-
Thông tin
-
Quiz
Câu hỏi ôn tập - Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Tôn Đức Thắng
Các phong trào yêu nước của VN vào Thế Kỉ 19 - đầu Thế Kỉ 20,- Nguyên Nhân - Bài Học - Ý nghĩa của sự Thất bại của các phong trào.- Vào cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20, ở VN nổ ra nhiều phong trào yêu nước, trong đó điển hình là. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐT121) 250 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Câu hỏi ôn tập - Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Tôn Đức Thắng
Các phong trào yêu nước của VN vào Thế Kỉ 19 - đầu Thế Kỉ 20,- Nguyên Nhân - Bài Học - Ý nghĩa của sự Thất bại của các phong trào.- Vào cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20, ở VN nổ ra nhiều phong trào yêu nước, trong đó điển hình là. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐT121) 250 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
1. Năm nội dung cần ghi nhớ ở chương I
a) Các phong trào yêu nước của VN vào Thế Kỉ 19 - đầu Thế Kỉ 20,- Nguyên
Nhân - Bài Học - Ý nghĩa của sự Thất bại của các phong trào.
- Vào cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20, ở VN nổ ra nhiều phong trào yêu nước, trong đó điển hình là:
+ Phong trào Cần Vương (1885 - 1896) của Vua Hàm Nghi.
+ Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) của Hoàng Hoa Thám.
+ Phong trào Đông Du (1905 - 1908) của Phan Bội Châu.
+ Phong trào Duy Tân (1906 - 1908) của Phan Châu Trinh.
+ Khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930) của Nguyễn Thái Học.
- Trong đó, Phong trào của Vua Hàm Nghi và Hoàng Hoa Thám là phong trào
mang khuynh hướng phong kiến trong khi 3 phong trào còn lại mang khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Phong trào yêu nước ở giai đoạn này nổ ra nhiều, song đều thất bại. - Nguyên nhân:
+ thiếu đường lối chính trị đúng đắn: một số phong trào mang
khuynh hướng phong kiến -> chế độ lỗi thời, không phù hợp với lúc bấy giờ,
lợi ích không dành cho người dân mà dành cho người cầm quyền và vua;
một số phong trào khác thì dựa dẫm vào thực dân/ phát xít, chẳng khác gì
“Đưa hổ vào cửa trước, rước báo vào cửa sau”, gây mối đe dọa cho nước nhà.
+ Chưa có tổ chức chính trị đủ mạnh: các phong trào lúc bấy giờ nổ
ra lẻ tẻ, không nhất quán, không được dẫn dắt bởi một tổ chức nào mà đa số là tự phát.
+ Chưa xác định được phương pháp đấu tranh thích hợp: tuy có rất
nhiều biện pháp đấu tranh được đưa ra, song các phương pháp ấy là
phương pháp đấu tranh/ cách mạng không triệt để. -> Ý nghĩa:
- Tuy các phong trào đấu tranh không thành công nhưng thể hiện tinh
thần bất khuất của dân tộc Việt Nam, Tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc.
- Tạo cơ sở xã hội thuận lợi tiếp nhận chủ nghĩa mác, quan điểm cách
mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- đây chính là một trong ba nhân tố dẫn đến sự ra đời của Mác-Xít.
b) Sự chuẩn bị của Nguyễn Ái Quốc về các điều kiện thành lập đảng i.
Nguyễn Ái Quốc đã đi khắp nơi trên thế giới để tìm hiểu, nghiên cứu các
cuộc cách mạng trên thế giới
Pháp (1911) -> Mỹ (1913) -> Anh (1913-1917) -> Liên Xô (1922 - 1924)
-> TQ (1924 - 1930) -> Liên Xô (1931 -1938) -> TQ (1938 - 1941).
ii. Sự chuẩn bị về chính trị
+ Phương hướng của CMVN: đi từ giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, ….
+ Đoàn kết quốc tế: CMVN là một bộ phận của CM thế giới …
+ Lực Lượng cách mạng: Toàn dân, trong đó công nông là gốc cách
mệnh; còn học trò nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ,…
+ Vai trò lãnh đạo của Đảng: Cách mạng giải phóng dân tộc muốn
thắng lợi phải có Đảng Cộng Sản lãnh đạo.
iii. Sự chuẩn bị về tư tưởng
- Ra mắt các bài báo lớn và tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lenin:
+ Báo “Người Cùng Khổ”.
+ Bản Án chế độ Thực Dân Pháp. + Đường Kách Mệnh
- Đào Tạo các Cán bộ để truyền bá tư tưởng, tạo ra phong trào Vô Sản Hóa - 1928.
- 1921 tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc tham gia hội Liên hiệp thuộc địa, sáng lập tờ Le Paria.
- 1922, Nguyễn Ái Quốc lên án, tố cáo bản chất áp bức, bốc lột, nô
dịch của TD.Pháp, xác định Chủ nghĩa Thực dân là kẻ thù chung.
- 1927, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt”.
iv. Sự chuẩn bị về tổ chức
- 11/1924: Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu, TQ để xúc tiến các công việc thành lập Đảng.
- 2/1925: Nguyễn Ái Quốc thành lập nhóm Cộng Sản Đoàn.
- 6/1925: Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên.
- 1925-1927: Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện chính trị.
c) Quá trình hình thành các tổ chức cộng sản và các tổ chức cộng sản lúc bấy giờ
Sự phát triển của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản:
- Giai đoạn từ đầu -> 1918: đa số là các phong trào tự phát.
- Giai đoạn từ 1919 -> 1925: có Đặc trưng và có dần có ý thức giai cấp.
- Giai đoạn từ 1926 -> 1929: phát triển mạnh về số lượng, chất lượng, và quy mô.
- Cuối năm 1929: Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ nhưng
cần có tổ chức thống nhất và lãnh đạo.
=> Xảy ra đấu tranh nội bộ và phân hóa trong tổ chức.
-> có 2 hướng: - Thành lập Đảng - không giải thể Hội.
- Thành Lập Đảng - giải thể Hội.
- Vì sự phân hóa nội bộ nên lúc bấy giờ tồn tại 3 tổ chức cộng sản:
+ Đông Dương Cộng Sản Đảng (6/1929) được tạo ra bởi người Bắc.
+ An Nam Cộng Sản Đảng (8/1929) được tạo ra bởi người trung, nam,
và một số người trung quốc.
- Sự tồn tại của 3 tổ chức Cộng Sản vừa có lợi vừa có hại:
Lợi: thể hiện sự phát triển của cách mạng Việt Nam.
Hại: tồn tại quá nhiều tổ chức gây mâu thuẫn, xung đột.
d) Hội Nghị thành lập Đảng
* Hội nghị thành lập Đảng được diễn ra vào 6/1/1930 - 7/2/1930 tại Hồng Kong*
- Nguyễn Ái Quốc đã hợp nhất các tổ chức cộng sản (lúc đầu chỉ hợp nhất 2
tổ chức Đông Dương Cộng Sản Đảng và An Nam Cộng Sản Đảng. Đến 24/2,
Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn xin gia nhập -> thống nhất thành 1 khối
thống nhất). Lấy ngày 3/2 hằng năm làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng (Hội
Nghị Đảng lần III toàn quốc 9/1960).
- Tại hội nghị thành lập Đảng, đã đưa ra 5 điều:
+ Bỏ qua mọi xung đột, hiềm khích mà hãy hợp tác phát triển.
+ Đặt tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam.
+ Thảo chính cương và điều lệ sơ lược của Đảng.
+ Định kế hoạch thống nhất các tổ chức Đảng trong nước.
+ Cử ban chấp hành trung ương lâm thời.
e) Nội dung cơ bản của Cương Lĩnh Chính Trị đầu tiên
Cương Lĩnh Chính Trị đầu tiên (2-1930) bao gồm: Mục Tiêu, Nhiệm Vụ, Lực
Lượng, Lãnh Đạo, Phương Pháp, và Quan Hệ Quốc Tế.
- xác định được phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc là
phải sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng.
- vai trò lãnh đạo của đảng: Đảng là đội tiên phong, nên phải làm cho dân
chúng tin tưởng và có thể lãnh đạo được dân chúng.
- xác định tinh thần đoàn kết quốc tế: CMVN là bộ phận của cách mạng vô
sản thế giới nên tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của cách dân tộc bị áp bức.
2. Ba điều tâm đắc về sự lãnh đạo của Đảng
Về cuộc cách mạng tháng 8 do Đảng lãnh đạo giành thắng lợi:
+ Đây là cuộc cách mạng có lực lượng cách mạng là toàn dân - toàn
dân đấu tranh cho một mục đích chung là giải phóng dân tộc -> thể hiện tinh thần dân tộc.
+ Đây là cuộc cách mạng thể hiện dân tộc ta thuộc bộ phận của phe
dân chủ chống phát xít - thế lực nguy hiểm nhất lúc bấy giờ
+ Dấu mốc quan trọng cho nhân dân Việt Nam, xóa bỏ chế độ quân
chủ phong kiến, các tầng lớp nhân dân trong xã hội được hưởng quyền tự do, dân
chủ; và sự hình thành của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, chấm dứt chế độ
nô dịch cổ xưa, hình thành chế độ mới cho dân và vì dân.
3. Một điều băng khoăn còn chưa rõ
Các tổ chức cách mạng đã được hình thành nhưng lại cùng lúc tồn tại với nhau và
cùng mâu thuẫn với nhau về nhiều vấn đề. Làm cách nào để Nguyễn Ái Quốc có thể
thống nhất được 3 tổ chức này lại thành một tổ chức Đảng Cộng Sản Việt Nam trong
khi từ đầu 3 tổ chức không thể hợp tác với nhau, vấn đề cốt lõi là Nguyễn Ái Quốc đã làm như thế nào?