Câu hỏi ôn tập Pháp luật đại cương
Câu hỏi ôn tập Pháp luật đại cương
Môn: Pháp Luật Đại Cương (HUHA)
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Chức năng và bộ máy nhà nước:
Bản chất của nhà nước:
- Tổ chức xã hội và quyền lực trong xã hội cộng sản nguyên thủy:
Xã hội loài người đã phải trải qua một thời kỳ không có nhà nước và pháp luật, đó là thời kỳ cộng sản nguyên thủy. Trong thời kỳ này, do trình độ phát triển hết sức thấp kém của lực lượng sản xuất cho nên con người cùng sống chung, cùng lao động, và cùng hưởng thụ những thành quả do lao động chung mang lại. Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, xã hội không phân biệt kẻ giàu người nghèo, không có sự phân chia thành giai cấp.
Cơ sở kinh tế của xã hội cộng sản nguyên thủy tạo ra hình thức tổ chức xã hội là thị tộc-tổ chức cơ sở đầu tiên của xã hội loài người. Thị tộc là một tổ chức lao động sản xuất, một bộ máy kinh tế xã hội. Sự phát triển của xã hội cộng với các yếu tố tác động khác đòi hỏi thị tộc phải mở rộng quan hệ với các thị tộc khác, dẫn đến sự xuất hiện các bào tộc và bộ lạc bao gồm nhiều bào tộc hợp thành.
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, quyền lực chưa tách khỏi xã hội mà gắn liền với xã hội, hòa nhập với xã hội. Để tổ chức và quản lý thị tộc, xã hội đã hình thành chính thức Hội đồng thị tộc bao gồm tất cả những người lớn tuổi trong thị tộc với quyền hạn rất lớn. Tổ chức quản lý bào tộc là hội đồng bào tộc bao gồm các tù trưởng, thủ lĩnh quân sự của các thị tộc, với các nguyên tắc tổ chức quyền lực tương tự như nguyên tắc tổ chức quyền lực của thị tộc nhưng có sự tập trung cao hơn. Hội đồng bộ lạc là hình thức tổ chức quản lý của bộ lạc với nguyên tắc tổ chức quyền lực tương tự như thị tộc và bào tộc nhưng mức độ quyền lực cao hơn nữa. Như vậy, trong xã hội cộng sản nguyên thủy đã xuất hiện và tồn tại quyền lực nhưng đó là quyền lực xã hội xuất phát từ xã hội và phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội. Những người đứng đầu thị tộc, bào tộc, bộ lạc không có đặc quyền, đặc lợi nào, họ cùng sống, cùng lao động và hưởng thụ như mọi thành viên khác và chịu kiểm tra của cộng đồng.
- Phân chia giai cấp và sự xuất hiện nhà nước:
Sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội đã làm thay đổi cơ cấu tổ chức xã hội của xã hội cộng sản nguyên thủy. Sau ba lần phân công lao động xã hội, chế độ tư hữu xuất hiện đã phân chia xã hội thành kẻ giàu, người nghèo, hình thành hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Một xã hội mới với sự phân chia giai cấp và sự đấu tranh giai cấp đòi hỏi phải có một tổ chức quyền lực mới, ngõ hầu có thể dập tắt được các cuộc xung đột giai cấp, tổ chức quyền lực đó là nhà nước. Như vậy, nhà nước xuất hiện một cách khách quan, “một lực lượng nảy sinh từ xã hội, một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng trật tự.”
Nhà nước ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc. Bản chất giai cấp của nhà nước thể hiện trước hết ở chỗ, nhà nước là bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp thống trị, là công cụ sắc bén để duy trì sự thống trị giai cấp. Trong các xã hội bóc lột; nhà nước của giai cấp bóc lột (nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản) đều có bản chất chung là bộ máy thực hiện nền chuyên chính của giai cấp bóc lột là giai cấp chiếm thiểu số trong xã hội. Ngược lại, các nhà nước xã hội chủ nghĩa là bộ máy củng cố địa vị lãnh đạo và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, lực lượng chiếm đa số trong xã hội, trấn áp những lực lượng thống trị cũ đã bị lật đổ và những phần tử chống đối, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, bình đẳng. Mặt khác, trong xã hội có giai cấp, nhà nước không chỉ là người đại diện cho giai cấp thống trị, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, mà ở một mức độ nhất định, còn là người đại diện cho lợi ích chung của xã hội. Nói một cách khác, bên cạnh tính giai cấp là mặt cơ bản thể hiện bản chất của nhà nước, thì tính xã hội cũng là một đặc trưng về bản chất của nhà nước.
Đặc điểm của nhà nước:
So với các tổ chức khác trong xã hội, nhà nước có những đặc điểm sau đây:
Một là, nhà nước thiết lập một quyền lực công đặc biệt. Để thực hiện quyền lực, nhà nước có đội ngũ công chức chuyên làm nhiệm vụ quản lý; họ được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước và hình thành một bộ máy cưỡng chế để duy trì địa vị của giai cấp thống trị.
Hai là, nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ, thành các đơn vị hành chính không phụ thuộc chính kiến, huyết thống, giới tính, nghề nghiệp v.v…Việc phân chia này quyết định phạm vi tác động của nhà nước trên quy mô rộng lớn nhất.
Ba là, nhà nước có chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị-pháp luật đối ngoại, không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
Bốn là, nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bẳng pháp luật đối với toàn xã hội. Là người đại diện chính thống cho xã hội, nhà nước thực hiện sự quản lý xã hội bằng pháp luật-các quy định do chính nhà nước đặt ra và bắt buộc mọi người thực hiện.
Chức năng nhà nước:
Chức năng nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra cho nhà nước.
Căn cứ vào phạm vi hoạt động, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng đối nội và đối ngoại. Chức năng đối nội là những hoạt động chủ yếu trong nội bộ đất nước: như đảm bảo trật tự an toàn xã hội, trấn áp những phần tử chống đối, bảo vệ chế độ chính trị- xã hội, xây dựng và phát triển đất nước
v.v…Chức năng đối ngoại thể hiện những mặt hoạt động của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước trên thế giới và các dân tộc khác như: phòng thủ đất nước, chống sự xâm lược từ bên ngoài, thiết lập mối giao bang với các quốc gia khác.
2. Kiểu nhà nước và hình thức nhà nước:
- Kiểu nhà nước
Kiểu nhà nước là tổng thể các dấu hiệu cơ bản đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế-xã hội nhất định. Lịch sử xã hội có giai cấp đã tồn tại 4 hình thái kinh tế-xã hội: chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa. Tương ứng với bốn hình thái kinh tế-xã hội đó là bốn kiểu nhà nướckiểu nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Các kiểu nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản tuy có những đặc điểm riêng về bản chất, nhiệm vụ, chức năng, nhưng đều mang một đặc điểm chung-kiểu nhà nước bóc lột. Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa có sứ mệnh lịch sử là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội.
Phạm trù “kiểu nhà nước” không những chỉ ra điểm đặc thù của nhà nước mà còn cho thấy xu hướng phát triển của chúng. Cũng như sự thay thế các hình thái kinh tế-xã hội, sự thay thế kiểu nhà nước này bằng một kiểu nhà nươc khác là một quá trình lịch sử tự nhiên. Đó là quá trình tất yếu khách quan, được thực hiện thông qua một cuộc cách mạng xã hội. Kiểu nhà nước sau bao giờ cũng tiến bộ và hoàn thiện hơn kiểu nhà nước trước nhưng vẫn có sự thừa kế nhất định.
- Hình thức nhà nước:
Hình thức nhà nước nói lên cách tổ chức quyền lực nhà nước, phương thức chuyển ý chí của giai cấp thống trị thành ý chí của nhà nước. Đó là cách tổ chức bộ máy nhà nước, trình tự thành lập các cơ quan nhà nước, xác định vị trí, vai trò của mỗi cơ quan nhà nước đối với việc thực hiện quyền lực chính trị, quy định mối quan hệ giữu các cơ quan nhà nước với nhau cũng như việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước trên phạm vi quốc gia và trên phạm vi từng vùng, từng địa phương của quốc gia. Hình thức nhà nước do bản chất của nhà nước quy định
Hình thức nhà nước bao gồm hai yếu tố: hình thức chính thể và hình thức cấu trúc. Ngoài ra, chế độ chính trị cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hình thức nhà nước.
a. Hình thức chính thể là cách thức tổ chức và trình tự thành lập các cơ quan có quyền lực cao nhất của nhà nước cung với mối quan hệ giữu các cơ quan đó. Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa:
Chính thể quân chủ là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hoặc một phần vào tay người đứng đầu nhà nước (nguyên thủ quốc gia) hình thành theo nguyên tắc truyền ngôi (thế tập). Vua, Hoàng đế, Quốc trưởng là nguyên thủ quốc gia của các nước theo chính thể này. Nhà nước theo chính thể quân chủ gọi là nhà nước quân chủ. Chính thể quân chủ được chia thành quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế.
Quân chủ tuyệt đối là hình thức chính thể quân chủ, trong đó nguyên thủ quốc gia (Vua, Hoàng đế) có quyền lực vô hạn.
Trong các nhà nước theo chính thể quân chủ hạn chế thì quyền lực tối cao được trao một phần cho người đứng đầu nhà nước, còn một phần được trao cho một cơ quan cao cấp khác (như nghị viện trong nhà nước tư sản hoắc hội nghị đại diện đẳng cấp trong nhà nước phong kiến). Chính thể quân chủ hạn chế trong các nhà nước tư sản gọi là quân chủ lập hiến (quân chủ đại nghị). Trong các nhà nước tư sản theo chính thể quân chủ đại nghị, quyền lực của nguyên thủ quốc gia (Vua, Hoàng đế) bị hạn chế rất nhiều. Với tư cách nguyên thủ quốc gia, nhà Vua chỉ mang tính chất tượng trưng, đại diện cho truyền thống, sự thống nhất của quốc gia, không có nhiều quyền hành trong thực tế, “nhà Vua trị vì nhưng không cai trị”. Chính thể quân chủ lập hiến theo mô hình đại nghị đang tồn tại ở nhiều nước tư bản phát triển như Nhật Bản, Vương quốc Anh, Thụy Điển v.v… do những nguyên nhân lịch sử nhất định.
Chính thể cộng hòa là hình thức chính thể, trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời hạn nhất định. Nhà nước theo chính thể cộng hòa được gọi là nhà nước cộng hòa. Chính thể cộng hòa có hai hình thức chủ yếu là cộng hòa quý tộc và cộng hòa dân chủ. Cộng hòa quý tộc là hình thức chính thể, trong đó cơ quan đại diện là do giới quý tộc bầu ra. Chính thể này chỉ tồn tại ở kiểu nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến. Cộng hòa dân chủ là hình thức chính thể, trong đó người đại diện là do dân bầu ra. Chính thể này tồn tại ở tất cả bốn kiểu nhà nước đã có trong lịch sử, với khái niệm dân chủ rất “khác nhau”. Chính thể cộng hòa dân chủ là hình thức tổ chức chính quyền nhà nước phổ biến nhất hiện nay ở các nhà nước tư sản. Chính thể cộng hòa tư sản có hai biến dạng: cộng hòa đại nghị và cộng hòa tổng thống.
Trong chính thể cộng hòa đại nghị, nghị viện là một thiết chế quyền lực trung tâm. Nghị viện có vị trí, vai trò rất lớn trong cơ chế thực thi quyền lực nhà nước. Ở đây, nguyên thủ quốc gia
(Tổng thống) do nghị viện bầu ra, chịu trách nghiệm trước nghị viện. Chính phủ do các đảng chính trị chiếm đa số ghế trong nghị viện thành lập và chịu trách nhiệm trước nghị viện, nghị viện có thể bỏ phiếu không tín nhiệm Chính phủ. Vì vậy, trong các nước này, nghị viện có khả năng thực tế kiểm tra các hoạt động của chính phủ còn Tổng thống hầu như không trực tiếp tham gia giải quyết các công việc của đất nước. Hiện nay, Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Áo, Cộng hòa Italia,…là những nước tổ chức theo chính thể cộng hòa đại nghị.
Trong chính thể cộng hòa Tổng thống, nguyên thủ quốc gia (Tổng thống) có vị trí và vai trò rất quan trọng. Tổng thống do nhân dân trực tiếp (hoặc gián tiếp thông qua đại cử tri) bầu ra. Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu Chính phủ. Chính phủ không phải do nghị viện thành lập. Các thành viên Chính phủ do Tổng thống bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Tổng thống. Ở các nước theo chính thể cộng hòa Tổng thống, sự phân định giữu các quyền lập pháp và hành pháp rất rõ ràng: Tổng thống và các Bộ trưởng có toàn quyền trong lĩnh vực hành pháp, nghị viện có quyền lập pháp; nghị viện không có quyền lật đổ Chính phủ, Tổng thống không có quyền giải tán nghị viện trước thời hạn. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và một số nước Châu Mỹ-La tinh là những quốc gia tổ chức nhà nước theo chính thể cộng hòa tổng thống.
Ngoài chính thể cộng hòa đại nghị và cộng hòa tổng thống, hiện nay còn tồn tại một hình thức cộng hòa “lưỡng tính” nghĩa là vừa mang tính chất cộng hòa đại nghị, vừa mang tính chất cộng hòa tổng thống. Chính thể cộng hòa “lưỡng tính” có những đặc điểm cơ bản sau:
- Nghị viện do nhân dân bầu ra.
- Trung tâm bộ máy quyền lực là Tổng thống. Tổng thống cũng do dân bầu, có quyền hạn rất lớn kể cả quyền giải tán nghị viện, quyền thành lập Chính phủ, hoạch định chính sách quốc gia.
- Chính phủ có Thủ tướng đứng đầu, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tổng thống, chịu trách nhiệm trước Tổng thống và nghị viện.
Cộng hòa Pháp và một số nước Châu Âu là những nước tổ chức theo chính thể cộng hòa “lưỡng tính”.
Chính thể cộng hòa cũng tồn tại ở các nước xã hội chủ nghĩa (Việt Nam, Cu Ba, Trung Quốc, Lào v.v…) với những tên gọi.
I, Nguồn gốc của pháp luật:
- Theo quan điểm triết học của Chủ nghĩa Mác – Leenin, nhà nước và pháp luật là những bộ phận của kiến trúc thượng tầng, ra đời đồng thời và tồn tại trong những xã hội với những điều kiên nhất định. Nhà nước và pháp luaatk có cùng nguồn gốc hình thành trong các xã hội đã phân chia thành các giai cấp, đấu tranh giai cấp, đã phát triển đến một mức độ cần thiết và vì vậy, nhà nước và pháp luật có cùng bản chất
- Giống như nhà nước, xã hội không phải lúc nào cũng đã có pháp luật. Pháp luật cũng là một hiện tượng xã hội, chỉ xuất hiện và tồn tại ở những gia đoạn phát triển nhất định của xã hội như một tất yếu của lịch sử nhân loại.
- Trong bất cứ xã hội nào, để có thể tồn tại và phát triển thì đều phải có những quy tắc xử sự chung.
+ Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, khi chưa có sự phân chia giai cấp, chưa có sự đối lập về lợi ích kinh tế thì các quy tắc xử xự ấy hình thành một cách tự phát, tồn tại dưới hình thức là các phong tục, tập quán, hoặc các nghi lễ tôn giáo, và được đảm bảo thực hiện bằng sự tự giác của mỗi người và sự uy tín của thủ lĩnh cộng đồng
+ Khi xã hội cộng sản nguyên thủy tan vỡ, xã hội có giai cấp xuất hiện thì mâu thuẫn giai cấp và sự đấu tranh giữa các giai cấp với nhau càng trở nên gay gắt. Để bảo vệ lợi ích của mình, giai cấp thống trị thông qua nhà nước đặt ra những quy tắc xử sự mới và dùng sức manh quyền lực nhà nước bắt buộc mọi người trong xã hội phải tuân theo và khi đó, pháp luật đã xuất hiện trong đời sống xã hội.
II, Khái niệm và đặc điểm chung của pháp luật:
a, Khái niệm: Pháp luật là hệ thống các quy tắc ứng xử có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triển xã hội.
b, Pháp luật của nhà nước khác nhau có những đặc điểm riêng phù hợp với những điều kiện cụ thể của hình thái kinh tế - xã họi mà nhà nước và pháp luật đó xây dựng và tồn tại. Song, pháp luật của mọi nhà nước có những đặc điểm chung sau:
- Pháp luật mang tính QLNN: Khác với các công cụ điều chỉnh QHXH khác, pháp luật được ban hành bởi nhà nước trên cơ sở thừa nhận những quy phạm xã hội tiến bộ và ban hành mới các QPPL. Thông qua pháp luật, nhà nước thể hiện ý chí của mình và buộc mọi chủ thể trong xã hội phải phục tùng ý chí đó;
- Pháp luật có tính quy phạm phổ biến: Quy phạm được hiểu là những khuôn mẫu, chuẩn mực định hướng hành vi và cách xử sự của con người trong xã hội. Tất cả các chủ thể trong xã hội khi rơi vào hoàn cảnh do pháp luật dự liệu đều phải tuân thủ theo những quy định về cách thức xử sự mà pháp luật đặt ra. Có thể thấy, phạm vi tác động của pháp luật là rộng khắp lãnh thổ của một một quốc gia, thậm chí vượt ngoài biên giới quốc gia đó.
Ví dụ: Công dân Việt Nam đi du học ở nước ngoài vẫn phải tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam;
- Pháp luật có tính hệ thống: Bản thân pháp luật đã là một hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Mặt khác, ta có thể hiểu tính hệ thống của pháp luật là việc pháp luật được phân chia thành nhiều bộ phận khác nhau, tùy từng nhà nước mà việc phân chia lại được thực hiện khác nhau. Ví dụ: Ở Việt Nam, các QPPL cấu thành nên một chế định luật, nhiều chế định luật cấu thành nên một ngành luật, nhiều ngành luật tạo nên hệ thống pháp luật;
- Pháp luật mang tính xác định về hình thức: Pháp luật thường được thể hiện cụ thể qua những dạng như: VBQPPL, án lệ... Không một quốc gia nào trên thế giới ban hành pháp luật dưới dạng lời nói vì tính không chắc chắn, khó truyền đạt đúng đắn của hình thức này. Vì vậy, hình thức pháp luật thành văn là hình thức phổ biến để đảm bảo tính rõ ràng, cụ thể, thống nhất thực hiện trong phạm vi toàn xã hội;
- Pháp luật mang tính chủ quan và khách quan: Thứ nhất, tính chủ quan của pháp luật thể hiện ở việc tư tưởng, quan điểm lãnh đạo của nhà nước ảnh hưởng lớn tới quá trình xây dựng pháp luật.
I, Nguồn gốc của pháp luật:
- Theo quan điểm triết học của Chủ nghĩa Mác – Leenin, nhà nước và pháp luật là những bộ phận của kiến trúc thượng tầng, ra đời đồng thời và tồn tại trong những xã hội với những điều kiên nhất định. Nhà nước và pháp luaatk có cùng nguồn gốc hình thành trong các xã hội đã phân chia thành các giai cấp, đấu tranh giai cấp, đã phát triển đến một mức độ cần thiết và vì vậy, nhà nước và pháp luật có cùng bản chất
- Giống như nhà nước, xã hội không phải lúc nào cũng đã có pháp luật. Pháp luật cũng là một hiện tượng xã hội, chỉ xuất hiện và tồn tại ở những gia đoạn phát triển nhất định của xã hội như một tất yếu của lịch sử nhân loại.
- Trong bất cứ xã hội nào, để có thể tồn tại và phát triển thì đều phải có những quy tắc xử sự chung.
+ Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, khi chưa có sự phân chia giai cấp, chưa có sự đối lập về lợi ích kinh tế thì các quy tắc xử xự ấy hình thành một cách tự phát, tồn tại dưới hình thức là các phong tục, tập quán, hoặc các nghi lễ tôn giáo, và được đảm bảo thực hiện bằng sự tự giác của mỗi người và sự uy tín của thủ lĩnh cộng đồng
+ Khi xã hội cộng sản nguyên thủy tan vỡ, xã hội có giai cấp xuất hiện thì mâu thuẫn giai cấp và sự đấu tranh giữa các giai cấp với nhau càng trở nên gay gắt. Để bảo vệ lợi ích của mình, giai cấp thống trị thông qua nhà nước đặt ra những quy tắc xử sự mới và dùng sức manh quyền lực nhà nước bắt buộc mọi người trong xã hội phải tuân theo và khi đó, pháp luật đã xuất hiện trong đời sống xã hội.
II, Khái niệm và đặc điểm chung của pháp luật:
a, Khái niệm: Pháp luật là hệ thống các quy tắc ứng xử có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triển xã hội.
b, Pháp luật của nhà nước khác nhau có những đặc điểm riêng phù hợp với những điều kiện cụ thể của hình thái kinh tế - xã họi mà nhà nước và pháp luật đó xây dựng và tồn tại. Song, pháp luật của mọi nhà nước có những đặc điểm chung sau:
- Pháp luật mang tính QLNN: Khác với các công cụ điều chỉnh QHXH khác, pháp luật được ban hành bởi nhà nước trên cơ sở thừa nhận những quy phạm xã hội tiến bộ và ban hành mới các QPPL. Thông qua pháp luật, nhà nước thể hiện ý chí của mình và buộc mọi chủ thể trong xã hội phải phục tùng ý chí đó;
- Pháp luật có tính quy phạm phổ biến: Quy phạm được hiểu là những khuôn mẫu, chuẩn mực định hướng hành vi và cách xử sự của con người trong xã hội. Tất cả các chủ thể trong xã hội khi rơi vào hoàn cảnh do pháp luật dự liệu đều phải tuân thủ theo những quy định về cách thức xử sự mà pháp luật đặt ra. Có thể thấy,
phạm vi tác động của pháp luật là rộng khắp lãnh thổ của một một quốc gia, thậm chí vượt ngoài biên giới quốc gia đó.
Ví dụ: Công dân Việt Nam đi du học ở nước ngoài vẫn phải tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam;
- Pháp luật có tính hệ thống: Bản thân pháp luật đã là một hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Mặt khác, ta có thể hiểu tính hệ thống của pháp luật là việc pháp luật được phân chia thành nhiều bộ phận khác nhau, tùy từng nhà nước mà việc phân chia lại được thực hiện khác nhau. Ví dụ: Ở Việt Nam, các QPPL cấu thành nên một chế định luật, nhiều chế định luật cấu thành nên một ngành luật, nhiều ngành luật tạo nên hệ thống pháp luật;
- Pháp luật mang tính xác định về hình thức: Pháp luật thường được thể hiện cụ thể qua những dạng như: VBQPPL, án lệ... Không một quốc gia nào trên thế giới ban hành pháp luật dưới dạng lời nói vì tính không chắc chắn, khó truyền đạt đúng đắn của hình thức này. Vì vậy, hình thức pháp luật thành văn là hình thức phổ biến để đảm bảo tính rõ ràng, cụ thể, thống nhất thực hiện trong phạm vi toàn xã hội;
- Pháp luật mang tính chủ quan và khách quan: Thứ nhất, tính chủ quan của pháp luật thể hiện ở việc tư tưởng, quan điểm lãnh đạo của nhà nước ảnh hưởng lớn tới quá trình xây dựng pháp luật.
5, Kiểu pháp luật, hình thức pháp luật KIỂU PHÁP LUẬT:
Kiểu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu, đặc thù cơ bản của Pháp luật thể hiện bản chất giai cấp và điều kiện tồn tại của pháp luật trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
Kiểu nhà nước sẽ tương ứng với kiểu pháp luật, do đó kiểu nhà nước và kiểu pháp luật có cùng điều kiện tồn tại về kinh tế - xã hội.
Bản chất
Đặc điểm
PL chủ nô
Pháp luật chủ nô
là hệ thống các
quy tắc xử sự do
nhà nước chủ nô
đặt ra hoặc thừa
nhận và bảo đảm
thực hiện, chủ yếu
thể hiện ý chí và
bảo vệ địa vị của
giai cấp chủ nô, là
nhân tố điều chỉnh
và bảo đảm cho sự
phát triển ổn định
của các quan hệ xã
hội chiếm hữu nô
lệ. Bản chất của
pháp luật chủ nô
thể hiện qua tính
giai cấp và tính xã
hội:
-
Tính giai cấp
:
pháp luật chủ nô
là sự thể hiện ý chí
của giai cấp chủ
nô và nhằm bảo vệ
lợi ích của giai
Ví dụ: hình phạt tàn bạo dã man đối với
những kẻ nô lệ:
( 4 kiểu nhà nước cũng là 4 kiểu pháp luật Như sơ đồ sau)
cấp này.
-
Tính xã hội
:
Pháp luật chủ nô
góp phần xác lập
trật tự xã hội
thông qua việc xác
định các khuôn
mẫu ứng xử cho
con người, định
hình các quy tắc
hành vi trong các
hoạt động sinh
hoạt, lao động,
buôn bán, dịch
vụ… Giống như
nhà nước chủ nô,
tính giai cấp của
nhà nước chủ nô
thể hiện công khai
và rõ rệt hơn
nhiều so với tính
xã hội
PL phong
kiến
-
Tính giai cấp:
pháp luật phong kiến thế
hiện ý chí của giai cấp địa chủ, phong
kiến, là phương tiện để bảo vệ trật tự xã
hội phong kiến, trước hết là quan hệ sản
xuất phong kiến. Nó ghi nhận sự bất
bình đẳng giữa các đẳng cấp khác nhau
trong xã hội, sự lệ thuộc của nông dân
vào giai cấp địa chủ, bảo vệ sự áp bức
bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến
đối với nông dân.
-
Tính xã hội:
1.
là phương tiện để nhà nước phong
kiến thực hiện những công việc
chung của xã hội, ghi nhận và
phát triển các quan hệ xã hội của
hình thái kinh tế xã hội phong
kiến cao hơn, tiến bộ hơn so với
hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu
Có quan niệm: “Vua là thiên tử, thay trời
trị dân”, “quan thì xử theo lễ, dân thì xử
theo luật”.
nô lệ.
2. là phương tiện để nhà nước phong kiến thực hiện những công việc chung, những chức năng xã hội. Trong những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thế pháp luật phong kiến không chỉ thể hiện ý chí của giai cấp địa chủ phong kiến mà còn phản ánh ý chí chung của toàn xã hội.
PL tư sản - Tính giai cấp: Pháp luật tư sản thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản
- Tính xã hội: có sự thay đổi rất lớn qua các giai đoạn phát triển của nhà nước tư sản. Pháp luật tư sản ra đời đã thể hiện sự tiến bộ hơn so với pháp luật phong kiến. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật được mở rộng dần, tới hầu hết các lĩnh vực của đời sống, từ các quan hệ trong gia đình đến các quan hệ kinh tế, văn Hình phạt: đánh bằng roi, bằng trượng, thích chữ lên mặt, cho đi đày, xẻo thịt, chém bêu đầu, tru di tam tộc, tru di cửu tộc…
Ví dụ: ở Việt Nam có thời Lê sơ (ngũ hình, thập ác)…
hóa, xã hội trong đời sống cộng đồng. Pháp luật trở thành công cụ quan trọng để thiết lập địa vị pháp lý bình đẳng giữa các cá nhân trong xã hội, hướng tới bảo vệ các quyền con người, quyền công dân.
PL XHCN - Tính giai cấp: thể hiện ý chí của giai cấp công nhân: Đây là nét khác biệt căn bản giữa pháp luật xã hội chủ nghĩa với các kiểu pháp luật trước đó. Nếu các kiểu pháp luật trước đó đều có chung bản chất là thể hiện ý chí của thiểu số giai cấp bóc lột trong xã hội, là công cụ bảo vệ lợi ích của thiểu số ấy, thì trái lại pháp luật xã hội chủ nghĩa lại thể hiện ý chí của tuyệt đại đa số dân cư trong xã hội, đó là ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Pháp luật xã hội chủ nghĩa “là pháp luật thực sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng
rãi cho nhân dân lao động”.
- Tính xã hội: Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện tính xã hội rộng rãi và sâu sắc nhất so với tất cả các kiểu pháp luật trước đó. Pháp lưật là công cụ giải phóng con người khỏi mọi áp bức bất công, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, trong đó các giá trị con người được thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ. Pháp luật xã hội chủ nghĩa là pháp luật vì con người, nhằm phục vụ con người, đảm bảo cho con người có điều kiện phát huy tài năng, phát triển toàn diện.
HÌNH THỨC PHÁP LUẬT: là cách thức giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của mình lên thành luật.
Có 3 loại HTPL:
Tập quán pháp: Luật tồn tại dưới dạng các tập quán do Nhà nước thừa nhận.
Tiền lệ pháp (Án lệ): Luật tồn tại dưới dạng các quyết định xét xử.
Văn bản QPPL: Luật tổn tại dưới dạng các quy định trong hệ thống văn bản QPPL do cơ quan nhà nước ban hành.
Ưu điểm Hạn chế
Tập quán - Tập quán pháp -Tập quán pháp tồn tại dưới dạng bất pháp xuất phát từ thành văn nên thường được hiểu một những thói quen, cách ước lệ, nó thường có tính tản mạn, những quy tắc địa phương, khó bảo đảm có thể được ứng xử từ lâu đời hiểu và thực hiện thống nhất trong phạm nên đã ngấm sâu vi rộng. vào tiềm thức của nhân dân và được nhân dân tự giác tuân thủ góp phần tạo nên pháp luật và nâng cao hiệu quả của pháp luật.
-
Góp phần khắc phục tình trạng thiếu
pháp luật, khắc phục các lỗ hổng của
pháp luật thành văn.
Tiền lệ pháp
– Án lệ được hình
thành từ hoạt
động thực tiễn của
các chủ thể có
thẩm quyền khi
giải quyết các vụ
việc cụ thể trên cơ
sở khách quan,
công bằng, tôn
trọng lẽ phải…
nên nó dễ dàng
được xã hội chấp
nhận.
– Án lệ có tính
linh hoạt, hợp lý,
phù hợp với thực
tiễn cuộc sống.
– Án lệ góp phần
khắc phục những
lỗ hổng, những
điểm thiếu sót của
văn bản quy phạm
pháp luật.
-
Án lệ được hình
thành trong quá
trình áp dụng pháp
luật, là sản phẩm,
kết quả của hoạt
động áp dụng pháp
luật nên tính khoa
học không cao
bằng văn bản quy
phạm pháp luật.
– Thủ tục áp dụng
án lệ phức tạp, đòi
hỏi người áp dụng
phải có hiểu biết
pháp luật một cách
thực sự sâu, rộng.
– Thừa nhận án lệ
có thể dẫn tới tình
trạng tòa án tiếm
quyền của nghị
viện và Chính phủ.
Án lệ là hình thức
phổ biến của pháp
luật phong kiến
châu Âu và hiện tại
đang còn được sử
dụng tương đối
rộng rãi ở các nước
thuộc hệ thống
pháp luật Common
Law (Anh – Mỹ).
Việt Nam chính
thức thừa nhận án
lệ là nguồn của
pháp luật từ năm
2014.
Văn bản quy
-
Văn bản quy
-
Các quy định của
phạm PL
phạm pháp luật
được hình thành
do kết quả của
hoạt động xây
dựng pháp luật,
thường thể hiện
trí tuệ của một tập
thể và tính khoa
học tương đối
cao.
– Các quy định
của nó được thể
hiện thành văn
nên rõ ràng, cụ
thể, dễ đảm bảo
sự thống nhất,
đồng bộ của hệ
thống pháp luật,
dễ phổ biến, dễ áp
dụng, có thể được
hiểu và thực hiện
thống nhất trên
phạm vi rộng.
– Nó có thể đáp
ứng được kịp thời
những yêu cầu,
đòi hỏi của cuộc
sống vì dễ sửa
đối, bổ sung…
văn bản quy phạm
pháp luật thường
mang tính khái
quát nên khó dự
kiến được hết các
tình huống, trường
hợp xảy ra trong
thực tế, vì thế có
thể dẫn đến tình
trạng thiếu pháp
luật hay tạo ra
những lỗ hổng,
những
khoảng
trống trong pháp
luật.
– Những quy định
trong văn bản quy
phạm pháp luật
thường có tính ổn
định tương đối cao,
chặt chẽ nên đôi
khi có thể dẫn đến
sự cứng nhắc, thiếu
linh hoạt.
– Quy trình xây
dựng và ban hành
các văn bản quy
phạm pháp luật
thường lâu dài và
tốn kém hơn sự
hình thành của tập
quán pháp và án lệ.
Hiện nay, văn bản
quy phạm pháp
luật là loại nguồn
cơ bản, chủ yếu và
quan trọng nhất
của nhiều nước,
trong đó có Việt
Nam.
6, Quan hệ Pháp luật
NỘI DUNG: Khái niệm QHPL
Cấu thành QHPL
Sự kiện pháp lý
QHPL là những quan hệ nảy sinh trong xã hội được pháp luật điều chỉnh
Là quan hệ xã hội
Được pháp luật điều chỉnh (có nhiều QHXH không được pháp luật điều chỉnh) Đặc điểm:
1.
2.
3.
- Thứ nhất, quan hệ pháp luật phát sinh trên cơ sở các quy phạm pháp luật.
Nếu không có quy phạm pháp luật thì không có quan hệ pháp luật. Quy phạm pháp luật dự liệu những tình huống phát sinh quan hệ pháp luật; xác định thành phần chủ thể tham gia quan hệ pháp luật; nội dung những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.
- Thứ hai, quan hệ pháp luật mang tính ý chí.
Tính ý chí này trước hết là ý chí của nhà nước, vì pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Sau đó ý chí của các bên chủ thể tham gia QHPL, vì hành vi của cá nhân, tổ chức là hành vi có ý chí.
- Thứ ba, các bên tham gia quan hệ pháp luật ràng buộc với nhau bằng các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.
Đây chính là yếu tố làm cho quan hệ pháp luật được thực hiện. Quyền của chủ thể này là nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại.
- Thứ tư, quan hệ pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện và có thể cả bằng biện pháp cưỡng chế.
Trước hết, nhà nước bảo đảm thực hiện quan hệ pháp luật bằng biện pháp giáo dục thuyết phục. Bên cạnh đó nhà nước còn bảo đảm thực hiện pháp luật bằng biện pháp kinh tế, tổ chức – hành chính. Những biện pháp đó không có hiệu quả khi áp dụng, thì khi cần thiết nhà nước sử dụng biện pháp cưỡng chế.
- Thứ năm, quan hệ pháp luật mang tính cụ thể.
Bởi vì QHPL xác định cụ thể chủ thể tham gia quan hệ, nội dung các quyền và nghĩa vụ pháp lý.
Các yếu tố cấu thành lên QHPL:
1. Chủ thể của QHPL
- Là những cá nhân hay tổ chức có đủ năng lực chủ tham gia vào các QHPL để thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể. Năng lực chủ thể được hợp thành từ hai yếu tố:
Năng lực pháp luật là khả năng của một chủ thể được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trong một quan hệ pháp luật nhất định. Về nguyên tắc mọi công dân đều có năng lực pháp luật, trừ trường hợp bị pháp luật hạn chế hoặc toà án tước đoạt.
Năng lực hành vi là khả năng của một chủ thể có thể bằng hành vi của mình mà tham gia vào một QHPL để hưởng quyền và làm nghĩa vụ. Người có năng lực hành vi là người hiểu rõ ý nghĩa và kết quả hành vi mà mình thực hiện. Cho nên pháp luật coi những bệnh mắc bệnh tâm thần, người chưa đến một độ tuổi nhất định là những người không có năng lực hành vi.
Ví dụ các loại NLHV dân sự:
- Mất NLHV: bị tâm thần, bệnh khác không làm chủ được hành vi.
- Hạn chế NLHV: do nghiện ma tuý, nghiện chất kích thích khác.
- NLHV không đầy đủ: từ đủ 6t-dưới 18t.
- Không có NLHV: dưới 6t.
- Nội dung của QHPL:
Quyền chủ thể: cách xử sự được PL cho phép và bảo vệ.
Nghĩa vụ chủ thể: cách xử dự bắt buộc phải thực hiện khi tham gia vào QHPL để đảm bảo quyền của bên kia.
Ví dụ:
QHPL phát sinh do sự tự nguyện của hai bên: Quan hệ Hôn nhân Quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc xây dựng gia đình, chăm sóc con cái Bình đẳng.
QHPL phát sinh từ một phía: Người vi phạm giao thông và cảnh sát giao thông có một Quan hệ hành chính người VPGT có nghĩa vụ phải xuất trình giấy tờ, có quyền khiếu nại,vv…
- Khách thể QHPL
- Là những lợi ích (vật chất, tinh thần) mà chủ thể hướng tới khi tham gia QHPL.
- Các loại: tài sản, lợi ích tinh thần.
Ví dụ: Lợi ích về tinh thần (Khách thể): Quan hệ hôn nhân là tình cảm, mong muốn gắn kết một gia đình hạnh phúc.
Lợi ích về vật chất (Khách thể) : mua/bán giá trị vật chất…
Lợi ích về cả vật chất cả tinh thần (Khách thể): Nhạc sĩ viết 1 bản nhạc, nhiều người muốn mua làm bản quyền nhưng nhạc sĩ chỉ bán cho một mình cô gái, vì
Về giá trị tinh thần: cô gái thể hiện xuất sắc tác phẩm đó Là
đứa con tinh thần của Nhạc sĩ.
Về giá trị vật chất: cô gái cũng trả 1 khoản tiền bản quyền xứng
đáng.
Sự kiện pháp lý:
Một quan hệ pháp luật phát sinh thay đổi và chấm dứt khi có 3 điều kiện:
- Có QPPL điều chỉnh
- Chủ thể có năng lực chủ thể
- Có sự kiện pháp lý
SKPL là các sự kiện xảy ra trong thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được PL gắn liền với việc hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt QHPL.
SKPL bao gồm sự biến và hành vi.
Sự biến là những sự việc xảy ra ngoài ý chí chủ quan của con người, ví dụ như tai nạn giáo thông, những biến cố trong thiên nhiên. Hoặc sự kiện sinh và tử…
Hành vi là những sự kiện xảy ra do ý chí chủ quan của con người, ví dụ như việc tham gia vào một thoả thuận, việc kết hôn với người này, việc tham gia vào một trường đại học…
Hành vi được chia thành 2 loại: Hành vi hợp pháp (làm hay không làm một việc phù hợp với yêu cầu của Pháp luật) và Hành vi không hợp pháp (làm hay không làm một việc không đừng với yêu cầu Pháp luật)
một SKPL có thể làm phát sinh 1 hoặc nhiều QHPL, nhưng một QHPL đôi khi chỉ phát sinh khi có 1 tập hợp những SKPL.
VI PHẠM PHÁP LUẬT
- Khái niệm
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Dấu hiệu của vi phạm pháp luật
- Hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật
- Chỉ thông qua hành vi, con người mới tác dộng và có khả năng gây thiệt hại tới các quan hệ xã hội.
- Suy nghĩ chưa biểu hiện thành hành vi, chưa gây hại và chưa có căn cứ xác định.
- Hành vi biểu hiện dưới dạng: hành động và không hành động. VD:Hành vi không hành động A và B là thợ bắt ong, Tối nọ hai người đi bắt ong nhưng không may B bị ong đốt thấy B bị ong đốt A đã bỏ chạy và không cứu giúp không gọi người cứu và B tử vong
- Chủ thể có năng lực, trách nhiệm pháp lí
- Năng lực trách nhiệm pháp lí:Là khả năng điều khiển hành vi và chịu trách nhiệm về hành vi của cá nhân.
- Phụ thuộc: độ tuổi và khả năng nhận thức.
- Hành vi có lỗi của chủ thể
Chủ thể có lỗi: Nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó.
Điều khiển được hành vi của mình
- Xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập bảo vệ
3. Cấu thành vi phạm pháp luật
+, Khách thể của vi phạm pháp luật: là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
!! Có những hành vi xâm hại đến xã hội nhưng đó là quan hệ xã hội không được pháp luật điều chỉnh không phải vi phạm pháp luật
VD: Đánh người gây thương tích hoặc Tung tin sai lệch trên mạng xã hội +, Chủ thể của vi phạm pháp luật: là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lí mà theo quy định của pháp luật họ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật của mình.
+, Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: là những biểu hiện ra bên ngoài của vi pháp pháp luật.
! Dấu hiệu cần thiết trong mặt khách quan của VPPL là: tồn tại mqh nhân quả giữa hành vi- hậu quả ( đây là căn cứ trong việc áp dụng biện pháp trách nhiệm pháp lí)
+, Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật:
- Lỗi
-Là trạng thái tâm lí của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả do hành vi đó mang lại.
- 2 loại lỗi: Cố ý: nhận thức rõ mà vẫn thực hiện hoặc để mặc hậu quả xảy ra.
Vô ý: biết có hậu quả nhưng k cho rằng xảy ra.
Không biết dù buộc phải biết
- Động cơ: lí do thúc đẩy chủ thể vi phạm pl
- Mục đích: kết quả chủ thể muốn đạt được khi vi phạm pl
4. Các loại vi phạm pháp luật
- Hình sự
(! Chủ thể luôn là 1 cá nhân, không phải pháp nhân ( tổ chức))
Theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật Hình sự phải bị xử lý hình sự.
- Hành chính
- Kỉ luật
- Dân sự
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
- Khái niệm
- Các hình thức thực hiện pháp luật - Các loại quy phạm:
- Tuân thủ pháp luật ( tuân theo pháp luật)
- Chủ thể pháp luật kiềm chế, không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm.
- VD: “Cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” (khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 sửa đổi tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia số 44/2019/QH14.
- Thi hành pháp luật ( chấp hành pháp luật)
- Chủ thể pháp luật chủ đông thực hiện các nghĩa vụ của mình.
- VD: kinh doanh thì phải nộp thuế cho nhà nước
- Thực hiện pháp luật
- Chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình
- VD: Hiến pháp 1992 quy định: “ Công dân có quyền tự do kinh doanh những ngành pháp luật không cấm.”
- Áp dụng pháp luật
- Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật hoặc ban hành quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể.
- VD: Cảnh sát giao thông xử phạt người vi phạm theo đúng quy định.
- Tuân thủ pháp luật ( tuân theo pháp luật)
*Phân biệt:
1. Khái niệm, đặc điểm:
*) Khái niệm:
- Là các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.
*) Đặc điểm:
- Là quy tắc xử sự chung:
-> Đưa ra giới hạn, khuôn mẫu xử sự QPPL áp dụng cho toàn XH.
+ QP bắt buộc phải làm gì.
+ QP giải thích, hướng dẫn: làm như thế nào?
+ QP cấm: không được làm.
- Do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện:
+ Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền ban hành các QPPL.
+ QPPL là yếu tố cơ bản nhất cấu thành nên hệ thống PL nên nó chứa đựng ý chí của nhà Nước
+ Nhà nước đảm bảo cho QPPL được thực thi: tuyên truyền, khuyến khích, cưỡng chế.
- Mang tính bắt buộc chung:
+ Áp dụng đối với mọi cá nhân, tổ chức xã hội.
+ Nhà nước có bộ máy cưỡng chế bảo đảm cho các QPPL được thực hiện.
- Được thực hiện nhiều lần:
+ QPPL có hiệu lực được áp dụng nhiều lần trong thời gian dài, đối với bất kì chủ thể nào ở trong hoàn cảnh nếu ra trong QPPL.
- So sánh QPPL và các QP khác trong xã hội:
+ Giống: Đều là những quy tắc xử sự chung được một nhóm người, một cộng đồng dân cư công nhận và định hướng hành vi theo đúng những quy tắc này.
+ Khác:
Quy phạm pháp luật Quy phạm xã hội
- Là những quy tắc xử sự chung thể - Không mang tính bắt buộc và tính hiện ý chí của giai cấp thống trị (nhà cưỡng chế. nước) - QPXH mang tính cưỡng chế trái với - Mang tính bắt buộc các chủ thể phải các quy tắc QPPL đều được coi là sự tôn trọng và ứng xử cho phù hợp với ý VPPL.
chí của nhà nước
- Chịu những chế tài liên quan đến tàisản hoặc tự do thân thể khi có những hành vi ứng xử trái quy phạm.
2. Các loại QPPL:
- QP nguyên tắc: nêu nguyên tắc chung.
- QP cấm: sử dụng mệnh lệnh thức có từ “nghiêm cấm” hoặc “cấm”.
- QP trao quyền: “Có quyền”
- QP buộc thực hiện nghĩa: phải, có nghĩa vụ, có trách nhiệm, có nhiệm vụ,…
- QP giải thích, hướng dẫn: nêu cách thức thực hiện, giải thích thuật ngữ,…
3. Cấu trúc của QPPL:
a. Giả định:
- Là một bộ phận của QPPL nếu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trongđời sống xã hội mà quy phạm pháp luật sẽ tác động đối với những chủ thể nhất định.
- 2 loại giả định:
+ Giả định giản đơn: chỉ nêu lên một hoàn cảnh, điều kiện.
VD: HP 1992 “Công dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà PL không cấm.”
+ Giả định phức tạp: nêu lên nhiều điều kiện hoàn cảnh khác nhau.
VD: “Người nào cho thuê, mượn địa điểm hoặc có bất kì hành vi chứa chấp việc sử dung trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.” - Yêu cầu: rõ ràng, chính xác.
+ HP 1992 “Công dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà PL không cấm.”
+ HP 2013 “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà PL không cấm.”
b. Quy định:
- Là một bộ phận của QPPL nêu lên những quy tắc xử sự mà các chủ thể có thểhoặc buộc phải tuân theo khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh đã nêu ra trong phần giả định của QPPL.
- Trả lời được câu hỏi phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Phải làmnhư thể nào?
- Chứa đựng những mệnh lệnh, chỉ dẫn của Nhà nước đối với chủ thể, qua đó thểhiện ý chí của nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ XH.
- 2 dạng quy định:
+ Quy định xác định: chỉ nêu ra một cách xử sự để chủ thể phải tuân theo mà không có sự lựa chọn nào khác.
VD: “Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo PL hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản thì di sản không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước.”
+ Quy định tùy nghi: nêu ra một số cách xử sự để chủ thể phải lựa chọn.
VD: người có tài sản hợp pháp có quyền bán, tặng, cho, để thừa kế, cầm cố, thế chấp tài sản theo quy định PL.
c. Chế tài:
- Là một bộ phận của QPPL chỉ ra những biện pháp tác động dự kiến sẽ áp dụngđối với các chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh đã nêu ra ở phần quy định của QPPL.
- Trả lời được câu hỏi chủ thể có thẩm quyền áp dụng quy phạm có thể áp dụngnhững biện pháp nào đối với chủ thể vi phạm PL và chủ thể vi phạm PL sẽ phỉa gánh chịu những hậu quả gì?
- 2 loại chế tài: dựa vào cách thức nêu lên hậu quả phải gánh chịu.
+ Chế tài cố định: nêu chính xác biện pháp tác động sẽ áp dụng đối với chủ thể VPPL.
VD: Trong trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dướt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
+ Chế tài không cố định: không nêu lên một cách chính xác hậu quả phải gánh chịu mà chỉ nêu lên mức cao nhất và mức thấp nhất của biện pháp tác động.
VD: Phạt tiền doanh nghiệp bán hàng đa cấp từ 60 triệu đến 100 triệu đồng với một trong các hành vi sau đây: Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải mua một số lượng hàng hóa dưới bất kì hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
- 4 loại chế tài: dựa vào tính chất của các biện pháp tác động và chủ thể có thẩm quyền áp dụng.
+ Chế tài hành chính: là biện pháp xử lí của Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm PL hành chính. Hình thức: cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề,…
+ Chế tài hình sự: là biện pháp xử lí của Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm PL bị coi là tội phạm. Hình thức: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình,…
+ Chế tài kỉ luật: là biện pháp xử lí của Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm quy định về kỉ luật lao động, học tập, công tác hoặc vi phạm PL đã bị tòa tuyên án là có tội hoặc bị cơ quan thẩm quyền kết luật bằng văn bản về hành vi VPPL.
+ Chế tài dân sự: là biện pháp xử lí của Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm PL dân sự. Hình thức: buộc chấm dứt hành vi vi phạm, buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, buộc bồi thường thiệt hại, hợp đồng,…
Chương 5
Câu 1: Khái niệm, đặc điểm của các hành vi tham nhũng
1. Khái niệm:
- Là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đóvì vụ lợi.
- VD: Bác sĩ nhận tiền của bệnh nhân để được ưu tiên khám trước.
- Người có chức vụ, quyền hạn:
+ Do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác.
+ Có hưởng lương hoặc không hưởng lương.
+ Được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định.
+ Ví dụ: Chủ tịch thành phố Hà Nội mới được bổ nhiệm do nhân dân Hà Nội bầu cử, hưởng theo lương nhà nước, xử lí các vấn đề, nhiệm vụ của thành phố.
- Người có chức vụ, quyền hạn là người:
+ Cán bộ, công chức, viên chức.
+ Người công tác trong lực lượng vũ trang.
+ Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
+ Người giữ chức danh, chức vụ quản lí trong doanh nghiệp, tổ chức.
- Khái niệm liên quan:
+ Nhũng nhiễu: hành vi cửa quyền, hách dịch, đòi hỏi, gây khó khăn, phiền hà của người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
VD: Phương tiện đang lưu thông bình thường thì bị tuýt còi lại để “kiểm tra hành chính”, cố ý bới lông tìm vết để tìm ra một lỗi gì đó để phạt, còn không thì cho đi. Điều này làm mất thời gian và gây nên tâm lí ức chế cho người bị dừng phương tiện.
+ Vụ lợi; Người có chức vụ, quyền hạn đã lời dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất/phi vật chất không chính đáng.
VD: Giáo sư ngầm yêu cầu sinh viên biếu quà cho mình để cho sinh viên qua môn. Nếu không biếu sẽ bị điểm thấp hoặc không qua môn.
2. Đặc điểm của hành vi tham nhũng:
a. Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn:
- Làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước.
+ Cán bộ, công chức, viên chức.
+ Sĩ quan, quân nhân.
+ Người giữ chức danh, chức vụ quản lí trong doanh nghiệp, tổ chức nhà nước.
+ Người được giao thực hiện nhiệm vụ.
- Làm việc trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước:
+ Người giữ chức danh, chức vụ quảnh lí trong doanh nghiệp, tổ chức.
- Vụ lợi: mang lại lợi ích cho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác.
- Có chức vụ, quyền hạn cao và lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi => Khó đểđiều tra, xét xử hành vi tham nhũng.
b. Chủ thể tham những lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao:
- Chủ thể tham những phải sử dụng “chức vụ, quyền hạn của mình” như mộtphương tiện để mang lại lợi ích cho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác.
c. Mục đích:
- Hành vi tham nhũng là hành vi cố ý.
- Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi: lợi ích vật chất (tiền, nhà, đất, các vậtcó giá trị,..) hoặc lợi ích tinh thần.
- Nếu chủ thể thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà không xuất phát từ động cơ vụ lợi thì hành vi đó không là hành vi tham nhũng. Câu 2: Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tham nhũng - Quyền và nghĩa vụ:
+ Nghiêm chỉnh chấp hành luật phòng, chống tham nhũng.
+ Phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định.
+ Kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện luật phòng, chống tham nhũng.
+ Hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.
+ Giát sát công tác phòng, chống tham nhũng của các cơ quan có thẩm quyền + Không tạo cơ hội cho các hành vi tham nhũng hoành hành.
+Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng: Cơ quan thông tin truyền thông và các cơ quan, đơn vị khác, trong đơn vị và quyền hạn của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng => Nâng cao nhận thức cho mọi người
Câu 3: Tác hại của hành vi tham nhũng
- Xói mòn lòng tin cua nhân dân đối vơi Đảng, Nhà nước, đối với sự nghiệp xây dựngđất nước
- Cản trở lớn đối với thành công của công cuộc đổi mới, cho sức chiến đấu của
Đảng, đe doa sư tồn vong của chế độ
3.2. Tác hại về kinh tế
- Gây thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước, tập thể, công dân, mất đi một nguồnchi phí lớn cho doanh nghiệp, tổ chức gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước.
3.3. Tác hại về xã hội
- Tha hoá đọi ngũ cán bộ, công chức nhà nước
- Thay đổi những chuẩn mực đạo đức xã hội
- Ảnh hưởng đến những giá trị đạo đức tốt đẹp