Câu hỏi ôn tập - Kinh tế vĩ mô | Đại học Tôn Đức Thắng
Ngành HKDD là một ngành áp dụng khoa học, công nghệ kỹ thuật hiện đại,trình độ quản lý tiên tiến, có quy mô lớn về vốn lớn, hoạt động cả trong vàngoài nước. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CÂU HỎI ÔN TẬP
CÂU 1:ĐẶC TRƯNG CỦA NGÀNH HKDD.CHO BIẾT NHỮNG LĨNH VỰC
CƠ BẢN TRONG NGÀNH HKDD KỂ TÊN 1 ĐƠN VỊ HAY 1 DOANH
NGHIỆP TƯƠNG ỨNG TỪNG LĨNH VỰC TRÊN
Đặc trưng của ngành HKDD:
Ngành HKDD là một ngành áp dụng khoa học, công nghệ kỹ thuật hiện đại,
trình độ quản lý tiên tiến, có quy mô lớn về vốn lớn, hoạt động cả trong và ngoài nước.
Quá trình hình thành và tiêu thụ dịch vụ vận tải hàng không chủ yếu diễn ra
ở trên không.Đây được coi là đặc trưng quan trọng nhất.
An toàn là yêu cầu hàng đầu trong hoạt động HKDD.
Những lĩnh vực cơ bản trong ngành HKDD, tên một đơn vị hay một doanh nghiệp
tương ứng từng lĩnh vực:
1) Quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD và các cơ quan có liên quan như hải
quan, cửa khẩu, kiểm dịch y tế…
VD: Cục hàng không Việt Nam.
2) Vận tải hàng không: Vận chuyển hành khách, hàng hóa, hàng không chung
do các nhà vận chuyển/hãng hàng không thực hiện.
VD: Công Ty Cổ Phần Vận Tải Hàng Không Miền Nam SATSCO
3) Kết cấu hạ tầng hàng không: Các cảng hàng không, các sân bay, dịch vụ không lưu…
VD:Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV)
4) Công nghiệp hàng không: Sản xuất, bảo dưỡng tàu bay, động cơ, thân, càng,
các cấu kiện thiết bị điện tử… trên tàu bay.
VD: Công ty TNHH kỹ thuật máy bay (VAECO)
5) Các dịch vụ kỹ thuật, thương mại hàng không: Các dịch vụ thương mại kỹ
thuật mặt đất, cung ứng xăng dầu, cung ứng vật tư phụ tùng máy bay, huấn
luyện, đào tạo, ăn uống, giải trí…
VD: Xí nghiệp Thương mại mặt đất Nội Bài Nội bài (NIAGS).
6) Sử dụng dịch vụ vận tải hàng không: Hành khách và các khách hàng có nhu
cầu vận chuyển hàng hóa, các đại lý gom hàng hóa, người sử dụng dịch vụ…
VD: Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội bài (NCS).
Câu 2 đặc trưng của quản lý nhà nước trong lĩnh vực hàng không dân dụng?
Trình bày cơ cấu quản lí nhà nước chuyên ngành hkdd ở việt nam?
Đặc trưng của quản lý nhà nước trong lĩnh vực hàng không dân dụng:Gồm 2:
a) Chính sách điều tiết vận tải hàng không
Chính sách điều tiết vận tải hàng không được thực hiện bằng công cụ chủ yếu là
qua quyền vận chuyển. Quyền vận chuyển hàng không (thường gọi là thương
quyền) là quyền khai thác thương mại vận chuyển hàng không với các điều kiện về
hãng hàng không, đường bay, tàu bay khai thác, chuyến bay và đối tượng vận chuyển.
b) Chính sách bảo hộ vận tải hàng không
Chính sách bảo hộ vận tải hàng không chủ yếu được các quốc gia thực hiện với
vận tải hàng không quốc tế.
Cơ cấu quản lí nhà nước chuyên ngành HKDD ở Việt Nam:
Bộ giao thông vận tải.
Bộ Giao thông vận tải là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng hải và
hàng không trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực
hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà
nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
Cục hàng không Việt Nam
Cục HKVN là cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng
tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước về hàng
không dân dụng trong phạm vi cả nước và là Nhà chức trách hàng không theo
quy định của pháp luật.
Các cảng vụ hàng không
Các Cảng vụ hàng không là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
HKDD tại cảng hàng không, sân bay.
Câu 3 Khái niệm về tàu bay? Tàu bay bao gồm những loại nào? Máy bay là
gì?Trình bày các bộ phận cơ bản của máy bay?
Tàu bay (Aircraft) là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ
với không khí, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ
với không khí phản lại từ bề mặt trái đất.
Tàu bay bao gồm: máy bay (Airplane), trực thăng(Helicopter), tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác.
Máy bay là loại tàu bay có cánh nâng cố định, bay được nhờ động cơ theo nguyên
lý lực nâng khí động học.
Các bộ phận cơ bản của máy bay:Tuy máy bay có nhiều loại khác nhau nhưng về
cơ bản một máy bay thường có các bộ phận chủ yếu là thân, cánh, động cơ (gồm cả
cánh quạt - nếu là máy bay động cơ cánh quạt), đuôi và càng máy bay
Câu 4 Khái niệm về CHK và vai trò của CHK? Phân biệt CHK-SB?Trình bày
hiểu biết về hệ thống cảng hàng không sân bay việt nam?
Cảng hàng không là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết
bị, công trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển hàng không.
Cảng hàng không, sân bay có một vai trò quan trọng trong ngành HKDD. Nó đảm
bảo hạ tầng khai thác tại các điểm đi và điểm đến cho hoạt động vận tải hàng
không cũng như hoạt động hàng không chung. Máy bay chỉ có thể bay từ điểm này
đến điểm khách khi có cảng hàng không, sân bay ở những điểm đó. Tương tự hành
khách hay khách hàng muốn đi hay vận chuyển hàng hóa từ điểm này đến điểm
khác khi ở đó có cảng hàng không, sân bay.
Phân loại cảng hàng không, sân bay:
Cảng hàng không, sân bay có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.
Theo chủ thể quản lý, có thể chia thành cảng hàng không của trung ương hay địa
phương. Theo hình thức sổ hữu có thể chia thành cảng hàng không, sân bay của
Nhà nước, tư nhân hay hỗn hợp. Theo chức năng, có thể chia thành các cảng hàng
không, sân bay chuyên phục vụ HKDD, chuyên dụng và dùng chung dân dụng lẫn
quân sự. Theo quy mô, có thể chia thành các cảng hàng không, sân bay có quy mô
lớn, vừa và nhỏ. Theo phân cấp tiêu chuẩn dịch vụ của ICAO, cảng hàng không,
sân bay có 4 tiêu chuẩn là 1, 2, 3, 4. Trong mỗi tiêu chuẩn lại có các A, B,C, D, E...
Dưới góc độ quản lý chung nhất, các quốc gia đều chia cảng hàng không thành 2
loại là cảng hàng không quốc tế và cảng hàng không nội địa. Cảng hàng không
quốc tế là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển quốc tế và vận chuyển nội địa.
Còn cảng hàng không nội địa là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển nội địa.
Trong cảng hàng không quốc tế, ngoài các lĩnh vực trong ngành hàng không hoạt
động còn có các cơ quan có liên quan cho việc vận chuyển hàng không quốc tế
như: Hải quan, Công an cửa khẩu, Kiểm dịch y tế…
Các công trình cơ bản trong Cảng hàng không gồm: Sân bay, nhà ga và trang bị,
thiết bị, công trình cần thiết khác.
Câu 5 Khai thác CHKSB bao gồm những hoạt động nào?Trình bày hiểu biết
về những hoạt động này ở Việt Nam?
Khai thác cảng hàng không, sân bay là các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng
hàng không, sân bay và được chia thành 3 loại: 1) Doanh nghiệp cảng hàng không;
2) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không; 3) Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch
vụ khác.Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm
thực hiện các quy định về an toàn hàng không, an ninh hàng không, đồng thời chấp
hành và tạo điều kiện thuận lợi cho Cảng vụ hàng không kiểm tra các hoạt động
khai thác và cung cấp dịch vụ.
Doanh nghiệp cảng hàng không là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện, được tổ
chức khai thác cảng hàng không, sân bay. Hiện nay vốn pháp định đối với doanh
nghiệp cảng hàng không là 100 tỷ đồng Việt Nam nếu kinh doanh tại cảng hàng
không quốc tế và 30 tỷ đồng Việt Nam nếu kinh doanh tại cảng hàng không nội
địa. Doanh nghiệp được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh cảng
hàng không khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
1) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
2) Có tổ chức bộ máy và nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp, đáp
ứng yêu cầu về chuyên môn, khai thác cảng hàng không, sân bay
3) Đáp ứng điều kiện về vốn pháp định
4) Có phương án về trang bị, thiết bị và các điều kiện cần thiết khác để bảo đảm an
toàn hàng không, an ninh hàng không.
Doanh nghiệp cảng hàng không có các quyền và nghĩa vụ sau:
1) Quản lý, tổ chức khai thác kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị của cảng hàng không, sân bay.
2) Lập kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay theo
quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với nhu
cầu phát triển, phù hợp với việc khai thác cảng hàng không, sân bay.
3) Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không, an toàn hàng không,
dịch vụ hàng không và các dịch vụ công cộng khác tại cảng hàng không, sân bay.
4) Báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền các số
liệu về kế hoạch và kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm, dài hạn và các số liệu
thống kê về khai thác cảng hàng không, sân bay.
5) Bố trí nơi làm việc cho các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên
tại cảng hàng không, sân bay theo yêu cầu của Cảng vụ hàng không.
6) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp
Câu 6Trình bày quản lý HĐB gồm những hoạt động chính nào? KỂ tênCác bộ
phận vùng trời phục vụ HKDD?
Quản lý hoạt động bay bao gồm tổ chức, sử dụng vùng trời; cấp phép bay và phối
hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự.
Có 7 loại vùng trời không lưu là A, B, C, D, E, F, G.
a) Vùng trời không lưu loại A là vùng trời chỉ cho phép thực hiện chuyến bay theo
quy tắc bay bằng thiết bị (IFR), các chuyến bay được cung cấp dịch vụ kiểm soát
không lưu và phân cách với nhau.
b) Vùng trời không lưu loại B là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và
theo quy tắc bay bằng mắt (VFR), các chuyến bay được cung cấp dịch vụ kiểm
soát không lưu và phân cách với nhau.
c) Vùng trời không lưu loại C là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và
chuyến bay VFR; các chuyến bay được cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu;
chuyến bay IFR được phân cách với chuyến bay IFR khác và chuyến bay VFR;
chuyến bay VFR được phân cách với chuyến bay IFR và được thông báo tin tức về chuyến bay VFR khác.
d) Vùng trời không lưu loại D là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và
chuyến bay VFR; các chuyến bay được cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu;
chuyến bay IFR được phân cách với chuyến bay IFR khác và được thông báo về
chuyến bay VFR; chuyến bay VFR nhận được thông báo về các chuyến bay khác.
đ) Vùng trời không lưu loại E là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và
chuyến bay VFR; chuyến bay IFR được cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu và
phân cách với chuyến bay IFR khác; các chuyến bay được thông báo về hoạt động
bay tuỳ theo điều kiện thực tế cho phép; vùng trời không lưu loại E không được sử
dụng như là khu vực trách nhiệm kiểm soát.
e) Vùng trời không lưu loại F là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và
chuyến bay VFR; các chuyến bay IFR được phân cách nếu điều kiện thực tế cho
phép và các chuyến bay nhận được dịch vụ thông báo bay nếu có yêu cầu.
g) Vùng trời không lưu loại G là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và
chuyến bay VFR và được cung cấp dịch vụ thông báo bay nếu có yêu cầu.
Câu 7 Dịch vụ đảm bảo HĐB là gì?Gồm những nhóm nào? Do ai cung cấp?
Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay là dịch vụ cần thiết để bảo đảm an toàn, điều hoà,
liên tục và hiệu quả cho hoạt động bay.
Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay bao gồm dịch vụ không lưu, dịch vụ thông tin, dẫn
đường, giám sát, dịch vụ khí tượng; dịch vụ thông báo tin tức hàng không và dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, ở nước ta hiện nay dịch vụ bảo đảm hoạt
động bay là dịch vụ công ích và dịch vụ không lưu do doanh nghiệp nhà nước cung cấp
Câu 8 Vùng trời không lưu loại A, B?
a) Vùng trời không lưu loại A là vùng trời chỉ cho phép thực hiện chuyến bay theo
quy tắc bay bằng thiết bị (IFR), các chuyến bay được cung cấp dịch vụ kiểm soát
không lưu và phân cách với nhau.
b) Vùng trời không lưu loại B là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và
theo quy tắc bay bằng mắt (VFR), các chuyến bay được cung cấp dịch vụ kiểm
soát không lưu và phân cách với nhau.
Câu 9 Thị trường vận tải HK và các loại hình kinh doanh vận chuyển HK?
Theo định nghĩa của Tổ chức hàng không dân dụng thế giới (ICAO), thị trường
vận tải hàng không giữa hai điểm nào đó “bao gồm việc vận chuyển đang có hay ở
dạng tiềm năng đối với hành khách và hàng hóa mà chúng đang được hoặc có thể
được vận chuyển giữa các địa điểm này bằng dịch vụ hàng không thương mại” [4].
Trong định nghĩa này có một số điểm cần lưu ý sau: Thứ nhất, khái niệm thị trường
chỉ áp dụng với các chuyến bay thương mại; thứ hai, tại địa điểm đó phải có
trả/hoặc nhận hành khách hoặc hàng hóa, có nghĩa là không tính đến điểm hạ cánh
kỹ thuật; thứ ba, địa điểm được hiểu là một sân bay hay một nhóm sân bay nào đó.
Các loại hình kinh doanh vận tải hàng không được phân loại theo tính chất khai
thác và phạm vi thị trường khai thác.
-Theo tính chất khai thác, vận chuyển hàng không bao gồm vận chuyển hàng
không thường lệ và vận chuyển hàng không không thường lệ.
Vận chuyển hàng không thường lệ là việc vận chuyển bằng đường hàng không bao
gồm các chuyến bay được thực hiện đều đặn, theo lịch bay được công bố và được
mở công khai cho công chúng sử dụng. Đây là những chuyến bay vận chuyển hành
khách, hàng hóa của các hãng hàng không theo lịch bay đã công bố.
Vận chuyển hàng không không thường lệ là việc vận chuyển bằng đường hàng
không không có đủ các yếu tố của vận chuyển hàng không thường lệ. Thường đây
là những chuyến bay thuê chuyến (charter), chuyến bay theo những yêu cầu riêng của khách hàng...
-Theo phạm vi thị trường khai thác, vận chuyển hàng không bao gồm vận chuyển
hàng không nội địa và vận chuyển hàng không quốc tế.
Vận chuyển hàng không nội địa là việc vận chuyển bằng đường hàng không trong
lãnh thổ của một quốc gia. Tương đồng với khái niệm này là khái niệm về chuyến
bay nội địa –chuyến bay được thực hiện hoàn toàn trong lãnh thổ một quốc gia.
Vận chuyển hàng không quốc tế là việc vận chuyển bằng đường hàng không qua
lãnh thổ của hơn một quốc gia. Tương đồng với khái niệm này là khái niệm chuyến
bay quốc tế -chuyến bay có ít nhất một điểm dừng ngoài lãnh tổ của quốc gia đang đề cập đến.
Câu 10 Đặc trưng và yếu tố cấu thành sản phẩm vận tải hàng không?
Sản phẩm vận tải hàng không có những đặc trưng riêng so với các phương thức vận tải khác sau:
- Về tầm vận chuyển: Tầm vận chuyển của vận tải hàng không thường lớn hơn rõ
rệt vì vận tải hàng không chỉ có ý nghĩa khi thực hiện việc vận chuyển tầm xa. Với
khoảng cách gần, việc đi bằng hàng không phiền phức và tốn kém hơn nhiều so với các phương tiện khác.
- Về tốc độ vận chuyển: Vận tải hàng không vượt trội một cách rõ rệt về tốc độ và
tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, do các cảng hàng không nhìn chung nằm tương đối
xa so với trung tâm dân cư nên ngoài thời gian vận chuyển trên máy bay còn cả
thời gian vận chuyển mặt đất đến cảng hàng không và ngược lại. Vì vậy yếu tố tiết
kiệm thời gian của vận tải hàng không chỉ thực sự phát huy thế mạnh đối với các
đường bay tầm càng xa càng tốt.
- Về mức độ tiện nghi: Vận tải hàng không có mức độ tiện nghi tốt nhất trong số
các phương thức vận tải. Trong cuộc cạnh tranh gay gắt với nhau và với các
phương thức vận tải khác, các hãng hàng không đều cố gắng bảo đảm mức tiện
nghi tối đa cho hành khách, từ khâu đặt giữ chỗ, mua vé, các dịch vụ tại cảng hàng
không và các dịch vụ trên máy bay.
- Về chi phí vận chuyển: Vận tải hàng không có chi phí bằng tiền cao nhất trong số
các phương tiện vận tải công cộng với cùng một độ dài vận chuyển. Đây là một bất
lợi của vận tải hàng không.
Sản phẩm vận chuyển hàng không cũng được chia làm 3 cấp độ:
Cấp độ 1 - Sản phẩm lõi (Core product).
Cấp độ 2 - Sản phẩm hiện thực (Actual product).
Cấp độ 3 - Sản phẩm bổ sung (Augmented product).
Câu 11 trình bày hiểu biết về DN kinh doanh vận chuyển hàng không ở VN hiện nay?
Các doanh nghiệp vận chuyển hàng không ở Việt nam:
Hãng hàng không quốc gia (Vietnam Airlines)
Công ty hàng không cổ phần Pacific Airlines (Jestar Pacific)
Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO)
Các hãng hàng không tư nhân: Đến nay đã có một số hãng hãng không tư
nhân được thành lập và được Bộ giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh
doanh vận chuyển hãng không như VietJet Air, Indochina Airlines7, Mekong
Aviation, Trai Thien Air Cargo…
Câu 12 Phân biệt dịch vụ hàng không và dịch vụ phi hàng không. Nhận định
về các hoạt động kinh doanh về các dịch vụ này tại các CHK ở VN?
Dịch vụ hàng không là một trong 4 lĩnh vực cơ bản của ngành HKDD. Nó cung
cấp các dịch vụ đảm bảo hoạt động cho vận chuyển hàng không được an toàn, hiệu
quả và chất lượng.Dịch vụ hàng không còn là những yếu tố cấu thành nên sản
phẩm vận chuyển hàng không, đồng thời tăng tính đồng bộ của sản phẩm vận
chuyển hàng không, góp phần tạo nên chất lượng dịch vụ của nhà vận chuyển hàng
không đối với hành khách, khách hàng.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không ở Việt nam
Các doanh nghiệp tại cảng hàng không, sân bay
1) Lĩnh vực sửa chữa máy bay: Có Công ty TNHH 1 thành viên kỹ thuật máy bay
Vietnam Airlines, Tổng công ty HKVN sở hữu 100% vốn điều lệ.
2) Lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất: Có 4 đơn vị là 3 Xí nghiệp thuộc
Tổng công ty HKVN là Xí nghiệp dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất là Nội bài,
Đà nẵng, Tân Sơn Nhất và Công ty phục vụ mặt đất Sài gòn thuộc Tổng công ty khai thác cảng miền Nam.
3) Lĩnh vực phục vụ hàng hóa: Có 2 đơn vị là Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa
Nội bài (NCS), Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ và TNHH Dịch vụ
hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS), Tổng công ty HKVN sở hữu 70% vốn điều lệ.Hiện
nay Tổng công ty HKVN và Tổng công ty khai thác Cảng miền Nam cũng đang
hợp tác với các đơn vị khác để thành lập thêm các công ty phục vụ hàng hóa tại Sân bay Tân Sơn Nhất.
4) Lĩnh vực cung ứng xuất ăn trên máy bay: Có 2 đơn vị là Công ty phần Sản xuất
bữa ăn trên máy bay Nội bài (NAC), Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ
và Công ty liên doanh Sản xuất bữa ăn trên máy bay Tân Sơn Nhất (TAC), Tổng
công ty HKVN sở hữu 60% vốn điều lệ.
5) Lĩnh vực khai thác nhà ga hành khách: Có 3 đơn vị khai thác các dịch kinh
doanh nhà hàng, bán hàng miễn thuế, lưu niệm… là Công ty cổ phần Dịch vụ hàng
không sân bay Nội Bài (NASCO), Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ;
Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng (MASCO, Tổng công ty
HKVN chiếm 49 % vốn điều lệ; và Công ty dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn
Nhất (SASCO), trực thuộc Tổng công ty khai thác cảng hang không miền Nam.
6) Lĩnh vực dịch vụ bảo đảm hoạt động bay: Có Tổng công ty đảm bảo hoạt động bay Việt nam.
7) Lĩnh vực cung cấp xăng dầu hàng không: Có Công ty TNHH 1 thành viên xăng
dầu hàng không (VINAPCO), Tổng công ty HKVN sở hữu 100% vốn điều lệ.
Các doanh nghiệp ngoài cảng hàng không, sân bay
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không ngoài cảng hàng không, sân bay
và doanh nghiệp liên quan đến ngành HKVN ở Việt nam hiện nay gồm có:
1) Các công ty giao nhận hàng hóa: Công ty TNHH Dịch vụ giao nhận hàng hóa
Tân Sơn Nhất, Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ; Công ty TNHH Giao
nhận hàng hóa thành phố Hồ Chí Minh (VINAKO), Tổng công ty HKVN sở hữu 65% vốn điều lệ.
2) Công ty cổ phần bảo hiểm hàng không, Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ.
3) Công ty cổ phần tin học hàng không, Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ.
4) Công ty liên doanh Phân phối toàn cầu (Abacus –Vietnam), Tổng công ty
HKVN sở hữu 90% vốn điều lệ.
5) Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu hàng không (AIRIMEX), Tổng công ty HKVN
sở hữu 51% vốn điều lệ.
6) Công ty cổ phần In hàng không (APCO), Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ.
7) Công ty cổ phần Cung ứng và xuất khẩu lao động hàng không (ALSIMEXCO),
Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ.
8) Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng và dịch vụ hàng không (AEC),Tổng công ty
HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ.
9) Công ty cổ phần Công trình hàng không (ACC), Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ.
10)Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không(AIRSERCO), Tổng công ty
HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ.
11)Công ty cổ phần Nhựa cao cấp hàng không(APLACO), Tổng công ty HKVN
chiếm 36,5% vốn điều lệ.
12)Công ty cổ phần Vận tải ô tô hàng không, Tổng công ty HKVN chiếm 49% vốn điều lệ.
Cùng với đường lối và chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, Ngành
HKVN sẽ có nhiều doanh nghiệpcung cấp dịch vụ hàng không ra đời trong thời
gian tới để đáp ứng được sự phát triển của ngành.
Câu 13 An ninh hàng không? Vai trò của an ninh hàng không?Phân biệt an
ninh hàng không và an toàn hàng không.Các biện pháp cơ bản để đảm bảo an ninh hàng không là gì?
An ninh hàng không là việc sử dụng kết hợp các biện pháp, nguồn nhân lực, trang
bị, thiết bị để phòng ngừa, ngăn chặn và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp
pháp vào hoạt động HKDD, bảo vệ an toàn cho tàu bay, hành khách, tổ bay và
những người dưới mặt đất.
Biện pháp bảo đảm an ninh hàng không
Để đảm bảo an ninh hàng không cần có các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không
nhằm ngăn ngừa và ngăn chặn khả năng làm mất an ninh hàng không. Các biện pháp bao gồm:
1) Bảo đảm an ninh các khu vực hạn chế và khu vực công cộng, gồm:
Hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động HKDD là hành vi có khả năng uy
hiếp an toàn hoạt động HKDD.
- Thiết lập khu vực hạn chế và quy định về việc ra, vào, hoạt động tại khu vực hạn
chế của nhà ga, sân bay và các khu vực hạn chế khác;
- Thiết lập Hàng rào, cổng cửa ra, vào, trạm gác và tuần tra, canh gác tại cảng hàng không, sân bay;
- Cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không và kiểm tra, giám sát an ninh
người, phương tiện, đồ vật ra vào khu vực hạn chế;
- Thiết lập hệ thống biển báo, chỉ dẫn tại khu vực công cộng của cảng hàng không
và kiểm tra, giám sát an ninh khu vực công cộng của cảng hàng không.
2) Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay, gồm: Kiểm
tra giấy tờ, soi chiếu, giám sát hành khách, hành lý, hàng hóa, thư, bưu phẩm, bưu
kiện, tủ đựng suất ăn, đồ vật phục vụ trên tàu bay và thành viên tổ bay khi vận
chuyển; bảo đảm an ninh hàng không đối với xăng dầu…
3) Bảo đảm an ninh cho tàu bay, gồm: Bảo vệ tàu bay tại sân đỗ, bảo vệ tàu bay đỗ
ngoài sân bay, kiểm tra an ninh tàu bay, bảo vệ buồng lái, bảo đảm an ninh hàng không trong khi bay...
4) Loại trừ khả năng chuyên chở bất hợp pháp vật phẩm nguy hiểm và áp dụng các
biện pháp phòng ngừa khi cho phép chuyên chở các vật phẩm nguy hiểm.
5) Đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động HKDD như tàu
bay bị đe dọa, tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp... Việc đối phó này được quy định
trong phương án khẩn nguy của chương trình an ninh HKDD của người khai thác
cảng hàng không, sân bay, của hãng hàng không và phương án điều hành tàu bay
đang bay bị can thiệp bất hợp pháp của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu.
Câu 14 Nguồn nhân lực hàng không và nhân viên hàng không. Kể tên các
chức danh nhân viên hàng không được qui định ở VN hiện nay
Nhân viên hàng không là những người hoạt động liên quan trực tiếp đến bảo đảm
an toàn hàng không, an ninh hàng không, khai thác tàu bay, vận chuyển hàng
không, hoạt động bay, có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp do Bộ Giao
thông vận tải cấp hoặc công nhận.
Các nhân viên hàng không bao gồm: tổ lái, tiếp viên hàng không, nhân viên bảo
dưỡng tàu bay, nhân viên kỹ thuật tàu bay, nhân viên khai thác tàu bay, nhân viên
bán vé tàu bay, nhân viên khai thác kỹ thuật mặt đất (điều khiển, vận hành trang
thiết bị, phương tiện tại khu bay), kiểm soát viên không lưu, nhân viên thông báo
tin tức hàng không, nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không, nhân
viên khí tượng, điều độ khai thác bay, an ninh hàng không…
Nhân viên hàng không khi thực hiện nhiệm vụ phải mang theo giấy phép, chứng
chỉ chuyên môn phù hợp do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận. Riêng
thành viên tổ lái, tiếp viên hàng không, kiểm soát viên không lưu phải mang theo
giấy chứng nhận đủ điều kiện về sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
Ở nước ta nhân viên hàng không chỉ được cấp giấy phép, chứng chỉ chuyên môn
nếu được đào tạo tại cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ được Bộ Giao thông vận
tải cho phép hoặc công nhận. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về:
Chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không; Chức
danh, tiêu chuẩn và thủ tục cấp, công nhận giấy phép, chứng chỉ chuyên môn của
nhân viên hàng không; Tiêu chuẩn và chương trình đào tạo, huấn luyện của các cơ
sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên hàng không.
Câu 15 Trình bày hiểu biết về hệ thống cơ sở đào tạo nhân lực hàng không tại VN hiện nay
Cơ sở đào tạo nhân viên hàng không ở Việt nam
-Cơ sở đào tạo nhân viên hàng không
Nhân viên hàng không ở Việt nam được đào tạo từ bậc đại học với các chuyên
ngành hàng không (kinh tế hàng không, kỹ sư sân bay, kỹ sư không lưu, kỹ sư máy
bay, điện tử…); bậc trung cấp - công nhân kỹ thuật chuyên ngành (kiểm soát viên
không lưu, thông tin điện tử hàng không, thợ kỹ thuật…) và một số chuyên ngành
có thời gian đào tạo ngắn như tiếp viên hàng không, nhân viên an ninh hàng không,
nhân viên bán vé, giữ chỗ…
Các chuyên ngành hàng không ở bậc đại học trước đây chủ yếu được đào tạo tại
Liên Xô cũ và các nước thuộc khối Đông Âu. Sau năm 1995, một số trường đại
học trong nước như Bách khoa, Giao thông vận tải, Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh đã
tham gia đào tạo ở bậc đại học các chuyên ngành Hàng không, đặc biệt là từ năm
2007, Học viện HKVN đã chính thức đào tạo bậc đại học chuyên sâu về ngành
hàng không. Bậc trung cấp và công nhân kỹ thuật chuyên ngành hàng không được
đào tạo chủ yếu tại Học viện HKVN và một phần được đào tạo tại chỗ ở các doanh
nhiệp trong ngành như Trung tâm huấn luyện bay của Tổng công ty HKVN, Công
ty cổ phần đào tạo bay Việt…
Học viện Hàng không Việt Nam
Học viện Hàng không Việt Nam được thành lập ngày 17/7/2006 theo quyết định số
168/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở Trường hàng không Việt Nam.
Học viện là cơ sở đào tạo công lập trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải đào tạo ở bậc
đại học, cao đẳng và trung cấp nghề. Hiện nay ở bậc đại học và cao đẳng, Học viện
đào tạo với các chuyên ngành như: Quản trị kinh doanh hàng không, quản trị
doanh nghiệp hàng không, quản trị du lịch hàng không, quản trị Cảng hàng không,
kỹ sư máy bay…. Ở bậc trung cấp Học viện đào tạo các nhân viên như kiểm soát
viên không lưu, thông tin điện tử hàng không, thợ kỹ thuật, nhân viên bán vé, giữ
chỗ, nhân viên an ninh hàng không, tiếp viên hàng không… Ngoài ra, Học viện
còn bổ túc nghiệp vụ hàng không cho các đơn vị trong Ngành HKDD.
Học viện HKVN được định hướng phát triển thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu
khoa học có tầm cỡ quốc gia, đào tạo chuyên ngành hàng không ở bậc sau đại học,
đại học và trung cấp nghề, ưu tiên công tác nghiên cứu khoa học làm tiền đề và
động lực phát triển công nghệ hàng không. Trung tâm huấn luyện bay
Trung tâm Huấn luyện Bay (Flight Training Centre -FTC) trực thuộc Tổng công ty
HKVN được thành lập ngày 10/12/1998. Trung tâm có nhiệm vụ huấn luyện nguồn
nhân lực phục vụ khai thác bay (phi công, tiếp viên, nhân viên điều hành khai thác
bay…) và huấn luyện nhân viên khối khai thác mặt đất về an ninh hàng không,
hàng hoá nguy hiểm… cho Tổng công ty HKVN. Hiện nay Trung tâm đã tổ chức
thành công các khóa học bằng lái phi công vận tải Hàng không (ATPL) do giáo
viên của Trung tâm và ngành HKVN kết hợp giảng dạy.
Công ty cổ phần đào tạo bay Việt
Công ty cổ phần đào tạo bay Việt được thành lập năm 2008 với sự góp vốn của các
cổ đông lớn như Tổng công ty HKVN; Tổng công ty bay dịch vụ Việt nam; Học
viện HKVN; Quân chủng phòng không không quân; Trường đào tạo phi công
ESMA cộng hòa Pháp và một số cổ đông khác. Nhiệm vụ của Công ty là đào tạo
phi công Việt nam tiến tới thu hút học viên từ các quốc gia khác. Thông qua việc
liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, Công ty cổ phần đào tạo bay Việt đang
có kế hoạch thành lập trường đào tạo phi công tại Việt nam.
Câu 16 Sơ đồ tổ chức nhà nước về HKDD VN hiện nay Phân tích
Câu 17 Tại sao máy bay thường cất và hạ cánh ngược chiều gió
Câu 18 Khu vực bay chờ trên sân bay là để các máy chờ để cất cánh? Đúng hay sai tại sao?
Câu 19 Các hãng HK nước ngoài bay đến VN phải trình chương trình an ninh
hàng không của họ cho cục HKVN và được cục HKVN chấp thuận. Đúng hay sai? Tại sao
Câu 20 Tại CH, giám đốc CHK là người điều hành tất cả các bộ phận tại
CHK (đại diện QLB, đại diệnCảng vụ, đại diện hàng HK, xăng
dầu,v.v…)Đúng hay sai?Tại sao?