Câu hỏi tình huống ôn thi - Luật tố tụng dân sự | Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh

Câu hỏi tình huống ôn thi - Luật tố tụng dân sự | Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
33 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Câu hỏi tình huống ôn thi - Luật tố tụng dân sự | Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh

Câu hỏi tình huống ôn thi - Luật tố tụng dân sự | Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

45 23 lượt tải Tải xuống
Câu 1: B (20 Tuổi) thấy chị H đeo hai nhân vàng ở ngón tay nên B dùng gậy đánh
vào sau gáy của chị H làm chị H ngất, sau đó B lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H.
a. Phân tích CTTP?
b. Tội danh?
Giải
a. Các yếu tố cấu thành tội phạm:
+ Chủ thể: B (20 tuổi, có năng lực điều khiển hành vi.)
+ Khách thể: quyền sỡ hữu về tài sản của chị H, quyền được bảo vệ về tính mạng
sức khoẻ của chị H.
+ Mặt khách quan:
. Nguyên nhân: do B dùng gậy đánh vào sau gáy chị H sau đó B lấy hai chiếc nhẫn
vàng của chị H.
. Hậu quả: làm chị H bị ngất và chị H bị mất tài sản là hai chiếc nhẫn vàng.
. Mối quan hệ nhân quả: do B dùng gậy đánh vào sau gáy chị H sau đó B lấy hai
chiếc nhẫn vàng của chị H là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc làm chị H bị ngất
và bị mất tài sản là hai chiếc nhẫn vàng.
+ Mặt chủ quan:
. Lỗi: cố ý trực tiếp.
. Động cơ: không
. Mục đích: tài sản của chị H (hai chiếc nhẫn vàng)
b. B đã có hành vi dùng vũ lực (dùng gậy đánh vào sau gáy chị H làm chị H ngất) để
nhằm chiếm đoạt tài sản và thực tế là B đã lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H, do
đó B đã phạm tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm
2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Câu 2: Ví dụ: Do B (30 tuổi) có mâu thuẫn với anh H nên B đã bàn bạc với C (25
tuổi) cách thức trả thù H. B và C thống nhất đêm 21/9 sẽ mua 10 lít xăng hất vào
chỗ nằm của anh H. Theo đúng kế hoạch, tối cùng ngày B và C cùng đi mua xăng
cho vào can nhựa chở nhau đến nhà anh H để thực hiện hành vi phạm tội. Trên
đường đi, do B điều khiển xe máy đi vào đường cấm nên B và C bị CSGT giữ xe
máy nên không tiếp tục thực hiện được hành vi phạm tội của mình?
Hỏi: B và C có phải chịu TNHS hay không? Tại sao?
Giải
Hành vi của B và C mua xăng cho vào can nhựa chở nhau đến nhà anh H nhưng không
thực hiện được do B và C khiển xe máy đi vào đường cấm nên B và C bị CSGT giữ xe
máy nên không tiếp tục được thuộc vào giai đoạn theo Điều 14 Bộ luậtchuẩn bị phạm tội
Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Cụ thể tại Khoản 2, Điều 14, Bộ luật Hình sự 2017, sửa đổi bổ sung 2017 quy định “
Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113,
114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303
và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.”. Nghĩa là người chuẩn bị phạm
tội phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thuộc các tội thuộc các điều luật trên ví dụ như: Tội
phản bội Tổ quốc; Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; Tội giết người (áp
dụng đối với cả người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội); Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác …Để biết được B và C có phải
chịu trách nhiệm hình sự hay không ta xét đến hai trường hợp.
a. Trường hợp 1: B và C mua xăng hất vào chỗ nằm của H với mục đích cố tình
muốn làm tại hại đến sức khoẻ hoặc tính mạng của H thì B và C phải chịu trách
nhiệm hình sự về hành vi của mình.
b. Trường hợp 2: B và C mua xăng hất vào chỗ nằm của H với mục đích chỉ muốn hù
doạ mà không có ý định cố ý gây tổn hại đến sức khoẻ hay không có ý định muốn
giết H thì B và C không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.
Câu 3: Hỏi: Vì mâu thuẫn A luôn tìm cách hãm hại B. Sau khi nghiên cứu lịch sinh
hoạt của B. A quyết định ra tay giết B. Vào khuya ngày 27/7/2017, B đang trên
đường từ nhà người yêu về nhà thì A đã canh sẵn ở vị trí lựa chọn và dùng thanh
sắt đánh liên tiếp vào đầu B. B bỏ chạy hô hoán, được mọi người mang đi bệnh viện
cứu chữa, nhưng vết thương quá nặng vào ngày 28/8/2018 В chết. Hỏi:
a. Hành vi chuẩn bị phạm tội trong vụ án này là hành vi nào? Tại sao?
b. Xác định thời điểm tội phạm hoàn thành?
Giải
a. Hành vi của A:
+ Chuẩn bị kế hoạch phạm tội: Sau khi nghiên cứu lịch sinh hoạt của B, A quyết định ra
tay giết B.
+ Thăm dò vị trí phạm tội: A canh sẵn ở vị trí lựa chọn.
+ Chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội: Dùng thanh sắt dài.
+ Loại trừ trở ngại khách quan để thực hiện phạm tội dễ dàng: Đợi đến khuya.
- Tại sao: Vì những hành vi này của A tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm
cố ý thỏa mãn quy định tại Điều 14 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 Chuẩn bị phạm
tội.
b. Thời điểm tội phạm hoàn thành: Ngày B chết 28/8/2018. Vì: Tội phạm hoàn thành
là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong
CTTP. Mà CTTP trong khoản 1, Điều 123 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 là
cấu thành vật chất tức là phải có hành vi giết người hậu quả chết người và hành vi
và hậu quả có mối quan hệ nhân quả với nhau. Suy ra thời điểm tội phạm hoàn
thành là thời điểm A chết vì khi đó hành vi phạm tội của A đã thỏa mãn đầy đủ
các dấu hiệu được mô tả trong CTTP.
Câu 4: Tình huống: A dùng súng ý định bắn chết B, mới bắn một phát trúng chân
B, thấy B bị thương, A có điều kiện bắn tiếp nhưng A không bắn mà bỏ đi . Kết quả
B chỉ bị thương tích (tỉ lệ 25%). Hỏi:
a. Xác định tội danh với A?
b. Có ý kiến cho rằng hành vi của A là chuẩn bị phạm phạm tội? Ý kiến của bạn?
Giải
a. Cơ sở pháp lý tại Khoản 1, Điều 134 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 vì A đã
bắn vào chân B gây thương tích 25% nên A đã phạm tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại đến sức khoẻ của người khác.
b. Theo tôi hành vi của A là tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội. Căn cứ tại Điều
16 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn
cản…” thì hành vi của A đã thoả mãn các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội (tội giết người) sau khi bắn súng trúng chân B, thấy B bị thương, A
có điều kiện bắn chết B nhưng A không bắn mà bỏ đi. Và Điều 16 BLHS có quy
định “Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình
sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của
một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”. Về trách
nhiệm hình sự của A trong trường hợp này, A sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội giết người. Tuy nhiên, vì A bắn gây thương tật cho B tỷ lệ 25% nên
đã cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác.
Câu 5: Tình huống: A bị lôi kéo tham gia vào tổ chức phản động trong nước. Để
gây thêm thanh thế của tổ chức, thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước,
A nhận nhiệm vụ ném lựu đạn vào nhà chủ tịch huyện B nhằm giết chết ông B và
làm suy yếu chính quyền. A ném lựu đạn vào nhà nhưng lựu đạn không nổ. Sau đó
A bị bắt. Hỏi:
a. Tội phạm do A thực hiện ở giai đoạn nào?
b. Tội danh với A?
Giải
a. Cơ sở pháp lý tại Điều 15 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì A hành vi cố ý
của A là nhận nhiệm vụ ném lựu đạn vào nhà chủ tịch huyện B nhằm giết chết ông
B và làm suy yếu chính quyền nhưng không thực hiện được đến cùng vì nguyên
nhân ngoài ý muốn của A đó là A ném lựu đạn vào nhà chủ tịch huyện B nhưng
lựu đạn không nổ. Vì vậy hành vi phạm tội của A thuộc vào giai đoạn phạm tội
chưa đạt.
b. Cơ sở pháp lý tại Điều 113 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì A vì muốn lôi
kéo tham gia vào tổ chức phản động trong nước, gây thêm thanh thế cho tổ chức,
thu hút dư luận trong và ngoài nước nhằm chống chính quyền nhân dân mà A đã
xâm phạm đến tính mạng của cán bộ, công chức cụ thể ở đây là A đã nhận nhiệm
vụ ném lựu đạn vào nhà chủ tịch Huyện B nhằm giết chết ông B. Vì vậy A đã
phạm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân.
Câu 6: Ví dụ: Khi phát hiện anh A và B bị tai nạn xe và được mọi người cứu chữa,
C và D (hai tên không nghề nghiệp, không gặp nhau trước) đã xuất hiện. Lợi dụng
mọi người đang loay hoay đưa anh A và B lên xe lôi đi bệnh viện, C thò tay vào cặp
của anh A lấy đi 2 triệu đồng và bỏ đi. Còn D phát hiện có một hộp gì bằng gói
thuốc văng ra tại nơi xảy ra tai nạn liên nhặt bỏ túi. Về nhà, D mở ra xem mới biết
đó là 1 chiếc nhẫn vàng 24 K.
Hỏi: C, D có phải là đồng phạm trong vụ án?
Giải:
B và C không phải là đồng phạm trong vụ án. Vì căn cứ vào Điều 17 BLHS 2015, sửa đổi
bổ sung 2017 thì đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một
tội phạm. Trong trường hợp trên C cố ý thực hiện hành vi là lấy 2 triệu đồng của anh A
và bỏ đi, căn cứ vào Điều 173 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì A đã phạm tội trộm
cắp tài sản. Còn về phía D do phát hiện có một hộp gì bằng gói thuốc văng ra tại nơi xảy
ra tai nạn liền nhặt bỏ túi, về nhà D mở ra xem mới biết đó là 1 chiếc nhẫn vàng 24K. A
chỉ nhặt tài sản và bỏ túi đem về chứ không biết bên trong là chiếc nhẫn vàng 24K nên
không thể xác định đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm về tội trộm cắp tài sản. Và B, C
không cùng thực hiện một tội phạm với nhau. Vì vậy, B và C không phải là đồng phạm
về tội Trộm cắp tài sản Điều 173 BLHS.
Câu 8: Hỏi: A và B yêu nhau được hai năm. Khi phát hiện A nghiện ma túy, B quyết
định chia tay với A. Sau nhiều lần thuyết phục B hàn gắn quan hệ tình cảm nhưng
không thành A nảy sinh ý định tạt axit B. Vào lúc 21 giờ cùng ngày A pha sẵn một
bình axit axit sunfuric loãng, rồi đến nhà B gọi cổng. B mở của A liên cầm bình axit
hắt vào người B, hậu quả B bị bỏng nặng, tỷ lệ thương tật 35%. Hỏi:
a. Xác định tội danh của A trong tình huống trên?
b. Phân tích 04 yếu tố CTTP với tội danh của A.
c. Xác định khung hình phạt đối với tội danh của A
Giải
a. Hành vi A pha sẵn một bình axit axit sunfuric loãng, rồi đến nhà B gọi cổng. B mở
của A liền cầm bình axit hắt vào người B gây hậu quả là B bị bỏng nặng với tỷ lệ
thương tích là 35%. Căn cứ tại Điều 134 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì A
đã phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
b. Các yếu cấu thành tội phạm:
Chủ thể: A (có năng lực nhận thức và điều khiển hành vi)
Khách thể: quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ của B
Mặt khách quan:
+ Nguyên nhân: do A cầm bình axit hắt vào người B
+ Hậu quả: B bị bỏng nặng, tỷ lệ thương tật 35%.
+ Mối quan hệ nhân quả: do hành vi trái pháp luật của A là cầm bình axit hắt
vào người B là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc B bị bỏng nặng, tỷ lệ
thương tật 35%.
Mặt chủ quan:
+ Lỗi: cố ý trực tiếp
+ Động cơ: nhiều lần thuyết phục B hàn gắn quan hệ tình cảm sau chia tay
nhưng không thành.
c. Khung hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
người khác của A có thể là:
Căn cứ tại Điểm c, Khoản 3, Điều 134 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Vì
A đã sử dụng axit nguy hiểm gây thương tích cho B là 35% nên A có thể bị
phạt tù từ 05 năm đến 10 năm
1. - Tội của A tội trộm cắp tài sản, căn cứ theo Điểm c Khoản 1 Điều 173 BLHS
năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 “Người nào trộm cắp tài sản của người khác
trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng
nhưng thuộc trường hợp gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì
bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03
năm”.Đây là loại tội phạm ít nghiêm trọng
- Trong tình huống trên ta thấy, trong lúc thực hiện hành vi lén lút trộm chiếc xe
máy thì bị B phát hiện. Do đó, hành vi này đang trong giia đoạn chưa hoàn thành.
Hậu quả của tội phạm này là gây thiệt hại về tài sản cho người bị hại (khóa nhà anh
B bị phá) và cũng là dấu hiệu bắt buộc của tội trộm cắp tài sản. A thực hiện hành vi
trộm cắp tài sản tuy nhiên hành vi đang thực hiện thì bị phát giác, mặc dù chưa hoàn
thành nhưng vẫn cấu thành tội phạm bởi A đã có dấu hiệu dịch chuyển chiếc xe máy
ra khỏi vị trí ban đầu, căn cứ theo Điều 15 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm
2017 “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được
đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội
2. Theo Điểm b Khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 “Người
từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác,
tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi, tội cướn tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm
rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 173 (Tội trộm
cắp tài sản)”. Do đó, trường hợp A mới 15 tuổi thì A không phải chịu trách nhiệm
hình sự, trừ khi tài sản Achiếm đoạt của B có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên, hoặc
lợi dụng thiên tai, dịch bệnh, hay lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn
cấp để thực hiện hành vi thì A mới chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cướp tài sản
theo Khoản 3,4 Điều 173 của Bộ luật này.
a)
Với khung hình phạt bị kết án 3 năm tù về tội trộm cắp tài sản theo Khoản 1 Điều 173
BLHS, đây là loại tội phạm ít nghiêm trọng. Trong trường hợp sau khi ra tù, A liền thực
hiện hành vi cướp tài sản của B trị giá 500 triệu đồng, căn cứ vào Điểm a Khoản 4 Điều
168 của Bộ luật này “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có
hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được
nhằm chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20
năm hoặc tù chung thân”. Tổng kết lại các điều trên đã chứng minh được hành vi của A
tái phạm, căn cứ theo Khoản 1 Điều 53 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 “Tái
phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm
tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng do vô ý”.
b)
Căn cứ vào Điểm a Khoản 4 Điều 168 của BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho
người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản
trị giá 500.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân
thì mức phạt cao nhất mà Tòa án có thể áp dụng với A là tù chung thân.
c)
Trong tình huống, A khai nhận vào năm 2016, A thực hiện liên tiếp: 1 vụ trộm cắp theo
quy định Khoản 1 Điều 173 BLHS nên đây là tội phạm ít nghiêm trọng căn cứ theo
Khoản 1 Điều 9 của Bộ luật này, 1 vụ cướp theo quy định Khoản 3 Điều 168 BLHS nên
đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng căn cứ theo Khoản 4 Điều 9 BLHS , 1 vụ gây
thương tích nặng cho nạn nhân C theo quy định Khoản 2 Điều 134 BLHS
- Căn cứ vào Điều 27 BLHS thì thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội
phạm của A là:
+ Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với vụ trộm cướp tài sản là 5 năm
đối với tội phạm ít nghiêm trọng căn cứ theo Điểm a Khoản 2 của Điều luật này
+ Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với vụ cướp là 20 năm đối với tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng theo quy định Điểm d Khoản 2 của Bộ luật này
+ Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với vụ gây thương tích nặng cho nạn
nhân C
a)
Căn cứ theo Khoản 1,2,3 Điều 17 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 “1. Đồng
phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm;2. Phạm tội
có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực
hiện tội phạm;3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi
giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội
phạm.
- Do đó, ta thấy ở trường hợp này thì . Vì có đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản
trước khi đến trộm cắp tài sản, A, B, C, D, E đã thống và cùng nhau thực hiện
hành vi trộm cắp này. Theo Khoản 3 của Điều luật này,
+Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm, trong tình
huống này, A là người phân công nhiệm vụ từng người cụ thể, do đó A là đồng phạm đón
vai trò người tổ chức cho việc thực hiện tội phạm
+Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội
phạm, trong tình huống này, A ở ngoài canh chừng, quan sát đảm bảo B,C,D,E, an tâm
vào thực hiện hành vi mà không có ai ở ngoài nhìn thấy ; B và C đi mua kìm và thực hiện
cắt khóa tạo điều kiện và đảm bảo cho B,C,D,E thuận lợi đột nhập vào nhà bà M trộm
cắp tài sản. Do đó, A, B và C là đồng phạm đóng vai trò người giúp sức tạo điều kiện tinh
thần và vật chất cho việc thực hiện tội phạm
+ Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm, trong tình huống này, B,C,D,E
được phân công trực tiếp lén vào và lục lọi nhà bà M trộm cắp tài sản. Do đó, B,C,D,E là
đồng phạm đóng vai trò người thực hành cho việc thực hiện tội phạm
- Căn cứ vào Khoản 1,2 của Điều luật trên, ta thấy trong trường hợp này có đồng
phạm trong tội giết người. Theo Khoản 3 của Điều luật trên,
+ trong tình huống này, C bóp cổ Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm,
bà M khi bà M giãy dụa mạnh do bà bị C,D bị miệng, nhét giẻ vào miệng. Khoảng 2 phút
sau, bà M bất động và bà được phát hiện là đã chết. Hành động bóp cổ của C là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của bà M. Do đó, C là đồng phạm đóng vai người thực
hiện cho việc thực hiện tội phạm
+ Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội
phạm, trong tình huống này, D là người giữ chặt người bà M lại để đảm bảo C tiến hành
thuận lợi hành vi bóp cổ, sau khi thấy bà M bất động thì D mới buông người bà ra. Do
đó, D là đồng phạm đóng vai trò người giúp sức tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực
hiện tội phạm.
b)
- Trong tình huống này, A,B,C,D,E phạm tội trộm cắp tài sản theo Điểm a,c Khoản 2
Điều 173 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 “Người nào trộm cắp tài sản của
người khác trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng (cụ thể là 100 triệu đồng) và
có tổ chức thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm”. Đây là phạm tội nghiêm trọng.
- Đồng thời, trong tình huồng trên, C,D phạm thêm tội giết người theo quy định của Điểm
g, o Khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 “Người nào giết
người thuộc trường hợp có tổ chức, để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác thì phạt tù
từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”. Do đó, C,D phạm 2 tội là tội trộm
cắp tài sản (Điều 173) và tội giết người (Điều 123). Trong đó, tội giết người là tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng.
c)
- Xét về dấu hiệu chủ quan thì đây là đồng phạm có thông mưu trước, những đồng
phạm có sự bàn bạc, lên kế hoạch phạm tội nhằm thuận lợi trộm cướp tài sản nhà
bà M.
- Xét về dấu hiệu khách quan thì đây là đồng phạm phức tạp. Trong đó, những
người đồng phạm có sự bàn bạc trước về kế hoạch thực hiện tội phạm và giữa
những người đồng phạm có sự phân công vai trò ở mức độ nhất định. Sự phức tạp
của hình thức này thể hiện ở chỗ trước khi người thực hành hoặc cả bọn thực hiện
hành vi phạm tội giữa những người đồng phạm đã có sự bàn bạc, thống nhất ý chí
với nhau về chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội, lựa chọn hình thức phạm
tội,..
Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan và khách quan thì đây là hình thức đồng phạm phạm tội có
tổ chức căn cứ theo Khoản 2 Điều 17 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người
cùng thực hiện tội phạm”
1.
Căn cứ theo Khoản 1,2,3 Điều 17 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 “1. Đồng
phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm;2. Phạm tội
có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực
hiện tội phạm;3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi
giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội
phạm.
Do đó, trong trường hợp này thì có đồng phạm về tội trộm cắp tài sản. Vì trước khi đến
trộm cắp tài sản, A, B, C, D đã thống và cùng nhau thực hiện hành vi trộm cắp này. Theo
Khoản 3 của Điều luật này,
| 1/33

Preview text:

Câu 1: B (20 Tuổi) thấy chị H đeo hai nhân vàng ở ngón tay nên B dùng gậy đánh
vào sau gáy của chị H làm chị H ngất, sau đó B lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H. a. Phân tích CTTP? b. Tội danh? Giải

a. Các yếu tố cấu thành tội phạm:
+ Chủ thể: B (20 tuổi, có năng lực điều khiển hành vi.)
+ Khách thể: quyền sỡ hữu về tài sản của chị H, quyền được bảo vệ về tính mạng sức khoẻ của chị H. + Mặt khách quan:
. Nguyên nhân: do B dùng gậy đánh vào sau gáy chị H sau đó B lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H.
. Hậu quả: làm chị H bị ngất và chị H bị mất tài sản là hai chiếc nhẫn vàng.
. Mối quan hệ nhân quả: do B dùng gậy đánh vào sau gáy chị H sau đó B lấy hai
chiếc nhẫn vàng của chị H là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc làm chị H bị ngất
và bị mất tài sản là hai chiếc nhẫn vàng. + Mặt chủ quan:
. Lỗi: cố ý trực tiếp. . Động cơ: không
. Mục đích: tài sản của chị H (hai chiếc nhẫn vàng)
b. B đã có hành vi dùng vũ lực (dùng gậy đánh vào sau gáy chị H làm chị H ngất) để
nhằm chiếm đoạt tài sản và thực tế là B đã lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H, do
đó B đã phạm tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm
2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Câu 2: Ví dụ: Do B (30 tuổi) có mâu thuẫn với anh H nên B đã bàn bạc với C (25
tuổi) cách thức trả thù H. B và C thống nhất đêm 21/9 sẽ mua 10 lít xăng hất vào
chỗ nằm của anh H. Theo đúng kế hoạch, tối cùng ngày B và C cùng đi mua xăng
cho vào can nhựa chở nhau đến nhà anh H để thực hiện hành vi phạm tội. Trên
đường đi, do B điều khiển xe máy đi vào đường cấm nên B và C bị CSGT giữ xe
máy nên không tiếp tục thực hiện được hành vi phạm tội của mình?
Hỏi: B và C có phải chịu TNHS hay không? Tại sao? Giải
Hành vi của B và C mua xăng cho vào can nhựa chở nhau đến nhà anh H nhưng không
thực hiện được do B và C khiển xe máy đi vào đường cấm nên B và C bị CSGT giữ xe
máy nên không tiếp tục được thuộc vào giai đoạn chuẩn bị phạm tội theo Điều 14 Bộ luật
Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Cụ thể tại Khoản 2, Điều 14, Bộ luật Hình sự 2017, sửa đổi bổ sung 2017 quy định “
Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113,
114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303
và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.”. Nghĩa là người chuẩn bị phạm
tội phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thuộc các tội thuộc các điều luật trên ví dụ như: Tội
phản bội Tổ quốc; Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; Tội giết người (áp
dụng đối với cả người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội); Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác …Để biết được B và C có phải
chịu trách nhiệm hình sự hay không ta xét đến hai trường hợp.
a. Trường hợp 1: B và C mua xăng hất vào chỗ nằm của H với mục đích cố tình
muốn làm tại hại đến sức khoẻ hoặc tính mạng của H thì B và C phải chịu trách
nhiệm hình sự về hành vi của mình.
b. Trường hợp 2: B và C mua xăng hất vào chỗ nằm của H với mục đích chỉ muốn hù
doạ mà không có ý định cố ý gây tổn hại đến sức khoẻ hay không có ý định muốn
giết H thì B và C không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.
Câu 3: Hỏi: Vì mâu thuẫn A luôn tìm cách hãm hại B. Sau khi nghiên cứu lịch sinh
hoạt của B. A quyết định ra tay giết B. Vào khuya ngày 27/7/2017, B đang trên
đường từ nhà người yêu về nhà thì A đã canh sẵn ở vị trí lựa chọn và dùng thanh
sắt đánh liên tiếp vào đầu B. B bỏ chạy hô hoán, được mọi người mang đi bệnh viện
cứu chữa, nhưng vết thương quá nặng vào ngày 28/8/2018 В chết. Hỏi:
a. Hành vi chuẩn bị phạm tội trong vụ án này là hành vi nào? Tại sao?
b. Xác định thời điểm tội phạm hoàn thành? Giải
a. Hành vi của A:
+ Chuẩn bị kế hoạch phạm tội: Sau khi nghiên cứu lịch sinh hoạt của B, A quyết định ra tay giết B.
+ Thăm dò vị trí phạm tội: A canh sẵn ở vị trí lựa chọn.
+ Chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội: Dùng thanh sắt dài.
+ Loại trừ trở ngại khách quan để thực hiện phạm tội dễ dàng: Đợi đến khuya.
- Tại sao: Vì những hành vi này của A tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm
cố ý thỏa mãn quy định tại Điều 14 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 Chuẩn bị phạm tội.
b. Thời điểm tội phạm hoàn thành: Ngày B chết 28/8/2018. Vì: Tội phạm hoàn thành
là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong
CTTP. Mà CTTP trong khoản 1, Điều 123 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 là
cấu thành vật chất tức là phải có hành vi giết người hậu quả chết người và hành vi
và hậu quả có mối quan hệ nhân quả với nhau. Suy ra thời điểm tội phạm hoàn
thành là thời điểm A chết vì khi đó hành vi phạm tội của A đã thỏa mãn đầy đủ
các dấu hiệu được mô tả trong CTTP.
Câu 4: Tình huống: A dùng súng ý định bắn chết B, mới bắn một phát trúng chân
B, thấy B bị thương, A có điều kiện bắn tiếp nhưng A không bắn mà bỏ đi . Kết quả
B chỉ bị thương tích (tỉ lệ 25%). Hỏi:
a. Xác định tội danh với A?
b. Có ý kiến cho rằng hành vi của A là chuẩn bị phạm phạm tội? Ý kiến của bạn? Giải

a. Cơ sở pháp lý tại Khoản 1, Điều 134 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 vì A đã
bắn vào chân B gây thương tích 25% nên A đã phạm tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại đến sức khoẻ của người khác.
b. Theo tôi hành vi của A là tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội. Căn cứ tại Điều
16 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn
cản…” thì hành vi của A đã thoả mãn các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội (tội giết người) sau khi bắn súng trúng chân B, thấy B bị thương, A
có điều kiện bắn chết B nhưng A không bắn mà bỏ đi. Và Điều 16 BLHS có quy
định “Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình
sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của
một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”. Về trách
nhiệm hình sự của A trong trường hợp này, A sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội giết người. Tuy nhiên, vì A bắn gây thương tật cho B tỷ lệ 25% nên
đã cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
Câu 5: Tình huống: A bị lôi kéo tham gia vào tổ chức phản động trong nước. Để
gây thêm thanh thế của tổ chức, thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước,
A nhận nhiệm vụ ném lựu đạn vào nhà chủ tịch huyện B nhằm giết chết ông B và
làm suy yếu chính quyền. A ném lựu đạn vào nhà nhưng lựu đạn không nổ. Sau đó A bị bắt. Hỏi:
a. Tội phạm do A thực hiện ở giai đoạn nào? b. Tội danh với A?
Giải
a. Cơ sở pháp lý tại Điều 15 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì A hành vi cố ý
của A là nhận nhiệm vụ ném lựu đạn vào nhà chủ tịch huyện B nhằm giết chết ông
B và làm suy yếu chính quyền nhưng không thực hiện được đến cùng vì nguyên
nhân ngoài ý muốn của A đó là A ném lựu đạn vào nhà chủ tịch huyện B nhưng
lựu đạn không nổ. Vì vậy hành vi phạm tội của A thuộc vào giai đoạn phạm tội chưa đạt.
b. Cơ sở pháp lý tại Điều 113 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì A vì muốn lôi
kéo tham gia vào tổ chức phản động trong nước, gây thêm thanh thế cho tổ chức,
thu hút dư luận trong và ngoài nước nhằm chống chính quyền nhân dân mà A đã
xâm phạm đến tính mạng của cán bộ, công chức cụ thể ở đây là A đã nhận nhiệm
vụ ném lựu đạn vào nhà chủ tịch Huyện B nhằm giết chết ông B. Vì vậy A đã
phạm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân.
Câu 6: Ví dụ: Khi phát hiện anh A và B bị tai nạn xe và được mọi người cứu chữa,
C và D (hai tên không nghề nghiệp, không gặp nhau trước) đã xuất hiện. Lợi dụng
mọi người đang loay hoay đưa anh A và B lên xe lôi đi bệnh viện, C thò tay vào cặp

của anh A lấy đi 2 triệu đồng và bỏ đi. Còn D phát hiện có một hộp gì bằng gói
thuốc văng ra tại nơi xảy ra tai nạn liên nhặt bỏ túi. Về nhà, D mở ra xem mới biết
đó là 1 chiếc nhẫn vàng 24 K.
Hỏi: C, D có phải là đồng phạm trong vụ án? Giải:
B và C không phải là đồng phạm trong vụ án. Vì căn cứ vào Điều 17 BLHS 2015, sửa đổi
bổ sung 2017 thì đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một
tội phạm. Trong trường hợp trên C cố ý thực hiện hành vi là lấy 2 triệu đồng của anh A
và bỏ đi, căn cứ vào Điều 173 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì A đã phạm tội trộm
cắp tài sản. Còn về phía D do phát hiện có một hộp gì bằng gói thuốc văng ra tại nơi xảy
ra tai nạn liền nhặt bỏ túi, về nhà D mở ra xem mới biết đó là 1 chiếc nhẫn vàng 24K. A
chỉ nhặt tài sản và bỏ túi đem về chứ không biết bên trong là chiếc nhẫn vàng 24K nên
không thể xác định đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm về tội trộm cắp tài sản. Và B, C
không cùng thực hiện một tội phạm với nhau. Vì vậy, B và C không phải là đồng phạm
về tội Trộm cắp tài sản Điều 173 BLHS.
Câu 8: Hỏi: A và B yêu nhau được hai năm. Khi phát hiện A nghiện ma túy, B quyết
định chia tay với A. Sau nhiều lần thuyết phục B hàn gắn quan hệ tình cảm nhưng
không thành A nảy sinh ý định tạt axit B. Vào lúc 21 giờ cùng ngày A pha sẵn một
bình axit axit sunfuric loãng, rồi đến nhà B gọi cổng. B mở của A liên cầm bình axit
hắt vào người B, hậu quả B bị bỏng nặng, tỷ lệ thương tật 35%. Hỏi:
a. Xác định tội danh của A trong tình huống trên?
b. Phân tích 04 yếu tố CTTP với tội danh của A.
c. Xác định khung hình phạt đối với tội danh của A Giải

a. Hành vi A pha sẵn một bình axit axit sunfuric loãng, rồi đến nhà B gọi cổng. B mở
của A liền cầm bình axit hắt vào người B gây hậu quả là B bị bỏng nặng với tỷ lệ
thương tích là 35%. Căn cứ tại Điều 134 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì A
đã phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
b. Các yếu cấu thành tội phạm:
Chủ thể: A (có năng lực nhận thức và điều khiển hành vi)
Khách thể: quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ của B Mặt khách quan:
+ Nguyên nhân: do A cầm bình axit hắt vào người B
+ Hậu quả: B bị bỏng nặng, tỷ lệ thương tật 35%.
+ Mối quan hệ nhân quả: do hành vi trái pháp luật của A là cầm bình axit hắt
vào người B là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc B bị bỏng nặng, tỷ lệ thương tật 35%. Mặt chủ quan: + Lỗi: cố ý trực tiếp
+ Động cơ: nhiều lần thuyết phục B hàn gắn quan hệ tình cảm sau chia tay nhưng không thành.
c. Khung hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
người khác của A có thể là:
Căn cứ tại Điểm c, Khoản 3, Điều 134 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Vì
A đã sử dụng axit nguy hiểm gây thương tích cho B là 35% nên A có thể bị
phạt tù từ 05 năm đến 10 năm 1.
- Tội của A là tội trộm cắp tài sản, căn cứ theo Điểm c Khoản 1 Điều 173 BLHS
năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 “Người nào trộm cắp tài sản của người khác
trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng
nhưng thuộc trường hợp gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì
bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03
năm”.
Đây là loại tội phạm ít nghiêm trọng
- Trong tình huống trên ta thấy, trong lúc thực hiện hành vi lén lút trộm chiếc xe
máy thì bị B phát hiện. Do đó, hành vi này đang trong giia đoạn chưa hoàn thành.
Hậu quả của tội phạm này là gây thiệt hại về tài sản cho người bị hại (khóa nhà anh
B bị phá) và cũng là dấu hiệu bắt buộc của tội trộm cắp tài sản. A thực hiện hành vi
trộm cắp tài sản tuy nhiên hành vi đang thực hiện thì bị phát giác, mặc dù chưa hoàn
thành nhưng vẫn cấu thành tội phạm bởi A đã có dấu hiệu dịch chuyển chiếc xe máy
ra khỏi vị trí ban đầu, căn cứ theo Điều 15 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm
2017 “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được
đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội
” 2.
Theo Điểm b Khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 “Người
từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác,
tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi, tội cướn tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm
rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 173 (Tội trộm
cắp tài sản)”.
Do đó, trường hợp A mới 15 tuổi thì A không phải chịu trách nhiệm
hình sự, trừ khi tài sản Achiếm đoạt của B có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên, hoặc
lợi dụng thiên tai, dịch bệnh, hay lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn
cấp để thực hiện hành vi thì A mới chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cướp tài sản
theo Khoản 3,4 Điều 173 của Bộ luật này. a)
Với khung hình phạt bị kết án 3 năm tù về tội trộm cắp tài sản theo Khoản 1 Điều 173
BLHS, đây là loại tội phạm ít nghiêm trọng. Trong trường hợp sau khi ra tù, A liền thực
hiện hành vi cướp tài sản của B trị giá 500 triệu đồng, căn cứ vào Điểm a Khoản 4 Điều
168 của Bộ luật này “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có
hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được
nhằm chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20
năm hoặc tù chung thân
”. Tổng kết lại các điều trên đã chứng minh được hành vi của A là
tái phạm, căn cứ theo Khoản 1 Điều 53 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 “Tái
phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm
tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng do vô ý
”. b)
Căn cứ vào Điểm a Khoản 4 Điều 168 của BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho
người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản
trị giá 500.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

thì mức phạt cao nhất mà Tòa án có thể áp dụng với A là tù chung thân. c)
Trong tình huống, A khai nhận vào năm 2016, A thực hiện liên tiếp: 1 vụ trộm cắp theo
quy định Khoản 1 Điều 173 BLHS nên đây là tội phạm ít nghiêm trọng căn cứ theo
Khoản 1 Điều 9 của Bộ luật này, 1 vụ cướp theo quy định Khoản 3 Điều 168 BLHS nên
đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng căn cứ theo Khoản 4 Điều 9 BLHS , 1 vụ gây
thương tích nặng cho nạn nhân C theo quy định Khoản 2 Điều 134 BLHS
- Căn cứ vào Điều 27 BLHS thì thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm của A là:
+ Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với vụ trộm cướp tài sản là 5 năm
đối với tội phạm ít nghiêm trọng căn cứ theo Điểm a Khoản 2 của Điều luật này
+ Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với vụ cướp là 20 năm đối với tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng theo quy định Điểm d Khoản 2 của Bộ luật này
+ Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với vụ gây thương tích nặng cho nạn nhân C a)
Căn cứ theo Khoản 1,2,3 Điều 17 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 “1. Đồng
phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm;2. Phạm tội
có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực
hiện tội phạm;3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi
giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
- Do đó, ta thấy ở trường hợp này thì có đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản. Vì
trước khi đến trộm cắp tài sản, A, B, C, D, E đã thống và cùng nhau thực hiện
hành vi trộm cắp này. Theo Khoản 3 của Điều luật này,
+Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm, trong tình
huống này, A là người phân công nhiệm vụ từng người cụ thể, do đó A là đồng phạm đón
vai trò người tổ chức cho việc thực hiện tội phạm
+Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội
phạm,
trong tình huống này, A ở ngoài canh chừng, quan sát đảm bảo B,C,D,E, an tâm
vào thực hiện hành vi mà không có ai ở ngoài nhìn thấy ; B và C đi mua kìm và thực hiện
cắt khóa tạo điều kiện và đảm bảo cho B,C,D,E thuận lợi đột nhập vào nhà bà M trộm
cắp tài sản. Do đó, A, B và C là đồng phạm đóng vai trò người giúp sức tạo điều kiện tinh
thần và vật chất cho việc thực hiện tội phạm
+ Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm, trong tình huống này, B,C,D,E
được phân công trực tiếp lén vào và lục lọi nhà bà M trộm cắp tài sản. Do đó, B,C,D,E là
đồng phạm đóng vai trò người thực hành cho việc thực hiện tội phạm
- Căn cứ vào Khoản 1,2 của Điều luật trên, ta thấy trong trường hợp này có đồng
phạm trong tội giết người. Theo Khoản 3 của Điều luật trên,
+ Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm, trong tình huống này, C bóp cổ
bà M khi bà M giãy dụa mạnh do bà bị C,D bị miệng, nhét giẻ vào miệng. Khoảng 2 phút
sau, bà M bất động và bà được phát hiện là đã chết. Hành động bóp cổ của C là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của bà M. Do đó, C là đồng phạm đóng vai người thực
hiện cho việc thực hiện tội phạm
+ Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội
phạm,
trong tình huống này, D là người giữ chặt người bà M lại để đảm bảo C tiến hành
thuận lợi hành vi bóp cổ, sau khi thấy bà M bất động thì D mới buông người bà ra. Do
đó, D là đồng phạm đóng vai trò người giúp sức tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm. b)
- Trong tình huống này, A,B,C,D,E phạm tội trộm cắp tài sản theo Điểm a,c Khoản 2
Điều 173 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 “Người nào trộm cắp tài sản của
người khác trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng (cụ thể là 100 triệu đồng) và
có tổ chức thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm
”. Đây là phạm tội nghiêm trọng.
- Đồng thời, trong tình huồng trên, C,D phạm thêm tội giết người theo quy định của Điểm
g, o Khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 “Người nào giết
người thuộc trường hợp có tổ chức, để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác thì phạt tù
từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình
”. Do đó, C,D phạm 2 tội là tội trộm
cắp tài sản (Điều 173) và tội giết người (Điều 123). Trong đó, tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. c)
- Xét về dấu hiệu chủ quan thì đây là đồng phạm có thông mưu trước, những đồng
phạm có sự bàn bạc, lên kế hoạch phạm tội nhằm thuận lợi trộm cướp tài sản nhà bà M.
- Xét về dấu hiệu khách quan thì đây là đồng phạm phức tạp. Trong đó, những
người đồng phạm có sự bàn bạc trước về kế hoạch thực hiện tội phạm và giữa
những người đồng phạm có sự phân công vai trò ở mức độ nhất định. Sự phức tạp
của hình thức này thể hiện ở chỗ trước khi người thực hành hoặc cả bọn thực hiện
hành vi phạm tội giữa những người đồng phạm đã có sự bàn bạc, thống nhất ý chí
với nhau về chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội, lựa chọn hình thức phạm tội,..
Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan và khách quan thì đây là hình thức đồng phạm phạm tội có
tổ chức căn cứ theo Khoản 2 Điều 17 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người
cùng thực hiện tội phạm”
1.
Căn cứ theo Khoản 1,2,3 Điều 17 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 “1. Đồng
phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm;2. Phạm tội
có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực
hiện tội phạm;3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi
giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Do đó, trong trường hợp này thì có đồng phạm về tội trộm cắp tài sản. Vì trước khi đến
trộm cắp tài sản, A, B, C, D đã thống và cùng nhau thực hiện hành vi trộm cắp này. Theo
Khoản 3 của Điều luật này,