-
Thông tin
-
Quiz
Câu hỏi ôn tập cuối kỳ Cơ sở văn hóa Việt Nam | Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Câu hỏi ôn tập cuối kỳ Cơ sở văn hóa Việt Nam môn Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Cơ sở văn hóa Việt Nam (CSVH1) 26 tài liệu
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 405 tài liệu
Câu hỏi ôn tập cuối kỳ Cơ sở văn hóa Việt Nam | Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Câu hỏi ôn tập cuối kỳ Cơ sở văn hóa Việt Nam môn Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (CSVH1) 26 tài liệu
Trường: Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 405 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:











Tài liệu khác của Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD|44862240
CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI KÌ MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA
Câu 1: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và sùng bái các nhân thần ở Việt Nam truyền thống Tín ngưỡng thở cúng tổ tiên:
Thờ cúng tổ tiên:
- Là loại hình tín ngưỡng dân gian truyền thống đậm chất nhân bản của người Việt, thể hiện nét đẹp vềlòng biết ơn đồng thời là một nét đẹp trong bản sắc văn hóa người Việt. Ba ý nghĩa lớn của loại hình tín ngưỡng này: có tính giáo dục, bảo tồn giá trị văn hóa và trao truyền các giá trị đó cho các thế hệ tiếp sau. Đây chính là một trong những lí do chứng minh vì sao tín ngưỡng này quan trọng bậc nhất trong đời sống tinh thần của người Việt.
- Thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người Việt vừa thể hiện được lòng biết ơn, kính trọng đốivới tổ tiên, bậc sinh thành vừa thể hiện trách nhiệm của con cháu đối với tổ tiên. Đây là bài học giáo dục lớn nhất cho một con người, sống phải biết ơn thế hệ đi trước đã và sống phải đúng trách nhiệm làm con, làm cháu. Không chỉ được thể hiện qua hành vi tôn trọng của con cháu đối với các bậc sinh thành lúc còn sống mà còn là hành vi cúng lễ tổ tiên thường xuyên khi họ đã khuất. Đồng thời, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thể hiện tính nhân văn của người Việt. Tổ tiên, những người đã khuất luôn tồn tại, hiện hữu trong tâm trí của con cháu còn sống, họ không bao giờ bị lãng quên thể hiện được tình cảm mật thiết thiêng liêng trong gia đình, dòng tộc, giữa người còn sống và người đã khuất, là sợi dây kết nối giữa hai thế giới người sống và người đã mất.
- Là một nét văn hóa truyền thống có ý nghĩa lớn về tổ chức cộng đồng trong xã hội. Đây là sự tiếp nốigiá trị văn hóa truyền thống ở thế hệ trong gia đình, dòng tộc với nhau, duy trì và làm gia tăng mối quan hệ thân thiết giữa các thành viên trong gia đình, giữa các gia đình và với cộng đồng. Vào những dịp cúng lễ như Tết, ngày giỗ,… con cháu sẽ hội tụ, gặp gỡ làm tăng thêm tình cảm gắn kết anh em, tri ân người đã có công sinh thành dưỡng dục,… Theo quan niệm dân gian, thông qua tục thờ cúng tổ tiên sẽ giúp tạo mối quan hệ mật thiết gặp gỡ của con cháu với linh hồn tổ tiên đã khuất.
- Ý nghĩa:
+ Góp phần giữ được những giá trị văn hóa thông qua việc các thế hệ sau tiếp thu, phát huy những giá trị tốt đẹp mà ông bà để lại, dùng bài học đó để giáo dục, dạy bảo con cháu.
+ Lần lượt các thế hệ tiếp thu cũng như trao truyền các bài học tổ tiên để lại, đó chính là cách bảo tồn lưu giữ bền vững các giá trị văn hóa dân tộc.
+ Ý nghĩa tích cực, lâu dài chính là chúng ta cần hướng về tương lai, hướng về phía trước mà trong hành trang của mỗi người là tình yêu thương, lòng nhân ái, tinh thần kiên cường vun đắp các giá trị văn hóa đã được tổ tiên truyền lại.
+ Sống tốt hơn, cố gắng làm tốt trách nhiệm được lịch sử, gia đình, cộng đồng giao phó, đây cũng là cách để chúng ta tiếp tục giáo dục con cái biết phát huy giá trị văn hóa dân tộc và làm rạng rỡ công đức, hiển vinh phúc đường mà các bậc tiền nhân dày công bảo tồn để dạy bảo.
Sùng bái các nhân thần:
- Nguồn gốc:
+ Do quan niệm trong con người có thể xác và linh hồn. Người Việt và một vài dân tộc Đông Nam Á để chia linh hồn thành hồn và vía. Hồn vía là sản phẩm của trí tuệ bình dân với những con số 3-7-9 ước lệ (sản phẩm của truyền thống coi trọng những con số lẻ của người Việt).. Có 3 hồn là tinh, khí và thần. “Tinh” là sự tinh anh trong nhận thức (nhờ các quan năng, các vía mang lại). “Khí” là khí lực, là năng lượng làm cho cơ thể hoạt động. “Thần” là thần thái, là sự sống nói chung.. Đàn ông có bảy vía là 7 lỗ trên mặt: hai tay, hai mắt, 2 lỗ mũi và một cái miệng. Đàn bà có 9 vía: giống đàn ông và có thêm chỗ sinh sản và chổ cho con bú.
+ Người xưa đã thần thánh hóa linh hồn và linh hồn trở thành đầu mối tín ngưỡng.. Hồn và vía giải thích các hiện tượng như trẻ con hay ốm, hiện tượng ngủ mê, ngất, chết... Vía phụ thuộc vào thể xác,có người lành vía, yếu vía, dữ vía, cứng viết, độc vía, vía nặng, vía nhẹ. Khi chạm vào độc vía nếu chạm vía phải đốt vía, trừ vía, giải vía. Hồn độc lập với thể xác (hồn người này có thể nhập vào xác người khác).
- Biểu hiện:
Tính ngưỡng thờ cúng tổ tiên:
- Niềm tin chết là về nơi chín suối, ở nơi chín suối, ông bà có thể đi về thăm non phù hồ con cháu. Cómặt ở nhiều dân tộc Đông Nam Á và nó phổ biến và phát triển ở người Việt, nó gần như trở thành một thứ tôn giáo; ngay cả những gia đình không tin thần thánh cũng đặt bàn thờ tổ tiên trong nhà.Người Việt Nam coi trọng là việc cúng giỗ vào ngày mất (kị nhật). Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt ở gian giữa – nơi trang trọng nhất.
+ Tục thờ Thổ Công - một dạng của Mẹ Đất, là vị thần trông coi gia ư, ngăn chặn tà thần, định đoạt phúc họa cho mộtgia đình . Thổ Công là một hình tượng bộ ba, trong truyện “sự tích Táo Quân” thì Thổ Công trông nom việc trong bếp, Thổ Địa trông coi việc trong nhà và Thổ Kì trông coi việc chợ búa.
+ Mối quan hệ giữa Thổ Công (địa thần) với ông bà tổ tiên (nhân thần) trong gia đình rất thú vị:Thổ Công định đoạt phúc họa cho cả nhà nên được coi là quan trọng nhất. Ông bà tổ tiên sinh thành ra ta nên được tôn kính nhất ‘
+ Ở Nam Bộ, Thổ Công được thay bằng Ông Địa với các đặc điểm như bàn thờ đặt ở dưới đất - thần đất phải trở về với đất, nhiều nơi đồng nhất với Thần Tài - mọi của cải đều từ đất mà ra. Nhiều tranh tượng Ông Địa với khuôn mặt nữ tính, ngực lớn và cái bụng chình ình của người sắp đẻ (gọi là ông Địa – Bà Bóng) cho thấy rõ mối liên hệ với cội nguồn Mẹ Đất và nguyên lí phồn thực.
Tín ngưỡng thờ thần:
+ Trong phạm vi thôn, xã, quan trọng nhất là việc thờ thần Thành Hoàng. Đây là vị thần cai quản, che chở, định đoạt phúc họa cho dân làng đó. Khái niệm “Thành Hoàng” là một từ Hán-Việt xuất hiện sau này ở cộng đồng người Việt Nam chỉ một khái niệm đã có từ lâu đời mà người các dân tộc miền núi gọi là ma làng.
+ Trong nhà thờ gia tiên thì trong nước, người Việt Nam thờ vua tổ – vua Hùng. Mảnh đất Phong Châu (Vĩnh Phú) nơiđóng đô của các vua Hùng thời xưa, Ngày 10-3 là ngày giỗ tổ
+ Người Việt Nam còn có một tín ngưỡng đặc biệt là tục thờ tứ bất tử (bốn người không chết): Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, và Liễu Hạnh.
+ Tản Viên (với truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh”) và Thánh Gióng (với truyền thuyết “‘Thánh Gióng”) là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết của một cộng đồng nông nghiệp phải liên kết chặt chẽ với nhau để, một mặt, đối phó với môi trường tự nhiên là chống lụt và, mặt khác, đối phó với môi trường xã hội là chống giặc ngoại xâm. Sự phối hợp thần thánh ấy đã dựng nên Đất nước.
+ Chử Đồng Tử – người nông dân nghèo khổ, với hai bàn tay trắng, đã cùng vợ gây dựng nên phố xá sầm uất – chính là hiểu tượng cho ước mơ thứ nhất
+ Liễu Hạnh – người con gái quê ở Vân Cát (Vụ Bản, Nam Hà), tương truyền là công chúa con Trời, ba lần (con số 3) từ bỏ cuộc sống đầy đủ trên Thiên Đàng, xin xuống trần gian để sống một cuộc đời bình dị với khát vọng tự do, hạnh phúc – chính là hiểu tượng cho ước vọng thứ hai . Hai ước vọng thiêng liêng ấy đã tạo nên Con Người.
Tục thờ Tứ Bất Tử là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của dân tộc, là tinh hoa chắt lọc qua suốt chiều dài lịch sử biểu tượng cho sức mạnh liên kết của cộng đồng để làm ruộng và đánh giặc, cho khát vọng xây dựng một cuộc sống vật chất phồn vinh và tinh thần hạnh phúc.
Câu 2: Đặc điểm phong tục hôn nhân cổ truyền ở Việt Nam
- Cưới là một phong tục, một nghi lễ đậm chất dân tộc. Tùy từng vùng, từng thời, từng gia cảnh mà việc cưới được tổ chức khác nhau. Nhưng cho dù là ai ở đâu, thời nào cũng gồm các thủ tục, các bước chính là kén chọn, giạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt và lễ nộp cheo.
+ Kén chọn: trong xã hội Việt Nam gày xưa, việc lấy vợ gả chồng là việc của cha mẹ. Do vậy con cái đến tuổi trưởng thành thì cha mẹ tiến hành kén rể, kén dâu. Đó là một công việc tiền hôn lễ nhất rất quan trọng. Cô dâu tương lai phải “tam hợp” tránh “tứ xung” về tuổi. Khi gia đình người con trai kén chọn được gia đình môn đăng hộ đoios và sau khi xem tuổi của cô gái và chàng trai không xung khắc nhau, mới nhờ ông bà mối đến nói chuyện với cha mẹ cô gái. Khi gia đình cô gái đồng ý gả rồi nhà trai mới đem cau, trầu đến dạm
+ Lễ dạm ngõ: sau khi hai nhà thỏa thuận ciệc cưới gả, người mối sẽ hẹn ngày cới bên nhà gái để đưa cha mẹ nhà trai và chú rể đem lễ vật cau trầu đến nhà gái xin đính ước. Khi xác định được ngày tốt, nhà trai sắm một lễ mọn cúng tổ tiên để báo về công việc hệ trọng đối với chàng trai. Sau đấy, nhà trai sửa một lễ mang sang nhà gái lễ được chia làm 2 phần: phần nhiều được đặt lên bàn thờ và cha của cô dâu sẽ khán vái tổ tiên về ngày mà con cháu họ sắp lập gia đình, phần còn lại sẽ đưa về nhà ông cậu cô gái để kễ gia tiên bên ngoại. Trước khi nhà trai từ giã nhà gái thường sẻ một phần để biếu lại nhà trai gọi là lại quả.
+ Lễ ăn hỏi: một thời gian sau dạm ngõ hai bên gia đình sẽ tổ chức lễ ăn hỏi. Sau lễ ăn hỏi là việc báo hỷ và chia trầu. Những thứ này được phong tringf giấy hồng, gấp hình hộp vuông. Trên hợp người ta dùng bạc trang kim cắt hình chữ hỷ dán lên trên. Sau lễ ăn hỏi thông qua bà mối nhà trai sẽ biết nhà gái thách những gì. Khi chuẩn bị cưới nhà trai sẽ hỏi nhà gái yêu cầu những lễ vật gì. Nếu nhà trai đáp ứng được những yêu cầu của nhà gái thì mới chọn ngày lành tháng tốt ẩn định ngày cưới với nhà gái.
+ Lễ cưới:
Lễ xin dâu: trước giờ đón dâu, nhà trai cho mấy người mang cơi trầu, một be rượu đến nhà gái xin dâu. Báo trước giờ mà đoàn đón dâu đến để nhà gái để lên bàn thờ làm lễ cáo tổ tiên, rồi hạ xuống đến quan khách đưa dấu.
Rước dâu: khi đoàn đưa dâu đến ngõ nhà gái, thì bên nhà gái sẽ thường cho trẻ con giăng dây trước ngõ không cho nhà trai vào tục này gọi là tục đóng cửa, giăng dây. Nhà trai phải cho chúng năm ba hào thì chúng mói mở cửa cho vào. Tiếp đó chủ hôn nhà trai nói với chủ hôn nhà gái để cô dâu chú rể mừng tuổi ông bà cha mẹ vợ. Khi xong việc, chủ hôn nhà trai sẽ nói với chủ hôn nhà gái đã đến giờ tốt, xin phép được rước dâu.
Dâu rễ làm lễ gia tiên: khi cô dâu chú rể bước vào nhà, việc đầu tiên lễ trước bàn thờ tổ tiên nhà chồng, lạy bàn thờ làm lễ gia tiên trước sự chứng kiến của hai họ
Lễ tế Tơ hồng: sau khi đón dâu về gia đình chú rể bày hương án ra sân làm lễ tế Tơ hồng.
Lễ hợp cẩn: cô dâu chú rể vào phòng tân hôn thì mẹ chồng sẽ trải đôi chiếu lên giường ngay ngắn, xếp gối màn cẩn thận cho đôi vợ chồng trẻ
+ Lễ lại mặt: sáng hôm sau ngày cưới hoặc có khi sau hai ngày đôi vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà gái mang lễ vật để tạ gia tiên. Lễ này để cô dâu tỏ chữ hiếu với cha mẹ.
+ Lễ nộp cheo: tiền cheo là khoản tiền mà nhà trai phải nộp cho làng xã bên nhà gái. Khi nộp cheo tức là cô dâu chú rể đã được làng công nhận, có kèm theo giấy điểm chỉ.
Câu 3: Đặc điểm văn hóa giao tiếp Việt Nam
- Thái độ giao tiếp vừa thích giao tiếp, vừa rụt rè: Hai tính cách trái ngược nhau cùng tồn tại, nhưngkhông hề mâu thuẫn nhau, đó cũng là sự thể hiện tính linh hoạt trong giao tiếp của người Việt Nam.
- Lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử: Nguồn gốc văn hoá nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫnngười Việt tới chỗ lấy tình cảm, lấy sự yêu ghét làm nguyên tắc ứng xử. Trong cuộc sống người Việt có lý có tình, nhưng vẫn thiên về tình hơn. Khi cần cân nhắc giữa lý và tình thì tình vẫn được đặt cao hơn lý.
- Ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá mọi người: Người Việt Nam thích tìm hiểu về tuổi tác, gia đình, nghềnghiệp, trình độ học vấn…của đối tượng giao tiếp. Đặc tính này cũng là một sản phẩm nữa của tính cộng đồng làng xã mà ra. Do tính cộng đồng, người Việt thấy mình tự có trách nhiệm quan tâm tới người khác, nhưng muốn quan tâm hay thể hiện sự quan tâm đúng mực thì phải biết rõ hoàn cảnh. Ngoài ra, do đặc thù ngôn ngữ và các mối quan hệ xã hội, cần tìm hiểu để có cách xưng hô cho thoả đáng. Biết tính cách, biết người để lựa chọn đối tượng giao tiếp cho phù hợp.
- Trọng danh dự: Danh dự được người Việt gắn với năng lực giao tiếp. Lời nói ra tạo thành tiếng tăm,được lưu truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng. Chính vì quá coi trọng danh dự mà người Việt mắc bệnh sĩ diện. Ở thôn làng, thói sĩ diện thể hiện càng rõ ràng, trầm trọng, nhất là tục chia phần (một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp).
- Ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hoà thuận: Lối giao tiếp tế nhị khiến người Việt có thói "vòng vo tamquốc", không đi thẳng, trực tiếp vào vấn đề như người phương Tây. Chính lối giao tiếp ưa tế nhị này mà người Việt rất đắn đo, cân nhắc trong ứng xử và rồi cũng chính sự đắn đo, cân nhắc này mà người Việt trở nên thiếu quyết đoán trong công việc. Để tránh nhược điểm này hay không để mất lòng ai, người Việt Nam đã thay thế bằng nụ cười.
- Hệ thống xưng hô và cách nói lịch sự rất phong phú: Hệ thống xưng hô có tính thân mật hoá (trọngtình cảm), tính xã hội hoá, cộng đồng hoá cao. Thậm chí, cách nói lịch sự của người Việt Nam cũng rất phong phú, không chung chung như của phương Tây, mỗi trường hợp khác nhau lại có một các xưng hô cho phù hợp.
Câu 4: Quan niệm về ăn và dấu ấn nông nghiệp trong cơ cấu bữa ăn truyền thống của người việt nam.
- Để duy trì sự sống, ăn uống luôn là việc quan trọng số một. Quan niệm của con người về chuyện nàythì khác nhau. Người Việt Nam nông nghiệp với tính thiết thực thì nói rằng ăn quan trọng lắm : Có thực mới vực được đạo. Nó quan trọng tới mức Trời cũng không dám xâm phạm (Trời đánh còn tránh bữa ăn). Mọi hành động của người Việt Nam đầu lấy ăn làm đầu : ăn uống, ăn ở, ăn mặc, ăn nói, ăn chơi, ăn học, ăn tiêu, ăn ngủ, ăn nằm, ăn cắp, ăn trộm… Ngay cả khi tính thời gian cũng lấy ăn uống và cấy trồng làm đơn vị : Làm việc gì nhanh thì trong khoảng giập bã trầu, lâu hơn một chút là chín nồi cơm, còn kéo dài tới hàng năm thì là hai mùa lúa, mọi giá trị (lương, thuế, học phí… ) đều quy ra thóc gạo…
- Ăn uống là văn hóa, chính xác hơn, đó là văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên. Cho nên, sẽ khôngcó gì ngạc nhiên khi trong cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam thì lại bộc lộ rất rõ dấu ấn của truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước:
+ Đó là một cơ cấu ăn thiên về thực vật. Và trong thực vật thì lúa gạo là thành phần đứng đầu bảng. Không phải ngẫu nhiên mà bữa ăn của người Việt Nam được gọi là bữa cơm. Không phải ngẫu nhiên mà cây lúa trở thành tiêu chuẩn cái đẹp của người Việt Nam. Cũng không phải ngẫu nhiên mà tiếng Việt có vô số từ khác nhau để phân biệt các giai đoạn trưởng thành khác và các bộ phận chuyên biệt của cây lúa. Còn nhỏ là cây mạ, lớn lên là cây lúa, ngọn lúa sắp đơm bông gọi là đòng, hạt lúa nếp non rang lên là cốm, hạt lúa già là thóc, bông lúa gặt về thì phần còn lại ngoài đồng là rạ, đập tách hạt lúa ra rồi thì phần còn lại của bông lúa là rơm, sau khi xay giã xong thì hạt thóc chia hành gạo – cám – trấu, gạo gãy gọi là tấm. Gạo nấu lên thành cơm, xôi, nấu cho nhiều nước thành cháo, chế biến thành món quà là bỏng… Cây lúa theo đặc tính hạt thóc thì có lúa nếp, lúa tẻ, theo thời vụ thì có lúa mùa, lúa chiêm…
+ Trong bữa ăn của người Việt Nam, sau lúa gạo thì đến rau quả. Nằm trong khu vực của một trong những trung tâm trồng trọt, phong phú vô cùng. Đối với người Việt nam thì đói ăn rau, đau uống thuốc là chuyện tất nhiên. Tuy nhiên, nói đến rau trong bữa ăn Việt Nam không thể không nhắc đến hai món đặc thù là rau muống và dưa cà. Các loại gia vị đa dạng như hành, gừng, ớt, tỏi, riềng, rau mùi, rau răm,... cũng là những thứ không thể thiếu được trong bữa ăn của người Việt Nam. Từ các loại thủy sản, người Việt Nam đã chế ra một thứ đồ chấm đặc biệt là nước mắm và mắm các loại. Thiếu nước mắm thì chưa thành bữa cơm Việt Nam. Cuối cùng, chiếm một vị trí rất khiêm tốn trong cơ cấu bữa ăn Việt Nam mới là thịt. Phổ biến như thịt gà, lợn (heo), trâu…
- Đồ uống – hút truyền thống của người Việt Nam thì có trầu cau, thuốc lào, rượu gạo, nước chè,... Đóđều là những sản phẩm của nghề trồng trọt Đông Nam Á.
+ Ăn trầu cau là phong tục cực kỳ lâu đời ở Việt Nam, nó cũng phổ biến khắp vùng Đông Nam Á cổ đại. Miếng trầu gồm một miếng cau, một lá trầu quết vôi, phụ thêm một miếng vỏ cây chát, người ta nhai rồi nhổ nước và nhả bã. Ăn trầu cau có tác dụng trừ sơn lam chướng khí, chống hôi miệng, chống sâu răng, gây chảy nước bọt,… Lá trầu có tác dụng chữa bệnh nấc cho trẻ nhỏ, bệnh đau mắt cho cụ già, chữa các mụn làm mủ sưng tấy…
+ Rượu Việt Nam làm từ gạo nếp, thứ gạo đặc sản của vùng Đông Nam Á. Gạo nếp được đem đồ xôi, ủ cho lên men rồi cất ra. Rượu chế tạo như thế gọi là rượu trắng, hoặc rượu đế để phân biệt với rượu có ướp thêm các thứ hoa gọi là rượu mùi hoặc màu (như rượu cúc, rượu sen…). Rượu ngâm thuốc gọi là rượu thuốc (rượu tam xà, ngủ xà, rượu tắc kè…).
Câu 5: Đặc điểm của việc đi lại ở truyền thống việt nam.
- Ở xã hội Việt Nam cổ truyền, do bản chất nông nghiệp sống định cư cho nên con người ít có nhu cầudi chuyển; có đi thì đi gần nhiều hơn đi xa. Nhiều cụ già nông thôn suốt đời không hề bước chân ra khỏi làng mình, mặc dù đô thị chỉ cách đó vài cây số.
+ Vì vậy ở Việt Nam trước đây, giao thông, nhất là giao thông đường bộ, thuộc loại lĩnh vật rất kém phát triển: Đến thế kỉ XIX mới chỉ có những con đường nhỏ, phương tiện đi lại và vận chuyển, ngoài sứt trâu, ngựa, voi, thì phổ biến là đôi chân; quan lại thì di chuyển bằng cáng, kiệu.
+ Thời Nguyễn mới tổ chức được hệ thống ngựa trạm; công văn chuyển từ Huế vào Gia Định đi mất 4 ngày. Ở các đô thị phổ biến loại xe tay do người kéo, sau này kết hợp với xe đạp để thành cái xích-lô (mượn từ tiếng Pháp cycle, cyclo-) được dùng phổ biến đến tận bây giờ.
- Hoạt động đi lại chủ yếu của người nông nghiệp Việt Nam là đi gần – từ nhà ra đồng, từ nhà lênnương; mà lượng nước và nương rẫy lại là nơi không thể đưa xe tới được nên họ dùng sức người mà vận chuyển mọi thứ. Chính vì vậy mà trên thế giới không một ngôn ngữ nào có số lượng từ chỉ hoạt động vận chuyển bằng sức người đa dạng và phong phú như tiếng Việt.
+ Trong khi tiếng Pháp chỉ có porter, tiếng Nga có hecmu, thì trong tiếng Việt, ngoài từ mang với nghĩa khái quát, còn có hàng loạt từ chỉ những cách thức vận chuyển rất chuyên biệt: mang trong bàn tay là cầm, mang gọn trong bàn tay là nắm, mang trong tay qua trung gian sợi dây là xách, sợi dây dài chạm đất là kéo,...
- Việt Nam là vùng sông nước, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và bờ biển rất dài. Bởi vậymà phương tiện đi lại phổ biến hơn từ ngày xưa là đường thủy.
+ Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng người Việt cổ “lặn giỏi, bơi tài, thạo thủy chiến, giỏi dùng thuyền”.
+ Một người phương Tây thế kỉ XVIII mô tả tình hình giao thông của ta là: “Xứ này không có đường cái lớn, lại chằng chịt ruộng đồng. Muốn đến Huế cũng như bất cứ nơi nào đều phải đi bằng đường biển hay đường sông”. Phần lớn đô thị Việt Nam trong lịch sử đều là những cảng sông, cảng biển (Vân Đồn, Thăng Long, Phố Hiến, Hội An, Quy Nhơn, Gia Định…).
+ Trong sách Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức đã ghi về quang cảnh giao thông ở Nam Bộ thế kỉ XIX: “Ở Gia Định, chỗ nào cũng có ghe thuyền, hoặc dùng thuyền làm nhà ở, hoặc để đi chợ, hoặc để đi thăm người thân thích, hoặc chở gạo củi đi buôn bán rất tiện lợi. Ghe thuyền chật sông, ngày đêm đi lại không ngớt”.
- Sông ngòi phong phú tuy thuận tiện cho giao thông đường thủy những lại gây khó khăn cho giaothông đường bộ. Có lẽ chính vì vậy mà Việt Nam là một trong những nước biết làm cầu di động bằng tre gỗ (cầu phao) hoặc thuyền ghép lại (cầu thuyền) sớm nhất thế giới.
+ Theo Đại Việt sử lược thì vào năm 1214, Nhà Lí bắc cầu phao qua bến Đông Bộ Đầu.
+ Năm 1587, Trịnh Tùng cho làm cầu phao ở chợ Rịa (Ninh Bình) để đưa quân tấn công doanh trại quân Mạc.
+ Cuối năm 1600, quân Lê-Trịnh làm cầu phao vượt sông Hồng…
+ Ở châu Âu, cầu phao mới chỉ xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng năm 1617-1647 trong chiến tranh ở Hà Lan.
- Hình ảnh sông nước ăn sâu vào tâm người Việt Nam đến mức mọi mặt sinh hoạt đều lấy con thuyềnvà sông nước làm chuẩn mực:
+ Nói về tiết kiệm thì Buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè hà tiện.
+ Nói về nghị lực ý chí thì Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo
+ Nói về kinh nghiệm làm ăn thì Ăn cỗ đi trước lội nước đi sau; Bắc cầu mà noi, không ai bắc cầu mà lội; Chết sông chết suối không ai chết đuối đọi đèn.
+ Nói về việc sinh nở khó nhọc của phụ nữ thì Đàn ông vượt biển có chúng có bạn, đàn bà vượt cạn chỉ có một mình.
+ Nói về sự nham hiểm của con người thì Đố ai lặn xuống vực sâu, mà đo miệng cá uốn câu cho vừa; Sông sâu còn có kẻ dò, lòng người nham hiểm ai đo cho lường.
+ Nói về quan hệ vợ chồng và tình yêu nam nữ thì: Thuyền theo lái, gái theo chồng; Thuyền về có nhớ bến chăng, bến thì một dạ chăng khăng đợi thuyền…
+ Người Việt nói: chìm đắm trong suy tư, đắm đuối nhìn nhau, bơi trong khó khăn, thời gian trôi nhanh, ăn nói trôi chảy, hồ sơ bị ngâm lâu, thân phận bọt bèo, trông sạch nước cản, mặt trời lặn… Ngay cả khi đi trên hộ hẳn hoi, người Việt vẫn nghĩ và nói theo cách của người đi trên sông nước: người ta vượt đường xa để lặn lội đến thăm nhau; đi nhờ xe ai một đoạn là quá giang; người Nam Bộ gọi loại xe khách trên tỉnh là xe đò…
- Người Việt Nam gắn bó với sông nước không chỉ trong đi lại mà cả trong việc ở. Ngay cả quan tàichôn người chết cũng mô phỏng theo hình con thuyền, đến cái “thế giới bên kia” cũng được hình dung nằm ở một vùng sông nước (chín suối) và đến đó phải đi bằng thuyền (tục chèo đò đưa linh).
Câu 6: Những đặc điểm của Phật giáo Việt Nam a. Tính tổng hợp
- Đây là đặc trưng của lối tư duy nông nghiệp, cũng là đặc trưng nổi bật nhất của Phật giáo Việt Nam.
- Khi vào Việt Nam, Phật giáo đã tiếp xúc ngay với các tín ngưỡng truyền thống của dân tộc, và do vậyđã được tổng hợp chặt chẽ ngay với chúng.
- Phật giáo Việt Nam tổng hợp chặt chẽ với các tôn giáo khác: Phật với Nho, với Đạo, tạo thành quanniệm Tam giáo đồng nguyên (3 tôn giáo cùng phát nguyên từ một gốc) và Tam giáo đồng quy (3 tôn giáo cùng quy về một đích).
- Phật giáo Việt Nam kết hợp chặt chẽ với việc đạo và việc đời. Vốn là một tôn giáo xuất thế, nhưngvào Việt Nam, Phật giáo trở nên rất nhập thế: Các cao tăng được nhà nước mời tham chính hoặc cố vấn trong những việc hệ trọng. Sự gắn bó đạo – đời không chỉ thể hiện ở việc các nhà sư tham gia chính sự, mà ngược lại còn có khá nhiều vua quan quý tộc đi tu. Trong 6 thế hệ đệ tử của phái Thảo Đường thì đã có tới 9 người là vua quan đương nhiệm. Không phải ngẫu nhiên mà ở sân chùa Phổ Minh, quê hương nhà Trần, lại có chiếc vạc đồng lớn (1 trong “An Nam tứ đại khí”) tượng trưng cho quyền lực.
- Vẫn với truyền thống gắn bó với đời, đầu thế kỷ XX, Phật tử Việt Nam hăng hái tham gia vào cáchoạt động xã hội (như cuộc vận động đòi ân xá Phan Bội Châu và đám tang Phan Châu Trinh). Thời Diệm – Thiệu, Phật tử miền Nam đã tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh đòi hòa bình và độc lập dân tộc, nổi bật là sự kiện Phật tử xuống đường đấu tranh phản đối nền độc tài của gia đình họ Ngô, đỉnh cao là sự kiện hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào mùa hè 1963.
b. Khuynh hướng thiên về nữ tính
- Các vị Phật Ấn Độ xuất thân vốn là đàn ông, sang Việt Nam biến thành Phật Ông – Phật Bà. Bồ tátQuán Thể Âm đã được biến thành Phật Bà Quan Âm với nghìn mắt nghìn tay – vị thần hộ mệnh của cư dân khắp vùng sông nước Đông Nam Á (nên còn gọi là Quan Âm Nam Hải). Ở một số vùng, ngay cả Phật tổ Thích Ca cũng được coi là phụ nữ (người Tày Nùng gọi là “Mẹ Pựt Xích Ca”). Người Việt Nam còn tạo ra những “Phật bà” riêng của mình: Đứa con gái nàng Man, tương truyền sinh vào ngày 8-4 được xem là Phật Tổ Việt Nam, bản thân bà Man trở thành Phật Mẫu. Rồi còn những vị Phật bà khác nữa như Quan Âm Thị Kính, Phật bà chùa Hương. Lại còn rất nhiều các bà bồ tát như Bà Trắng chùa Dâu, các thánh mẫu…
- Chùa hòa nhập với thiên nhiên, bao giờ cũng là nơi phong cảnh hữu tình; bởi vậy mới có cách nói ví“vui như trảy hội chùa”. Cảnh chùa hữu tình, hội chùa vui, cửa chùa rộng mở, cho nên cũng là nơi chở che cho trai gái tình tự: “Hội chùa Thầy có hang Cắc Cớ, Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy”. c. Tính linh hoạt
- Ngay từ đầu, người Việt Nam đã tạo ra một lịch sử Phật giáo cho riêng mình: nàng Man, cô gái làngDâu Bắc Ninh, một trong những đệ tử đầu tiên của Phật giáo, trở thành Phật tổ với ngày sinh là ngày Phật đản 8-4.
- Vốn có đầu óc thiết thực, người Việt Nam coi trọng việc sống phúc đức, trung thực hơn là đi chùa: Thứ nhất là tu tại gia, Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa; Dù xây chín bậc phù đồ, Không bằng làm phúc cứu cho một người; coi trọng truyền thống thờ cha mẹ, ông bà hơn là thờ Phật: Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha kính mẹ mới là chân tu; đồng nhất cha mẹ, ông bà với Phật: Phật trong nhà không thờ đi thờ Thích ca ngoài đường (Tục ngữ).
- Vào Việt Nam, Phật được đồng nhất với những vị thần trong tín ngưỡng truyền thống có khả năngcứu giúp mọi người thoát khỏi mọi tai họa: Nghiêng vai ngửa vái Phật, Trời, Đương cơn hoạn nạn độ người trầm luân; làm nên mây mưa sấm chớp để mùa màng tốt tươi (hệ thống chùa Tứ pháp); ban cho người hiếm muộn có con (tục đi chùa cầu tự: Tay bưng quả nếp vô chùa, Thắp nhang lạy Phật xin bùa em đeo); ban lộc cho người bình dân để quanh năm làm ăn phát đạt (tục đi chùa lễ phật và hái lộc lúc giao thừa); cứu độ cho người chết và giúp họ siêu thoát (tục mời nhà sư tới cầu kinh và làm lễ tiễn đưa người chết).
- Tượng Phật Việt Nam mang dáng dấp hiền hòa với những tên gọi rất dân gian: ông Nhịn ăn mà mặc(Tuyết Sơn gầy ốm), ông Nhịn mặc mà ăn (Di-lặc to béo), ông Bụt Ốc (Thích Ca tóc quăn)… Nhiều pho tượng được tạc theo lối ngồi không phải trên tòa sen mà là chân co chân duỗi rất thoải mái, giản dị. Trên đầu Phật Bà chùa Hương còn lấp ló lọn tóc đuôi gà truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
Câu 7: Đặc điểm cơ bản của Nho giáo Việt Nam.
Khai thác những yếu tố là thế mạnh của Nho giáo:
- Học cách tổ chức triều đình và hê thống pháp luậ t.̣
- Hê thống thi cử tuyển chọn người tài được vậ n dung từ thời Lý, hoàn thiệ n vào thời Trần và hoàṇ chỉnh vào thời Lê.
- Sử dụng chữ Hán làm văn tự chính thức trong giao dịch hành chính, trên cơ sở chữ Hán đã sáng tạo rachữ Nôm trong sáng tác văn chương.
Nho giáo b椃⌀ biến đổi nhiều ở VN để phù hợp với truyền thống VH dân tôc:̣
- Nho giáo đã duy trì sự ổn định có cả ở dân và triều đình, cả trong đối nôi và đối ngoại. Thể hiệ n qua:̣ + Biên pháp kinh tế: nhẹ lương nặng bổng.̣ + Biên pháp tinh thần: trọng đức khinh tài.̣
- Trọng tình người: tâm đắc với chữ “Nhân” hơn cả.
+ Truyền thống dân chủ của VH nông nghiêp, mềm hóa cho phù hợp với tâm lí tình cảm của ngườị Việt, trở thành những giá trị văn hóa gắn liền với nếp sống, phong tục tập quán ở Việt Nam.
+ Tiếp thu chữ hiếu, bình đẳng giữa cha và mẹ: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
- Tư tưởng trung quân: trung quân gắn liền với ái quốc, đất nước dân tôc là cái quyết định (không đệ̀ cao tuyêt đối vai trò cá nhân thủ lĩnh).̣
- Trọng văn: do chịu ảnh hưởng của VH nông nghiêp phương Nam nên rất coi trọng văn, kẻ sĩ, trong̣ khi Trung Hoa chỉ coi quan văn bằng quan võ. Người Viêt dù luôn phải đối phó với chiến tranh nhưng̣ ít quan tâm đến các kì thi võ mà chỉ ham học chữ, thi văn. Nhìn Nho giáo là một công cụ VH, con đường làm nên nghiêp lớn.̣
- Thái đô đối với nghề buôn: trọng nông ức thương dẫn đến duy trì nền nông nghiệ p âm tính (tính cộ ng̣ đồng và tự trị), tránh mọi nguy cơ đồng hóa.
Câu 8: Ảnh hưởng của văn hóa phương tây đối với văn hóa việt nam trên phương diện văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. 1.Trên phương diện văn hóa vật chất
- Ảnh hưởng đáng kể nhất là trong phát triển đô thị, công nghiệp và giao thông -các lĩnh vực màphương Tây vốn mạnh. Trên lĩnh vực đô th椃⌀
- Từ cuối thế kỷ XIX, đô thị Việt Nam từ mô hình cổ truyền với chứcnăng trung tâm chính trị đãchuyển sang phát triển theo mô hình đô thị công -thương nghiệp chú trọng chức năng kinh tế. Nhiêù ngành công nghiệp khác.
- Xuất hiện các kiến trúc đô thị kết hợp khá tài tình phong cách phươngTây với tính cách dân tộc, phùhợp với điều kiện thiên nhiên Việt Nam. Ví dụ: Các tòa nhà của Trường Đại học Đông Dương (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội); Bộ Ngoại giao, Viện Viễn Đông Bác cổ... đã sử dụng hệ thống mái ngói, bố cục kiểu tam quan, lầu hình bát giác...
Trên lĩnh vực giao thông
- Hàng chục vạn dân đinh đã được huy động xây dựng hệ thống đường bộ đến các đồn điền, hầmmỏ...Hệ thống đường sắt với những đường hầm xuyên núi, những cây cầu lớn càng được kéo dài. Ví dụ: cầu sắt bắc ngang sông Hồng mang tên Doumer, nay đã được đổi tên thành cầu Long Biên.
2.Trên phương diện văn hóa tinh thần
- Ngoài Ki-to giáo, là những hiện tượng trong các lĩnh vực văn tự-ngôn ngữ,báo chí, văn học-nghệthuật, giáo dục-khoa học, tư tưởng.
+ Khi truyền đạo cho người Việt Nam, khó khăn mà các giáo sĩ vấp phải làsự khác biệt về ngôn ngữ và văn tự. Bởi vậy họ đã dùng bộ chữ cái Latinh thêm các dấu phụ để ghi âm tiếng Việt, tạo nên chữ Quốc ngữ. Tuy chữ Quốc ngữ ban đầu chỉ là công cụ để truyền đạo của các giáo sĩ, những do ưu điểm là dễ học nên được các nhà nho tién bộ tích cực truyền bá để nâng cao dân trí và phổ cập giáo dục.
+ Do sự thâm nhập của văn hóa Phương Tây đưa lại là sự ra đời của báo chí. Trước hết là do nhu cầu thông tin cai trị của thực dân Pháp, Gia Định báo là tờ báo đầu tiên phát hành bằng chữ Quốc ngữ. Báo chí góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, thức tỉnh ý thức dân tộc vàtăng cường tính năng động của người Việt Nam.
+ Sự tiếp xúc với phương Tây đã làm nảy sinh trong lĩnh vực văn học thể loại tiểu thuyết hiện đại.
+ Sự tiếp xúc phương Tây cũng khiến cho tiếng Việt có biến động mạnh: hàng loạt từ ngữ được vay mượn để diễn tả những khái niệm mới đã đi vào đời sống thường ngày như: xà phòng/xà bông (savon), kem (crème), ga (gare, gaz).....
+ Trong nghệ thuật hội họa thì xuất hiện những thể loại vay mượn từ phương Tây như tranh sơn dầu, tranh bột màu với bút pháp tả thực. Bút pháp tả thực của phương Tây còn xuất hiện cả trên sân khấu với thể loạikịch nói và cải lương.
+ Hệ thống giáo dục mới này cùng với sách vở phương Tây đã góp phần giúp người Việt Nam mở rộng thêm tầm mắt, tiếp xúc với các tư tưởngdân chủ tư sản, rồi sau là tư tưởng Macxit.