Câu hỏi ôn tập môn Kinh tế quốc tế | Học viện Chính sách và Phát triển
Câu hỏi ôn tập môn Kinh tế quốc tế | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
KINH DOANH QUỐC TẾ:
Câu 1: Khái niệm kinh doanh quốc tế, các phương thức và chủ thể tham gia kinh doanh quốc tế?
Khái niệm kinh doanh quốc tế: -
Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các giao dịch có tính chất kinh doanh,
giữa các doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách
hàng quốc tế và qua đó thu được lợi nhuận cho các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế.
Kinh doanh quốc tế khác kinh doanh nội địa về phạm vi, về mức độ phức
tạp, về hệ thống luật pháp, về đồng tiền sử dụng trong thanh toán và các phương thức t hanh toán. -
Bản chất của kinh doanh quốc tế là các giao dịch giữa các doanh
nghiệp của các quốc gia khác nhau, sử dụng các đồng tiền ngoại tệ để thanh toán,
nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế trên
thế giới, trên cơ sở đó mà thu được lợi nhuận cho tổ chức kinh doanh.
Chủ thể tham gia kinh doanh quốc tế: Các doanh nghiệp nhỏ và các công ty
đa quốc gia ( các chủ thể khác thuộc môi trường quốc tế vận động trong đó chỉ có
doanh nghiệp mới là chủ thể kinh doanh và tham gia KDQT.
Các hình thức kinh doanh quốc tế chủ yếu: -
Nhóm hình thức kinh doanh trên kĩnh vực ngoại thương:
+ Nhập khẩu: Hoạt động đưa các hàng hoá và dịch vụ vào một nước do các
chính phủ, tổ chức hoặc cá nhân đặt mua từ các nước khác nhau.
+ Xuất khẩu: Hoạt động đưa các hàng hoá, dịch vụ ra khỏi một nước sang
các quốc gia khác để bán.
+ Gia công quốc tế: Là phương thức gia công trong đó bên đặt gia công
nước ngoài cung cấp máy móc thiết bị, nguyên liệu, phụ kiện thành phẩm theo yêu
cầu của bên đặt gia công. Toàn bộ sản phẩm làm ra bên nhận gia công sẽ giao lại
cho bên đạt gia công để nhận về đuọc 1 khoản thù lao ( phí gia công theo thoả thuận) 1
+ Tái xuất khẩu: là hình thức xuất khẩu những hàng hoá trước đây là nhập
khẩu và chưa qua chế biên của nước tái xuất. Tái xuất là phương thức giao dịch
buôn bán mà người bên tái xuất kho nhằm phục vụ nhu càu tiêu dùng trong nước
mà chỉ tạm thời nhập khẩu sau đó tái xuất khâuur để kiếm lời. + Chuyển khẩu + Xuất khẩu tại chỗ -
Nhóm hình thức kinh doanh thông qua hợp đồng:
+ Hợp đồng cấp giấy phép
+ Hợp đồng đại lý đắc quyền + Hợp đồng quản lý
+ Hợp đồng xây dựng và chuyển giao
+ Hợp đông theo đơn đặt hàng
+ Hợp đồng phân chia sản phẩm -
Nhóm hình thức kinh doanh thông qua đầu tư nước ngoài:
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài
+ Đầu tư gián tiếp nước ngoài
Câu 2: Nguyên nhân thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc
tế ( lực đẩy, lực kéo) -
Có hai nguyên nhân chính là tăng doanh số bán hàng và tiếp cận các
nguồn lực dồi dào, giá rẻ hoặc có chất lượng cao là chủ yếu. •
Tăng doanh số bán hàng ( lực đẩy)
Tăng doanh số bán hàng tỏ ra vô cùng hấp dẫn khi một doanh nghiệp đối
mặt với 2 problems: tăng năng lực (capacity) sản xuất( manufacture/produce) dư thừa
+ Cơ hội ( opportunity) tăng doanh số (sales) bán quốc tế:
Các công ty (company) thường tham gia (participation) vào kinh tế quốc tế
nhằm tăng doanh số bán hàng do các yếu tố như thị trường trong nước bão hoà 2
hoặc nền kinh tế đang suy thoái ( recession/depression / downturn / recession)
buộc các công ty (company) phải khai thác các cơ hội (opportunity) bán hàng (sell) quốc tế
Một lý do ( reason) khác thúc đẩy ( motivate) các company tăng doanh số
bán hàng quốc tế là do mức thu nhập ( income / revenue) bấp bênh. Các company
có thể ổn định (stability) nguồn thu nhập (income/renevue) của mình bằng cách bổ
dung doanh số BHQT. Đăc biệt khi các company nhảy vào thị trường (maket) quốc
tế khi họ tin rằng KH ở nền VH khác có thái độ tiếp nhận SP (product) của mình và có thể mua chúng.
+ Tận dụng công suất sản xuất (produce) dư thừa:
Đôi khi các company sản xuất lượng hàng hoá quá mức thị trường tiêu thụ.
Điều đó xảy ra khi các nguồn lực bị dư thùa nhưng nếu DN khám phá ra được nhu
cầu tiêu thụ (consume) quốc tế thì có thể phân bổ chi phí sản xuất (product) cho số
lượng nhiều hơn sản phẩm (product) làm ra. Vì thể mà giảm bớt chi phí cho mỗi
sản phẩm và tăng được lợi nhuận (profit). •
Tiếp cận các nguồn lực nước ngoài ( lực kéo)
+ Các company tham gia kinh doanh quốc tế nhằm tiếp cận các nguồn lực
mà trong nước không có sẵn hoặc đắt đỏ hơn. Có thể là tài nguyên thiên nhiên,
công nghệ, chính sách ưu đãi đặc biệt,…
VD: Để tiếp cận được các năng lượng rẻ hơn dùng trong các ngành sản
xuất công nghiệp khác, một loạt các công ty Nhật Bản, Mỹ đặt cơ sở sản xuất tại
các nước như Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam,.. Những nơi có mực chi phí hơn.
+ Nguồn lực dồi dào, giá rẻ, nguồn lực chất lượng cao: Nếu chi phí lao
động là lý do duy nhất để một quốc gia cuốn hút các company quốc tế thì các nhà
đầu tư sẽ đổ dồn vào nước có mức chi phí lao động thấp như ở một số nước kém
phát triển và đang phát triển ( ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội)
+ Mở rộng phạm vi thị trường và đa dạng hoá hoạt động kinh doanh giúp DN:
+ Phân tán được rủi ro trong KD: DN có nhiều thị trường và hoạt động
kinh doanh thì khi 1 thị trường, 1 lĩnh vực,1 sản phẩm bị suy yếu ( depression/
recession/ downturn) cũng không bị ảnh hưởng trầm trọng tới sự phát triển của DN. 3
+ Khai thác có hiệu quả các lợi ích so sánh để đạt hiệu quả kinh tế tối đa
cho doanh nghiệp cũng như cho QG Các lực đẩy:
+ Dung lượng thị trường nhỏ + Nhu cầu giảm sút + Thị trường bão hoà
+ Product đi vào gia đoạn suy thoái ( recession / depression / downturn)
+ Mức độ cạnh tranh (compete) gay gắt
+ Tỷ suất lợi nhuận ( profit) thấp
+ Điều kiện kinh doanh và nguồn lực hạn chế + Công suất dư thừa
+ Áp lực khai thác tính kinh tế theo quy mô/địa điểm Các lực kéo:
+ Dung lượng thị trường (market) lớn + Nhu cầu tăng
+ Tỷ suất lợi nhuận cao
+ Điều kiện kinh doanh thuận lợi
+ Chính sách ưu đãi của chính phủ
+ Lợi thế so sánh, nguồn lực có sẵn.
Câu 3: Khái niệm và các cấp độ toàn cầu hoá. Các nhân tố cơ bản thúc đẩy
toàn cầu hoá thị trường và toàn cầu hoá sản xuất. •
Toàn cầu hoá: Quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của các quốc gia
khiến thị trường thế giới đang ngày càng trở thành một thị trường thống nhất •
Các cấp độ toàn cầu hoá: -
Toàn cầu hoá thị trường: 4
+ Quá trình hoà nhập các thị trường quốc gia thành một thị trường thống nhất
+ Thị trường thế giới đang ngày càng trở nên thống nhất về “ khẩu vị” -
Toàn cầu hoá sản xuất:
+ Quá trình phân tán hoạt động sản xuất tới những địa điểm khác nhau trên
thế giới để khai thác sự khác biệt giữa các quốc gia về chi phí và chất ượng các yếu tố sản xuất
+ Các công đoạn trong chuỗi hoạt động tạo giá trị của sản phẩm ngày càng
được toàn cầu hoá nhằm tạo được chất lượng tốt nhất cho sản phẩm với chi phí rẻ nhất. •
Các nhân tố cơ bản thúc đẩy toàn cầu hoá thị trường và toàn cầu hoá sản xuất:
+ Sự giảm bớt các trở ngại đối với thương mại và đầu tư quốc tế
+ Sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và việc thực hiện các cam kết
tự do thương mại của các nước
+ Công nghiệp hoá, sự phát triển kinh tế và hiện đại hoá của các nước diễn ra mạnh mẽ
+ Sự hội nhấp của các thị trường tài chính thế giới
+ Các tiến bộ khoa học công nghệ
Câu 4: Cơ hội (opportunity) và thách thức (challenge) của toàn cầu hoá đối
với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế Cơ hội:
- Cơ hội kinh doanh mới, ngành kinh doanh mới.
- Thị trường, nguồn cung nguyên liệu mới. (- Giảm giá mặt hàng.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Tăng thu nhập, việc làm.) - giống đối với nền kinh tế hơn. * Thách thức:
- Những rủi ro mới và đối thủ cạnh tranh mới.
(- Sự sụp đổ của các hãng, công ty, gây mất việc
- Nghèo đói, khoảng cách giàu nghèo 5
- Lao động phụ nữ, trẻ em - Phá hoại môi trường
- Sự xâm lấn về vhóa của các tập đoàn đa QG-Khủng hoảng tài chính tiền tệ (hiệu ứng Domino)
- Ảnh hưởng chủ quyền quốc gia, an toàn an ninh QG.)
Câu 5: Khái niệm, đặc trưng ( feature) và các thành tố văn hoá ( culture) •
Văn hoá trong KDQT là một phạm trù dùng để chỉ tập hợp các giá trị,
tín ngưỡng, luật lệ và các thể chế được hình thành có tính đặc trưng đối với một
nhóm người nhất đinh trong xã hội. • Đặc trưng: + Tính học tập + Tính chia sẻ + Tính chuyển tiếp + Tính biểu hiện + Tính cấu trúc + Tính điều chỉnh •
Các thành tố của văn hoá:
+ Thẩm mỹ, giá trị và thái độ:
Thẩm mỹ: sở thích, thị hiếu, sự cảm nhận về cái hay cái đẹp của nghệ thuật
( âm nhạc, hội hoạ, kịch); về ý nghĩa tượng trưng của màu sắc, hình dáng, âm nhạc
Giá trị ( Values): là những gì có tính trừu tượng mà một nhóm người nào đó
cho rằng là tốt, là đúng và mong muốn đạt được
Chuẩn mực ( nosms): Những quy tắc, hướng dẫn xã hội về hành vi phù hợp trong bối cảnh cụ thế
Thái độ: Là những đánh giá, tình cảm và khuynh hướng tích cực hay tiêu
cực của con người đối với một khái niệm hay một đối tượng nào đó
Thái độ đối cới thời gian và khoảng không gian
Thái độ đối với công việc và sự thành công 6
Thái độ đối với sự thay đổi văn hoá
+ Phong tục tập quán và cấu trúc xã hội:
Phong tục: Khi thói quen hoặc cách hành xử trong những trường hợp cụ thể
được truyền bá qua nhiều thế hệ, nó trở thành phong tục
+ Tập quán: Cách cư xử, nói năng và ăn mặc thích hợp trong một nền văn hoá
+Cấu trúc xã hội: Thể hiện cấu trúc tạo nên nền tảng của một nền văn hoá,
bao gồm các nhóm xã hội, các thể chế, hệ thônhs địa vị xã hội, mối quan hệ giưuax
ácc địa vị này và quá trình qua đó các nguồn lực xã hội được phân bổ
Các nhóm xã hội: gia đình và giới tính Địa vị xã hội
Tĩnh linh hoạt của xã hội
+ Tôn giáo: Thiên chúa giáo, đạo Hindu, đạo phật,…
+ Ngôn ngữ: Ngôn ngữ thành lời nói: có sự đa dạng về ý nghĩa: ngôn ngữ
có thể có nội dung, hàm ý khác nhau trong các bối cảnh khác nhau. + Giáo dục:
Đóng vai trò then chốt trong việc truyền bá và chia sẻ các giá trị và chuẩn
mực. Là phương tiện để cong người giao tiếp, tiếp nhận ngôn ngữ và các kỹ năng
cần thiết cho cuộc sống và công việc. Trình độ giáo dục
Giáo dục chính thức( nhà trường) và không chính thức ( gia đình, xã hội)
Yếu tố quan trọng quy định lợi thế cạnh tranh quốc gia
Câu 6: Tác động của văn hoá đến các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế?
Tác động đến mọi khía cạnh trong hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của
các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế:
+Phát triển các sản phẩm và dịch vụ
+Giao tiếp và tương tác với các đối tác kinh doanh nước ngoài
+Sàng lọc và lựa chọn nhà phân phối nước ngoài và các đối tác khác 7
+Đàm phán dự án kinh doanh quốc tế
+Tương tác với các khách hàng hiện tại và tiềm năng từ nước ngoài
Câu 7: Khái niệm, nguồn gốc, hình thức và hậu quả của rủi ro chính trị •
Rủi ro chính trị trong KDQT: Khi môi trường chính trị của một quốc
gia rơi vào tình trạng bất ổn, dẫn tới (lead to) hỗn loạn, hoạt động kinh doanh quốc
tế tại môi trường đó chịu tác động tiêu cực - rủi ro chính trị.. •
Nguồn gốc của rủi ro chính trị: -
Điều hành của chính phủ -
Mâu thuẫn giữa các nước -
Mâu thuẫn giữa các đảng phái, sắc tộc, tôn giáo - Hành vi của doanh nghiệp -
Có sự can thiệp của giới quân sự và tôn giáo chính trị -
Hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội •
Phân loại rủi ro chính trị: -
Theo bản chất của rủi ro:
+ Thay đổi chính sách của chính phủ + Xung đột, bạo lực
+ Tước đoạt tài sản ( sung công, tịch thu, quốc hữu hoá) + Khủng bố bắt cóc + Tẩy chay - Theo phạm vi tác động:
+ Vĩ mô: Rủi ro tác động đến tất cả các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động
tại quốc gia/khu vực đó
+ Vi mô: Rủi ro tác động đến một ngành hoặc một vài doanh nghiệp tại quốc gia đó 8 -
Theo khía cạnh doanh nghiệp:
+ Rủi ro liên quan đến sở hữu
+ Rủi ro liên quan đến hoạt động
+ Rủi ro liên quan đến chuyển giao tài khoản •
Hậu quả của rủi ro chính trị đối với DN KDQT: -
Đảo lộn kế hoạch, chiến lược kinh doanh - Mất quyền sở hữu -
Thị trường (đầu vào và đầu ra) bị mất hoặc bị thu hẹp -
Tổn thất về vật chất, tài chính, nhân sự
Câu 8: Công cụ và biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro chính trị đối với các
doanh nghiệp kinh tế quốc tế.
- Né tránh.: hạn chế đầu tư vào những nước thiếu cơ hội đầu tư.
- Thích ứng.: có nghĩa là kết hợp chặt chẽ rủi ro với chiến kuowjc kdoanh,
thường được giúp đỡ của các quan chức địa phương. Các công ti thu nhận rủi ro
qua 5 chiến lược: vốn tín dụng và vốn cổ phần của địa phương, định vị, trợ giúp
phát triển, cộng tác và bảo hiểm. - Tạo sự phụ thuộc. - Thu nhập thông tin.
- Chính sách của địa phương
Câu 9 Các hệ thống pháp luật chủ yếu và những vấn đề luật pháp quan
trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.
* Hệ thống luật pháp chủ yếu:
- Thông luật: theo án lệ, tiền lệ; số lượng luật nhiều và khác nhau giữa các bang; thường phủ định.
- Dân luật: dựa vào bản soạn thảo; xin góp ý toàn dân; thường hủy các luật
cũ; phải hướng dẫn và sửa đổi nhiều, ...
- Thần luật: mang nặng tín ngưỡng; không bao giờ sửa đổi
* Vấn đề luật pháp quan trọng đối với các doanh nghiệp KDQT: - Luật quốc tế. - Thuế. 9
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. - An toàn thực phẩm.
- Luật chống đặc quyền, chống bán phá giá.
Câu 10: Khái niệm và đặc trưng của hệ thống kinh tế kế hoạch hoá tập
trung, kinh tế thị trường và kinh tế hỗ hợp. •
Hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung: -
Kinh tế kế hoạch hóa tập trung là một hệ thống kinh tế trong đó đất
đai, nhà xưởng và những nguồn lực kinh tế khác của quốc gia là thuộc sở hữu Nhà nước. -
Chính phủ thực hiện gần như tất cả các quyết định liên quan tới kinh
tế bao gồm: sản xuất như thế nào, sản xuất cái gì; sản xuất cho ai, giá cả sản phẩm,
của người lao động và của vốn là như thế nào. -
Nhấn mạnh kế hoạch pháp lệnh, lợi icjs tập thể -
Kinh tế chỉ huy = hệ thống chỉ định: lấy các giao dịch chỉ định làm
nòng cốt, mục tiêu cao nhất là sản xuất đủ sản lượng theo chỉ tiêu kế hoạch, phân
phối lưu thông là ống dẫn hoàng hóa và vật tư tới từng địa chỉ theo kế hoạch; DN
không có quyền tự chủ, và không phải đổi mặt với rủi ro về tiêu thụ; khủng hoảng thiếu kéo dài -
Cơ chế giá dọc: giá thấp, ổn định lâu dài. Nhưng cái giá phải trả là
tiêu dung bị hạn chế ( chế độ tem phiếu) và chất lượng hang hóa thấp! • Kinh tế thị trường: -
Trong nền kinh tế thị trường phần lớn các nguồn lực của quốc gia như
đất đai, nhà xưởng là thuộc sở hữu tư nhân, đó là cá nhân hay doanh nghiệp. Hầu
hết các quyết định của nền kinh tế bao gồm sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào,
cho ai, giá cả ra sao được quyết định bởi sự kết hợp của hai thế lực đó là cung và cầu.
+ Cung: là lực lượng hang hóa hay dịch vụ mà người sản xuất sẵn sàng
cung cấp tạo một mưc giá nhất định
+ Cầu: là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua tại một mức giá nhất định 10 -
Đặc điểm của hệ thống kinh tế thị trường:
+ Tự do lựa chọn: cho phép các cá nhân tiếp cận với những lựa cho mua tùy ý
+ Tự do kinh doanh: cho phép các công ty tự quyết định sẽ sản xuất loại
hàng hóa và dịch vụ nào, cạnh tranh trên thị trường nào.
+ Giá cả linh hoạt: trong nền kinh tế thị trường sự thay đổi của giá cả đều
phản ánh sự thay đổi trong tương quan giữa hai thế lực cung và cầu. -
Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường:
+ Thực hiện luật chống độc quyền
+ Bảo vệ quyền sở hữu tài sản
+ Thực thi một chính sách tài khóa và tiền tệ ổn định
+ Bảo đảm sự ổn định về chính trị -
Kinh tế thị trường = hệ thống tự định ( kinh doanh - bán hàng - thu
hồi vốn - tạo lợi nhuận); DN có quyền tự chủ kinh doanh, nhưng phải đối mặt với
rủi ro về khả năng tiêu thụ; rủi ro khủng hoảng thừa tương đối. -
Cơ chế giá ngang: các lực lượng thị trường ( người mua và người bán)
có vị trí ngang bằng tương tác với nhau để hình thành mức giá cân bằng -
Chuyển đổi sang kinh tế thị trường = quá trinhg chuyển từ mực tiêu
chính là sản xuất sang sang kinh doanh. -
Cạnh tranh: đặc điểm cơ bản của kinh tế thị trường -
Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng làm… đau
đầu các doanh nghiệp khác •
Kinh tế hỗn hợp: là một hệ thống kinh tế trong đó đất đai nhà xưởng
và những nguồn lực kinh tế khác được phân chia ngang bằng hơn giữa quyền sở
hữu Chính phủ và tư nhân. Các nền kinh tế hỗn hợp được đặc trung bởi kết hợp
khác nhau giữa thị trường và quản lý kế hoạch hóa tập trung, giữa sở hữu tư nhân
và công cộng các nguồn lực của quốc gia.
Nên kinh tế hốn hợp là một hệ thống kết hợp các khía cạnh của chủ nghĩa
tư bản và chủ nghĩa xã hội. Hệ thống kinh tế hỗn hợp bảo vệ tài sản tư nhân và cho 11
phép mức độ tự do kinh tế trong việc sử dụng vốn, nnhuwng cũng cho phép các
chính phủ can thiệp vào hoạt động kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu xã hội. -
Mục tiêu của nền kinh tế hỗn hợp là nhằm đạt được mức thất
Câu 11: Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia.
Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia là:
- GNP (tổng sản phẩm quốc dân) là tổng hàng hóa và dịch vụ do một
quốc gia tạo ra trong thời kì 1 năm
- GDP ( tổng sản phẩm quốc nội): là giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản
xuất trog phạm vi lãnh thổ của 1 quốc gia trong thời kì 1 năm.
- Thu nhập bình quân trên đầu người: GDP/người, GNP/người.
- Ngang giá sức mua(PPP): sức mua là giá trị hàng hóa và dịch vụ có thể
mua được bằng một đơn vị đồng nội tệ, phản ánh khả năng tương quan
giữa các đồng tiền của hai quốc gia trong việc mua cùng một hàng hóa chính tại hai nước này.
- Chỉ số phát triển con người (HDI) : chủ yếu dựa trên 3 tiêu chí là tuổi
thọ, giáo dục, thu nhập. chỉ tiêu này nhấn mạnh vào khía cạnh con
người của phát triển kinh tế.
C12: Khái niệm, hình thức và lợi ích của thương mại quốc tế.
Khái niệm thương mại quốc tế: là hoạt động mua bán hoặc trao đổi hàng hóa
và dịch vụ vượt qua biên giới của các quốc gia. Các doanh nghiệp kinh doanh tmqt
phảu hoạt động trong môi trường có tính quốc tế và phải thường xuyên đối phó với
những tác động của môi trường này. Các hình thức tmqt:
- Tmqt về hàng hóa: gồm hàng hóa hữu hình và vô hình. Hàng hóa được
cung ứng ra thị trường theo các phương thức: xuất, nhập khẩu hàng hóa;
gia công quốc tế; tái xuất khẩu và chuyển khẩu; - Tmqt về dịch vụ: Lợi ích của tmqt:
- Giúp gia tăng sản xuất, tiêu dùng, tạo công ăn việc làm. Từ đó thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống của các quốc gia tham gia, giúp 12
cải thiện quan hệ, thúc đẩy hòa bình, giảm căng thẳng, đối đầu trên toàn thế giới
- Tmqt giúp người dân trên toàn thế giới có cơ hội lựa chọn lớn đối với
hàng hóa và dịch vụ đó với giá cả thấp hơn.
- Tmqt mở ra cơ hội kinh doanh cho tất cả các doanh nghiệp ở các quốc
gia trên thế giới, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa thị trường và toàn
cầu hóa sản xuất diễn ra với quy mô lớn, phạm vi ngày càng lan rộng và
cường độ ngày càng cao.
C13: Nội dung các lý thuyết thương mại quốc tế cơ bản: Lý thuyết lợi
thế thuyết đối; Lý thuyết lợi thế so sánh; Lý thuyết H-O
1. Chủ nghĩa trọng thương
Được khởi đầu từ thế kỉ XV ở Châu Âu.
Quan điểm của chủ nghĩa trọng thương: các quốc gia cần tích lũy nguồn của
cải tài chính, thường là bằng các kim loại quý như vàng, bạc.
Chủ nghĩa trọng thương khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
Tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương:
- Thứ nhất, các quốc gia có thể tăng lượng của cải của mình bằng cách
duy trì mức thặng dư thương mại – là khi giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu
- Thứ 2, chính phủ phải tích cực can thiệp vào thương mại quốc tế để duy
trì mức thặng dư thương mại.
- Thứ ba, các quôc sgia trọng thương tìm cách biến các vùng lãnh thổ
kém phát triển thành nơi cung cấp nguồn nguyên liệu thô, và đồng thời
thành thị trường tiêu thụ các thành phẩm với giá cao.
2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối
Ra đời vào năm 1776 bởi Adam Smith.
Một quốc gia được coi là có lợi thế tuyệt đối về một sản phẩm nếu có thể
sản xuất và bán sản phẩm đó với chi phí thấp hơn so với bất kì quốc gia nào khác.
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối được xây dựng với hai nội dung chính
- Khẳng định vai trò của cá nhân và hệ thống kinh tế dân doanh. Nếu như
các tác giả trọng thương cho rằng buôn bán chỉ có lợi cho một bên tham
gia và họ ủng hộ một chính sách bảo hộ mậu dịch, thì Adam Smith lại 13
khẳng định rằng thương mại tự do có lợi cho tất cả các quốc gia, và
Chính phủ nên thực hiện chính sách “không can thiệp” vào hoạt động
thương mại quốc tế nói riêng và các hoạt động kinh tế nói chung.
- Khẳng định nguyên tắc phân công lao động để tạo ra nhiều lợi nhuận
làmcơ sở cho sự ra đời của lý thuyết lợi thế tuyệt đối.
- Theo Smith, cơ sở mậu dịch giữa hai quốc gia chính là lợi thế tuyệt đối.
Lợi thế tuyệt đối ở đây là chi phí sản xuất thấp hơn (nhưng chỉ có lao động mà thôi). 3. Lý thuyết H-O
Người sáng lập: Eli Heckscher (vào năm 1919) và Bertil Ohlin (vào năm 1933).
Học thuyết H - o cho rằng: “Trong một nền kinh tế mở, mỗi nước sẽ có lợi
nhất nếu hướng đến việc chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu các hàng hóa mà
việc sản xuất chúng sử dụng nhiều yếu tố có lợi (sẵn có hon và giá rẻ hon), nhập
khẩu những hàng hóa mà việc sản xuất chúng cần nhiều yếu tố có giá đắt hon và
tương đối khan hiếm hon”
Để đánh giá lợi thế so sánh đối với một sản phẩm, người ta phải dựa vào
hai tiêu chí. Thứ nhất, liên quan đến việc đánh giá hàm lượng các yếu tố sản xuất
được coi là rẻ ở nước đó. Thứ hai, là hệ số hiển thị lợi thế so sánh (Coefficient of
Revealed Comparative Advantage - RCA)
Câu 14: Nguyên nhân các chính phủ can th
iệp vào thương mại quốc tế,
các công cụ và biện pháp mà chính phủ có thể sử dụng để: thúc đẩy xuất
khẩu; kiểm soát hoặc hạn chế nhập khẩu.
+Có 3 nhóm lý do để chính phủ các nước can thiệp vào thương mại quốc tế:
Lý do văn hóa: bảo vệ bản sắc và truyền thống dân tộc Lý do chính trị:
- Bảo vệ việc làm cho người dân của quốc gia - Bảo vệ NTD trong nước
- Bảo vệ an ninh quốc phòng cho quốc gia - Trả đũa thương mại
- Tạo lập ảnh hưởng của các quốc gia đối với thế giới Lý do kinh tế:
- Bảo vệ các ngành kinh tế non trẻ
- Theo đuổi chính sách TM chiến lược. 14
+ Các biện pháp thúc đẩy thương mại: 1. Trợ cấp
Cách làm : hỗ trợ tài chính cho các nhà sx trong nước dưới hình thức tiền
mặt và cho vay với lãi suất thấp, miễn giảm thuế và trợ giá
Mục đích: giúp DN trong nước tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
trong nước và ngoài nước Hạn chế:
Kích thích tình trạnh sx ko hiệu quả và tính ỷ lại của người sản xuất trong nước
Nguồn lực có thể bị sdung lãng phí
Người tiêu dùng bị thiệt hại 2. Tài trợ xuất khẩu
Thúc đẩy xuất khẩu bằng cách giúp các DN tài trợ cho hding xuất khẩu của mình
Cách làm: cung cấp các khoản vay với lãi suất thấp, bảo lãnh các khoản
vay của DN, tài trợ quảng cáo hay R&D.
3. Khu vực mậu dịch tự do:
thúc đẩy trao đổi thương mại giữa các quốc gia thông qua việc thành lập khu vực mậu dịch tự do
4. Các tổ chức chuyên trách của Chính phủ
Thành lập các tổ chức chuyên trách nhằm thúc đẩy hđ xuất khẩu( tổ chức xúc tiến tmai)
Tổ chức các chuyến khảo sát thương mại ở nước ngoài.
Thiếp lập các vphong đại diện ở nước ngoài
Quảng cáo về hiệp hội và dn, cung cấp thông tin
Tạo dkien thuận lợi cho nhập khẩu những mặt hàng mà qgia ko sxuat hoặc ko sx được
+ Các công cụ hạn chế thương mại
1. Thuế quan và phi thuế quan 15
- Thuế quan: là khoản tiền mà chính phủ đánh vào mặt hàng được đưa
vào hay đưa ra một nước
Thuế quan xuất khẩu: áp dụng khi giá xk của mặt hàng nào đó thấp hơn
giá thực tế trên thị trường
Thuế quá cảnh: đánh vào những hàng hóa được chuyển ngang qua lãnh
thổ (hầu như đã dc xóa bỏ)
Thuế quan nhập khẩu : adung đối vs hàng hóa nhập khẩu vào 1 qgia + Cách tính
Theo giá trị: xđinh bằng một tỷ lệ % nhất định đối với mức giá hàng nhập khẩu
Theo số kuojwng: trả một khoản tiền nhất định khi nhập khẩu 1 dvi hàng hóa + Lý do đánh thuế nkhau: Bảo vệ sx trong nước
Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
- Hạn ngạch: chính phủ quy điịnh số lượng hàng hóa được đưa vào hay ra
khỏi một nước trong một khoảng thời gian nhất định.
Hạn ngạch nhập khẩu: cphu cung cấp cho các dn trong nước hoặc cho cphu ngoài nước.
+ Mục đích: bảo vệ nhà sx trong nước, tạo sự cạnh tranh giữa các nhà xk nước ngoài.
Hạn ngạch xuất khẩu: cấp cho dn trong nước
+ Mục đích: duy trì mức cung thhichs hợp với thị trường trong nước. giảm
lượng cung trên thị trường thế giới từ đó tăng giá bán.
- Ngoài ra còn có các biện pháp hạn chế tm khác như: hạn ngạch thuế
quan, hạn chế xk tự nguyện, cấm vận thương mại, luật chống phá giá, ….
Câu 15: Khái niệm đầu tư trực tiếp nư
ớc ngoài (FDI). Tác động của
FDI đến nước tiếp nhận và nước đầu tư.
- FDI (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) là một hình thức đầu tư quốc tế trong
đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần vốn đủ lớn đầu tư 16
cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiếm soát dự án đó. - Tác động
Đối với nc đi đầu tư: - Ưu điểm
+ đa số nước chủ đầu tư là nước công nghiệp phát triển, tỷ suất lợi nhuận
đang có xu hướng giảm xuống, kèm theo hiện tượng thừ tương đối vốn. bàng hình
thức đầu tư qte chủ đầu tư mong muốn giảm chi phí sx hạ giá thành spham
nahmfw tăng thu lợi nhuận và tăng GNP.
+ Đầu tư qte khắc phục dc tình trạng lão hóa spham. Nhà đầu tư di chuyển
các máy móc thiết bị đang có nguy cơ lão hóa sang các nước nhận đầu tư
+ giúp chủ đầu tư xây dựng thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định với giá
phải chăng bằng cách khai thác, sử dụng nguyên liệu dồi dào tại các nước nhận đầu tư.
+ giúp chủ đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh bành trướng sức mạnh kinh
tế và nâng cao uy tính chính trị trên trường quốc tế. - Tiêu cực:
+ giảm dòng vốn tiết kiệm và tăng tỷ lệ thất nghiệp trong nước.
+ mất tính cạnh tranh của các hàng hóa + chảy máu ngoại tệ Đối vs nc nhận đầu tư - Ưu điểm:
+ giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế- xã hội( vốn, thất nghiệp, lạm phát)
+ cứu nguy cho các xí nghiệp có nguy cơ bị phá sản do các chủ ddaauf tư mua lại.
+ tăng thu ngân sách dưới hình thức thuế.
+tạo môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại,
giúp các nhà dn trong nước học tập kinh nghiệm nước ngoài để tăng sức cạnh tranh của sp 17
+ chuyển giao công nghệ và kĩ năng quản lý tạo cơ hội tăng năng suất lao
động, thu nhập, giải quyết khó khăn về thất nghiệp - Nhược
+ tăng kcach giữa các vùng giàu, nghèo
+Phụ thuộc vào nguồn vốn FDI và công nghệ nước ngoài
+ảnh hưởng và làm thay đổi văn hóa
+có thể bị du nhập công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm mtrg, khai thác cạn kiệt nguồn lực.
Câu 16: Nguyên nhân các chính phủ can thiệp vào dòng FDI. Những
biện pháp mà chính phủ các nước tiếp nhận và nước đầu tư có thể sử dụng để can thiệp vào FDI. 1. Nguyên nhân
a. Các nước nhận đầu tư:
- Có 2 nguyên nhân cphu can thiệp là cán cân thanh toán và huy động các
nguồn lực cùng những lợi ích từ bên ngoài.
Cán cân thanh toán qte chịu sự chi phối bởi xuất nhập khẩu và fdi của bản
thân nước đó với thế giới bên ngoài. Rất nhiều chính phủ coi việc can thiệp đối với
fdi như là một phương thức hữu hiệu nhằm điều chỉnh và kiểm soát cán cân thanh toán.
Thứ nhất, khi vốn fdi chảy vào đc ghi nhận như mức tăng thêm của cán cân
thanh toán nên các quốc gia đã có thể tạo đà gia tăng cán cân thanh toán từ lương
fdi chuyển vào đầu tiên.
Thứ hai, một số dự án fdi sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, nên vô hình
dung có thể giúp cho việc giảm nkhau và nvay tăng cán cân thanh toán.
Thứ ba, khả năng xk spham của các dự án sxuat mới cũng gây ảnh hưởng
tích cực đối vs cán cân thanh toán.
Bên cạnh đó, cphu huy động các nguồn lực cũng như lợi ích như công
nghệ, kĩ năng qli và ldong. Đầu tư vào cnghe nhằm mục đích tăng năng lực sx hay
tăng khả năng cạnh tranh của 1 qgia. Vì lí do đó, các qgia nhận đầu tư tìm mọi biện
pháp khuyến khích nhập khẩu công nghệ, sau đó cố gắng phát triển những công nghệ của riêng mình. 18 b. Nc đi đầu tư
- Việc đầu tư cho qgia khác sẽ dẫn tới chảy máu nguồn lực của qgia đi
đầu tư. Vì vậy các nguồn lực đc tập trung sdung cho phát triển và tăng
trưởng kinh tế tại chính quốc sẽ ít đi.
- Việc chả ra của dòng vốn fdi có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cán
cân thanh toán của quốc gia đi đầu tư vì lấy mất thị trường xk.
- Việc làm này do fdi tạo ra ở nc sở tại có thể thay thế việc làm tại chính quốc.
- Bên cạnh đó, chính phủ can thiệp cũng để khuyến khích những ngành
công nghiệp bước vào thời kì hoàng hôn và tăng khả năng cạnh tranh lâu dài của quốc gia.
2. Công cụ và chính sách của chính phủ a. Với nc nhận đầu tư - Biện pháp hạn chế:
Sở hữu: cấm, hoặc chỉ thực hiện ở 1 số ngành nhất định, ko sở hữu quá 50% cổ phẩn
Yêu cầu về nội dung hoạt động: tỷ lệ nội địa hóa, tỷ lệ xk, bắt buộc chuyển giao công nghệ
- Biện pháp khuyến khích fdi:
Ưu đãi tài chính: giảm thuế suất hay miễn thuế thu nhập trong 1 tgian
Củng cố cơ sở hạ tầng b. Vs nc đi đầu tư - Hạn chế fdi:
Áp dụng mức thuế suất đánh vào thu nhập tại nước nc ngoài của các
công ty cao hơn mức thuế suất đánh vào thu nhập trong nc
Xử phạt các công ty đầu tư vào 1so quốc gia cụ thể - Khuyến khích: Bảo hiểm rủi ro
Cho vay vốn hoặc bảo lãnh
Miễn thuế cho cty qte đã chịu thuế lợi nhuận thu dc tại nc ngoài hay đưa
ra những ưu đãi thuế dbiet
Gây áp lực chính trị với các quốc gia khác nhằm buộc những quốc gia
ấy nới lỏng hạn chế về đầu tư.
Câu 17: Khái niệm và các cấp độ hội nhập ki nh tế khu vực.
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết, giao lưu, hợp tác giữa nền
kinh tế quốc gia vào nền kinh tế quốc gia khác hay tổ chức kinh tế khu vực và toàn
cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những xu thế lớn và tất yếu trong quá
trình phát triển của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới. 19
Các cấp độ hội nhập ktqt:
Khu vực mậu dịch tự do (AFTA, NAFTA, EFTA) Liên minh hải quan ( Thị trường chung(asean)
Liên minh tiền tệ(khu vực đồng tiền chung châu Âu)
Liên minh kinh tế ( lLiene minh kinh tế EU)
Câu 18: Tác động của hội nhập kinh tế khu vực đến các quốc gia và doanh nghiệp Tác động tích cực
- từng quốc gia thành viên có cơ hội và điều kiện thuận lợi để khai thác
toi ưu lợi thế quốc gia trong phân công lao động quốc tế, từng bước
chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu xuất nhập khẩu theo hướng hiệu
quả hơn; tạo điều kiện và tăng cường phát triển các quan hệ thương mại
và thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu.
- Tạo nên sự ổn định tương đối để cùng phát triển và sự phản ứng linh
hoạt trong việc phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia
thành viên, thúc đẩy việc tạo dựng cơ sở lâu dài cho việc thiết lập và
phát triển các quan hệ song phương, khu vực, và đa phương
- Hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ưu thế về quy mô,
nguồn lực phát triển, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho dân cư và gia tăng phúc lợi xã hội.
- Tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu khoa học công
nghệ, đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế; học hỏi kinh
nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến.
- Tạo điều kiện cho mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật
tự thế giới mới, giúp tăng uy tín và vị thế; tăng khả năng duy trì an ninh,
hoà bình, ổn định và phát triển ở phạm vi khu vực và thế giới.
- Giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia về kinh tế phù
hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế; từ đó tăng tính chủ động, tích cực
trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tác động tiêu cực:
- Tạo ra sức ép cạnh tranh giữa các thành viên khi tham gia hội nhập,
khiến nhiều doanh nghiệp, ngành nghề có thể lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản. 20
- Làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường khu
vực và thế giới. Điều này khiến một quốc gia dễ bị sa lầy vào các cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu hay khu vực.
- Các nước đang và kém phát triển phải đối mặt với nguy cơ trở thành
“bãi rác” công nghiệp của các nước công nghiệp phát triển trên thế giới.
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà
nước theo quan niệm truyền thống.
- Làm tăng nguy cơ bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống bị xói mòn, lấn
át bởi văn hóa nước ngoài.
- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng tình
trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh,
di dân, nhập cư bất hợp pháp.
- Hội nhập không phân phối công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và
nhóm nước khác nhau trong xã hội. Do đó, dễ làm tăng khoảng cách
giàu nghèo, tụt hậu giữa các quốc gia hay tầng lớp dân cư trong xã hội.
Câu 19: Khái niệm, vai trò của thị trường vốn quốc tế đối với các doanh nghiệp
- Khái niệm thị trường vốn quốc tế:
Là một mạng lưới bao gồm các cá nhân, công ty, thể chế tài chính và các
chính phủ tiến hành đầu tư hay vay tiền vượt qua các biên giới quốc gia.
Là nơi chuyển giao hay mua bán vốn với thời hạn trên một năm với những
chủ thể cư trú và không cư trú
Bao gồm những sàn giao dịch chính thức và mạng lưới giao dịch điện tử với
mục đích đầu tư phát triển dài hạn
- Vai trò của thị trường vốn quốc tế
Đối với doanh nghiệp kinh doanh quốc tế:
- Góp phần bổ sung nguồn lực tài chính trung và dài hạn cho các doanh
nghiệp kinh doanh quốc tế
- Đáp ứng khả năng thanh toán của các doanh nghiệp khi tham gia các hoạt động kinh doanh quốc tế
- Giảm chi phí đối với doanh nghiệp đi vay: Khi mức cung tiền được mở
rộng thì chi phí vay mượn sẽ giảm đi 21
Đối với thị trường tài chính quốc tế:
- Góp phần hình thành và phát triển hệ thống thị trường tài chính quốc tế
- Giảm rủi ro đối với người cho vay: thứ nhất, những người đầu tư có nhiều
cơ hội lựa chọn hơn và như vậy giảm bớt rủi ro đầu tư nhờ phân tán nguồn vốn của
mình. Thứ hai, đầu tư vào chứng khoán quốc tế giúp giảm bớt rủi ro đối với người
đầu tư vì giá cả của các chứng khoán đó biến động một cách độc lập với nhau.
- Gia tăng nguồn cung tiền tệ cho những người đi vay: Thị trường vốn quốc
tế là chiếc cầu nối giữa những người đi vay và những người cho vay trên các thị
trường vốn quốc gia khác nhau. Nếu một công ty không thể huy động được vốn từ
những người đầu tư trong nước thì vẫn có thể tiếp cận được nguồn vốn từ những
người đầu tư ở các nước khác thông qua thị trường vốn quốc tế.
Câu 20: Khái niệm, chức năng, đặc điểm và cấu trúc của thị trường ngoại hối. - Khái niệm:
Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch các ngoại tệ và
các phương tiện thanh toán có giá trị như ngoại tệ.
Ngoại tệ: tiền của nc khác lưu thông trong một nước
Các phương tiện thanh toán qte dc ghi bằng ngoại tệ: hối phiếu, lệnh phiếu,
séc, thẻ tín dụng, thư chuyển tiền,….
Đây ko phải là nguồn cung cấp vốn cho các công ty và chủ thể khác mà vai
trò của nó là phục vụ cho các hoạt động tài chính của các công ty nói riêng và các giao dịch qte nói chung. - Đặc điểm:
Hoạt động liên tục suốt ngày đêm Mang tính chất qte
Tỷ giá hối đoái dc xdinh trên cơ sở cung cầu ngoại tệ
Đồng USD dc coi là đồng tiền chu chuyển:
+ Mỹ có quy mô tmai lớn nhất
+ đồng USD ổn định nhất so với các đồng tiền khác
- Cấu trúc thị trg ngoại hối: 22
3 bộ phận là thị trường liên ngân hàng, sở giao dịch ngoại hối và thị trường giao dịch phi tập trung. Thị trg liên ngân hàng.
Thị trường liên ngân hàng là thị trường trong đó các ngân hàng lớn trên thế
giới trao đổi các đồng tiền theo tỉ giá giao ngay và tỉ giá có kì hạn. Thị trường liên
ngân hàng là trung tâm của thị trường ngoại hối.
Thị trường liên ngân hàng không có địa điểm cụ thể mà là một mạng lưới
thông tin liên lạc ngân hàng nối mạng điện tử với nhau và liên kết ngân hàng với
những người môi giới ngoại hoi (foreign exchange broker).
Trên thị trường liên ngân hàng, các ngân hàng hoạt động như là đại lý cho
khách hàng của mình. Ngoài việc chuyển đổi tiền tệ, các ngân hàng còn thực hiện
tư vấn cho khách hàng về chiến lược giao dịch, cung cấp nhiều loại công cụ tiền tệ
khác nhau và các dịch vụ quản trị rủi ro khác. Các ngân hàng còn giúp khách hàng
kiểm soát rủi ro tỉ giá hối đoái bằng cách cung cấp thông tin về những quy định
điều tiết ngoại hối trên khắp thế giới Sở giao dịch ngoại hối
Sở giao dịch ngoại hối là noi chuyên tiến hành các giao dịch ngoại hối giao
sau (currency futures) và quyền chọn ngoại hoi (currency option). Việc mua bán
tiền tệ trên các sở giao dịch này phải thông qua các nhà môi giới chứng khoán,
những người tạo điều kiện cho các giao dịch vận hành tốt hơn bằng cách chuyển và
thực hiện các đặt hàng của khách hàng.
Các giao dịch trên sở giao dịch ngoại hối thường có quy mô nhỏ hơn rất
nhiều so với các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng và quy mô đó cũng khác
nhau tuỳ theo loại tiền tệ.
Thị trường phi tập trung (OTC)
Thị trường phi tập trung là thị trường nơi các bên tham gia mua bán chứng
khoán thẳng với nhau (không niêm yết, không tập trung vào 1 điểm giao dịch)
thông qua mạng máy tính toàn cầu.
Tất cả giao dịch ngoại hối đều có thể diễn ra trên thị trường OTC. Những
chủ thể chính tham gia vào thị trường này là các tổ chức tài chính lớn và các ngân hàng đầu tư. 23
Thị trường phi tập trung tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần
đây do mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh. Trước hết, nó cho phép
các doanh nghiệp có thể tự do tìm kiếm tổ chức nào chào giá tốt nhất (thấp nhất)
khi tiến hành giao dịch. Thứ hai, nó tạo cơ hội thực hiện các giao dịch có tính linh
hoạt theo yêu cầu của khách hàng.\
21. Khái niệm và căn cứ lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế. • Khái niệm :
Chiến lược kinh doanh quốc tế là sự tập hợp các mục tiêu, các chính sách
và kế hoạch hoạt động của một doanh nghiệp nhằm đạt tới một hiệu quả nhất định
trong môi trường kinh doanh toàn cầu. •
Căn cứ lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế :
22. Nội dung, ưu nhược điểm của các chiến lược kinh doanh quốc tế cơ
bản : chiến lược toàn cầu, chiến lược đa quốc gia, chiến lược xuyên quốc gia, chiến lược quốc tế. a. Chiến lược quốc tế : • Nội dung :
– Chuyển giao những sp và kỹ năng có giá trị ra thị trường nước ngoài nơi
các đối thủ cạnh tranh ko có được;
– Thiết lập những hoạt động tạo giá trị quan trọng ở trong nước (R&D)
• Ưu điểm: tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường nước ngoài nhờ năng
lực và sản phẩm vượt trội so với đối thủ • Nhược điểm :
– Khả năng thích ứng thấp
– Ko khai thác được tính kt theo địa điểm
– Ko khai thác được hiệu ứng đường cong KN
– Ko phù hợp với ngành chịu áp lực chi phí cao b. Chiến lược đa quốc gia 24