Câu hỏi ôn thi học phần lịch sử nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Hiến pháp mới đã có các quy định cụ thể về hiệu lực và quy trình thủ tục làm và sửa đổi Hiến pháp; thể hiện tính chất dân chủ và pháp quyền của Nhà nước ta ngày càng hoàn thiện và phát triển.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CÂU HỎI ÔN THI HỌC PHẦN
LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT NĂM 2023
(Áp dụng đối với lớp Chất lượng cao, 3 tín chỉ. Hình thức thi viết).
Câu 1. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu lịch sử nhà nước và
pháp luật, ý nghĩa, yêu cầu, phong cách nghiên cứu, học tập:
- Đối tượng phạm vi nghiên cứu: Giới thiệu sự hình thành và phát triển của
lịch sử nhà nước-pháp luật trong từng giai đoạn, thời kì lịch sử theo cái nhìn khách quan.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận truyền thống và phương
pháp luận phi truyền thống. - Ý nghĩa:
+ Cơ sở phương pháp luận cho các khoa học chuyên ngành ( nghiên cứu các
môn học chuyên ngành dễ dàng hơn; phương pháp tư duy lịch sử cụ thể)
+ Cung cấp hệ thống tri thức lịch sử nhà nước (nhận thức di tồn lịch sử; bài học kinh nghiệm)
- Phong cách học tập, nghiên cứu:
+ Dựa trên các quan điểm mở khách quan và khoa học
+ Đọc nhiều tài liệu về phương pháp tư duy trìu tượng, phân tích tổng hợp.
Câu 2. Cơ sở kinh tế – xã hội của sự ra đời, tồn tại và phát triển của các nhà
nước Phương Đông cổ đại (Ai Cập, Lưỡng Hà, ấn Độ, Trung Quốc)
- Cơ sở kinh tế - xã hội của sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước
phương đông cổ đại ( ai cập; Lưỡng hà, Ấn độ, Trung quốc)
Vì nhà nước phương đông từ thời xa xưa nằm gần các con sông lớn nê tập
trung trọng yếu vào việc trị thuỷ làm thuỷ lợi và nhu cầu tự vệ.
Cơ sở kinh tế là tư liệu sản xuất, cơ sở xã hội là phân chia giai cấp nhung
những mâu thuẫn vẫn chưa sâu sắc.
Yếu tố chính làm xuất hiện nhà nước là phân hoá giai cấp , sự quan lí và
vai trò của người thủ lĩnh đứng đầu trong công cuộc trị thuỷ là yếu tố phụ
thúc đẩy sớm hơn sự xuất hiện của nhà nước
- Ai cập: ở đại hình cô lập ít bị xâm chiếm, có điều kiện phát triển nền văn
minh ngàn năm, nhà nước ai cập cổ đại ra đời vào thiên niên kỉ IV TCN
+ cơ cấu xã hội và giai cấp chủ nô : tăng lữ, quý tộc và giai cấp nô lệ. ( tù binh
chiến tranh, bị phá sản. )
+ Quá trình hình thành nhà nước Ai cập: nhà nước ban đâu là các công xã nông
thôn; Thiên niên kỉ III TCN ai cập thống nhất; năm 31 TCN Ai cập bị sát nhập
với đế quốc la mã ( nhà nước tập quyền/ pháp luật chưa có)
- Lưỡng hà: năm trên lưu vực 2 con sông Tigro và Oforat, NN và gai cấp ra
đời đầu thiên niên kỉ III TCN; phân hoá xã hội ( chủ nô, nô lệ, nông dân,
công xã thị dân. ), nn quân chủ chuyên chế tập quyền.
- Ấn độ: trên lưu vực sông ấn và sông hằng, khoảng 2000 năm TCN Ấn độ
hình thành nên giai cấp và nhà nước.Vào TK IV TCN, ấn độ bị makadonia
xâm lược, sau đó hoàng đế Asoka đã thống nhất ấn độ. Năm 1757 ấn độ bị
anh xâm lược xã hội chia thành 4 đẳng cấp, nn quân chủ chuyên chế tập
quyền, Hệ thống PL Manu.
- Trung Quốc: Khoảng 3000 năm TCN các bộ lạc lớn đã liên minh với nhau
hình thành các nhà nước, sau đó chia thành hai thời kì Đông chu và tây chu
( xuân thu và chiến quốc). Tần thuỷ hoàng đã thống nhất nn TQ, nn chính
thể quân chủ chuyên chế quý tộc chủ nô, hệ thông pl pháp/thể/thuật.
Câu 3. Nội dung cơ bản của Bộ luật Hammurabi (ở Lưỡng Hà cổ đại), và so
sánh nó với Bộ luật Manu (ở ấn Độ cổ đại)
- Nội dung cơ bản của bộ luật hammurabi (Lưỡng hà):
+ Ra đời vào khoảng TK XVIII TCN và được phát hiện vào năm 1901, cơ cấu
gồm: 3 phần [mở đầu/ nội dung ( 282 điều)/ kết luận]
Bộ luật tổng hợp được xây dựng dưới dạng luật hình để điểu chỉnh
nhiều lĩnh vực và quan hệ xá hội lợi ích
Mở đầu: tuyên bố quyền lực của nhà vua là do các vị thần ban tặng
Nội dung: bắt nguồn từ sự kế thừa trước đó, chứa đựng sắc lệnh của vua
hammurabi và nhiều sắc lệnh của toàn án, quy định các thủ tục kiện cáo, xét xử, tố
tụng. Các hình phạt nếu vi phạm luật, tội danh, cách thức vay tiền, mua bán nô lệ. ,
quy phạm điều chỉnh quan hệ xã hội đời sống sinh hoạt.
Kết luận: khẳng định uy quyền của hammurabi, công đức, quyền hành của nhà vua.
- So sánh với bộ luật manu ( ấn độ) :
+ Luật hammurabi ( lưỡng hà) là bộ luật thành văn sớm nhất xây dựng trên cơ sở
tiền lệ pháp, quyết định/phán quyết toà án, mệnh lệnh vua tập trung điều chính
quan hệ xã hội. Gồm 282 điều nhưng về điều chỉnh quan hệ xã hội lại tiến bộ hơn bộ luật manu.
+ Luật manu (ấn độ) là bộ luật được xây dựng từ tập quán, luật lệ của giai cấp
thống trị dưới dạng trường ca, điều chỉnh quan hệ xã hội nhưng tập trung chủ yếu
ở lĩnh vực ctrị, tôn giáo. . Gồm 2685 điều nhiều hơn bộ luật hammurabi + Nội dung:
- Chế định hợp đồng: Bộ luật manu chủ yếu đề cập đến vấn đề vay mượn, có
tính phân biệt rõ ràng đối với các đẳng cấp. Hammurabi thì chế tài rõ ràng
hơn, đề cập đến ruộng đất, hợp đồng giữ gửi.
- Chế định hôn nhân : bộ luật manu rất bất bình đẳng giữa vợ và chồng, hôn
nhân mang tc mua bán, chồng mua vợ. Hammurabi thì có thủ tục kết hôn
tuy vẫn bất bình đẳng những đã có luật bảo vệ phụ nữ.
- Chế định thừa kế: đều có 2 hình thức: thừa kế theo pl và di chúc. Bộ luật
hammurabi có thêm đk tước quyền thừa kế (tiến bộ).
- Chế định hình sự : Manu có sự phân biệt rõ ràng giữa các đẳng cấp , thiên
vị với đẳng cấp cao hơn. Hammurabi thì trừng phạt mang tc trả thủ nhưng
chỉ tương đối. Cả 2 đều có hình phạt dã man.
- Chế định tố tụng: manu coi trọng chứng cư nhưng vẫn thể hiện sự phân biệt
rõ ràng giữa các đẳng cấp. Hammurabi thì cx coi trọng chứng cư nhưng ko
có sự phân biệt và xét xử công khai.
Bộ luật manu mang tính phân biệt đẳng cấp rõ ràng , tôn thờ đẳng cấp cao
nhất ko công tâm, còn hammurabi cx có sự phân biệt nhưng ko rõ ràng, tiến bộ mang tính dân chủ.
Câu 4. Trình bày khái quát quá trình dân chủ hoá bộ máy nhà nước Aten, tổ
chức bộ máy nhà nước Cộng hoà dân chủ chủ nô Aten và nhận xét
tính chất dân chủ của nhà nước này:
- Khái quát về quá trình dân chủ hoá: tầng lớp chủ nô đã khởi xướng lãnh
đạo cuộc đấu tranh chống độc quyền của quý tộc giành q lợi. Quân chủ chủ
nô -> cộng hoà dân chủ chủ nô.
a. Cuộc cải cách xôlông:
- Bầu các chức quan chấp chính, cải cách dân chủ, xoá bỏ đặc quyền của quý
tộc, thị tộc. Xoá bỏ nợ nần cho nhân dân, xoá bỏ thể chế cầm cố ruộng, cấm
biến dân thành nô lệ vì nợ nần, hình thành tính dân chủ.
- Thành lập các hội đồng 400 người, mỗi bộ lạc cử đc 100 người thuộc đẳng
cấp 1,2,3 tham gia vào hội đồng làm nhiều nhiệm vụ khác nhau.
- Căn cứ theo tài sản chia con người thành 4 đẳng cấp, người dân đc hưởng
quyền lợi theo đẳng cấp của mình. b. Cải các clixten:
- Bỏ 4 bộ lạc chia thành 3 khu vực, mỗi khu vực 10 phân khu. Aten có 10 liên khu.
- Do không còn bộ lạc nên hội đồng 400 người bị huỷ bỏ thay bằng hội đồng
500 người. Mỗi liên khu cử 50 người ko phân biệt đẳng cấp. TL hội đông 10 tướng lĩnh.
- Bảo vệ nền cộng hoà dân chủ và chống thuyết âm mưu động tài nên cải
cách clixten đặt ra luật bỏ phiếu bằng vỏ sò.
- Khuyền khích mọi người bảo vệ chế động bằng khen thưởng hoặc giải phóng thân phận nô lệ.
c. Cải cách pêriclet:
- Trả lương cho người tham gia vào cơ quan nhà nước, tạo điều kiệ cho nhân
tài dù là dân nghèo cũng có thể tham gia vảo quản lý nn.
- Thay chế độ bầu vào chế độ bốc thăm. - Trợ cấp người nghèo
Mang tính dân chủ cao tiến bộ đến bây giờ vẫn được nước đức áp dụng cho hiện tại.
- Tổ chức bộ máy nhà nước: + hội nghị công dân + hội đồng 500 người + hội đồng 10 tg lĩnh + Toà bồi thẩm
- Nhận xét tính dân chủ của nn aten:
Bộ máy nhà nước aten theo chế độ tập trung quyền lực vào hội nghị, cho
toàn thể công dân aten quyền dân chủ. Là nhà nước trheo hình hức công
hoà dân chủ chủ nô nên mang tính dân chủ trực tiếp tiến bộ.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế: chỉ có công dân nam ( cha mẹ đều là ng
aten ) còn phụ nữ, nô lệ, kiều dân ko đc tham gia vào hội nghị. Phân biệt
đối xử giữa các đẳng cấp. những người trong hội đồng đưa ý kiến chủ quan
ko htoan đúng, hạn chế địa lý, xã hội khó pt trong tương lai
Câu 5. So sánh và chỉ ra nét khác biệt cơ bản giữa nhà nước Xpác và nhà
nước Aten (Hy Lạp cổ đại). Khác biệt cơ bản :
- Hình thức nhà nước: Aten là nn cộng hoà dân chủ chủ nô/ Xpac là nn
cộng hoà quý tộc chủ nô.
- Tổ chức xã hội: aten giai cấp quý tộc và chủ nô công thương( nhưng tầng
lớp chủ nô công thg dần chiếm vai trò chủ yếu / Xpac giai cấp thống trị và gc bị trị.
Nhà nn aten có sự dân chủ hơn nn Xpac, nn xpac gc quý tộc đc hưởng quá nhiều đặc quyền.
- Tổ chức bộ máy nn:
+ Aten : Hội nghị công dân: nam aten thảo luận tự do, hội đồng 500 người chia
làm 10 uỷ ban, hội đồng 10 tướng lĩnh, có thêm toà bồi thẩm đoàn giám sát tư
pháp, thẩm phán do công dân aten bỏ phiếu. Aten ko có vua
+ Xpac : Hội đồng trưởng lão ( quý tộc qđ vấn đề quan trọng), hội đồng công dân
(công dân tự do đồng ý/ phản đối), hội đồng nam quan sát ( quyền ktra) quyền lực
tập trung chủ yếu vào tay quý tộc. Xpac có 2 vua được tôn kính nhưng ko có thực
quyền, quyền lực chủ yếu là ở các lãnh địa do quý tộc cai quản.
Nn aten thì dân chủ tiến bộ , nn Xpac thì quyền lực tt ở quý tộc .Tuy nhiên
sự hạn chế dân chủ của cả hai nhà nước cũng được thể hiện đó là chỉ có
công dân của Nhà nước đó mới có quyền tham gia chính trị, có sự phân biệt giai cấp.
Câu 6. Nêu đặc điểm về nhà nước và pháp luật ở Tây Âu thời kỳ phong kiến. Đặc điểm:
- Nhà nước tây âu thời kì phong kiến trải qua nhiều giai đoạn hình thành và
thay đổi. thời kì thành lập nhà nước pkien Frank -> phân quyền cắt cứ ở
Tây âu -> thời kỳ thiết lập và tồn tại của nn quân chủ chuyên chế.
- Pháp luật: nguồn pl chủ yếu là tập quán, có một số luật thành văn như luật
Xalich, xacxong. chủ yếu sao chép tập quán của các man tộc vì chx xây
dựng chuẩn mực pháp lý nào trc đó. Sau do pt thịnh vượng nên có rất nhiều
luật thành văn đc ban hành, viện dẫn luật lama.
Câu 7. Phân tích những điều kiện kinh tế - xã hội dẫn đến sự xuất hiện, bản
chất của chế độ tự trị của các thành thị và cơ quan đại diện đẳng cấp
ở Tây Âu trong thời kỳ phong kiến.
- Điều kiện kinh tế_ xã hội dẫn đến sự xuất hiện của CQ tự trị thành thị
và cơ quan đại diện đẳng cấp:
+ Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, thợ thủ công từ nông thôn kéo đến
thành thị làm ăn, nền kinh tế suy sụp trong 1 thời gian dài đã được hồi phục, nhiều
thành thị mới được xây.
+ nhiều ngành nghề mới ra đời, trình độ kỹ thuật ngày càng cao, sản lượng sản xuất tăng lên đáng kể.
+ Xã hội phong kiến dân dần hình thành nên lực lượng xh mới lag thị dân. Chính sự phân công lao động.
+ Nền tảng vững chắc cho kinh tế hàng hoá phát triển nên vẫn giữ đc nền kinh tế
và chính trị đc giữ vững.
- Bản chất của chế độ tự trị của các thành thị: là nền cộng hoà phong kiến
+ Cơ quan cao nhất luc này là hội đồng thành phố (thị dân bầu ra), chính quyền
độc tài, thi hành chính sách hẹp hòi, gây ra nhiều bất công thiệt hại cho thị dân cấp dưới.
+ nằm trên đát đai của chúa pkien nên phải nộp 1 khoản địa tô và 1 số nvu binh dịch có quy định
Vẫn nằm trong khuôn khổ của chế độ phong kiến chưa thể pt như thành thị ở phương tây -
Bchat cơ quan đại diện đẳng cấp ở Tây Âu trong thời kỳ phong kiến:
muốn nắm quyền lực thống trị các tầng lớp dưới.
Câu 8. Tính chất của cách mạng tư sản, Hiến pháp bất thành văn, chính thể
và khái quát tổ chức bộ máy nhà nước tư sản Anh thời cận đại.
- Tính chất của cách mạng tư sản Anh : cuộc cách mạng tư sản bảo thủ,
không triệt để bởi vì chỉ đem lại lợi ích cho giai cấp tư sản và quý tộc mới,
quyền lợi nông dân không được đáp ứng.
- Hiến pháp bất thành văn : ko đc nn tuyên bố or ghi nhận là luật cơ bản
+ ND: nguyên tắc chữ ký thứ 2: vb muốn có hiệu lực phải có chữ ký của thủ tướng
hoặc bộ trưởng/ Nguyên tắc tnhiem chính phủ: cp phải chịu tnhiem trc hạ nghị
viện/ ngtac vua trị vì mà ko cai trị: vua vô tnhiem.
+ Anh không có hiến pháp thành văn: cmts ở anh là 1 trong những cuộc cm đtien
khi ấy chx có hiến pháp thành văn/ nghị viện ko muốn tự giới hạn quyền lực/ dễ
thay đổi, linh hoạt trong việc sử dụng và áp dụng.
- Chính thể : nhà nước Anh là quân chủ, nhưng chế độ chính trị Anh là dân chủ
- Tổ chức bộ máy nhà nước:
1. Nguyên thủ quốc gia: nhà vua đứng đầu bộ máy nhà
nước ( bthg cho sự thống nhất ko có thực quyền)/ vua
truyền ngôi cho con trai, ko con trai thì con gái/ nhà
vua ko chịu tn về hsu và dsu trừ tội phản quốc/ nhà vua
là 1 thiết chế tiềm tàng.
2. Nghị viện: Thượng nghị viện_ ngăn chặn sự thiếu cẩn
trọng vội vàng của hạ nghị viện/ cnang toà án tối cao.
Hạ nghị viện_ quyền lập pháp/ quyền luận tội/dân bầu.
3. Chính phủ: cơ quan độc lập/ thủ tg do vua bổ nhiệm,
thủ tướng ở đảng chiếm đa số ghế trong hạ nghị viện.
4. Toà án: chịu sự lãnh đạo của thg nghị viện ( toà án TW và Địa phg)
5. Chính trị: 2 đảng tư sản thay nhau nắm chính quyền
Câu 9. Tính chất của cách mạng tư sản, Hiến pháp, chính thể và khái quát tổ
chức bộ máy nhà nước tư sản Mỹ thời cận đại.
- Tính chất của cách mạng tư sản Mỹ: Cuộc cách mạng giải phóng 13 bang
thuộc địa khỏi sự thống trị của thực dân anh, đưa tư sản lên nắm quyền, tạo
thuận lợi cho giaia cấp tư sản phát triển.
- Hiến pháp: Hiến pháp thành văn, hiến pháp thông qua do các bang phê
chuẩn, ngăn chặn sự phục hồi của phong kiến, bảo vệ quyền con người-
quyền công dân ( gồm cơ cấu 7 điều 4000 từ)
- Chính thể: chính thể cộng hoà tổng thống
- Tổ chức bộ máy nhà nước tư sản Mỹ thời cận đại:
1. Nguyên thủ quốc gia: ( tổng thống hoa kỳ) tổng thống
do dân bầu/ TL chính phủ/ nhân dân có quyền bầu và
giám sát tt/ tt chịu tnhiem trc nhân dân/ thẩm quyền
hành pháp/ giải trình xử lí những vấn đề thẩm q phát
sinh/ bổ nhiệm thẩm phán.
2. Nghị viện: Thượng nghị viện (đại diện của liên bang)/
hạ nghị viện (dân bầu) _” thẩm quyền lập pháp, kìm
chế đối đối trọng các nhánh quyền lực, đưa ra dự luật”
3. Pháp viện tối cao: 9 thẩm phán do tổng thống bổ
nhiệm và thg nghị viện phê chuẩn
Câu 10. Nêu những điểm mới của pháp luật tư sản thời cận và hiện đại, so
sánh với thời cổ đại và trung đại.
Điểm mới của pháp luật cận / hiện đại so với trung/ cổ đại:
- Pháp luật phong kiến mang nặng về tính đặc quyền và phân biệt đẳng cấp,
quyền con người -quyền công dân không đc ghi nhận và baỏ vệ/ pháp luật
tư sản mang tính dân chủ tiến bộ, mọi công dân đều bình đẳng trc pl, ghi
nhận quyền công dân- quyền con người bảo. vệ chế đọ tư hữu, quy định
nghĩa vụ công dân , Nhà nước tư sản tổng thống - người đứng đầu nhà nước
cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý.
- Pháp luật phát triển toàn diện cần đối về các mảng cả về hình sự dân sự
hành chính, các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
- Những hình phạt mang tính nhân văn, hình phạt tương ứng với tội danh
- Pháp luật vừa là công cụ quản lý xã hội mà còn để kiểm soát, giới hạn
quyền lực nhà nước đặc điểm đổi mới có thể nhìn rõ nhất giữa pl tư sản và pl pkien
- Pháp luật bảo vệ những nhóm người lao động, nhóm người yếu thế trong xã
hội, chế độ lương hay troẹ cáp xã hội…
- Kĩ thuật lập pháp hành pháp cũng tiến bộ mang tính dân chủ hơn, sự ra đời
của hiến pháp đạo luật có giá trị cao nhất (ngành luật hiến pháp)
Mang tính nhân đạo, tiến bộ, toàn diện, dân chủ. PHẦN LỊCH SỬ
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Câu 11. Sự hình thành, tổ chức bộ máy và đặc trưng cơ bản của nhà nước Văn lang- Âu lạc:
Sự hình thành của nhà nước văn lang:
- Từ khoảng 2000 năm TCN, người dân di cư xuống các vùng đồng bằng gần
con sông lớn. những bộ lạc lớn hình thành cso tiếng nói và hđ sản xuất, văn
lang là bộ luật mạnh nhất. Do nhu cầu trị thuỷ, thúc đẩy sự liên kết giữa các
bộ lạc, Avnw lang đã thu phục accs bộ lạc khác, thành lập ra nhà nước Văn lang.
Sự hình thành của nhà nước Âu Lạc:
- Quân Tần xam lược nươc ta nhà nước Văn Lang sụp đổ, Thục phán đã lãnh
đạo chống quân Tần xâm lược. Sau khacngs chiến chống Tần, Thục Phán
đổi tên thành An Dương Vương, đổi tên nước thành Âu Lạc dời đô về thành
Cổ Loa, nhà nước Âu Lạc ra đời lãnh thổ mở rộng hơn Văn Lang.
Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang_ Âu lạc:
- Hùng Vương lên ngôi vua, nn Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc
- Vua nắm giữ mọi quyền hành, các bộ đều thần thuộc
- Đứng dầu bộ là lạc tướng, đứng dầu là các chiềng, chạ là bồ chính giúp giải
quyết việc sản xuất, phân chia ruộng đất.
Đặc trưng nn Văn lang_Âu lạc:
Tổ chức nn Văn Lang còn sơ khai, đơn giản, chx có pl và quân đội.
Nhà nước âu lạc được rộng về lãnh thổ, hoàn chỉnh về bộ máy nhà nước
hơn nhà nước văn lang, có quân đội và vũ khi chuyên dụng. Đánh thắng được quân Triệu Đà.
Tuy cả hai nhà nước đều khá đơn giản nhưng đã có sự tiến bộ hơn so với thị tộc, bộ lạc trc kia.
Câu 12. Đặc điểm cơ bản về nhà nước và pháp luật ở Việt nam thời Bắc thuộc:
Đặc điểm nhà nước thời kì Bắc thuộc:
- Có hai hệ thống chính quyền đan xen tồn tại song song trong các thời kì
lịch sử, hệ thống chính quyền chủ đạo là chính quyền đô hộ phong kiến TQ.
- Hệ thống chính quyền đô hộ phong kiên TQ là một hệ thống chính quyền
không hoàn chỉnh chặt chẽ từ TW đến địa phương.
- Mô hình tổ chức chính quyền TQ đc du nhập vào VN và tồn tại trong hơn
10 thế kỉ nhưng thiết lập trên 1 nền tảng kinh tế- xh kém, gây ảnh hưởng
qua rất nhiều thời đại.
Đặc điểm của pháp luật thời Bắc thuộc:
- Có hai hệ thống pháp luật cùng song song tồn tại, người hán duy trì tối đa
luật của người việt để cai trị người việt để giảm bớt sự chống đối người việt.
- Hệ thống pháp luật đô hộ phong kiến TQ chủ yếu điều chỉnh các lĩnh vực:
hành chính, tài chính, dân sự. gây hạn chế.
Câu 13. Những đặc trưng cơ bản về tổ chức nhà nước, pháp luật của các triều
Ngô – Đinh – Tiền Lê và Lý – Trần – Hồ
- Đặc trưng cơ bản về tổ chức và pl của triều đại Ngô – Đinh - Tiền Lê:
+ Theo mô hình BMNN tập quyền quận sự
+ quyền lực tối cao NN tối cao tập trung vào tay vua, dưới vua là các quan phụ việc cho vua
+ Chính quyền TW không trực tiếp can thiệp đến các đơn vị địa phương, mô
phỏng chế độ nhà nước phương Bắc.
- Nhà Ngô: vua đứng đầu, đặt ra các chức quan văn võ, quy định trang phục.
- Nhà Đinh: hoàng đế đứng đầu, đại sư có tầm ảnh hưởng rất lớn. Chia nhà
nước thành 10 đạo, quân đội cũng chia thành 10 đội.
Bộ máy kết hợp giữa hành chính và quân sự
- Nhà tiền Lê: tổ chức đơn vị hành chính Lộ, Phủ, Châu. Còn lại các cấp giữ
nguyên. Bộ máy TW phỏng theo chế độ Đường Tống.
- Pháp luật thời Ngô- Đinh -Tiền Lê:
+ Đến thời Tiền lê đã có pl thành văn
+ phổ biến nhất là pl dưới dạng tục lệ
+ Pl mang tính mệnh lệnh đàn áp khắc nghiệt, phụng mệnh quân sự và những hình phạt dã man tàn bạo.
+ Pl chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo
- Đặc trưng cơ bản của bộ máy nhà nước thời Lý- Trần- Hồ:
- Mô hình tổ chức nhà nước tập quyền nhân thân
- Lý- Trần: đường lối chính trị thu phục lòng dân, chế độ tập quyền, nhà Trần
tăng cương khoan thư sức dân.
- Hồ: ý thức vai trò của dân
- Thời này tư tưởng nhân quyền chx có nhưng đã ý thức đc sự nhân đạo yêu thg con người.
- Vua nắm quyền lực tối cao, nắm thần quyền, sở hữu ruộng đất, có thẩm
quyền riêng. Tế tướng đứng đầu các quan thần, các quan đại thần : là cố
vấn cấp cao của vua, các bộ: cơ quan thi hành quyền hành pháp.
- Chính quyền địa phương: độc lập với các bộ giúp vua quản lí các lĩnh vực khác nhau.
- Pháp luật thời Lý- Trần- Hồ:
- Được thể chế hoá, có PL thành văn, ghi nhận và bảo vệ quyền lợi của vua
và quý tộc, quy định hình phạt dã man
- Trần : bảo vệ sự bất bình đẳng, lộng hành của quý tộc, dân bị đối xử hà
khắc, hình phạt lăng nhục thân thể.
- Hồ: nghiêm khắc trị kẻ ham mê cờ bạc, mê tín
- Hình phạt chưa tương xứng với hành vi, pl điều chỉnh các quan hệ kt cá
nhân, thể hiện tính dân chủ, độc lập, pl nội dung phong phú, đa dạng.
Câu 14. Những đặc trưng cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ:
- Tập quyền quan liêu ( lê sơ): Có thể nói rằng, bộ máy nhà nước triều Lê
Sơ đã đạt đến đỉnh cao và hoàn chỉnh chi tiết nhất trong các bộ máy nhà
nước thời kì phong kiến.
- Nhà lê củng cố chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành các chính
sách luật ( Hồng Đức) để bảo vệ sự thống trị của gc phong kiến tập quyền,
phát huy vai trò của giai cấp pkien.
- Bỏ chức đại tướng cấm quan lại lập quân đội riêng đề cao uy quyền tuyệt
đối của vua. Bên ngoài thi hành chính sách mềm mỏng để giữ gìn bảo vệ độc lập.
- Đứng đầu là vua sau đó đến TW gồm 6 bộ ( lục bộ và lục khoa)- các cơ
quan giúp bộ và Địa phương gồm 13 đạo -> phủ-> huyện ( châu) ->xã
- Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, đẩy rộng cs giáo dục, đưa chế độ thi cử
vào nề nếp, tuyển chọn người có chuyên môn.
+ Hoàn bị về tổ chức bộ máy nhà nước: xuất hiện lục bộ và lục khoa
+ kinh tế phát triển mạnh nhất thời kì trung đại
Câu 15. Quốc triều hình luật thời Lê ( Bộ Luật Hồng Đức): tính chất, phạm vi
điều chỉnh, cơ sở tư tưởng, các nguyên tắc cơ bản. (vở ghi)
Câu 16. Nội dung cơ bản của chế định hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình
và tố tụng trong Quốc triều hình luật thời Lê (Bộ luật Hồng Đức). Vở ghi
Câu 17. Ảnh hưởng của truyền thống pháp luật Pháp đến pháp luật Việt nam thời kỳ Pháp thuộc:
- Trong suốt thời pháp thuộc nươc sta đã được tiếp nhận các chế định tiến bộ,
xoá bỏ những tục lệ lạc hậu phong kiến. Đồng thời pl đó cũng song hành
với các tập quán và văn hoá truyền thống của ta, xuất hiện các chế định về
tài sản, thừa kế, học thuyết du nhập đã đáp ứng nhu cầu phát triển của xã
hội việt nam theo triều hướng cách tân.
- Một hệ thống pháp luật mới đã được tạo dựng cùng bước chân xâm lược
của người Pháp tại Việt Nam. Hệ thống pháp luật này cực kì phức tạp, khởi
nguồn từ tính chất phức tạp của quy chế chính trị mà Pháp thiết lập ở Việt
Nam lúc bấy giờ. Nhà cầm quyền Pháp đã dùng luật pháp để biến 3 miền
của Việt Nam thành 3 nước khác nhau - chính sách chia để trị bằng luật pháp.
- Hệ thống tư pháp và việc xây dựng và ban hành nhiều đạo luật trong suốt
hơn 80 năm dưới chế độ thực dân Pháp, nước Việt Nam đã tiếp nhận những
chế định pháp luật hiện thân của một nền pháp luật phát triển, tiến bộ, góp
phần đề cao những giá trị công bằng và sự minh bạch trong xã hội, thúc đẩy
xóa bỏ những tục lệ lạc hậu của xã hội phong kiến
Câu 18. Hiến pháp năm 1946: tính chất, phạm vi điều chỉnh, giá trị kế thừa: Tính chất:
- Đạo luật cơ bản của chính quyền nhân dân, đề cao giữ gìn độc lập và chống thù trong giặc ngoài.
- HP 1946 có đặc điểm của chính thể cộng hoà lưỡng tính, chủ tịch nước làm
nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu nhà nước, lãnh đạo hành pháp. Bên
cạnh đó người đứng đầu chính phủ do nghị viện nd TL.
- HP 1946 có nhiều sự tham gia của các thành phần xã hội, là kết quả lựa
chọn từ nhiều bản dự thảo Hiến pháp khác nhau, tinh thần dân chủ, sửa đổi sâu sắc.
- Thể hiện tính cân bằng và kiểm soát quyền lực, nêu rõ vai trò và tnhiệm của
người đứng đầu cơ quan nhà nước. Mối quan hệ tương đối độc lập giữa
quyền hành pháp và lập pháp.
Phạm vi điều chỉnh:
- Hiến pháp 1946 quy định các luật, quyền lợi của người dân ngang bằng
nhau về mọi phương diện và bình đẳng trc pl.
- Ghi nhận thành quả của cm vn, nghĩa vụ và quyền gắn liền với nhân dân bảo vệ tổ quốc. Giá trị kế thừa:
- Tính dân chủ cao đc kế thừa và phát huy trong những bản Hp sau này.
- Nấc thang ghi nhận những quy định về bảo vệ quyền con người, quyền
công dân , ghi nhận quyền tự do dân chủ.
- Có nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc giữ gìn độc lập .
Câu 19. Tổ chức nhà nước, trách nhiệm nhà nước trong Hiến pháp năm 1946
Tổ chức bộ máy nhà nước HP 1946:
- Cơ quan quyền lực:
+ TW: Nghị Viện Nhân Nân cơ quan có quyền cao nhất, có thể giải tán khi 2/3 nghị viện đồng ý.
+ Ban Thường vụ : cơ quan thương trực của nghị viện nhưng BTV có thể bất tín nhiệm.
+ Địa phương: HĐND chia lm 2 cấp Tỉnh-xã
- Cơ quan hành chính:
+ TW: chính phủ không có cơ quan nào cao hơn chính phủ ( chủ tịch nước vừa
đứng đầu CP vừa đứng đầu nhà nước/ không phải chịu bất cứ tn nào từ tội phản quốc) thực quyền lớn.
+ Địa phương: UBHC chia lm 4 cấp bộ/ tỉnh/ huyện/ xã
Cơ quan cấp dưới bầu cơ quan cấp trên
- Toà Án: có 4 cấp Toà án tối cao/ toà án phúc thẩm/ toà đệ nhị cấp/ toà sơ
cấp ( thẩm phán do chính phủ bầu nhiệm)
Không có viện kiểm sát/ toà án chưa có sự giám sát tư pháp từ nn
Trách nhiệm của nhà nước theo HP 1946:
- Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng, công nhận và bảo đảm quyền hợp pháp của công dân
- Khẳng định đường lối đại đoàn kết thống nhất đất nước
- Quản lí bộ máy nhà nước cần tuân theo các quy đình, điều luật của Hiến pháp.
- Nhân dân là chủ thể của hiến pháp, nên nhà nước cầng tôn trọng các quyền
tự nhiên của con người vaf quyền do pl quy định không phân biệt giới tính,
địa vị giai cấp. (điều 1)
- Giải quyết các vấn đề chung của toàn quốc
Câu 20. Tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1959:
- Cơ quan quyền lực cao nhất:
+ TW: quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất
+ Địa Phg: HĐND được tổ chức thành 3 cấp Tỉnh- huyện- xã, HĐND bầu ra UBHC
+ Chủ tịch nước nguyên thủ quốc gia do QH bầu ra thay mặt nhà nước về đối nội-
đối ngoại ( quyền lực bị thu hẹp) -> tách thành 1 thể chế riêng
- Cơ quan hành chính:
+TW: HĐCP là cơ quan chấp hành của cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
+ Địa phương: UBHC có 3 cấp
- Toà Án: có 3 cấp TAND tối cao/ TAND tỉnh-tp/ TAND huyện
+ Thẩm phán bầu theo quy định của PL + Chánh án do HĐND bầu ra
- VKS: cơ quan kiểm sát tuân thủ pl từ cấp bộ troẻ xuống gồm hệ thống
VKSND tối cao/ VKSND các cấp.
Câu 21. Tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1980.
- Cơ quan quyền lực cao nhất: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân
+ Không còn UBTVQH như HP 1959
+ HĐNd có quyền bầu or bãi miễn HĐND cùng cấp, có quyền giải tán HĐND cấp dưới trực tiếp
- Nguyên thủ quốc gia: không còn chủ tịch nước và UBTVQH/ cơ quan cao
nhất hoạt động thường xuyên của quốc hội là HĐ nhà nước, cơ cấu: chủ
tịch HĐ nhà nước, các phó HĐ nhà nước và các uỷ viên
- Cơ quan hành chính: TW: HĐ bộ trưởng_ cơ quan chấp hành và hành
chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
- Cơ quan tái sinh độc lập hơn hiến pháp 1959
- Ở địa phương có UBND chia làm 3 cấp tỉnh-huyện-xã
- Toà án: Toà án tối cao/ Toà án tỉnh/ toà ans huyện
- Viện kiểm soát: VKS tối cao/ VKS tỉnh/ VKS huyện
Câu 22. Tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1992.
Do tổ chức bộ máy nhà nước năm 1980 có quá nhiều bất cập
- Cơ quan quyền lực cao nhất: quốc hội
- Nguyên thủ quốc gia: Thiết lập lại chế định chủ tịch nước và UBTVQH như ở HP 1946/1959
- Cơ quan hành chính:
+ Thay HĐ chính phủ bằng chế định Chính phủ. Vẫn còn trách nhiệm tập thể,
nhưng đề cao trách nhiệm cá nhân
+ Đề cao trách nhiệm của thủ tướng, thủ tướng có quyền đề nghị bổ nhiệm, miễn
nhiệm, bãi nhiệm, cách chức các thành viên của chính phủ.
- Toà án: Chế độ bầu thẩm phán đc thay bằng chế độ bổ nhiệm thẩm phán
- VKS: Đến 2001, VKS bỏ chức năng kiểm sát chung, chỉ còn chức năng
công tố và giám sát tư pháp
Câu 23. Những đặc điểm cơ bản về pháp luật từ 1945 đến trước thời kỳ đổi mới:
Ban đầu nước ta chưa có nhà nước chưa có pháp luật nên bản HP 1946
được coi là minh chứng tuyệt vời cho các hoạt động lập hiến lập pháp giai
đoạn này góp phần hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước.
- Pháp luật được coi là phương tiện quan trọng để thiết lập nền tảng xã hội
chính quyền, thể hiện rõ cơ chế phân quyền.
- Khẳng định tính hợp pháp, hợp hiến ưu việt của chế độ mới, xây dựng nền
tảng dân chủ nhân dân. Tính độc lập của toà án không ai có quyền can thiệp.
- Bảo vệ bình đẳng, đoàn kết toàn dân xoá bỏ những bất bình đẳng trong xã
hội, đề cao quyền cơ bản của con người, thừa nhận đól à những quyền tự
nhiên mà con người xứng đáng được hưởng.
- HP 1956 quyền lập pháp không còn thuộc về nhân dân mà thuộc về quốc
hội, mất đi tính dân chủ cao.
- Sau đó bản hiến pháp quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt
động của các cơ quan Nhà nước.
- Đáng lẽ ra sau khi Hiến pháp năm 1980 được thông qua thì hệ thống pháp
luật Việt Nam sẽ bước sang một giai đoạn phát triển mới rất đáng tự hào.
Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động xây dựng pháp luật trong giai đoạn 1980 -
1986 không có được khởi sắc cần thiết gây ra rất nhiều bất cập cho xã hội,
ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
Câu 24.Những điểm mới cơ bản về pháp luật từ sau thời kỳ đổi mới đến nay:
Khác với thời kì trước, sau thời kì đổi mới nước ta có nhiều thay đổi lớn về
nhiều mặt, đời sống pl đã thực sự chuyển biến một cách tích cực.
- Nếu như trước đây pl vn chỉ tập trung xây dựng những quy định điều chỉnh
quan hệ quản lý, điều hành và tổ chức. Pháp luật thời kì này có rất nhiều
thay đổi lớn, tiến bộ vượt bậc một số các quyền mới như quyền quyền tự do,
hôn nhân gia đình, kinh doanh, quyền sở hữu tư liệu sản xuất bỏ nhiều
quyền mang tính bao cấp ko khả thi. Thừa nhận nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần, kinh tế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nội dung của các văn bản này đã tiếp cận cấc nguyên tắc, xu hướng, chính
sách và mô hình hiện đại trên thế giới như đã đề cập ở trên
- Đề cao trách nhiệm của những người đứng đầu nhà nước, chuyển từ cơ chế
bầu thẩm phán sang cơ chế bổ nhiệm thẩm phán ( mang tính chuyên môn
cao), tăng cường kiểm soát, giám sát quyền lực trong bộ máy nhà nước.
- Cụ thể hoá các hình thức dân chủ trực tiếp, trách nhiệm của nhà nước cần
tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền con người quyền cồng dân.
- Quy định cụ thể các điều luật trong các lĩnh vực hình sự/ dân sự/ hành
chính để bảo vệ quyền con người một cách tốt nhất, luật công và luật tư.
- Mở rộng nguồn pl, thừa nhận 2 cơ quan hiến định, bổ sung đơn vị hành
chính _ kinh tế đặc biệt do QH thành lập.
Câu 25. Bình luận về những điểm mới cơ bản của Hiến pháp năm 2013;
- Hiến pháp 2013 đã phản ánh lịch sử hào hùng của dân tộc, thành quả cách
mạng , khẳng định sự kế thừa về xây dựng và thi hành hiến pháp vì dân giàu nước mạnh.
- Chế độ chính trị nước ta hiện nay được HP 2013 kế thừa từ HP 1946,
1959,. nhưng đc chắt lọc ngắn gọn, xúc tích hơn. Các haotj động cảu bộ
máy nhà nước được đổi mới hơn so với các Hp trước.
- Con người chủ thể của việc sửa đổi Hiến pháp, khẳng định “nhà nước Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Hiến pháp mới bổ sung nguyên
tắc “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định
của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”
- Hiến pháp xác định rõ với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế
và kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
- Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, đảng, nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa giữ gìn nền độc lập.
- Lần đầu tiên Hiến pháp chính thức khẳng định tính chất, vị trí của Chính
phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp; nhấn mạnh và đề cao hơn tính
chất, vị trí Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Hiến pháp mới quy định 2 thiết chế mới là Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước.
- Hiến pháp mới đã có các quy định cụ thể về hiệu lực và quy trình thủ tục
làm và sửa đổi Hiến pháp; thể hiện tính chất dân chủ và pháp quyền của
Nhà nước ta ngày càng hoàn thiện và phát triển.