Câu hỏi thảo luận - Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Tôn Đức Thắng

Trước hết tuy có hàng vạn thanh niên vào bộ đội nhìn chung lao động ở nông thôn cònkhá dồi dào, nhưng do không quản lý tốt, sử dụng không hợp lý nên để lãng phí một lực lượng lao động đáng kể. Kết luận thứ hai: khi xây dựng hợp tác xã, người ta coi hộlà yếu tố cơ bản để tính quy mô hợp tác xã, phân bố tư liệu sản xuất, giao chỉ tiêu sản xuất kinh doanh. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu

Thông tin:
5 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Câu hỏi thảo luận - Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Tôn Đức Thắng

Trước hết tuy có hàng vạn thanh niên vào bộ đội nhìn chung lao động ở nông thôn cònkhá dồi dào, nhưng do không quản lý tốt, sử dụng không hợp lý nên để lãng phí một lực lượng lao động đáng kể. Kết luận thứ hai: khi xây dựng hợp tác xã, người ta coi hộlà yếu tố cơ bản để tính quy mô hợp tác xã, phân bố tư liệu sản xuất, giao chỉ tiêu sản xuất kinh doanh. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

47 24 lượt tải Tải xuống
Câu hỏi thảo luận: Tìm hiểu về chính sách "Khoán hộ" "Bù giá vào lương"?
*Khoán hộ
Kim Ngọc, ông tên thật là Kim Văn Nguộc, sinh ngày 10/10/1917 và mất năm 1979
tại thôn Đại Nội, xã Bình Định, huyện An Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, Ông là nguyên Bí thư
Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc, mệnh danh là "cha đẻ của khoán hộ" mà người ta quen gọi là
"khoán mười", "cha đẻ của Đổi mới trong nông nghiệp" ở Việt Nam.
Sự ra đời của khoán hộ vào năm 1968
Cuối năm 1959, đầu những năm 1960, phong trào hợp tác hóa miền Bắc diễn ra rầm
rộ. Đồng nhất hợp tác hóa với tập thể hóa, do đó khi công hữu hóa tư liệu sản xuất đã
không phân biệt cụ thể mà tiến hành công hữu hóa tràn lan, kể cả những tư liệu sản
xuất giản đơn như cày bừa, cây cối lưu niên, vườn tược của các hộ xã viên.
Thêm vào đó là áp dụng một cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đối với hợp tác xã, vì
thế chẳng bao lâu những nhược điểm, khuyết điểm của hợp tác hóa dần dần bộc lộ.
Nông dân chẳng còn thiết tha với ruộng đồng, sản xuất theo kiểu đối phó, năng suất
lúa năm sau tuột hơn năm trước. Nạn đói diễn ra thường xuyên. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng
nằm trong hoàn cảnh trên. Điều đó khiến ông Kim Ngọc mất ăn mất ngủ.
Với nhãn quan nhạy cảm, Kim Ngọc đã nhìn thấy hướng đi cho hợp tác xã qua việc
thay đổi cách khoán của các hợp tác xã. Việc thường xuyên gặp gỡ trao đổi với nông
dân, cộng với khảo sát của cán bộ trong cơ quan được cử đến các hợp tác xã, ông Kim
Ngọc rút ra được những kết luận hết sức quan trọng.
Trước hết tuy có hàng vạn thanh niên vào bộ đội nhìn chung lao động ở nông thôn còn
khá dồi dào, nhưng do không quản lý tốt, sử dụng không hợp lý nên để lãng phí một
lực lượng lao động đáng kể. Kết luận thứ hai: khi xây dựng hợp tác xã, người ta coi hộ
là yếu tố cơ bản để tính quy mô hợp tác xã, phân bố tư liệu sản xuất, giao chỉ tiêu sản
xuất kinh doanh. Nhưng trong quá trình sản xuất lại tách hộ khỏi tư liệu sản xuất cơ
bản nhất, do vậy đã triệt tiêu động lực của sự phát triển nên sản xuất kém hiệu quả.
Rồi như tìm ra một chân lí: Có lẽ phải chuyển sang mô hình khoán kiểu khác cho
người nông dân. Và thế là ngày 10/9/1966, Nghị quyết 68 của Đảng bộ Vinh Phúc về
một số vấn đề quản lý lao động nông nghiệp trong hợp tác xã hiện nay đã ra đời, một
nghị quyết mang tính đột phá vào thành trì bảo thủ của nông nghiệp, dám thẳng thắn
phê bình sự thụt lùi, yếu kém của mô hình hợp tác xã lúc ấy.
Nghị quyết mang số 68 do ông Trần Quốc Phi, phó bí thư tỉnh ủy, Trưởng ban công
tác nông thôn, ký. Sau này bà con nông dân thường gọi tắt là nghị quyết 68 hoặc là
nghị quyết khoán hộ.
Nghị quyết 68 đề ra nhiều cách khoán như:
+ Khoán cho hộ làm một khẩu hoặc nhiều khâu sản xuất trong một thời gian dài.
+ Khoán cho hộ các khâu dài ngày hoặc suốt vụ.
+ Khoán sản lượng cho hộ, cho nhóm.
+ Khoán trắng ruộng đất cho hộ. Hình thức khoán trắng đơn giản, dễ tính toán nên
được nông dân hưởng ứng rầm rộ và tự nó đã thành phong trào quần chúng rộng rãi
trong toàn tỉnh Vĩnh Phúc. Có thể nói khoán hộ là bước mở đầu cho một tư duy mới
về quản lý kinh tế hợp tác xã
Khoán hộ là cách hợp tác xã trực tiếp giao ruộng cho người lao động để từng hộ chủ
động canh tác. Hợp tác xã chỉ cung cấp giống, kĩ thuật, phân bón, thuốc trừ sâu và đến
vụ thu hoạch thì người lao động chia lại một phần lúa cho hợp tác xã từ sản lượng lúa
mà họ thu hoạch được.
Nông dân hiểu và làm theo rất đơn giản: Cái gì mật thiết bới họ thì họ chọn và họ đã
chọn đúng. Hạt lúa đã gắn với công sức và quyền lợi người nông dân. Nếu họ chăm
chỉ làm việc thì lúa sẽ tốt hứa hẹn vụ mùa đó sẽ thu hoạch được nhiều hơn cho mình
và hợp tác xã. Đó là một chân lí đơn giản. Nhân dân toàn huyện phấn khởi nhân khoán
và hăng say sản xuất.
Chỉ sau 1 năm khoán hộ, bộ mặt nông nghiệp của Vĩnh Phúc đã thay đổi rất mạnh.
Mặc dù chiến tranh ác liệt nhưng trải qua hai vụ sản xuất với hình thức khoán mới,
nền nông nghiệp Vĩnh Phúc đã có bước tiến vượt bậc. Năm 1967 tuy chiến tranh ác
liệt, hạn hán kéo dài nhưng toàn tỉnh đã có hai huyện, 46 xã và 160 hợp tác xã (hơn
70% số hợp tác xã) đạt năng suất bình quân từ 5 tấn đến trên 7 tấn/ha. Trong đó có bảy
xã, 23 hợp tác xã đạt trên 6 tấn, bốn hợp tác xã đạt trên 7 tấn. Tổng sản lượng quy thóc
năm 1967 toàn tỉnh đạt 222.000 tấn, tăng hơn năm 1966 là 4.000 tấn. Tổng đàn lợn có
307.000 con, tăng 20% so với năm 1966 và 38% so với năm 1965.
Có thể khẳng định rằng: Hình thức khoán hộ kiểu mới đã rất thành công và mang lại
những hiệu quả to lớn.
Sự thất bại của khoán hộ
Ngày 26/1/1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết hợp nhất tinh Vĩnh Phúc
và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú với diện tích 5.103kmỏ và gần 1,3 triệu dân. Ông
Kim Ngọc được cử giữ chức bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú. Trách nhiệm nặng nề lại đặt lên
đôi vai gầy guộc của ông.
Ông Nguyễn Văn Tôn, trưởng Ban nông nghiệp tỉnh ủy Vĩnh Phúc, sau này liên tục
trong ba nhiệm kỳ từ 1977-1985 giữ chức phó bí thư rồi bí thư tỉnh ủy, chủ tịch
UBND tỉnh Vĩnh Phú, nhớ lại việc sáp nhập tỉnh đẻ ra không biết bao nhiêu khó khăn.
Đất rộng, người thưa, địa hình chia cắt. Tư tưởng địa phương chủ nghĩa khiến nội bộ
mất đoàn kết nghiêm trọng. Trong khi đó chiến tranh ngày một ác liệt. Hậu phương trở
nên xơ xác, chỉ còn người già, phụ nữ và trẻ em tham gia lao động sản xuất.
Phú Thọ lúc đó chưa có chủ trương khoán hộ. Chỉ có một số hợp tác xã biết khoán hộ
ở Vĩnh Phúc mang lại hiệu quả kinh tế nên bí mật làm theo. Đứng trước tình hình khó
khăn đó, tháng 10/1968 Tỉnh ủy Vĩnh Phú ra nghị quyết về phương hướng phát triển
kinh tế và triển khai một số nhiệm vụ lớn trong năm 1969.
Nhiệm vụ đặt ra là phải củng cố phong trào hợp tác hóa nông nghiệp và cải tiến công
tác quản lý lao động, do đó Tỉnh ủy Vĩnh Phú chủ trương thống nhất áp dụng phương
pháp khoán theo tinh thần nghị quyết 68 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc trước đây. Đây là một
quyết định vì lợi ích chung nhưng vì nhiều lý do khác nhau, một số người phản đối
kịch liệt. Họ lấy lý do khoán hộ là đi ngược lại chủ trương đường lối tập thể hóa xã
hội chủ nghĩa, đưa nông dân trở về với con đường làm ăn riêng lẻ theo chế độ tư bản.
Có người còn nói nghị quyết 68 là mũi xung kích tấn công vào thành trì xã hội chủ
nghĩa. Dường như mọi mũi dùi đều chĩa vào ông Kim Ngọc và ông Nguyễn Văn Tôn
là hai người khởi thảo và hoàn chỉnh nghị quyết 68 trước đây. Có lẽ đây là những đám
mây u ám nhỏ để sau này tụ lại thành đám mây lớn tạo nên những cơn sấm sét giáng
xuống đầu ông Kim Ngọc.
Mặc dù có đôi ba ý kiến phản đối gay gắt nhưng khoán hộ vẫn được áp dụng phần đất
thuộc Phú Thọ cũ. Cũng như ở tỉnh Vĩnh Phúc trước đây, nhờ áp dụng khoán hộ nên
huy động được lực lượng lao động đông đảo thay thế cho người ta mặt trận, khuyến
khích mọi người hăng hái sản xuất, năng suất lúa ngày một tăng, đời sống nông dân
ngày càng được cải thiện. Để tránh tình trạng cho chung không
ai khóc, một số hợp tác xã còn mạnh dạn bán lại những vật tư thô sơ như xe cải | tiến,
cày bừa, cào cải tiến, bình bơm thuốc trừ sâu... cho hộ xã viên.
Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang. Một tô phái viên của trung ương được cử lên
Vĩnh Phú đề “kiểm tra” tình hình sản xuất của các hợp tác xã nông nghiệp. Ngày 6-11-
1968, tại hội nghị cán bộ tỉnh Vĩnh Phú chủ trương khoán hộ bị phê phán gay gắt:
“Nói tóm lại việc khoán ruộng cho hộ đã dẫn đến hậu quả tai hại là phát triển tư tưởng
tự tư tự lợi, làm phai nhạt ý thức tập thể của xã viên, thủ tiêu phong trào thi đua yêu
nước trong hợp tác xã. Kìm hãm và đẩy lùi cách mạng kỹ thuật trong nông nghiệp;
giảm nhẹ vai trò của lao động tập thể xã hội chủ nghĩa và phục hồi
*Bù giá vào lương
Giai đoạn 1981-1985, tình hình đất nước vô cùng khó khăn. Đặc biệt là cuộc chiến
“làm giá” giữa định giá nhà nước và hình thành giá thị trường. Khi đó, tiền lương
danh nghĩa của cán bộ, công chức, viên chức không cao. Nhưng bù lại, họ phân chia
một số nhu yếu phẩm với giá trợ cấp.
Mỗi tháng cán bộ, công chức được mua 13 kg gạo; công nhân được mua 15-20 kg gạo
tùy theo loại hình công việc; nửa lít nước mắm; 0,3-0,5 kg thịt; 0,3 kg đường; chất
đốt. 4 lít dầu hỏa hoặc 20 kg than đá ... được thu mua theo giá cung ứng, thấp hơn rất
nhiều so với giá trị thực tế trên thị trường. Trung bình, 30 phần trăm thu nhập của một
sĩ quan hoặc công nhân là tiền lương; 70 phần trăm còn lại là nhu yếu phẩm được mua
theo giá nhà nước thông qua phiếu giảm giá.
Tuy nhiên, qua phân phối tem phiếu, hệ thống tiền lương đã bị biến thành tiền lương
vật chất, đã triệt tiêu động lực thúc đẩy người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân
phối theo công việc.
Bí thư Tỉnh ủy Long An, ông Nguyễn Văn Chính - lãnh đạo phía Nam, quyết định
phải làm gì đó để thay đổi cơ chế giá, tiền lương. Ông lựa chọn trong số các trí thức
địa phương và gọi ông Hồ Đắc Hi, lúc đó là phó giám đốc Sở Thương mại, để thảo
luận.
Ông đã soạn thảo kế hoạch cải cách lưu thông và phân phối Long An. Dự án này xác
định lại rằng giá cả, tiền lương phải dựa trên quy luật giá trị, quy luật cung cầu và các
nguyên tắc khác của kinh tế học hàng hóa chứ không chỉ dựa trên ý chí. Tuy nhiên, do
chất lượng hàng hóa thấp, tiêu chuẩn thấp, hàng hóa cung ứng và nhu cầu không phù
hợp, ... nên mức lương này chỉ đạt hiệu quả 50-70%.
Trong hoàn cảnh này, khi nhà nước bán hàng ra thị trường, hầu hết hàng hóa đều do
“ngoại”, “tay trong” mua. Khi nhà nước hết hàng, họ bán ra thị trường với giá cao
hơn. Hoặc nếu người tiêu dùng lo sợ không có hàng trong thời gian tới mà cố gắng
mua càng nhiều càng tốt để dự trữ sẽ gây ra tình trạng khan hiếm ảo. Giải pháp ở đây
là chia mặt hàng cần bán thành ba. Bằng cách này, người mua sẽ hiểu rằng nước sẽ
không được bán chỉ một lần. Điều này có nghĩa là: Đầu cơ sẽ thất bại.
Trong ba tháng cuối năm 1979, tất cả các sản phẩm khác của Long An (trừ gạo) đều
được bán ra thị trường. Tất cả các mặt hàng đều được quy đổi thành tiền mặt theo giá
thị trường.
Người dân cả nước rất phấn khởi, thị trường sôi động hẳn lên, chỉ số giá tiêu dùng
giảm mạnh. Lần thứ nhất, người Long nhãn (quan công). Quỹ lương tỉnh tăng gấp bảy
lần.
| 1/5

Preview text:

Câu hỏi thảo luận: Tìm hiểu về chính sách "Khoán hộ" và "Bù giá vào lương"? *Khoán hộ
Kim Ngọc, ông tên thật là Kim Văn Nguộc, sinh ngày 10/10/1917 và mất năm 1979
tại thôn Đại Nội, xã Bình Định, huyện An Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, Ông là nguyên Bí thư
Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc, mệnh danh là "cha đẻ của khoán hộ" mà người ta quen gọi là
"khoán mười", "cha đẻ của Đổi mới trong nông nghiệp" ở Việt Nam.
Sự ra đời của khoán hộ vào năm 1968
Cuối năm 1959, đầu những năm 1960, phong trào hợp tác hóa miền Bắc diễn ra rầm
rộ. Đồng nhất hợp tác hóa với tập thể hóa, do đó khi công hữu hóa tư liệu sản xuất đã
không phân biệt cụ thể mà tiến hành công hữu hóa tràn lan, kể cả những tư liệu sản
xuất giản đơn như cày bừa, cây cối lưu niên, vườn tược của các hộ xã viên.
Thêm vào đó là áp dụng một cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đối với hợp tác xã, vì
thế chẳng bao lâu những nhược điểm, khuyết điểm của hợp tác hóa dần dần bộc lộ.
Nông dân chẳng còn thiết tha với ruộng đồng, sản xuất theo kiểu đối phó, năng suất
lúa năm sau tuột hơn năm trước. Nạn đói diễn ra thường xuyên. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng
nằm trong hoàn cảnh trên. Điều đó khiến ông Kim Ngọc mất ăn mất ngủ.
Với nhãn quan nhạy cảm, Kim Ngọc đã nhìn thấy hướng đi cho hợp tác xã qua việc
thay đổi cách khoán của các hợp tác xã. Việc thường xuyên gặp gỡ trao đổi với nông
dân, cộng với khảo sát của cán bộ trong cơ quan được cử đến các hợp tác xã, ông Kim
Ngọc rút ra được những kết luận hết sức quan trọng.
Trước hết tuy có hàng vạn thanh niên vào bộ đội nhìn chung lao động ở nông thôn còn
khá dồi dào, nhưng do không quản lý tốt, sử dụng không hợp lý nên để lãng phí một
lực lượng lao động đáng kể. Kết luận thứ hai: khi xây dựng hợp tác xã, người ta coi hộ
là yếu tố cơ bản để tính quy mô hợp tác xã, phân bố tư liệu sản xuất, giao chỉ tiêu sản
xuất kinh doanh. Nhưng trong quá trình sản xuất lại tách hộ khỏi tư liệu sản xuất cơ
bản nhất, do vậy đã triệt tiêu động lực của sự phát triển nên sản xuất kém hiệu quả.
Rồi như tìm ra một chân lí: Có lẽ phải chuyển sang mô hình khoán kiểu khác cho
người nông dân. Và thế là ngày 10/9/1966, Nghị quyết 68 của Đảng bộ Vinh Phúc về
một số vấn đề quản lý lao động nông nghiệp trong hợp tác xã hiện nay đã ra đời, một
nghị quyết mang tính đột phá vào thành trì bảo thủ của nông nghiệp, dám thẳng thắn
phê bình sự thụt lùi, yếu kém của mô hình hợp tác xã lúc ấy.
Nghị quyết mang số 68 do ông Trần Quốc Phi, phó bí thư tỉnh ủy, Trưởng ban công
tác nông thôn, ký. Sau này bà con nông dân thường gọi tắt là nghị quyết 68 hoặc là nghị quyết khoán hộ.
Nghị quyết 68 đề ra nhiều cách khoán như:
+ Khoán cho hộ làm một khẩu hoặc nhiều khâu sản xuất trong một thời gian dài.
+ Khoán cho hộ các khâu dài ngày hoặc suốt vụ.
+ Khoán sản lượng cho hộ, cho nhóm.
+ Khoán trắng ruộng đất cho hộ. Hình thức khoán trắng đơn giản, dễ tính toán nên
được nông dân hưởng ứng rầm rộ và tự nó đã thành phong trào quần chúng rộng rãi
trong toàn tỉnh Vĩnh Phúc. Có thể nói khoán hộ là bước mở đầu cho một tư duy mới
về quản lý kinh tế hợp tác xã
Khoán hộ là cách hợp tác xã trực tiếp giao ruộng cho người lao động để từng hộ chủ
động canh tác. Hợp tác xã chỉ cung cấp giống, kĩ thuật, phân bón, thuốc trừ sâu và đến
vụ thu hoạch thì người lao động chia lại một phần lúa cho hợp tác xã từ sản lượng lúa mà họ thu hoạch được.
Nông dân hiểu và làm theo rất đơn giản: Cái gì mật thiết bới họ thì họ chọn và họ đã
chọn đúng. Hạt lúa đã gắn với công sức và quyền lợi người nông dân. Nếu họ chăm
chỉ làm việc thì lúa sẽ tốt hứa hẹn vụ mùa đó sẽ thu hoạch được nhiều hơn cho mình
và hợp tác xã. Đó là một chân lí đơn giản. Nhân dân toàn huyện phấn khởi nhân khoán và hăng say sản xuất.
Chỉ sau 1 năm khoán hộ, bộ mặt nông nghiệp của Vĩnh Phúc đã thay đổi rất mạnh.
Mặc dù chiến tranh ác liệt nhưng trải qua hai vụ sản xuất với hình thức khoán mới,
nền nông nghiệp Vĩnh Phúc đã có bước tiến vượt bậc. Năm 1967 tuy chiến tranh ác
liệt, hạn hán kéo dài nhưng toàn tỉnh đã có hai huyện, 46 xã và 160 hợp tác xã (hơn
70% số hợp tác xã) đạt năng suất bình quân từ 5 tấn đến trên 7 tấn/ha. Trong đó có bảy
xã, 23 hợp tác xã đạt trên 6 tấn, bốn hợp tác xã đạt trên 7 tấn. Tổng sản lượng quy thóc
năm 1967 toàn tỉnh đạt 222.000 tấn, tăng hơn năm 1966 là 4.000 tấn. Tổng đàn lợn có
307.000 con, tăng 20% so với năm 1966 và 38% so với năm 1965.
Có thể khẳng định rằng: Hình thức khoán hộ kiểu mới đã rất thành công và mang lại những hiệu quả to lớn.
Sự thất bại của khoán hộ
Ngày 26/1/1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết hợp nhất tinh Vĩnh Phúc
và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú với diện tích 5.103kmỏ và gần 1,3 triệu dân. Ông
Kim Ngọc được cử giữ chức bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú. Trách nhiệm nặng nề lại đặt lên
đôi vai gầy guộc của ông.
Ông Nguyễn Văn Tôn, trưởng Ban nông nghiệp tỉnh ủy Vĩnh Phúc, sau này liên tục
trong ba nhiệm kỳ từ 1977-1985 giữ chức phó bí thư rồi bí thư tỉnh ủy, chủ tịch
UBND tỉnh Vĩnh Phú, nhớ lại việc sáp nhập tỉnh đẻ ra không biết bao nhiêu khó khăn.
Đất rộng, người thưa, địa hình chia cắt. Tư tưởng địa phương chủ nghĩa khiến nội bộ
mất đoàn kết nghiêm trọng. Trong khi đó chiến tranh ngày một ác liệt. Hậu phương trở
nên xơ xác, chỉ còn người già, phụ nữ và trẻ em tham gia lao động sản xuất.
Phú Thọ lúc đó chưa có chủ trương khoán hộ. Chỉ có một số hợp tác xã biết khoán hộ
ở Vĩnh Phúc mang lại hiệu quả kinh tế nên bí mật làm theo. Đứng trước tình hình khó
khăn đó, tháng 10/1968 Tỉnh ủy Vĩnh Phú ra nghị quyết về phương hướng phát triển
kinh tế và triển khai một số nhiệm vụ lớn trong năm 1969.
Nhiệm vụ đặt ra là phải củng cố phong trào hợp tác hóa nông nghiệp và cải tiến công
tác quản lý lao động, do đó Tỉnh ủy Vĩnh Phú chủ trương thống nhất áp dụng phương
pháp khoán theo tinh thần nghị quyết 68 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc trước đây. Đây là một
quyết định vì lợi ích chung nhưng vì nhiều lý do khác nhau, một số người phản đối
kịch liệt. Họ lấy lý do khoán hộ là đi ngược lại chủ trương đường lối tập thể hóa xã
hội chủ nghĩa, đưa nông dân trở về với con đường làm ăn riêng lẻ theo chế độ tư bản.
Có người còn nói nghị quyết 68 là mũi xung kích tấn công vào thành trì xã hội chủ
nghĩa. Dường như mọi mũi dùi đều chĩa vào ông Kim Ngọc và ông Nguyễn Văn Tôn
là hai người khởi thảo và hoàn chỉnh nghị quyết 68 trước đây. Có lẽ đây là những đám
mây u ám nhỏ để sau này tụ lại thành đám mây lớn tạo nên những cơn sấm sét giáng
xuống đầu ông Kim Ngọc.
Mặc dù có đôi ba ý kiến phản đối gay gắt nhưng khoán hộ vẫn được áp dụng phần đất
thuộc Phú Thọ cũ. Cũng như ở tỉnh Vĩnh Phúc trước đây, nhờ áp dụng khoán hộ nên
huy động được lực lượng lao động đông đảo thay thế cho người ta mặt trận, khuyến
khích mọi người hăng hái sản xuất, năng suất lúa ngày một tăng, đời sống nông dân
ngày càng được cải thiện. Để tránh tình trạng cho chung không
ai khóc, một số hợp tác xã còn mạnh dạn bán lại những vật tư thô sơ như xe cải | tiến,
cày bừa, cào cải tiến, bình bơm thuốc trừ sâu... cho hộ xã viên.
Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang. Một tô phái viên của trung ương được cử lên
Vĩnh Phú đề “kiểm tra” tình hình sản xuất của các hợp tác xã nông nghiệp. Ngày 6-11-
1968, tại hội nghị cán bộ tỉnh Vĩnh Phú chủ trương khoán hộ bị phê phán gay gắt:
“Nói tóm lại việc khoán ruộng cho hộ đã dẫn đến hậu quả tai hại là phát triển tư tưởng
tự tư tự lợi, làm phai nhạt ý thức tập thể của xã viên, thủ tiêu phong trào thi đua yêu
nước trong hợp tác xã. Kìm hãm và đẩy lùi cách mạng kỹ thuật trong nông nghiệp;
giảm nhẹ vai trò của lao động tập thể xã hội chủ nghĩa và phục hồi *Bù giá vào lương
Giai đoạn 1981-1985, tình hình đất nước vô cùng khó khăn. Đặc biệt là cuộc chiến
“làm giá” giữa định giá nhà nước và hình thành giá thị trường. Khi đó, tiền lương
danh nghĩa của cán bộ, công chức, viên chức không cao. Nhưng bù lại, họ phân chia
một số nhu yếu phẩm với giá trợ cấp.
Mỗi tháng cán bộ, công chức được mua 13 kg gạo; công nhân được mua 15-20 kg gạo
tùy theo loại hình công việc; nửa lít nước mắm; 0,3-0,5 kg thịt; 0,3 kg đường; chất
đốt. 4 lít dầu hỏa hoặc 20 kg than đá ... được thu mua theo giá cung ứng, thấp hơn rất
nhiều so với giá trị thực tế trên thị trường. Trung bình, 30 phần trăm thu nhập của một
sĩ quan hoặc công nhân là tiền lương; 70 phần trăm còn lại là nhu yếu phẩm được mua
theo giá nhà nước thông qua phiếu giảm giá.
Tuy nhiên, qua phân phối tem phiếu, hệ thống tiền lương đã bị biến thành tiền lương
vật chất, đã triệt tiêu động lực thúc đẩy người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo công việc.
Bí thư Tỉnh ủy Long An, ông Nguyễn Văn Chính - lãnh đạo phía Nam, quyết định
phải làm gì đó để thay đổi cơ chế giá, tiền lương. Ông lựa chọn trong số các trí thức
địa phương và gọi ông Hồ Đắc Hi, lúc đó là phó giám đốc Sở Thương mại, để thảo luận.
Ông đã soạn thảo kế hoạch cải cách lưu thông và phân phối Long An. Dự án này xác
định lại rằng giá cả, tiền lương phải dựa trên quy luật giá trị, quy luật cung cầu và các
nguyên tắc khác của kinh tế học hàng hóa chứ không chỉ dựa trên ý chí. Tuy nhiên, do
chất lượng hàng hóa thấp, tiêu chuẩn thấp, hàng hóa cung ứng và nhu cầu không phù
hợp, ... nên mức lương này chỉ đạt hiệu quả 50-70%.
Trong hoàn cảnh này, khi nhà nước bán hàng ra thị trường, hầu hết hàng hóa đều do
“ngoại”, “tay trong” mua. Khi nhà nước hết hàng, họ bán ra thị trường với giá cao
hơn. Hoặc nếu người tiêu dùng lo sợ không có hàng trong thời gian tới mà cố gắng
mua càng nhiều càng tốt để dự trữ sẽ gây ra tình trạng khan hiếm ảo. Giải pháp ở đây
là chia mặt hàng cần bán thành ba. Bằng cách này, người mua sẽ hiểu rằng nước sẽ
không được bán chỉ một lần. Điều này có nghĩa là: Đầu cơ sẽ thất bại.
Trong ba tháng cuối năm 1979, tất cả các sản phẩm khác của Long An (trừ gạo) đều
được bán ra thị trường. Tất cả các mặt hàng đều được quy đổi thành tiền mặt theo giá thị trường.
Người dân cả nước rất phấn khởi, thị trường sôi động hẳn lên, chỉ số giá tiêu dùng
giảm mạnh. Lần thứ nhất, người Long nhãn (quan công). Quỹ lương tỉnh tăng gấp bảy lần.