-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi ôn tập nhập môn học luật ?
Tài liệu học tập môn lý luận nhà nước và pháp luật tại trường đại học kinh tế - luật, Đại học thành phố Hồ Chí Minh giúp bạn học tập
Lý luận nhà nước và pháp luật (LL21) 8 tài liệu
Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 1.4 K tài liệu
Câu hỏi ôn tập nhập môn học luật ?
Tài liệu học tập môn lý luận nhà nước và pháp luật tại trường đại học kinh tế - luật, Đại học thành phố Hồ Chí Minh giúp bạn học tập
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (LL21) 8 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 1.4 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD| 36207943
Câu 1: Quan niệm của anh/chị về pháp luật? Trình bày và phân tích các hình thức của
pháp luật Việt Nam. Theo em:
- Pháp luật được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của nhà nước và
phản ánh những nhu cầu xã hội khách quan, điển hình, phổ biến để điều chỉnh các quan hệ
xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, phù hợp với lý trí, lẽ công bằng, với các
quyền tự nhiên của con người thông qua việc kiểm nghiệm từ trong thực tiễn.
- Các hình thức của pháp luật Việt Nam:
Văn bản quy phạm pháp luật
- Là văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp
luật quy định trong đó có chứa đụng các quy phạm pháp luật, các quy tắc xử sự chung để
điều chỉnh các mối quan hệ
- Ưu điểm: tính chính xác, tính rõ ràng, tính đơn giản trong việc ban hành hoặc sửa đổi
- Là hình thức chủ yếu và quan trọng hàng đầu của pháp luật
- Các loại văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta được quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật năm 2015. - Văn bản luật: + Hiến pháp + Bộ luật, luật
+ Nghị quyết của Quốc hội - Văn bản dưới luật: + Pháp lệnh + Nghị quyết
+ Nghị quyết liên tịch + Thông tư + Thông tư liên tịch Luật tập quán
- Là những quy tắc bắt buộc cho tất cả các thành viên trong cộng đồng nhất định, là những
khuôn mẫu bắt buộc chỉ rõ những gì mà các thành viên được hoặc không được làm.
- Luật tập quán là một thói quen hình thành từ đời sống hay từ truyền thống văn hóa xã hội
trong một thời gian dài, thói quen này được thiết lập bởi cộng đồng và trở thành khuôn mẫu lOMoARcPSD| 36207943
của hành vi mà trong đó quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong cộng đồng được chấp
nhận và tuân thủ một cách tự giác.
- Chỉ xuất hiện khi hành vi thông thường trở thành một hành vi mang tính cưỡng chế được
chấp nhận và tuân thủ bởi các chủ thể của cộng đồng.
- Luật tập quán hay còn được gợi là “tập quán pháp”. Điều kiện quan trọng để tập quán trở
thành tập quán hay luật tập quán là được nhà nước nâng lên thành nhưungx quy tắc xử sự
chung và được nhà nước đảm bảo thực hiện
- Luật tập quán thường được sử dụng như một nguồn hỗ trợ cho văn bản pháp luật do nhà
nước ban hành, góp phần điều chỉnh quan hệ xã hội trong một địa phương.
- Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tập quán quốc tế được vận dụng để xây dựng các quy
phạm pháp luật hoặc được thừa nhận như những quy định bắt buộc trong trường hợp pháp
luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về vần đề đó. Điều này có thể gặp ở trong các bộ
luật, luật, đặc biệt là những phần quy định về các quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài
hoặc quan hệ với nước ngoài, chẳng hạn trong Luật thương mại, Luật hàng hải, Luật hàng không... Án lệ
- Án lệ là những phán quyết (đã được tuyên bởi tòa án) mang giá trị quyền uy, vì nó được
quyết định bởi thẩm phán và có giá trị thực tiễn cao.
- Án lệ không phải là các quy phạm pháp luật, nhưng án lệ làm sáng tỏ các câu hỏi về pháp
luật, từ đó án lệ đóng vai trò là cơ sở để thẩm phán giải quyết các vụ việc xảy ra sau đó.
- Là một nguồn pháp luật quan trọng trong hệ thống pháp luật nhiều quốc gia, có 2 nhiệm vụ:
một mặt giải thích pháp luật, và một mặt dự bị các cuộc cải cách về pháp luật
- Nguồn của án lệ đến từ lý lẽ ở văn bản tố tụng của cơ quan xét xử khắp cả nước, trở thành
ánlệ thông qua thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao, được lựa chọn bởi Hội đồng Thẩm
phán và công bố bởi Chánh án.
- Án lệ là một bộ phận của pháp luật, được xem xét để áp dụng trong tố tụng xét xử mọi lĩnh
vực pháp luật ở Việt Nam, gồm dân sự, hình sự, hành chính, lao động, kinh doanh thương
mại và hôn nhân gia đình.
- Hiện tại Việt Nam có 43 án lệ
Câu 2:Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích? (4 điểm)
a. Tất cả các nhà nước trong lịch sử ra đời đều do xuất hiện chế độ tư hữu và đấu
tranh giai cấp.
b. Các quyết định của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ
biểu quyết tán thành.
c. Hành vi pháp lý là hành động cụ thể của một chủ thể quan hệ pháp luật.
d. Vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý. lOMoARcPSD| 36207943 Bài làm
a. Sai vì không phải tất cả các nhà nước trong lịch sử ra đời đều do xuất hiện chế độ tư hữu
và đấu tranh giai cấp .Nguồn gốc của Nhà nước được thể hiện và giải giải thích thông qua các
học thuyết giải thích nguồn gốc ra đời, được chia làm 2 nhóm chính là:
Quan điểm phi Mác-xít về về nguồn gốc nhà nước (thuyết thần học, phái quân quyền, phái
giáo quyền, phái dân quyền,....)
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-lênin về nguồn gốc của nhà nước: -
Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất là cơ sở làm thay đổi phương thức
sản xuất cộng sản nguyên thủy -
Sự phát triển của sản xuất đã kéo theo quá trình thay đổi các hoạt động kinh tế- xã hội -
Do sự phát triển của các quan hệ hôn nhân, láng giềng cùng với nhu cầu liên kết để sản xuất, giao lưu. -
Sự phân hóa xã hội ngày càng tiếp diễn và gay gắt
=> Tóm lại, sự hình thành của các nhà nước và quá trình đấu tranh giai cấp có thể là một phần
của lịch sử xã hội, nhưng không thể tổng quát rằng tất cả các nhà nước trong lịch sử đều xuất
phát từ chế độ tư hữu và đấu tranh giai cấp.
b. Đúng vì theo Điều 35 Luật Tổ chức Chính phủ, các quyết định của Chính phủ phải được
quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Trong trường hợp biểu quyết
ngang nhau, thì thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng đã biểu quyết. c. Sai. Vì: -
mọi cá nhân- công dân từ khi sinh ra được pháp luật công nhận là có nặng lực pháp
luật, khả năng có quyền và có nghĩa vụ pháp lý -
Cá nhân công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân
sự đầy đủ. Cá nhân - công dân từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, tham gia các quan
hệ pháp luật, xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phải được sự đồng ý của người đại diện
theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Vậy hành vi pháp lý là những sự kiện xảy ra theo ý chí của con người, biểu hiện ở dàng hành
vi hành động hoặc không hành động không phải là một hành động cụ thể của một chủ thể pháp luật.
Cho nên, hành vi pháp lý không phải là hành động cụ thể của một chủ thể quan hệ pháp luật.
d. Đúng vì theo khái niệm Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có
năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến các quan hệ xã hội
được pháp luật bảo vệ. Điều này ám chỉ rằng người vi phạm pháp luật phải có khả năng nhận
thức và hiểu biết về hành vi của mình, đồng thời có khả năng chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi đó.