Câu hỏi nhận định ôn tập học phần Luật hiến pháp
Câu hỏi nhận định ôn tập học phần Luật hiến pháp của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Preview text:
lOMoARc PSD|17327243 Nhận định:
1. Xung đột pháp luật là hiện tượng xảy ra ở tất cả các lĩnh vực trong TPQT.Sai.
Chỉ có lĩnh vực dân sự có yếu tố nước ngoài mới xảy ra xung đột pháp luật
giữa các nước, còn lĩnh vực hình sự và hành chính được điều chỉnh nghiêm ngặt hơn
nên ít có xung đột xảy ra giữa các hệ thống pháp luật.
2. Luật lựa chọn chỉ được áp dụng để giải quyết các quan hệ về quyền và
nghĩa vụ trong hợp đồng. Sai.
Luật lựa chọn còn được áp dụng để giải quyết các quan hệ về thực hiện công việc
không có uỷ quyền (Đ686 BLDS), bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Đ687 BLDS)
và quyền sở hữu động sản trên đường vận chuyển (k2 Đ678 BLDS).
câu này làm đúng rùi nèn hehe
3. Chỉ khi nào quy phạm xung đột được áp dụng thì mới có xung đột pháp luật phát sinh. Sai.
Xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau:
- Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh cần điều chỉnh.
- Phải có sự khác biệt về nội dung giữa các hệ thống pháp luật có liên quan.
QPXĐ đc áp dụng -> để giải quyết xung đột pl phát sinh chứ ko là nguyên nhân.
4. Quy phạm xung đột có thể không có hệ thuộc. Sai.
Cơ cấu quy phạm xung đột gồm 2 bộ phận: phần phạm vi và phần hệ thuộc. Hệ
thuộc là phần thực hiện chức năng dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật của quy phạm
xung đột nên đó là một bộ phận không thể thiếu để cấu thành của quy phạm xung đột.
Hai bộ phận đều không thể tách rời nhau trong bất kỳ quy phạm xung đột nào, nếu
thiếu một trong hai bộ phận thì không thể thành quy phạm xung đột.
5. Quy phạm xung đột một bên là quy phạm xung đột mệnh lệnh. Đúng.
Vì quy phạm xung đột một bên là quy phạm chỉ ra rõ hệ thống pháp luật của nước
nào cần được áp dụng. Còn quy phạm mệnh lệnh là loại quy phạm xung đột mà quy
tắc để xác định pháp luật áp dụng có tính chất bắt buộc các bên liênquan phải tuân
thủ theo nội dung mà quy phạm quy định, các bên không được quyền lựa chọn khác.
=> Quy phạm mệnh lệnh cũng quy định bắt buộc về xác định áp dụng pháp luật nước nào
Ví dụ: Khoản 3 Điều 676 quy định: “Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước
ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.” lOMoARc PSD|17327243
Như vậy với quy định trên đã chỉ pháp nhân nước ngoài sẽ phải tuân theo pháp luật
Vệt Nam, nó vừa thể hiện quy phạm mệnh lệnh vừa thể hiện quy phạm một bên.
6. Sự tồn tại của quy phạm thực chất trong điều ước quốc tế làm mất đi hiện
tượng xung đột pháp luật. Sai
Hiện tượng xung đột pháp luật chỉ mất đi khi nguyên nhân hình thành nên hiện
tượng này mất đi (2 nguyên nhân đó là..?- kể ra).
- chỉ là cách quyết vấn đề chứ ko làm mất đi vấn đề.
- ĐUQT chỉ có giá trị ràng buộc đối với quốc gia là tv -> ko là tv thì ko đương nhiên áp dụng.
- vd: Điều 40 Hiệp định tương trợ tư pháp Nga qq gì đó? Lo
7. Chỉ cần áp dụng một hệ thuộc trong việc giải quyết xung đột pháp luật.Sai.
Vì mỗi hệ thuộc chỉ có 1 phạm vi áp dụng nhất định do đó việc giải quyết xung
đột pháp luật áp dụng nhiều hệ thuộc khác nhau. (ĐÚNG)
TUY NHIÊN GIẢI THÍCH THEO CÁCH KHÁC: vd: Điều 126 Luật HN&GĐ: quy
định tại khoản 1 thể hiện hệ thuộc Luật nơi thực hiện hành vi và Luật quốc tịch của cá nhân.
8. Khi các bên trong hợp đồng thoả thuận chọn pháp luật áp dụng để điều
chỉnh quan hệ hợp đồng của họ thì pháp luật đó đương nhiên được áp dụng. Sai.
Vì pháp luât áp dụng phải thỏa mãn các điều kiện CHỌN LUẬT: ̣
1. Thoả thuận chọn luật đó phải đáp ứng điều kiện tự do về mặt ý chí, bình
đẳng, tự nguyện (không bên nào mua chuộc, lừa dối, ép buộc bên còn lại
phải lựa chọn HTPL đó) (phải thể hiện ra bên ngoài dưới dạng hình
thức: phụ lục đính kèm hợp đồng…)
2. Các bên chỉ được quyền chọn luật khi và chỉ khi ĐƯQT mà quốc gia là
thành viên và luật VN cho phép các bên được quyền chọn luật đó. (Điều
36 Hiệp định Việt - Nga về hợp đồng; Điều 24 - 26 - 39 Hiệp định Việt
Nga về kết hôn) (ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT)
3. Các bên chỉ có quyền chọn các qppl thực chất trong một hệ thống pl cụ
thể hoặc trong các tập quán quốc tế (tức quy phạm quy định về quyền,
nghĩa vụ của các chủ thể), ko được lựa chọn luật có quy phạm xung đột
(qpxđ là qp ko quy định cụ thể quyền và nv các bên mà chỉ đưa ra quy
định chung để xđinh pl áp dụng cho quan hệ đó). Vì nếu các bên lựa
chọn quy phạm xung đột thì như thế sẽ làm mất đi ý nghĩa lựa chọn luật ban đầu của các bên.
4. Luật được chọn k nhằm mục đích lẩn tránh pháp luật. lOMoARc PSD|17327243
5. Hậu quả của việc áp dụn9g luât lựa chọn ko trái với các nguyên tắc cơ
bản của pl VN (k1 d670 blds 2015)
(ĐIỀU KIỆN CHỌN LUẬT KHÁC VỚI ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG).
Nếu không thỏa mãn thì không được áp dụng.
9. Khi pháp luật các nước quy định khác nhau về một vấn đề cụ thể sẽ làm
phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật. Sai
Xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau: -
Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều chỉnh -
Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan.
Do đó Khi pháp luật các nước quy định khác nhau về một vấn đề cụ thể giữa
các hệ thống pháp luật có liên quan về các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
mới phát sinh xung đột pháp luật. Giả sử: Pháp luật các nước quy định khác
nhau một vấn đề cụ thể về quan hệ tố tụng dân sự, quan hệ hình sự, quan hệ
hành chính thì không làm phát sinh xung đột pháp luật.
(QUAN HỆ TỐ TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ KHÔNG XUẤT HIỆN HIỆN
TƯỢNG XUNG ĐỘT, VÌ TTDS THUỘC VỀ LUẬT CÔNG - THUỘC VỀ
VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA TUYỆT ĐỐI → THUỘC SỰ ĐIỀU
CHỈNH CỦA LUẬT TƯ PHÁP QUỐC TẾ, DO ĐÓ KHÔNG CHỊU SỰ
ĐIỀU CHỈNH CỦA NHIỀU HỆ THỐNG PHÁP LUẬT, CHỈ CHỊU ĐIỀU
CHỈNH BỞI MỘT HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CỦA NƯỚC ĐANG THỤ
LÝ GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC ĐÓ)
10. Phương pháp xung đột là phương pháp giải quyết xung đột pháp luật
mộtcách trực tiếp. Sai.
Có 2 phương pháp điều chỉnh trong TPQT:
- Phương pháp xung đột là phương pháp sử dụng các quy phạm xung đột
(quy phạm duy nhất đc sử dụng) nhằm lựa chọn hệ thống pháp luật thích
hợp để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể →
tác động lên quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (phương pháp điều
chỉnh gián tiếp). Nhưng khi sd pp này với tư cách giải quyết hiện tương
xđ pháp luật → tác động lên hiện tượng xđ pl Ví dụ:
- xem 126 LHNGĐ (ko có pp thực chất, muốn hiểu nội dung phải hiểu 1
cách gián tiếp - pp gián tiếp) (gián tiếp) lOMoARc PSD|17327243
- pl vn và mỹ quy định khác nha (KH đồng giới) → hiện tượng xung đột
pp → ad pp xung đột để giải quyết, trong TH này có 2 htpl ad, lúc này
sẽ chỉ rõ ra là htpl nào sẽ dc ad. (trực tiếp) .
11. Chỉ khi nào quy phạm xung đột được áp dụng thì mới có xung đột pháp
luật phát sinh. (khum sửa) Sai.
Vì xung đột pháp luật là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau
cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh cho một quan hệ của Tư pháp quốc tế.
Vấn đề cơ bản đặt ra là phải tìm ra một nguyên tắc chung để chọn luật thích
hợp nhằm điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế đó.
Có hai phương pháp được sử dụng để giải quyết xung đột pháp luật đó là xây
dựng và áp dụng các quy phạm pháp luật thực chất thống nhất và phương pháp
xây dựng và áp dụng quy phạm pháp luật xung đột.
Do đó, khi nào xung đột pháp luật phát sinh thì mới áp dụng phương pháp giải quyết cho phù hợp.
12. Toà án Việt Nam chỉ áp dụng pháp luật nước ngoài khi có ít nhất một
trong các đương sự là người nước ngoài. Sai.
Toà án VN chỉ áp dụng PL nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp:
1. Theo sự chỉ dẫn của quy phạm xung đột trong ĐƯQT. (QPTC + QPXD) Vd:
Nếu một quan hệ thừa kế phát sinh khi A (Nga) sinh sống tại VN, năm 2019
chết. Di sản gồm 2 căn nhà ở Tp.HCM, 1 căn nhà ở Nga, 1 tài khoản ngân hàng
ở Nga. Tranh chấp phát sinh giữa cô Hoa là vợ của ông A và B là con riêng của ông A có quốc tịch Nga.
→ TAVN thụ lý: xét giữa VN và Nga có ký kết ĐƯQT, do đó áp dụng Điều
39 Hiệp định Tương trợ tư pháp Việt Nga, cụ thể:
+ Di sản: BĐS áp dụng theo bên ký kết nơi có BĐS đó → 2 căn nhà ở
TP.HCM áp dụng PLVN, 1 căn nhà ở Nga áp dụng PL Nga.
+ Di sản: động sản áp dụng pháp luật bên ký kết nơi mà người chết có
quốc tịch. → TK Bank áp dụng PL Nga.
⇒ TA áp dụng theo sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột
2. Theo sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia: (QPTC + QPXD: K1 Đ688)
Vd: Nếu một quan hệ thừa kế phát sinh khi A (HQ) sinh sống tại VN, năm 2019 chết.
Di sản gồm 2 căn nhà ở Tp.HCM, 1 căn nhà ở Nga, 1 tài khoản ngân hàng ở HQ.
Tranh chấp phát sinh giữa cô Hoa là vợ của ông A và B là con riêng của ông A có quốc tịch HQ.
→ VN và HQ chưa ký kết ĐƯQT nên sẽ áp dụng pháp luật VN (Điều 680 BLDS).
+ Di sản đều sẽ áp dụng theo pháp luật HQ lOMoARc PSD|17327243
+ Tuy nhiên việc thực hiện quyền thừa kế đối với 2 căn nhà ở VN thì sẽ áp dụng pháp luật VN.
3. Theo sự lựa chọn của các bên: (QPTC)
Theo câu 12 này thì 1 trong các bên đương sự là người nước ngoài thì chỉ là dấu hiệu
để xác định yếu tố nước ngoài, còn việc áp dụng PLNN phải dựa vào các trường hợp
quy định tại Điều 664 BLDS. K4 điều 688 thì chọn QPTC.
13.Toà án luôn luôn có nghĩa vụ xác định nội dung pháp luật nước ngoài cần áp dụng. Sai.
Căn cứ theo Điều 481 BLTTDS 2015 thì đã xác định rõ trách nhiệm của Tòa án,
đương sự cũng như các cơ quan Nhà nước trong việc cung cấp và xác định pháp luật
nước ngoài. Theo đó, trong trường hợp các đương sự chọn pháp luật nước ngoài để áp
dụng thì nghĩa vụ cung cấp pháp luật nước ngoài cho Toà án giải quyết thuộc về các
bên. Các đương sự phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của pháp luật
nước ngoài đã cung cấp.( Dẫn hết điều 481 là oke.)
14.Pháp luật nước ngoài đương nhiên được áp dụng trong trường hợp các
bên trong quan hệ thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài đó. Sai.
câu này phải thỏa dk chọn luật - giải thích như câu 8.
15.Nguyên tắc cơ bản của pháp luật được hiểu là các quy phạm thực chất
trong pháp luật Việt Nam. (khum sửa) hong hỉu lắm hic Sai.
Căn cứ Điều 3 BLDS 2015 thì quy phạm thực chất là loại quy phạm nhằm trực tiếp giải
quyết vấn đề hoặc quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên, hoặc về biện pháp
chế tài mà không cần phải thông qua hệ thống pháp luật trung gian nào. Còn các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật chỉ là cái cơ bản, bắt buộc tuân theo chứ không trực tiếp giải
quyết vấn đề nào hay quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, hoặc về biện pháp chế tài
đối với chủ thể tham gia quan hệ tư pháp quốc tế. Do đó không thể nói nguyên tắc cơ bản
của pháp luật được hiểu là các quy phạm thực chất.
16. Mục đích của việc bảo lưu trật tự công cộng là nhằm giúp các Toà án
tránh việc áp dụng pháp luật nước ngoài. Sai.
“Trật tự công" là một thuật ngữ trừu tượng trong pháp luật hầu hết các quốc
gia, dưới góc độ tư pháp quốc tế được hiểu là trật tự pháp lý hình thành trên cơ
sở những nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội và pháp luật của một quốc gia.
Qua đó có thể hiểu "Bảo lưu trật tự công cộng" là bảo vệ các nguyên tắc cơ bản
của chế độ xã hội và pháp luật của một quốc gia hay nói cách khác là việc các
cơ quan tư pháp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền không áp dụng luật nước lOMoARc PSD|17327243
ngoài khi vận dụng và thực hiện các quy phạm xung đột nếu việc áp dụng đó
chống lại trật tự công cộng của nước mình.
Do đó, mục đích của việc bảo lưu trật tự công cộng chỉ là nhằm bảo vệ trật tự
công cộng, kinh tế, văn hóa, chính trị của mỗi quốc gia,... các Toà án tránh việc
áp dụng pháp luật nước ngoài nếu việc áp dụng đó chống lại trật tự công cộng
của nước mình (có hệ quả pháp lý ảnh hưởng đến trật tự công cộng).
17.Trong trường hợp không thể xác định được nội dung của pháp luật nước
ngoài cần áp dụng, Toà án Việt Nam sẽ áp dụng luật quốc tịch của đương sự. Sai. điều 481 BLTTDS
Theo điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 670 BLDS 2015 thì tronOKg trường hợp
không thể xác định được nội dung của pháp luật nước ngoài cần áp dụng thì
Toà án Việt Nam sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam.
18. Khi áp dụng pháp luật nước ngoài, Toà án Việt Nam có nghĩa vụ giải thích
pháp luật nước ngoài theo nguyên tắc của pháp luật Việt Nam. Sai.
Điều 667 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng
nhưng có cách hiểu khác nhau thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có
thẩm quyền tại nước đó”.
Việc giải thích pháp luật nước ngoài theo nguyên tắc của pháp luật Việt Nam khi áp
dụng pháp luật nước ngoài sẽ dẫn đến hệ quả là pháp luật nước ngoài không được áp
dụng một cách thống nhất, không bảo đảm giá trị của pháp luật, do đó Toà án Việt
Nam khi áp dụng pháp luật nước ngoài không được tuỳ tiện giải thích những quy định
của pháp luật nước ngoài theo nguyên tắc pháp luật Việt Nam.
19.Nguyên nhân của hiện tượng dẫn chiếu là do các quốc gia quy định khác
nhau khi điều chỉnh một vấn đề cụ thể. Nhận định sai.
Dẫn chiếu ngược là hiện tượng pháp luật của nước có toà án dẫn đến việc áp
dụng pl nước ngoài, nhưng quy phạm xung đột trong plnn dẫn ngược trở về pl nước có toà án
Dẫn chiếu đến plnn thứ ba là hiện tượng pl của nước có toà án dẫn đến việc áp
dụng plnn, nhưng quy phạm xung đột trong plnn dẫn ngược trở về pl nước thứ ba.
Pháp luật nước A (nước có toà án đang thụ lý vụ việc) ⇔ PL nước B
(nước ngoài) ( QPTC + QPXD) (Dẫn chiếu ngược) Nguyên nhân:
+ Chấp nhận việc giải quyết QHDS có YTNN bằng quy phạm xung
đột. Nhưng pháp luật các nước quy định ng tắc chọn luật khác nhau
để giải quyết các QHDS đó (một phạm vi mà có thể được giải
quyết/áp dụng bởi các hệ thuộc khác nhau) lOMoARc PSD|17327243
+ Pháp luật của nước có toà án chấp nhận hiện tượng dẫn chiếu (dẫn
chiếu ngược và dẫn chiếu đến pl nước thứ ba)
Khoản 2 điều 688 (dẫn chiếu ngược)
Khoản 3 điều 688 (dẫn chiếu đến pl nước thứ ba)
THEO SỰ LỰA CHỌN CỦA CÁC BÊN KHÔNG DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG DẪN CHIẾU.
20. Theo pháp luật Việt Nam, khi dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba,
Toà án sẽ áp dụng các quy phạm xung đột trong pháp luật nước này. Nhận định sai.
- Vì khi dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì quy định của pháp luật
nước thứ ba về quyền, nghĩa vụ của các bên được áp dụng. Còn trong trường
hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy
định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật mà các bên lựa chọn là quy định
về quyền, nghĩa vụ của các bên, không bao gồm quy định về xác định pháp luật lựa chọn.
- Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 668
21. Pháp luật Việt Nam không thừa nhận hiện tượng dẫn chiếu ngược trở
lại.Nhận định sai.
Pháp luật Việt Nam chỉ đề cập đến dẫn chiếu ngược trở lại pháp luật VN và
không cho biết dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba có được chấp nhận hay
không. Tuy nhiên theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 nghị định số
138/2006/NĐCP thì dẫn chiếu ngược trở lại và dẫn chiếu đến pháp luật nước
thứ ba được chấp nhận ở Việt Nam. Thực tế vấn đề này rất hiếm gặp, do các
quy phạm xung đột cũng có giới hạn và nhìn chung các quy phạm xung đột của
tư pháp quốc tế là thống nhất. Đa phần phụ thuộc vào cách giải thích và ý chí
của tòa án thụ lý vụ việc.
22.Khi các bên chọn pháp luật nước ngoài để điều chỉnh quan hệ hợp đồng
mà luật đó dẫn chiếu ngược trở lại pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng. Nhận định sai.
Điều 668 BLDS chấp nhận trường hợp dẫn chiếu ngược trở lại pháp luật Việt
Nam. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên có thỏa thuận chọn luật áp dụng,
BLDS 2015 không chấp nhận hiện tượng dẫn chiếu ngược trở lại. Vì pháp luật
mỗi nước có thời hiệu khởi kiện khác nhau. Việc lựa chọn pháp luật áp dụng
của các bên có thể xem xét trước về thời hiệu khởi kiện của pháp luật nước
mình lựa chọn nhưng pháp luật Việt Nam lại có thời hiệu khởi kiện khác. Điều
này có thể đi ngược lại ý chí ban đầu của các bên tham gia hợp đồng. Do đó khi
các bên chọn pháp luật nước ngoài để điều chỉnh quan hệ hợp đồng mà pháp lOMoARc PSD|17327243
luật đó dẫn chiếu ngược trở lại pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam
không đương nhiên được áp dụng.
23.Phải giải quyết xung đột pháp luật khi các bên trong quan hệ dân sự có
quốc tịch khác nhau. Nhân định sai.
Phải giải quyết xung đột pháp luật khi các bên trong quan hệ dân sự có quốc
tịch khác nhau chỉ khi có đủ 2 điều kiện sau: -
Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều chỉnh. -
Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan.
Do đó không phải trong mọi trường hợp khi các bên trong trong dân sự có quốc
tịch khác nhau đều phải giải quyết xung đột pháp luật.
VD: A (VN) kết hôn với B (Anh) thì phát sinh QHDS tuy nhiên không có tranh
chấp → không xuất hiện xung đột pl.
24.Phải giải quyết xung đột pháp luật khi nội dung pháp luật của các nước
khác nhau trong các lĩnh vực dân sự. (?) Nhận định sai.
Phải giải quyết xung đột pháp luật khi nội dung pháp luật của các nước khác
nhau cùng điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài đó đã làm phát sinh tình trạng xung đột pháp luật của các
nước liên quan đều có thể áp dụng.
25. Sự tồn tại của quy phạm thực chất thống nhất trong điều ước quốc tế làm
mất đi hiện tượng xung đột pháp luật. Sai. giống câu 6
26. Chỉ cần áp dụng một hệ thuộc trong việc giải quyết xung đột pháp luật. Sai. giống câu 7
27. Phải áp dụng tất cả các hệ thuộc trong việc điều chỉnh một quan hệ Tư pháp quốc tế.
Sai. Vì mỗi hệ thuộc đều có phạm vi áp dụng khác nhau nên khi điều chỉnh 1
quan hệ TPQT thì sẽ không cần phải áp dụng tất cả các hệ thuộc.
28. Không có hệ thuộc nào là quan trọng nhất trong việc giải quyết xung đột pháp luật.
Đúng. Vì mỗi hệ thuộc đều có phạm vi áp dụng khác nhau nên không có hệ
thuộc nào là quan trọng nhất. lOMoARc PSD|17327243 III. Bài tập: Bài tập 1:
a. Pháp luật của Nga có đương nhiên được áp dụng để giải quyết mọi tranh
chấp phát sinh từ hợp đồng nói trên không?
Pháp luật Nga không đương nhiên được áp dụng trong trường hợp này vì : Điều
644 BLDS quy định : “ Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam . Trường hợp điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy
định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên . ” Mặc dù , Việt
Nam và Pháp có ký kết hiệp định tương trợ tư pháp nhưng hiệp định này không
quy định các bên có quyền lựa chọn pháp luật nước ngoài trong quan hệ hợp
đồng , nên trong trường hợp này các bên không có quyền lựa chọn pháp luật
nước ngoài để áp dụng theo trường hợp này . Mặt khác , khoản 1 Điều 683
BLDS 2015 quy định : “ Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa
chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng , trừ trường hợp quy định tại các
khoản 4 , 5 và 6 Điều này . Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp
luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó
được áp dụng . ” Như vậy , pháp luật Việt Nam cho phép các bên có quyền
chọn luật áp dụng . Tuy nhiên , pháp luật Nga trong trường hợp này không
đương nhiên được áp dụng mà phải đáp ứng các điều kiện chọn luật như :
không trái các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam , không trái với pháp luật Việt Nam , ..
b. Khi có tranh chấp phát sinh liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, pháp
luật quốc gia nào được áp dụng để giải quyết tranh chấp nói trên?
Khoản 3 Điều 664 quy định : “ Trường hợp không xác định được pháp luật áp
dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật
của nước có mối liên hệ gắn bỏ nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó . ”
Như vậy , trường hợp các bên không lựa chọn để áp dụng và điều ước quốc tế
giữa các bên không quy định thì khi phát sinh tranh chấp thì pháp luật áp dụng là pháp
luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó .
Việc xác định pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ hợp đồng này
có thể thực hiện bằng việc áp dụng các kiểu hệ thuộc như :
- Hệ thuộc luật nhân thân ( quốc tịch ) trong trường hợp tranh chấp các vấn đề về
năng lực pháp luật và năng lực hành vi , quyền nhân thân . Pháp luật áp dụng trong
trường hợp này có thể là pháp luật của Pháp hoặc Việt Nam .
- Hệ thuộc luật nơi có tài sản trong trường hợp mua bán tài sản . Nếu tài sản ở
Pháp thì sẽ áp dụng luật Pháp và ngược lại . Hệ thuộc luật nơi ký kết hợp đồng ,
nếu hợp đồng được ký kết ở Pháp thì sẽ áp dụng luật pháp và ngược lại . Trường
hợp ký kết ở một quốc gia khác thì luật của quốc gia đó sẽ được áp dụng . lOMoARc PSD|17327243
- Trường hợp tranh chấp về bồi thường thiệt hại thì có thể áp dụng hệ thuộc
nơixảy ra hành vi vi phạm pháp luật , … Bài tập 2:
a. Luật VN có đương nhiên được áp dụng để giải quyết các tranh chấp phát
sinh từ hợp đồng nói trên không? Vì sao?
Luật Việt Nam đương nhiên đươc áp dụng để giải quyết các tranh chấp phát
sinh từ hợp đồng nói trên. Vì:
Hợp đồng nói trên là hợp đồng liên liên quan đến bất động sản có yếu tố nước
ngoài do đó theo khoản 4 Điều 683 BLDS 2015, pháp luật luật được áp dụng
trong việc thuê bất động sản là pháp luật của nước nơi có bất động sản, chính là
pháp luật Việt Nam trong trường hợp này.
b. Nếu các bên không lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng, luật nào sẽ được
áp dụng để giải quyết tranh chấp?
Nếu các bên không lựa chọn luật áp dụng cho hơp đồng, luật Việt Nam sẽ được
áp dụng dụng để giải quyết tranh chấp phát sinh như giải thích ở câu a Bài tập 3:
b. Nêu các TH mà TA VN có thể phải áp dụng luật nước ngoài để giải quyết tranh chấp trên.
- Theo khoản 1 Điều 664 BLDS 2015, nếu trong điều ước quốc tế Việt
Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài
- Theo khoản 2 Điều 664 BLDS 2015, nếu 2 bên thỏa thuận chọn luật
nước ngoài (thỏa mãn các điều kiện chọn luật).
- Theo khoản 3 Điều 664 BLDS 2015, pháp luật nước ngoài được áp dụng
trong trường hợp là pháp luật nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
c. Pháp luật Itali có đương nhiên được áp dụng hay không? Vì sao? Nếu
không, vậy những điều kiện gì cần đảm bảo để pháp luật Italy được TA
VN áp dụng để giải quyết tranh chấp trên?
Pháp luật Itali không đương nhiên được áp dụng, vì nếu không đáp ứng các
điều kiện chọn luật thì không thể áp dụng điều này.
Các điều kiện chọn luật:
- Về hình thức: Có thỏa thuận về việc chọn luật giữa Công ty TNHH MTV
Milan và Công ty Cổ phần Thời Trang Trẻ trên cơ sở tự do, tự nguyện, bình đẳng, độc lập về ý chí;
- Về nội dung: Luật do các bên lựa chọn có tính khả thi, phải là luật thực chất, là
những quy phạm trực tiếp giải quyết vấn đề đang tranh chấp (khoản 4
Điều 668, Điều 666, Điều 670 BLDS 2015); lOMoARc PSD|17327243
- Luật do các bên thỏa thuận không được trái với các nguyên tắc cơ bản của điều
ước quốc tế mà các bên là thành viên, không trái với pháp luật quốc gia mà các bên mang quốc tịch. Bài tập 4:
a. Nếu TA VN có thẩm quyền giải quyết vụ việc, thoả thuận chọn pháp luật
áp dụng giữa 2 bên có đương nhiên có hiệu lực hay không? Vì sao? Vì bà
Linh Đan là quốc tịch Việt Nam kết hôn với ông Jonathan quốc tịch Pháp, theo
điểm c khoản 2 Điều 663 BLDS 2015 và khoản 25 Điều 3 Luật hôn nhân và
gia đình 2014 thì đây là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và chịu sự điều
chỉnh của Tư pháp quốc tế.
Nếu Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc thì thỏa thuận chọn
pháp luật áp dụng giữa hai bên không đương nhiên có hiệu lực, vì: xuất phát từ
nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và tôn trọng chủ quyền giữa
các quốc gia. Điều đó thể hiện trong các lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Theo đó, cơ quan tư pháp của các quốc gia có thẩm quyền độc lập, bình
đẳng với nhau nên thỏa thuận phân chia tài sản theo quy định của pháp luật
Pháp của các đương sự không đương nhiên phát sinh hiệu lực khi Tòa án Việt
Nam có thẩm quyền giải quyết thụ lý, chỉ phát sinh hiệu lực khi tuân thủ các
quy định của pháp luật tố tụng Việt Nam.
b. Nếu TH 2 bên không có thoả thuận pháp luật áp dụng, TA VN có thể sẽ áp
dụng pháp luật nước nào để giải quyết vụ việc ly hôn này?
Trường hợp hai bên không có thỏa thuận áp dụng luật, Tòa án Việt Nam sẽ áp dụng
pháp luật Việt Nam (Luật hôn nhân và gia đình năm 2014) để giải quyết vụ ly hôn này, vì:
- Thứ nhất, quan hệ hôn nhân giữa bà Linh Đan và ông Jonathan là quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài và chịu sự điều chỉnh của Tư pháp quốc tế (đã phân tích ở câu trên).
- Thứ hai, xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
nên một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh thường làm phát sinh
pháp luật của hai hay nhiều nước liên quan đến quan hệ đó đều có thẩm
quyền điều chỉnh. Để bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình các
quốc gia đều cố gắng áp dụng pháp luật nước mình để giải quyết các quan hệ lOMoARc PSD|17327243
dân sự đó. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014
tại Điều 127 thì việc ly hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài
được giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014,
trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam thì sẽ được giải
quyết theo quy định của pháp luật nước ngoài. Áp dụng vào tính huống ta
thấy: Bà Linh Đan là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam (từ năm
2015 đã chuyển hẳn về Việt Nam sinh sống và lý do ly hôn là bà không quay
trở lại Pháp nữa) nên luật áp dụng để giải quyết vụ việc ly hôn này sẽ là pháp luật Việt Nam. Bài tập 5:
a. Hãy cho biết quan điểm của mình về quyết định của TA VN.
Theo nhóm thì quyết định của Tòa án là không phù hợp với các quy định của pháp
luật dân sự Việt Nam, vì:
- Quan hệ mua bán hàng hóa giữa bà Ngọc và công ty Mara là quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài và chịu sự điều chỉnh của tư pháp quốc tế (công ty Mara
là pháp nhân nước ngoài vì được thành lập theo pháp luật Dubai, áp dụng
khoản 2 Điều 663 BLDS 2015 đây là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài)
- Bà Ngọc là công dân Việt Nam đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân Tp.HCM và
tranh chấp được thụ lý nên việc giải quyết sẽ theo quy định của pháp luật dân
sự Việt Nam, việc từ chối thỏa thuận chọn luật áp dụng vì Việt Nam và Dubai
chưa có Điều ước quốc tế là không phù hợp với quy định của Luật dân sự
Việt Nam, theo đó khoản 1 Điều 683 BLDS 2015 quy định các bên trong
quan hệ hợp đồng được chọn luật áp dụng đối với hợp đồng trừ các trường
hợp quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều này, hợp đồng của bà Ngọc và công ty
Mara không thuộc các trường hợp tại các khoản trên, mặt khác Luật thương
mại 2005 cho phép các bên được quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng (trong
trường hợp không trái vưới Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và
các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam). Hơn thế, việc hai quốc gia lOMoARc PSD|17327243
phải kí kết Điều ước quốc tế không phải là điều kiện tiên quyết để các bên
tham gia quan hệ được chọn luật áp dụng nên cách giải quyết của Tòa án là không thỏa đáng.
b. Việc các bên xác định pháp luật áp dụng cho hợp đồng của mình có được
xem là cách để giải quyết xung đột pháp luật hay không? Không.
Vì xung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng
có thể được áp dụng để giải quyết đối với một quan hệ pháp luật mang bản chất dân sự
có yếu tố nước ngoài. Việc chọn luật áp dụng trong trường hợp trên không phải giả
quyết xung độ bởi lẽ giả thiết không nêu ra các nguồn luật của các nước có thể áp dụng
được trong vụ việc trên và việc chọn luật áp dụng vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật
Việt Nam, chưa có sự viện dẫn hay áp dụng Điều ước quốc tế hay áp dụng tập quán
quốc tế nào. Mặt khác khi giải quyết xung đột các bên trong quan hệ hợp đồng không
phải là chủ thể có thẩm quyền lựa chọn cách thức giải quyết.
c. Giả sử pháp luật Dubai được TA VN áp dụng, có khả năng dẫn chiếu đến
pháp luật của một nước thứ ba hay không? Vì sao? Không
Vì: Khi pháp luật Dubai được Tòa án Việt Nam áp dụng theo thỏa thuận của các bên
“Nếu có tranh chấp thì sẽ áp dụng pháp luật Dubai để giải quyết” ở đây có thể hiểu theo
hai cách: pháp luật thực chất của Dubai, toàn bộ các quy phạm pháp luật của Du bai bao
gồm các quy phạm thực chất và quy phạm xung đột. Trong trường hợp hai đó, khi áp
dụng các quy phạm xung đột sẽ có thể dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của một
quốc gia thứ ba. Tuy nhiên BLDS 2015 Việt Nam quy định việc chọn luật áp dụng chỉ
được hiểu theo cách thứ nhất: pháp luật thực chất của Dubai, cụ thể là: khoản 4 Điều
668 BLDS 2015 “pháp luật mà các bên lựa chọn quy định về quyền và nghĩa vụ của các
bên tham gia quy định dân sự, không bao gồm xác định các quy định về pháp luật áp
dụng”. Như vậy, trong trường hợp pháp luật Dubai được áp dụng thì Tòa án chỉ được lOMoARc PSD|17327243
sử dụng các quy phạm thực chất của pháp luật Dubai và không thể dần chiếu đến pháp
luật của một nước thứ ba. Bài tập 6:
a. Theo pháp luật VN, pháp luật do các bên thoả thuận phải đáp ứng
những điều kiện gì để được TA VN áp dụng.
- Phải đáp ứng được điều kiện chọn luật.
Điều kiện chọn luật:
Mặc dù pháp luật thừa nhận quyền được chọn luật áp dụng của các bên trong
quan hệ dân sự có YTNN. Tuy nhiên, bên cạnh đó pháp luật Việt Nam cũng có
các quy định cụ thể về điều kiện để việc chọn luật do các bên lựa chọn có hiệu
lực (tức phải lựa chọn trong khuôn khổ pháp luật cho phép). Pháp luật Việt
Nam không có một văn bản pháp luật nào xây dựng một điều khoản riêng về đề
chọn luật áp dụng và điều kiện để lựa chọn luật có hiệu lực. Tuy nhiên, từ các
quy phạm pháp luật khác nhau có có thể nhận biết khái quát việc lựa chọn luật
áp dụng của các bên phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Thứ nhất: Phải có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên trong việc thỏa
thuận chọn luật (nguyên tắc bình đẳng thỏa thuận).
- Thứ hai: Chỉ được lựa chọn luật những vấn đề khi mà điều ước quốc tế hoặc
pháp luật việt nam cho phép lựa chọn.
- Thứ ba: Hậu quả của việc áp dụng luật lựa chọn không trái với các nguyên
tắccơ bản của pháp luật Việt nam. (Khoản 1 Điều 670 BLDS 2015).
- Thứ tư: Chỉ được lựa chọn các quy phạm thực chất (tức quy phạm quy định
cụ thể quyền, nghĩa vụ của các chủ thể), không được lựa chọn luật có quy
phạm xung đột (quy phạm xung đột là quy phạm không quy định cụ thể
quyền và nghĩa vụ của các bên mà chỉ đưa ra dấu hiệu chung để xác định
pháp luật áp dụng cho quan hệ đó). Vì nếu các bên lựa chọn quy phạm xung
đột, thì như thế sẽ làm mất đi ý nghĩa lựa chọn luật ban đầu của các bên.
- Thứ năm: Việc lựa chọn luật không nhằm lẩn tránh pháp luật (Lẩn tránh pháp
luật là: việc các bên dùng thủ đoạn lẩn tránh khỏi sự chi phối của hệ thống
pháp luật lẽ ra được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ của họ bằng cách
hướng sự dẫn chiếu đến một hệ thống pháp luật có lợi hơn cho mình).
b. Giả sử TA VN chấp nhận áp dụng pháp luật Đức để giải quyết tranh chấp,
chủ thể nào có nghĩa vụ cung cấp nội dung pháp luật nước ngoài? Về trách
nhiệm xác định và cung cấp pháp luật nước ngoài: Theo quy định tại khoản 1
Điều 418 BLTTDS 2015 thì trong trường hợp các đương sự lựa chọn pháp luật
nước ngoài để áp dụng thì nghĩa vụ cung cấp pháp luật nước ngoài cho Toà án
giải quyết vụ việc dân sự thuộc về các bên. Các đương sự phải chịu trách
nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của pháp luật nước ngoài đã cung cấp.
Trong trường hợp này, các cơ quan Nhà nước như Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, lOMoARc PSD|17327243
cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài chỉ
có trách nhiệm cung cấp pháp luật nước ngoài khi được Tòa án Việt Nam yêu
cầu. Cụ thể là Doanh nghiệp Balimex và Doanh nghiệp Ozil. Bài tập 7:
M quốc tịch nước A, N quốc tịch n3ước B, K là pháp nhân có quốc tịch nước C.
A. Về mặt lý luận, anh (chi) hãy thảo luận về khả năng áp dụng các hệ
thống pháp luật có liên quan khi: 1.
Tòa án nước A tuyên bố N bị hạn chế năng lực hành vi trong
một quan hệ hợp đồng dân sự. 2.
Tòa án nước A giải quyết vấn đề ly hôn giữa M và N. 3. M để
lại di sản thừa kế tại nước B cho N.
B. N ký hợp đồng với K tại nước C. Khi có tranh chấp từ hợp đồng đưa ra
trước Tòa án nước B giải quyết. Về mặt lý luận, anh (chị) hãy thảo luận khả
năng áp dụng các hệ thống pháp luật có liên quan về:
1. Năng lực hành vi ký hợp đồng.
2. Hình thức hợp pháp của hợp đồng.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên từ hợp đồng.
C. Giả sử N quốc tịch Việt Nam; hợp đồng giữa N và Ký là hợp đồng dân
sự và Tòa án Việt Nam giải quyết:
1. Hãy chỉ ra những căn cứ pháp lý trong Phần thứ năm - Bộ
luật Dân sự Việt Nam có liên quan đến việc giải quyết những vấn đề đã
nêu ở mục 1, 2 và 3 (phần B).
2. Những nhận định sau đúng hay sai? Giải thích:
2.1 Khi quy phạm xung đột trong Bộ luật Dân sự Việt Nam
quy định áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài
đương nhiên được áp dụng.
2.2 Theo pháp luật Việt Nam, vấn đề bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra
hành vi gây thiệt hại.
2.3 Giả sử các nhận định trên đúng, anh (chị) hãy lựa chọn
một trong ba trường hợp trên để chứng minh.