-
Thông tin
-
Quiz
Câu hỏi ôn tập môn công tác xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày những mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển công tác xã hội cá nhân trên thế giới và ở Việt Nam? Hãy nên và phân tích vai trò của NVXH trong CTXH cá nhân. Cho ví dụ minh hoạt từng vai trò? Anh/Chị hãy trình bày các nguyên tắc cơ bản trong CTXH cá nhân? Cho ví dụ minh hoạ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Công tác xã hội 12 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Câu hỏi ôn tập môn công tác xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày những mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển công tác xã hội cá nhân trên thế giới và ở Việt Nam? Hãy nên và phân tích vai trò của NVXH trong CTXH cá nhân. Cho ví dụ minh hoạt từng vai trò? Anh/Chị hãy trình bày các nguyên tắc cơ bản trong CTXH cá nhân? Cho ví dụ minh hoạ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Công tác xã hội 12 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
CÂU HỎI ÔN TẬP
MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
* CÓ NHIỀU KHÁI NIỆM VỀ CTXH CÁ NHÂN ĐIỂN HÌNH:
- Theo Farley và các tác giả khác( 2000): CTXH cá nhân là “ hệ thống giá trị và phương
pháp được các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng, ở đó các khái niệm về tâm lý xã
hội, hành vi và hệ thống được chuyển thành các kỹ năng giúp đỡ cá nhân và gia đình giải
quyết những vấn đề về nội tâm, quan hệ giữa các cá nhân, kinh tế xã hội và môi trường
thông qua các mối quan hệ “ mặt đối mặt”
- Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh ( 1998), “ CTXH cá nhân là một biện pháp can thiệp
quan tâm đến những vấn đề về nhân cách mà một đối tượng cảm nghiệm”
Câu 1: Trình bày những mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển công tác xã
hội cá nhân trên thế giới và ở Việt Nam?
Lịch sử hình thành và phát triển CTXH trên thế giới
* Giai đoạn từ trợ giúp từ thiện đến từ thiện khoa học ( đến thế kỹ XIX ).
- Giai đoạn đầu tiên trong tiến trình phát triển của phương pháp giúp đỡ này là giai đoạn chuyển
từ hình thức trợ giúp đơn thuần mang tính từ thiện sang hình thức từ thiện khoa học tính đến thế
kỷ XIX. Đây là giai đoạn cột mốc đầu tiên phản ánh yêu cầu có các hoạt động giúp đỡ cá nhân
chuyên nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của những người được giúp đỡ.
- Năm 1601, tại Anh, đạo luật Elizabeth ban hành đã tạo thành điều lệ cho tinh thần hỗ trợ những
người nghèo và người yếu thế.
- Năm 1869, ở Anh, sựu ra đời của Hiệp hội tổ chức từ thiện “ Charity Organization Society” viết
tắt là COS đánh dấu mốc pt quan trọng ban đầu trong cách thức giúp đỡ cá nhân yếu thế và trong nghề CTXH.
- Năm 1843, ở Mỹ, thành lập tổ chức Hiệp hội cải thiện các điều kiện cho người nghèo ( AICP ).
- 1870 – 1890 đánh dấu bước pt quan trọng đặt nền móng KH cho CTXH khi nội dung CTXH
được đưa vào giảng dạy.
+) Năm 1873, Khởi đầu bằng bài giảng cho NV CTXH tại Anh của tổ chức Octavia Hill.
+) Năm 1890, bài giảng được tiếp tục ở London.
- Năm 1895, một khoá học mùa hè đc tổ chức tại Chicago.
- Năm 1898, trường từ thiện NewYork, trường đầu tiên tại Mỹ chính thức dạy về CTXH được thành lập.
- Năm 1899, Viện đào tạo CTXH được thành lập tại Amsterdam.
* Thời kỳ hình thành cơ sơ khoa học phương pháp CTXH cá nhân ( từ đầu thế kỷ XX đến những năm 50 ). 1
- Năm 1905, lần đầu tiên nhân viên XH chính thức được tuyển dụng vào làm việc tại Bệnh viện
đa khoa Massachusetts tại Boston ( MỸ), để giúp bệnh nhân giải quyết vấn đề XH.
- Năm 1919, Hiệp hội các trường đào tạo CTXH tại Mỹ và Canada đã hình thành thiết lập tiêu
chuẩn chung về giáo dục và đào tạo CTXH chuyên nghiệp.
- Ở châu Á, năm 1921, trường Phụ nữ Nhật Bản đã thành lập trường quốc gia đầu tiên về an sinh XH.
- Năm 1926, Hiệp hội nhân viên XH giúp đỡ trẻ em của Mỹ ( AAPSW ) thành lập, là xúc tác làm
tăng tầm ảnh hưởng của nhân viên CTXH cá nhân và những nhà thực hành thực địa.
- Năm 1911, tại Bombay, Ấn Độ, Liên đoàn phục vụ XH.
- Năm 1946, CTXH cá nhân được xem là 1 giáo trình lý thuyết và pp thực hành trong chương
trình giảng dạy tại Dorabji Tata.
* Thời kỳ phát triển chuyên nghiệp ( từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX đến nay ).
- Năm 1950, CTXH lần đầu tiên được cấp phép cho cơ sở độc lập tại California, Mỹ.
- Năm 1952, thành lập Hội đồng đào tạo CTXH, cùng với Hiệp hội các trường đào tạo CTXH đã
xây dựng tiêu chuẩn cho các trường đào tạo CTXH.
- Năm 1977, nhóm thúc đẩy đào tạo trình độ tiến sĩ về CTXH được thành lập, tạo cơ hội cho
những NV CTXH bước xa hơn trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng và nghiên cứu nghề nghiệp.
- Năm 1960, Pavlovian và Skinnerian đã đưa cách tiếp cận hành vi ( behavior) vào CTXH cá nhân.
- Năm 1970, mô hình CTXH cá nhân tập trung vào nhiệm vụ được phát triển tại Đại học Chicago, Mỹ.
- Lần đầu tiên quy điều đạo đức được Hiệp hội nhân viên XH được biên soạn năm 1962 và được sửa đổi vào năm 1979.
- Những năm 1980 và sau này, Phương pháp CTXH cá nhân có phát triển thêm những cách tiếp
cận mới như mô hình tiếp cận sinh thái cuộc đời của Carla B Germain,...
Lịch sử hình thành và phát triển CTXH cá nhân ở Việt Nam.
- Bắt nguông từ văn hoá tương thân tương ái sâu sắc của người Việt từ thời Lý Cao Tông ( 1176-
1210 ) đã có hình thức cấp phát gạo cho người dân bị thiên tai, lũ lụt.
- 1054-1072, vua Lý Thánh Tông đã đưa ra chính sách nhân đạo quan tâm đến những phạm nhân
như để họ có 2 bữa ăn mỗi ngày và được cung cấp chăn chiếu. - 1954:
Sau Chiến tranh Điện Biên Phủ, có sự xuất hiện của các tổ chức xã hội như Hội Nữ Đoàn, Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. - 1975: 2
Sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam chứng kiến sự hình thành của nhiều tổ chức xã hội mới,
đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và y tế. - 1990s - 2000s:
Quá trình Đổi mới mở cửa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các tổ chức xã hội và các dự án từ thiện. - 2007:
Luật Tổ chức và Hoạt động của Tổ chức Xã hội chính thức đi vào hiệu lực, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động xã hội. - 2010s - Hiện nay:
Xuất hiện của nhiều dự án xã hội do cá nhân và doanh nghiệp tạo ra, có sự tham gia mạnh mẽ từ
cộng đồng và các tổ chức xã hội.
Câu 2: Hãy nên và phân tích vai trò của NVXH trong CTXH cá nhân. Cho ví dụ minh hoạt từng vai trò?
2.1. Vai trò, chức năng của nhà giáo dục.
Nhân viên XH trong quá trình giúp đỡ cá nhân sẽ cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ
năng để cá nhân có thể tăng cường chức năng xã hội và ngăn ngừa vấn dề không tốt có thể xảy ra.
VD: Nhân viên XH giúp 1 trẻ lang thang có thêm những kiến thức về hậu quả của tệ nạn xã hội
và dạy cho em những kỹ năng sống, giúp ngăn chặn em bị lôi cuốn vào các tệ nạn XH.
Theo Sheafor và Hoejsi (2003), để thực hiện vai trò này nhân viên XH có 3 chức năng:
- Thứ nhất: Chức năng dạy những kỹ năng sống.
- Thứ hai: Chức năng thúc đẩy sự thay đổi hành vi của đối tượng.
- Thứ ba: Chức năng ngăn ngừa.
2.2. Vai trò, chức năng của nhà tham vấn.
- Mục đích của thâm vấn là giúp cho đối tượng nâng cao chức năng xã hội thông qua việc để họ
hiểu hơn về những cảm xúc, chỉnh sửa hành vi và học cách ứng phó với tình huống có vấn đề.
- Nhân viên XH trong chức năng này là đánh giá và chẩn đoán về tâm lý XH, cung cấp dich vụ
chăm sóc ổn định cho đối tượng, giúp đối tượng trị liệu và đánh giá quá trình tham vấn.
2.3. Vai trò, chức năng của người kết nối.
- Nhân viên XH trong vai trò này là người kết nối đối tượng với các dịch vụ và nguồn lực phù
hợp. Cụ thể thông qua 3 chức năng sau:
+) Đánh giá tình hình đối tượng: là đánh giá chính xác nhu cầu và khả năng của đối tượng. 3
+) Đánh giá nguồn lực: Nhân viên XH tìm kiếm và đánh giá các nguồn lực sẵn có liên quan đến
những nhu cầu của đối tượng.
+) Chuyển giao/kết nối: Nhân viên XH liên lạc, chắp nối nguồn lực tìm kiếm được nhu cầu của
đối tượng. Đôi khi phải điều chỉnh cả 2 bên để đảm bảo phù hợp và hài hoà với lợi ích của cả 2 bên.
VD: Nhân viên XH xác định đc vấn đề của thân chủ đang gặp phải là khó khăn về tài chính, và
sau đó đã tìm kiếm đc các nguồn lực,…..
2.4. Vai trò, chức năng của người biện hộ.
- Ở vai trò này, nhân viên XH đứng trên quan điểm của đối tượng đảm bảo quyền lợi của đối
tượng tiếp cận với nguồn lực và dịch vụ do chính sách XH quy định.
VD: Vai trò của người biện hộ giúp đỡ cho các cá nhân trẻ bị tổn thương được thực hiện ở 6 kế hoạch sau:
+) Cung cấp cho trẻ thông tin, sự ủng hộ, sự tham khảo trong việc lựa chọn những dvụ thích hợp.
+) Đại diện cho trẻ trước các nhà cung cấp dịch vụ
+) Thực hiện các vấn đề của trẻ liên quan đến các cơ quan và các quan chức chính phủ.
+) Thúc đẩy các cam kết, thúc đẩy sự bình đẳng và công bằng của hệ thống các cơ quan liên
quan đến việc chăm sóc và bảo vệ trẻ.
+) Đại diện giải quyết các vấn đề của trẻ khi liên quan đến các cơ quan pháp luật và điều tra.
+) Thực hiện tất cả các quan tâm khác với tư cách là người đại diện của trẻ.
2.5. Vai trò, chức năng của người quản lý ca/ trường hợp.
- Ở vai trò này, nhân viên XH giúp đỡ các cá nhân được giúp đỡ tiếp tục nhận được các dịch vụ
hỗ trợ thông qua việc kết nối và điều phối sử dụng các nguồn lực. Đây là quá trình quản lý từ đầu
cho đến khi kết thúc/chuyển giao đối tượng. Nhân viên XH thực hiện chức năng quản lý ca thông qua các hoạt động sau:
+) Thu thập thông tin và đánh giá tình hình đối tượng, xác định nhu cầu của đối tượng.
+) Xay dựng kế hoạch ca đáp ứng nhu cầu của đối tượng.
+) Xác định các chương trình và nguồn cung cấp dịch vụ, thu xếp và điều phối việc cung cấp
dịch vụ cho đối tượng.
+) Điều hành hiệu quả kế hoạch ca và điều chỉnh kế hoạch phù hợp nhu cầu đối tượng và tình hình thực tế.
+) là người liên lạc, trung gian giữa đối tượng và các nguồn lực.
+) Biện hộ cho đối tượng tiếp cận được các dịch vụ phù hợp. 4
2.6. Vai trò, chức năng của nhà chuyên môn.
- Vai trò này giúp nhân viên XH xác định được cách thức ứng xử trong thực hiện công việc của
mình 1 cách chuyên nghiệp. Nhân viên XH cần luôn thể hiện năng lực trong công việc, tuân thủ
g.trị, nguyên tắc, quy định đạo đức nghề CTXH chuyên nghiệp.
Câu 3: Anh/Chị hãy trình bày các nguyên tắc cơ bản trong CTXH cá nhân? Cho ví dụ minh hoạ
Các nguyên tắc cơ bản trong CTXH cá nhân:
- Chấp nhận đối tượng.
- Tạo điều kiện để đối tượng tham gia giải quyết vấn đề.
- Tôn trọng quyền tự quyết của đối tượng.
- Đảm bảo tính khác biệt của mỗi cá nhân đối tượng.
- Đảm bảo tính riêng tư, bảo mật thông tin về đối tượng.
- Tự ý thức về bản thân.
- Đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp. Ví dụ tự lấy
Câu 4: Phân tích các nguyên tắc đạo đức trong công tác xã hội cá nhân. Cho ví dụ minh hoạ.
Các nguyên tắc đạo đức:
Giá trị tôn trọng phẩm giá và năng lực của cá nhân đối tượng.
Giá trị tính khác biệt của mỗi cá nhân đối tượng.
Giá trị tôn trọng tính tự quyết của cá nhân.
Câu 5: Anh/ Chị hiểu như thế nào về CTXH cá nhân? Anh/Chị hãy cho biết CTXH cá nhân
có những mục tiêu nào?
Khái niệm CTXH cá nhân: ở phần mở đầu
Mục tiêu của CTXH cá nhân là: hoạt động nghề nghiệp CTXH hướng tới 2 mục đích cơ bản sau:
- Nâng cao năng lực cho các nhóm đối tượng như: cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng
có hoàn cảnh khó khăn. Thì ở CTXH cá nhân là việc nâng cao năng lực cho cá nhân, đối
tượng, giúp họ vượt qua những tự ti, trở ngại về mọi mặt để có thể tái hoà nhập cộng đồng.
- Cải thiện môi trường XH để hỗ trợ các cá nhân, gia đình và cộng đồng thực hiện chức
năng, vai trò của họ có hiệu quả. Thì ở CTXH cá nhân là việc nhân viên Xh giúp các cá 5
nhân thực hiện chức năng, vai trò XH của họ có hiệu quả bằng việc cải thiện môi trường
sống, và giúp đỡ họ về mặt tinh thần cũng như tài chính.
Câu 6: Hãy phân tích khả năng ứng dụng thuyết thân chủ trọng tâm trong hỗ trợ một thân chủ có vấn đề.
Thuyết thân chủ trọng tâm không chỉ sử dụng trong quá trình thay đổi nhận thức, suy nghĩ, hành
vi mà còn được thể hiện xuyên suốt quá trình trợ giúp TC. Thuyết này giúp TC tự nhận thức ra
được vấn đề của mình để họ tự lựa chọn cách giải quyết vấn đề của mình. NVXH chỉ đóng vai
trò là người xúc tác, khuyến khích, động viên, định hướng. Đặt TC vào vị trí trung tâm, TC sẽ là
người làm và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình. - Ứng dụng:
NVXH cần giúp cá nhân tháo bỏ rào cản trong môi trường xã hội, giúp TC hiểu được
chính mình, chấp nhận hoàn cảnh và tự điều chỉnh bản thân để đạt được trạng thái cân bằng
NVXH không mang tính áp đặt, không phán xét TC mà cần lắng nghe một cách tích cực,
thấu cảm và chấp nhận TC
Thuyết này giúp NVXH luôn có niềm tin vào thân chủ, vào sự thay đổi của thân chủ do
đó sau khi xác định được vấn đề của thân chủ NVXH luôn khích lệ, động viên TC để họ
tự tin tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề của mình - Lưu ý:
NVXH Phải thể hiện mình sao cho TC cảm thấy an tâm, đáng tin cậy: tình cảm hay thái
độ của NVXH phù hợp với hoàn cảnh cũng như đối tượng
NVXH cần phải diễn tả đầy đủ giúp TC hiểu rõ ràng, thông suốt vấn đề.
NVXH phải linh hoạt trong việc xử lý tình huống, không được để tình cảm cá nhân chi
phối, phải có nhân cách đủ mạnh để biệt lập với TC
NVXH cần luôn đặt mình vào tâm trạng của TC, lắng nghe, quan sát để hiểu thân chủ sâu
sắc, hiểu cảm xúc, suy nghĩ của đối tượng
NVXH chấp nhận mọi hoàn cảnh của TC, không phán xét mà để TC cảm nhận được sự
thấu cảm để họ tự tin chia sẻ.
Câu 7: Phân tích các kỹ năng giao tiếp cơ bản ứng dụng trong tiến trình công tác xã hội cá nhân.
1. Giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
a) Giao tiếp ngôn ngữ : GTNN là sự tiếp xúc, trao đổi thông tin về suy nghĩ, tình cảm, ý
tưởng,…giữa các cá nhân thông qua ngôn ngữ nói và viết.
- Ngôn ngữ là tiếng nói của con người. Ngôn ngữ nói được sử dụng như 1 công cụ giao
tiếp toàn năng, bởi vì nó đơn giản, tiện lợi, nhanh chóng và hiệu quả. Vì nó có sự tham 6
gia của phản hổi, được hỗ trợ bằng các cử chỉ, hành vi, do vậy thông tin được truyền đi
bằng ngôn ngữ nói thường nhanh chóng, chính xác và sinh động.
- Thông qua việc sử dụng kỹ năng giao tiếp bằng lời giúp nhân viên xã hội trao đổi, chia
sẻ thu thập thông tin về đối tượng trong suốt quá trình giúp đỡ và thảo luận tiến trình
CTXH cá nhân giữa nhân viên XH và đối tượng.
- Ngôn ngữ viết là quá trình cá nhân sử dụng các hệ thống ký hiệu dưới dạng viết để giao
tiếp với nhau. Các hình thức của ngôn ngữ viết bao gồm: thư từ, công văn, chỉ thị, bản kế
hoạch, giấy mời,…Trong CTXH cá nhân ngôn ngữ viết được sử dụng để thông báo, ghi
nhớ những hoạt động, giao bài tập về nhà hay mức độ tiến bộ của đối tượng.
b) Giao tiếp phi ngôn ngữ: là giao tiếp không sử dụng ngôn ngữ mà bằng sự vận động
của cơ thể, cử chỉ, tư thế, nét mặt, âm điệu, trang phục.
GTPNN trong CTXH cá nhân được thể hiện thông qua 8 hình thức sau đây:
- Giao tiếp bằng ánh mắt
- Giao tiếp bằng cử chỉ
- Giao tiếp bằng biểu hiện nét mặt - GT thông qua khoảng cách
- GT thông qua tư thế cơ thể
- GT thông qua vận động của bàn tay và cánh tay - GT thông qua âm điệu
- GT thông qua trang phục, trang điểm.
2. Lắng nghe tích cực
- Bao gồm nghe chăm chú thân chủ như:
+) Quan sát điệu bộ,cử chỉ, phi ngôn ngữ
+) Ghi nhớ những điều thân chủ nói
+) Khuyến khích thân chủ bộc lộ - Bao gồm: +) Giao tiếp bằng mắt +) Tôn trọng +) Ấm áp 7 +) Tin tưởng, chân thành 3. Kỹ năng quan sát
Câu 8: Nhân viên xã hội nên sử dụng kỹ năng tác nghiệp nào trong quá trình giúp đỡ đối
tượng là trẻ em. Cho ví dụ minh họa.
Với đối tượng giúp đỡ là trẻ em, NV CTXH nên sử dụng kỹ năng tác nghiệp: - Giao tiếp ngôn ngữ - Lắng nghe tích cực - Kỹ năng quan sát - Kỹ năng thấu cảm - Kỹ năng đặt câu hỏi - Kỹ năng tham vấn
- Kỹ năng xử lý khủng hoảng
- Kỹ năng ghi chép và lưu trữ hồ sơ.
Câu 9: Các thông tin cần thu thập để thực hiện tiến trình CTXH cá nhân gồm
những nội dung gì? Thông qua ai? Đặt câu hỏi thu thập thông tin với trường hợp
thân chủ là trẻ em bị bạo lực học đường.
Câu 10: Nêu các phương pháp thu thập thông tin trong tiến trình CTXH cá nhân? Cho ví dụ minh họa.
Câu 11: Nêu tiến trình công tác xã hội cá nhân. Phân tích các bước cần thực hiện trong
giai đoạn tiếp nhận đối tượng.
Câu 12: Làm thế nào để đánh giá và xác định vấn đề của thân chủ? Nêu ví dụ minh họa?
Câu 13: Phân tích kỹ năng xử lý khủng hoảng đối với đối tượng bị ngược đãi, lạm dụng?
Câu 14: Hãy trình bày một tiến trình công tác xã hội với người già neo đơn, nêu ý nghĩa
của tiến trình này đối việc việc thực hiện an sinh xã hội ở nước ta hiện nay.
Câu 15: Lựa chọn một tình huống và trình bày tiến trình CTXH để hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề đó. 8