-
Thông tin
-
Quiz
Câu hỏi ôn tập- Các tộc người - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Dân tộc -tộc người (ethnie) là hình thái đặc thù của một tập đoàn người, xuất hiện trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXH131) 33 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Câu hỏi ôn tập- Các tộc người - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Dân tộc -tộc người (ethnie) là hình thái đặc thù của một tập đoàn người, xuất hiện trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXH131) 33 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thủ đô Hà Nội
Preview text:
Nội dung ôn tập – Các tộc người Việt Nam
1.Trình bày khái niệm về dân tộc-tộc người và dân tộc- quốc gia. Nêu và phân
tích các tiêu chí xác định tộc người
*Khái niệm dân tộc-tộc người
-Dân tộc -tộc người (ethnie) là hình thái đặc thù của một tập đoàn người, xuất hiện
trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội
-Được phân biệt bởi 3 đặc trưng cơ bản là ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác về
cộng đồng, mang tính bền vững qua hàng nghìn năm lịch sử
*Khái niệm dân tộc- quốc gia
Dân tộc -quốc gia là cộng đồng chính trị - xã hội, được hình thành do sự tập hợp của
nhiều tộc người có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau cùng chung sống trên
một lãnh thổ nhất định và được quản lý thống nhất bởi một nhà nước.
*Các tiêu chí xác định tộc người
1.Ngôn ngữ: Ngôn ngữ là dấu hiệu cơ bản để người ta phân biệt các tộc người khác
nhau. Là tiêu chí rất quan trọng để xác định tộc người, là một trong số các đặc trưng của tộc người
- Ngôn ngữ tộc người là tiếng mẹ đẻ: Như một quy tắc tất cả các thành viên gắn
bó với nhau trong một tộc người thì cùng nói một thứ tiếng, đó được gọi là tiếng mẹ đẻ
- Ngôn ngữ của tộc người khác được sử dụng với tư cách là ngôn ngữ tộc người:
có một số ngôn ngữ được nhiều bộ phận cư dân sử dụng với tư cách là ngôn
ngữ tộc người, mặc dù họ là những tộc người riêng biệt và sống ở các quốc gia khác nhau
VD: Tiếng anh không chỉ có người Anh sử dụng mà còn nhiều dân tộc khác dùng như
tiếng mẹ đẻ như ngừoi Mĩ, người Canada gốc Anh,…
- Hai ngôn ngữ cho một tộc người: Có một số tộc dân mà các nhóm riêng biệt
của nó lại nói những thứ tiếng khác nhau. VD: ở Việt Nam tộc người Sán Chay
gồm hai bộ phận là Cao Lan và Sán Chỉ. Tiếng Cao Lan thuộc ngôn ngữ Thái-
Tày ,còn tiếng Sán Chỉ thuộc ngôn ngữ Hán 2.Lãnh thổ
- Lãnh thổ tộc người như một điều kiện vật chất cơ bản để hình thành các cộng
đồng tộc người. Nó quyết định nhiều đặc điểm của đời sống con người. Tuy
nhiên, trong thực tế có một số dân tộc như Do Thái, Di Gan, Ta Min v.v… có
thời kỳ họ cư trú ở nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, quốc gia khác nhau nhưng
ngay cả khi đó, họ vẫn được coi là dân tộc (tộc người) riêng.
3.Cơ sở kinh tế của tộc người
- Do cùng sinh sống trên một khu vực lãnh thổ đã hình thành nên cách ứng xử
giống nhau trong sinh hoạt kinh tế, tạo ra một cơ sở kinh tế chung của tộc người.
- Từ đó, hình thành và phát triển các mối liên hệ, quan hệ kinh tế nội bộ tộc
người. Mối liên hệ kinh tế là một trong những điều kiện để xuất hiện tộc người
- Cơ sở kinh tế là đặc trưng, là nguyên nhân, điều kiện cho phát sinh, tồn tại
của các loại hình thị tộc - bộ lạc, bộ tộc, dân tộc.
- Sự thay đổi các mối quan hệ và liên hệ kinh tế tộc người làm thay đổi các
hình thái kinh tế - xã hội và ra đời các loại hình cộng đồng tộc người khác nhau.
4.Đặc trưng sinh hoạt -văn hoá
- Đặc trưng văn hoá đã được các cư dân sáng tạo nên trong quá trình phát triển
lịch sử của mình và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
- Ngày nay người xác định tộc người không phải vì họ sống trong những căn nhà
cùng loại, ăn cùng một món canh,…mà còn vì họ là những người chủ sở hữu di
sản văn hóa của nhân dân mình, kế thừa và làm gia tăng một cách sáng tạo các di sản văn hoá.
- Dân tộc học là khoa học về các tộc người đồng thời là khoa học về văn hoá
2.Kể tên và nhận xét về các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ me và các
địa bàn cư trú chủ yếu của tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ này. Trình bày và phân
tích những nét đặc trưng văn hóa của tộc người Khơ Me.
3.Trình bày những nét chính về đặc điểm kinh tế của người Việt cổ. Phân tích và đánh
giá về văn hóa ẩm thực truyền thống của người Việt.
4. Trình bày khái niệm về vùng văn hóa. Nêu tên và chủ thể chính của các vùng
văn hóa ở Việt Nam. Tình trạng đan xen giữa các tộc người tạo nên vấn đề gì về văn hóa?
5. Kể tên và nhận xét về các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường và
các địa bàn cư trú chủ yếu của tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ này. Trình bày và phân
tích những nét đặc trưng văn hóa của tộc người Mường.
6. Trình bày những nét chính về tổ chức xã hội của người Việt cổ. Phân tích và
đánh giá về văn hóa mặc truyền thống của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ.
7. Hãy so sánh điểm giống và khác giữa dân tộc – tộc người và dân tộc – quốc
gia. Đánh giá các tiêu chí xác định tộc người.
8. Kể tên và nhận xét về các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Thái và các địa
bàn cư trú chủ yếu của tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ này. Trình bày và phân tích
những nét đặc trưng văn hóa của tộc người Thái
9.Trình bày những nét chính về kiến trúc nhà cửa truyền thống của người Việt
vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhận xét về tôn giáo tín ngưỡng của người Việt.
10. Nêu một số quan điểm về phân chia các vùng văn hóa ở Việt Nam.
Nhận xét về chủ thể chính của các vùng văn hóa ở Việt Nam theo quan điểm của GS.
Trần Quốc Vượng. Tình trạng đan xen giữa các tộc người tạo nên vấn đề gì về văn hóa?
11. Kể tên và nhận xét về các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ H’Mông - Dao
và các địa bàn cư trú chủ yếu của tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ này. Trình bày và
phân tích những nét đặc trưng văn hóa của tộc người H’Mông.
12. Trình bày những nét chính về văn hóa ẩm thực của người Việt. Giải thích
câu tục ngữ “Ăn trông nồi ngồi trông hướng”
13. Trình bày những đặc điểm chung của các tộc người ở Việt Nam và
nhận xét về những chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước hiện nay. 14.
Kể tên và nhận xét về các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ H’Mông - Dao và
các địa bàn cư trú chủ yếu của tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ này. Trình bày và phân
tích những nét đặc trưng văn hóa của tộc người Dao 15.
Trình bày những nét chính về tín ngưỡng cổ truyền của người Việt. Giải thích
câu thành ngữ: “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”
16. Phân tích các yếu tố của xu hướng hợp nhất trong quá trình phát triển của các tộc
người.Yếu tố nào được dùng để xác định một tộc người thiểu số vẫn còn tồn tại? Cho ví dụ?
17. Kể tên và nhận xét về các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo và
các địa bàn cư trú chủ yếu của tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ này. Trình bày và phân
tích những nét đặc trưng văn hóa của tộc người Chăm.
18. Trình bày những nét chính về đời sống tôn giáo của người Việt. Giải thích
câu : “Thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”
19.Nêu và nhận xét những đặc điểm chung của các tộc người ở Việt Nam. Hãy
đưa ra các ý kiến cá nhân về những chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước.
20.Kể tên và nhận xét về các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Hán Tạng và các
địa bàn cư trú chủ yếu của tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ này. Trình bày và phân
tích những nét đặc trưng văn hóa của tộc người Hoa.
21.Trình bày những nét chính về phong tục cưới xin và ma chay của người
Việt. Giải thích câu tục ngữ: “Môn đăng hộ đối”