Câu hỏi ôn tập chương 5 | Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành với những hình thức nhất định. Nội dung của pháp luật được quyết định trước hết bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (llnnvpl)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45980359 CÂU HỎI ÔN TẬP 5
1. Bản chất giai cấp của pháp luật thể hiện:
a. Pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành với những hình thức nhất định.
b. Pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị.
c. Nội dung của pháp luật được quyết định trước hết bởi điều kiện sinh hoạt vật chất
củagiai cấp thống trị.
d. Tất cả đáp án trên đều đúng.
2. Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện:
a. Pháp luật bắt buộc phải thể hiện ý chí của các giai cấp khác trong xã hội.
b. Lợi ích của giai cấp cầm quyền, và lợi ích của các giai cấp khác trong xã hội.
c. Pháp luật chỉ thể hiện ý chí của các giai cấp khác trong xã hội.
d. Tất cả đáp án trên đều sai.
3. Nhận định nào sau đây chính xác về tính quy phạm phổ biến của pháp luật?
a. Pháp luật chứa đựng trong nó những mô hình hành vi.
b. Pháp luật có thể điều chỉnh một phạm vi quan hệ xã hội bất kỳ.
c. Pháp luật được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian.
d. Tất cả đáp án trên đều đúng.
4. Tính đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước là:
a. Thuộc tính chung của các quy phạm xã hội.
b. Kiểu pháp luật đã tồn tại trong lịch sử.
c. Thuộc tính của pháp luật.
d. Biện pháp không chỉ do nhà nước thực hiện.
5. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật là: lOMoAR cPSD| 45980359
a. Con người nhận thức được nội dung của pháp luật thông qua những hình thức nhấtđịnh.
b. Các quy tắc pháp luật được thể hiện bằng ngôn ngữ cụ thể, chính xác, rõ ràng.
c. Nội dung của pháp luật được thể hiện bằng các hình thức như văn bản quy phạm
phápluật, tập quán pháp, tiền lệ pháp được Nhà nước thừa nhận.
d. Tất cả đáp án trên đều đúng.
6. Loại quy phạm nào sau đây được Nhà nước đảm bảo thực hiện? a. Quy phạm đạo đức.
b. Quy phạm phong tục, tập quán. c. Quy phạm pháp luật. d. Quy phạm tôn giáo.
7. “Cá không ăn muối cá ươn. Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư” là quy phạm gì? a. Quy phạm đạo đức.
b. Quy phạm phong tục, tập quán. c. Quy phạm pháp luật. d. Quy phạm tôn giáo.
8. Người Thái cấm phụ nữ vào gian thờ cúng tổ tiên, tục không được ngồi bậu cửa
của người H’Mông là: a. Tập quán pháp. b. Hương ước. c. Tập quán. d. Tiền lệ pháp.
9. Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị thể hiện:
a. Pháp luật quyết định chính trị. lOMoAR cPSD| 45980359
b. Chính trị quyết định pháp luật.
c. Pháp luật và chính trị độc lập với nhau.
d. Pháp luật là sự cụ thể hóa đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền.
10. Tập quán pháp là:
a. Một loại văn bản pháp luật.
b. Một hình thức của pháp luật.
c. Một đặc tính của pháp luật.
d. Một dấu hiệu của pháp luật.