-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi ôn tập chương 5 - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Khái niệm: Quan hệ lợi ích kinh tế: sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người, giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế, giữa con người với tổ chức kinh tế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị Mác Lênin (K2021) 44 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Câu hỏi ôn tập chương 5 - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Khái niệm: Quan hệ lợi ích kinh tế: sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người, giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế, giữa con người với tổ chức kinh tế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác Lênin (K2021) 44 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thủ đô Hà Nội
Preview text:
Câu 3: Theo anh chị nhà nước có vai trò gì trong việc giải quyết hài hòa các quan hệ lợi
ích kinh tế trong nên kinh tế thị trường ngày nay?
Khái niệm: Quan hệ lợi ích kinh tế: sự thiết lập những tương tác giữa con người
với con người, giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ
phận hợp thành nền kinh tế, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với
phần còn lại của thể giớinhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên
hệ vớitrình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương
ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất định
Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế:
các chủ thể kinh tế có thể hành động theo những phương thức khác nhau để thực
hiện các lợi ích của mình. Sự khác nhau đó đến mức đối lập thì trở thành mâu
thuẫn. Khi có mâu thuẫn thì việc thực hiện lợi ích này có thể sẽ ngăn cản, thậm
chí làm tổn hại đến các lợi ích khác. Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế là cội nguồn
của các xung đột xã hội
Vai trò của nhà nước trong việc giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế trong
nên kinh tế thị trường ngày nay:
nhà nước có vai trò quan trọng trong việc giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích
kinh tế. Điều này bao gồm việc thiết lập và thúc đẩy chính sách, quy định, và
luật lệ để đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong hoạt động kinh tế. Nhà
nước cũng đảm bảo quản lý và điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa các bên một cách
công bằng và hiệu quả, bảo vệ lợi ích cộng đồng và tạo điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển bền vững của nền kinh tế cũng như đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Ví dụ: Đưa ra Luật lao động đảm bảo số giờ mà người lao động làm một ngày=>
tránh tình trạng bị các chủ doanh nghiệp bóc lột giá trị thặng dư, sức lao động
+ Một là, cung cấp môi trường cho các chủ thể kinh tế trao đổi, thực hiện lợi ích của mình.
+ Hai là, thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã
hội, tạo ra cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế
+ Ba là, bảo đảm sự thỏa mãn lợi ích kinh tế của các chủ thể khi tiến
hành hoạt động kinh tế Câu 2:
Chỉ ra mâu thuẫn về lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường và biện
pháp xử lý mâu thuẫn đó
* Khái niệm lợi ích kinh tế: Để tìm hiểu lợi ích kinh tế, chúng ta xuất phát từ phạm trù
lợi ích. Để tồn tại và phát triển, con người cần được thoả mãn các nhu cầu về vật chất
và nhu cầu về tinh thần. Sự thoả mãn đó đem lại cho con người những lợi ích nhất định.
Lợi ích là sự thoả mãn nhu cầu của con người mà sự thoả mãn nhu cầu này phải được
nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với trình độ phát triển nhất định của
nền sản xuất xã hội đó.
.Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế của con người.
* Bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế
- Về bản chất: Lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các quan hệ giữa
các chủ thể trong nền sản xuất xã hội. Doanh nghiệp và người lao động gắn bó với
nhau là xuất phát từ lợi ích kinh tế và cũng vì lợi ích kinh tế của mỗi người. Vì trong
quan hệ kinh tế giữa họ đã hàm chứa trong đó những lợi ích kinh tế sẽ đạt được.
-Về biểu hiện: gắn với các chủ thể khác nhau là những lợi ích kinh tế tương ứng.
Trong ví dụ trên, lợi ích kinh tế của doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi ích kinh tế của
người lao động là tiền công. Khi xem xét lợi ích kinh tế cần gắn với mối quan hệ cụ
thể và vai trò của mỗi chủ thể trong mối quan hệ đó Mâu thuẫn: các chủ thể kinh tế có
thể hành động theo những phương thức khác nhau để thực hiện lợi ích của mình. Sự
khác nhau đó đến mức đối lập thì trở thành mâu thuẫn. Ví dụ:
+ Việc làm hàng gian, hàng giả…
+ Phân phối kết quả sản xuất kinh doanh không hợp lý, chẳng hạn như việccắt xén
tiền công của người lao động.
* Quan hệ lợi ích kinh tế:
- Khái niệm: Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiếp lập những tương tác giữa con người với
con người, giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp
thành nền kinh tế, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa các quốc gia với phần còn lại
của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của một giai đoạn phát
triển xã hội nhất định.
Mâu thuẫn trong mối quan hệ lợi ích kinh tế, giữa người lao động và người sử dụng lao
động xảy ra khi người sử dụng lao động luôn tìm cách giảm tới mức thấp nhất các khoản
chi phí trong đó có tiền lương của người lao động để tăng lợi nhuận; người lao động đấu
tranh đòi tăng lương. Nếu mâu thuẫn không được giải quyết hợp lý sẽ ảnh hưởng xấu tới
các hoạt động kinh tế.
Trong các hình thức lợi ích kinh tế, lợi ích cá nhân là cơ sở, nền tảng của cáclợi ích khác
(tập thể, nhà nước, xã hội). Vì: thứ nhất, nhu cầu cơ bản, sống còntrước hết thuộc về cá
nhân, quyết định hoạt động của cá nhân; thứ hai, thực hiện lợiích cá nhân là cơ sở để thực
hiện các lợi ích khác vì cá nhân cấu thành nên tập thể,giai cấp, xã hội… “Dân giàu” thì “nước mạnh”.
*Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế
Một là, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất càng cao, việc đáp ứng lợi íchkinh tế của các chủ thể càng tốt, quan hệ lợi ích kinh tế
có điều kiện để thống nhất với nhau.
Hai là, địa vị của các chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội
Ba là, chính sách phân phối thu nhập của nhà nước
Bốn là, hội nhập kinh tế quốc tế...
Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế.
Mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế là khách quan, nếu không được giải quyết tốt sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến động lực của các hoạt động kinh tế. Giải quyết mâu thuẫn trong
quan hệ lợi ích kinh tế phải kịp thời, vì vậy cần phải thường xuyên quan tâm phát hiện và
chuẩn bị chu đáo các giải pháp đối phó, tránh dẫn đến xung đột (biểu tình, bãi công…).
Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn lợi ích là phải có sự tham gia của các bên liên quan, có
nhân nhượng và phải đặt lợi ích đất nước lên trên hết. Phương châm ngăn ngừa là chính,
nhưng khi mâu thuẫn bùng phát dẫn đến xung đột thì cần có sự tham gia hoà giả của các
tổ chức xã hội có liên quan, đặc biệt là nhà nước.
Tóm lại, lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan, là động lực củacác hoạt động
kinh tế. Về bản chất lợi ích kinh tế là quan hệ xã hội, mang tính lịch sử. Trong cơ chế thị
trường các chủ thể kinh tế quan hệ với nhau xuất phát từ quanhệ lợi ích ( 4 mối quan hệ
lợi ích cơ bản). Các quan hệ lợi ích đó biểu hiện của quan hệ sâu xa hơn, quan hệ lợi ích
giữa cá nhân – lợi ích nhóm, nhóm lợi ích – lợi ích xã hội. Bảo đảm hài hoà lợi ích kinh
tế là yêu cầu khách quan, nhà nước là chủ thể chính trong bảo đảm hài hoà lợi ích. Câu1:
Một ví dụ cụ thể để minh chứng cho việc Việt Nam cần phải hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là việc nền kinh tế Việt Nam đang gặp phải
nhiều thách thức và vấn đề cần được giải quyết một cách hiệu quả.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về tăng trưởng kinh
tế và phát triển, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như thâm hụt ngân sách, tăng
trưởng kinh tế không bền vững, ô nhiễm môi trường, chất lượng lao động thấp, chênh
lệch giàu nghèo ngày càng tăng, v.v.
Việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ giúp tăng
cường quản lý và điều chỉnh kinh tế một cách hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện thuận
lợi cho doanh nghiệp phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài và tạo ra công việc làm cho
người lao động. Ngoài ra, việc thúc đẩy cải cách hành chính và tăng cường quyền lợi
cho người lao động cũng là một phần quan trọng trong việc xây dựng một nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cần
thiết để Việt Nam có thể phát triển bền vững và đạt được mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội trong thời kỳ hiện nay.
Việt Nam cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì lý do sau:
1. Tăng cường sự công bằng xã hội: Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa giúp đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội tiếp cận và hưởng lợi từ sự phát triển
kinh tế, không để lại khoảng cách giàu nghèo quá lớn.
2. Khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới: Thị trường cạnh tranh khuyến khích doanh
nghiệp phát triển, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để cải thiện chất lượng sản phẩm
và dịch vụ, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
3. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân phát triển: Thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa giúp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển,
đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh.
4. Hội nhập quốc tế: Việt Nam cần hoàn thiện thể chế kinh tế để phù hợp với quy định
của các hiệp định thương mại tự do mà nước ta tham gia, từ đó tận dụng cơ hội hội nhập
quốc tế để phát triển kinh tế.
Những lý do trên là minh chứng cho việt nam cần phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa để đảm bảo sự phát triển bền vững và công bằng cho đất nước.