-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi ôn tập lịch sử Đảng (có đáp án) | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Câu hỏi: Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào thời gian nào? Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào ngày 3 tháng 2 năm 1930 tại Cửu Long, thuộc xã Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, trong hội nghị thành lập Đảng của đại biểu đại diện cho ba tổ chức cộng sản (Đảng Cộng sản An Nam, Đảng Cộng sản Đông Dương và Đảng Cộng sản Việt Nam).
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (LSĐ) 20 tài liệu
Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp 1 K tài liệu
Câu hỏi ôn tập lịch sử Đảng (có đáp án) | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Câu hỏi: Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào thời gian nào? Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào ngày 3 tháng 2 năm 1930 tại Cửu Long, thuộc xã Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, trong hội nghị thành lập Đảng của đại biểu đại diện cho ba tổ chức cộng sản (Đảng Cộng sản An Nam, Đảng Cộng sản Đông Dương và Đảng Cộng sản Việt Nam).
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (LSĐ) 20 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Preview text:
lịch sử đảng nhé các e
Câu hỏi 7: Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa Hội nghị Tháng 10/1930 và Luận
cương chính trị Tháng 10.
Hội nghị lần thứ nhất BCH Trung ương lâm thời ĐCS Việt Nam( T10/1930) Hoàn cảnh:
Giữa lúc phong trào cách mạng 1930-1931 đang dâng trào, tại Hương Cảng,
Hội nghị lần thứ nhất BCH Trung ương lầm thời Đảng Cộng Sản Việt Nam họp do
đồng chí Trần Phú chủ trì (T10/1930). Nội dung:
- Đổi tên Đảng Cộng Sản Việt Nam là Đảng Cộng sản Đông Đương: Hội nghị
quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông
Dương, thể hiện rõ quyết tâm của Đảng trong việc lãnh đạo cách mạng giải
phóng dân tộc ở cả ba nước Đông Dương.
- Bầu ra Ban Chấp hành Trung ương do Trần Phú là Tổng bí thư
- Thông qua Luận cương chính trị: Đây là văn kiện chính trị quan trọng nhất
của Hội nghị, do đồng chí Trần Phú chủ trì soạn thảo. Luận cương đã xác
định đúng đắn tình hình cách mạng Việt Nam, chỉ rõ kẻ thù chính của cách
mạng là đế quốc và phong kiến, đồng thời đề ra đường lối chiến lược, sách
lược cách mạng đúng đắn cho giai đoạn mới. Ý nghĩa:
- Xây dựng nền tảng lý luận cho cách mạng Việt Nam: Luận cương chính trị
đã trở thành kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng trong những năm tiếp
theo, giúp Đảng đoàn kết, thống nhất và lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Đánh dấu sự trưởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam: Hội nghị đã chứng
tỏ Đảng ta đã trưởng thành, có khả năng tự lực tự cường, đưa ra những quyết
sách đúng đắn để lãnh đạo cách mạng.
- Khởi đầu cho một giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam: Hội nghị đã mở
ra một giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam với nhiều thắng lợi vang dội,
đặc biệt là cao trào cách mạng 1930-1931.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ nhất có ý nghĩa quan trọng
trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của
Đảng từ một tổ chức tiền thân thành một đảng chính trị theo chủ nghĩa Mác -
Lênin, lãnh đạo cách mạng Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản.
Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 10/1930
Từ ngày 14 đến 31/10/1930, BCH TW họp hội nghị lần thứ nhất tại Hương
Cảng (Trung Quốc), quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương,
bầu đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư của Đảng.
Nội dung Luận cương chính trị: Hội nghị thông qua Luận cương chính trị
của Đảng Cộng sản Đông Dương, bao gồm những nội dung chính sau đây:
- Xác định mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Việt Nam, Lào và
Cao Miên là “một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên thì
địa chủ, phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa”.
- Về phương hướng chiến lược của cách mạng: tính chất của cách mạng Đông
Dương lúc đầu là một cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”, “có tính chất thổ địa và
phản đế”. Sau đó sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng
lên con đường xã hội chủ nghĩa”.
+ Cách mạng Việt Nam trải qua 2 quá trình: Đầu tiên là cuộc cách mạng tư
sản dân quyền với việc giải phóng giai cấp (thổ địa cách mạng) và giải phóng dân
tộc (phản đế). Trong đó trọng tâm là giải phóng giai cấp (thổ địa cách mạng).
+ Sau khi hoàn thành bước thứ nhất, sẽ bỏ qua “thời kỳ tư bản” tiến lên thực hiện cách mạng XHCN.
+ Phương hướng chiến lược của Luận cương chính trị và Cương lĩnh chính trị
đầu tiên về cơ bản là giống nhau. Đều trải qua hai thời kỳ cách mạng, trong đó thời
kỳ thứ nhất cần giải quyết các mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam sau đó thời
kỳ tiếp theo là tiến thẳng lên CNXH, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa.
- Xác định nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền: phải tiến hành
đồng thời hai nhiệm vụ, đánh đổ phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất triệt
để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
Hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ khăng khít với nhau. Luận cương xác định:
“vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền” và là cơ sở để Đảng
giành quyền lãnh đạo dân cày.
- Về lực lượng cách mạng:
+ Giai cấp vô sản và nông dân là hai động chính của cách mạng tư sản dân
quyền, trong đó giai cấp vô sản là động lực chính và mạnh; dân cày là động lực mạnh của cách mạng.
+ “Chỉ có các phần tử lao khổ ở đô thị như những người bán hàng rong, thợ
thủ công nhỏ, trí thức thất nghiệp mới đi theo cách mạng mà thôi”.
- Về lãnh đạo cách mạng: sự lãnh đạo của Đảng là vai trò cốt yếu cho thắng
lợi của cách mạng, phải có đường lối đúng đắn, kỷ luật tập trung, liên hệ mật thiết với quần chúng.
- Về phương pháp cách mạng: phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con
đường “võ trang bạo động”; võ trang bạo động là một nghệ thuật “phải theo khuôn phép nhà binh”.
- Về quan hệ quốc tế: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng
vô sản thế giới, phải đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, trước hết là giai
cấp vô sản Pháp, mật thiết liên lạc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa.
* Ý nghĩa Luận cương chính trị tháng 10/1930: Luận cương đã xác định nhiều
vấn đề cơ bản về chiến lược cách mạng. Luận cương đã không vạch rõ mâu thuẫn
chủ yếu của xã hội Việt Nam thuộc địa, không nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân
tộc, mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất; không đề ra được một
chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế
quốc xâm lược và tay sai.