-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi ôn tập - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
1. Kinh tế chính trị trải qua mấy giai đoạn phát triển?Quá trình phát triển của khoa học kinh tế chính trị được khái quát qua hai thời kỳ lịch sử như sau: Thứ nhất, từ thời cổ đại đến thế kỷ XVIII. Thời cổ đại: Đã xuất hiện một số tư tưởng KT -> coi trọng ngoại thương bời vì mua rẻ bán đắt => giai đoạn đầu của CNTB. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị Mác - Lênin (306103) 6 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Câu hỏi ôn tập - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
1. Kinh tế chính trị trải qua mấy giai đoạn phát triển?Quá trình phát triển của khoa học kinh tế chính trị được khái quát qua hai thời kỳ lịch sử như sau: Thứ nhất, từ thời cổ đại đến thế kỷ XVIII. Thời cổ đại: Đã xuất hiện một số tư tưởng KT -> coi trọng ngoại thương bời vì mua rẻ bán đắt => giai đoạn đầu của CNTB. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (306103) 6 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
1. Kinh tế chính trị trải qua mấy giai đoạn phát triển?
Quá trình phát triển của khoa học kinh tế chính trị được khái quát qua hai thời kỳ lịch sử như sau:
Thứ nhất, từ thời cổ đại đến thế kỷ XVIII.
Thời cổ đại: Đã xuất hiện một số tư tưởng KT -> coi trọng ngoại thương bời vì mua rẻ bán đắt
=> giai đoạn đầu của CNTB
Đầu TK XV – TK XVII: Xuất hiện trường phái Trọng thương (Thuật ngữ KTCT - Montchretien)
Chú ý Sự ra đời của CNTB – buổi bình minh của nó với tích lũy nguyên thủy
Sự ra đời của chủ nghĩa Trọng nông (F. Quesney):
Quan điểm sản phẩm ròng và vai trò của nông nghiệp.
Phạm trù TSX và sơ đồ TSX (Biểu KT); - Mác phê phán, kế thừa trong lý luận TSX & lưu thông tổng TB XH
Tiến bộ của trọng nông: chuyển nghiên cứu từ lưu thông sang lĩnh vực sản xuất
TK XVIII và sự ra đời của KTCT tư sản cổ điển Anh: W. Petty; A. Smith; Đ.Ricardo
N/cứu các quan hệ KT trong quá trình TSX
Hình thành hệ thống các phạm trù của nền KTTT trong Đ/k TBCN : hàng hóa, tiền tệ, giá trị, giá
cả, tiền lương, lợi nhuận….
Rút ra những quy luật vận động của nền KTTT
Thứ hai, từ sau thế kỷ XVIII đến nay. KTCT Mác-Lênin:
C. Mác kế thừa, phát triển, xây dựng hệ thống lý luận KTCT về PTSX TBCN – một trong 3 bộ
phận cấu thành chủ nghỉa Mác-Lênin; một hệ thống đầy đủ, chỉnh thể gồm các phạm trù KT của
nền KTTT trong Đ/k CNTB, các quy luật KT, các quan hệ giữa các giai cấp trong nền KTTT + Học thuyết giá trị
+ Học thuyết giá trị thặng dư – cơ sở lý luận khoa học cho vai trò của PTSX TBCN + Học thuyết tích lũy + Học thuyết lợi nhuận
+ Học thuyết địa tô …….
- V.I. Lênin: kế thừa, phát triển thành KTCT Mác-Lênin
+ Tổng kết, khẳng định đặc điểm KT của CNTB cuối TK XIX đầu TK XX
+ Những vấn đề KTCT cơ bản của thời kỳ quá độ
-Sau lenin: + Các ĐCS với việc nghiên cứu, bổ sung, phát triển KTCT Mác-Lênin
+ Một số lý luận KT phi Mácxít
2. Thuật ngữ KTCT xuất hiện vào thời gian nào?
Thuật ngữ khoa học kinh tế chính trị được xuất hiện ở châu Âu vào năm 1615 trong tác phẩm
Chuyên luận về kinh tế chính trị (Traicté de I’ oeconomie politique, dédié au Roy et à la Reyne
mère du Roy) của nhà kinh tế người Pháp Autoine de Montchrétien. Trong tác phẩm này, tác giả
đề xuất môn khoa học mới - môn kinh tế chính trị
3. Tư tưởng chủ yếu của trọng thương là gì?
tư tưởng chủ đạo của chủ nghĩa trọng thương cho rằng cần phải duy trì trạng thái thặng dư
thương mại, tức là xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu để mang lại lợi ích tốt nhất cho một nước. Khi
một nước tích lũy được nhiều vàng bạc thì sự giàu có, uy tín, và quyền lực của nước đó cũng sẽ tăng lên.
4. Tư tưởng chủ yếu của trọng nông là gì?
Chủ nghĩa trọng nông là tư tưởng kinh tế đầu tiên đề ra quy luật "sự giảm dần sản phẩm đất đai",
theo đó, sự tăng thêm lao động vào đất sẽ dẫn đến một giới hạn mà sau đó là sự giảm dần năng
suất lao động. Đó là cơ sở của quy luật năng suất biên giảm dần, phổ biến trong các học thuyết kinh tế hiện đại.
5. Kinh tế chính trị cổ điển Anh có ưu điểm gì so với các trường phái trước đó?
Kinh tế chính trị cổ điển Anh nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất, trình
bày một cách hệ thống các phạm trù kinh tế chính trị như phân công lao động, hàng hóa, giá trị,
tiền tệ, giá cả, giá cả thị trường, tiền lương, lợi nhuận, lợi tức, địa tô, tư bản... để rút ra các quy
luật kinh tế. Lý luận kinh tế chính trị cổ điển Anh đã rút ra kết luận giá trị là do hao phí lao động
tạo ra, giá trị khác với của cải... Đó là những đóng góp khoa học rất lớn của các đại biểu kinh tế
chính trị cổ điển Anh vào lĩnh vực lý luận kinh tế chính trị của nhân loại, thể hiện sự phát triển
vượt bậc so với hệ thống lý luận của chủ nghĩa trọng nông.
6. Mục đích của kinh tế chính trị nói chung là gì?
Kinh tế chính trị hiện đại xuất phát từ quan điểm rằng có một hệ thống "quyền" gắn liền với thị
trường, mà quan trọng nhất là quyền sở hữu. Chính trị có thể xác định và tác động tới các quyền
đó. Vì thế, nhiệm vụ của kinh tế chính trị là nghiên cứu cách thức chính trị tác động tới các hệ thống quyền lợi đó.
7. Tư tưởng KTCT của Mác Ăng ghen được tập trung trong tác phẩm nào? Kế thừa
từ tiền đề lý luận nào?
Lý luận kinh tế chính trị của C. Mác và Ph. Ăngghen được thể hiện tập trung và cô đọng nhất
trong bộ Tư bản. Dựa trên sự kế thừa một cách có phê phán lý luận kinh tế chính trị cổ điển Anh, trực tiếp là của D. Ricardo
8. Đối tượng NC của KTCT MLN là gì?
Theo nghĩa hẹp, đối tượng nghiên cứu của bộ Tư bản là các quan hệ sản xuất và trao đổi của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa => mục đích cuối cùng của bộ Tư bản là tìm ra quy luật
vận động kinh tế của xã hội ấy.
Theo nghĩa rộng, là khoa học về những quy luật chi phối sự sản xuất và trao đổi những tư liệu
sinh hoạt vật chất trong xã hội loài người
9. Tại sao có thể khẳng định KTCTMLN là 1 khoa học?
kinh tế chính trị là môn khoa học kinh tế nghiên cứu các quan hệ kinh tế để tìm ra các quy luật
chi phối sự vận động của các hiện tượng và quá trình hoạt động kinh tế của con người tương ứng
với những trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội.
10. Có KTCT chung cho mọi thời đại không, tại sao?
Những điều kiện trong quy luật chi phối sự sản xuất và trao đổi những tư liệu sinh hoạt vật chất
trong xã hội loài người... người ta sản xuất sản phẩm và trao đổi chúng, đều thay đổi tuỳ từng
nước, và trong mỗi nước lại thay đổi tuỳ từng thế hệ. Bởi vậy, không thể có cùng một môn kinh
tế chính trị duy nhất cho tất cả mọi nước và tất cả mọi thời đại lịch sử...
Chú ý: với quan điểm LS-CT không có KTCT chung cho mọi thời đại nhưng vẫn có QL KTCT
chung cho 1 số giai đoạn VD: quy luật sản xuất
11. Phân Biệt quy luật kinh tế và chính sách kinh tế?
QLKT: là mối liên hệ bản chất, khách CSKT
quan,lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá
+ Sản phẩm chủ quan trên cơ sở vận dụng các trình kinh tế QLKT + Tính khách quan
+ Chính sách có thể phù hợp, có thể không
+ Tác động thông qua hoạt động của con
với QLKT => phải thay đổi chính sách cho
người – điều chỉnh hành vi kinh tế phù hợp phù hợp với lợi ích
12. Chức năng của KTCT MLN là gì?
Chức năng nhận thức: Chức năng này thể hiện ở chỗ kinh tế chính trị Mác - Lenin cần
phải phát hiện bản chất của các
, quá trình kinh tế của đời sống xã hội, tìm ra các quy hiện tượng
luật chi phối sự vận động của chúng, giúp con người vận dụng các quy luật kinh tế một cách có ý
thức vào hoạt động kinh tế nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội cao.
Chức năng thực tiễn: Là chức năng nhận thức để phục vụ cho hoạt động thực tiễn có hiệu
quả. Chức năng thực tiễn có quan hệ với chức năng nhận thức, ở chỗ từ việc nghiên cứu các hiện
tượng và các quá trình kinh tế của đời sống xã hội, phát hiện ra bản chất, các quy luật chi phối và
cơ chế hoạt động của các quy luật từ đó kinh tế chính trị cung cấp những luận cứ khoa học để
hoạch định đường lối, chính sách và biện pháp kinh tế. Đường lối, chính sách và các biện pháp
kinh tế dựa trên những luận cứ khoa học đúng đắn đã nhận thức được sẽ đi vào cuộc sống làm
cho hoạt động kinh tế có hiệu quả cao hơn nhiều.
Chức năng phương pháp luận: Kinh tế chính trị là nền tảng lý luận cho một tổ hợp các
khoa học kinh tế. Những kết luận của kinh tế chính trị biểu hiện ở các phạm trù và quy luật kinh
tế có tính chất chung là cơ sở lý luận của các môn kinh tế chuyên ngành và các môn kinh tế chức
năng, nó là cơ sở lý luận cho một số môn khác. khoa học
Chức năng tư tưởng: Kinh tế chính trị Marx - Lenin là cơ sở khoa học cho sự hình thành
thế giới quan, nhân sinh quan và tuyên truyền cho của giai cấp đấu tranh giai cấp công nhân và
nhân dân lao động để xây dựng chủ nghĩa cộng sản.