-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi ôn tập - Luật kinh tế | Trường đại học Lao động - Xã hội
Câu hỏi ôn tập - Luật kinh tế | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật kinh tế 51 tài liệu
Đại học Lao động - Xã hội 592 tài liệu
Câu hỏi ôn tập - Luật kinh tế | Trường đại học Lao động - Xã hội
Câu hỏi ôn tập - Luật kinh tế | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật kinh tế 51 tài liệu
Trường: Đại học Lao động - Xã hội 592 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Lao động - Xã hội
Preview text:
I. Chọn phương án đúng nhất
Câu 1: Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài có thời hạn A. 3 năm B. 4 năm C. 2 năm D. không quá 2 năm.
Câu 2: Lao động là người nước ngoài phải đạt độ tuổi từ A. 15 đến dưới 18 tuổi B. Đủ 18 tuổi C. 14 tuổi D. 16 tuổi.
Câu 3: Giấy phép lao động của lao động nước ngoài vào làm việc tại
Việt Nam có thể được gia hạn A. Tối thiểu 2 năm B. Tối thiểu 3 năm
C. Tối đa không quá 2 năm
D. Tối đa không quá 4 năm.
Câu 4: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho lao động
nước ngoài làm việc tại Việt Nam A. Bộ tài chính B. Bộ công thương
C. Bộ kế hoạch đầu tư
D. Bộ Lao động thương binh và xã hội.
Câu 5: Các trường hợp được cấp lại giấy phép A. Giấy phép bị mất B. Giấy phép bị hỏng C. Thay đổi họ tên
D. Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.
Câu 6: Giấy phép lao động được gia hạn
A. 2 lần tối đa không quá 2 năm
B. 3 lần tối đa không quá 3 năm
C. 4 lần tối đa không quá 4 năm
D. 1 lần tối đa không quá 2 năm
Câu 7: Đối tượng lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là
A. Chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn
có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên
B. A. Chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu
hạn có giá trị góp vốn từ 4 tỷ đồng trở lên
C. A. Chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu
hạn có giá trị góp vốn từ 5 tỷ đồng trở lên
D. A. Chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu
hạn có giá trị góp vốn từ 2 tỷ đồng trở lên.
Câu 8: Người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác
định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công
việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình
với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh) nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc trước A. 30 ngày B. Ít nhất 30 ngày C. Ít nhất 15 ngày
D. Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài
Câu 9: Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là
A. nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của
một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ
Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương
mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng
trước đó ít nhất 12 tháng liên tục.
B. nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của
một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ
Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương
mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng
trước đó ít nhất 24 tháng liên tục.
C. nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của
một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ
Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương
mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng
trước đó ít nhất 06 tháng liên tục.
D. nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của
một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ
Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương
mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng
trước đó ít nhất 26 tháng liên tục.
Câu 10: Người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức chào bán
dịch vụ là người lao động nước ngoài
A. Sống tại Việt Nam và không nhận thù lao từ bất cứ nguồn nào tại Việt
Nam, tham gia vào các hoạt động liên quan đến việc đại diện cho một nhà cung
cấp dịch vụ để đàm phán tiêu thụ dịch vụ của nhà cung cấp đó, với điều kiện
không được bán trực tiếp dịch vụ đó cho công chúng và không trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ.
B. Không sống tại Việt Nam và không nhận thù lao từ bất cứ nguồn nào
tại Việt Nam, tham gia vào các hoạt động liên quan đến việc đại diện cho một
nhà cung cấp dịch vụ để đàm phán tiêu thụ dịch vụ của nhà cung cấp đó, với
điều kiện không được bán trực tiếp dịch vụ đó cho công chúng và không trực
tiếp tham gia cung cấp dịch vụ.
C. Không sống tại Việt Nam và nhận thù lao từ bất cứ nguồn nào tại Việt
Nam, tham gia vào các hoạt động liên quan đến việc đại diện cho một nhà cung
cấp dịch vụ để đàm phán tiêu thụ dịch vụ của nhà cung cấp đó, với điều kiện
không được bán trực tiếp dịch vụ đó cho công chúng và không trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ.
D. Không sống tại Việt Nam và không nhận thù lao từ bất cứ nguồn nào
tại quốc gia người đó mang quốc tịch, tham gia vào các hoạt động liên quan đến
việc đại diện cho một nhà cung cấp dịch vụ để đàm phán tiêu thụ dịch vụ của
nhà cung cấp đó, với điều kiện không được bán trực tiếp dịch vụ đó cho công
chúng và không trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ.
II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai có giải thích
Câu 1: Lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải đạt từ đủ 15
tuổi trở lên, có năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động. Khẳng định trên là sai
Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 151 Bộ luật lao động 2019 quy định
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch
nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Câu 2. Thời hạn hợp đồng lao động của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không quá 3 năm Khẳng định trên là sai
Theo Khoản 2, Điều 151 Bộ luật lao động 2019 quy định
Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm
việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi
sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa
thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Theo Điều 10 Nghị định Số: 152/2020/NĐ-CP
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong
các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:
Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
Câu 3. Mọi trường hợp người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt
Nam đều phải có giấy phép lao động
Khẳng định trên là đúng
Theo điểm d, khoản 1, điều 151 Bộ luật lao động 2019 quy định
Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.
Câu 4. Lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam chỉ cần tuân thủ
các quy định của pháp luật Việt Nam
Khẳng định trên là đúng
Theo khoản 3, điều 151 Bộ luật lao động 2019 quy định
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp
luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều
ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác
Câu 5. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho người lao
động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam là Bộ Lao động thương binh và xã hội
Khẳng định trên là đúng
Theo khoản 2, điều 4 Nghị Định Số: 152/2020/NĐ-CP
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có
văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc sử dụng người lao động
nước ngoài đối với từng vị trí công việc theo Mẫu số 03/PLI Phụ lục I ban hành
kèm theo Nghị định này trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Theo quy định trên thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội là các cơ quan có thẩm quyền ra văn bản
chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài
đối với từng vị trí công việc mà người sử dụng lao động đã báo cáo.
Câu 6. Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài chỉ hết hạn khi
hợp đồng lao động hết hạn. Khẳng định trên là Sai
Theo Điều 156 Bộ luật lao động 2019 quy định
Ngoài trường hợp lao động nước ngoài hết hạn khi hợp đồng lao động hết
hạn thì trong Điều 156 có thêm các trường hợp Chấm dứt hợp đồng lao động.
Câu 7. Người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam không cần giấy phép
khi kết hôn với người Việt Nam
Khẳng định trên là Đúng
Theo khoản 8, điều 156 Bộ luật lao động 2019 quy định Người lao động
nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam
Câu 8. Tình nguyện là một trong những công việc bị cấm khi người lao
động người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam Khẳng định trên là sai
Theo điểm g, khoản 1 điểu 2 Nghị Định Số: 152/2020/NĐ-CP Lao động
là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao
động nước ngoài) theo các hình thức sau đây: Tình nguyện viên
Câu 9. Tổ chức nước ngoài được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam
chỉ duy nhất là Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài. Khẳng định trên là sai
Theo khoản 3 điều 2 Nghị Định Số: 152/2020/NĐ-CP Ngoài các cơ quan
đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài còn có các cơ quan Văn phòng
thường trú cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình nước ngoài.
Câu 10. Khi sử dụng lao động là người nước ngoài, người sử dụng lao
động Việt Nam phải xác định nhu cầu sử dụng lao động và phải được sự đồng ý
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khẳng định trên là đúng
Căn cứ theo điều 4 Nghị Định Số: 152/2020/NĐ-CP
1. Xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
a) Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước
ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu
sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao
động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi người lao động nước
ngoài dự kiến làm việc theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động
nước ngoài thì người sử dụng lao động phải báo cáo Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I
ban hành kèm theo Nghị định này trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử
dụng người lao động nước ngoài.
b) Trường hợp người lao động nước ngoài quy định tại các khoản 3, 4 và
5 Điều 154 của Bộ luật Lao động và các khoản 1, 2, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Điều
7 Nghị định này thì người sử dụng lao động không phải thực hiện xác định nhu
cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc sử dụng người lao động
nước ngoài đối với từng vị trí công việc theo Mẫu số 03/PLI Phụ lục I ban hành
kèm theo Nghị định này trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Câu 11. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan duy nhất có
thẩm quyền xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Đúng vì theo Điều 151 Bộ luật lao động 2019 Bộ Thương binh và xã hội
cơ quan duy nhất có thẩm quyền xác nhận người lao động nước ngoài không
thuộc diện cấp giấy phép lao động
Câu 12. Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài vào làm việc
tại Việt Nam sẽ không được cấp trong trường hợp bị mất mà đã hết thời hạn.
Đúng vì theo Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP các trường hợp được
cấp lại giấy phép lao động là khi giấy phép lao động còn thời hạn nhưng bị mất.
Câu 13. Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài sẽ được gia
hạn trong trường hợp giấy phép đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.
Đúng vì theo Điều 16 Nghị định 152/2020/NĐ-CP giấy phép lao động sẽ
gia hạn trong trường hợp giấy phép đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.
Câu 14. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ bị trục
xuất khi có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người
nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.
Đúng vì theo Khoản 6 Điều 156 Bộ luật lao động 2019 lao động là người
nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ bị trục xuất khi có văn bản thông báo của
phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.
Câu 15. Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam
không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an
toàn xã hội thì sẽ bị thu hồi giấy phép lao động
Đúng vì theo Khoản 1 Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP Người lao
động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng
pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì sẽ bị
thu hồi giấy phép lao động
Câu 16. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở
nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại
Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam không cần phải có giấy phép lao động.
Đúng vì theo Điều 7 Nghị Định 152/2020/NĐ-CP Học sinh, sinh viên
đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập
trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự
trên tàu biển Việt Nam không cần phải có giấy phép lao động.
Câu 17. Lao động nước ngoài là chuyên gia vào làm việc tại Việt Nam
nếu có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí
công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
Đúng vì theo Điều 3 Khoản 3 Nghị Định 152/2020/NĐ-CP Lao động
nước ngoài là chuyên gia vào làm việc tại Việt Nam nếu có ít nhất 5 năm kinh
nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao
động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
Câu 18. Người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức chào bán
dịch vụ là người lao động nước ngoài sống tại Việt Nam và không nhận thù lao
từ bất cứ nguồn nào tại Việt Nam, tham gia vào các hoạt động liên quan đến
việc đại diện cho một nhà cung cấp dịch vụ để đàm phán tiêu thụ dịch vụ của
nhà cung cấp đó, với điều kiện không được bán trực tiếp dịch vụ đó cho công
chúng và không trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ.
Câu 19. Trong mọi trường hợp người sử dụng lao động sử dụng lao động
nước ngoài không có giấy phép lao động sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Đúng vì theo Bộ luật lao động 2019 trong mọi trường hợp người sử dụng
lao động sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép lao động sẽ bị xử lý
theo quy định của pháp luật.
Câu 20. Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam nếu không
có giấy phép lao động sẽ bi trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh,
xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
Đúng vì theo Khoản 2 điều 153 Bộ luật lao động 2019 người lao động
nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam nếu không có giấy phép lao động sẽ bi
trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư
trú của người nước ngoài tại Việt Nam
III. Câu hỏi bài tập tình huống Câu 1:
Những chủ thể nào sau đây khi vào làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải
có giấy phép lao động và không thuộc diện cấp giấy phép lao động? Vì sao?
1. Ông MR quốc tịch Mỹ, 30 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
sang Việt Nam làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Ông MR thuộc diện phải có giấy phép lao động. Bởi vì theo Điều 151 Bộ luật
Lao động năm 2019, giấy phép lao động là một trong những điều kiện bắt buộc
đối với hầu hết người lao động nước ngoài khi vào làm việc hợp pháp tại Việt
Nam và ông MR không thuộc diện miễn giấy cấp phép lao động theo điều 154 Bộ luật lao động 2019.
2. Bà Marry quốc tịch Anh sang Việt Nam chào bán dịch vụ với thời hạn 02 tháng.
Bà Marry không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Bởi vì theo Điều 154 Bộ
luật lao động 2019 thì người lao động nước ngoài vào Việt Nam với thời hạn
dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ sẽ không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
3. Ông Tony quốc tịch Pháp sang Việt Nam làm phiên dịch.
Ông Tony thuộc diện phải có giấy phép lao động. Bởi vì theo Điều 151 Bộ luật
Lao động năm 2019, giấy phép lao động là một trong những điều kiện bắt buộc
đối với hầu hết người lao động nước ngoài khi vào làm việc hợp pháp tại Việt
Nam và ông Tony không thuộc diện miễn giấy cấp phép lao động theo điều 154 Bộ luật lao động 2019. Câu 2:
Những trường hợp nào sau đây giấy phép lao động hết hiệu lực? Vì sao?
1. Bà Doris sang Việt Nam làm việc với công việc là chào bán dịch vụ từ
tháng 1/2019. Tháng 1/2022 bà hoàn thành công việc.
2. Tháng 3/2021 bà Dulcie (quốc tịch Pháp) sang Việt Nam thực hiện
công việc là tình nguyện viên của dự án “Bình đẳng giới”. Tháng
2/2022 có văn bản thông báo từ nước Pháp thôi cử bà Dulcie thực hiện
tình nguyện viên tại Việt Nam.
Trường hợp 2 là trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực, vì:
Căn cứ điều 156 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các trường hợp giấy phép
lao động hết hiệu lực, trong đó theo khoản 6: Có văn bản thông báo của phía
nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tháng
2/2022 có văn bản thông báo từ nước Pháp thôi cử bà Dulcie thực hiện tình
nguyện viên tại Việt Nam.
Vậy trường hợp 2 là trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực. Câu 3:
Ông Henry làm việc tại Việt Nam (thời hạn 02 năm), giấy phép lao động
được cấp từ 01/12/2020. Trong chuyến công tác tại Nha Trang, ông đánh rơi ví
mất hết các giấy tờ trong đó có giấy phép lao động. Theo anh chị
1. Ông Henry có được cấp lại giấy phép lao động không? Vì sao?
Ông Henry được cấp lại giấy phép lao động. Bởi vì:
Theo Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp cấp lại
giấy phép lao động với người lao động nước ngoài tại Việt Nam như sau:
“1. Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.
2. Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.
3. Thay đổi họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong
giấy phép lao động còn thời hạn.”
Như vậy, ông Henry được cấp lại giấy phép lao động.
2. Anh chị hãy tư vấn giúp ông Henry để cấp lại giấy phép lao động?
Để cấp lại giấy phép lao động, ông Henry cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động với người lao động
nước ngoài tại Việt Nam theo Điều 13 Nghị định 152/2020/NĐ-CP như sau:
“1. Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao
động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng,
đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
3. Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp:
a) Trường hợp giấy phép lao động bị mất theo quy định tại khoản 1 Điều
12 Nghị định này thì phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi
người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh.
4. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ
những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
5. Giấy tờ quy định tại khoản 3 và 4 Điều này là bản gốc hoặc bản sao có
chứng thực trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này,
nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và phải dịch ra tiếng
Việt trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc
tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên
quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.”
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động tới Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao động.
Bước 3: Chờ xác nhận, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao động. Trường
hợp không cấp lại giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (quy
định tại Điều 14 Nghị định 152/2020/NĐ-CP). Câu 4:
Ông Tomy (quốc tịch Anh), sinh năm 1981 là chuyên gia cao cấp trong
lĩnh vực Marketting. Công ty HMI của Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng ông
Tomy vào vị trí chuyên gia của công ty.
Anh chị hãy giúp công ty hoàn thiện thủ tục pháp lý để tuyển dụng ông Tomy?
Công ty HMI của Việt Nam có muốn tuyển dụng ông Tomy cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Công ty HMI Việt Nam xác định nhu cầu tuyển dụng ông Tomy cho vị
trí chuyên gia Marketing để báo cáo lên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
hoặc UBND tỉnh, thành phố, nơi dự kiến làm việc của ông Tomy theo quy định sau:
Thời gian gửi báo cáo giải trình: Trước ít nhất 15 ngày so với ngày làm việc dự
kiến tại Việt Nam của người lao động nước ngoài;
Thời gian xử lý hồ sơ: Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận
hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận
về việc sử dụng người lao động nước ngoài kèm nêu rõ lý do.
Bước 2: Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bản chấp thuận nhu cầu
sử dụng lao động nước ngoài, công ty HMI Việt Nam có thể thực hiện các công
việc tuyển dụng lao động nước ngoài theo nhu cầu vị trí tuyển dụng của đơn vị.
Bước 3: Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài hoặc giấy miễn giấy phép lao động
Sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động
nước ngoài và thực hiện tuyển dụng, công ty phải xin cấp giấy phép lao động
(work permit) cho ông Tomy. Đây là giấy tờ xác minh người lao động làm việc
hợp pháp tại Việt Nam, trừ những trường hợp miễn giấy phép lao động thì
không cần phải xin giấy này.
Bước 4: Sau khi nhận được giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao
động cho ông Tomy, Công ty HMI Việt Nam làm thủ tục xin visa lao động (loại
E) cho ông Tomy tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại Anh. Câu 5:
Công ty X (trụ sở tại quận Y, thành phố Hồ Chí Minh) chuyên lĩnh vực
công nghệ thông tin, có sử dụng 2 lao động nước người là ông Tom (30 tuổi) và
ông Phillip (32) đảm nhiệm vị trí chuyên gia. Hợp đồng giao kết giữa công ty X
với Tom và Phillip là hợp đồng xác định thời hạn (từ 01/08/2021). Ngày
02/3/2022 trong quá trình thương lượng với đối tác ông Tom và Phillip đã tiết lộ
bí mật về phần mềm mà công ty X đang chuẩn bị đăng ký quyền sở hữu ảnh
hưởng nghiêm trọng đến công ty.
1. Tom và Phililip có bị xử lý kỷ luật không? Vì sao?
Tom và Phillip có bị xử lý kỷ luật, vì Căn cứ theo khoản 2 Điều 125 BLLĐ năm
2019 quy định về Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động
áp dụng trong trường hợp người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh,
bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động.
Trong trường hợp trên, ông Tom và Phillip đã tiết lộ bí mật về phần mềm mà
công ty X đang chuẩn bị đăng ký quyền sở hữu vi phạm vào khoản 2 Điều 125
BLLĐ năm 2019. Như vậy, ông Tom và Phillip bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.
2. Hãy giải quyết tình huống nêu trên?
Trong tình huống trên, Công ty X (trụ sở tại quận Y, thành phố Hồ Chí Minh)
chấm dứt hợp đồng lao động với ông Tom và Phillip theo khoản 8 Điều 34
BLLĐ năm 2019 quy định về chấm dứt HĐLĐ khi bị áp dụng hình thức xử lý
kỷ luật sa thải. Bên cạnh đó, căn cứ theo Khoản 2 Điều 156 BLLĐ năm 2019,
giấy phép lao động của ông Tom và Phillip hết hiệu lực vì chấm dứt hợp đồng lao động.
Ngoài ra, theo điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy
định về xử lý bồi thường thiệt hại khi vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh
doanh, bí mật công nghệ, ông Tom và Phillip đã vi phạm trong thời hạn thực
hiện HĐLĐ thì ử lý theo trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại quy
định tại khoản 2 Điều 130 BLLĐ năm 2019.