Câu hỏi ôn tập - Lịch sử Nhà nước và Pháp Luật | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Câu hỏi ôn tập - Lịch sử Nhà nước và Pháp Luật | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Họ và tên: Phạm Thu Hiền
Mã sinh viên: 23063067
Câu 1: So sánh nhà nước Xpac và Aten
1. Điểm giống nhau
- Nguồn gốc hình thành nhà nước: Có chung nguồn gốc là bộ tộc Đôriêng
- Hình thức chính thể: Cộng hòa
+ Cộng hòa dân chủ chủ nô Aten
+ Cộng hòa quý tộc chủ nô Xpac
Cả hai nhà nước đều hình thức cộng hòa nhưng nhà nước Xpac chưa thể vươn lên hình thức cộng hòa dân
chủ chủ quý tộc trong giai cấp này quyền lực cùng lớn quyền dân chủ, phủ quyết ý kiến hay
thể hiện quyền dân chủ chỉ thuộc về giới quyền lực.
- Chế độ: chủ nô
+ Giai cấp vẫn có sự phân chia rõ ràng giữa giai cấp chủ nô, lãnh chúa và phần còn lại. Quyền dân chủ chỉ thuộc
về giai cấp có quyền lực hay tài chính, các giai cấp còn lại không có tiếng nói trong xã hội.
+ Chủ nô là giai cấp đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng và phát triển của hai nhà nước Aten và Xpac
+ Điều kiện tham gia hội nghị công dân: đều là nam giới, tự do và không giới hạn về số lượng thành viên. Mặc
dù nhà nước Aten được coi là dân chủ hơn nhà nước Xpac nhưng về vấn đề giới tính, coi trọng nam giới hơn nữ
giới trong xã hội, trong lĩnh vực chính trị ở cả hai nước vẫn có biểu hiện rõ rệt.
2. Điểm khác nhau
2.1. Về thời gian hình thành
- Nhà nước Xpac: khoảng thế kỉ VIII TCN
- Nhà nước Aten: khoảng thế kỉ VIII – VI TCN
2.2. Về hình thức nhà nước
- Nhà nước Xpac:
+ Toàn bộ quyền lực nhà nước tập trung vào tầng lớp quý tộc chủ nô
+ Tầng lớp quý tộc chủ chậm phát triển (do ruộng đất thực chất quyền định đoạt của quý tộc thị tộc cũ,
người dân Xpac chỉ là những chủ đất nhỏ, trong 1 thời gian việc mua bán bị cấm).
+ Tầng lớp bình dân không có điều kiện để tham gia một cách thực chất vào đời sống chính trị.
=> Nhà nước Xpac là nhà nước có hình thức chính thể cộng hòa quý tộc chủ nô.
* Nhà nước Aten:
+ Nhà nước được hình thành một cách hòa bình dần dần, từng bước phát triển thông qua các cuộc cải cách
hội.
+ Được xây dựng và hoàn thiện theo hướng xây dựng thể chế đề cao và đảm bảo những quyền lợi kinh tế, chính
trị của những công dân tự do.
+ Tầng lớp chủ nô ra đời rất sớm và phát triển mạnh .
=> Nhà nước Aten là nhà nước có hình thức chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô.
2.3. Về cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước
- Mặc Hội nghị công dân của cả hai thành bang đều được ghi nhậnquan quyền lực nhà nước cao nhất
tuy nhiên vẫn sự khác nhau trong cách thức tổ chức quan này hai nhà nước Xpac Aten (dưới thời
Periclet).
+ Thứ nhất, về thành phần tham gia:
Nhà nước Xpac: Mọi công dân nam từ 30 tuổi.
Nhà nước Aten: Mọi công dân nam từ 18 tuổi trở lên.
+ Thứ hai, về thời gian họp:
Xpac: chỉ được triệu tập khi có sự đồng ý của cả hai vua.
Aten: quy định 10 ngày họp một lần.
=> Có thể nói, hoạt động của hội nghị nhân dân ở Aten là cơ quan hoạt động thường xuyên, liên tục còn ở Xpac
hoạt động của cơ quan này không thường xuyên.
+ Thứ ba, về quyền lực thực tế của hội nghị nhân dân:
nhà nước Xpac: bị hạn chế (công dân không quyền chủ động thảo luận, góp ý, cũng không quyền chủ
động quyết định những vấn đề quan trọng của quốc giachỉ có quyền thụ động biểu quyết những quyết định
của 1 cơ quan khác)
Ở nhà nước Aten: được ghi nhận là cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước (công dân là lực lượng chủ yếu thảo
luận và quyết định những vấn đề lớn của nhà nước...)
2.4. Về Chủ thể đại diện bộ máy nhà nước (Nguyên thủ quốc gia)
Nhà nước Xpac
- Đại diện là 2 vua có quyền lực ngang nhau nhưng không nắm toàn bộ quyền lực, được tuyển chọn từ hàng ngũ
quý tộc chủ nô có danh vọng.
- Thẩm quyền của nhà vua:
+ Là người đứng đầu quân đội.
+ Tăng lữ tối cao: chủ trì nghi lễ tối cao.
+ Là người xét xử tối cao.
=> Quyền lực của vua bị hạn chế nhiều. thời bình, vua chỉ lo việc tế lễ xét xử; thời chiến thì thống lĩnh
quân đội.
Nhà nước Aten:
- Không có vua.
- Người đứng đầu là đại diện của tầng lớp chủ nô công thương-chủ nô mới như: Xôlông, Clixten, Pêriclet.
2.5. Về cơ quan hành pháp
Nhà nước Xpac
Không có sự phân định rõ ràng về cơ quan hành pháp thành lập riêng mà quyền hành pháp thuộc về Hội đồng 5
quan giám sát (Hội đồng trưởng lão). thể thấy, quyền hành của Hội đồng 5 quan giám sát rất lớn, bao trùm
lên các cơ quan khác.
Nhà nước Aten
+ Hội nghị công dân bầu ra Hội đồng 500 người (gọi Bule)- quan hành pháp của Nhà nước. Bule
nhiệm vụ thay mặt nhân dân thực hiện các công việc hành chính của nhà nước trong suốt một năm như: quản
tài chính, giám sát công việc của các nhân viên chính quyền, thảo luận bộ các vấn đề quan trọng trước khi
trình Hội nghị công dân. Ngoài ra Bule còn nhiệm vụ kiểm tra cách công dân cũng như cách các viên
chức trong bộ máy Nhà nước. Hội đồng được chia thành 10 ủy ban Poritani. Mỗi Poritani chức năng
thường trực thay mặt Bule giải quyết các công việc hành chính hàng ngày trong nhiệm kỳ 1/10 năm (khoảng từ
36 đến 39 ngày).
+ Về sau, Hội đồng tướng lĩnh dần trở thành quan hành chính cao nhất của Nhà nước. Hội đồng được Hội
nghị công dân bầu theo hình thức biểu quyết chứ không phải bỏ phiếu kín như việc bầu cử các quan Nhà
nước khác, và hoạt động của Hội đồng 10 tướng lĩnh phải chịu sự giám sát của Hội đồng 500 người.
2.6. Về cơ quan tư pháp
Nhà nước Xpac
- Quyền xét xử thuộc về 2 vua. Tuy nhiên sau này, hội đồng 5 quan giám sát được thành lập, quyền giải
quyết công việc tư pháp của Nhà nước, các giám chế quan được xử một số vụ án hình sự và dân sự.
Nhà nước Aten
- Tòa bồi thẩm 6000 thẩm phán quan xét xử giám sát cao nhất, được bầu ra hàng năm bằng phương
pháp bỏ phiếu ở Hội nghị công dân. Nhà nước Aten không có Viện công tố, mọi người dân có thể phát đơn kiện
– tức là tự khởi tố hoặc là tự bào chữa cho mình. Trong phiên tòa, sau khi đã nghe 2 bên đối chất, tòa họp kín để
quyết định bản án. Bên cạnh đó, để ngăn chặn tình trạng hối lộ, thiếu công minh khi xét xử, nhà nước đã ban
hành rất nhiều luật lệ.
2.7. Về Độ tuổi tham gia Hội nghị công dân
Nhà nước Xpac
- thiết chế dân chủ, tuy nhiên tính chất dân chủ của cũng rất hạn chế phải 3 điều kiện để thành
thành viên tham gia hội nghị công dân: thành viên những công dân tự do, nam giới độ tuổi từ 30 tuổi trở
lên.
Nhà nước Aten
- Theo quy định năm 451 TCN, những công dân được tham gia Hội nghị này phải đáp ứng được các điều kiện:
là công dân tự do Aten, là nam giới, đủ 18 tuổi trở lên, có cả cha lẫn mẹ đều là người Aten.
2.8. Về Quyền lực của Hội nghị công dân
Nhà nước Xpac
Về hình thức, đây quan quyền lực tối cao của Nhà nước nhưng không nắm thực quyền. Hội nghị công
dân không phải cơ quan hoạt động thường xuyên, nó chỉ được triệu tập khi có sự đồng ý của 2 vua và không
quyền quyết định sự trọng đại của đất nước. Trong phiên họp, công dân không quyền thảo luận chỉ
quyền biểu quyết hay phản đối quyết định của hội đồng trưởng lão, qua hình thức đồng ý hay phản đối bằng
những tiếng thét. Đối với những vấn đề quan trọng, những người dự hội nghị xếp hàng thành 2 bên, chỉ có đồng
ý hay không đồng ý và qua đây biết là đâu là đa số, đâu là thiểu số. Như vậy tính dân chủ đã bị hạn chế.
Nhà nước Aten
- Hội nghị công dân có quyền quyết định những vấn đề lớn của Nhà nước:
+ Quyết định vấn đề chiến tranh hòa bình;
+ Xây dựng hay thông qua các đạo luật;
+ Có quyền giám sát các cơ quan nhà nước khác;
+ Bầu các quan chức nhà nước, xét duyệt công việc quan trọng của tòa án, quyền cung cấp lương thực cho
thành phố, có thực quyền rất lớn.
Kết luận
- Dựa trên bộ máy nhà nước thành bang Aten Xpac ta thấy nhà nước thành bang Aten tính dân chủ hơn
nhà nước thành bang Xpac. Điều đó được thể hiện:
+ Bộ máy nhà nước Aten được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực vào hội nghị công dân, nghĩa
dành cho toàn thể công dân Aten quyền dân chủ
+ Hội nghị công dân ở Aten được quyết định mọi chính sách về vấn đề quan trọng của nhà nước.
+ Hội nghị công dân thành lập ra các cơ quan khác: 10 tướng lĩnh, hội đồng 500 người, tòa án bồi thẩm, cơ quan
này chịu sự kiểm sát của công dân.
- Tuy nhiên tính dân chủ của nhà nước Aten vẫn tồn tại những hạn chế nhất định như:
+ Chỉ chấp nhận công dân nam Aten từ 18 tuổi trở lên mới quyền tham gia vào hội nghị công dân, còn phụ
nữ và kiều dân và nô lệ thì không thể có quyền này. Trong khi tỉ lệ kiều dân và nô lệ chiếm một con số khá lớn.
+ Trong các cuộc họp hội nghị công dân, chỉ có một phần nhỏ công dân được tham gia hội họp, chỉ có các cuộc
hội họp bỏ phiếu bằng vỏ sò mới tập trung đông đảo công dân tham gia.
- Ngược lại nhà nước thành bang Xpac, toàn bộ thiết chế đều do tầng lớp quý tộc chủ nắm giữ, thiếu văn
tính dân chủ thực sự. Chỉ có công dân tự do, nam giới, 30 tuổi trở lên mới được tham gia Hội nghị công dân.
Tóm lại
Câu 2: Những điểm mới cơ bản về pháp luật từ thời kỳ đổi mới đến nay
1. Hoạt động xây dựng pháp luật
- Xuất phát từ nhu cầu tất yếu đổi mới kinh tế, mở cửa, hội nhập phát triển, pháp luật cần phải được xây
dựng trên nền tảng, tư duy và phù hợp với những xu hướng hiện đại.
- Giai đoạn này, hoạt động xây dựng luật rất sôi nổi, gia tăng cả số lượng lẫn chất lượng và đạt nhiều thành tựu
vượt bậc tiêu biểu như: BLHS 1985, BLDS 1995, BLTTHS 1988, BLTTDS 2004. Nếu trong suốt hơn 70 năm
thành lập và phát triển, Nhà nước Việt Nam ban hành 380 văn bản luật, thì chỉ tính riêng thời gian từ 1991 đến
nay đã có tới hơn 300 văn bản luật được thông qua.
- Một xu hướng tích cực trong hoạt động xây dựng pháp luật thể hiện ở chỗ, nếu trước đây, pháp lệnh được ban
hành khá phổ biến, thì nay, xây dựng luật thay thế pháp lệnh đã được khẳng định. Từ năm 2011 đến nay mới chỉ
16 pháp lệnh các loại được ban hành, trong khi đó cả giai đoạn từ 2001 đến 2010 có tới 59 pháp lệnh và giai
đoạn từ 1991 đến 2000 có tới 85 pháp lệnh được ban hành. Cùng thời điểm đó, giai đoạn 1991 - 2000 chỉ có 70
văn bản luật, giai đoạn 2000 - 2010 là 154 đạo luật, giai đoạn 2011 - 2016 cũng đã ban hành được 105 đạo luật.
Đây xu thế tiến bộ, phù hợp với định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền, dân chủ Việt Nam đang
hướng tới.
- Trong chặng đường hơn 30 năm ấy, chúng ta đã ba lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp: ban hành Hiến pháp
1992 thay thế Hiến pháp 1980; sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 vào năm 2001 và ban hành Hiến pháp mới năm
2013. Như vậy, trong giai đoạn này, cứ khoảng 10 năm chúng ta lại sửa đổi, bổ sung Hiến pháp một lần. Và mỗi
lần như vậy đánh dấu một giai đoạn mới của sự phát triển hệ thống pháp luật, phù hợp với những tư tưởng chính
trị - pháp lý mới của Hiến pháp đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước trong một giai đoạn cụ thể.
- Xây dựng luật pháp lệnh đã dần được đưa vào quy hoạch, kế hoạch trong chương trình cho từng khoa từng kỳ
họp. Quy trình xây dựng luật được chuẩn hoá, chặt chẽ phân định rõ chức năng, thẩm quyền trong từng giai
đoạn. Công tác xây dựng luật được chi tiết hoá trong luật, từ Luật ban hành văn bản QPPL 1996 đến các Luật
năm 2008 hiện nay Luật Ban hành văn bản QPPL 2015. Các yêu cầu thẩm định, đánh giá tác động pháp
luật, tác động chính sách trở thành yêu cầu bắt buộc trong xây dựng pháp luật.
- slượng ngày càng nhiều chất lượng ngày càng được cải thiện, nhưng thể nói hoạt động xây dựng
luật vẫn còn nhiều hạn chế. Tính hình thức trong đánh giá tác động của pháp luật, xây dựng luật quá cứng nhắc
theo chương trình, chạy theo thành tích, thuật lập pháp dân chủ hóa hoạt động lập pháp còn hạn chế,
xây dựng dự thảo chưa cao, chính sách pháp luật ở một số lĩnh vực còn chưa nhất quán dẫn tới lúng túng trong
xây dựng luật vẫn hiện hữu.
2. Quan niệm pháp luật
- Xây dựng một định nghĩa về hệ thống pháp luật sẽ không snếu như chúng ta chưa sự minh xác
trong định nghĩa hoặc quan niệm về pháp luật. Tuy nhiên, chúng ta có thể dễ thấy rằng, định nghĩa về pháp luật
không đơn thuần vấn đề ngôn ngữ. Quan niệm về pháp luật (và kéo theo đó quan niệm về hệ thống pháp
luật) luôn chủ điểm của các tranh luận triết học phức tạp trong lịch sử loài người. do giản đơn
là, mỗi quan niệm về “pháp luật” đều trực tiếp hoặc gián tiếp phản ánh hoặc gắn với khía cạnh vị thế, quan
điểm, lý do biện minh cho sự tồn tại của các lực lượng xã hội, các nhóm lợi ích nhất định.
- Trong suốt chặng đường hơn 70 năm lịch sử của pháp luật Việt Nam hiện đại, mỗi thời điểm, mỗi chính
quyền lại quan niệm về pháp luật khác nhau. Tuy vậy, kể từ năm 1945 tới nay, quan niệm về pháp luật của nhà
nước ta khá đồng nhất. Về cơ bản, pháp luậtsản phẩm của giai cấp thống trị, thể hiện ý chí của Nhà nước
nhân dân lao động, là công cụ để Nhà nước quản lý, cải tạo và định hướng xã hội.
- Hiện nay, quan niệm về pháp luật như công cụ của nhà nước để quản hội, thể hiện ý chí của giai cấp
thống trị đã không còn phổ biến như trước. Pháp luật cũng không chỉ còn là công cụ của nhà nước để quản lý xã
hội nữa. Cùng với những quy định tiến bộ, nhân quyền trong các văn bản luật gần đây, luật pháp đã dần trở
thành công cụ của người dân để giải quyết các xung đột, công cụ để mưu cầu lợi ích nhân, cộng đồng
doanh nghiệp. VD: Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000; Luật doanh nghiệp tư nhân 1990, Luật đất đai 2024,…
- Ví dụ: vụ án xảy ra tại Đồng Tâm ngày 9/1/2020 là vụ án nghiêm trọng, dư luận trong và ngoài nước quan
tâm, nhiều đối tượng vi phạm pháp luật với hành vi manh động, man, gây bức xúc luận. Vụ án nêu trên
do một nhóm đối tượng lợi dụng danh nghĩa đảng viên lôi kéo, lừa mị người dân tham gia các hoạt động sai
phạm. Nguyên nhân trực tiếp là hoạt động chống đối của một số đối tượng trong cái gọi“Tổ đồng thuận” do
ông Đình Kình đứng đầu thành lập. Tổ chức coi thường pháp luật, lợi dụng khiếu nại, tố cáo, đấu tranh
chống tham nhũng, tâm ham muốn vật chất của một số người dân để tập hợp, lôi kéo những người bất mãn,
tiêu cực, kể cả số nghiện hút ma túy, số có tiền án tiền sự tham gia các hoạt động gây mất an ninh, trật tự tại địa
phương.
Trước hành vi phạm pháp quả tang sự ngoan cố của các đối tượng, sau nhiều lần phát loa tuyên truyền vận
động, lực lượng làm nhiệm vụ triển khai các biện pháp trấn áp, ngăn chặn theo quy định của pháp luật; bắt giữ
triệu tập các đối tượng các hành vi vi phạm pháp luật. quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố
Nội đã ra quyết định khởi tố và đến ngày 5/6/2020 đã kết luận điều tra vụ án “Giết người, chống người thi hành
công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội”.
3. Nguồn pháp luật
- Vấn đề đổi mới quan niệm, nhận thức về nguồn pháp luật đãđang được quan tâm đặc biệt ở Việt Nam trên
cả phương diện luận thực tiễn. Điều này xuất phát từ yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, bảo vệ
quyền con người và hội nhập quốc tế.
- Theo một số nhà luật học nước Nga đương đại, nguồn pháp luật: “là hình thức thể hiện chính thức các quy tắc
bắt buộc chung, được ban hành bởi cơ quan nhà nước…với mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội”
- Theo nhiều nhà luật học Pháp, nguồn pháp luật (hiểu theo pháp lý) đó các phương pháp thiết lập các quy
phạm pháp luật, tức là cách thức và các văn bản thông qua đó các quy phạm này có thể tồn tại về mặt pháp lý…
- Mặc dù còn nhiều quan niệm khác nhau về nguồn pháp luật, tuy nhiên, qua thực tiễn và từ phương diện lý luận
thể hiểu: “Nguồn pháp luật những hình thức chính thức thể hiện các quy tắc bắt buộc chung được nhà
nước thừa nhận giá trị pháp luật để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc trong thực tiễn pháp luật,
những cơ sở được sử dụng trong xây dựng, ban hành pháp luật, cơ sở hình thành nên nội dung pháp luật”.
- Từ sau đổi mới đến nay, quan niệm về nguồn pháp luật tại Việt Nam nhiều sự thay đổi rệt. Trước khi
Hiến pháp 2013 được ban hành và đặc biệt là từ năm 2015, trong hệ thống nguồn pháp luật của Việt Nam không
hề xem án lệ như loại nguồn chính thức. Hiện nay, ngoài văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống nguồn pháp luật
của Việt Nam còn có các thoả thuận mang tính quy phạm, tập quán pháp, án lệ và lẽ công bằng.
=> Như vậy, pháp luật Việt Nam từ sau đổi mới, việc xây dựng nhà nước pháp quyền đã đem đến những nhận
thức mới, bổ sung thêm về nguồn pháp luật (án lệ, tập quán pháp, lẽ công bằng…). Từ đó giúp ta cách nhìn
nhận mới, khách quan về sự thay đổi của nguồn pháp luật. các nguồn luật khác ngoài văn bản quy phạm
pháp luật chưa được áp dụng phổ biến nhưng đối với hệ thống pháp luật Việt Nam, đây sự thay đổi đáng kể,
ghi nhận sự chuyển mình của Pháp luật Việt Nam tiệm cận với thế giới hiện đại.
4. Lĩnh vực pháp luật
- Pháp luật Việt Nam từ thời kỳ đổi mới đến nay sự phát triển đa dạng về các lĩnh vực pháp luật, đặc biệt
pháp luật Việt Nam bước đầu đã có sự phân định luật công và luật tư.
- Pháp luật xã hôin truyền thống có chia thành các ngành luật nhưng lại không phân định thành luật công và luật
tư. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam kể từ sau đổi mới đến nay hệ thống pháp luật đang cập nhật, đổi
mới.
- Có thể khái quát ba giai đoạn, tương ứng với ba cấp độ phát triển, hoàn thiện của hệ thống pháp luật Việt Nam
như sau:
+ Giai đoạn thứ nhất từ 1986 đến 2001: hệ thống pháp luật chuyển đổi;
+ Giai đoạn thứ hai từ 2002 đến 2013: hệ thống pháp luật chuyển đổi và hội nhập.
+ Giai đoạn thứ ba từ 2014 đến nay và tương lai: hệ thống pháp luật hội nhập và kiến tạo phát triển.
+ Đặc biệt thời gian gần đây có thể xếp pháp luật Việt Nam vào hệ thống pháp luật đang chuyển đổi. (Hệ thống
pháp luật chuyển đổi là hệ thống pháp luật giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2013, sau khi sửa đổi, bổ sung Hiến
pháp năm 1992 đến khi ban hành Hiến pháp năm 2013)
- Tính chuyển đổi của pháp luật Việt Nam thể hiện ở chỗ, bên cạnh sự phát triển đa dạng của các lĩnh vực pháp
luật, pháp luật Việt Nam bước đầu đã có sự phân định luật công và luật tư.
+ Pháp luật về dân sự, kinh doanh, thương mại đã được vận hành theo các nguyên tắc riêng như thiện chí, trung
thực, bình đẳng, tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận, được làm những gì pháp luật không cấm, tòa án không có
quyền từ chối thụ lý giải quyết chỉ vì lý do như thiếu luật….
+ Pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, xử lý vi phạm hành chính đã có những nguyên tắc vận hành riêng, đảm bảo
nhân quyền, pháp quyền nhưng vẫn sự can thiệp của quyền lực nhà nước trong các quan hệ pháp luật loại
này.
Kết luận
- Nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển lịch sử pháp luật Việt Nam hiện đại trong hơn 70 năm qua, rất dễ
nhận thấy, chưa bao giờ nền pháp luật Việt Nam lại có những bước tiến dài, mạnh mẽ như giai đoạn từ đổi mới,
đặc biệt khoảng gần một thập kỷ trở lại đây. Nội dung pháp luật giai đoạn này nhiều chuyển biến mạnh
mẽ, tiến bộ vượt bậc, các văn bản pháp luật đã tiếp cận các nguyên tắc, xu hướng, chính sách hình hiện
đại trên thế giới.
- Những điểm mới cơ bản về pháp luật từ thời kỳ đổi mới đến nay có thể kể đến:
+ Hoạt động xây dựng pháp luật: gia tăng số lượng như BLHS 1985, BLDS 1995, Luật HNGĐ 1959, BLTTHS
1988, BLTTDS 2004…
+ Về quan niệm pháp luật: pháp luật không chỉ là công cụ nhà nước quản lý xã hội mà đã dần trở thành công cụ
của người dân để giải quyết các xung đột và mưu cầu lợi ích. VD: Luật kinh doanh, Luật doanh nghiệp,...
+ Về nguồn pháp luật: ngoài văn bản quy phạm pháp luật, nguồn pháp luật còn có các thoả thuận mang tính quy
phạm, tập quán, án lệ, lẽ công bằng.
+ Lĩnh vực pháp luật: bên cạnh sự phát triển đa dạng của các lĩnh vực pháp luật, pháp luật Việt Nam bước đầu
đã có sự phân định luật công và luật tư.
=> Tóm lại, từ sau đổi mới đến nay, đời sống pháp luật Việt Nam đã “chuyển động” một cách tích cực, sống
động và phát triển.
| 1/7

Preview text:

Họ và tên: Phạm Thu Hiền Mã sinh viên: 23063067
Câu 1: So sánh nhà nước Xpac và Aten 1. Điểm giống nhau
- Nguồn gốc hình thành nhà nước: Có chung nguồn gốc là bộ tộc Đôriêng
- Hình thức chính thể: Cộng hòa
+ Cộng hòa dân chủ chủ nô Aten
+ Cộng hòa quý tộc chủ nô Xpac
Cả hai nhà nước đều là hình thức cộng hòa nhưng nhà nước Xpac chưa thể vươn lên hình thức cộng hòa dân
chủ chủ nô là vì quý tộc trong giai cấp này có quyền lực vô cùng lớn và quyền dân chủ, phủ quyết ý kiến hay
thể hiện quyền dân chủ chỉ thuộc về giới quyền lực. - Chế độ: chủ nô
+ Giai cấp vẫn có sự phân chia rõ ràng giữa giai cấp chủ nô, lãnh chúa và phần còn lại. Quyền dân chủ chỉ thuộc
về giai cấp có quyền lực hay tài chính, các giai cấp còn lại không có tiếng nói trong xã hội.
+ Chủ nô là giai cấp đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng và phát triển của hai nhà nước Aten và Xpac
+ Điều kiện tham gia hội nghị công dân: đều là nam giới, tự do và không giới hạn về số lượng thành viên. Mặc
dù nhà nước Aten được coi là dân chủ hơn nhà nước Xpac nhưng về vấn đề giới tính, coi trọng nam giới hơn nữ
giới trong xã hội, trong lĩnh vực chính trị ở cả hai nước vẫn có biểu hiện rõ rệt. 2. Điểm khác nhau
2.1. Về thời gian hình thành
- Nhà nước Xpac: khoảng thế kỉ VIII TCN
- Nhà nước Aten: khoảng thế kỉ VIII – VI TCN
2.2. Về hình thức nhà nước - Nhà nước Xpac:
+ Toàn bộ quyền lực nhà nước tập trung vào tầng lớp quý tộc chủ nô
+ Tầng lớp quý tộc chủ nô chậm phát triển (do ruộng đất thực chất là quyền định đoạt của quý tộc thị tộc cũ,
người dân Xpac chỉ là những chủ đất nhỏ, trong 1 thời gian việc mua bán bị cấm).
+ Tầng lớp bình dân không có điều kiện để tham gia một cách thực chất vào đời sống chính trị.
=> Nhà nước Xpac là nhà nước có hình thức chính thể cộng hòa quý tộc chủ nô. * Nhà nước Aten:
+ Nhà nước được hình thành một cách hòa bình dần dần, từng bước phát triển thông qua các cuộc cải cách xã hội.
+ Được xây dựng và hoàn thiện theo hướng xây dựng thể chế đề cao và đảm bảo những quyền lợi kinh tế, chính
trị của những công dân tự do.
+ Tầng lớp chủ nô ra đời rất sớm và phát triển mạnh .
=> Nhà nước Aten là nhà nước có hình thức chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô.
2.3. Về cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước
- Mặc dù Hội nghị công dân của cả hai thành bang đều được ghi nhận là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
tuy nhiên vẫn có sự khác nhau trong cách thức tổ chức cơ quan này ở hai nhà nước Xpac và Aten (dưới thời Periclet).
+ Thứ nhất, về thành phần tham gia:
Nhà nước Xpac: Mọi công dân nam từ 30 tuổi.
Nhà nước Aten: Mọi công dân nam từ 18 tuổi trở lên.
+ Thứ hai, về thời gian họp:
Xpac: chỉ được triệu tập khi có sự đồng ý của cả hai vua.
Aten: quy định 10 ngày họp một lần.
=> Có thể nói, hoạt động của hội nghị nhân dân ở Aten là cơ quan hoạt động thường xuyên, liên tục còn ở Xpac
hoạt động của cơ quan này không thường xuyên.
+ Thứ ba, về quyền lực thực tế của hội nghị nhân dân:
Ở nhà nước Xpac: bị hạn chế (công dân không có quyền chủ động thảo luận, góp ý, cũng không có quyền chủ
động quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia mà chỉ có quyền thụ động biểu quyết những quyết định của 1 cơ quan khác)
Ở nhà nước Aten: được ghi nhận là cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước (công dân là lực lượng chủ yếu thảo
luận và quyết định những vấn đề lớn của nhà nước...)
2.4. Về Chủ thể đại diện bộ máy nhà nước (Nguyên thủ quốc gia) Nhà nước Xpac
- Đại diện là 2 vua có quyền lực ngang nhau nhưng không nắm toàn bộ quyền lực, được tuyển chọn từ hàng ngũ
quý tộc chủ nô có danh vọng.
- Thẩm quyền của nhà vua:
+ Là người đứng đầu quân đội.
+ Tăng lữ tối cao: chủ trì nghi lễ tối cao.
+ Là người xét xử tối cao.
=> Quyền lực của vua bị hạn chế nhiều. Ở thời bình, vua chỉ lo việc tế lễ và xét xử; thời chiến thì thống lĩnh quân đội. Nhà nước Aten: - Không có vua.
- Người đứng đầu là đại diện của tầng lớp chủ nô công thương-chủ nô mới như: Xôlông, Clixten, Pêriclet.
2.5. Về cơ quan hành pháp Nhà nước Xpac
Không có sự phân định rõ ràng về cơ quan hành pháp thành lập riêng mà quyền hành pháp thuộc về Hội đồng 5
quan giám sát (Hội đồng trưởng lão). Có thể thấy, quyền hành của Hội đồng 5 quan giám sát rất lớn, bao trùm lên các cơ quan khác. Nhà nước Aten
+ Hội nghị công dân bầu ra Hội đồng 500 người (gọi là Bule)- là cơ quan hành pháp của Nhà nước. Bule có
nhiệm vụ thay mặt nhân dân thực hiện các công việc hành chính của nhà nước trong suốt một năm như: quản lý
tài chính, giám sát công việc của các nhân viên chính quyền, thảo luận sơ bộ các vấn đề quan trọng trước khi
trình Hội nghị công dân. Ngoài ra Bule còn có nhiệm vụ kiểm tra tư cách công dân cũng như tư cách các viên
chức trong bộ máy Nhà nước. Hội đồng được chia thành 10 ủy ban – Poritani. Mỗi Poritani có chức năng
thường trực thay mặt Bule giải quyết các công việc hành chính hàng ngày trong nhiệm kỳ 1/10 năm (khoảng từ 36 đến 39 ngày).
+ Về sau, Hội đồng tướng lĩnh dần trở thành cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước. Hội đồng được Hội
nghị công dân bầu theo hình thức biểu quyết chứ không phải là bỏ phiếu kín như việc bầu cử các cơ quan Nhà
nước khác, và hoạt động của Hội đồng 10 tướng lĩnh phải chịu sự giám sát của Hội đồng 500 người.
2.6. Về cơ quan tư pháp
Nhà nước Xpac
- Quyền xét xử thuộc về 2 vua. Tuy nhiên sau này, hội đồng 5 quan giám sát được thành lập, có quyền giải
quyết công việc tư pháp của Nhà nước, các giám chế quan được xử một số vụ án hình sự và dân sự.
Nhà nước Aten
- Tòa bồi thẩm 6000 thẩm phán là cơ quan xét xử và giám sát cao nhất, được bầu ra hàng năm bằng phương
pháp bỏ phiếu ở Hội nghị công dân. Nhà nước Aten không có Viện công tố, mọi người dân có thể phát đơn kiện
– tức là tự khởi tố hoặc là tự bào chữa cho mình. Trong phiên tòa, sau khi đã nghe 2 bên đối chất, tòa họp kín để
quyết định bản án. Bên cạnh đó, để ngăn chặn tình trạng hối lộ, thiếu công minh khi xét xử, nhà nước đã ban
hành rất nhiều luật lệ.
2.7. Về Độ tuổi tham gia Hội nghị công dân
Nhà nước Xpac
- Dù là thiết chế dân chủ, tuy nhiên tính chất dân chủ của nó cũng rất hạn chế vì phải có 3 điều kiện để thành
thành viên tham gia hội nghị công dân: thành viên là những công dân tự do, nam giới và độ tuổi từ 30 tuổi trở lên.
Nhà nước Aten
- Theo quy định năm 451 TCN, những công dân được tham gia Hội nghị này phải đáp ứng được các điều kiện:
là công dân tự do Aten, là nam giới, đủ 18 tuổi trở lên, có cả cha lẫn mẹ đều là người Aten.
2.8. Về Quyền lực của Hội nghị công dân
Nhà nước Xpac
Về hình thức, đây là cơ quan có quyền lực tối cao của Nhà nước nhưng không nắm thực quyền. Hội nghị công
dân không phải cơ quan hoạt động thường xuyên, nó chỉ được triệu tập khi có sự đồng ý của 2 vua và không có
quyền quyết định sự trọng đại của đất nước. Trong phiên họp, công dân không có quyền thảo luận mà chỉ có
quyền biểu quyết hay phản đối quyết định của hội đồng trưởng lão, qua hình thức đồng ý hay phản đối bằng
những tiếng thét. Đối với những vấn đề quan trọng, những người dự hội nghị xếp hàng thành 2 bên, chỉ có đồng
ý hay không đồng ý và qua đây biết là đâu là đa số, đâu là thiểu số. Như vậy tính dân chủ đã bị hạn chế.
Nhà nước Aten
- Hội nghị công dân có quyền quyết định những vấn đề lớn của Nhà nước:
+ Quyết định vấn đề chiến tranh hòa bình;
+ Xây dựng hay thông qua các đạo luật;
+ Có quyền giám sát các cơ quan nhà nước khác;
+ Bầu các quan chức nhà nước, xét duyệt công việc quan trọng của tòa án, có quyền cung cấp lương thực cho
thành phố, có thực quyền rất lớn. Kết luận
- Dựa trên bộ máy nhà nước thành bang Aten và Xpac ta thấy nhà nước thành bang Aten có tính dân chủ hơn
nhà nước thành bang Xpac. Điều đó được thể hiện:
+ Bộ máy nhà nước Aten được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực vào hội nghị công dân, nghĩa là
dành cho toàn thể công dân Aten quyền dân chủ
+ Hội nghị công dân ở Aten được quyết định mọi chính sách về vấn đề quan trọng của nhà nước.
+ Hội nghị công dân thành lập ra các cơ quan khác: 10 tướng lĩnh, hội đồng 500 người, tòa án bồi thẩm, cơ quan
này chịu sự kiểm sát của công dân.
- Tuy nhiên tính dân chủ của nhà nước Aten vẫn tồn tại những hạn chế nhất định như:
+ Chỉ chấp nhận công dân nam Aten từ 18 tuổi trở lên mới có quyền tham gia vào hội nghị công dân, còn phụ
nữ và kiều dân và nô lệ thì không thể có quyền này. Trong khi tỉ lệ kiều dân và nô lệ chiếm một con số khá lớn.
+ Trong các cuộc họp hội nghị công dân, chỉ có một phần nhỏ công dân được tham gia hội họp, chỉ có các cuộc
hội họp bỏ phiếu bằng vỏ sò mới tập trung đông đảo công dân tham gia.
- Ngược lại ở nhà nước thành bang Xpac, toàn bộ thiết chế đều do tầng lớp quý tộc chủ nô nắm giữ, thiếu văn
tính dân chủ thực sự. Chỉ có công dân tự do, nam giới, 30 tuổi trở lên mới được tham gia Hội nghị công dân. Tóm lại
Câu 2: Những điểm mới cơ bản về pháp luật từ thời kỳ đổi mới đến nay
1. Hoạt động xây dựng pháp luật

- Xuất phát từ nhu cầu tất yếu đổi mới kinh tế, mở cửa, hội nhập và phát triển, pháp luật cần phải được xây
dựng trên nền tảng, tư duy và phù hợp với những xu hướng hiện đại.
- Giai đoạn này, hoạt động xây dựng luật rất sôi nổi, gia tăng cả số lượng lẫn chất lượng và đạt nhiều thành tựu
vượt bậc tiêu biểu như: BLHS 1985, BLDS 1995, BLTTHS 1988, BLTTDS 2004. Nếu trong suốt hơn 70 năm
thành lập và phát triển, Nhà nước Việt Nam ban hành 380 văn bản luật, thì chỉ tính riêng thời gian từ 1991 đến
nay đã có tới hơn 300 văn bản luật được thông qua.
- Một xu hướng tích cực trong hoạt động xây dựng pháp luật thể hiện ở chỗ, nếu trước đây, pháp lệnh được ban
hành khá phổ biến, thì nay, xây dựng luật thay thế pháp lệnh đã được khẳng định. Từ năm 2011 đến nay mới chỉ
có 16 pháp lệnh các loại được ban hành, trong khi đó cả giai đoạn từ 2001 đến 2010 có tới 59 pháp lệnh và giai
đoạn từ 1991 đến 2000 có tới 85 pháp lệnh được ban hành. Cùng thời điểm đó, giai đoạn 1991 - 2000 chỉ có 70
văn bản luật, giai đoạn 2000 - 2010 là 154 đạo luật, giai đoạn 2011 - 2016 cũng đã ban hành được 105 đạo luật.
Đây là xu thế tiến bộ, phù hợp với định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền, dân chủ mà Việt Nam đang hướng tới.
- Trong chặng đường hơn 30 năm ấy, chúng ta đã có ba lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp: ban hành Hiến pháp
1992 thay thế Hiến pháp 1980; sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 vào năm 2001 và ban hành Hiến pháp mới năm
2013. Như vậy, trong giai đoạn này, cứ khoảng 10 năm chúng ta lại sửa đổi, bổ sung Hiến pháp một lần. Và mỗi
lần như vậy đánh dấu một giai đoạn mới của sự phát triển hệ thống pháp luật, phù hợp với những tư tưởng chính
trị - pháp lý mới của Hiến pháp đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước trong một giai đoạn cụ thể.
- Xây dựng luật pháp lệnh đã dần được đưa vào quy hoạch, kế hoạch trong chương trình cho từng khoa từng kỳ
họp. Quy trình xây dựng luật được chuẩn hoá, chặt chẽ và phân định rõ chức năng, thẩm quyền trong từng giai
đoạn. Công tác xây dựng luật được chi tiết hoá trong luật, từ Luật ban hành văn bản QPPL 1996 đến các Luật
năm 2008 và hiện nay là Luật Ban hành văn bản QPPL 2015. Các yêu cầu thẩm định, đánh giá tác động pháp
luật, tác động chính sách trở thành yêu cầu bắt buộc trong xây dựng pháp luật.
- Dù số lượng ngày càng nhiều và chất lượng ngày càng được cải thiện, nhưng có thể nói hoạt động xây dựng
luật vẫn còn nhiều hạn chế. Tính hình thức trong đánh giá tác động của pháp luật, xây dựng luật quá cứng nhắc
theo chương trình, chạy theo thành tích, kĩ thuật lập pháp và dân chủ hóa hoạt động lập pháp còn có hạn chế,
xây dựng dự thảo chưa cao, chính sách pháp luật ở một số lĩnh vực còn chưa nhất quán dẫn tới lúng túng trong
xây dựng luật vẫn hiện hữu.
2. Quan niệm pháp luật
- Xây dựng một định nghĩa về hệ thống pháp luật sẽ không có cơ sở nếu như chúng ta chưa có sự minh xác
trong định nghĩa hoặc quan niệm về pháp luật. Tuy nhiên, chúng ta có thể dễ thấy rằng, định nghĩa về pháp luật
không đơn thuần là vấn đề ngôn ngữ. Quan niệm về pháp luật (và kéo theo đó là quan niệm về hệ thống pháp
luật) luôn là chủ điểm của các tranh luận triết học phức tạp trong lịch sử loài người. Lý do giản đơn
là, mỗi quan niệm về “pháp luật” đều trực tiếp hoặc gián tiếp phản ánh hoặc gắn với khía cạnh vị thế, quan
điểm, lý do biện minh cho sự tồn tại của các lực lượng xã hội, các nhóm lợi ích nhất định.
- Trong suốt chặng đường hơn 70 năm lịch sử của pháp luật Việt Nam hiện đại, ở mỗi thời điểm, mỗi chính
quyền lại quan niệm về pháp luật khác nhau. Tuy vậy, kể từ năm 1945 tới nay, quan niệm về pháp luật của nhà
nước ta khá đồng nhất. Về cơ bản, pháp luật là sản phẩm của giai cấp thống trị, thể hiện ý chí của Nhà nước và
nhân dân lao động, là công cụ để Nhà nước quản lý, cải tạo và định hướng xã hội.
- Hiện nay, quan niệm về pháp luật như là công cụ của nhà nước để quản lý xã hội, thể hiện ý chí của giai cấp
thống trị đã không còn phổ biến như trước. Pháp luật cũng không chỉ còn là công cụ của nhà nước để quản lý xã
hội nữa. Cùng với những quy định tiến bộ, nhân quyền trong các văn bản luật gần đây, luật pháp đã dần trở
thành công cụ của người dân để giải quyết các xung đột, công cụ để mưu cầu lợi ích cá nhân, cộng đồng và
doanh nghiệp. VD: Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000; Luật doanh nghiệp tư nhân 1990, Luật đất đai 2024,…
- Ví dụ: vụ án xảy ra tại xã Đồng Tâm ngày 9/1/2020 là vụ án nghiêm trọng, dư luận trong và ngoài nước quan
tâm, nhiều đối tượng vi phạm pháp luật với hành vi manh động, dã man, gây bức xúc dư luận. Vụ án nêu trên
do một nhóm đối tượng lợi dụng danh nghĩa đảng viên lôi kéo, lừa mị người dân tham gia các hoạt động sai
phạm. Nguyên nhân trực tiếp là hoạt động chống đối của một số đối tượng trong cái gọi là “Tổ đồng thuận” do
ông Lê Đình Kình đứng đầu thành lập. Tổ chức coi thường pháp luật, lợi dụng khiếu nại, tố cáo, đấu tranh
chống tham nhũng, tâm lý ham muốn vật chất của một số người dân để tập hợp, lôi kéo những người bất mãn,
tiêu cực, kể cả số nghiện hút ma túy, số có tiền án tiền sự tham gia các hoạt động gây mất an ninh, trật tự tại địa phương.
Trước hành vi phạm pháp quả tang và sự ngoan cố của các đối tượng, sau nhiều lần phát loa tuyên truyền vận
động, lực lượng làm nhiệm vụ triển khai các biện pháp trấn áp, ngăn chặn theo quy định của pháp luật; bắt giữ
và triệu tập các đối tượng có các hành vi vi phạm pháp luật. Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà
Nội đã ra quyết định khởi tố và đến ngày 5/6/2020 đã kết luận điều tra vụ án “Giết người, chống người thi hành
công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội”.
3. Nguồn pháp luật
- Vấn đề đổi mới quan niệm, nhận thức về nguồn pháp luật đã và đang được quan tâm đặc biệt ở Việt Nam trên
cả phương diện lý luận và thực tiễn. Điều này xuất phát từ yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, bảo vệ
quyền con người và hội nhập quốc tế.
- Theo một số nhà luật học nước Nga đương đại, nguồn pháp luật: “là hình thức thể hiện chính thức các quy tắc
bắt buộc chung, được ban hành bởi cơ quan nhà nước…với mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội”
- Theo nhiều nhà luật học Pháp, nguồn pháp luật (hiểu theo pháp lý) đó là các phương pháp thiết lập các quy
phạm pháp luật, tức là cách thức và các văn bản thông qua đó các quy phạm này có thể tồn tại về mặt pháp lý…
- Mặc dù còn nhiều quan niệm khác nhau về nguồn pháp luật, tuy nhiên, qua thực tiễn và từ phương diện lý luận
có thể hiểu: “Nguồn pháp luật là những hình thức chính thức thể hiện các quy tắc bắt buộc chung được nhà
nước thừa nhận có giá trị pháp luật để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc trong thực tiễn pháp luật, là
những cơ sở được sử dụng trong xây dựng, ban hành pháp luật, cơ sở hình thành nên nội dung pháp luật”.
- Từ sau đổi mới đến nay, quan niệm về nguồn pháp luật tại Việt Nam có nhiều sự thay đổi rõ rệt. Trước khi
Hiến pháp 2013 được ban hành và đặc biệt là từ năm 2015, trong hệ thống nguồn pháp luật của Việt Nam không
hề xem án lệ như loại nguồn chính thức. Hiện nay, ngoài văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống nguồn pháp luật
của Việt Nam còn có các thoả thuận mang tính quy phạm, tập quán pháp, án lệ và lẽ công bằng.
=> Như vậy, pháp luật Việt Nam từ sau đổi mới, việc xây dựng nhà nước pháp quyền đã đem đến những nhận
thức mới, bổ sung thêm về nguồn pháp luật (án lệ, tập quán pháp, lẽ công bằng…). Từ đó giúp ta có cách nhìn
nhận mới, khách quan về sự thay đổi của nguồn pháp luật. Dù các nguồn luật khác ngoài văn bản quy phạm
pháp luật chưa được áp dụng phổ biến nhưng đối với hệ thống pháp luật Việt Nam, đây là sự thay đổi đáng kể,
ghi nhận sự chuyển mình của Pháp luật Việt Nam tiệm cận với thế giới hiện đại.
4. Lĩnh vực pháp luật
- Pháp luật Việt Nam từ thời kỳ đổi mới đến nay có sự phát triển đa dạng về các lĩnh vực pháp luật, đặc biệt
pháp luật Việt Nam bước đầu đã có sự phân định luật công và luật tư.
- Pháp luật xã hôin truyền thống có chia thành các ngành luật nhưng lại không phân định thành luật công và luật
tư. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam kể từ sau đổi mới đến nay là hệ thống pháp luật đang cập nhật, đổi mới.
- Có thể khái quát ba giai đoạn, tương ứng với ba cấp độ phát triển, hoàn thiện của hệ thống pháp luật Việt Nam như sau:
+ Giai đoạn thứ nhất từ 1986 đến 2001: hệ thống pháp luật chuyển đổi;
+ Giai đoạn thứ hai từ 2002 đến 2013: hệ thống pháp luật chuyển đổi và hội nhập.
+ Giai đoạn thứ ba từ 2014 đến nay và tương lai: hệ thống pháp luật hội nhập và kiến tạo phát triển.
+ Đặc biệt thời gian gần đây có thể xếp pháp luật Việt Nam vào hệ thống pháp luật đang chuyển đổi. (Hệ thống
pháp luật chuyển đổi là hệ thống pháp luật giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2013, sau khi sửa đổi, bổ sung Hiến
pháp năm 1992 đến khi ban hành Hiến pháp năm 2013)
- Tính chuyển đổi của pháp luật Việt Nam thể hiện ở chỗ, bên cạnh sự phát triển đa dạng của các lĩnh vực pháp
luật, pháp luật Việt Nam bước đầu đã có sự phân định luật công và luật tư.
+ Pháp luật về dân sự, kinh doanh, thương mại đã được vận hành theo các nguyên tắc riêng như thiện chí, trung
thực, bình đẳng, tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận, được làm những gì pháp luật không cấm, tòa án không có
quyền từ chối thụ lý giải quyết chỉ vì lý do như thiếu luật….
+ Pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, xử lý vi phạm hành chính đã có những nguyên tắc vận hành riêng, đảm bảo
nhân quyền, pháp quyền nhưng vẫn có sự can thiệp của quyền lực nhà nước trong các quan hệ pháp luật loại này. Kết luận
- Nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển lịch sử pháp luật Việt Nam hiện đại trong hơn 70 năm qua, rất dễ
nhận thấy, chưa bao giờ nền pháp luật Việt Nam lại có những bước tiến dài, mạnh mẽ như giai đoạn từ đổi mới,
đặc biệt là khoảng gần một thập kỷ trở lại đây. Nội dung pháp luật giai đoạn này có nhiều chuyển biến mạnh
mẽ, tiến bộ vượt bậc, các văn bản pháp luật đã tiếp cận các nguyên tắc, xu hướng, chính sách và mô hình hiện đại trên thế giới.
- Những điểm mới cơ bản về pháp luật từ thời kỳ đổi mới đến nay có thể kể đến:
+ Hoạt động xây dựng pháp luật: gia tăng số lượng như BLHS 1985, BLDS 1995, Luật HNGĐ 1959, BLTTHS 1988, BLTTDS 2004…
+ Về quan niệm pháp luật: pháp luật không chỉ là công cụ nhà nước quản lý xã hội mà đã dần trở thành công cụ
của người dân để giải quyết các xung đột và mưu cầu lợi ích. VD: Luật kinh doanh, Luật doanh nghiệp,...
+ Về nguồn pháp luật: ngoài văn bản quy phạm pháp luật, nguồn pháp luật còn có các thoả thuận mang tính quy
phạm, tập quán, án lệ, lẽ công bằng.
+ Lĩnh vực pháp luật: bên cạnh sự phát triển đa dạng của các lĩnh vực pháp luật, pháp luật Việt Nam bước đầu
đã có sự phân định luật công và luật tư.
=> Tóm lại, từ sau đổi mới đến nay, đời sống pháp luật Việt Nam đã “chuyển động” một cách tích cực, sống động và phát triển.