Câu hỏi thảo luận chương 5 | Văn hóa kinh doanh và khởi nghiệp | Đại học Bách Khoa Hà Nội

Câu hỏi thảo luận chương 5 | Văn hóa kinh doanh và khởi nghiệp | Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn giúp các bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao kết thúc học phần. Mời các bạn đọc đón xem!

Câu hỏi tự luận chương 5
1. Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm hành vi của doanh
nghiệp, chi phối hoạt động của mọi thành viên trong doanh nghiệp tạo nên bản sắc kinh doanh riêng
của doanh nghiệp.
2. Trình bày các cấp độ văn hóa doanh nghiệp. Lấy ví dụ minh họa.
Theo Edgar H.Shein, văn hoá doanh nghiệp có thể chia thành ba cấp độ (level) khác nhau. Thuật ngữ
“cấp độ” ở đây chỉ mức độ cảm nhận được của các giá trị văn hoá trong doanh nghiệp hay cũng có thể nói
rằng tính hữu hình và vô hình, tính trực quan và phi trực quan trong biểu hiện của các giá trị văn hoá đó.
* Cấp độ thứ nhất (biểu trưng trực quan – hữu hình): Các quá trình và cấu trúc hữu hình:
Đó là những biểu trưng trực quan giúp con người dễ dàng nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy các giá trị và triết
lý cần được tôn trọng, cấp độ này ta dễ dàng quan sát được ngay từ lần gặp đầu tiên đối với doanh nghiệp,
bao gồm:
• Kiến trúc, cách bài trí, công nghệ, sản phẩm
• Cơ cấu tổ chức các phòng ban của doanh nghiệp
• Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp
• Lễ nghi và lễ hội hàng năm
• Các biểu tượng, logo, slogan, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp
• Ngôn ngữ, cách ăn mặc, cách biểu hiện cảm xúc.
• Những huyền thoại, câu chuyện về doanh nghiệp
• Hình thức mẫu mã sản phẩm
• Thái độ cung cách ứng xử của các thành viên
Đây là cấp độ văn hoá dễ nhận biết nhất, dễ cảm nhận nhất; ta có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc
đầu tiên thông qua các yếu tố vật chất như vật kiến trúc, cách bài trí, đồng phục… của doanh nghiệp. Cấp
độ văn hoá chịu ảnh hưởng nhiều bởi tính chất.
Những giá trị sâu hơn những nhận thức được hình thành bởi các thành viên của tổ chức công việc
ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và quan điểm của lãnh đạo. Cấp độ văn hoá này dễ thay đổi
thể hiện không đầy đủ và sâu sắc văn hoá doanh nghiệp, có quan điểm cho rằng cấp độ này chỉ phản ánh
khoảng 13% đến 20% giá trị văn hoá của doanh nghiệp.
VD: Để hình dung về cấp độ văn hóa cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp chúng ta hãy nhìn vào thương
hiệu Starbucks. Đây một trong những thương hiệu coffee nổi tiếng tạo dựng được sự khác biệt về
thương hiệu khi thiết kế và tạo dựng được hình ảnh chung cho toàn bộ các cửa hàng, đồng phục nhân viên
mẫu bao bì sản phẩm. Khách hàng luôn cho rằng hãng coffee này luôn cập nhật ý tưởng độc đáo mới
và đi trước một bước so với các đối thủ cùng lĩnh vực.
* Cấp độ thứ hai (biểu trưng phi trực quan – vô hình): những giá trị được tuyên bố:
Bất kể doanh nghiệp nào cũng có các quy định, nguyên tắc, triết lý, mục tiêu chiến lược hoạt động
riêng của mình; nhưng chúng được thể hiện với nội dung, phạm vi mức độ khác nhau giữa các doanh
nghiệp thôi. Đó kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp được
doanh nghiệp công bố rộng rãi ra công chúng để mọi thành viên cùng thực hiện, chia sẻ và xây dựng. Đây
chính là những giá trị được công bố, một bộ phận của nền văn hoá doanh nghiệp.
Những giá trị được công bố cũngtính hữu hình vì người ta có thể nhận biết diễn đạt chúng một
cách ràng, chính xác. Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn cho các nhân viên trong doanh nghiệp
cách thức đối phó với các tình huốngbản và rèn luyện cách ứng xử cho các nhân viên mới trong môi
trường cạnh tranh.
dụ: Ví dụ về cấp độ 2, trong một bài lần trả lời phỏng vấn của Lee Cockerell - Cựu Phó chủ tịch điều
hành khu công viên, giải trí Disney đã nói rằng “Sự quan tâm đến từng chi tiết dù là nhỏ nhất chính là một
tôn giáo mà chúng tôi đang thực hành”. Điều này như một lời khẳng định với khách hàng rằng, việc đem
lại trải nghiệm khách hàng dù là những chi tiết nhỏ nhất cũng được Disney thực hiện từ đó thúc đẩy sự
ủng hộ thương hiệu của khách hàng cũng như cải thiện doanh thu bán hàng hiệu quả.
* Cấp độ thứ ba: Những quan niệm chung (những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính
vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp):
Trong bất kỳ hình thức văn hoá nào (văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp…)
cũng đều có các quan niệm chung, được tồn tại trong thời gian dài, chúng ăn sâu vào trong tâm trí của hầu
hết tất cả các thành viên thuộc nền văn hoá đó và trở thành điều mặc nhiên được công nhận.
Nghĩa là khi các thành viên trong cùng một đội ngũcùng quan điểm về tôn giáo và chính trị chia sẻ
cũng như hành động theo một nền văn hóa chung thì những ý tưởng đi ngược lại với điều này sẽ không
được họ chấp nhận, thậm chí đào thải. Trong 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp thì đây được xem là cấp
độ thể hiện được giá trị cao nhất của một doanh nghiệp và văn hóa được coi là tài sản của một tổ chức.
Ngoài ra thì cấp độ này cũng rất khó để nhận ra nhất bởi việc thấu hiểu giá trị nằm ở bên trong cần rất
nhiều thời gian để tiếp xúc đánh giá. Đặc biệt mỗi một văn hóa dân tộc khác nhau lại khiến cho
tưởng về quan điểm chung sẽ khác nhau.
VD: Cùng một vấn đề: Vai trò của phụ nữ tronghội. Văn hoá Á Đông nói riêng và văn hoá Việt Nam
nói riêng, có quan niệm truyền thống là: nhiệm vụ quan trọng nhất của người phụ nữ chăm lo gia đình
còn công việc ngoài hội thứ yếu, điều này mặc nhiên hình thành trong suy nghĩ của đại đa số mọi
người trong xã hội và được truyền qua các thế hệ. Trong khi đó văn hoá phương Tây lại quan niệm rằng:
Người phụ nữ quyền tự do nhân không phải chịu sự ràng buộc quá khắt khe vào lễ giáo tuyền
thống. Vùng Trung Đông theo đạo hồi thì vấn đề này lại càng khắt khe hơn rất nhiều trong việc cho phép
nữ giới tiếp xúc và khẳng định vị trí trong xã hội.
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp là gì? Lấy ví dụ minh họa.
Các yếu tố điển hình ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp là: yếu tố tầm nhìn, yếu tố giá trị, yếu tố thực
tiễn, yếu tố con người,…
* Yếu tố tầm nhìn:
Peter Senge từng nói rằng: “Tầm nhìn bức tranh trong tương lai mà bạn muốn tạo ra”. Một nền văn
hóa vĩ đại được tạo ra luôn xuất phát từ một tầm nhìn chiến lược - bao quát ra những mục tiêu xa hơn, rồi
từ mục tiêu ấy lại giúp định hướng bước đi ràng hơn. Một doanh nghiệp khi xác định được hướng đi,
họ sẽ tiến hành thực hiện từng bước một. Thể hiện rõ ràng nhất điều này là các tổ chức phi lợi nhuận, đa
phần tầm nhìn của họ khá đơn giản nhưng đầy nhân văn nên sẽ nổi trội hơn doanh nghiệp kinh doanh.
Một tuyên bố tầm nhìn tuy là yếu tố đơn giản nhưng lại là nền tảng của cả một văn hóa. Tầm nhìn như là
một kim chỉ nam cho mọi quyết định và hành động.
VD: Vingroup định hướng phát triển thành tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp – thương mại dịch vụ hàng
đầu khu vực, không ngừng đổi mới, sáng tạo để kiến tạo hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ đẳng cấp, góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt và nâng tầm vị thế của thương hiệu Việt trên trường
quốc tế. Với tầm nhìn trên, Vingroup không ngừng cố gắng xây dựng nên văn hoá doanh nghiệp lành
mạnh và có tính cạnh tranh cao, thể hiện khát vọng khẳng định thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế.
* Yếu tố giá trị:
Cốt lõi của văn hóa chính là giá trị của doanh nghiệp, nhờ những giá trị ấy làm thước đo, làm tiêu chuẩn
để cân chỉnh những hành vi, quan điểm cần thiết để đạt được tầm nhìn đó. Chính sự độc đáo của những
giá trị như: nhân viên, khách hàng, tính chuyên nghiệp… góp phần làm nên một văn hóa doanh nghiệp.
dụ: McKinsey & Company là một minh chứng, nơi đây có hẳn một bộ giá trị ràng dành cho tất cả
nhân viên cả công ty liên quan đến cách công ty hết lòng phục vụ khách hàng, đối xử tốt với đồng
nghiệp và luôn chuyên nghiệp. Hoặc chúng ta cũng có thể thấy một công ty lớn như Google, giá trị của họ
đơn giản chỉ là câu slogan nhưng đó cũng là quy tắc nổi tiếng "Đừng trở thành cái ác - Don't be evil”,
nhiên ngoài ra họ cũng bộ giá trị riêng mang tên “10 điều chúng tôi biết là đúng như là các điều luật
lưu hành nội bộ trong doanh nghiệp họ.
* Yếu tố thực tiễn:
Một sự thật cho thấy, các giá trị sẽ trở nên ít quan trọng trừ khi chúng được tôn trọng trong thực tiễn xây
dựng văn hóa doanh nghiệp. Nếu một tổ chức có giá trị “khá thấp” thì buộc doanh nghiệp ấy phải khuyến
khích từ những nhân viên cho tới các quản lý cùng thảo luận đưa ra những ý kiến về “giá trị chung”, tránh
sự thụ động cũng như bị ảnh hưởng bởi tiêu cực. bất kể giá trị nào của tổ chức, đều phải được cân
nhắc dựa trên các tiêu chí đánh giá các chính sách hoạt động của doanh nghiệp, từ đó mới thể
chuyển a “giá trị tinh thần” ấy thành hiện thực. Hay nếu một tổ chức tuyên bố "con người là tài sản lớn
nhất của chúng tôi" thì tổ chức ấy nên trực tiếp đầuvào con người theo những cách thức họ từng
tuyên bố.
VD: Công ty Wegman’s (New York) đã đưa ra các giá trị sẽ thực hiện trong tương lai như “quan tâm”
“tôn trọng”, cũng như vẽ ra một viễn cảnh “một công việc trong mơ”. Và sau cùng kết thúc quá trình tiến
hành ấy, trở thành công ty đứng thứ 5 trong những công ty tốt nhất theo bảng xếp hạng của tạp chí
Fortune bình chọn.
* Yếu tố con người:
Con người là một trong các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao các công ty lớn
trên thế giới đều có một số chính sách tuyển dụng nghiêm ngặt nhất nhằm tìm ra những nhân tố sáng giá
cho doanh nghiệp.
dụ: theo Charles Ellis (tác giả sách What it Takes: Seven Secrets of Success from the World's Greatest
Professional Firms) chia sẻ: “Một công ty tốt luôn có những kế hoạch tuyển dụng các nhân sự không
chỉ giỏi mà còn phù hợp với công ty, chính họ sẽ góp phần tạo dựng nên một văn hóa doanh nghiệp”.
Với ông một công ty nên phỏng vấn từ 8 tới 20 người cho một vị trí tuyển dụng nhằm tránh bỏ sót nhân
tài. Tiến Steven Hunt (thuộc công ty Monster) nói rằng: “Một nghiên cứu cho thấy những người ứng
tuyển mà phù hợp với văn hóa công ty sẽ chấp nhận mức lương thấp hơn 7%. Một ngườisống trong
văn hóa họ yêu thích thì họ sẽ gắn bó lâu dài hơn và góp phần củng cố nền văn hóa mà tổ chức sẵn có”.
4. Văn hóa doanh nghiệp có vai trò như thế nào trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp?
Tác động đến đội ngũ nhân viên:
Đầu tiên, khi nói tới tác động của văn hóa doanh nghiệp đế tổ chức phải đánh giá tới khía cạnh là đội
ngũ nhân viên trong doanh nghiệp. Một hệ thống văn hóa doanh nghiệp bài bản, chuyên nghiệp, đồng bộ
hóa các hoạt động của nhân viên sẽ đem tới những lợi ích nổi bật như:
- Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự. Thu hút nhiều ứng viên tiềm năng làm việc cho tổ chức
giữ chân họ gắn bó với doanh nghiệp lâu dài hơn bởi họ thấy được tôn trọng, hào hứng khi làm việc trong
một môi trường cởi mở.
- Giảm thiểu tối đa những yêu cầu về quản lý, thực hiện các nguyên tắc, quy định trong công ty. Văn hóa
doanh nghiệp đề cao tính chủ động, tự giác của nhân viên, từng có nahan nắmvai trò của mình với tổ
chức, hiểu được gái trị công ty và tự giác tuân theo quy định công ty đề ra.
- Văn hóa doanh nghiệp tác động trực tiếp đến năng suất làm việc của nhân viên. Môi trường công ty
văn hóa tốt sẽ thúc đẩy tinh thần sáng tạo, phát huy ý tưởng độc đáo cho công việc hơn.
Đánh giá thực tế lại đưa ra nhận định rằng nhiều doanh nghiệp Việt nam hiện đang vấp phải những sai
lầm khi triển khai văn hóa doanh nghiệp nhưng không quan tâm đến nhận thức, mong muốn từ phía nhân
viên. Nếu như nhân viên không cảm thấy thoải mái khi làm việc, không được tôn trọng tại môi trường
công ty, các nhu cầu về giao tiếp không được tập trung phát triển thì sẽ kéo theo hiệu quả công việc bị ảnh
hưởng và thiếu sự gắn bó với tổ chức.
Tác động đến tổ chức:
Văn hóa doanh nghiệp thể hiện bản sắc riêng biệt của mỗi công ty, do đó nếu như tập trung phát triển
văn hóa doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp, thì công ty cũng sẽ có những ảnh hưởng tích cực như:
- Tạo ra sự khác biệt, giúp phân biệt doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác với những nét đặc trưng
riêng.
- Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho mỗi doanh nghiệp: tổ chức có nền văn a mạnh là điều kiện để thu hút
và giữ chân nhân tài làm việc, xây dựng lòng trung thành của nhân viên đối với công ty. Từ đó gia tăng lợi
thế cạnh tranh với những đối thủ khác trên thị trường.
Ngược lại, đối với những tổ chức không chú trọng vào xây dựng văn hóa doanh nghiệp hoặc không
văn hóa doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tổ tiêu cực như:
- Đội ngũ làm việc theo một chế quản chuyên quyền, độc đoán, thiếu tính thúc đẩy để giúp nhân
viên có động lực làm việc, ảnh hưởng đến sự phát triển dài lâu của doanh nghiệp và sự gia tăng mạnh mẽ
từ nguồn sức mạnh nội bộ.
- Hạn chế về lợi thế cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Thiếu văn hóa doanh nghiệp là thiếu đi
sự nhất quán trong truyền tải thông điệp tổ chức từ phía mỗi cá nhân, điều này thể hiện sự thiếu chuyên
nghiệp và không đồng bộ trong hoạt động của toàn tổ chức.
Tác động đến khách hàng:
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp với phương châm “lấy khách hàng làm trung tâm” sẽ thu về cho doanh
nghiệp những lợi ích thiết thực như:
- Doanh nghiệp có hệ thống tổ chức và làm việc rõ ràng: có triết lý kinh doanh cụ thể, có văn hóa đào tạo
nhân sự riêng để hợp thành một phong cách doanh nghiệp riêng giúp khách hàng ấn tượng và phân biệt dễ
dàng với những tổ chức doanh nghiệp khác.
- Tập trung phát triển văn hóa doanh nghiệp sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc khai thác sự sáng tạo và liên tục đổi
mới trong cách thức làm việc của nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp khuyến khích nhân viên nêu lên ý
tưởng sáng tạo phục vụ công việc cũngnguồn động lực để chính cá nhân mỗi thành viên luôn tự giác,
năng động và có trách nhiệm với công việc mà mình được tổ chức giao cho.
Mặt khác, có thể xảy ra một vài những tác động tiêu cực đến trải nghiệm khách hàng khi văn hóa doanh
nghiệp không được đề cao như:
- Nhân viên không chú trọng đến công việc và khách hàng không phải mục tiêu hàng đầu của nhân viên.
Môi trường doanh nghiệp có thể xuất hiện những cạnh tranh, đấu đá trong nội bộ, sự không liên kết giữa
các đồng nghiệp với nhau và mục tiêu trong công việc lúc này bị thay đổi từ làm hài lòng khách hàng sang
chiến thắng đồng nghiệp.
- Hơn thế nữa, nhân viên khi đi làm nếu cảm thấy mình không phù hợp với văn hóa công ty, lo lắng trong
môi trường làm việc không được đảm bảo quyền lợi sự tôn trọng tối thiểu sẽ xu hướng quan tâm
đến quyền lợi của bản thân trước khi quan tâm đến quyền lợi của khách hàng.
Nói chung, văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng cùng lớn đến sự tồn tại phát triển của mỗi tổ
chức, doanh nghiệp. Chính vì thế, xây dựng VHDN phải có quy trình cụ thể và đòi hỏi sự tham gia đồng
lòng của các thành viên trong tổ chức từ đội ngũ quản lý, ban lãnh đạo và nhân viên trong công ty thì mới
có thể thành công và bền vững.
Tác động đến đội ngũ nhân viên:
Đầu tiên, khi nói tới tác động của văn hóa doanh nghiệp đế tổ chức phải đánh giá tới khía cạnh là đội
ngũ nhân viên trong doanh nghiệp. Một hệ thống văn hóa doanh nghiệp bài bản, chuyên nghiệp, đồng bộ
hóa các hoạt động của nhân viên sẽ đem tới những lợi ích nổi bật như:
- Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự. Thu hút nhiều ứng viên tiềm năng làm việc cho tổ chức
giữ chân họ gắn bó với doanh nghiệp lâu dài hơn bởi họ thấy được tôn trọng, hào hứng khi làm việc trong
một môi trường cởi mở.
- Giảm thiểu tối đa những yêu cầu về quản lý, thực hiện các nguyên tắc, quy định trong công ty. Văn hóa
doanh nghiệp đề cao tính chủ động, tự giác của nhân viên, từng có nahan nắmvai trò của mình với tổ
chức, hiểu được gái trị công ty và tự giác tuân theo quy định công ty đề ra.
- Văn hóa doanh nghiệp tác động trực tiếp đến năng suất làm việc của nhân viên. Môi trường công ty
văn hóa tốt sẽ thúc đẩy tinh thần sáng tạo, phát huy ý tưởng độc đáo cho công việc hơn.
Đánh giá thực tế lại đưa ra nhận định rằng nhiều doanh nghiệp Việt nam hiện đang vấp phải những sai
lầm khi triển khai văn hóa doanh nghiệp nhưng không quan tâm đến nhận thức, mong muốn từ phía nhân
viên. Nếu như nhân viên không cảm thấy thoải mái khi làm việc, không được tôn trọng tại môi trường
công ty, các nhu cầu về giao tiếp không được tập trung phát triển thì sẽ kéo theo hiệu quả công việc bị ảnh
hưởng và thiếu sự gắn bó với tổ chức.
Tác động đến tổ chức:
Văn hóa doanh nghiệp thể hiện bản sắc riêng biệt của mỗi công ty, do đó nếu như tập trung phát
triển văn hóa doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp, thì công ty cũng sẽ có những ảnh hưởng tích cực như:
- Tạo ra sự khác biệt, giúp phân biệt doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác với những nét đặc trưng
riêng.
- Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho mỗi doanh nghiệp: tổ chức có nền văn a mạnh là điều kiện để thu hút
và giữ chân nhân tài làm việc, xây dựng lòng trung thành của nhân viên đối với công ty. Từ đó gia tăng lợi
thế cạnh tranh với những đối thủ khác trên thị trường.
Ngược lại, đối với những tổ chức không chú trọng vào xây dựng văn hóa doanh nghiệp hoặc không
có văn hóa doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tổ tiêu cực như:
- Đội ngũ làm việc theo một chế quản chuyên quyền, độc đoán, thiếu tính thúc đẩy để giúp nhân
viên có động lực làm việc, ảnh hưởng đến sự phát triển dài lâu của doanh nghiệp và sự gia tăng mạnh mẽ
từ nguồn sức mạnh nội bộ.
- Hạn chế về lợi thế cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Thiếu văn hóa doanh nghiệp là thiếu đi
sự nhất quán trong truyền tải thông điệp tổ chức từ phía mỗi cá nhân, điều này thể hiện sự thiếu chuyên
nghiệp và không đồng bộ trong hoạt động của toàn tổ chức.
Tác động đến khách hàng:
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp với phương châm “lấy khách hàng làm trung tâm” sẽ thu về cho doanh
nghiệp những lợi ích thiết thực như:
- Doanh nghiệp có hệ thống tổ chức và làm việc rõ ràng: có triết lý kinh doanh cụ thể, có văn hóa đào tạo
nhân sự riêng để hợp thành một phong cách doanh nghiệp riêng giúp khách hàng ấn tượng và phân biệt dễ
dàng với những tổ chức doanh nghiệp khác.
- Tập trung phát triển văn hóa doanh nghiệp sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc khai thác sự sáng tạo và liên tục đổi
mới trong cách thức làm việc của nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp khuyến khích nhân viên nêu lên ý
tưởng sáng tạo phục vụ công việc cũngnguồn động lực để chính cá nhân mỗi thành viên luôn tự giác,
năng động và có trách nhiệm với công việc mà mình được tổ chức giao cho.
Mặt khác, có thể xảy ra một vài những tác động tiêu cực đến trải nghiệm khách hàng khi văn hóa doanh
nghiệp không được đề cao như:
- Nhân viên không chú trọng đến công việc và khách hàng không phải mục tiêu hàng đầu của nhân viên.
Môi trường doanh nghiệp có thể xuất hiện những cạnh tranh, đấu đá trong nội bộ, sự không liên kết giữa
các đồng nghiệp với nhau và mục tiêu trong công việc lúc này bị thay đổi từ làm hài lòng khách hàng sang
chiến thắng đồng nghiệp.
- Hơn thế nữa, nhân viên khi đi làm nếu cảm thấy mình không phù hợp với văn hóa công ty, lo lắng trong
môi trường làm việc không được đảm bảo quyền lợi sự tôn trọng tối thiểu sẽ xu hướng quan tâm
đến quyền lợi của bản thân trước khi quan tâm đến quyền lợi của khách hàng.
Nói chung, văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng cùng lớn đến sự tồn tại phát triển của mỗi tổ
chức, doanh nghiệp. Chính vì thế, xây dựng VHDN phải có quy trình cụ thể và đòi hỏi sự tham gia đồng
lòng của các thành viên trong tổ chức từ đội ngũ quản lý, ban lãnh đạo và nhân viên trong công ty thì mới
có thể thành công và bền vững.
5. Trình bày các mô hình và các giai đoạn hình thành văn hóa doanh nghiệp?
Mô hình văn hoá doanh nghiệp:
Mô hình văn hoá doanh nghiệp bao gồm 4 mô hình cơ bản trên thế giới: mô hình văn hoá doanh nghiệp
gia đình, hình văn hoá doanh nghiệp tháp Eiffel, hình văn hoá doanh nghiệp tên lửa dẫn đường,
mô hình văn hoá doanh nghiệp lò ấp trứng.
* Mô hình văn hoá doanh nghiệp gia đình:
Đâymột dạng hình định hướng về quyền lực, người lãnh đạo như là một người chủ gia đình
trách nhiệm chăm lo cho các thành viên khác và đòi hỏi sự trung thành của các thành viên. Người có kinh
nghiệm, người lớn tuổi, người nắm vị trí cấp cao sẽ có quyền quyết định lớn hơn đóng vai trò cốt lõi
trong doanh nghiệp.
- Tạo nên sự gắn kết giữa các cá nhân bởi sự trung thành và truyền thống văn hóa. Thành côngƯu điểm:
được các doanh nghiệp xác định là giải quyết tốt các nhu cầu của khách hàng và chăm sóc nhân viên hạnh
phúc.
- Công ty càng lớn, việc duy trì loại hình văn hóa này càng khó khăn.Nhược điểm:
-Đối tượng phù hợp: Các công ty xu hướng đưa môi trường doanh nghiệp trở thành khép kín, chú
trọng vào nền văn hóa bản địa.
dụ về hình văn hoá gia đình: Các doanh nghiệp Hàn Quốc hầu hết đều theo mô hình văn hóa gia
đình. Họ đã vận dụng khéo léo các hình thức để thể hiện được sự quan tâm của doanh nghiệp đối với nhân
viên và gia đình như: quan tâm đến việc học hành của con cái, việc hiếu hỷ... đều được doanh nghiệp trợ
cấp đặc biệt.
Bằng mọi cách, các doanh nghiệp cố gắng để nhân viên yên tâm với công việc của mình ở doanh nghiệp,
bồi dưỡng tình cảm như đối với gia đình họ.
* Mô hình văn hoá doanh nghiệp tháp Eiffel:
Trong 4 mô hình văn hoá doanh nghiệp thì mô hình văn hóa này thiên về nhiệm vụ và tôn trọng thứ bậc.
hình doanh nghiệp sẽ như một hình tháp nhiều tầng, mỗi tầng có một nhiệm vụ riêng, phân cấp từ
trên xuống dưới được quy định ràng trong quy chế bảng tả công việc để đảm bảo sự vững
chắc của tòa tháp. Các nhà lãnh đạo điều khiển dựa trên sự phối hợp tổ chức dựa trên hiệu quả công
việc, đối với họ giữ cho tổ chức hoạt động trơn tru là quan trọng nhất.
- Văn hóa doanh nghiệp c này sẽ thiết lập nên các quy tắc và chính sách đồng nhất giữ cho tổƯu điểm:
chức cùng phát triển. Mục tiêu dài hạnsự ổn định kết hợp các nhiệm vụ ngắn hạn hiệu quả, kiểm soát
quy trình, công cụ chất lượng tạo ra kết quả. Do đó, việc quản nhân sự phải sẽ tập trung vào KPIs
hiệu suất.
- Cách tiếp cận rất khô khan này không tạo ra cảm hứng hoặc dám thử nghiệm, điều này cóNhược điểm:
thể dẫn đến việc thiếu niềm đam mê hoặc khó chịu từ các nhân viên vì môi trường quá cứng nhắc.
- Đối tượng phù hợp: Các công ty thiên về quản trị bằng sức mạnh, quyết đoán. thường là các công ty về
sản xuất...
Ví dụ: về mô hình văn hoá tháp Eiffel: Mạnh mẽ và hiệu quả, mô hình văn hoá tháp Eiffel là điển hình ở
Đức. Điều này được phản ánh trong việc tuân thủ các nguyên tắc kinh doanh, làm việc theo sự vận hành
tổ chức từ trên xuống dưới làm giảm đi các phương án dự phòng hay hạn chế các tình huống tự phát
trong quá trình diễn biến sự việc.
Người Đức không thích sự bất ngờ. Những thay đổi đột xuất trong các thương vụ kinh doanh thường
không được chào đón.
* Mô hình văn hoá doanh nghiệp tên lửa dẫn đường:
Ngược hoàn toàn với mô hình văn hóa gia đình, mô hình này thiên về nhiệm vụ và phân quyền. Do vậy
chú trọng đến sự bình đẳng ở nơi làm việc định hướng vào công việc, tạo ra một môi trường làm
việc năng động và sáng tạo và chấp nhận rủi ro.
- Trong 4 mô hình văn hoá doanh nghiệp, mô hình này thiên về sự sự sáng tạo và đổi mới đượcƯu điểm:
nhấn mạnh với mục tiêu dài hạn là phát triển và tạo ra các nguồn lực mới. Việc tạo ra các sản phẩm hoặc
dịch vụ được coi là thành công đối với các doanh nghiệp này. Do đó, thúc đẩy sáng kiến cá nhân và tự do
phát triển của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp.
- Văn hóa thị trường có thể khiến nhân viên bị thiếu phương hướng và trách nhiệm.Nhược điểm:
- Đối tượng phù hợp: Các doanh nghiệp làm theo dự án hoặc làm theo nhóm
Ví dụ: về mô hình văn hoá tên lửa:
quan hàng không trụ quốc gia (NASA) đã tiên phong sử dụng nhóm dự án làm việc trong
tàu thăm trụ giống như tên lửa điều khiển. Để hoàn thành nhiệm vụ hạ cánh mặt trăng cần
140 kỹ sư thuộc các lĩnh vực khác nhau.
Không hề có hệ thống thứ bậc nào tất cả trách nhiệm và quyền hạn của họ đều ngang nhau, hoặc ít
nhất gần như ngang nhau vì không ai biết sự đóng góp của người khác.
* Mô hình văn hoá doanh nghiệp lò ấp trứng:
Trong 4 mô hình văn hoá doanh nghiệp thì mô hình này thiên về con người và bình đẳng. Điều này
tả văn hóa doanh nghiệp như một ấp trứng để các thành viên tự phát huy khả năng và tự tạo mối quan
hệ. Nhân viên được thỏa sức sáng tạo, không bị gò bó, ép buộc theo bất kỳ l lối nào, phát huy khả năng
tự học hỏi, tự nghiên cứu, tự hoàn thiện bản thân hơn.
- Trong doanh nghiệp này, sự nhấn mạnh vào chiến thắng, mục tiêu giữ cho tổ chức hoạt độngƯu điểm:
cùng nhau. Danh tiếng và thành công, thâm nhập được thị trường chứng khoán là quan trọng nhất. Phong
cách tổ chức văn hóa doanh nghiệp của họ sẽ dựa trên sự cạnh tranh.
- : Cường độ như vậy có thể dẫn đến sự cạnh tranh giữa nhân viên và mọi người cảm thấy ápNhược điểm
lực phải luôn luôn ở bên.
- Đối tượng phù hợp: Doanh nghiệp thiên về sáng tạo, công nghệ, thiết kế...
Ví dụ: về mô hình văn hoá lò ấp trứng: Facebook có thể được coi là một điển hình mẫu cho văn hóa lò ấp
trứng. Dựa trên lời khuyên răn nổi tiếng của CEO Mark Zuckerberg: Di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ
các nhân viên không bị ràng buộc bởi quy trình, quy định mà có thể tự phát triển bản thân.
Các giai đoạn hình thành văn hoá doanh nghiệp:
* Giai đoạn thứ nhất: Giai đoạn còn non trẻ
Trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp phải tập trung tạo ra các giá trị văn hoá khác biệt so với đối thủ canh
tranh, củng cố giá trị văn hoá và truyền đạt cho những người mới. Nền văn hoá trong những doanh nghiệp
trẻ thành đạt thường được kế thừa các nhân tố.
• Những người sáng lập ra nó vẫn tồn tại.
• Chính nền văn hoá đó đã giúp cho doanh nghiệp khẳng định được mình và phát
triển trong môi trường đầy cạnh tranh.
Rất nhiều giá trị của nền văn hoá đó là thành quả của quá trình đúc kết được trong quá trình hình thành
phát triển của doanh nghiệp. Cũng chính vậy trong giai đoạn này, việc thay đổi văn hoá doanh
nghiệp hiếm khi diễn ra, trừ khi có những yếu tố tác động bên ngoài như khủng hoảng kinh tế khiến doanh
số và lợi nhuận sụt giảm, khi đó sẽ diễn ra quá trình thay đổi có thể sẽ tạo ra một diện mạo văn hoá doanh
nghiệp mới.
* Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn giữa
Giai đoạn này là khi người sáng lập không còn giữ vai trò thống trị hoặc đã chuyển giao quyền lực cho
ít nhất hai thế hệ. Doanh nghiệp có nhiều thay đổi và có thể xuất hiện những xung đột nhất định giữa phe
Bảo thủ phe Đổi mới (những người muốn thay đổi nền văn hoá doanh nghiệp để củng cố uy tín
quyền lực của bản thân). Điều nguy hiểm khi thay đổi văn hoá doanh nghiệp trong giai đoạn này là những
đặc điểm của người sáng lập qua thời gian đã in dấu ấn trong nền văn hoá doanh nghiệp, do vậy việc nỗ
lực thay đổi những đặc điển này sẽ đặt doanh nghiệp vào những thử thánh mới. Nếu những thành viên
quên đi nền văn hoá của họ đã được hình thành từ hàng loạt các bài học được đúc kết từ thực tiễn
những kinh nghiệm thành công trong quá khứ, họ sẽ phải cố thay đổi những giá trị mà có thể thực sự vẫn
cần đến.
* Giai đoạn thứ ba: Giai đoạn chín muồi và nguy cơ suy thoái
Khi ở trong giai đoạn này doanh nghiệp không tiếp tục tăng trưởng nữa do thị trường đã bão hoà hoặc
do sản phẩm trở nên lỗi thời. Sự chín muồi này không hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ lâu đời, quy
hay số thế hệ thay thế các thế hệ lãnh đạo doanh nghiệp vấn đề cốt lõi sự phản ánh mối quan hệ
giữa sản phẩm của doanh nghiệp với những hội kinh doanh hạn chế của môi trường hoạt động.
Những giá trị văn hoá doanh nghiệp đã lỗi thời cũng những tác động tiêu cực không nhỏ đến doanh
nghiệp.
dụ như các tập đoàn (cheabol) vốn được coi những cỗ xe lớn của nền kinh tế Hàn Quốc trong
những năm 30, nhưng từ năm 1997 các cheabol này đã trải qua những xáo trộn lớn cùng với sự khủng
hoảng nền kinh tế Hàn Quốc. Phong cách quảntruyền thống dựa trên tư tưởng Nho giáoý thức hệ
gia trưởng thống trị trong các tập đoàn này, đây chính những nguyên nhân khiến cho các tập đoàn trở
nên kém linh hoạt trước những thay đổi của môi trường kinh doanh, các yếu tố đó đã bóp nghẹt tính sáng
tạo cá nhân, làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty.
| 1/9

Preview text:

Câu hỏi tự luận chương 5
1. Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh
nghiệp, chi phối hoạt động của mọi thành viên trong doanh nghiệp và tạo nên bản sắc kinh doanh riêng của doanh nghiệp.
2. Trình bày các cấp độ văn hóa doanh nghiệp. Lấy ví dụ minh họa.
Theo Edgar H.Shein, văn hoá doanh nghiệp có thể chia thành ba cấp độ (level) khác nhau. Thuật ngữ
“cấp độ” ở đây chỉ mức độ cảm nhận được của các giá trị văn hoá trong doanh nghiệp hay cũng có thể nói
rằng tính hữu hình và vô hình, tính trực quan và phi trực quan trong biểu hiện của các giá trị văn hoá đó.
* Cấp độ thứ nhất (biểu trưng trực quan – hữu hình): Các quá trình và cấu trúc hữu hình:
Đó là những biểu trưng trực quan giúp con người dễ dàng nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy các giá trị và triết
lý cần được tôn trọng, cấp độ này ta dễ dàng quan sát được ngay từ lần gặp đầu tiên đối với doanh nghiệp, bao gồm:
• Kiến trúc, cách bài trí, công nghệ, sản phẩm
• Cơ cấu tổ chức các phòng ban của doanh nghiệp
• Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp
• Lễ nghi và lễ hội hàng năm
• Các biểu tượng, logo, slogan, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp
• Ngôn ngữ, cách ăn mặc, cách biểu hiện cảm xúc.
• Những huyền thoại, câu chuyện về doanh nghiệp
• Hình thức mẫu mã sản phẩm
• Thái độ cung cách ứng xử của các thành viên
Đây là cấp độ văn hoá dễ nhận biết nhất, dễ cảm nhận nhất; ta có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc
đầu tiên thông qua các yếu tố vật chất như vật kiến trúc, cách bài trí, đồng phục… của doanh nghiệp. Cấp
độ văn hoá chịu ảnh hưởng nhiều bởi tính chất.
Những giá trị sâu hơn và những nhận thức được hình thành bởi các thành viên của tổ chức công việc
ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và quan điểm của lãnh đạo. Cấp độ văn hoá này dễ thay đổi và
thể hiện không đầy đủ và sâu sắc văn hoá doanh nghiệp, có quan điểm cho rằng cấp độ này chỉ phản ánh
khoảng 13% đến 20% giá trị văn hoá của doanh nghiệp.
VD: Để hình dung về cấp độ văn hóa cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp chúng ta hãy nhìn vào thương
hiệu Starbucks. Đây là một trong những thương hiệu coffee nổi tiếng tạo dựng được sự khác biệt về
thương hiệu khi thiết kế và tạo dựng được hình ảnh chung cho toàn bộ các cửa hàng, đồng phục nhân viên
và mẫu bao bì sản phẩm. Khách hàng luôn cho rằng hãng coffee này luôn cập nhật ý tưởng độc đáo mới
và đi trước một bước so với các đối thủ cùng lĩnh vực.
* Cấp độ thứ hai (biểu trưng phi trực quan – vô hình): những giá trị được tuyên bố:
Bất kể doanh nghiệp nào cũng có các quy định, nguyên tắc, triết lý, mục tiêu và chiến lược hoạt động
riêng của mình; nhưng chúng được thể hiện với nội dung, phạm vi mức độ khác nhau giữa các doanh
nghiệp mà thôi. Đó là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp và được
doanh nghiệp công bố rộng rãi ra công chúng để mọi thành viên cùng thực hiện, chia sẻ và xây dựng. Đây
chính là những giá trị được công bố, một bộ phận của nền văn hoá doanh nghiệp.
Những giá trị được công bố cũng có tính hữu hình vì người ta có thể nhận biết và diễn đạt chúng một
cách rõ ràng, chính xác. Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn cho các nhân viên trong doanh nghiệp
cách thức đối phó với các tình huống cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các nhân viên mới trong môi trường cạnh tranh.
Ví dụ: Ví dụ về cấp độ 2, trong một bài lần trả lời phỏng vấn của Lee Cockerell - Cựu Phó chủ tịch điều
hành khu công viên, giải trí Disney đã nói rằng “Sự quan tâm đến từng chi tiết dù là nhỏ nhất chính là một
tôn giáo mà chúng tôi đang thực hành”. Điều này như một lời khẳng định với khách hàng rằng, việc đem
lại trải nghiệm khách hàng dù là ở những chi tiết nhỏ nhất cũng được Disney thực hiện từ đó thúc đẩy sự
ủng hộ thương hiệu của khách hàng cũng như cải thiện doanh thu bán hàng hiệu quả.
* Cấp độ thứ ba: Những quan niệm chung (những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính
vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp):
Trong bất kỳ hình thức văn hoá nào (văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp…)
cũng đều có các quan niệm chung, được tồn tại trong thời gian dài, chúng ăn sâu vào trong tâm trí của hầu
hết tất cả các thành viên thuộc nền văn hoá đó và trở thành điều mặc nhiên được công nhận.
Nghĩa là khi các thành viên trong cùng một đội ngũ có cùng quan điểm về tôn giáo và chính trị chia sẻ
cũng như hành động theo một nền văn hóa chung thì những ý tưởng đi ngược lại với điều này sẽ không
được họ chấp nhận, thậm chí là đào thải. Trong 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp thì đây được xem là cấp
độ thể hiện được giá trị cao nhất của một doanh nghiệp và văn hóa được coi là tài sản của một tổ chức.
Ngoài ra thì cấp độ này cũng rất khó để nhận ra nhất bởi việc thấu hiểu giá trị nằm ở bên trong cần rất
nhiều thời gian để tiếp xúc và đánh giá. Đặc biệt mỗi một văn hóa dân tộc khác nhau lại khiến cho tư
tưởng về quan điểm chung sẽ khác nhau.
VD: Cùng một vấn đề: Vai trò của phụ nữ trong xã hội. Văn hoá Á Đông nói riêng và văn hoá Việt Nam
nói riêng, có quan niệm truyền thống là: nhiệm vụ quan trọng nhất của người phụ nữ là chăm lo gia đình
còn công việc ngoài xã hội là thứ yếu, điều này mặc nhiên hình thành trong suy nghĩ của đại đa số mọi
người trong xã hội và được truyền qua các thế hệ. Trong khi đó văn hoá phương Tây lại quan niệm rằng:
Người phụ nữ có quyền tự do cá nhân và không phải chịu sự ràng buộc quá khắt khe vào lễ giáo tuyền
thống. Vùng Trung Đông theo đạo hồi thì vấn đề này lại càng khắt khe hơn rất nhiều trong việc cho phép
nữ giới tiếp xúc và khẳng định vị trí trong xã hội.
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp là gì? Lấy ví dụ minh họa.
Các yếu tố điển hình ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp là: yếu tố tầm nhìn, yếu tố giá trị, yếu tố thực
tiễn, yếu tố con người,… * Yếu tố tầm nhìn:
Peter Senge từng nói rằng: “Tầm nhìn là bức tranh trong tương lai mà bạn muốn tạo ra”. Một nền văn
hóa vĩ đại được tạo ra luôn xuất phát từ một tầm nhìn chiến lược - bao quát ra những mục tiêu xa hơn, rồi
từ mục tiêu ấy lại giúp định hướng bước đi rõ ràng hơn. Một doanh nghiệp khi xác định được hướng đi,
họ sẽ tiến hành thực hiện từng bước một. Thể hiện rõ ràng nhất điều này là các tổ chức phi lợi nhuận, đa
phần tầm nhìn của họ khá đơn giản nhưng đầy nhân văn nên sẽ nổi trội hơn doanh nghiệp kinh doanh.
Một tuyên bố tầm nhìn tuy là yếu tố đơn giản nhưng lại là nền tảng của cả một văn hóa. Tầm nhìn như là
một kim chỉ nam cho mọi quyết định và hành động.
VD: Vingroup định hướng phát triển thành tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp – thương mại dịch vụ hàng
đầu khu vực, không ngừng đổi mới, sáng tạo để kiến tạo hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ đẳng cấp, góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt và nâng tầm vị thế của thương hiệu Việt trên trường
quốc tế. Với tầm nhìn trên, Vingroup không ngừng cố gắng xây dựng nên văn hoá doanh nghiệp lành
mạnh và có tính cạnh tranh cao, thể hiện khát vọng khẳng định thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế. * Yếu tố giá trị:
Cốt lõi của văn hóa chính là giá trị của doanh nghiệp, nhờ những giá trị ấy làm thước đo, làm tiêu chuẩn
để cân chỉnh những hành vi, quan điểm cần thiết để đạt được tầm nhìn đó. Chính sự độc đáo của những
giá trị như: nhân viên, khách hàng, tính chuyên nghiệp… góp phần làm nên một văn hóa doanh nghiệp.
Ví dụ: McKinsey & Company là một minh chứng, nơi đây có hẳn một bộ giá trị rõ ràng dành cho tất cả
nhân viên và cả công ty liên quan đến cách công ty hết lòng phục vụ khách hàng, đối xử tốt với đồng
nghiệp và luôn chuyên nghiệp. Hoặc chúng ta cũng có thể thấy một công ty lớn như Google, giá trị của họ
đơn giản chỉ là câu slogan nhưng đó cũng là quy tắc nổi tiếng "Đừng trở thành cái ác - Don't be evil”, dĩ
nhiên ngoài ra họ cũng có bộ giá trị riêng mang tên “10 điều chúng tôi biết là đúng” như là các điều luật
lưu hành nội bộ trong doanh nghiệp họ. * Yếu tố thực tiễn:
Một sự thật cho thấy, các giá trị sẽ trở nên ít quan trọng trừ khi chúng được tôn trọng trong thực tiễn xây
dựng văn hóa doanh nghiệp. Nếu một tổ chức có giá trị “khá thấp” thì buộc doanh nghiệp ấy phải khuyến
khích từ những nhân viên cho tới các quản lý cùng thảo luận đưa ra những ý kiến về “giá trị chung”, tránh
sự thụ động cũng như bị ảnh hưởng bởi tiêu cực. Và bất kể giá trị nào của tổ chức, đều phải được cân
nhắc dựa trên các tiêu chí đánh giá và các chính sách hoạt động của doanh nghiệp, từ đó mới có thể
chuyển hóa “giá trị tinh thần” ấy thành hiện thực. Hay nếu một tổ chức tuyên bố "con người là tài sản lớn
nhất của chúng tôi" thì tổ chức ấy nên trực tiếp đầu tư vào con người theo những cách thức mà họ từng tuyên bố.
VD: Công ty Wegman’s (New York) đã đưa ra các giá trị sẽ thực hiện trong tương lai như “quan tâm” và
“tôn trọng”, cũng như vẽ ra một viễn cảnh “một công việc trong mơ”. Và sau cùng kết thúc quá trình tiến
hành ấy, nó trở thành công ty đứng thứ 5 trong những công ty tốt nhất theo bảng xếp hạng của tạp chí Fortune bình chọn. * Yếu tố con người:
Con người là một trong các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao các công ty lớn
trên thế giới đều có một số chính sách tuyển dụng nghiêm ngặt nhất nhằm tìm ra những nhân tố sáng giá cho doanh nghiệp.
Ví dụ: theo Charles Ellis (tác giả sách What it Takes: Seven Secrets of Success from the World's Greatest
Professional Firms) chia sẻ: “Một công ty tốt là luôn có những kế hoạch tuyển dụng các nhân sự không
chỉ giỏi mà còn phù hợp với công ty, vì chính họ sẽ góp phần tạo dựng nên một văn hóa doanh nghiệp”.
Với ông một công ty nên phỏng vấn từ 8 tới 20 người cho một vị trí tuyển dụng nhằm tránh bỏ sót nhân
tài. Tiến sĩ Steven Hunt (thuộc công ty Monster) nói rằng: “Một nghiên cứu cho thấy những người ứng
tuyển mà phù hợp với văn hóa công ty sẽ chấp nhận mức lương thấp hơn 7%. Một người mà sống trong
văn hóa họ yêu thích thì họ sẽ gắn bó lâu dài hơn và góp phần củng cố nền văn hóa mà tổ chức sẵn có”.
4. Văn hóa doanh nghiệp có vai trò như thế nào trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp?
Tác động đến đội ngũ nhân viên:
Đầu tiên, khi nói tới tác động của văn hóa doanh nghiệp đế tổ chức phải đánh giá tới khía cạnh là đội
ngũ nhân viên trong doanh nghiệp. Một hệ thống văn hóa doanh nghiệp bài bản, chuyên nghiệp, đồng bộ
hóa các hoạt động của nhân viên sẽ đem tới những lợi ích nổi bật như:
- Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự. Thu hút nhiều ứng viên tiềm năng làm việc cho tổ chức và
giữ chân họ gắn bó với doanh nghiệp lâu dài hơn bởi họ thấy được tôn trọng, hào hứng khi làm việc trong
một môi trường cởi mở.
- Giảm thiểu tối đa những yêu cầu về quản lý, thực hiện các nguyên tắc, quy định trong công ty. Văn hóa
doanh nghiệp đề cao tính chủ động, tự giác của nhân viên, từng có nahan nắm rõ vai trò của mình với tổ
chức, hiểu được gái trị công ty và tự giác tuân theo quy định công ty đề ra.
- Văn hóa doanh nghiệp tác động trực tiếp đến năng suất làm việc của nhân viên. Môi trường công ty có
văn hóa tốt sẽ thúc đẩy tinh thần sáng tạo, phát huy ý tưởng độc đáo cho công việc hơn.
Đánh giá thực tế lại đưa ra nhận định rằng nhiều doanh nghiệp Việt nam hiện đang vấp phải những sai
lầm khi triển khai văn hóa doanh nghiệp nhưng không quan tâm đến nhận thức, mong muốn từ phía nhân
viên. Nếu như nhân viên không cảm thấy thoải mái khi làm việc, không được tôn trọng tại môi trường
công ty, các nhu cầu về giao tiếp không được tập trung phát triển thì sẽ kéo theo hiệu quả công việc bị ảnh
hưởng và thiếu sự gắn bó với tổ chức.
Tác động đến tổ chức:
Văn hóa doanh nghiệp thể hiện bản sắc riêng biệt của mỗi công ty, do đó nếu như tập trung phát triển
văn hóa doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp, thì công ty cũng sẽ có những ảnh hưởng tích cực như:
- Tạo ra sự khác biệt, giúp phân biệt doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác với những nét đặc trưng riêng.
- Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho mỗi doanh nghiệp: tổ chức có nền văn hóa mạnh là điều kiện để thu hút
và giữ chân nhân tài làm việc, xây dựng lòng trung thành của nhân viên đối với công ty. Từ đó gia tăng lợi
thế cạnh tranh với những đối thủ khác trên thị trường.
Ngược lại, đối với những tổ chức không chú trọng vào xây dựng văn hóa doanh nghiệp hoặc không có
văn hóa doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tổ tiêu cực như:
- Đội ngũ làm việc theo một cơ chế quản lý chuyên quyền, độc đoán, thiếu tính thúc đẩy để giúp nhân
viên có động lực làm việc, ảnh hưởng đến sự phát triển dài lâu của doanh nghiệp và sự gia tăng mạnh mẽ
từ nguồn sức mạnh nội bộ.
- Hạn chế về lợi thế cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Thiếu văn hóa doanh nghiệp là thiếu đi
sự nhất quán trong truyền tải thông điệp tổ chức từ phía mỗi cá nhân, điều này thể hiện sự thiếu chuyên
nghiệp và không đồng bộ trong hoạt động của toàn tổ chức.
Tác động đến khách hàng:
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp với phương châm “lấy khách hàng làm trung tâm” sẽ thu về cho doanh
nghiệp những lợi ích thiết thực như:
- Doanh nghiệp có hệ thống tổ chức và làm việc rõ ràng: có triết lý kinh doanh cụ thể, có văn hóa đào tạo
nhân sự riêng để hợp thành một phong cách doanh nghiệp riêng giúp khách hàng ấn tượng và phân biệt dễ
dàng với những tổ chức doanh nghiệp khác.
- Tập trung phát triển văn hóa doanh nghiệp sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc khai thác sự sáng tạo và liên tục đổi
mới trong cách thức làm việc của nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp khuyến khích nhân viên nêu lên ý
tưởng sáng tạo phục vụ công việc cũng là nguồn động lực để chính cá nhân mỗi thành viên luôn tự giác,
năng động và có trách nhiệm với công việc mà mình được tổ chức giao cho.
Mặt khác, có thể xảy ra một vài những tác động tiêu cực đến trải nghiệm khách hàng khi văn hóa doanh
nghiệp không được đề cao như:
- Nhân viên không chú trọng đến công việc và khách hàng không phải mục tiêu hàng đầu của nhân viên.
Môi trường doanh nghiệp có thể xuất hiện những cạnh tranh, đấu đá trong nội bộ, sự không liên kết giữa
các đồng nghiệp với nhau và mục tiêu trong công việc lúc này bị thay đổi từ làm hài lòng khách hàng sang
chiến thắng đồng nghiệp.
- Hơn thế nữa, nhân viên khi đi làm nếu cảm thấy mình không phù hợp với văn hóa công ty, lo lắng trong
môi trường làm việc không được đảm bảo quyền lợi và sự tôn trọng tối thiểu sẽ có xu hướng quan tâm
đến quyền lợi của bản thân trước khi quan tâm đến quyền lợi của khách hàng.
Nói chung, văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ
chức, doanh nghiệp. Chính vì thế, xây dựng VHDN phải có quy trình cụ thể và đòi hỏi sự tham gia đồng
lòng của các thành viên trong tổ chức từ đội ngũ quản lý, ban lãnh đạo và nhân viên trong công ty thì mới
có thể thành công và bền vững.
Tác động đến đội ngũ nhân viên:
Đầu tiên, khi nói tới tác động của văn hóa doanh nghiệp đế tổ chức phải đánh giá tới khía cạnh là đội
ngũ nhân viên trong doanh nghiệp. Một hệ thống văn hóa doanh nghiệp bài bản, chuyên nghiệp, đồng bộ
hóa các hoạt động của nhân viên sẽ đem tới những lợi ích nổi bật như:
- Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự. Thu hút nhiều ứng viên tiềm năng làm việc cho tổ chức và
giữ chân họ gắn bó với doanh nghiệp lâu dài hơn bởi họ thấy được tôn trọng, hào hứng khi làm việc trong
một môi trường cởi mở.
- Giảm thiểu tối đa những yêu cầu về quản lý, thực hiện các nguyên tắc, quy định trong công ty. Văn hóa
doanh nghiệp đề cao tính chủ động, tự giác của nhân viên, từng có nahan nắm rõ vai trò của mình với tổ
chức, hiểu được gái trị công ty và tự giác tuân theo quy định công ty đề ra.
- Văn hóa doanh nghiệp tác động trực tiếp đến năng suất làm việc của nhân viên. Môi trường công ty có
văn hóa tốt sẽ thúc đẩy tinh thần sáng tạo, phát huy ý tưởng độc đáo cho công việc hơn.
Đánh giá thực tế lại đưa ra nhận định rằng nhiều doanh nghiệp Việt nam hiện đang vấp phải những sai
lầm khi triển khai văn hóa doanh nghiệp nhưng không quan tâm đến nhận thức, mong muốn từ phía nhân
viên. Nếu như nhân viên không cảm thấy thoải mái khi làm việc, không được tôn trọng tại môi trường
công ty, các nhu cầu về giao tiếp không được tập trung phát triển thì sẽ kéo theo hiệu quả công việc bị ảnh
hưởng và thiếu sự gắn bó với tổ chức.
Tác động đến tổ chức:
Văn hóa doanh nghiệp thể hiện bản sắc riêng biệt của mỗi công ty, do đó nếu như tập trung phát
triển văn hóa doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp, thì công ty cũng sẽ có những ảnh hưởng tích cực như:
- Tạo ra sự khác biệt, giúp phân biệt doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác với những nét đặc trưng riêng.
- Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho mỗi doanh nghiệp: tổ chức có nền văn hóa mạnh là điều kiện để thu hút
và giữ chân nhân tài làm việc, xây dựng lòng trung thành của nhân viên đối với công ty. Từ đó gia tăng lợi
thế cạnh tranh với những đối thủ khác trên thị trường.
Ngược lại, đối với những tổ chức không chú trọng vào xây dựng văn hóa doanh nghiệp hoặc không
có văn hóa doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tổ tiêu cực như:
- Đội ngũ làm việc theo một cơ chế quản lý chuyên quyền, độc đoán, thiếu tính thúc đẩy để giúp nhân
viên có động lực làm việc, ảnh hưởng đến sự phát triển dài lâu của doanh nghiệp và sự gia tăng mạnh mẽ
từ nguồn sức mạnh nội bộ.
- Hạn chế về lợi thế cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Thiếu văn hóa doanh nghiệp là thiếu đi
sự nhất quán trong truyền tải thông điệp tổ chức từ phía mỗi cá nhân, điều này thể hiện sự thiếu chuyên
nghiệp và không đồng bộ trong hoạt động của toàn tổ chức.
Tác động đến khách hàng:
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp với phương châm “lấy khách hàng làm trung tâm” sẽ thu về cho doanh
nghiệp những lợi ích thiết thực như:
- Doanh nghiệp có hệ thống tổ chức và làm việc rõ ràng: có triết lý kinh doanh cụ thể, có văn hóa đào tạo
nhân sự riêng để hợp thành một phong cách doanh nghiệp riêng giúp khách hàng ấn tượng và phân biệt dễ
dàng với những tổ chức doanh nghiệp khác.
- Tập trung phát triển văn hóa doanh nghiệp sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc khai thác sự sáng tạo và liên tục đổi
mới trong cách thức làm việc của nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp khuyến khích nhân viên nêu lên ý
tưởng sáng tạo phục vụ công việc cũng là nguồn động lực để chính cá nhân mỗi thành viên luôn tự giác,
năng động và có trách nhiệm với công việc mà mình được tổ chức giao cho.
Mặt khác, có thể xảy ra một vài những tác động tiêu cực đến trải nghiệm khách hàng khi văn hóa doanh
nghiệp không được đề cao như:
- Nhân viên không chú trọng đến công việc và khách hàng không phải mục tiêu hàng đầu của nhân viên.
Môi trường doanh nghiệp có thể xuất hiện những cạnh tranh, đấu đá trong nội bộ, sự không liên kết giữa
các đồng nghiệp với nhau và mục tiêu trong công việc lúc này bị thay đổi từ làm hài lòng khách hàng sang
chiến thắng đồng nghiệp.
- Hơn thế nữa, nhân viên khi đi làm nếu cảm thấy mình không phù hợp với văn hóa công ty, lo lắng trong
môi trường làm việc không được đảm bảo quyền lợi và sự tôn trọng tối thiểu sẽ có xu hướng quan tâm
đến quyền lợi của bản thân trước khi quan tâm đến quyền lợi của khách hàng.
Nói chung, văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ
chức, doanh nghiệp. Chính vì thế, xây dựng VHDN phải có quy trình cụ thể và đòi hỏi sự tham gia đồng
lòng của các thành viên trong tổ chức từ đội ngũ quản lý, ban lãnh đạo và nhân viên trong công ty thì mới
có thể thành công và bền vững.
5. Trình bày các mô hình và các giai đoạn hình thành văn hóa doanh nghiệp?
Mô hình văn hoá doanh nghiệp:
Mô hình văn hoá doanh nghiệp bao gồm 4 mô hình cơ bản trên thế giới: mô hình văn hoá doanh nghiệp
gia đình, mô hình văn hoá doanh nghiệp tháp Eiffel, mô hình văn hoá doanh nghiệp tên lửa dẫn đường,
mô hình văn hoá doanh nghiệp lò ấp trứng.
* Mô hình văn hoá doanh nghiệp gia đình:
Đây là một dạng mô hình định hướng về quyền lực, người lãnh đạo như là một người chủ gia đình có
trách nhiệm chăm lo cho các thành viên khác và đòi hỏi sự trung thành của các thành viên. Người có kinh
nghiệm, người lớn tuổi, người nắm vị trí cấp cao sẽ có quyền quyết định lớn hơn và đóng vai trò cốt lõi trong doanh nghiệp.
- Ưu điểm: Tạo nên sự gắn kết giữa các cá nhân bởi sự trung thành và truyền thống văn hóa. Thành công
được các doanh nghiệp xác định là giải quyết tốt các nhu cầu của khách hàng và chăm sóc nhân viên hạnh phúc.
- Nhược điểm: Công ty càng lớn, việc duy trì loại hình văn hóa này càng khó khăn.
-Đối tượng phù hợp: Các công ty có xu hướng đưa môi trường doanh nghiệp trở thành khép kín, chú
trọng vào nền văn hóa bản địa.
Ví dụ về mô hình văn hoá gia đình: Các doanh nghiệp Hàn Quốc hầu hết đều theo mô hình văn hóa gia
đình. Họ đã vận dụng khéo léo các hình thức để thể hiện được sự quan tâm của doanh nghiệp đối với nhân
viên và gia đình như: quan tâm đến việc học hành của con cái, việc hiếu hỷ... đều được doanh nghiệp trợ cấp đặc biệt.
Bằng mọi cách, các doanh nghiệp cố gắng để nhân viên yên tâm với công việc của mình ở doanh nghiệp,
bồi dưỡng tình cảm như đối với gia đình họ.
* Mô hình văn hoá doanh nghiệp tháp Eiffel:
Trong 4 mô hình văn hoá doanh nghiệp thì mô hình văn hóa này thiên về nhiệm vụ và tôn trọng thứ bậc.
Mô hình doanh nghiệp sẽ như một hình tháp có nhiều tầng, mỗi tầng có một nhiệm vụ riêng, phân cấp từ
trên xuống dưới và được quy định rõ ràng trong quy chế và bảng mô tả công việc để đảm bảo sự vững
chắc của tòa tháp. Các nhà lãnh đạo điều khiển dựa trên sự phối hợp và tổ chức dựa trên hiệu quả công
việc, đối với họ giữ cho tổ chức hoạt động trơn tru là quan trọng nhất.
- Ưu điểm: Văn hóa doanh nghiệp lúc này sẽ thiết lập nên các quy tắc và chính sách đồng nhất giữ cho tổ
chức cùng phát triển. Mục tiêu dài hạn là sự ổn định kết hợp các nhiệm vụ ngắn hạn hiệu quả, kiểm soát
quy trình, công cụ chất lượng tạo ra kết quả. Do đó, việc quản lý nhân sự phải sẽ tập trung vào KPIs và hiệu suất.
- Nhược điểm: Cách tiếp cận rất khô khan này không tạo ra cảm hứng hoặc dám thử nghiệm, điều này có
thể dẫn đến việc thiếu niềm đam mê hoặc khó chịu từ các nhân viên vì môi trường quá cứng nhắc.
- Đối tượng phù hợp: Các công ty thiên về quản trị bằng sức mạnh, quyết đoán. thường là các công ty về sản xuất...
Ví dụ: về mô hình văn hoá tháp Eiffel: Mạnh mẽ và hiệu quả, mô hình văn hoá tháp Eiffel là điển hình ở
Đức. Điều này được phản ánh trong việc tuân thủ các nguyên tắc kinh doanh, làm việc theo sự vận hành
có tổ chức từ trên xuống dưới làm giảm đi các phương án dự phòng hay hạn chế các tình huống tự phát
trong quá trình diễn biến sự việc.
Người Đức không thích sự bất ngờ. Những thay đổi đột xuất trong các thương vụ kinh doanh thường không được chào đón.
* Mô hình văn hoá doanh nghiệp tên lửa dẫn đường:
Ngược hoàn toàn với mô hình văn hóa gia đình, mô hình này thiên về nhiệm vụ và phân quyền. Do vậy
nó chú trọng đến sự bình đẳng ở nơi làm việc và định hướng vào công việc, tạo ra một môi trường làm
việc năng động và sáng tạo và chấp nhận rủi ro.
- Ưu điểm: Trong 4 mô hình văn hoá doanh nghiệp, mô hình này thiên về sự sự sáng tạo và đổi mới được
nhấn mạnh với mục tiêu dài hạn là phát triển và tạo ra các nguồn lực mới. Việc tạo ra các sản phẩm hoặc
dịch vụ được coi là thành công đối với các doanh nghiệp này. Do đó, thúc đẩy sáng kiến cá nhân và tự do
phát triển của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp.
- Nhược điểm: Văn hóa thị trường có thể khiến nhân viên bị thiếu phương hướng và trách nhiệm.
- Đối tượng phù hợp: Các doanh nghiệp làm theo dự án hoặc làm theo nhóm
Ví dụ: về mô hình văn hoá tên lửa:
 Cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia (NASA) đã tiên phong sử dụng nhóm dự án làm việc trong
tàu thăm dò vũ trụ giống như tên lửa điều khiển. Để hoàn thành nhiệm vụ hạ cánh mặt trăng cần
140 kỹ sư thuộc các lĩnh vực khác nhau.
 Không hề có hệ thống thứ bậc nào tất cả trách nhiệm và quyền hạn của họ đều ngang nhau, hoặc ít
nhất gần như ngang nhau vì không ai biết sự đóng góp của người khác.
* Mô hình văn hoá doanh nghiệp lò ấp trứng:
Trong 4 mô hình văn hoá doanh nghiệp thì mô hình này thiên về con người và bình đẳng. Điều này mô
tả văn hóa doanh nghiệp như một lò ấp trứng để các thành viên tự phát huy khả năng và tự tạo mối quan
hệ. Nhân viên được thỏa sức sáng tạo, không bị gò bó, ép buộc theo bất kỳ lề lối nào, phát huy khả năng
tự học hỏi, tự nghiên cứu, tự hoàn thiện bản thân hơn.
- Ưu điểm: Trong doanh nghiệp này, sự nhấn mạnh vào chiến thắng, mục tiêu giữ cho tổ chức hoạt động
cùng nhau. Danh tiếng và thành công, thâm nhập được thị trường chứng khoán là quan trọng nhất. Phong
cách tổ chức văn hóa doanh nghiệp của họ sẽ dựa trên sự cạnh tranh.
- Nhược điểm: Cường độ như vậy có thể dẫn đến sự cạnh tranh giữa nhân viên và mọi người cảm thấy áp
lực phải luôn luôn ở bên.
- Đối tượng phù hợp: Doanh nghiệp thiên về sáng tạo, công nghệ, thiết kế...
Ví dụ: về mô hình văn hoá lò ấp trứng: Facebook có thể được coi là một điển hình mẫu cho văn hóa lò ấp
trứng. Dựa trên lời khuyên răn nổi tiếng của CEO Mark Zuckerberg: Di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ
các nhân viên không bị ràng buộc bởi quy trình, quy định mà có thể tự phát triển bản thân.
Các giai đoạn hình thành văn hoá doanh nghiệp:
* Giai đoạn thứ nhất: Giai đoạn còn non trẻ
Trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp phải tập trung tạo ra các giá trị văn hoá khác biệt so với đối thủ canh
tranh, củng cố giá trị văn hoá và truyền đạt cho những người mới. Nền văn hoá trong những doanh nghiệp
trẻ thành đạt thường được kế thừa các nhân tố.
• Những người sáng lập ra nó vẫn tồn tại.
• Chính nền văn hoá đó đã giúp cho doanh nghiệp khẳng định được mình và phát
triển trong môi trường đầy cạnh tranh.
• Rất nhiều giá trị của nền văn hoá đó là thành quả của quá trình đúc kết được trong quá trình hình thành
và phát triển của doanh nghiệp. Cũng chính vì vậy mà trong giai đoạn này, việc thay đổi văn hoá doanh
nghiệp hiếm khi diễn ra, trừ khi có những yếu tố tác động bên ngoài như khủng hoảng kinh tế khiến doanh
số và lợi nhuận sụt giảm, khi đó sẽ diễn ra quá trình thay đổi có thể sẽ tạo ra một diện mạo văn hoá doanh nghiệp mới.
* Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn giữa
Giai đoạn này là khi người sáng lập không còn giữ vai trò thống trị hoặc đã chuyển giao quyền lực cho
ít nhất hai thế hệ. Doanh nghiệp có nhiều thay đổi và có thể xuất hiện những xung đột nhất định giữa phe
Bảo thủ và phe Đổi mới (những người muốn thay đổi nền văn hoá doanh nghiệp để củng cố uy tín và
quyền lực của bản thân). Điều nguy hiểm khi thay đổi văn hoá doanh nghiệp trong giai đoạn này là những
đặc điểm của người sáng lập qua thời gian đã in dấu ấn trong nền văn hoá doanh nghiệp, do vậy việc nỗ
lực thay đổi những đặc điển này sẽ đặt doanh nghiệp vào những thử thánh mới. Nếu những thành viên
quên đi nền văn hoá của họ đã được hình thành từ hàng loạt các bài học được đúc kết từ thực tiễn và
những kinh nghiệm thành công trong quá khứ, họ sẽ phải cố thay đổi những giá trị mà có thể thực sự vẫn cần đến.
* Giai đoạn thứ ba: Giai đoạn chín muồi và nguy cơ suy thoái
Khi ở trong giai đoạn này doanh nghiệp không tiếp tục tăng trưởng nữa do thị trường đã bão hoà hoặc
do sản phẩm trở nên lỗi thời. Sự chín muồi này không hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ lâu đời, quy mô
hay số thế hệ thay thế các thế hệ lãnh đạo doanh nghiệp mà vấn đề cốt lõi là sự phản ánh mối quan hệ
giữa sản phẩm của doanh nghiệp với những cơ hội kinh doanh và hạn chế của môi trường hoạt động.
Những giá trị văn hoá doanh nghiệp đã lỗi thời cũng có những tác động tiêu cực không nhỏ đến doanh nghiệp.
Ví dụ như các tập đoàn (cheabol) vốn được coi là những cỗ xe lớn của nền kinh tế Hàn Quốc trong
những năm 30, nhưng từ năm 1997 các cheabol này đã trải qua những xáo trộn lớn cùng với sự khủng
hoảng nền kinh tế Hàn Quốc. Phong cách quản lý truyền thống dựa trên tư tưởng Nho giáo và ý thức hệ
gia trưởng thống trị trong các tập đoàn này, đây chính là những nguyên nhân khiến cho các tập đoàn trở
nên kém linh hoạt trước những thay đổi của môi trường kinh doanh, các yếu tố đó đã bóp nghẹt tính sáng
tạo cá nhân, làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty.