-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi thu hoạch tham quan bảo tàng | Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Về tòa nhà trưng bày, lúc bấy giờ ngôi nhà được xây theo lối kiến trúc phương Tây, trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "Lưỡng long chầu nguyệt" nên thường đượ gọi là "Nhà Rồng”. Sau này đã được cho tuᴄ bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Câu hỏi thu hoạch tham quan bảo tàng | Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Về tòa nhà trưng bày, lúc bấy giờ ngôi nhà được xây theo lối kiến trúc phương Tây, trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "Lưỡng long chầu nguyệt" nên thường đượ gọi là "Nhà Rồng”. Sau này đã được cho tuᴄ bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 49831834
CÂU HỎI LÀM BÀI THU HOẠCH THAM QUAN BẢO TÀNG 1.
Mô tả vắn tắt Bảo tàng Hồ Chí Minh (5 điểm). Chú ý viết khoảng 1 tranggiấy A4. 2.
Sự kiện ngày 5/6/1911 để lại cho em những bài học gì? (2 điểm). Viết theodạng liệt kê. 3.
Trong những bài học đó, bài học nào quan trọng nhất đối với sinh viên
khốingành kinh tế? (1 điểm). Lý giải vì sao? (2 điểm).
MỘT SỐ LƯU Ý KHI LÀM BÀI
1. Bài làm phải viết tay, không được đánh máy
2. Nên viết khoảng 2 trang A4 hoặc tương đương (1 tờ A4 viết 2 mặt)
3. Không copy trên mạng về chép, không chép bài của người khác,
pháthiện chép bài của nhau sẽ cho 0 ĐIỂM đối với những bài giống nhau.
4. Chữ đẹp sẽ được cộng điểm.
5. Thời gian nộp bài: Lớp thứ 5 nộp ngày 16/2, lớp thứ 6 nộp ngày 17/2,
lớpthứ 7 nộp ngày 18/2
7. Thông tin cá nhân trên bài gồm:
BÀI THU HOẠCH THAM QUAN BẢO TÀNG Họ và tên: Mã số SV:
Lớp: Sáng hoặc chiều thứ…, phòng học (VD: Sáng thứ 3, N2.405)
- Bài học về lòng yêu nước, thương dân, khát vọng độc lập dân tộc và phát triển đất nước.
- Bài học về phải biết mạnh dạn tìm hướng đi mới, đột phá và khác biệt.
- Bài học về kết hợp những giá trị tiến bộ của nhân loại với những giá trị
truyền thống cốt lõi của dân tộc, dựa trên năng lực của bản thân là chủ yếu.
- Bài học về nghị lực và rèn luyện ý chí quyết tâm, bản lĩnh, nỗ lực phấn đấu
vươn lên không ngừng và không được tự mãn.
- Bài học về tinh thần tự học, học tập suốt đời.
- Bài học về việc chăm lo cho thế hệ tương lai.
Là người dân Việt Nam, chắc hẳn không ai là không biết về Bến Nhà Rồng ở
thành phố Hồ Chí Minh. Bởi đây là nơi gắn liền với một cột mốc, sự kiện lịch sử lOMoAR cPSD| 49831834
mang tính chất trọng đại của cả quốc gia, dân tộc. Ngày 5/6/1911, với cái tên anh
Ba, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu
nước đúng đắn cho dân tộc, và sau này Nhà Rồng được giữ lại làm Di tích Lưu
niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và hiện nay cũng đã mở cửa để chào đón khách tham quan.
Khi đến tham quan bảo tàng, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra bảo tàng được đặt
ở ngã ba sông Sài Gòn, với một khuôn viên rộng lớn cùng với màu xanh mướt
của nền cỏ, bóng mát của cây xanh đã mang lại không gian thoáng đãng, thoải
mái. Trên con đường đi vào bảo tàng, đầu tiên ta bắt gặp một đài phun nước, có
thể dừng chân vài phút để nhìn ngắm loài hoa đã trở thành một biểu tượng đặc
biệt trong lòng người dân Việt Nam – là hoa sen. Khi nhìn những cánh lá xanh
mướt tươi mơn mởn, màu hồng sen đỏ, nhụy vàng của hoa sen đẹp đẽ và cao quý,
trong lòng ta cũng xuất hiện một cảm xúc đặc biệt nào đó. Đi vào sâu thêm một
chút, phía trước bảo tàng, ở giữa khuôn viên, hướng mặt ra sông Sài Gòn là tượng
“Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước” mà bảo tàng được tặng nhân dịp
kỷ niệm 92 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, đây cũng là điểm khách
tham quan dừng lại để hồi tưởng lại kỷ niệm về người thanh niên yêu nước
Nguyễn Tất Thành ở bảo tàng này.
Về tòa nhà trưng bày, lúc bấy giờ ngôi nhà được xây theo lối kiến trúc phương
Tây, trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "Lưỡng
long chầu nguyệt" nên thường đượ gọi là "Nhà Rồng”. Sau này đã được cho tuᴄ
bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế
quay đầu ra cùng với sự đổi khác về việc đổi trái châu thành biểu tượng vương
niệm, đầu ngựa và chiếc mỏ neo.
Tòa nhà lớn ấy, với vẻ đẹp trang nghiêm, tráng lệ của một công trình kiến trúc
vừa cổ kính của hiện đại. Bước vào tầng 1 của nhà trưng bày, chúng ta có thể
dừng chân để tham quan không gian tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở lối sảnh
chính, thắp một nén hương để tưởng nhớ Bác. Tiến vào trong là các phòng trưng
bày với các chuyên đề cố định. Bảo tàng hiện nay có 9 phòng trưng bày về những
tư liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan tới tiểu sử, sự nghiệp hoạt động cách mạng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng các đầu sách với con số lên tới hàng nghìn được
bảo tàng sưu tầm, bảo quản, trưng bày một cách cẩn thận. Ngoài ra bảo tàng còn
có các gian trưng bày khác ở hành lang về hình ảnh về Sài Gòn những năm 1910;
Một số hình ảnh cuộc sống đời thường; Việt Nam những Tuyên ngôn độc lập; Xe
ô tô hiệu Peugeot 404 của Việt Kiều Pháp gửi tặng Bác;… và rất nhiều tranh ảnh, hiện vật khác nữa. lOMoAR cPSD| 49831834
Sau khi đến thăm bảo tàng, chắc chắn rằng trong lòng của mỗi người chúng ta
đều sẽ đọng lại những kiến thức, kỷ niệm, hình ảnh đáng nhớ của lịch sử, về tư
tưởng và cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác. Đặc biệt hơn cả là lòng biết ơn
đối với Bác Hồ - vị lãnh tựu vĩ đại của dân tộc ta. Bến Nhà Rồng, Bảo tàng Hồ
Chí Minh không chỉ là một di tích của thành phố, mà còn là chứng nhân lịch sử,
là hồi ức không bao giờ quên về một người vĩ đại trong lòng của dân tộc ta – một
người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, vị Chủ
tịch Hồ Chí Minh kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Kể từ ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm
đường cứu nước, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của sự kiện ấy vẫn còn nguyên giá
trị và để lại nhiều bài học quý báu, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay và mai sau.
Trong những bài học đó, đối với bản thân em, bài học về: Phải biết mạnh dạn tìm
hướng đi mới, đột phá và khác biệt, dám nghĩ dám làm là quan trọng nhất đối với
sinh viên khối ngành kinh tế.
Đã là sinh viên kinh tế thì chắc hẳn phần lớn mỗi người chúng ta đều mang trong
mình một mong muốn là làm nên nghiệp lớn, và tất nhiên có rất nhiều yếu tố để
quyết định sự thành công của mỗi người. Nhưng có lẻ quan trọng nhất vẫn là bản
thân dám nghĩ những điều người khác không dám nghĩ, làm những điều người
khác không dám làm. Cũng giống như Bác Hồ ngày ấy, Bác tuy rất khâm phục
tinh thần cứu nước của ông cha đi trước, nhưng Người không tán thành các con
đường cứu nước đó, mà quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới, một lối đi
mới. Trong sâu thẳm chúng ta chắc hẳn tồn tại rất nhiều nỗi sợ, nhưng không
xông pha sao biết mình không thể, có dũng khí bước những bước đầu tiên mới đi
được đến bước ngoặt cuộc đời, không có khởi đầu làm sao tạo nên một quá trình
để đi đến kết quả tốt đẹp. Sự thành công của con người là nhờ có sự mạo hiểm
mà nên. Không mạo hiểm mới chính là sự mạo hiểm cao nhất, chúng ta quyết
không làm người bình thường, không sợ bản thân khác với mọi người mà mạnh
dạn làm mới đi, đột phá, khác biệt. Sinh viên chúng ta hiện nay, cũng là lứa tuổi
thanh niên như Nguyễn Tất Thành, Bác Hồ ngày ấy, bởi thế hãy cố gắng rèn luyện
bản thân tính chủ động, sáng tạo trong mọi hoạt động của mình, luôn mang trong
mình một tinh thần đổi mới, trăn trở tìm hướng đi mới, cách tiếp cận mới.
Đối với mỗi vấn đề, khó khăn mà thực tiễn cuộc sống đặt ra, hãy dám dấn thân
vào những nhiệm vụ, chủ động đưa ra các ý tưởng, sáng kiến, giải pháp cho riêng
mình. Sinh viên chúng ta không ngừng đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, sáng tạo hơn
nữa, thực hiện tốt các nhiệm vụ của bản thân, cũng như yêu cầu theo kịp sự vận
động nhanh chóng của nền kinh tế, sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng lOMoAR cPSD| 49831834
công nghiệp. Thành công có được không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân, mà
còn đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho nước nhà. Sợ hãi thất bại đồng
nghĩa với việc cự tuyệt thành công, muốn biết hương vị của trái ngon bạn phải tự mình nếm thử.