Câu hỏi ôn tập - Quản trị học | Trường Đại Học Duy Tân
1) Tại sao quản trị lại cần thiết trong tổ chức? Công việc quản trị thay đổi thế nào theobậc quản trị trong tổ chức? Lấy ví dụ trên thực tế mà anh (chị) biết minh cho sự thay đổi này? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ HỌC Bậc cao học
1) Tại sao quản trị lại cần thiết trong tổ chức? Công việc quản trị thay đổi thế nào theo
bậc quản trị trong tổ chức? Lấy ví dụ trên thực tế mà anh (chị) biết minh cho sự thay đổi này?
2) Phân tích các kỹ năng cơ bản của nhà quản trị? Ảnh hưởng của chúng đến chức năng
quản trị? Tầm quan trọng của các kỹ năng sẽ thay đổi thế nào đối với bậc quản trị? Những đề xuất
về phát triển kỹ năng quản trị cho các nhà quản trị ở Việt nam?
3) Mục đích của việc phân tích môi trường hoạt động của tổ chức là gì? Trình bày tóm tắt
các yếu tố môi trường và tác động của chúng đến hoạt động của tổ chức?
4) Hoạch định là gì? Vai trò của hoạch định trong quản trị? Phân tích mối quan hệ giữa
chức năng hoạch định với chức năng kiểm tra? Lấy ví dụ thực tiễn minh họa
5) Nêu các mô hình cơ cấu tổ chức căn bản? Để lựa chọn mô hình cơ cấu tổ chức phù
hợp, nhà quản trị cần căn cứ vào những yếu tố nào? Lấy một ví dụ để minh họa.
6) Trình bày các phong cách lãnh đạo theo mức độ phân chia quyền lực của Lewin? Theo
anh (chị) để lựa chọn một phong cách lãnh đạo tốt nhất, nhà quản trị cần phải căn cứ vào những
yếu tố nào? Hãy lấy 1 tình huống và lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp với tình huống để minh họa?
7) Động cơ thúc đẩy là gì? Các yếu tố tạo động cơ thúc đẩy và vai trò của chúng đến hiệu
quả công việc? Theo anh (chị) nhà quản trị cần làm gì để thúc đẩy, động viên người dưới quyền
của mình hăng say làm việc?
8) Trình bày các loại hình kiểm tra và tác dụng của nó đối với công tác quản trị. Tạo sao
nói kiểm tra lường trước là loại hình kiểm tra ít tốt kém nhất nhưng có hiệu quả cao nhất? Lấy ví dụ thực tiễn minh họa.
9) Trình bày các mô hình ra quyết định? Ưu, nhược điểm và các căn cứ lựa chọn mô hình
ra quyết định? Những biện pháp để nâng cao hiệu quả của quyết định cho các nhà quản trị Việt nam?
10) Phân biệt giữa phân quyền và ủy quyền? Tại sao nói ủy quyền là công cụ quản trị hữu
hiệu mà nhà quản trị phải biết sử dụng? Theo anh (chị) nhà quản trị cần làm gì để nâng cao hiệu quả của ủy quyền?
11) Những vấn đề thường phải quản trị sự thay đổi trong tổ chức là gì? Tạo sao? Để thay
đổi thay đổi thành công, theo anh (chị) nhà quản trị cần phải làm tốt những vấn đề gì?
12) Sự giống và khác biệt giữa công việc lãnh đạo và công việc quản trị? Từ những vấn đề
này cho biết sự khác biệt giữa lãnh đạo sự thay đổi và quản trị sự thay đổi?
9) Trình bày các mô hình ra quyết định? Ưu, nhược điểm và các căn cứ lựa chọn mô hình
ra quyết định? Những biện pháp để nâng cao hiệu quả của quyết định cho các nhà quản trị Việt nam?
ĐÁP ÁN – (Nguyễn Minh Tuấn)
1. Trình bày các mô hình ra quyết định:
Khái niệm: Ra quyết định là quá trình chuẩn bị và lựa chọn một trong 2 hoặc nhiều phương án
khác nhau để giải quyết một vấn đề.
Sự phức tạp của việc ra quyết định: - Nhiều tiêu chuẩn -
Rủi ro và điều kiện bất định - Tác động dài hạn -
Yêu cầu thông tin, hiểu biết đa ngành -
Ra quyết định chung, liên quan đến nhiều người
Các yếu tố tác động đến việc ra quyết định: -
Các cá nhân trong tổ chức: Cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp -
Các nhóm trong tổ chức: Hội đồng cố vấn, Công đoàn, Các nhóm không chính thức -
Tổ chức: Vị trí, Cơ cấu, mục đích, truyền thống, văn hoá của tổ chức -
Phẩm chất cá nhân: Cá tính, hiểu biết, kinh nghiệm -
Tác động tới kiểu ra quyết định, loại quyết định được chọn Quy trình ra quyết định:
Bước 1: Xác định vấn đề
Bước 2: Xác định các tiêu chí quyết định. Trong bước này, cần xác định điều gì lieu quan
đến việc ra quyết định.
Bước 3: Lượng hoá các tiêu chuẩn: Những tiêu chuẩn được nhận ra thì hiếm khi cân bằng,
vì thế người ra quyết định cần phải cân nhắc các tiêu chuẩn trước, để cho chúng đúng trong quyết định.
Bước 4: Đưa ra phương án giải quyết vấn đề: Đưa ra các phương án lựa chọn có thể, điều
sẽ dẫn đến thành công trong việc giải quyết vấn đề.
Bước 5: Đánh giá các phương án: Đánh giá các phương án theo tiêu chí đã lựa chọn.
Bước 6: Lựa chọn các phương án tối ưu. Mô hình ra quyết định:
Mô hình ra quyết định cá nhân: vận dụng khi thông tin đầy đủ và năng lực của người ra quyết định là tốt.
“Nhà quản trị tự mình ra quyết định hoặc nhà quản trị đề nghị thuộc cấp cung câp thông
tin và sau đó tự mình ra quyết định” Sản phẩm của quyết định là thuộc cá nhân của nhà quản trị
Mô hình ra quyết định Tham vấn: vận dụng khi thông tin không đầy đủ nhưng năng lực
của người ra quyết định là tốt. Hoặc trường hợp thông tin đầy đủ nhưng năng lực của
người ra quyết định là kém.
Đề nghị thuộc cấp cung cấp thông tin và đề xuất phương án ra quyết định sau đó ông ta
tham khảo và ông ta ra quyết định. Quyết định của ông ta có thể giống như phương án của
thuộc cấp hoặc không giống như thuộc cấp. Nói tóm lại đề xuất của cấp dưới chỉ mang
tính chất tham vấn, tham khảo. Quyền quyết định vẫn thuộc về nhà quản trị.
Mô hình ra quyết định nhóm: vận dụng khi thông tin không đầy đủ và năng lực của người ra quyết định là kém.
“Đây là mô hình ra quyết định tập thể. Tập thể trao đổi, thống nhất và ra quyết định chung
và nhà quản trị ở đây chỉ đóng vai trò là người trưởng nhóm, duy trì cuộc họp và ý kiến
của ông ta cũng giống như ý kiến của các thành viên khác.
2. Ưu và nhược điểm của các mô hình: Ưu điểm Nhược điểm
Mô hình ra quyết định cá nhân: - Nhanh chóng, kịp thời -
Mang tính chất cá nhân và dễ dẫn đến
độc đoán theo kinh nghiệm bản thân, một chiều. -
Khai thác được những kinh nghiệm -
Chỉ giải quyết được những vấn đề mà họ
của người lãnh đạo thông qua quá trình
đã từng giải quyết thành công
quản trị và ứng xử với những tình huống tương tự -
Mạnh mẽ và quyết đoán. -
Dễ bị ảnh hưởng bởi những mối quan hệ
cá nhân và đi theo lối mòn -
Đối với những tình huống khẩn cấp -
Không phát huy được những thông tin
của cấp dưới và những thông tin liên
quan hoặc những khả năng vượt trội của cấp dưới.
Mô hình ra quyết định Tham vấn -
Có tập họp những thông tin từ nhiều -
Đôi lúc những thông tin này không chính
nguồn khác nhau để ra quyết định
xác và không phù hợp Ra quyết định sai. -
Khai thác được những kinh nghiệm và -
Bị loãng thông tin và đôi khi đi theo một
ý kiến góp ý của nhiều người theo kiểu
xu hướng nhận định chung của nhiều
2 cái đầu thì tốt hơn 1 cái đầu.
người mà nó có thể đó là nhận định sai. -
Ra những quyết định lớn mà nhà quản -
Đôi khi quyết định của nhà quản trị bị
trị cần nhiều thông tin từ nhiều người. chi phối bởi đám đông. -
Tính an toàn cao hơn là tự nhà quản trị -
Chậm chạp, không kịp thời, mất thời cơ. ra quyết định -
Khi kết quả của quyết định liên quan -
Thường thì quyết định sẽ nghiên về lợi
đến lợi ích của nhiều người và nhà
ích của đám đông nên đôi khi quên đi lợi
quản trị không thể tự mình ra quyết
ích của tổ chức, công ty. định
Mô hình ra quyết định tập thể. -
Thích hợp với những doanh nghiệp đề -
Trách nhiệm của việc ra quyết định cao tính dân chủ.
không thuộc về một cá nhân. -
Tập hợp được nhiều thông tin và kinh -
Chậm chạp, đánh mất cơ hội
nghiệm, năng lực của nhiều người để
ra quyết định quan trọng -
Mức độ an toàn của quyết định rất cao. -
Đôi khi không thể dẫn đến một quyết
định do nhiều ý kiến khác nhau. -
Ra những quyết định lớn, cực kỳ quan -
Nếu tổ chức có nhiều phe đảng thì quyết
trọng mà những quyết định này cần sự
định sẽ nghiên về phe chiếm đa số nên
đồng thuận của nhiều người để có thể
dễ dẫn đến thiêng lệch và không vì mục triển khai tốt. tiêu của công ty.
3. Căn cứ lựa chọn mô hình ra quyết định: -
Căn cứ vào mức độ quan trọng của việc ra quyết định -
Căn cứ vào tính cấp bách của quyết định -
Căn cứ vào mục tiêu của tổ chức -
Căn cứ vào lợi ích của các bên có liên quan
4. Biện pháp để nâng cao hiệu quả của quyết định cho các nhà quản trị Việt Nam
a. Do quyết định là sản phẩm của nhà quản trị là sản phẩm của nhà quản trị nên nó
liên quan rất lớn đến năng lực của nhà quản trị. Vì vậy để nâng cao hiệu quả quản
trị, cần nâng cao khả năng và năng lực và phẩm chất của nhà quản trị.
b. Phải biết lựa chọn mô hình ra quyết định phù hợp cho từng tình huống
c. Phải biết tổ chức điều hành thực hiện quyết định cho đến nơi đến chốn.
d. Cần tập họp những thông tin có ảnh hưởng đến việc ra quyết định.
e. Cần phân tích tình huống
f. Cần suy sét, cân nhắc các thiên lệch có thể gặp
g. Cần kết hợp phân tích hợp lý với trực giác
h. Không nên cho rằng lối ra quyết định cụ thể là phù hợp đối với mọi công việc. i.
Cần sử dụng biện pháp để thúc đẩy tính sáng tạo cá nhân trong việc ra quyết định.
Trên đây là những kiến thức và thông tin chưa hoàn chỉnh. Mong các bạn thông qua và góp ý kiến
để đáp án của chúng ta có giá trị hơn.