt đầu ra đời, trong đó
văn chương trở thành thước đo chủ yếu của tài năng, do đó văn học Trung
Quốc càng có những thành tựu lớn lao. Những thể loại tiêu biểu của văn học
11
Trung Quốc là thơ, từ, phú, kịch, tiểu thuyết…trong đó tiêu biểu là Kinh Thi,
Sở Từ, thơ Đường và tiểu thuyết Minh – Thanh.
2.2.1. Kinh Thi
Kinh Thi là một bộ tổng tập thơ ca vô danh của Trung Quốc, một trong
năm bộ sách kinh điển của Nho giáo, gọi là Ngũ kinh (Kinh Thi, Kinh Lễ,
Kinh Nhạc, Kinh Xuân Thu, Kinh Dịch). Các bài thơ trong Kinh Thi được
sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm, từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời
Xuân Thu. Thời bấy giờ, thơ cũng là lời của bài hát. Vi vậy vua Chu và vua
các nước chư hầu thường sai các viên quan phụ trách âm nhạc của triều đình
sưu tầm thơ ca của các địa phương để phổ nhạc, sau đó dùng để đem hát trong
tế lễ hiếu hỷ, vì thế rất giàu nhạc điệu. Lúc đầu tác phẩm có tên là Thi, đến
khi Nho gia được đề cao, Thi được gọi là Kinh Thi. Ban đầu có tất cả khoảng
3000 bài, tuy nhiên Kinh Thi đã bị đốt ở thời Tần, nhưng nó đã được khôi
phục lại nương theo trí nhớ của nhiều nhà Nho. Ngày nay, Kinh Thi là một tác
phẩm chỉnh thể gồm 305 bài chia làm 3 phần Phong, Nhã, Tụng. Phong là dân
ca của các nước tên gọi là Quốc Phong, gồm 160 bài dân ca của các được sưu
tầm biên soạn, là phần tinh hoa giàu tính nghệ thuật nhất. Phần Nhã là thơ
sáng tác gồm 105 bài, phản ánh những sinh hoạt quý tốc chốn cung đình,
phong cách diễn đạt nhẹ nhàng tinh tế. Phần Tụng gồm 40 bài là thơ tán tụng
công đức các triều vua thời Chu – Lỗ - Thương.
2.2.2. Sở Từ
Sở Từ là tuyển tập thi ca lãng mạn đầu tiên trong lịch sử văn học Trung
Quốc, là tác phẩm tiêu biểu cho văn hóa phương Nam. Tương truyền đây là
một thể thơ mới do quan đại phu nước Sở tên Khuất Nguyên (340-278 TCN)
tập hợp, chỉnh biên, sáng tác. Kết cấu Sở Từ gồm 5 phần:
Cửu Ca là những bài ca tôn giáo lấy từ cơ sở ca dao, thần thoại,
đề tài vì thế rất phong phú, đằm thắm trữ tình
Chiêu Hồn chứa đựng tấm lòng yêu nước của Khuất Nguyên khi
tha thiết kêu gọi hồn Sở Hoài Vương trở về
Thiên Vấn gồm 130 câu hỏi về thiên văn, địa lý, lịch sử, đạo đức
12
Cửu chương là chín bài thơ trữ tình
Tập Ly Tao gồm 373 câu thơ được đánh giá là viên ngọc quý
trong kho tang văn học cổ đại Trung Quốc, vẻ đẹp của ngôn từ
thơ ca.
Sở Từ có một ý nghĩa đặc biệt đối với toàn bộ hệ thống văn hóa Trung Quốc,
đặc biệt trên phương diện văn học, vì nó được xem là đã khai sáng nên thể
loại thi ca lãng mạn Trung Quốc. Khuất Nguyên cũng được coi là nhà thơ đầu
tiên của Trung Quốc, bắt đầu từ ông là bắt đầu một nhận thức mới trong lịch
sử văn học. Từ đây, thơ ca Trung Quốc sẽ chấm dứt thời kỳ khuyết danh để
bước lên một giai đoạn mới với hình thức hữu danh dẫn đến sự ra đời của đội
ngũ những người cầm bút chuyên nghiệp sau này. Thơ ca ngày càng được
đánh giá cao, thành tiêu chí lựa chọn chốn quan trường, thành thước đo tài
năng, thành phương tiện để lập nghiệp và để thể hiện niềm say mê.
2.2.3. Thơ Đường
Thơ Đường là đỉnh cao của thơ ca thế giới, là thời kỳ huy hoàng nhất
của thơ ca Trung Quốc. Trong gần 300 năm tồn tại, thời Đường là một giai
đoạn lịch sử ổn định và huy hoàng để lại tên tuổi của trên 2300 nhà thơ với
hơn 60000 thi phẩm đặc sắc. Thơ Đường không những có số lượng rất lớn mà
còn có giá trị rất cao về tư tưởng và nghệ thuật. Hơn nữa, đến thời Đường, thơ
Trung Quốc cũng có một bước phát triển mới về luật thơ. Các nhà thơ Đường
sáng tác theo 3 thể: Từ, Cổ phong, Đường luật
Từ là một loại thơ đặc biệt ra đời giữa đời Đường, kết hợp chặt
chẽ với âm nhạc. Vì viết the những điệu có sẵn nên sáng tác từ
thường gọi là điền từ
Cổ phong là một thể thơ tương đối tự do, không bị ràng buộc về
số chữ trong một câu, số câu trong bài, về cách gieo vần, về
niêm, luật, đối
Đường luật gồm 3 dạng chính: bát cú (tám câu, có thể là “thất
ngôn” hoặc “ngũ ngôn”), tuyệt cú (bốn câu) và bài luật, có nghĩa
13
là một bài thơ luật kéo dài. Có thể coi thất ngôn bát cú là dạng cơ
bản vì từ nó có thể suy ra các dạng khác
Trong số các thi nhân đời Đường còn lưu tên tuổi đến ngày nay, Lý
Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị là ba nhà thơ tiêu biểu nhất. Bạch Cư Dị được
vua Đường Tuyên Tông gọi là Thi Tiên. Kiệt tác của ông phải kể đến tác
phẩm Tỳ bà hành, Trường ca hận….Lý Bạch được người đời tôn vinh là tiên
thi, ông vốn là học rộng, tài cao và có chí lớn nhưng lận đận chốn quan
trường, điều đó một phần do tính cách mạnh mẽ, yêu thích tự do, ông không
thích làm quan chốn kinh đô mà chỉ thích ngao du sơn thủy, giao du rất rộng
với mọi hạng người. Lý Bạch lại là một người yêu quê hương đất nước và rất
thông cảm với nỗi khổ cực của nhân dân lao động, do vậy nên thơ ông phần
lớn tập trung miêu ta vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng thời có nhiều bài phản ảnh
đời sống của nhân dân. Đặc trưng nghệ thuật thơ Lý Bạch là lối thơ đẹp và
hào hùng, ý thơ có màu sắc của chủ nghĩa lãng mạn. Đỗ Phủ là Thánh thi, là
nhà thơ của lịch sử dân tộc. Ông xuất thân từ một gia đình quan lại nhỏ sa sút,
bản thân ông dù học rất rộng nhưng thi không đỗ, mãi đến năm 40 tuổi mới
làm mấy chức quan nhỏ trong 7 năm, suốt đời ông phải sống trong cảnh
nghèo nàn. Nhưng chính cuộc đời lận đận đó đã giúp ông thấu hiểu được cuộc
sống khổ cực của nhân dân, do đó thơ Đỗ Phủ tái hiện chân thực nỗi cơ cực
bần hàn của người dân lương thiện trong xã hội phong kiến. Đó là những câu
thơ đẫm máu và nước mắt được thể hiện trong các tác phẩm: Tam lai, Tam
biệt,…Bên cạnh ba nhà thơ trên là lớp lớp nhà thơ bởi ở thời Đường rất nhiều
người làm thơ, vua quan khanh tướng và kỹ nữ kiếm khách đều là nghệ sỹ.
Thơ Đường có nội dung phong phú, hình thức đa dạng, ngôn từ hoa mỹ.
“Ý tại ngôn ngoại” là nguyên tắc chủ đạo của thơ Đường, nhưng độc đáo lại ở
cách lý giải hiện thức hay là cái tứ của bài thơ. Đó là cách đồng nhất các hiện
tượng mà giác quan cho là mẫu thuẫn, cân đối chặt chẽ. Thơ Đường là sản
phẩm của tư duy Trung Quốc ở một giai đoạn lịch sử đặc biệt khi con người
có nhu cầu thấy mình thống nhất với ngoại giới. Thơ Đường chiếm hữu hiện
thực bằng cách nêu mà không miêu tả, mỗi bài thơ là một chỉnh thể được xây
14
dựng theo nguyên tắc đặc thù, câu kết luôn đóng vai trò quyết định. Tóm lại,
thơ Đường là những trang rất chói lọi trong lịch sử văn học Trung Quốc, đồng
thời, thơ Đường đã đặt cơ sở nghệ thuật, phong cách và luật thơ cho nền thi ca
Trung Quốc các thời kì sau này. Thơ Đường cũng có ảnh hưởng lớn đến thơ
ca Việt Nam.
2.2.4. Tiểu thuyết Minh – Thanh
Tiểu thuyết bắt đầu từ chuyện kể truyền khẩu để mua vui, sau dần trở
thành một loại hình văn học với một lớp người chuyên làm nghề kể chuyện.
Khởi đầu là truyền khẩu nhưng kết thúc lại là thể loại phát triển nhất của văn
học viết thời nay. Thời Minh – Thanh để lại hơn 300 bộ tiểu thuyết, trong đó
nổi tiếng nhất là Tứ đại kỳ thư
Tác phẩm Thủy Hử của Thi Nại Am là tiểu thuyết lịch sử phản ánh quá
trình tụ nghĩa và tan rã của các anh hùng Lương Sơn Bạc. Qua tác phẩm này,
tác giả không những đã thuật lại rõ ràng quá trình diễn biến của cuộc khởi
nghĩa mà còn hết sức ca ngợi tài trí và sự dũng cảm của các vị anh hùng nông
dân, do đó thời Minh – Thanh tác phẩm này bị liệt vào loại sách cấm. Cảm
hứng chủ đạo của Thủy hử là cảm hứng sử thi ngợi ca tài trí và dũng khí của
những anh hùng nhân dân từ góc nhìn lịch sử. Vì thế, tác phẩm có tác dụng cổ
vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân Trung Quốc, và rất được yêu chuộng cho
đến tận ngày nay.
Tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung bắt nguồn từ câu
chuyện ba người Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi kết nghĩa ở vườn đào lưu
truyền trong dân gian. Nội dung miêu tả cuộc đấu tranh về quân sự, chính trị
phức tạp giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô. Tác phẩm không chỉ tái hiện lịch sử
dân tộc mà còn miêu tả lịch sử tâm hồn con người Trung Quốc trong một giai
đoạn lịch sử nhất định. Cảm hứng ngợi ca của tác phẩm được khơi nguồn từ
hiện thực lịch sử, những nhân vật lịch sử lại kết tinh khát vọng, trí tuệ, tình
cảm của nhân dân Trung Quốc trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Ngay khi
mới ra đời và nhất là từ khi được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới, Tam
15
Quốc Diễn Nghĩa đã trở thành cuốn sách gối đầu giường của rất nhiều thế bạn
đọc trong và ngoài Trung Quốc.
Tác phẩm Tây du ký của Ngô Thừa Ân viết về chuyện nhà sư Huyền
Trang và các đồ đệ tìm đường sang Ấn Độ lấy kinh Phật, trải qua rất nhiều
gian nan nguy hiểm ở dọc đường, cuối cùng đã đạt được mục đích. Tác phẩm
rất được mến mộ bởi hình thức nghệ thuật đặc sắc kết tinh trong hình tượng
nhân vật bất hủ là Tôn Ngộ Không. Truyện khai thác từ truyền thuyết dân
gian về đạo Phật chống lại những thần tượng tôn giáo và giai cấp thống trị,
đồng thời ca ngợi trí thông minh của nhân dân lao động, phản ánh lý tưởng tự
do, bình đẳng trong xã hội. Trong tác phẩm, mỗi nhân vật nếu tách riêng ra sẽ
không có cơ sở để tồn tại. Quan hệ thầy trò là quan hệ của Nho giáo, đi tìm
Kinh Phật là tìm chân lý đạo Phật để phổ độ chúng sinh. Tác phẩm cũng đã
góp phần lý giải vì sao Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cổ đại, trong khi mất chỗ
đứng trên quê hương của mình bởi sự lên ngôi của đạo Hindu thì lại trở thành
một trong những tôn giáo phổ biến nhất trên thế giới.
Tác phẩm Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc là tiểu
thuyết chương hồi được đánh giá cao nhất trong kho tang văn học cổ điển
Trung Quốc. Tác phẩm viết về câu chuyện hưng suy của một gia đình quý tộc
phong kiến và câu chuyên yêu đương giữa một đôi thiếu niên, nhưng qua đó,
tác giải đã vẽ nên bộ mặt của xã hội phong kiến Trung Quốc trong giai đoạn
suy tàn. Bằng cách xây dựng cho hai nhân vật chính của tác phẩm là Giả Bảo
Ngọc và Lâm Đại Ngọc, tính cách chống đối chế độ thi cử, chế độ quan
trường, đạo đức và lễ giáo phong kiến, khát vọng tự do và hạnh phúc, đồng
thời dành cho những người thuộc tầng lớp bị coi là thấp kém những tâm hồn
cao đẹp và tình cảm chân thành, tác giả đã đánh trực tiếp và khá mạnh vào hệ
ý thức của giai cấp phong kiến lúc bấy giờ. Vì vậy, Hồng lâu mộng được đánh
giá là tác phẩm có giá trị nhất trong kho tàng văn học hiện thực cổ điển Trung
Quốc.
2.3. Sử học
16
Trung Quốc là nước rất chú trọng việc chép sử. Trog các minh văn bằng
chữ giáp cốt thời Ân Thương có chứa đựng nhiều tư liệu lịch sử quý giá.
Trong cung đình thời Tây Chu thường xuyên có những viên qua chuyên chép
sử. Đến đầu thời Đông Chu, những nước chư hầu có nền văn hóa phát triển
tương đối cao như Tấn, Sở, Lỗ... cũng đặt chức quan chép sử. Trong số các
sách lịch sử của các nước, tốt nhất là quyển sử biên niên của nước Lỗ. Trên cơ
sở quyển sử của nước Lỗ; Khổng Tử biên soạn lại thành sách Xuân Thu, đó là
quyển sử do tư nhân biên soạn sớm nhất ở Trung Quốc. Tác phẩm này ghi
chép các sự kiện lịch sử trong 242 năm, từ năm 722 đến năm 481 TCN. Sách
Xuân Thu viết rất cô đọng ngắn gọn, toàn bộ sách chỉ có 18.000 chữ nhưng đã
ghi chép các sự kiện lớn về chính trị, quân sự, ngoại giao của 124 nước chư
hầu. Hơn nữa, xuất phát từ quan điểm chính trị của mình, Khổng Tử đã sửa
chữa một số sự thật lịch sử. Ví dụ, vua nước sở tự xưng là ''vương", Khổng Tử
đã hạ xuống gọi là "tử",…Chính vì vậy, sách Xuân Thu tuy là tác phẩm sử
học nhưng đến thời Hán được coi là một tác phẩm trong Ngũ kinh của nhà
Nho. Ngoài sách Xuân Thu, các tác phẩm khác như Thượng Thư (kinh Thi),
Chu Lễ... cũng là những tài liệu lịch sử rất quý báu để nghiên cứu tình hình
chính trị, chế độ quan lại, lễ nghi lúc bấy giờ. Đến thời Chiến Quốc, các sách
như Tả truyện, Quốc ngữ, Chiến quốc sách, Lã thị Xuân Thu đều là những tác
phẩm sử học rất có giá trị.
Nhưng sử học Trung Quốc bắt đầu trở thành một lĩnh vực độc lập với
tác phẩm Sử ký, bộ thông sử đầu tiên của Trung Quốc. Tư Mã Thiên đã dành
cả cuộc đời để quan sát, phân tích, ghi chép lịch sử 3000 năm của Trung Quốc
từ thời Hoàng Đế đến thời Hán. Toàn bộ tác phẩm bao gồm 130 quyển, chia
thành 5 phần, trong đó có 12 bản ký. 10 biểu, 8 thư, 30 thế gia, 70 liệt truyện
ghi lại mọi mặt trong xã hội như chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, ngoại
giao,..của Trung Quốc.
Bản ký là phần ghi chép sự tích các đế vương, đánh giá các sự
kiện, miêu tả các nhân vật lịch sử thông qua tính cách, biến sử
học ghi chép khô khan thành tác phẩm văn học sử.
17
Biểu chính là 10 bản đối chiếu các sự kiện lịch sử căn cứ vào
niên đại, được viết với tính khoa học và chính xác tới mức người
đời sau coi đây là căn cứ tin cậy nhất để tái hiện lịch sử đời sống
Thư gồm 8 cuốn: Lễ Thư, Nhạc Thư, Luật Thư, Lịch Thư, Thiên
Quan Thư, Phong Thiện Thư, Hà Cừ Thư, Bình Chuẩn Thư. Đây
thật sự là một thư viện thu nhỏ, một bách khoa toàn thư về văn
hóa học, luật pháp, thiên văn địa lý, phong tục lối sống, thủy lợi,
kinh tế…
Thế gia gồm 30 thiên viết về lịch sử các nước chư hầu và những
người được phong tước phong hầu, đáng quý là có hai người
không hề có một tấc đất phong, đương thời không có vị trí xã hội
nếu xuất phát từ góc nhìn của sử quan phong kiến, đó là Khổng
Tử và Trần Thiệp. Điều này cho thấy cách nhìn khác lạ của Tư
Mã Thiên, trân trọng những người có vai trò đặc biệt trong lịch
sử Trung Quốc từ góc nhìn nhân dân.
Sử ký của Tư Mã Thiên là bách khoa toàn thư về đời sống văn hóa và các
thiết chế xã hội cổ đại, chứng tỏ trí tuệ uyên bác và tư duy khoa học sâu sắc
của người viết. Hiểu biết sâu rộng của Tư Mã Thiên khiến người đời sau căn
cứ vào Sử ký để chỉnh sửa những sai sót, bổ sung những thiếu hụt. Tư Mã
Thiên không chỉ chép sử chính xác, trong sáng, giàu tính nghệ thuật mà còn
trình bày và phê phán các hệ phái tư tưởng, các nhân vật lịch sử theo quan
điểm nhân dân. Những giá trị tiêu biểu của Sử ký khiến nó thành đè tài khoa
học, khơi nguồn cảm hứng cho sáng tạo nghệ thuật, nhất là trong lĩnh vực
điện ảnh. Tác phẩm được dịch ra hầu khắp ngôn ngữ trên thế giới.
2.4. Nghệ thuật
Trung Quốc có một nền nghệ thuật kiến trúc đồ sộ với những công trình
thiên niên kỷ như Vạn Lý Trường Thành, hàng trăm lâu đài cung điện, vô số
những lăng tẩm. Trong đó, khu di sản lăng mộ đời Tần vốn là một kinh đô
tráng lệ và huyền bí, với vô số binh mã, chiến xa, binh khí cũng được coi là
18
| 1/32

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ ----🙣🙣🙣----
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
ĐỀ TÀI: THÀNH TỰU CỦA NỀN VĂN MINH TRUNG QUỐC
Họ và tên: Nguyễn Hồng Phúc
Mã sinh viên: 2056140033
Lớp: Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu (CLC) K40 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Phạm Quế Hằng Hà Nội, tháng 5 năm 2021 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................2
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TRUNG QUỐC..........................................2
1.1. Địa lý và dân cư của Trung Quốc......................................................2
1.1.1. Đặc điểm địa lý...............................................................................2
1.1.2. Đặc điểm dân cư.............................................................................4
1.2. Các giai đoạn lịch sử Trung Quốc.....................................................4
1.2.1. Thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế...........................................................4
1.2.2. Thời kỳ Tam đại..............................................................................6
1.2.3. Thời kỳ phong kiến.........................................................................8
CHƯƠNG II:.................................................................................................10
NHỮNG THÀNH TỰU VĂN MINH CỦA TRUNG QUỐC.....................10
2.1. Chữ viết..............................................................................................10
2.2. Văn học..............................................................................................11
2.2.1. Kinh Thi........................................................................................12
2.2.2. Sở Từ............................................................................................12
2.2.3. Thơ Đường...................................................................................13
2.2.4. Tiểu thuyết Minh – Thanh.............................................................15
2.3. Sử học.................................................................................................16
2.4. Nghệ thuật.........................................................................................18
2.5. Khoa học tự nhiên.............................................................................22
2.6. Các hệ phái tư tưởng triết học.........................................................24
2.6.1. Nho gia.........................................................................................25
2.6.2. Đạo gia.........................................................................................26
2.6.3. Pháp gia.......................................................................................27
2.6.4. Mặc gia.........................................................................................28
KẾT LUẬN....................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................30 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong thế giới cổ đại phương Đông xuất hiện bốn nền văn hóa lớn gồm
Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa. Sự xuất hiện của bốn trung tâm văn
hóa đó và những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại này đã đánh dấu
một bước tiến dài của xã hội loại người trong tiến trình phát triển của văn
minh nhân loại. Trung Hoa - một trong bốn trung tâm văn hóa lớn, ảnh hưởng
đến các dân tộc Châu Á, đã có một nền văn minh vô cùng rực rỡ về nhiều
mặt. Mặc dù Trung Hoa được xem là nền văn minh xuất hiện sớm nhất trên
thế giới nhưng so với các trung tâm văn minh khác ở phương Đông thì văn
minh Trung Hoa vẫn được coi là “sinh sau đẻ muộn” hơn (khoảng cuối thiên
niên kỉ thứ III TCN). Tuy vậy, không trầm mặc, cổ kính như Ấn Độ hay
huyền bí như Ai Cập mà nền văn minh Trung Hoa mang những sắc thái riêng
và đậm màu sắc Trung Hoa.
Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu với nền chính trị không ổn định, Trung
Quốc đã phấn đấu đi lên thành một nước có chỉ số thu nhập bình quân đầu
người cao nhất thế giới. Và tất nhiên có một điều mà chúng ta không thể phủ
nhận, đó là những đóng góp của văn minh Trung Quốc cho nhân loại là rất
lớn. Thực tế đã cho thấy, có rất nhiều thành tựu của nền văn minh này vẫn
được lưu truyền và sử dụng đến hiện tại. Với một đất nước có bề dày về mặt
lịch sử, bề rộng về mặt địa lý, ngay từ thời cổ đại Trung Quốc đã có những
phát minh lớn có tiếng vang và ảnh hưởng đến cả thế giới, trong đỏ tiêu biểu
nhất là giấy, la bàn, thuốc nổ,… Những phát minh đó cho thấy con người
Trung Quốc rất năng động, sáng tạo. Hơn nữa, suốt 5000 năm tồn tại và phát
triển, văn minh Trung Quốc không chỉ có ảnh hưởng đến các dân tộc Châu Á
mà còn có những đóng góp lớn cho tiến trình phát triển của văn minh loài người. 1
Chính vì những những lí do trên, em xin được lựa chọn đề tài: “Thành
tựu của nền văn minh Trung Quốc”
2. Mục đích chọn đề tài
Mục đích em chọn đề tài này là muốn tìm hiểu những kiến thức cơ bản
nhất về nền văn minh Trung Hoa, qua đó hiểu được phần nào quá trình hình
thành và phát triển của văn minh nhân loại. Hơn nữa khi tiến hành đề tài
nghiên cứu về những thành tựu của nền văn minh Trung Quốc, em muốn củng
cố hơn niềm tin của mình về quá trình hình thành và phát triển của văn minh
nhân loại, nhận thức được quy luật phát triển đi lên, hướng tới những giá trị nhân văn cao cả.
3. Kết cấu tiểu luận
Kết cấu tiểu luận gồm hai chương chính (ngoài phần mở đầu và kết luận):
Chương I: Khái quát về Trung Quốc
Chương II: Những thành tựu của văn minh Trung Quốc
Với khuôn khổ một tiểu luận, thời gian và trình độ có hạn nên tiểu luận
của em không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Em rất mong có sự động viên
và đóng góp ý kiến của thầy cô giáo bộ môn lịch sử văn minh thế giới để tiểu
luận của em được hoàn thiện hơn. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TRUNG QUỐC
1.1. Địa lý và dân cư của Trung Quốc
1.1.1. Đặc điểm địa lý
Trung Quốc là một lục địa lớn nằm ở phía Đông Á với núi cao, sông
dài, biển rộng, hồ lớn, đồng bằng phì nhiêu, địa hình cảnh quan đa dạng. Nửa
phía Đông của quốc gia này là các vùng duyên hải, rìa các đảo là một vùng
bình nguyên phì nhiêu, đồi và núi, các sa mạc và các thảo nguyên và các khu 2
vực cận nhiệt đới. Nửa phía Tây của Trung Quốc là một vùng các lưu vực
chìm trong các cao nguyên, các khối núi, bao gồm phần cao nguyên cao nhất
trên trái đất. Hai con sông lớn là Hoàng Hà dài 5.464km và Dương Tử dài
6.300km đã bồi đắp phù sa màu mỡ tạo nên vùng Trung Nguyên rộng lớn,
giàu có, thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp. Hoàng Hà và Dương Tử
là biểu tượng của chí khí, bản lĩnh, lòng bao dung dân tộc trong văn hóa
truyền thống Trung Quốc. Đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam và
những cao nguyên thoáng đạt như Thanh Tạng, Nội Mông, Hoàng Thổ, Văn
Quý…, những cảnh quan kỳ thú là nguồn tài nguyên rất lớn của Trung Quốc.
Trung Quốc có nhiều núi những không đơn thuần là thiên tạo danh sơn,
mà còn là những kỳ quan văn hóa. Núi Thái Sơn được coi là biểu tượng của
đất nước Trung Quốc, là thánh địa của Đạo Lão, Đạo Phật và Đạo Khổng, với
6600 bậc đá dẫn đường lên tới đỉnh núi, núi Thái Sơn được ví như một cái
thang lên trời. Trên núi có rất nhiều di tích lịch sử, có cả một rừng bia đá nay
chỉ còn lại 1500 mảnh, bia đá cổ nhất và cũng lớn nhất là bút tích của Tần
Thủy Hoàng gồm 222 chữ. Theo thống kê thì nơi đây có hơn 10000 cây đã
sống hơn một thế kỷ và ít nhất 3300 cây có tuổi từ 330 đến 1000 năm lâu hơn
nữa. Những cây thông ở Đền thánh Thái Sơn đã được Hán Vũ Đế triều đại
Tây Hán trồng. Bản sao bộ Kinh Kim cương của Phật giáo nằm ở sườn Đông
đường mòn, gồm 2799 chữ khắc trên 2064m2 đá, là tác phẩm lớn nhất trên
vách đá. Trên vách núi dựng đứng là tác phẩm của Hoàng đế Nguyên Phong
thời Đường. Đó là một tấm bia gồm 996 chữ cắt từ vách đá, chủ đề chính là
ca tụng công đức, tài năng của các vị vua nhà Đường. Núi Thái Sơn là nơi lưu
dấu tích con người từ thưở xưa với hàng trăm chùa chiền, đền đài, miếu mạo.
Công trình cổ xưa nhất là đền thờ thượng đế, một trong những tòa lâu đài
đứng đầu Trung Quốc với diện tích 96400m2, bao chứa hàng ngàn biểu tượng
nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc, hội họa. Đối với người Trung Quốc, Thái Sơn
là một hình hình tượng của truyền thống văn hóa cổ thu nhỏ, có hơn 3 nghìn
năm lịch sử tiếp nhận tế lễ của các bậc đế vương. Núi Thái Sơn vì có các bậc
đế vương phong thiền mà được nâng lên tới tầm cao thần thánh như hoàng đế 3
- những người tự nhận là “thiên tử”, đồng thời cũng được cho biểu tượng của
sự ổn định, củng cố chính quyền, đất nước thịnh vượng và dân tộc đoàn kết,
bởi vậy mới có câu nói “Thái Sơn an, bốn biển đều yên”.
1.1.2. Đặc điểm dân cư
Địa lý tự nhiên đã góp phần quan trọng định hình tính cách tâm lý dân
tộc Trung Quốc, ảnh hưởng đến lối sống của cư dân vùng đất mênh mông này.
Thời kỳ cổ đại, địa bàn Trung Quốc chỉ là một vùng nhỏ ở lưu vực Hoàng Hà.
Sau này, lãnh thổ Trung Quốc mới được mở rộng dần. Cư dân đầu tiên của
Trung Quốc cư trú ở lực Hạ Thủy dưới chân Hoa Sơn. Đó là tiền thân của
Hán tộc sau này. Cư dân ở phía Nam Dương Tử khác hẳn cư dân ở vùng
Hoàng Hà về ngôn ngữ và phong tục tập quán. Đến thời Xuân Thu, các tộc
này cũng bị Hoa Hạ đồng hóa. Trong lịch sử văn minh gần 6000 năm của
Trung Quốc, tên đất nước được gọi theo tên triều đại phog kiến, Khi triều
Thanh bị lật đổ, Đại Thanh bị xóa bỏ, chế độ phong kiến kết thúc, Trung
Quốc mới thực sự trở thành quốc hiệu thống nhất.
Mới đây theo thống kê, dân số thế giới ước tính khoảng 7,825 tỷ người,
trong đó dân số Trung Quốc đại lục chiếm 1,441 tỷ, chiếm 18% tổng dân số
thế giới. Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, đồng nghĩa
với việc có thế mạnh trong sáng tạo các giá trị văn hóa văn minh bởi con
người là chủ thể của văn hóa. Trung Quốc hiện nay có 56 dân tộc, trong đó
chủ yếu là người Hoa (Hán). Đa dạng về văn hóa tộc người, có lợi thế về các
yếu tố tự nhiên và xã hội, Trung Quốc đã trở thành quốc gia phát triển đứng
thứ hai trên thế giới, khẳng định một trung tâm văn minh có ảnh hưởng sâu
rộng tới lịch sử phát triển của nhân loại.
1.2. Các giai đoạn lịch sử Trung Quốc
1.2.1. Thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế
Thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế là thời kỳ lịch sử đầu tiên thuộc về những
đế vương sớm nhất trong truyền thuyết Trung Quốc (từ năm 2852 TCN tới
2205 TCN). Họ là những thủ lĩnh bộ tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc, không phải
là đế vương trong ý nghĩ hiện đại. Từ xưa đến nay, Tam Hoàng Ngũ Đế do 4
trải qua các niên đại lâu đời, chỉ thấy ghi chép trong thư tịch cổ mà không đào
được văn vật chứng thực nên thời kỳ này mang tính truyền thuyết, huyền
thoại nhiều hơn là thực tế lịch sử.
Cái gọi là Tam Hoàng, dùng để chỉ đến ba vị quân chủ đầu tiên mang
tính huyền huyễn và thần thánh. Theo truyền thuyết, ba vị này được cho là
thần tiên hoặc bán thần, những người đã sử dụng phép màu để giúp dân. Do
phẩm chất cao quý nên họ sống lâu và thời kỳ cai trị của họ hòa bình thịnh
vương. Có nhiều quan điểm khác nhau về “Tam Hoàng” nhưng truyền thuyết
được nhắc đến nhiều nhất của Tam Hoàng vẫn là Thái Hạo Phục Hy, Nữ Oa
và Viêm đế Thần Nông. Trong đó, Phục Hy và Nữ Oa là hai anh hem, và cũng
là thần chồng và thần vợ, hai người được coi là tổ tiên của loài người sau một
trận đại hồng thủy. Cũng như Thần Nông là người đã phát minh ra nghề nông
và là người đầu tiên dùng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh.
Còn Ngũ Đế, là năm vị quân chủ nối tiếp theo Tam Hoàng, có công khai
hóa dân tộc Trung Hoa, đưa dân tộc này thoát khỏi tình trạng sơ khai. Trong
thời kỳ này, người Trung Quốc đã biết chế ra lửa để nấu chin thức ăn, biết cắt
nhà, làm quần áo, trồng ngũ cốc, chài lưới, thực hiện lễ nghi và bắt đầu tạo ra
chữ viết. Tương tự như Tam Hoàng, các vị trong Ngũ Đế cũng có nhiều giả
thuyết, nhưng chính thống nhất theo thuyết của Sử ký Tư Mã Thiên thì Ngũ
Đế bao gồm: Hiên Viên Hoàng Đế, Đế Cao Dương, Đế Cốc, Đế Nghiêu, Đế
Thuấn. Nghiêu, Thuấn tuy chỉ là những thủ lĩnh liên minh bộ lạc, nhưng
người đời sau coi họ là những ông vua tốt nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Tương truyền thời Nghiêu, Thuấn có trận đại hồng thủy. Cháu của Hiên Viên
Hoàng Đế là Cổn được vua Nghiêu tin tưởng giao cho nhiệm vụ trị thủy. Cổn
đã lấy tức nhưỡng về để trị thủy nhưng không thành công. Vũ là con trai của
Cổn, tiếp tục thay cha trở thành người phụ tá cho đế Thuấn và được đế Thuấn
trọng dụng giao cho nhiệm vụ trị thủy. Khác với cha của mình, Vũ đã thành
công trong việc trị thủy bằng cách xẻ núi, đào kênh, thuận theo thế nước để
dẫn lũ ra biển lớn. Chính vì vậy, ngày nay người Trung Quốc vẫn truyền tai
nhau truyền thuyết Đại Vũ trị thủy, thuần hóa sông Hoàng Hà. Sau khi Vũ 5
chết, con của Vũ là Khải được tôn lên làm vua, Trung Quốc bắt đầu bước vào
xã hội có nhà nước văn minh phát triển, độc lập với văn minh vùng Địa Trung Hải.
1.2.2. Thời kỳ Tam đại
Đây là thời kì chuyển tiếp với ý nghĩa quan trọng trong lịch sử Trung
Quốc với ba vương triều nối tiếp nhau là: Hạ, Thương, Chu. Chính vì vậy,
lịch sử thời kỳ này được gọi là Tam đại. Đó là thời kỳ của chế độ chiếm hữu
nô lệ, bắt đầu từ thiên niên kỷ II TCN đến khi nhà Tần được xác lập vào năm
221 TCN. Triều Hạ bắt đầu vào khoảng thế kỷ XXI TCN, không chỉ bằng việc
Khải lên làm vua mà còn bởi từ đây, lịch sử Trung Quốc sẽ xác lập một
nguyên tắc trao truyền ngôi báu, đó truyền tử chứ không còn truyền hiền. Vua
được coi là Thiên tử, nước là của vua. Triều Thương (Ân Thương) tồn tại từ
khoảng thế kỷ XVI đến thế kỷ XI TCN. Triều Chu tồn tại từ thế kỷ XI đến thể kỷ III TCN.
Thời kỳ đầu người Trung Quốc đã biết dùng đồng đỏ, kinh tế nông
nghiệp khá phát triển. Triều Hạ bị diệt vong bởi vua Kiệt tàn bạo và hoang
dâm vô độ. Bởi những tư liệu về nhà Hạ khá mờ nhạt trong cả về tư liệu và
hiện vật lịch sử nên nhiều người cho rằng nhà Hạ chưa phải là một triều đình
cai trị đúng nghĩa mà là một liên minh nhiều bộ lạc cổ đại của người Hoa Hạ
có hình thức tù trưởng phức tạp nhằm cai trị khu vực xứ sở này. Còn nếu căn
cứ theo ghi chép trong sách sử thi thì triều Hạ là vương triều phong kiến thị
tộc thế tập đầu tiên.
Đến thời nhà Thương, người Trung Quốc đã biết sử dụng đồng thau,
chữ viết ra đời. Triều đại này bắt đầu từ vua Thành Thang và kết thúc ở vua
Trụ Vương, tất cả là 30 đời vua trong khoảng 600 năm. Đến thời vua Trụ, một
bạo chúa nổi tiếng, nhà Thương bị nhà Chu tiêu diệt. Nhưng văn minh Trung
Quốc thời Thương có ý nghĩa rất lớn, đây là giai đoạn chế độ nô lệ được xác
lập vững chắc, nghề trồng trọt chăn nuôi phát triển. Người ta đã phát hiện ra
quần thể kiến trúc cung điện, khu sản xuất thủ công nghiệp với những đồ
dùng bằng đồng, bằng ngọc chế tác rất tinh xảo. Vỏ sò và mai rùa là đơn vị 6
tiền tệ trong kinh tế thương mại. Một số vỏ sò đúc bằng đồng được phát hiện
trong mộ cổ cho thấy Trung Quốc đã có đồng tiền bằng kim loại từ rất sớm.
Đặc biệt trên xương thú, mai rùa là những chữ tượng hình ghi chép về mọi
sinh hoạt của xã hội đương thời. Đây là nguồn thư tịch cổ quan trọng để các
nhà nghiên cứu hiểu thêm văn minh cổ địa Trung Quốc.
Triều đại nhà Chu tồn tại lâu hơn bất cứ một triều đại nào khác trong
lịch sử Trung Quốc, kéo dài khoảng 800 năm (thế kỷ XI-III TCN). Việc nhà
Chu ra đời là kết quả của biến đổi lịch sử bắt đầu từ cuộc khởi nghĩa của tộc
Chu ở miền Tây lật đổ vua Trụ nhà Thương. Khi lập nước, triều Chu đóng đô
ở Cảo Kinh nên gọi là Tây Chu. Đây là thời kỳ xã hội Trung Quốc tương đối
ổn định. Nhà Chu đặt ra các thiết chế, lễ nghi sẽ là chuẩn mực cho xã hội
phong kiến sau này. Việc sử dụng đồ sắt cũng đã xuất hiện ở Trung Quốc thời
kỳ này. Nhà Chu cũng là khoảng thời gian khi hệ thống chữ viết cổ xuất hiện
trên các đỉnh đồng thời Tây Chu bắt đầu chuyển sang giai đoạn hiện đại, dưới
hình thức những văn bản ghi chép cổ cuối thời Chiến Quốc. Cuối thời kỳ Tây
Chu, nhà vua cũng say đắm tửu sắc, mê tín quỷ thần nên loạn lạc xảy ra khắp
nơi. Chu U Vương mê Bao Tự mà mất nước. Từ năm 770 TCN, do bị các dân
tộc du mục ở Hiểm Doãn và Khuyển Nhung ở phía Tây uy hiếp, vua Chu lúc
ấy là Chu Bình Vương dời đô qua Lạc Dương ở phía Đông, từ đó bắt đầu thời
kỳ thứ hai là Đông Chu. Đời Đông Chu lại chia làm hai thời kỳ nữa là thời
Xuân Thu (722-479 TCN) và thời Chiến Quốc (478-221 TCN). Thời Xuân
Thu bắt đầu từ đời Chu Bình Vương tới cuối đời Chu Uy Liệt Vương. Đây là
thời kỳ tan rã xã hội nô lệ, là thời kỳ biến đổi vĩ đại. Lúc này cũng là thời kỳ
vương thất nhà Chu suy vong dần. Vương triều sau khi trải qua sự thống trị
của nhà Hạ, Thương, Tây Chu, phải chia ra hàng tram nước chư hầu, họ tranh
nhau xưng bá, đề phòng lẫn nhau, chiến tranh liên miên, mâu thuẫn trong nội
bộ các nước chư hầu diễn ra gay gắt, khởi nghĩa, nô lệ liên tiếp nổ ra, đấu
tranh giữa thế lực mới cũ rất mãnh liệt, xã hội dao động rõ rệt. Thời kỳ này đồ
sắt cũng được sử dụng rộng rãi. Trải qua thời kỳ Xuân Thu kéo dài đằng đẵng,
khiến cho hàng trăm nước chư hầu bị thôn tính, thế lực của vương triều Đông 7
Chu ngày càng suy thoái, từ đó dẫn đến sự hình thành của thời kỳ Chiến
Quốc. Đây là thời của các chư hầu lớn mạnh, có lực lượng quân sự hùng hậu,
thiện chiến, nổi danh là thất hùng (Ngụy – Tề - Tần – Yên – Sở - Hàn –
Triệu). Đây cũng là thời bách gia tranh minh với những thành tựu về mọi mặt:
y học, thiên văn, văn học, nghệ thuật, đặc biệt là các hệ phái tư tưởng triết học.
1.2.3. Thời kỳ phong kiến
Đây là thời kỳ thống trị của các vương triều phong kiến phát triển hùng
mạnh trên đất nước. Trung Quốc thống nhất, bắt đầu từ năm 221-206 TCN,
khi Tần Thủy Hoàng lập nên nhà Tần. Từ đây, lịch sử Trung Quốc bước vào
thời kỳ phong kiến kéo dài đến năm 1840, khi xảy ra cuộc chiến tranh thuốc
phiện giữa Trung Quốc và Anh, khiến Trung Quốc từ một nước phong kiến
trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Trong gần 2000 năm, Trung
Quốc đã trải qua nhiều triều đại, trong đó nổi bật nhất là nhà Tần, Hán,
Đường, Tống, Nguyên, Minh Thanh.
Thời Tần là một giai đoạn có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Nhờ thực hiện
đường lối canh tân theo Pháp gia, Tần Thủy Hoàng đã chấm dứt chiến tranh,
xây dựng quốc gia phong kiến trung ương tập quyền thống nhất theo tinh thần
“thư đồng văn, xa đồng quỹ”, chia đất nước ra 36 quận, đặt ra luật lệ thống
nhất. Những quy định của Tần Thủy Hoàng có tác dụng quan trọng trong
hoạch định thể chế chính trị của các triều đại phong kiến sau này. Tuy nhiên,
nhà Tần cũng đã dùng những biện pháp tàn bạo để dẹp yên chống đối, thậm
chí gồm cả việc “Đốt sách chôn nho”. Điều này khiến cho nhà Hán kế tục sau
này phải đưa thêm vào hệ thống chính phủ đó những trường phái cai trị có
tính ôn hòa hơn. Lịch sử Trung Quốc thời Tần Thủy Hoàng cũng đã để lại
nhiều kỳ quan văn hóa như: Vạn Lý Trường Thành, hệ thống cung A Phòng
và 700 hoàng cung khắp nơi, nhiều cung điện ngầm dưới đất, các khu lăng mộ
với những pho tượng độc đáo. Ngay sau khi Tần Thủy Hoàng chết, các cuộc
khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi trong đế chế và quân đội Tần không thể
dẹp yên. Cuối cùng, hai lực lượng mạnh nhất do Hạng Vũ và Lưu Bang lãnh 8
đạo đã lật đổ nhà Tần. Vua Tần cuối cùng là Tử Anh đầu hàng đánh dấu sự kết
thúc của đế chế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Triều Hán (202 – 220 TCN) đã tái thống nhất Trung Quốc sau thời kỳ
hỗn chiến khi nhà Tần sụp đổ. Các vua thời Hán đã đưa Trung Quốc bước vào
giai đoạn mới của sự phát triển cả về kinh tế lẫn chính trị và văn hóa. Luật
pháp hà khắc thời nhà Tần được nới lỏng, sản xuất được khôi phục, văn hóa
được chú trọng phát triển, kết tinh ở thành tựu đặc sắc trong nhiều lĩnh vực,
có thể kể đến tác phẩm nổi tiếng nhất của lịch sử Trung Quốc và của cả thế
giới là Sử ký của Tư Mã Thiên. Kéo dài 4 thế kỷ, nhà Hán được xem như là
triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cho đến nay, nhóm dân
tộc chiếm phần lớn dân số Trung Quốc cũng tự cho mình là người Hán, và
chữ viết Trung Quốc cũng được xem là chữ Hán.
Trung Quốc thời kì Tùy Đường (581-907) – đặc biệt là giai đoạn trị vì
của vua Đường Thái Tông là thời kỳ văn hóa phát triển về mọi mặt, thành tựu
nổi bật nhất là thơ Đường – đỉnh cao ngôn ngữ thơ ca thế giới. Nhưng vào
những năm cuối đời, Huyền Tông ngày càng bị lôi cuốn vào tư tưởng Đạo
giáo và không quan tâm đến cai trị nữa. Sau năm 745 ông say mê một người
thiếp của mình là Dương Quý Phi và bỏ rơi triều đình. Triều đình trở nên hỗn
loạn bởi sự tranh giành ảnh hưởng của các đại thần trong triều và các quân
phiệt địa phương. Trung Quốc nhanh chóng lại rơi vào tình trạng suy sụp.
Nhà Nguyên (1271-1368) và triều Minh Thanh (1368-1911) cũng là hai
triều đại phong kiến lớn trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Nguyên là một nhà
nước kế tục của Đế quốc Mông Cổ do người Mông Cổ thành lập nên và là
triều đại do một dân tộc thiểu số cai trị đầu tiên hoàn thành sự nghiệp thống
nhất Trung Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Triều Minh Thanh hay còn được
gọi là Mãn Thanh là một triều dại Trung Quốc do người Mãn Châu thành lập
nên, cũng là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc. Ngưởi
thống trị của nhà Thanh là dòng học Ái Tân Giác La. Triều Thanh tồn tại đến
năm 1911, sau đó Trung Quốc lâm vào nội chiến liên miên, mặt khác bị tác
động bởi chiến tranh xâm lược, xã hội trở nên rối loạn. Trung Quốc đã phải 9
mất Hồng Kông, Ma Cao cho người Anh. Cách mạng Trung Quốc thành công
năm 1949. Năm 1997, Hồng Kông trở về Trung Quốc, sau đó là Ma Cao vào
năm 1999. Giờ đây Trung Quốc đã thực sự trở thành một đất nước hùng
mạnh, tốc độ phát triển kinh tế cũng vào hàng mạnh nhất thế giới hiện nay. CHƯƠNG II:
NHỮNG THÀNH TỰU VĂN MINH CỦA TRUNG QUỐC 2.1. Chữ viết
Phát minh chữ viết được coi là tiêu chí đầu tiên của văn minh. Chữ viết
ở Trung Quốc ra đời từ rất sớm. Theo truyền thuyết, từ thời Hiên Viên Hoàng
Đế, sử quan Thương Hiệt đã sáng tạo ra chữ viết. Nhưng sự thật là đến đời
Thương, chữ viết của Trung Quốc mới ra đời. Loại chữ viết đầu tiên này được
viết trên mai rùa, xương thú, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1899 và
được gọi là chữ giáp cốt. Sở dĩ chữ đời Thương được khắc trên mai rùa hoặc
xương thú (chủ yếu là xương quạt của bò) vì đó là những quẻ bói. Người
Trung Quốc lúc bấy giờ mỗi khi muốn bói việc gì thì khắc những điều muốn
bói lên mai rùa hoặc xương thú, đục lỗ ở giữa rồi nung, sau đó theo những
đường rạn nứt dễ đoán ý của trời đất quỷ thần. Cho đến nay đã phát hiện được
hơn 100000 mảnh mai rùa và xương thú có khắc chữ giáp cốt với tổng số gần
5000 chữ, trong đó đã đọc được 1700 chữ. Người ta đã ghép được những
đoạn văn tương đối dài, có đoạn trên 100 chữ, mang những thông điệp trọn
vẹn. Số lượng chữ ngày càng nhiều và cách viết càng đơn giản, chủ yếu là
phương pháp tượng hình. Ví dụ như chữ “nhật” (mặt trời) thì vẽ một vòng
tròn nhỏ, ở giữa có một chấm, hay chữ “sơn” (núi) thì vẽ 3 đỉnh núi,…Dần
dần do yêu cuầ ghi chép các động tác và các khái niệm trừu tượng, trên cơ sở
phương pháp tượng hình, đã phát triển thành các loại chữ biểu ý và mượn âm
thanh. Vào thời Chu chữ viết Trung Quốc đã có một bước tiến đáng kể với 3
kiểu là Kim văn, Chung đỉnh văn, Thạch văn. Ngoài đồ đồng, chữ viết thời 10
Tây Chu còn được khắc trên trống đá, thẻ tre, được gọi chung là chữ triện, hay cổ văn.
Nhưng bước phát triển thực sự của chữ viết lại thuộc về thời Tần. Lý Tư
thời nhà Tần đã dựa vào chữ nước Tần kết hợp với các thứ chữ của các nước
khác, cải tiến cách viết tạo thành một loại chữ thống nhất gọi là chữ tiểu triện.
Từ cuối thời Tần Thủy Hoàng (221-206 TCN) đến thời Hán Tuyên Đế (73-49
TCN), đã xuất hiện một kiểu chữ mới gọi là chữ Lệ, biến các nét cong tròn
thành ngang bằng, sổ thẳng ngay ngắn. Chữ Lệ có ý nghĩa quan trọng vì đó là
giai đoạn quá độ để phát triển thành chữ Chân tức chữ Hán ngày nay, đưa văn
tự Trung Quốc đến sự hoàn thiện, bổ sung ý nghĩa thẩm mỹ, là cội nguồn của
môn nghệ thuật viết chữ đẹp – thư pháp, thể hiện thần sắc và tinh hoa văn hóa Trung Quốc.
Đặc trưng chữ viết Trung Quốc là sức sống mãnh liệt của nó. Giữa chữ
tượng hình thời Ân, Thương với chữ Hán ngày nay không có nhiều thay đổi
về kết cấu, chỉ có tăng trưởng về số lượng điều chỉnh về hình thể cho đẹp hơn.
Do cách viết như vậy nên Trung Quốc có một cống hiến lớn, đó là tạo nên
một ngành khoa học mang tính nghệ thuật rất cao, phổ biến khắp thế giới: thư
pháp học. Nhờ có chữ viết sớm nên Trung Quốc có một nguồn thu tịch cổ đồ
sộ, phong phú bậc nhất thế giới. Lịch sử Trung Quốc có sự thống nhất bền vững. 2.2. Văn học
Thời cổ trung đại, Trung Quốc có một nền văn học rất phong phú. Ngay
từ thời cổ đại văn học Trung Quốc đã rất phát triển. Từ thời Xuân Thu Chiến
Quốc, văn học Trung Quốc đã bắt đầu phát triển. Đến thời Tây Hán, tư tưởng
Nho được đề cao, mà Nho gia lại là trường phái rất coi trọng việc học tập, vì
vậy từ Hán về sau, những người có thể cầm bút viết văn trong xã hội Trung
Quốc rất nhiều. Đến thời Tùy, Đường chế độ khoa cử bắt đầu ra đời, trong đó
văn chương trở thành thước đo chủ yếu của tài năng, do đó văn học Trung
Quốc càng có những thành tựu lớn lao. Những thể loại tiêu biểu của văn học 11
Trung Quốc là thơ, từ, phú, kịch, tiểu thuyết…trong đó tiêu biểu là Kinh Thi,
Sở Từ, thơ Đường và tiểu thuyết Minh – Thanh. 2.2.1. Kinh Thi
Kinh Thi là một bộ tổng tập thơ ca vô danh của Trung Quốc, một trong
năm bộ sách kinh điển của Nho giáo, gọi là Ngũ kinh (Kinh Thi, Kinh Lễ,
Kinh Nhạc, Kinh Xuân Thu, Kinh Dịch). Các bài thơ trong Kinh Thi được
sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm, từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời
Xuân Thu. Thời bấy giờ, thơ cũng là lời của bài hát. Vi vậy vua Chu và vua
các nước chư hầu thường sai các viên quan phụ trách âm nhạc của triều đình
sưu tầm thơ ca của các địa phương để phổ nhạc, sau đó dùng để đem hát trong
tế lễ hiếu hỷ, vì thế rất giàu nhạc điệu. Lúc đầu tác phẩm có tên là Thi, đến
khi Nho gia được đề cao, Thi được gọi là Kinh Thi. Ban đầu có tất cả khoảng
3000 bài, tuy nhiên Kinh Thi đã bị đốt ở thời Tần, nhưng nó đã được khôi
phục lại nương theo trí nhớ của nhiều nhà Nho. Ngày nay, Kinh Thi là một tác
phẩm chỉnh thể gồm 305 bài chia làm 3 phần Phong, Nhã, Tụng. Phong là dân
ca của các nước tên gọi là Quốc Phong, gồm 160 bài dân ca của các được sưu
tầm biên soạn, là phần tinh hoa giàu tính nghệ thuật nhất. Phần Nhã là thơ
sáng tác gồm 105 bài, phản ánh những sinh hoạt quý tốc chốn cung đình,
phong cách diễn đạt nhẹ nhàng tinh tế. Phần Tụng gồm 40 bài là thơ tán tụng
công đức các triều vua thời Chu – Lỗ - Thương. 2.2.2. Sở Từ
Sở Từ là tuyển tập thi ca lãng mạn đầu tiên trong lịch sử văn học Trung
Quốc, là tác phẩm tiêu biểu cho văn hóa phương Nam. Tương truyền đây là
một thể thơ mới do quan đại phu nước Sở tên Khuất Nguyên (340-278 TCN)
tập hợp, chỉnh biên, sáng tác. Kết cấu Sở Từ gồm 5 phần:
 Cửu Ca là những bài ca tôn giáo lấy từ cơ sở ca dao, thần thoại,
đề tài vì thế rất phong phú, đằm thắm trữ tình
 Chiêu Hồn chứa đựng tấm lòng yêu nước của Khuất Nguyên khi
tha thiết kêu gọi hồn Sở Hoài Vương trở về
 Thiên Vấn gồm 130 câu hỏi về thiên văn, địa lý, lịch sử, đạo đức 12
 Cửu chương là chín bài thơ trữ tình
 Tập Ly Tao gồm 373 câu thơ được đánh giá là viên ngọc quý
trong kho tang văn học cổ đại Trung Quốc, vẻ đẹp của ngôn từ thơ ca.
Sở Từ có một ý nghĩa đặc biệt đối với toàn bộ hệ thống văn hóa Trung Quốc,
đặc biệt trên phương diện văn học, vì nó được xem là đã khai sáng nên thể
loại thi ca lãng mạn Trung Quốc. Khuất Nguyên cũng được coi là nhà thơ đầu
tiên của Trung Quốc, bắt đầu từ ông là bắt đầu một nhận thức mới trong lịch
sử văn học. Từ đây, thơ ca Trung Quốc sẽ chấm dứt thời kỳ khuyết danh để
bước lên một giai đoạn mới với hình thức hữu danh dẫn đến sự ra đời của đội
ngũ những người cầm bút chuyên nghiệp sau này. Thơ ca ngày càng được
đánh giá cao, thành tiêu chí lựa chọn chốn quan trường, thành thước đo tài
năng, thành phương tiện để lập nghiệp và để thể hiện niềm say mê. 2.2.3. Thơ Đường
Thơ Đường là đỉnh cao của thơ ca thế giới, là thời kỳ huy hoàng nhất
của thơ ca Trung Quốc. Trong gần 300 năm tồn tại, thời Đường là một giai
đoạn lịch sử ổn định và huy hoàng để lại tên tuổi của trên 2300 nhà thơ với
hơn 60000 thi phẩm đặc sắc. Thơ Đường không những có số lượng rất lớn mà
còn có giá trị rất cao về tư tưởng và nghệ thuật. Hơn nữa, đến thời Đường, thơ
Trung Quốc cũng có một bước phát triển mới về luật thơ. Các nhà thơ Đường
sáng tác theo 3 thể: Từ, Cổ phong, Đường luật
 Từ là một loại thơ đặc biệt ra đời giữa đời Đường, kết hợp chặt
chẽ với âm nhạc. Vì viết the những điệu có sẵn nên sáng tác từ
thường gọi là điền từ
 Cổ phong là một thể thơ tương đối tự do, không bị ràng buộc về
số chữ trong một câu, số câu trong bài, về cách gieo vần, về niêm, luật, đối
 Đường luật gồm 3 dạng chính: bát cú (tám câu, có thể là “thất
ngôn” hoặc “ngũ ngôn”), tuyệt cú (bốn câu) và bài luật, có nghĩa 13
là một bài thơ luật kéo dài. Có thể coi thất ngôn bát cú là dạng cơ
bản vì từ nó có thể suy ra các dạng khác
Trong số các thi nhân đời Đường còn lưu tên tuổi đến ngày nay, Lý
Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị là ba nhà thơ tiêu biểu nhất. Bạch Cư Dị được
vua Đường Tuyên Tông gọi là Thi Tiên. Kiệt tác của ông phải kể đến tác
phẩm Tỳ bà hành, Trường ca hận….Lý Bạch được người đời tôn vinh là tiên
thi, ông vốn là học rộng, tài cao và có chí lớn nhưng lận đận chốn quan
trường, điều đó một phần do tính cách mạnh mẽ, yêu thích tự do, ông không
thích làm quan chốn kinh đô mà chỉ thích ngao du sơn thủy, giao du rất rộng
với mọi hạng người. Lý Bạch lại là một người yêu quê hương đất nước và rất
thông cảm với nỗi khổ cực của nhân dân lao động, do vậy nên thơ ông phần
lớn tập trung miêu ta vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng thời có nhiều bài phản ảnh
đời sống của nhân dân. Đặc trưng nghệ thuật thơ Lý Bạch là lối thơ đẹp và
hào hùng, ý thơ có màu sắc của chủ nghĩa lãng mạn. Đỗ Phủ là Thánh thi, là
nhà thơ của lịch sử dân tộc. Ông xuất thân từ một gia đình quan lại nhỏ sa sút,
bản thân ông dù học rất rộng nhưng thi không đỗ, mãi đến năm 40 tuổi mới
làm mấy chức quan nhỏ trong 7 năm, suốt đời ông phải sống trong cảnh
nghèo nàn. Nhưng chính cuộc đời lận đận đó đã giúp ông thấu hiểu được cuộc
sống khổ cực của nhân dân, do đó thơ Đỗ Phủ tái hiện chân thực nỗi cơ cực
bần hàn của người dân lương thiện trong xã hội phong kiến. Đó là những câu
thơ đẫm máu và nước mắt được thể hiện trong các tác phẩm: Tam lai, Tam
biệt,…Bên cạnh ba nhà thơ trên là lớp lớp nhà thơ bởi ở thời Đường rất nhiều
người làm thơ, vua quan khanh tướng và kỹ nữ kiếm khách đều là nghệ sỹ.
Thơ Đường có nội dung phong phú, hình thức đa dạng, ngôn từ hoa mỹ.
“Ý tại ngôn ngoại” là nguyên tắc chủ đạo của thơ Đường, nhưng độc đáo lại ở
cách lý giải hiện thức hay là cái tứ của bài thơ. Đó là cách đồng nhất các hiện
tượng mà giác quan cho là mẫu thuẫn, cân đối chặt chẽ. Thơ Đường là sản
phẩm của tư duy Trung Quốc ở một giai đoạn lịch sử đặc biệt khi con người
có nhu cầu thấy mình thống nhất với ngoại giới. Thơ Đường chiếm hữu hiện
thực bằng cách nêu mà không miêu tả, mỗi bài thơ là một chỉnh thể được xây 14
dựng theo nguyên tắc đặc thù, câu kết luôn đóng vai trò quyết định. Tóm lại,
thơ Đường là những trang rất chói lọi trong lịch sử văn học Trung Quốc, đồng
thời, thơ Đường đã đặt cơ sở nghệ thuật, phong cách và luật thơ cho nền thi ca
Trung Quốc các thời kì sau này. Thơ Đường cũng có ảnh hưởng lớn đến thơ ca Việt Nam.
2.2.4. Tiểu thuyết Minh – Thanh
Tiểu thuyết bắt đầu từ chuyện kể truyền khẩu để mua vui, sau dần trở
thành một loại hình văn học với một lớp người chuyên làm nghề kể chuyện.
Khởi đầu là truyền khẩu nhưng kết thúc lại là thể loại phát triển nhất của văn
học viết thời nay. Thời Minh – Thanh để lại hơn 300 bộ tiểu thuyết, trong đó
nổi tiếng nhất là Tứ đại kỳ thư
Tác phẩm Thủy Hử của Thi Nại Am là tiểu thuyết lịch sử phản ánh quá
trình tụ nghĩa và tan rã của các anh hùng Lương Sơn Bạc. Qua tác phẩm này,
tác giả không những đã thuật lại rõ ràng quá trình diễn biến của cuộc khởi
nghĩa mà còn hết sức ca ngợi tài trí và sự dũng cảm của các vị anh hùng nông
dân, do đó thời Minh – Thanh tác phẩm này bị liệt vào loại sách cấm. Cảm
hứng chủ đạo của Thủy hử là cảm hứng sử thi ngợi ca tài trí và dũng khí của
những anh hùng nhân dân từ góc nhìn lịch sử. Vì thế, tác phẩm có tác dụng cổ
vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân Trung Quốc, và rất được yêu chuộng cho đến tận ngày nay.
Tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung bắt nguồn từ câu
chuyện ba người Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi kết nghĩa ở vườn đào lưu
truyền trong dân gian. Nội dung miêu tả cuộc đấu tranh về quân sự, chính trị
phức tạp giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô. Tác phẩm không chỉ tái hiện lịch sử
dân tộc mà còn miêu tả lịch sử tâm hồn con người Trung Quốc trong một giai
đoạn lịch sử nhất định. Cảm hứng ngợi ca của tác phẩm được khơi nguồn từ
hiện thực lịch sử, những nhân vật lịch sử lại kết tinh khát vọng, trí tuệ, tình
cảm của nhân dân Trung Quốc trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Ngay khi
mới ra đời và nhất là từ khi được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới, Tam 15
Quốc Diễn Nghĩa đã trở thành cuốn sách gối đầu giường của rất nhiều thế bạn
đọc trong và ngoài Trung Quốc.
Tác phẩm Tây du ký của Ngô Thừa Ân viết về chuyện nhà sư Huyền
Trang và các đồ đệ tìm đường sang Ấn Độ lấy kinh Phật, trải qua rất nhiều
gian nan nguy hiểm ở dọc đường, cuối cùng đã đạt được mục đích. Tác phẩm
rất được mến mộ bởi hình thức nghệ thuật đặc sắc kết tinh trong hình tượng
nhân vật bất hủ là Tôn Ngộ Không. Truyện khai thác từ truyền thuyết dân
gian về đạo Phật chống lại những thần tượng tôn giáo và giai cấp thống trị,
đồng thời ca ngợi trí thông minh của nhân dân lao động, phản ánh lý tưởng tự
do, bình đẳng trong xã hội. Trong tác phẩm, mỗi nhân vật nếu tách riêng ra sẽ
không có cơ sở để tồn tại. Quan hệ thầy trò là quan hệ của Nho giáo, đi tìm
Kinh Phật là tìm chân lý đạo Phật để phổ độ chúng sinh. Tác phẩm cũng đã
góp phần lý giải vì sao Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cổ đại, trong khi mất chỗ
đứng trên quê hương của mình bởi sự lên ngôi của đạo Hindu thì lại trở thành
một trong những tôn giáo phổ biến nhất trên thế giới.
Tác phẩm Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc là tiểu
thuyết chương hồi được đánh giá cao nhất trong kho tang văn học cổ điển
Trung Quốc. Tác phẩm viết về câu chuyện hưng suy của một gia đình quý tộc
phong kiến và câu chuyên yêu đương giữa một đôi thiếu niên, nhưng qua đó,
tác giải đã vẽ nên bộ mặt của xã hội phong kiến Trung Quốc trong giai đoạn
suy tàn. Bằng cách xây dựng cho hai nhân vật chính của tác phẩm là Giả Bảo
Ngọc và Lâm Đại Ngọc, tính cách chống đối chế độ thi cử, chế độ quan
trường, đạo đức và lễ giáo phong kiến, khát vọng tự do và hạnh phúc, đồng
thời dành cho những người thuộc tầng lớp bị coi là thấp kém những tâm hồn
cao đẹp và tình cảm chân thành, tác giả đã đánh trực tiếp và khá mạnh vào hệ
ý thức của giai cấp phong kiến lúc bấy giờ. Vì vậy, Hồng lâu mộng được đánh
giá là tác phẩm có giá trị nhất trong kho tàng văn học hiện thực cổ điển Trung Quốc. 2.3. Sử học 16
Trung Quốc là nước rất chú trọng việc chép sử. Trog các minh văn bằng
chữ giáp cốt thời Ân Thương có chứa đựng nhiều tư liệu lịch sử quý giá.
Trong cung đình thời Tây Chu thường xuyên có những viên qua chuyên chép
sử. Đến đầu thời Đông Chu, những nước chư hầu có nền văn hóa phát triển
tương đối cao như Tấn, Sở, Lỗ... cũng đặt chức quan chép sử. Trong số các
sách lịch sử của các nước, tốt nhất là quyển sử biên niên của nước Lỗ. Trên cơ
sở quyển sử của nước Lỗ; Khổng Tử biên soạn lại thành sách Xuân Thu, đó là
quyển sử do tư nhân biên soạn sớm nhất ở Trung Quốc. Tác phẩm này ghi
chép các sự kiện lịch sử trong 242 năm, từ năm 722 đến năm 481 TCN. Sách
Xuân Thu viết rất cô đọng ngắn gọn, toàn bộ sách chỉ có 18.000 chữ nhưng đã
ghi chép các sự kiện lớn về chính trị, quân sự, ngoại giao của 124 nước chư
hầu. Hơn nữa, xuất phát từ quan điểm chính trị của mình, Khổng Tử đã sửa
chữa một số sự thật lịch sử. Ví dụ, vua nước sở tự xưng là ''vương", Khổng Tử
đã hạ xuống gọi là "tử",…Chính vì vậy, sách Xuân Thu tuy là tác phẩm sử
học nhưng đến thời Hán được coi là một tác phẩm trong Ngũ kinh của nhà
Nho. Ngoài sách Xuân Thu, các tác phẩm khác như Thượng Thư (kinh Thi),
Chu Lễ... cũng là những tài liệu lịch sử rất quý báu để nghiên cứu tình hình
chính trị, chế độ quan lại, lễ nghi lúc bấy giờ. Đến thời Chiến Quốc, các sách
như Tả truyện, Quốc ngữ, Chiến quốc sách, Lã thị Xuân Thu đều là những tác
phẩm sử học rất có giá trị.
Nhưng sử học Trung Quốc bắt đầu trở thành một lĩnh vực độc lập với
tác phẩm Sử ký, bộ thông sử đầu tiên của Trung Quốc. Tư Mã Thiên đã dành
cả cuộc đời để quan sát, phân tích, ghi chép lịch sử 3000 năm của Trung Quốc
từ thời Hoàng Đế đến thời Hán. Toàn bộ tác phẩm bao gồm 130 quyển, chia
thành 5 phần, trong đó có 12 bản ký. 10 biểu, 8 thư, 30 thế gia, 70 liệt truyện
ghi lại mọi mặt trong xã hội như chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, ngoại giao,..của Trung Quốc.
 Bản ký là phần ghi chép sự tích các đế vương, đánh giá các sự
kiện, miêu tả các nhân vật lịch sử thông qua tính cách, biến sử
học ghi chép khô khan thành tác phẩm văn học sử. 17
 Biểu chính là 10 bản đối chiếu các sự kiện lịch sử căn cứ vào
niên đại, được viết với tính khoa học và chính xác tới mức người
đời sau coi đây là căn cứ tin cậy nhất để tái hiện lịch sử đời sống
 Thư gồm 8 cuốn: Lễ Thư, Nhạc Thư, Luật Thư, Lịch Thư, Thiên
Quan Thư, Phong Thiện Thư, Hà Cừ Thư, Bình Chuẩn Thư. Đây
thật sự là một thư viện thu nhỏ, một bách khoa toàn thư về văn
hóa học, luật pháp, thiên văn địa lý, phong tục lối sống, thủy lợi, kinh tế…
 Thế gia gồm 30 thiên viết về lịch sử các nước chư hầu và những
người được phong tước phong hầu, đáng quý là có hai người
không hề có một tấc đất phong, đương thời không có vị trí xã hội
nếu xuất phát từ góc nhìn của sử quan phong kiến, đó là Khổng
Tử và Trần Thiệp. Điều này cho thấy cách nhìn khác lạ của Tư
Mã Thiên, trân trọng những người có vai trò đặc biệt trong lịch
sử Trung Quốc từ góc nhìn nhân dân.
Sử ký của Tư Mã Thiên là bách khoa toàn thư về đời sống văn hóa và các
thiết chế xã hội cổ đại, chứng tỏ trí tuệ uyên bác và tư duy khoa học sâu sắc
của người viết. Hiểu biết sâu rộng của Tư Mã Thiên khiến người đời sau căn
cứ vào Sử ký để chỉnh sửa những sai sót, bổ sung những thiếu hụt. Tư Mã
Thiên không chỉ chép sử chính xác, trong sáng, giàu tính nghệ thuật mà còn
trình bày và phê phán các hệ phái tư tưởng, các nhân vật lịch sử theo quan
điểm nhân dân. Những giá trị tiêu biểu của Sử ký khiến nó thành đè tài khoa
học, khơi nguồn cảm hứng cho sáng tạo nghệ thuật, nhất là trong lĩnh vực
điện ảnh. Tác phẩm được dịch ra hầu khắp ngôn ngữ trên thế giới. 2.4. Nghệ thuật
Trung Quốc có một nền nghệ thuật kiến trúc đồ sộ với những công trình
thiên niên kỷ như Vạn Lý Trường Thành, hàng trăm lâu đài cung điện, vô số
những lăng tẩm. Trong đó, khu di sản lăng mộ đời Tần vốn là một kinh đô
tráng lệ và huyền bí, với vô số binh mã, chiến xa, binh khí cũng được coi là 18