Câu hỏi ôn tập Bình đẳng giới có đáp án | Đại học Nội Vụ Hà Nội
Câu 1: Phân tích biện pháp lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quyphạm pháp luật. Cho ví dụ minh hoạ.Hiện nay, Việt Nam đã đạt nhiều kết quả đáng trân trọng về thúc đẩy bình đẳng giới, đượcđánh giá là một trong những quốc gia có khung pháp lý về bình đẳng giới khá tiến bộ. Đồngthời, việc thực hiện bình đẳng giới trong thực tiễn cũng đạt được những kết quả tích cực.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45734214
Câu 1: Phân tích biện pháp lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật. Cho ví dụ minh hoạ.
Hiện nay, Việt Nam đã đạt nhiều kết quả đáng trân trọng về thúc đẩy bình đẳng giới, được
đánh giá là một trong những quốc gia có khung pháp lý về bình đẳng giới khá tiến bộ. Đồng
thời, việc thực hiện bình đẳng giới trong thực tiễn cũng đạt được những kết quả tích cực.
Căn cứ khoản 7, điều 5, luật bình đẳng giới, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật được định nghĩa là: “biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình
đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm,
nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp
luật điều chỉnh.” Và đó cũng là 1 trong những nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới được quy
định ngay tại khoản 5, điều 6 luật này.
Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật tức là đưa vấn đề giới,
mục tiêu giới và các quá trình nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi hoạt động của các
nhóm xã hội vào hoạt động xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật. Nhà nước là chủ thể
hoạch định chính sách, tiến hành quá trình lập pháp, lập quy. Các cơ quan có thẩm quyền ban
hành pháp luật của nhà nước cần có quan điểm bình đẳng giới trong khi xem xét những tác
động bất lợi về giới có thể xảy ra khi ban hành các quy định của pháp luật. Trong quá trình áp
dụng pháp luật cần có quy định rõ cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với việc thực hiện
bình đẳng giới. Để cụ thể hoá nguyên tắc này, Luật Bình đẳng giới quy định tại Điều 21 về
biện pháp lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Điều
22 về thẩm tra lồng ghép vấn đề giới, các quy định từ Điều 35 đến Điều 42 về tranh tra, giám
sát, xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
Theo Khoản 1 điều 21 luật bình đẳng giới, Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật bao gồm 3 vấn đề:
Xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết trong lĩnh vực mà VBQPPL điều chỉnh: Từ
việc đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành và phân tích các số liệu thực tiễn có tách
biệt theo giới để xác định các vấn đề đang có sự bất bình đẳng giới, có phân biệt đối xử về
giới trong các lĩnh vực do VBQPPL điều chỉnh; xác định nguyên nhân gây nên vấn đề giới;
đưa ra các phương án và các biện pháp giải quyết, trong đó có biện pháp ban hành VBQPPL.
Dự báo tác động của các quy định trong VBQPPL khi được ban hành đối với nữ và nam,
trong đó chú ý các tác động đến vị trí của nam, nữ trong đời sống xã hội và gia đình, đến cơ
hội, điều kiện phát huy năng lực của nam, nữ cho sự phát triển của cộng đồng, gia đình và cá
nhân; đến việc nam, nữ thụ hưởng các kết quả của sự phát triển. Việc đánh giá phải dựa trên
việc thu thập, phân tích thông tin và các dữ liệu cần thiết, có đánh giá định tính và định lượng;
đồng thời đánh giá nhận thức, thái độ của xã hội đối với việc LGVĐBĐG; (lồng ghép vấn đề bình đẳng giới)
Xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong phạm vi VBQPPL điều
chỉnh, bao gồm cả trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, của tổ chức, cá nhân trong xã hội
với việc bảo đảm các nguồn lực về tài chính và con người.
Để làm rõ hơn về việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL và thực thi
pháp luật, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 17/2014/TT-BTP quy định về lồng ghép vấn đề
bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong đó có nêu mục đích của việc
lồng ghép là một biện pháp để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, xóa bỏ phân biệt đối xử về
giới, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, phù hợp với đặc thù của mỗi giới; tạo cơ hội phát triển lOMoAR cPSD| 45734214
như nhau cho nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; bảo đảm bình
đẳng giới thực chất giữa nam và nữ.
Cũng tại điều 3 của Thông tư này, các nguyên tắc để lồng ghép vấn đề BĐG trong xây dưng
VBQPPL cũng đã được nêu ra: 1.
Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới được thực hiện trong toàn bộ quy trình xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật. 2.
Bảo đảm không làm phát sinh bất bình đẳng giới, bảo đảm quyền của mỗi giới trong
nội dung, trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản theo quy định. 3.
Bảo đảm sự tham gia của cơ quan lao động, thương binh và xã hội, Hội liên hiệp phụ
nữ Việt Nam. Huy động sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành
viên, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
Trong đó đáng chú ý nhật là khoản 3 điều 3. Để đảm bảo việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình
đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, một trong những giải pháp nhằm bảo
đảm bình đẳng giới thực chất thì việc huy động sự tham gia rộng rãi của các tổ chức chính trị
- xã hội cũng như các cơ quan tổ chức cá nhân có liên quan trong quá trình xây dựng là một
trong những yếu tố đảm bảo sự đánh giá khách quan, toàn diện, sự phản biện của xã hội đối
với các vấn đề liên quan đến giới
Thông tư này quy định chung về nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản,
theo đó việc lồng ghép được thực hiện theo các yêu cầu cụ thể sau (1) xác định nội dung liên
quan đến vấn đề bình đẳng giới hoặc bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới và các giải
pháp chính sách trong lĩnh vực mà văn bản điều chỉnh; (2) Đánh giá khả năng tác động của
các quy định trong dự thảo văn bản sau khi được ban hành đối với mỗi giới; (3) Xác định
trách nhiệm và nguồn lực để thực hiện dự kiến chính sách và dự thảo văn bản điều chỉnh”
được quy định tại Mục 1, chương II. Các quy định về việc đề nghị xây dựng VBQPPL, soạn
thảo VBQPPL, thẩm định dự thảo VPQPPL, thẩm tra dự thảo VBQPPL của Văn phòng chính
phủ, HĐND cấp tỉnh, cấp huyện cũng lần lượt được nêu ra tại các mục 2,3,4,5 của thông tư này.
Để làm tốt hơn hoạt động lồng ghép giới, đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia giàu kỹ năng và
kinh nghiệm cùng với nguồn thông tin, số liệu đầu vào đã được phân tách theo giới, và quan
trọng nhất là cần có sự quan tâm đến vấn đeè giới ngay từ khi bắt đầu xâu dựng dự án luật.
nên thường phải tự trả lời câu hỏi là VBQPPL này khi ban hành và có hiệu lực thì tất cả mọi
người có nhận được quyền lợi như nhau hay không? Trong suốt quá trình xây dựng VBQPPL
Em xin nêu ra 1 số biện pháp như sau:
- Sử dụng ngôn từ và cách diễn đạt không gây phân biệt giới tính.
Để sử dụng ngôn từ và cách diễn đạt không gây phân biệt giới tính, có thể sử dụng các từ và
cụm từ không chỉ định giới tính, như "người" hoặc "cá nhân". Tránh sử dụng các từ và cụm từ
mang tính chất giới tính, như "đàn ông" hoặc "phụ nữ”. Tại hầu hết các văn bản quy phạm
pháp luật của nước ta hiện nay gần như đã làm được điều này.
VD như trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật hình sự năm 2009, theo khoản 1,
điều 2, quy định: “1. Sửa đổi cụm từ “Điều 119, khoản 2 (tội mua bán phụ nữ)” thành cụm từ
“Điều 119, khoản 2 (tội mua bán người)”; lOMoAR cPSD| 45734214
Bất cập trong việc sử dung ngôn từ gây phân biệt giới tính là: Điều 36 Khoản 1 Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã quy định nguyên tắc hôn nhân là
"một vợ - một chồng, vợ chồng bình đẳng", do vậy 2 người đồng giới khi đã kết hôn và chung
sống với nhau thì việc kết hợp dân sự này sẽ là trái với Hiến pháp, bởi kiểu chung sống này sẽ
không có ai là vợ hoặc chồng. Theo nguyên tắc các bộ luật luôn phải tuân thủ theo Hiến pháp,
vì vậy mọi bộ luật tại Việt Nam đều không được phép công nhận hôn nhân đồng giới và kết hợp dân sự.
- Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cả nam và nữ.
Có thể kể đến như việc nhà nước ta có chế độ thai sản dành cho nam. Căn cứ tại điểm e,
khoản 1, điều 31, luật BHXH năm 2014 quy định về điều kiện được hưởng chế thai sản: nếu
thuộc trường hợp sau : là Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.” Thì
được hưởng chế độ thai sản
- Thông qua các chính sách hỗ trợ và khuyến khích phụ nữ và người đồng tính tham gia vào
việc đóng góp và xây dựng các VBQPPL. Việc này giúp cung cấp những hiểu biết và quan
điểm có giá trị cho quá trình soạn thảo và đảm bảo rằng các văn bản pháp lý mang tính toàn
diện và không có sự phân biệt về giới tính.
VD: mặc dù tại Khoản 2, điều 8, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 vẫn quy định “ Nhà
nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.” Nhưng đã bỏ quy định
‘cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” vậy những người đồng giới vẫn có thể kết hôn
với nhau. Đây vẫn là 1 bước tiến lớn để tiến tới việc thừa nhận hôn nhân cùng giới trong tương lai
- Cải thiện quy trình tuyển dụng và thăng tiến trong ngành pháp luật để đảm bảo cơ hội công
bằng cho tất cả mọi người.
VD: Tại khoản 3 Điều 8 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cũng quy định:
"Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội
dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam, bảo đảm có ít nhất ba mươi lăm phần trăm (35%) tổng số người trong danh sách
chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ".
Câu 2: Nêu và phân tích 1 chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới. Theo bạn, làm thế nào
để thực hiện chính sách đó 1 cách có hiệu quả
Căn cứ Điều 7, Luật bình đẳng giới năm 2006, quy định rằng có 5 chính sách của Nhà nước
về bình đẳng giới. Trong đó chính sách tại khoản 2 điều này: “Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi
mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình.”
Thứ nhất về việc “bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ”. Hiến
pháp năm 2013 có quy định: “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc
sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình” (khoản 2 Điều 58).
Xuất phát từ đặc điểm về thể chất và tinh thần, phụ nữ và trẻ em là đối tượng cần được pháp
luật đặc biệt quan tâm, bảo vệ. Đặc biệt, khi làm mẹ, người phụ nữ phải thực hiện thiên chức
của mình là nuôi con bằng sữa mẹ. Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu thực nghiệm, các nhà
tâm lý học và giáo dục học đã kết luận rằng ảnh hưởng của người mẹ đối với tình cảm, nhân lOMoAR cPSD| 45734214
cách và sự nghiệp của con lớn hơn rất nhiều so với người cha. Vì vậy, bảo vệ bà mẹ nhằm
đảm bảo cho gia đình thực hiện tốt các chức năng xã hội của nó và có ý nghĩa rất lớn trong sự
nghiệp phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Bảo vệ bà mẹ và trẻ em là trách nhiệm của
mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Nhà nước, xã hội, và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ,
trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.
Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ là bảo vệ các quyền của phụ nữ khi sinh con, quyền chăm sóc, nuôi
dưỡng con cái, quyền được hưởng những lợi ích của phụ nữ khi sinh theo pháp luật.
Trong Luật hôn nhân và gia đình, nguyên tắc bảo vệ bà mẹ được cụ thể hoá trong các chế định
như: chế định hôn nhân, quyền và nghĩa vụ vợ chồng, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, ly hôn.
Ví dụ tại khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn :
“3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc
đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Quy định hạn chế ly hôn này chỉ áp dụng với chồng mà không áp dụng với vợ.
Tại Khoản 4, điều 2 luật hôn nhân và gia đình quy định: “Nhà nước, xã hội và gia đình có
trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về
hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực
hiện kế hoạch hóa gia đình.”
Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em không chỉ được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình,
mà còn được quy định trong các văn bản luật khác. Ví dụ như: Luật Bình đẳng giới, Bộ luật
Dân sự, Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bầu cử đại
biểu Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Bộ luật Hình sự, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, …
Vd về Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ vả trẻ em trong Bộ luật Lao động 2019
Theo quy định tại khoản 1 Điều 139 BLLĐ năm 2019, lao động nữ được nghỉ trước sinh tối
đa không quá 02 tháng. Thời gian này sẽ được trừ vào thời gian nghỉ thai sản.
Điều 138 BLLĐ năm 2019 quy định, lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám
chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền
tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Bên cạnh đó, Trong Bộ luật Lao động còn quy định: Lao động nữ được dành thời gian trong
thời gian lao động để cho con bú, làm vệ sinh phụ nữ; không được sa thải hoặc đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì kết hôn, có thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Vd về Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ vả trẻ em trong Bộ luật Hình sự 2015
Trong điểm mới của Bộ luật Hình sự có hiệu lực từ 1-1-2018 còn quy định sa thải lao động nữ
đang mang thai trái luật bị phạt tù đến 3 năm.
Có thể thấy nếu phạm tội với người phụ nữ mà biết là đang mang thai đều sẽ trở thành tình
tiết tăng nặng khung hình phạt (căn cứ điểm i, khoản 1, điều 52) lOMoAR cPSD| 45734214
Căn cứ điểm a, khoản 3, điều 40 quy định về hình phạt tử hình thì phụ nữ có thai hoặc đang
nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ không phải chịu mức án Tử hình
Hay nếu người phạm tội là phụ nữ có thai thì cũng là 1 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
(điểm n, khoản 1, điều 51)
Bên cạnh rất nhiều các nguyên tắc bảo vệ thì còn có những nguyên tắc hỗ trợ như:
Điều 38, luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận
con nuôi: “Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi
thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh
con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần
bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Căn cứ vào Khoản 4, Điều 137, Bộ luật Lao động 2019 thì lao động nữ trong thời gian nuôi
con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc và hưởng đủ tiền
lương theo hợp đồng lao động.
Mặt khác, tại Khoản 4, Điều 80, Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Bộ
luật Lao động cũng quy định chi tiết thời gian nghỉ như sau:
Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60
phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được
hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Trường có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định thì người lao động thỏa thuận với
người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và
nhu cầu của lao động nữ.
* Các biện pháp để thực hiện chính sách này có hiệu quả:
- ban hành các VBQPPL, Nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể thi hành các quy định đã
đượcnêu ra trong các luật. Tránh việc pháp luật đã quy định nhưng người dân không hiểu,
không chấp hành và không hưởng đủ quyền lợi.
- tăng cường tuyên truyền, giáo dục đến với tất cả mọi người đặc biệt là những vùng sâu vùng
xa, khó tiếp cận thông tin
- có những chính sách và biện pháp để bảo vệ và khuyến khích người dân đứng ra tố cáo
những hành vi vi phạm pháp luật
- mở các lớp học tiền sản và khuyến khích người dân tham gia, không chỉ những người mẹ màcả những ông bố
- thường xuyên mở các cuộc thảo luận, nói chuyện, đàm thoại ở các doanh nghiệp, công ty,
các tổ dân phố, thôn bản để có thể lắng nghe ý kiến của người dân và đồng thời cũng chia sẻ
để họ biết được nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Câu 1:
- khái niệm GCCN và phân tích điều kiện khách quan- quan điểm của chủ nghĩa
mác lê nin về giai cấp công nhân lOMoAR cPSD| 45734214
câu liên hệ thì vẫn phải nêu khái niệm (có 3 lĩnh vực là kte chính trị, văn hoá) C1 là nd và liên hệ
C2 là khái niệm và đk khách quan
Không phải nêu trong 2 nước kia mà chỉ cần nêu theo chủ nghĩa mác lê nin Câu 2:
C1: phân tích đặc điểm của tk quá độ lên chủ nghĩa xh liên hệ tại VN Phải nêu được
- khái niệm thời kỳ quá độ:
- đặc điểm (trên kte, chính trị (thiết lập tăng cường chuyên chế vô sản), tư tưởng
văn hoá, xã hội (tồn tại nhiều giai cấp tầng lớp)) - liên hệ: lên CNXH vừa
thuận lợi khó khăn đan xen,
Thêm 4 ý nêu lợi ích bỏ qua thời kì… Câu 3:
Nêu quá trình ra đời, khái niệm, làm rõ bản chất nền dân chủ XHCN (này là làm
rõ DCXHCN là gì), đặc điểm (3 bản chất) trên kte văn hoá chính trị Liên hệ
Quá trình ra đời ở VN, bản chất ở VN
Dân chủ ở VN tư tưởng cốt lõi mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân làm chủ,
lợi ích đều vì dân,…
Do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước của dân do dân vì dân,…
Dân chủ trên tất cả các lĩnh vực
Thực hiện thông qua dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp
Dân chủ là bản chất của xhcn Câu4:
Nêu khái niệm theo nghĩa tộc người (hẹp) (có 3 ý), theo nghĩa quốc gia (rộng) (có 5 ý)
Đặc điểm dân tộc tại VN có 6 đặc điểm
Có sự chênh lệch giữa các tộc người Sống xen kẽ nhau
Dân tộc thiểu số phân bố tại,.. lOMoAR cPSD| 45734214
Có trình độ phát triển không đều
Có bản sắc văn hoá riêng góp phần tạo phong phú đa dạng,.. Có
Nguyên tắc là hỏi nd cương lĩnh của mác lê nin về vđ dân tộc (3 nguyên tắc) Các dân tộc bình đẳng Có quyền tự quyết
Có… (này là cơ bản quyết định) Câu 5:
Khái niệm: xét ở cnxh khoa học
Nguồn gốc: từ xã hội, nhận thức,… (có 3 cái)
Nguyên tắc: (có 4 nguyên tắc)
Tôn trọng đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng
Giải quyết những vấn đề tín ngưỡng lỗi thời
Phân biệt ctri và tư tưởng tôn giáo
Quan điểm lịch sử cụ thể
Đặc điểm tôn giáo ở VN (có 5 đặc điểm) - đa dạng tôn giáo
- đan xen, chung sống hoà bình - hầu hết là lao động
- có vai trò quan trọng trong xã hội- có quan hệ với các tổ chức cá nhân Câu 6:
- Khái niệm gia đình (có 2 lưu ý là tế bào của xã hội và là tổ ấm,..)
- chức năng (4 chức năng) (học kĩ)
- biến đổi chức năng và liên hệ 1 cái trong đó ở VN (có 4 cái biến đổi) (quan trọng là nuôi dưỡng) Vị trí (có 3 ý) lOMoAR cPSD| 45734214