-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi tình huống Luật Hình Sự - Luật tố tụng dân sự | Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
Câu hỏi tình huống Luật Hình Sự - Luật tố tụng dân sự | Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật tố tụng dân sự (HVCB) 13 tài liệu
Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh 34 tài liệu
Câu hỏi tình huống Luật Hình Sự - Luật tố tụng dân sự | Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
Câu hỏi tình huống Luật Hình Sự - Luật tố tụng dân sự | Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật tố tụng dân sự (HVCB) 13 tài liệu
Trường: Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh 34 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
BỘ CÂU HỎI 2
ÔN TẬP THI LUẬT HÌNH SỰ CÂU 1:
1. - Tội của A là tội trộm cắp tài sản, căn cứ theo Điểm c Khoản 1 Điều 173
BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 “Người nào trộm cắp tài sản
của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc
dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc trường hợp gây ảnh hưởng xấu đến an
ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.Đây là loại tội phạm ít nghiêm trọng
- Trong tình huống trên ta thấy, trong lúc thực hiện hành vi lén lút trộm chiếc
xe máy thì bị B phát hiện. Do đó, hành vi này đang trong giia đoạn chưa hoàn
thành. Hậu quả của tội phạm này là gây thiệt hại về tài sản cho người bị hại
(khóa nhà anh B bị phá) và cũng là dấu hiệu bắt buộc của tội trộm cắp tài sản.
A thực hiện hành vi trộm cắp tài sản tuy nhiên hành vi đang thực hiện thì bị
phát giác, mặc dù chưa hoàn thành nhưng vẫn cấu thành tội phạm bởi A đã có
dấu hiệu dịch chuyển chiếc xe máy ra khỏi vị trí ban đầu, căn cứ theo Điều 15
BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực
hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân
ngoài ý muốn của người phạm tội” 2.
Theo Điểm b Khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
“Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội
cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướn tài sản, tội bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng quy định tại Điều 173 (Tội trộm cắp tài sản)”. Do đó, trường
hợp A mới 15 tuổi thì A không phải chịu trách nhiệm hình sự, trừ khi tài sản
Achiếm đoạt của B có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên, hoặc lợi dụng thiên tai,
dịch bệnh, hay lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để thực
hiện hành vi thì A mới chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cướp tài sản theo
Khoản 3,4 Điều 173 của Bộ luật này. CÂU 2: a)
Với khung hình phạt bị kết án 3 năm tù về tội trộm cắp tài sản theo Khoản 1 Điều
173 BLHS, đây là loại tội phạm ít nghiêm trọng. Trong trường hợp sau khi ra tù, A
liền thực hiện hành vi cướp tài sản của B trị giá 500 triệu đồng, căn cứ vào Điểm a
Khoản 4 Điều 168 của Bộ luật này “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực
ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng
không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên
thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân”. Tổng kết lại các điều trên đã
chứng minh được hành vi của A là tái phạm, căn cứ theo Khoản 1 Điều 53 BLHS
năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 “Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa
được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi
phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý”. b)
Căn cứ vào Điểm a Khoản 4 Điều 168 của BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm
2017 “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi
khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm
chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20
năm hoặc tù chung thân” thì mức phạt cao nhất mà Tòa án có thể áp dụng với A là tù chung thân. c)
Trong tình huống, A khai nhận vào năm 2016, A thực hiện liên tiếp: 1 vụ trộm cắp
theo quy định Khoản 1 Điều 173 BLHS nên đây là tội phạm ít nghiêm trọng căn cứ
theo Khoản 1 Điều 9 của Bộ luật này, 1 vụ cướp theo quy định Khoản 3 Điều 168
BLHS nên đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng căn cứ theo Khoản 4 Điều 9
BLHS , 1 vụ gây thương tích nặng cho nạn nhân C theo quy định Khoản 2 Điều 134 BLHS
- Căn cứ vào Điều 27 BLHS thì thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm của A là:
+ Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với vụ trộm cướp tài sản là 5
năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng căn cứ theo Điểm a Khoản 2 của Điều luật này
+ Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với vụ cướp là 20 năm đối với
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo quy định Điểm d Khoản 2 của Bộ luật này
+ Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với vụ gây thương tích nặng cho nạn nhân C CÂU 3: a)
Căn cứ theo Khoản 1,2,3 Điều 17 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 “1.
Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
phạm;2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa
những người cùng thực hiện tội phạm;3. Người đồng phạm bao gồm người tổ
chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.”
- Do đó, ta thấy ở trường hợp này thì có đồng phạm trong tội trộm cắp tài
sản. Vì trước khi đến trộm cắp tài sản, A, B, C, D, E đã thống và cùng nhau
thực hiện hành vi trộm cắp này. Theo Khoản 3 của Điều luật này,
+Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm, trong
tình huống này, A là người phân công nhiệm vụ từng người cụ thể, do đó A là
đồng phạm đón vai trò người tổ chức cho việc thực hiện tội phạm
+Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện
tội phạm, trong tình huống này, A ở ngoài canh chừng, quan sát đảm bảo B,C,D,E,
an tâm vào thực hiện hành vi mà không có ai ở ngoài nhìn thấy ; B và C đi mua
kìm và thực hiện cắt khóa tạo điều kiện và đảm bảo cho B,C,D,E thuận lợi đột
nhập vào nhà bà M trộm cắp tài sản. Do đó, A, B và C là đồng phạm đóng vai trò
người giúp sức tạo điều kiện tinh thần và vật chất cho việc thực hiện tội phạm
+ Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm, trong tình huống này,
B,C,D,E được phân công trực tiếp lén vào và lục lọi nhà bà M trộm cắp tài sản. Do
đó, B,C,D,E là đồng phạm đóng vai trò người thực hành cho việc thực hiện tội phạm
- Căn cứ vào Khoản 1,2 của Điều luật trên, ta thấy trong trường hợp này có
đồng phạm trong tội giết người. Theo Khoản 3 của Điều luật trên,
+ Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm, trong tình huống này, C
bóp cổ bà M khi bà M giãy dụa mạnh do bà bị C,D bị miệng, nhét giẻ vào miệng.
Khoảng 2 phút sau, bà M bất động và bà được phát hiện là đã chết. Hành động bóp
cổ của C là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của bà M. Do đó, C là đồng
phạm đóng vai người thực hiện cho việc thực hiện tội phạm
+ Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện
tội phạm, trong tình huống này, D là người giữ chặt người bà M lại để đảm bảo C
tiến hành thuận lợi hành vi bóp cổ, sau khi thấy bà M bất động thì D mới buông
người bà ra. Do đó, D là đồng phạm đóng vai trò người giúp sức tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm. b)
- Trong tình huống này, A,B,C,D,E phạm tội trộm cắp tài sản theo Điểm a,c Khoản
2 Điều 173 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 “Người nào trộm cắp tài
sản của người khác trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng (cụ thể là 100
triệu đồng) và có tổ chức thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm”. Đây là phạm tội nghiêm trọng.
- Đồng thời, trong tình huồng trên, C,D phạm thêm tội giết người theo quy định
của Điểm g, o Khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
“Người nào giết người thuộc trường hợp có tổ chức, để thực hiện hoặc che giấu tội
phạm khác thì phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”. Do đó,
C,D phạm 2 tội là tội trộm cắp tài sản (Điều 173) và tội giết người (Điều 123).
Trong đó, tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. c)
- Xét về dấu hiệu chủ quan thì đây là đồng phạm có thông mưu trước, những
đồng phạm có sự bàn bạc, lên kế hoạch phạm tội nhằm thuận lợi trộm cướp tài sản nhà bà M.
- Xét về dấu hiệu khách quan thì đây là đồng phạm phức tạp. Trong đó, những
người đồng phạm có sự bàn bạc trước về kế hoạch thực hiện tội phạm và
giữa những người đồng phạm có sự phân công vai trò ở mức độ nhất định.
Sự phức tạp của hình thức này thể hiện ở chỗ trước khi người thực hành
hoặc cả bọn thực hiện hành vi phạm tội giữa những người đồng phạm đã có
sự bàn bạc, thống nhất ý chí với nhau về chuẩn bị công cụ, phương tiện
phạm tội, lựa chọn hình thức phạm tội,..
Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan và khách quan thì đây là hình thức đồng phạm phạm
tội có tổ chức căn cứ theo Khoản 2 Điều 17 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm
2017 “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa
những người cùng thực hiện tội phạm” CÂU 4: 1.
Căn cứ theo Khoản 1,2,3 Điều 17 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 “1.
Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
phạm;2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa
những người cùng thực hiện tội phạm;3. Người đồng phạm bao gồm người tổ
chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.”
Do đó, trong trường hợp này thì có đồng phạm về tội trộm cắp tài sản. Vì trước khi
đến trộm cắp tài sản, A, B, C, D đã thống và cùng nhau thực hiện hành vi trộm cắp
này. Theo Khoản 3 của Điều luật này,
+ Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện
tội phạm, trong tình huống này, tối ngày 12/6/2022, A, B, C đem dụng cụ đến mục
kích ở sau vườn nhà ông M nhằm tạo điều kiện và đảm bảo cho A,B,C thuận lợi
vào được nhà ông M để trộm cắp tài sản. Do đó, A,B,C là đồng phạm đóng vai trò
người giúp sức tạo điều kiện vật chất cho việc thực hiện tội phạm ; nửa đêm ngày
13/6/2022, A đứng ngoài canh gác, quan sát, đảm bảo B,D an tâm vào thực hiện
hành vi mà không có ai ở ngoài nhìn thấy. Do đó, A là đồng phạm đóng vai trò
người giúp sức tạo điều kiện tinh thần để B,D cho việc thực hiện tội phạm.
+ Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm, trong tình huống này,
B,D trực tiếp vào cạy tủ nhà ông M để trộm cắp tài sản. Do đó, B,D là đồng pạm
đóng vai trò người thực hành cho việc thực hiện tội phạm. 2.
- Xét về dấu hiệu chủ quan thì đây là đồng phạm có thông mưu trước, những
đồng phạm đã có sự bàn bạc, lên kế hoạch phạm tội nhằm thuận lợi trộm cướp tài sản nhà ông M
- Xét về dấu hiệu khách quan thì đây là đồng phạm phức tạp. Những người
đồng phạm có sự bàn bạc trước về kế hoạch thực hiện tội phạm và giữa
những người đồng phạm có sự phân công vai trò ở mức độ nhất định. Sự
phức tạp của hình thức này thể hiện ở chỗ trước khi người thực hành hoặc cả
bọn thực hiện hành vi phạm tội giữa những người đồng phạm đã có sự bàn
bạc, thống nhất ý chí với nhau về chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội,
lựa chọn hình thức phạm tội,..
Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan và khách quan thì đây là hình thức đồng phạm phạm
tội có tổ chức căn cứ theo Khoản 2 Điều 17 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm
2017 “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa
những người cùng thực hiện tội phạm” 3. -
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 14 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
“Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo điều kiện
khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm trừ trường
hợp quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều
299 của Bộ luật này” , trong tình huống này, tối ngày 12/6/2022, A, B, C đem
dụng cụ đến mục kích ở sau vườn nhà ông M nhưng vì nhà đông người nên chúng
rút lui, sau đó C không thực hiện bất kì hành vi phạm tôi nào với vai trò đồng
phạm. Do đó, C không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định Khoản 2 của
Điều luật này “Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109,
110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169,
207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự”
- Trong tình huống, nửa đêm ngày 13/6/2022, A đứng ngoài canh gác, B,D
cạy tủ nhà ông M để trộm cắp tài sản, sau khi bị ông M phát hiện, cả bọn bỏ chạy
với tài sản trộm được là 1 tỷ đồng. Mặc dù sau đó A,B,D bị dân phòng bắt được
nhưng hành vi phạm tội trộm cắp tài sản đã hoàn thành bằng việc trộm thành công
tài sản trị giá 1 tỷ đồng ra khỏi phạm vi nhà ông M. Do đó, A,B,D phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm trộm cắp tài sản theo quy định Điểm a Khoản 4 Điều
173 của Bộ luật này “Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá 500 triệu
đồng trở lên (cụ thể là 1 tỷ đồng) thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm”. Theo
Khoản 4 Điều 9 của Bộ luật này thì đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng 4.
Với trường hợp của C, tối ngày 12/6/2022, A,B,C đem dụng cụ đến mục kích ở sau
vườn nhà ông M nhưng vì nhà đông người nên chúng rút lui và vì trước và sau đó
C không thực hiện bất kì hành vi nào để thực hiện việc trộm cắp tài sản nhà ông M.
Cùng với việc C đã không xuất hiện vào ngày hôm sau mặc dù cả 3 đã thống nhất,
lên kế hoạch cùng nhau. Do đó, căn cứ vào Điều 16 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ
sung năm 2017 “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực
hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế
đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội này”, C đã rút lui ở giai đoạn tội phạm còn chưa bắt đầu và C
cũng không xuất hiện lại sau khi A,B,D trộm thành công nhằm ăn chia “chiến lợi
phẩm” ” thì hành vi của C được xem là tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội
và C được miễn trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản. CÂU 5:
a) Các yếu tố cấu thành tội phạm:
- Chủ thể tội phạm: là A, dù không rõ tuổi của A nhưng hành vi dùng dao đâm
B 3 nhát do ý định muốn giết người nhưng chưa thành sẽ bị phạt vào tội giết
người tại Điểm I Khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm
2017 “Người nào giết người thuộc trường hợp thực hiện tội phạm một cách
man rợ thì bị phạt từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình” thì
phải chịu trách nhiệm hình sự do phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng
- Khách thể: xâm phạm đến quyền được bảo vệ tính mạng của B - Mặt chủ quan:
+ Hành vi giết người của A là hành vi trái pháp luật hình sự + Lỗi: Cố ý trực tiếp
+ Động cơ phạm tội: ghen tuông là động lực thúc đẩy A thực hiện hành vi giết người
+ Mục đích phạm tội: cái chết của B - Mặt khách quan:
+ Nguyên nhân: A rút dao đâm B 3 phát
+ Hậu quả: gây hại đến sức khỏe, tính mạng của B
+ Mối quan hệ nhân quả: do A rút dao đâm B 3 phát là nguyên nhân trực
tiếp dẫn đến việc gây hại đến sức khỏe, tính mạng của B
b) Căn cứ vào Điều 16 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 “Tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến
cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã
thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội này”, trong tình huống này, A rút dao đâm B 3
phát, tưởng B đã chết nên A bỏ đi, hành vi bỏ đi của A là vì A nghĩ mình đã
giết chết được B, giai đoạn tội phạm hoàn thành, A biết hành vi của mình có
thể gây ra hậu quả chết người mà mình mong muốn. Do đó, hành vi của A
thỏa mãn các dấu hiệu của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. c)
- Căn cứ vào Khoản 4 Điều 134 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
“Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp
quy định tại các điểm a,b,d,đ,e,g,h,I,k,l,m,n và o khoản 1 Điều này thì bị phạt tù
từ 7 năm đến 12 năm”, trong tình huống A vừa chấp hành xong 10 năm tù thì
đây là tội phạm rất nghiêm trọng theo quy định Khoản 3 Điều 9 của Bộ luật này.
- Theo quy định Điểm b Khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này “Người bị kết án
được Tòa án quyết định xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt
chính hoặc thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình
phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi
phạm tội mới trong thời hạn 5 năm trong trường hợp bị phạt từ trên 5 năm
đến 15 năm”, trong tình huống năm 2020 A vừa chấp hành xong 10 năm tù
về tội cố ý gây thương tích, đến năm 2022 A có ý định giết người và đâm B
3 phát. A đã thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời gian 5 năm trong
trường hợp bị phạt tù 10 năm theo quy định, do đó A không được xóa án
tích. Hành vi phạm tội giết người vào năm 2022 của A được coi là hành vi
tái phạm nguy hiểm theo Điểm a Khoản 2 Điều 53 BLHS “Trường hợp đã
bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do
cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm
rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý được coi là tái phạm nguy hiểm”
- Vì thế, căn cứ vào Điểm h Khoản 1 Điều 52 của Bộ luật này “Tình tiết tái
phạm hoặc tái phạm nguy hiểm là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự”
ta thấy được hình phạt dành cho A có tình tiết tăng nặng.
d) Căn cứ theo Điểm v Khoản 1 Điều 51 BLHS “Tình tiết người phạm tội là
người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công
tác là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự”, trong tình huống A cung cấp
giấy khen của Trạm giam X khi có thành tích cứu người được coi là dấu hiệu
xác định A thỏa mãn các yếu tố để được giảm nhẹ theo quy định trên. Do đó,
hình phạt dành cho A có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. CÂU 6: