Nguyên lý kế toán - Kế toán tài chính | Đại học Lâm Nghiệp

Nguyên lý kế toán - Kế toán tài chính | Đại học Lâm Nghiệpđược sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

1. khái niệm, bản chất và vai trò của kế toán
Khái niệm kế toán
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích thông tin và cung cấp thông
tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động, chủ
yếu dưới hình thức giá trị .
Bản chất của kế toán
Hạch toán kế toán (kế toán) là một môn khoa học phản ánh và kiểm tra các
mặt hoạt động kinh tế tài chính ở tất cả các đơn vị, các tổ chức kinh tế xã hội.
Có thể hiểu bản chất của hạch toán cụ thể như sau:
- Đó là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận được gắn kết mật thiết với nhau
để qua đó thu thập thông tin rời rạc và tạo ra thông tin có hệ thống và tổng
hợp, có tính hữu dụng.
- Đó là một hệ thống thông tin về các hoạt động kinh tế - tài chính, một trong
những hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của một
tổ chức mà chủ yếu là các doanh nghiệp.
- Đó là một hệ thống thông tin thuộc về một tổ chức cụ thể nhất định mà cơ
cấu tổ chức vận hành hệ thống phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt động và
yêu cầu quản lý của tổ chức đó.
- Đó là một hệ thống thông tin phải có tính hữu dụng cho các đối tượng sử
dụng ở bên trong đơn vị, nhằm thực hiện các chức năng quản trị và cho các
đối tượng bên ngoài có thể hiểu và đánh giá đúng tình hình tài chính và tình
hình kinh doanh của đơn vị nhằm thực hiện các quyết định kinh doanh.
Vai trò của kế toán
Vai trò của kế toán liên quan đến nhiều mặt hoạt động quản lý và gắn liền với
nhiều đối tượng khác nhau ở bên trong và bên ngoài đơn vị, vai trò của kế
toán được trình bày một cách tổng quát như sau:
- Đối với các đối tượng ở bên trong đơn vị kế toán (các nhà quản trị): Kế toán
là công cụ quan trọng, có tác động trực tiếp và ảnh hưởng lớn đến khả năng và
hiệu quả thực hiện các chức năng quản trị ở đơn vị.
- Đối với các đối tượng ở bên ngoài đơn vị kế toán: kế toán là một phương tiện
không thể thiếu được để các đối tượng này nắm bắt, tìm hiểu, phân tích đánh
giá, kiểm soát hoạt động kinh tế của đơn vị kế toán.
2. các nguyên tắc của kế toán
- Cơ sở dồn tích: theo nguyên tắc này, mọi nghiệp vụ kế toán tài chính của
doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh
thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ
vào thời điểm thu tiền hoặc chi tiền. Báo cáo tài chính được lập trên cở dồn
tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và
tương lai.
Hoạt động liên tục: báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là
doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh
bình thường trong tương lai gần.
- Giá gốc: tài sản được ghi nhận theo giá gốc, giá gốc của tài sản được
tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị
hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Mọi tài sản mà
doanh nghiệp mua vào được tính theo giá vốn thực tế không chịu ảnh hưởng
của giá thị trường.
- Phù hợp: việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi
nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có
liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
- Nhất quán: các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn
phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp
có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do
và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
- Thận trọng: thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập
các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn.
+ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn.
+ Không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và các khoản thu nhập.
+ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí.
+ Doanh thu và thu nhập được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả
năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng
chứng về khả năng phát sinh chi phí. Chỉ được ghi nhận một khoản lãi khi có
chứng từ minh chứng chắc chắn. Ngược lại phải công nhận một khoản lỗ ngay
khi có chứng từ có thể.n quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
3. đối tượng kế toán là gì. nêu nội dung và cách phân loại đối tượng kế toán.
nêu phương trình kế toán
Đối tượng của kế toán là tài sản, nguồn hình thành tài sản, sự vận động của tài
sản qua các quá trình hoạt động của một đơn vị kế toán
Căn cứ vào thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi, toàn bộ tài sản của doanh
nghiệp chia thành 2 loại: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong 1 năm
hoặc 1 chu kỳ kinh doanh. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tồn tại
dưới hình thái tiền tệ, hiện vật (vật tư, hàng hóa) dưới dạng đầu tư ngắn hạn
và các khoản nợ phải thu ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm vốn bằng tiền, các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, các tài sản lưu động
khác...
Tài sản dài hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hửu của
doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển thu hồi vốn trên 1 năm. Tài
sản dài hạn của doanh nghiệp bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản c
định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính, các khoản đầu tư tài chính dài
hạn,...
Theo cách phân loại này thì nguồn hình thành của tài sản gồm:
Nợ phải trả là khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm:
các khoản nợ tiền vay, các khoản nợ phải trả cho người bán, cho Nhà nước,
cho người lao động và các khoản phải trả khác. Nợ phải trả của doanh nghiệp
chia ra thành 2 loại: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn là khoản tiền mà
doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả trong vòng 1 năm. Nợ dài hạn là các
khoản nợ mà thời gian trả nợ trên 1 năm.
Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không phải
cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà
đầu tư góp vốn và hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở
hữu không phải là một khoản nợ.
Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm:
• Vốn đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập hoặc mở rộng doanh nghiệp.
• Vốn được bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cua doanh
nghiệp.
• Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá chưa xử lý và
các quỳ được hình thành trong hoạt động kinh doanh.
phương trình kế toán sau đây
TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN
TỒNG TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
4 chứng từ kế toán là gì. các yếu tố cấu thành chứng từ kế toán.
Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh và đã hoàn thành làm căn cứ ghi sổ kế toán
Yếu tố cấu thành chứng từ
Yếu tố cấu thành chứng từ là các yếu tố bắt buộc phải có trong tất cả các loại
chứng từ, là căn cứ chủ yếu đảm bảo sự chứng minh về tính hợp pháp, hợp lệ
của chứng từ, cơ sở để chứng từ thực hiện chức năng thông tin về kết quả của
nghiệp vụ . Các yếu tố cơ bản bao gồm
+ Tên gọi và số hiệu chứng từ: Khái quát loại nghiệp vụ được chứng từ phản
ánh
+ Tên, địa chỉ của đơn vị, cá nhân có liên quan đến nghiệp vụ: bao gồm tên, địa
chỉ của đơn vị cá nhận lập và nhận chứng từ.
+ Ngày, tháng và năm lập chứng từ: ngày tháng ghi trên chứng từ là yếu tố
quan trọng chứng minh tính hợp lý về mặt thời gian, là căn cứ để xác định thời
gian ghi sổ kế toán, thời gian lưu trữ và hủy chứng từ.
+ Nội dung kinh tế cụ thể của nghiệp vụ: cần ghi đầy đủ, ngắn gọn nhưng phải
đảm bảo tính thông dụng và dễ hiểu.
+ Quy mô của nghiệp vụ về số lượng, giá trị (chỉ tiêu giá trị được viết đồng thời
bằng số và bằng chữ)
+ Tên, chữ ký của người chịu trách nhiệm thi hành và phê duyệt nghiệp vụ:
trên chứng từ tối thiểu phải có hai chữ ký, nhưng đối tượng thực hiện nghiệp
phải ký trực tiếp không được ký qua giấy than. Trong trường hợp liên quan
đến tư cách pháp nhân của đơn vị kế toán thì phải có tên, chữ ký của người
đại diện theo pháp luật của đơn vị và đóng dấu đơn vị.
- Các yếu tố bổ sung: Là yếu tố có vai trò thông tin thêm nhằm làm rõ các đặc
điểm cá biệt, của từng loại nghiệp vụ hay góp phần giảm nhẹ hoặc đơn giản
hóa công tác kế toán
5. Nêu nội dung về các phương pháp quản lý hàng tồn kho và tính giá xuất kho
hàng tồn kho trong doanh nghiệp
Tồn kho
Phương pháp kiểm kê định kỳ
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi thường xuyên
liên tục, số lượng và giá trị xuất, tồn của hàng tồn kho trong kỳ mà định kỳ
hoặc cuối kỳ đi kiểm kê để xác định số lượng và đánh giá giá trị tồn kho cuối kỳ
. Từ đó, kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê để xác định số lượng và giá trị xuất
kho trong kỳ.
Tổng giá trị (số lượng) xuất kho trong kỳ = Giá trị (số lượng) hàng tồn kho đầu
kỳ +Tổng giá trị (số lượng) hàng nhập kho trong kỳ - Tổng giá trị (số lượng)
hàng tồn kho cuối kỳ
Phương pháp kê khai thường xuyên
Là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình
hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán. Vì vậy, giá trị hàng tồn
kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế
toán. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng hoá tồn kho, so
sánh, đối chiếu với số liệu hàng tồn kho trên sổ kế toán.
Giá trị (số lượng) tồn cuối kỳ = Tổng giá trị (số lượng) tồn đầu kỳ + tổng giá trị
(số lượng) nhập trong kỳ - tổng giá trị (số lượng) xuất trong kỳ
* Tính giá hàng tồn kho mua ngoài
Trị giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa mua vào được xác định như
sau:
Trị giá NVL,CCDC= Giá mua + Chi phí mua - Các khoản giảm giá, chiết khấu
Xuất kho
a.Phương pháp bình quân gia quyền
Giá thực tế NVL, hàng hóa xuất kho = Số lượng xuất kho x đơn giá bình quân
Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ
Theo phương pháp này đơn giá xuất kho được xác định vào thời điểm
cuối kỳ theo công thức:
6 Tài khoản kế toán là gì. Kết cấu của 1 tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán là phương pháp phân loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo
từng đối tượng kế toán để phản ánh một cách thường xuyên liên tục và có hệ
thống số hiện có và tình hình biến động của từng đối tượng
Dạng phức tạp
7 Nguyên tắc chung khi ghi chép vào tài khoản kế toán
- Số ghi tăng (số phát sinh tăng) được ghi ở một bên của tài khoản.
- Số ghi giảm (số phát sinh giảm) được ghi ở bên kia.
- Ghi Nợ tài khoản là ghi số tiền vào bên Nợ của tài khoản (bên trái).
- Ghi Có của tài khoản là ghi số tiền vào bên Có của tài khoản (bên phải).
- Số dư của tài khoản (dư cuối kỳ) là số chênh lệch giữa số ghi bên Nợ và bên Có và
giữa số ghi bên Có và bên Nợ. Khi tổng số tiền bên nợ của một tài khoản lớn hơn
tổng số tiền bên có của nó ta có số dư Nợ, ngược lại ta có số dư Có.
- Số dư cuối kỳ được tính như sau:
Số dư cuối kỳ (SDCK) = Số dư đầu kỳ (SDĐK) + Số phát sinh tăng (SPST) –Số phát sinh
giảm (SPSG)
8. Nêu nội dung và nguyên tắc ghi chép vào các loại tài khoản trong bảng hệ thống tài
khoản
9. Quan hệ đối ứng tài khoản là gì. Các quan hệ đối ứng tài khoản
- Quan hệ đối ứng tài khoản là quan hệ giữa tài khoản với nhau biểu thị mối quan hệ
giữa tài sản với tài sản giữa nguồn vốn với nguồn vốn, giữa tài sản với nguồn vốn.
Các quan hệ đối ứng tài khoản rất nhiều song có thể quy về 4 loại như sau:
+Loại 1: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng tài sản này và làm giảm tài sản khác
Ví dụ: Rút tiền gửi NH về quỹ tiền mặt
+ Loại 2: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng nguồn vốn này và làm giảm nguồn vốn
khác
Ví dụ: Vay ngắn hạn ngân hàng trả cho người bán
+ Loại 3: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng 1 khoản tài sản đồng thời làm tăng 1
khoản nguồn vốn
Ví dụ: Được nhà nước cấp vốn kinh doanh bằng tài sản cố định hữu hình
+ Loại 4: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm giảm 1 khoản tài sản đồng thời làm giảm 1
khoản nguồn vốn tương ứng.
Ví dụ: Rút TGNH để trả người bán
10 định khoản kế toán là gì. các loại tài khoản kế toán
Khái niệm định khoản: là việc xác định xem nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào
những tài khoản nào và được ghi với số tiền là bao nhiêu. Định khoản là việc xác định
xem tài khoản nào ghi nợ , tài khoản nào ghi Có, số tiền là bao nhiêu căn cứ vào nội
dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Tài khoản kế toán có nhiều loại song có thể chia tài khoản kế toán thành
các loại sau:
- Loại tài khoản phản ánh tài sản
- Loại tài khoản phản ánh nguồn vốn
- Loại tài khoản phản ánh doanh thu (thu nhập)
- Loại tài khoản phản ánh chi phí
- Loại tài khoản xác định kết quả kinh doanh
11 khóa tài khoản, kết chuyển tài khoản và mở lại tài khoản kế toán.
Khóa tài khoản
Khóa tài khoản hay còn gọi là khóa sổ: là chấm dứt việc ghi vào một tài khoản
tại thời điểm đó và còn được gọi là tất toán hay bình toán.
- Việc khóa tài khoản thường được tiến hành vào cuối kỳ kế toán trước khi lập
báo cáo kế toán.
- Muốn khóa sổ phải cộng số phát sinh trong kỳ và tính số dư cuối kỳ.
kết chuyển tk
Kết chuyển tài khoản là việc chuyển số tiền phát sinh từ tài khoản này sang một tài
khoản khác.
- Việc kết chuyển tài khoản thường được thực hiện vào cuối kỳ kế toán, để tập hợp
chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ việc tính giá thành hay để xác định kết quả sản
xuất kinh doanh.
- Có 2 trường hợp kết chuyển:
+Từ bên nợ tài khoản này sang bên nợ của tài khoản khác
+ Từ bên có của tài khoản này sang bên có của tài khoản khác
mở lại tk
Mở lại tài khoản
- Vào đầu kỳ sau hoặc năm sau kế toán phải mở sổ kế toán theo danh mục đã quy
định.
- Mở lại tài khoản là đem số dư của tài khoản ở cuối kỳ trước ghi vào số dư đầu kỳ
này
| 1/9

Preview text:

1. khái niệm, bản chất và vai trò của kế toán Khái niệm kế toán
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích thông tin và cung cấp thông
tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động, chủ
yếu dưới hình thức giá trị . Bản chất của kế toán
Hạch toán kế toán (kế toán) là một môn khoa học phản ánh và kiểm tra các
mặt hoạt động kinh tế tài chính ở tất cả các đơn vị, các tổ chức kinh tế xã hội.
Có thể hiểu bản chất của hạch toán cụ thể như sau:
- Đó là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận được gắn kết mật thiết với nhau
để qua đó thu thập thông tin rời rạc và tạo ra thông tin có hệ thống và tổng
hợp, có tính hữu dụng.
- Đó là một hệ thống thông tin về các hoạt động kinh tế - tài chính, một trong
những hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của một
tổ chức mà chủ yếu là các doanh nghiệp.
- Đó là một hệ thống thông tin thuộc về một tổ chức cụ thể nhất định mà cơ
cấu tổ chức vận hành hệ thống phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt động và
yêu cầu quản lý của tổ chức đó.
- Đó là một hệ thống thông tin phải có tính hữu dụng cho các đối tượng sử
dụng ở bên trong đơn vị, nhằm thực hiện các chức năng quản trị và cho các
đối tượng bên ngoài có thể hiểu và đánh giá đúng tình hình tài chính và tình
hình kinh doanh của đơn vị nhằm thực hiện các quyết định kinh doanh. Vai trò của kế toán
Vai trò của kế toán liên quan đến nhiều mặt hoạt động quản lý và gắn liền với
nhiều đối tượng khác nhau ở bên trong và bên ngoài đơn vị, vai trò của kế
toán được trình bày một cách tổng quát như sau:
- Đối với các đối tượng ở bên trong đơn vị kế toán (các nhà quản trị): Kế toán
là công cụ quan trọng, có tác động trực tiếp và ảnh hưởng lớn đến khả năng và
hiệu quả thực hiện các chức năng quản trị ở đơn vị.
- Đối với các đối tượng ở bên ngoài đơn vị kế toán: kế toán là một phương tiện
không thể thiếu được để các đối tượng này nắm bắt, tìm hiểu, phân tích đánh
giá, kiểm soát hoạt động kinh tế của đơn vị kế toán.
2. các nguyên tắc của kế toán
- Cơ sở dồn tích: theo nguyên tắc này, mọi nghiệp vụ kế toán tài chính của
doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh
thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ
vào thời điểm thu tiền hoặc chi tiền. Báo cáo tài chính được lập trên cở dồn
tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Hoạt động liên tục: báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là
doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh
bình thường trong tương lai gần.
- Giá gốc: tài sản được ghi nhận theo giá gốc, giá gốc của tài sản được
tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị
hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Mọi tài sản mà
doanh nghiệp mua vào được tính theo giá vốn thực tế không chịu ảnh hưởng của giá thị trường.
- Phù hợp: việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi
nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có
liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
- Nhất quán: các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn
phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp
có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do
và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
- Thận trọng: thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập
các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn.
+ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn.
+ Không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và các khoản thu nhập.
+ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí.
+ Doanh thu và thu nhập được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả
năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng
chứng về khả năng phát sinh chi phí. Chỉ được ghi nhận một khoản lãi khi có
chứng từ minh chứng chắc chắn. Ngược lại phải công nhận một khoản lỗ ngay
khi có chứng từ có thể.n quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
3. đối tượng kế toán là gì. nêu nội dung và cách phân loại đối tượng kế toán.
nêu phương trình kế toán
Đối tượng của kế toán là tài sản, nguồn hình thành tài sản, sự vận động của tài
sản qua các quá trình hoạt động của một đơn vị kế toán
Căn cứ vào thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi, toàn bộ tài sản của doanh
nghiệp chia thành 2 loại: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong 1 năm
hoặc 1 chu kỳ kinh doanh. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tồn tại
dưới hình thái tiền tệ, hiện vật (vật tư, hàng hóa) dưới dạng đầu tư ngắn hạn
và các khoản nợ phải thu ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm vốn bằng tiền, các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, các tài sản lưu động khác...
Tài sản dài hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hửu của
doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển thu hồi vốn trên 1 năm. Tài
sản dài hạn của doanh nghiệp bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố
định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính, các khoản đầu tư tài chính dài hạn,...
Theo cách phân loại này thì nguồn hình thành của tài sản gồm:
Nợ phải trả là khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm:
các khoản nợ tiền vay, các khoản nợ phải trả cho người bán, cho Nhà nước,
cho người lao động và các khoản phải trả khác. Nợ phải trả của doanh nghiệp
chia ra thành 2 loại: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn là khoản tiền mà
doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả trong vòng 1 năm. Nợ dài hạn là các
khoản nợ mà thời gian trả nợ trên 1 năm.
Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không phải
cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà
đầu tư góp vốn và hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở
hữu không phải là một khoản nợ.
Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm:
• Vốn đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập hoặc mở rộng doanh nghiệp.
• Vốn được bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cua doanh nghiệp.
• Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá chưa xử lý và
các quỳ được hình thành trong hoạt động kinh doanh.
phương trình kế toán sau đây
TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN
TỒNG TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
4 chứng từ kế toán là gì. các yếu tố cấu thành chứng từ kế toán.
Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh và đã hoàn thành làm căn cứ ghi sổ kế toán
Yếu tố cấu thành chứng từ
Yếu tố cấu thành chứng từ là các yếu tố bắt buộc phải có trong tất cả các loại
chứng từ, là căn cứ chủ yếu đảm bảo sự chứng minh về tính hợp pháp, hợp lệ
của chứng từ, cơ sở để chứng từ thực hiện chức năng thông tin về kết quả của
nghiệp vụ . Các yếu tố cơ bản bao gồm
+ Tên gọi và số hiệu chứng từ: Khái quát loại nghiệp vụ được chứng từ phản ánh
+ Tên, địa chỉ của đơn vị, cá nhân có liên quan đến nghiệp vụ: bao gồm tên, địa
chỉ của đơn vị cá nhận lập và nhận chứng từ.
+ Ngày, tháng và năm lập chứng từ: ngày tháng ghi trên chứng từ là yếu tố
quan trọng chứng minh tính hợp lý về mặt thời gian, là căn cứ để xác định thời
gian ghi sổ kế toán, thời gian lưu trữ và hủy chứng từ.
+ Nội dung kinh tế cụ thể của nghiệp vụ: cần ghi đầy đủ, ngắn gọn nhưng phải
đảm bảo tính thông dụng và dễ hiểu.
+ Quy mô của nghiệp vụ về số lượng, giá trị (chỉ tiêu giá trị được viết đồng thời bằng số và bằng chữ)
+ Tên, chữ ký của người chịu trách nhiệm thi hành và phê duyệt nghiệp vụ:
trên chứng từ tối thiểu phải có hai chữ ký, nhưng đối tượng thực hiện nghiệp
phải ký trực tiếp không được ký qua giấy than. Trong trường hợp liên quan
đến tư cách pháp nhân của đơn vị kế toán thì phải có tên, chữ ký của người
đại diện theo pháp luật của đơn vị và đóng dấu đơn vị.
- Các yếu tố bổ sung: Là yếu tố có vai trò thông tin thêm nhằm làm rõ các đặc
điểm cá biệt, của từng loại nghiệp vụ hay góp phần giảm nhẹ hoặc đơn giản hóa công tác kế toán
5. Nêu nội dung về các phương pháp quản lý hàng tồn kho và tính giá xuất kho
hàng tồn kho trong doanh nghiệp Tồn kho
Phương pháp kiểm kê định kỳ
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi thường xuyên
liên tục, số lượng và giá trị xuất, tồn của hàng tồn kho trong kỳ mà định kỳ
hoặc cuối kỳ đi kiểm kê để xác định số lượng và đánh giá giá trị tồn kho cuối kỳ
. Từ đó, kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê để xác định số lượng và giá trị xuất kho trong kỳ.
Tổng giá trị (số lượng) xuất kho trong kỳ = Giá trị (số lượng) hàng tồn kho đầu
kỳ +Tổng giá trị (số lượng) hàng nhập kho trong kỳ - Tổng giá trị (số lượng) hàng tồn kho cuối kỳ
Phương pháp kê khai thường xuyên
Là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình
hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán. Vì vậy, giá trị hàng tồn
kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế
toán. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng hoá tồn kho, so
sánh, đối chiếu với số liệu hàng tồn kho trên sổ kế toán.
Giá trị (số lượng) tồn cuối kỳ = Tổng giá trị (số lượng) tồn đầu kỳ + tổng giá trị
(số lượng) nhập trong kỳ - tổng giá trị (số lượng) xuất trong kỳ
* Tính giá hàng tồn kho mua ngoài
Trị giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa mua vào được xác định như sau:
Trị giá NVL,CCDC= Giá mua + Chi phí mua - Các khoản giảm giá, chiết khấu Xuất kho
a.Phương pháp bình quân gia quyền
Giá thực tế NVL, hàng hóa xuất kho = Số lượng xuất kho x đơn giá bình quân
Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ
Theo phương pháp này đơn giá xuất kho được xác định vào thời điểm cuối kỳ theo công thức:
6 Tài khoản kế toán là gì. Kết cấu của 1 tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán là phương pháp phân loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo
từng đối tượng kế toán để phản ánh một cách thường xuyên liên tục và có hệ
thống số hiện có và tình hình biến động của từng đối tượng Dạng phức tạp
7 Nguyên tắc chung khi ghi chép vào tài khoản kế toán
- Số ghi tăng (số phát sinh tăng) được ghi ở một bên của tài khoản.
- Số ghi giảm (số phát sinh giảm) được ghi ở bên kia.
- Ghi Nợ tài khoản là ghi số tiền vào bên Nợ của tài khoản (bên trái).
- Ghi Có của tài khoản là ghi số tiền vào bên Có của tài khoản (bên phải).
- Số dư của tài khoản (dư cuối kỳ) là số chênh lệch giữa số ghi bên Nợ và bên Có và
giữa số ghi bên Có và bên Nợ. Khi tổng số tiền bên nợ của một tài khoản lớn hơn
tổng số tiền bên có của nó ta có số dư Nợ, ngược lại ta có số dư Có.
- Số dư cuối kỳ được tính như sau:
Số dư cuối kỳ (SDCK) = Số dư đầu kỳ (SDĐK) + Số phát sinh tăng (SPST) –Số phát sinh giảm (SPSG)
8. Nêu nội dung và nguyên tắc ghi chép vào các loại tài khoản trong bảng hệ thống tài khoản
9. Quan hệ đối ứng tài khoản là gì. Các quan hệ đối ứng tài khoản
- Quan hệ đối ứng tài khoản là quan hệ giữa tài khoản với nhau biểu thị mối quan hệ
giữa tài sản với tài sản giữa nguồn vốn với nguồn vốn, giữa tài sản với nguồn vốn.
Các quan hệ đối ứng tài khoản rất nhiều song có thể quy về 4 loại như sau:
+Loại 1: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng tài sản này và làm giảm tài sản khác
Ví dụ: Rút tiền gửi NH về quỹ tiền mặt
+ Loại 2: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng nguồn vốn này và làm giảm nguồn vốn khác
Ví dụ: Vay ngắn hạn ngân hàng trả cho người bán
+ Loại 3: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng 1 khoản tài sản đồng thời làm tăng 1 khoản nguồn vốn
Ví dụ: Được nhà nước cấp vốn kinh doanh bằng tài sản cố định hữu hình
+ Loại 4: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm giảm 1 khoản tài sản đồng thời làm giảm 1
khoản nguồn vốn tương ứng.
Ví dụ: Rút TGNH để trả người bán
10 định khoản kế toán là gì. các loại tài khoản kế toán
Khái niệm định khoản: là việc xác định xem nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào
những tài khoản nào và được ghi với số tiền là bao nhiêu. Định khoản là việc xác định
xem tài khoản nào ghi nợ , tài khoản nào ghi Có, số tiền là bao nhiêu căn cứ vào nội
dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Tài khoản kế toán có nhiều loại song có thể chia tài khoản kế toán thành các loại sau:
- Loại tài khoản phản ánh tài sản
- Loại tài khoản phản ánh nguồn vốn
- Loại tài khoản phản ánh doanh thu (thu nhập)
- Loại tài khoản phản ánh chi phí
- Loại tài khoản xác định kết quả kinh doanh
11 khóa tài khoản, kết chuyển tài khoản và mở lại tài khoản kế toán. Khóa tài khoản
Khóa tài khoản hay còn gọi là khóa sổ: là chấm dứt việc ghi vào một tài khoản
tại thời điểm đó và còn được gọi là tất toán hay bình toán.
- Việc khóa tài khoản thường được tiến hành vào cuối kỳ kế toán trước khi lập báo cáo kế toán.
- Muốn khóa sổ phải cộng số phát sinh trong kỳ và tính số dư cuối kỳ. kết chuyển tk
Kết chuyển tài khoản là việc chuyển số tiền phát sinh từ tài khoản này sang một tài khoản khác.
- Việc kết chuyển tài khoản thường được thực hiện vào cuối kỳ kế toán, để tập hợp
chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ việc tính giá thành hay để xác định kết quả sản xuất kinh doanh.
- Có 2 trường hợp kết chuyển:
+Từ bên nợ tài khoản này sang bên nợ của tài khoản khác
+ Từ bên có của tài khoản này sang bên có của tài khoản khác mở lại tk Mở lại tài khoản
- Vào đầu kỳ sau hoặc năm sau kế toán phải mở sổ kế toán theo danh mục đã quy định.
- Mở lại tài khoản là đem số dư của tài khoản ở cuối kỳ trước ghi vào số dư đầu kỳ này