-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi ôn tập nguyên lý kế toán - Kế toán tài chính | Đại học Lâm Nghiệp
Câu hỏi ôn tập nguyên lý kế toán - Kế toán tài chính | Đại học Lâm Nghiệp được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CÂU HỎI ÔN TẬP
MÔN HỌC: NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
1.Khái niệm, bản chất và vai trò của kế toán?
- Kế toán l việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích thông tin và cung cấp thông tin
kinh t tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dực hình thức giá trị. -
2. Các nguyên tắc của kế toán?
* 7nguyêntắckếtoáncơbản:
Nguyên tắc Cơ sở dồn tích
Nguyên tắc hoạt động liên tục Nguyên tắc giá gốc Nguyên tắc phù hợp Nguyên tắc nhất quán Nguyên tắc thận trọng Nguyên tắc trọng yếu
3. Đối tượng kế toán là gì? Nêu nội dung và cách phân loại đối tượng kế toán? Nêu phương trình kế toán.
- Đối tượng kế toán là các yếu tố mà kế toán phải phản ánh và quản lý trong quá trình
hoạt động của một doanh nghiệp. -
4. Chứng từ kế toán là gì? Các yếu tố cấu thành chứng từ kế toán
- Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
- Yếu tố cơ bản cần phải có để cấu thành nên chứng từ kế toán bao gồm:
Tên gọi và số hiệu chứng từ Ngày tháng năm lập
Tên, địa chỉ bên lập và bên nhận chứng từ
Nội dung nghiệp vụ kinh tế
Các thông số về số lượng, đơn giá, số tiền bằng số, bằng chữ
Chữ ký của những người có liên quan
5. Nêu nội dung về các phương pháp quản lý hàng tồn kho và tính giá xuất kho hàng
tồn kho trong Doanh nghiệp ( Nêu nội dung và công thức)
6. Tài khoản kế toán là gì? Kết cấu của 1 tài khoản kế toán?
- Tài khoản kế toán là phương pháp phân loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối
tượng kế toán để phản ánh một cách thường xuyên liên tục và có hệ thống số hiện có
và tình hình biến động của từng đối tượng kế toán. -
7. Nguyên tắc chung khi ghi chép vào tài khoản kế toán:
- Số ghi tăng (số phát sinh tăng) được ghi ở một bên của tài khoản.
- Số ghi giảm (số phát sinh giảm) được ghi ở bên kia. Ghi Nợ tài khoản là ghi số tiền
vào bên Nợ của tài khoản (bên trái).
- Ghi Có của tài khoản là ghi số tiền vào bên Có của tài khoản (bên phải).
- Số dư của tài khoản (dư cuối kỳ) là số chênh lệch giữa số ghi bên Nợ và bên Có và
giữa số ghi bên Có và bên Nợ. Khi tổng số tiền bên nợ của một tài khoản lớn hơn tổng
số tiền bên có của nó ta có số dư Nợ, ngược lại ta có số dư Có.
- Số dư cuối kỳ được tính như sau: Số dư cuối kỳ (SDCK) = Số dư đầu kỳ (SDĐK) +
Số phát sinh tăng (SPST) – Số phát sinh giảm (SPSG)
8. Nêu nội dung và nguyên tắc ghi chép vào các loại tài khoản trong bảng hệ thống tài khoản?
9. Quan hệ đối ứng tài khoản là gì? Các quan hệ đối ứng tài khoản?
- Quan hệ đối ứng tài khoản là quan hệ giữa tài khoản với nhau biểu thị mối quan hệ
giữa tài sản với tài sản giữa nguồn vốn với nguồn vốn, giữa tài sản với nguồn vốn.
- Các quan hệ đối ứng tài khoản rất nhiều song có thể quy về 4 loại như sau:
+Loại 1: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng tài sản này và làm giảm tài sản khác
Ví dụ: Rút tiền gửi NH về quỹ tiền mặt
+ Loại 2: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng nguồn vốn này và làm giảm nguồn vốn khác
Ví dụ: Vay ngắn hạn ngân hàng trả cho người bán
+ Loại 3: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng 1 khoản tài sản đồng thời làm tăng 1 khoản nguồn vốn
Ví dụ: Được nhà nước cấp vốn kinh doanh bằng tài sản cố định hữu hình
+ Loại 4: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm giảm 1 khoản tài sản đồng thời làm giảm 1
khoản nguồn vốn tương ứng.
Ví dụ: Rút TGNH để trả người bán
10. Định khoản kế toán toán là gì? Các loại tài khoản kế toán?
- Là cách kế toán xác định và ghi chép số tiền của một nghiệp vụ kế toán tài chính phát
sinh vào bên Nợ, bên Có của các Tài khoản kinh tế có liên quan.
- Phân loại định khoản có 2 loại định khoản: định khoản giản đơn và định khoản phức tạp.
Định khoản giản đơn: là loại định khoản nêu lên quan hệ đối ứng của 2 tài khoản kế toán
Định khoản phức tạp: là loại định khoản nêu lên quan hệ đối ứng từ 3 tài khoản
trở lên và gồm 2 loại: định khoản phức tạp thông thường, định khoản phức tạp đặc biệt
+ Định khoản phức tạp thông thường: Là loại định khoản nêu lên quan hệ đối ứng mà
trong đó ghi Nợ một tài khoản đối ứng với Có nhiều tài khoản và ngược lại.
+ Định khoản phức tạp đặc biệt: Là loại định khoản phức tạp mà trong đó nhiều tài
khoản Nợ đối ứng với nhiều tài khoản Có.
11. Khóa tài khoản? Kết chuyển tài khoản, mở lại tài khoản kế toán?
- Khóa tài khoản hay còn gọi là khóa sổ: là chấm dứt việc ghi vào một tài khoản tại
thời điểm đó và còn được gọi là tất toán hay bình toán.
- Việc khóa tài khoản thường được tiến hành vào cuối kỳ kế toán trước khi lập báo cáo kế toán.
- Muốn khóa sổ phải cộng số phát sinh trong kỳ và tính số dư cuối kỳ
- Kết chuyển tài khoản là việc chuyển số tiền phát sinh từ tài khoản này sang một tài khoản khác.
- Việc kết chuyển tài khoản thường được thực hiện vào cuối kỳ kế toán, để tập hợp chi
phí sản xuất kinh doanh phục vụ việc tính giá thành hay để xác định kết quả sản xuất kinh doanh.
- Có 2 trường hợp kết chuyển:
+Từ bên nợ tài khoản này sang bên nợ của tài khoản khác
+ Từ bên có của tài khoản này sang bên có của tài khoản khác - Mở lại tài khoản:
+Vào đầu kỳ sau hoặc năm sau kế toán phải mở sổ kế toán theo danh mục đã quy định.
+Mở lại tài khoản là đem số dư của tài khoản ở cuối kỳ trước ghi vào số dư đầu kỳ này