-
Thông tin
-
Quiz
Câu hỏi ôn tập - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Câu hỏi ôn tập - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lý luận chung về nhà nước và pháp luật 40 tài liệu
Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Câu hỏi ôn tập - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Câu hỏi ôn tập - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật 40 tài liệu
Trường: Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:


Preview text:
Câu 1: Từ kinh nghiệm xây dựng, phát triển án lệ ở một số quốc gia trên thế giới có thể rút ra
những gợi mở gì nhằm nâng cao chất lượng án lệ ở nước ta?
Thứ nhất, cần thống nhất cách hiểu về “án lệ” và “tình huống pháp lý tương tự”.
Thứ hai, việc xây dựng án lệ cần đảm bảo tính hệ thống, cần phát triển án lệ thành 3 loại để áp dụng, để
giải thích luật và bản án mẫu.
Thứ ba, đổi mới công tác đào tạo thẩm phán để nâng cao chất lượng án lệ.
Câu 2: Việt Nam đã sử dụng án lệ chưa? Án lệ có phải là một văn bản pháp luật không?
Khác với các nước theo hệ thống thông luật như Anh hay Mỹ, hệ thống pháp luật Việt Nam mang đặc thù
của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, coi trọng pháp luật thành văn nên khi đề xuất sử dụng án lệ gặp
rất nhiều tranh cãi. Với những giá trị pháp lý mà án lệ mang lại (góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao
vai trò xét xử của Tòa án đặc biệt là Thẩm phán, đảm bảo sự công bằng, giảm thiểu được oan sai trong
hoạt động xét xử, đảm bảo tính cập nhật, hiệu quả của hệ thống pháp luật), án lệ đã chính thức được áp
dụng tại Việt Nam. Số án lệ được công bố tính đến nay có 43 án lệ về các lĩnh vực dân sự (thừa kế, hợp
đồng, quyền sử dụng đất), hôn nhân gia đình, kinh doanh-thương mại, lao động và hình sự). Số lượng án
lệ được công bố mặc dù chưa nhiều nhưng cho thấy sự phát triển đột phá của việc sử dụng án lệ ở Việt Nam.
Tuy nhiên, án lệ ở Việt Nam chỉ được coi như một nguồn hỗ trợ các văn bản pháp luật do mà không được
coi là văn bản pháp luật vì án lệ không đáp ứng các điều kiện của một văn bản pháp luật: chủ thể ban
hành, hình thức ban hành, trình tự thủ tục ban hành, được quy định cụ thể tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Câu 3: Cơ chế sử dụng án lệ ở Việt Nam như thế nào?
Điều 8 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP quy định về nguyên tắc áp dụng án lệ, cụ thể:
Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày kể từ ngày công bố.
Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc có tình
huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý
tương tự nhưng Tòa án không áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án.
Trường hợp Tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc thì số, tên án lệ, tình huống pháp lý, giải
pháp pháp lý trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc đang được giải quyết phải được viện dẫn, phân
tích trong phần “Nhận định của Tòa án”;
Tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn toàn bộ hoặc một phần nội dung của án lệ để làm rõ
quan điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết vụ việc tương tự.