Câu hỏi trọng tâm Luật Hiến Pháp | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Câu hỏi trọng tâm Luật Hiến Pháp | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Hiến Pháp
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP
VÀ KHOA HỌC LUẬT HIẾN PHÁP.
Câu 1: Luật Hiến pháp là gì? Trình bày đối tượng điều chỉnh và phương pháp
điều chỉnh của Luật Hiến pháp?
• Định nghĩa: Luật hiến pháp ( còn gọi là luật nhà nước) là ngành luật chủ đạo
trong hệ thống pháp luật Việt Nam, điều chỉnh những quan hệ cơ bản trong các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội, địa vị pháp lý của công dân và đặc
biệt trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCNVN.
Trong khoa học pháp lý VN, thuật ngữ “Luật Hiến pháp” được hiểu theo các góc độ khác nhau:
• Luật Hiến pháp là một ngành luật trong hệ thống pháp luật VN.
• là một khoa học pháp lý chuyên ngành.
• Là một môn học trong chương trình đào tạo luật theo các cấp độ khác nhau.
• Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp:
• Là những quan hệ xã hội, những quan hệ phát sinh trong hoạt động của con người.
• Phạm vi điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp rất rộng, liên quan đến nhiều
lĩnh vực của cuộc sống xã hội và Nhà nước. Đó là những mối quan hệ cơ bản
nhất, quan trọng nhất : chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa- xã hội, an
ninh quốc phòng, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước…
• Phương pháp điều chỉnh: là toàn bộ những phương thức, cách thức, cách thức
tác động pháp lý lên những quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành
luật đó. Ngành luật Hiến pháp sử dụng các phương pháp:
• Phương pháp cho phép: là quy phạm pháp luật Hiến pháp trao cho chủ thể
luật Hiến pháp quyền thực hiện những hành vi nhất định. Phương pháp này
được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến thẩm quyền của
cơ quan nhà nước, quyền hạn của những người có chức trách trong bộ máy nhà nước.
VD: Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội,
Thủ tướng chính phủ, Các bộ trưởng…
• Phương pháp bắt buộc: là quy phạm luật Hiến pháp buộc chủ thể luật Hiến
pháp phải thực hiện hành vi nhất định nào đó. Phương pháp này được sử
dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến nghĩa vụ của công dân,
tổ chức và hoạt động của nhà nước, cơ quan nhà nước.
VD: Điều 47-HP 2013 : “ Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định”
• Phương pháp cấm: quy phạm luật Hiến pháp nghiêm cấm chủ thể quan hệ
pháp luật thực hiện những hành vi nhất định.
VD: K3- Điều 35 quy định “ Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao
động, sử dụng nhân công dưới lao động tối thiểu”.
• Ngoài những phương pháp trên, luật Hiến pháp còn sử dụng phương pháp
xác lập những nguyên tắc chung mang tính định hướng cho các chủ thể tham
gia vào các quan hệ pháp luật hiến pháp.
VD: Điều 2 quy định “…Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà
nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và
kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp”
Câu 2: Trình bày vị trí của ngành luật Hiến pháp trong mối tương quan với
các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam ngành luật Hiến pháp giữ vai trò chủ đạo.
Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là những quan hệ xã hội cơ
bản tạo thành cơ sở của chế độ xã hội và Nhà nước mà các mối quan hệ thuộc
phạm vi điều chỉnh của các ngành luật khác đều bắt nguồn từ cơ sở của chế
độ xã hội và nhà nước đó.Vì thế ngành luật Hiến pháp là trung tâm và xác lập
những nguyên tắc cơ bản làm cơ sở để xây dựng các ngành luật khác:
• Luật Hiến pháp quy định cơ cấu tổ chức, nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của các cơ quan hành chính nhà nước, nguyên tắc cơ bản của mối quan hệ
công dân và cơ quan nhà nước… => Luật HP đã xác lập những nguyên tắc
chủ đạo cho xây dựng ngành luật hành chính.
• Quy định các loại hình thức sở hữu; quy định của nhà nước bảo hộ quyền sở
hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân…=>Luật Hiến pháp xác lập
những nguyên tắc cơ bản cho ngành luật dân sự.
• Quy định các loại thành phần kinh tế, chính sách của nhà nước đối với các
thành phần kinh tế; xác định các nguyên tắc nhà nước quản lý nền kinh tế.;
các chính sách khyến khích cá nhân,tổ chức…=> Luật Hiến pháp xác lập các
nguyên tắc cơ bản cho ngành luật kinh tế, luật thương mại.
• Quy định công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở, thư tín,
điện thoại…; xác định công dân phải trung thành với tổ quốc, phản bội tổ
quốc là tội nặng nhất… Luật Hiến pháp xác lập những nguyên tắc cơ bản cho ngành luật hình sự.
Vị trí trung tâm nhưng không có nghĩa là luật Hiến pháp sẽ bao trùm lên tất
cả các ngành luật mà chỉ xác lập những nguyên tắc cơ bản nhất cho các
ngành luật khác. Ngược lại các ngành luật khác cũng có tác động nhất định
đối với ngành luật hiến pháp.
VD: Những năm cuối thập kỷ thứ 8 đầu thập kỷ thứ 9 của thế kỷ XX, đứng
trc yêu cầu đổi mới đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và sự thay đổi các
quan hệ dân sự, kinh tế dẫn đến sự cần thiết phải sửa đổi HP 1980, ban hành HP mới là HP 1992.
Câu 3: Trình bày đối tượng và phương pháp nghiên cứu của khoa học luật Hiến pháp.
• Đối tượng nghiên cứu.
• Khoa học luật hiến pháp nghiên cứu dưới giác độ pháp lý vấn đề tổ chức nhà
nước CHXHCNVN cũng như mối quan hệ giữa nhà nước và công dân.
• Để nghiên cứu tổ chức nhà nước CHXHCNVN, KH luật HP nghiên cứu chế
độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa xã hội, quốc phòng và an
ninh. Nghiên cứu cấu trúc hành chính nhà nước, mối quan hệ giữa trung ương và địa phương.
• Mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân chiếm một vị trí quan trọng trong
vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của KH luật HP, được thể hiện thông qua
quyền và nghĩa vụ của công dân và những đảm bảo để công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ đó.
• Để nghiên cứu vấn đề tổ chức nhà nước và mqh giữa nhà nước và công dân,
khoa học luật Hiến pháp phải nghiên cứu các chế định, các quy phạm của ngành luật HP.
• Có những quy phạm, chế định đã bị loại bỏ, có quy phạm chế định mới ra
đời. KH luật HP phải nghiên cứu cả những quá trình hình thành và phát triển
của các quy phạm, chế định của ngành luật Hiến pháp.
• Các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của quy phạm luật hiến pháp
luôn ở trạng thái vận động và phát triển, KH luật HP còn nghiên cứu cả
những quan hệ xã hội đang được, cần được hay có thể được quy phạm luật hiến pháp điều chỉnh.
• Nghiên cứu các hình thức thực hiện dân chủ, có hai hình thức cơ bản: trực tiếp và gián tiếp.
• Phương pháp nghiên cứu.
• Phương pháp biện chứng Mác- Lênin
• Khi nghiên cứu các quy phạm, các chế định của ngành luật Hiến pháp, KH
luật HP phải xem xét chúng như là một bộ phận cấu thành của luật Hiến
pháp. Giữa chúng có những mối quan hệ nhất định, phải có sự liên kết hỗ trợ
lẫn nhau, không được mâu thuẫn đối lập nhau.
• Khi nghiên cứu các quy phạm các chế định của luật hiến pháp phải đặt nó
trong mối quan hệ thống nhất với hệ thống pháp luật Việt Nam.
• Phương pháp này còn được dùng để nghiên cứu quá trình phát triển của luật
hiến pháp. Khi nghiên cứu quá trình phát triển của chúng cần đặt chúng trong
sự vận động phát triển, rút ra kết luận, chỉ ra sự kế thừa, phát triển…
• Phương pháp lịch sử.
• Phương pháp này đòi hỏi khi nghiên cứu các quy phạm, chế định, quan hệ
luật hiến pháp, phải đặt chúng trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể , để có thể
hiểu đầy đủ nội dung của nó.
• Phương pháp này còn cho phép làm rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa sự phát
triển của cách mạng Việt Nam và sự phát triển của pháp luật nói chung, luật HP nói riêng.
• Phương pháp hệ thống
• Việc sử dụng phương pháp này cho phép làm sáng tỏ vị trí vai trò của từng
quy phạm, chế định luật hiến pháp trong hệ thống ngành luật hiến pháp. • Phương pháp so sánh.
• Phương pháp này giúp KH luật Hiến pháp phát hiện ra những bất cập, những
hạn chế giữa các quy phạm, các chế định, các quan hệ pháp luật hiến pháp,
qua đó đề ra phương hướng hoàn thiện chúng.
• Phương pháp này còn được sử dụng để so sánh, đối chiếu giữa luật hiến pháp
Việt Nam với các vấn đề tương ứng trong luật hiến pháp của các nước trên
thế giới, giúp chúng ta học hỏi kinh nghiệm, tránh được những sai lầm đã gặp phải.
• Phương pháp thống kê.
• Phương pháp này đòi hỏi sự tập trung, phân tích các số liệu cụ thể trong các
thời điểm khác nhau, giúp chúng ta rút ra được những kết luận cần thiết.
VD: qua thống kê nghiên cứu cho thấy tổ chức của Quốc hội ngày càng mở
rộng, số lượng các cơ quan chuyên môn ngày càng gia tăng đáp ứng nhu cầu
tăng cường vai trò của Quốc hội đối với tổ chức và hoạt động của nhà nước.
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỂ CƠ BẢN VỀ HIẾN PHÁP VÀ LỊCH
SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAM.
Câu 4: Trình bày hoàn cảnh ra đời ra đời của các bản Hiến pháp trong
lịch sử lập hiến Việt Nam.
• Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp 1946.
• Sau khi đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” lịch sử ngày 02/9/1945 khai sinh ra
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,trong phiên họp đầu tiên của chính phủ
ngày 3/9/1945, Hồ Chủ tịch đã đề ra nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ và
một trong những nhiệm vụ cấp bách đó là xây dựng Hiến pháp.
• Ngày 19/12/1946 ,10 ngày sau khi quốc hội thông qua hiến pháp,cuộc kháng
chiến bùng nổ.Do hoàn cảnh chiến tranh mà hiến pháp năm 1946 không được
chính thức công bố,việc tổ chức tổng tuyển cử bầu Nghị viện nhân dân không
có điều kiện thực hiện.Tuy nhiên,Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch
Hồ Chí Minh cùng ban thường vụ Quốc hội luôn dựa vào tinh thần và nội
dung của hiến pháp năm 1946 để điều hành mọi hoạt động của Nhà nước.
• Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp 1959.
• Ngay sau khi quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1946 thực dân pháp lại gây
ra chiến tranh để xâm lược nước ta một lần nữa.Nhân dân ta lại bước vào
cuộc kháng chiến trường kì và gian khổ.Với chiến thắng Điện Biên Phủ và
hội nghị Gionevo thắng lợi,miền Bắc ta hoàn toàn giải phóng nhưng đất nước
ta còn chia được làm hai miền.Nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới này
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.
• Hiến pháp 1946 đã được hoàn thành sứ mệnh của nó cần được bổ sung thay
đổi. Ngày 31/12/1959 Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp sửa đổi và
ngày 01/01/1960,Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh công bố hiến pháp.
• Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp 1980.
• Thắng lợi vĩ đại của Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975 đã mở ra một giai
đoạn mới trong lịch sử dân tộc ta. Miền Nam đã được hoàn toàn giải phóng,
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong phạm vi cả nước.
Nước ta đã hoàn toàn độc lập,tự do là điều kiện thuận lợi để thống nhất hai
miền Nam Bắc, đưa cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
• Sau một thời gian thảo luận, Quốc hội khóa VI tại kỳ họp thứ 7 ngày
18/12/1980 đã nhất trí thông qua Hiến pháp.
• Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp 1992.
• Sau một thời gian phát huy hiệu lực, nhiều quy định của HP 1980 tỏ ra không
phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước.Tình hình thực tiễn của đất
nước đòi hỏi phải có một bản hiến pháp mới, phù hợp hơn để thúc đẩy sự tiến
bộ của xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
• Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã mở ra thời kì đổi mới của
nước ta. Đảng đã chủ trương nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện những sai lầm
của Đảng của nhà nước, mở rộng dân chủ XHCN, phát huy tư duy độc lập,
sáng tạo của các tầng lớp nhân dân.
• Cuối năm 1991 đầu năm 1992 bản dự thảo Hiến pháp lần 3 đã được đưa ra
trưng cầu ý kiến nhân dân. Sau nhiều ngày thảo luận sôi nổi với những chỉnh
lý và bổ sung nhất định, ngày 15/4/1992, Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến
pháp. Bản Hiến pháp này là bản hiến pháp của Việt Nam trong tiến trình đổi mới.
• Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp 2013.
• Lời nói đầu của HP 2013 có đoạn : “Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946,
Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhân
dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”
• Sau nhiều năm nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp năm 1992, kết quả tổng kết
thực tiễn sâu sắc và lý luận thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước,
những thành tựu của lịch sử lập hiến nước nhà. Trong giai đoạn phát triển
mới để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và vấn đề phát triển hội nhập của
đất nước trong thời đại mới. Với sự đồng thuận của nhân dân. Hiến pháp mới
đã được Quốc hội thông qua với đa số phiếu tuyệt đối.
• Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là bản Hiến
pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Việt
Nam khóa XIII kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày vào sáng ngày 28 tháng 11
năm 2013 với số phiếu thuận áp đảo. Đến 8/12/2013, Chủ tịch nước Việt
Nam Trương Tấn Sang đã ký lệnh công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp,
ngày 09 tháng 12 năm 2013, Văn phòng Chủ tịch nước công bố Lệnh của
Chủ tịch nước công bố Hiến pháp và Nghị quyết của Quốc hội quy định một
số điểm thi hành Hiến pháp.
Chương 3: Chế độ chính trị
5. Trình bày hình thức chính thể và bản chất của Nhà nước CHXHCN VN theo Hiến pháp 2013
5.1. Hình thức chính thể
- Hình thức chính thể là hình thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao, cơ cấu,
trình tự thành lập và mối liên hệ của chúng với nhau cũng như mức độ tham gia
của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này.
- Đây là vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia và thường đuộc trang trọng ghi nhận
tại những chương điều đầu của HP.
- 2 hình thức chính thể điển hình là cộng hòa và quân chủ
- Hiến pháp Việt Nam kiên định xây dựng chính thể Cộng hòa dân chủ, nguồn
gốc quyền lực từ nhân dân, kiên định xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong đó:
• Cộng hòa dân chủ là hình thức chính thể mà người dân có khả năng tham gia
bầu cử để lập ra cơ quan đại diện cho mình để thực hiện quyền lực nhà nước
(quyền lập pháp – hành pháp – tư pháp) và có khả năng tham gia quyết định
chính sách của 1 quốc gia
VD: quyền trưng cầu dân ý
Theo Hiến pháp hiện hành, chính thể của Nhà nước Việt Nam là Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa, có những đặc điểm sau đây: • Thứ nhất, quyền
lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp. Chính thể Việt Nam không áp dụng nguyên tắc phân chia quyền
lực và kìm chế đối trọng như chính thể của nhiều nhà nước tư sản. Cơ sở của
sự thống nhất quyền lực là sự thống nhất trong nhân dân. "Quốc hội và Hội
đồng nhân dân các cấp là những cơ quan quyền lực nhà nước đại diện cho
nhân dân, do tuyệt đại đa số cử tri bầu ra". (Quốc hội có thẩm quyền lập hiến
và lập pháp; quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ mọi hoạt động của nhà
nước, quyền quyết định kế hoạch phát triển đất nước vànhững vấn đề quốc
kế dân sinh về đối nội, đối ngoại quan trọng nhất; quyền lập ra các cơ quan
và chức vụ quốc gia cao nhất. Các cơ quan và những chức vụ cao nhất ấy
phải chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội. Hội đồng nhân dân là cơ
quan quyền lực địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm
chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước
nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên)
• Thứ hai, chính thể nhà nước dựa trên khối đại đoàn kết dân tộc.
• Thứ ba, chính thể của Nhà nước Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tập
trung dân chủ. Hiến pháp ghi nhận Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ
quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
• Thứ tư, chính thể Nhà nước ta khẳng định việc tổ chức quyền lực lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt
Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
• Thứ năm, chính thể của Nhà nước Việt Nam coi trọng vai trò của Mặt trận tổ
quốc và sự tham gia rộng rãi của nhân dân thông qua các tổ chức là thành
viên của Mặt trận vào việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước.
• Thứ sáu, mô hình Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mục
tiêu hướng tới xây dựng chủ nghĩa xã hội.
• Tổ chức Nhà nước Việt Nam theo chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa là
một nhân tố chính trị đảm bảo sự phát triển của xã hội theo con đường xã hội chủ nghĩa.
5.2. Bản chất nhà nước
Bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam thẻ hiện cụ thể
bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Là nhà nước của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân. Điều 2 hiến pháp 2013 quy định: “nhà nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa việt nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dan, và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền
tản là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.”
Kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp 2013 thể hiện rõ
bản chất của Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân,
do Nhân dân, vì Nhân dân nhưng bổ sung và phát triển nguyên tắc “Quyền lực nhà
nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Điều 2) theo
tinh thần của Cương lĩnh. Đây là điểm mới quan trọng của Hiến pháp so với các bản
Hiến pháp trước đây vì lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, nguyên tắc “kiểm soát
quyền lực” được ghi nhận trong Hiến pháp.
Nhà nước ta mang tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc.
Tính nhân dân và quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là cơ bản , xuyên suốt, cả
quá trình hình thành tồn tại và phát triển cũng như trong mọi hoạt động thực hiện
chức năng , nhiệm vụ của nhà nước.
Bản chất nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam được thể hiện qua các đặc điểm sau:
1. Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dan và vì nhân dân, địa vị cao
nhất là dân, nhân dân làm chủ đất nước . nhân dân có đầy đủ quyền và nghĩa vụ
của người chủ nhà nước.
Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân thiết lập nên các cơ quan nhà
nước từ trung ương đến địa phương bằng quyền bầu cử quốc hội và hội đồng nhân
dân. Nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước thông qua quốc hội và hội đồng nhân
dân các cấp. đồng thời nhân dâncòn thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình
thức giám sác, kiểm tra,đôn đóc, giúp đở các cơ quan nhà nước,các nhân viên nhà
nước để họ làm tròn nghĩa vụ là đầy tớ của nhân dân.
Ngoài ra nhân dân còn thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức khiếu
kiện các quyết định của cơ quan nhà nướclàm thiệt hại đến quyền tự do, lợi ích hợp
pháp của mình, tham gia góp ý kiến vào các dự án chính sách, pháp luật.
2. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam là tổ chức thể hiện và thực hiện ý
chí quyền lực của nhân dân, là công cụ bảo đãm thực hiện việc thống nhất quản lý
các mặt đời sống xã hội
Đây là nhiệm vụ cơ bản cực kỳ quan trọng có ý nghĩa sống còn của chế độ.
3. Nhà nước ta là nhà nước của tất cả các dân tộc trong quốc gia việt nam,
là biểu hiện tập trung của khối đoàn kết các dân tộc.
4. Nhà nước ta là một thiết chế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
5. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa không phủ nhận các biện pháp kiên quyết, mạnh
mẽ của nhà nước nhầm chống lại các hành vi gây mất ổn định chính trị, vi phạm
pháp luật xâm hại đến lợi ích nhà nước, tập thể và công dân. Những phương tiện
bạo lực ở xã hội chủ nghĩa luôn được pháp luật quy
định chặc chẽ nhằm loại bỏ khả năng sử dụng tùy tiện.
6. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa việt nam thể hiện trong chính sách về
hoạt động đối ngoại. “việt nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”
6. Nguyên tắc thực hiện quyền lực nhà nước từ phía cơ quan nhà nước theo HP 2013
Khi nói về việc thực hiện quyền lực từ phía cơ quan nhà nước, Điều 2 HP 2013 khẳng định:
“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”
Quyền lực nhà nước ta thống nhất là ở nhân dân. Quan niệm thống nhất quyền
lực nhà nước là ở nhân dân thể hiện ở nguyên tắc “Tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân”. (Điều 2)
Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, nhưng lại không thực hiện được
quyền lực nhà nước một cách trực tiếp mà trao quyền cho cơ quan đại diện cao
nhất do mình bầu ra là Quốc hội. Do vậy, Quốc hội được Hiến pháp xác nhận là cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất. Từ đó phân công và bầu ra các cơ quan khác,
các thiết chế độc lập.
Dưới sự phân công đó, quyền lực nhà nước được phân định thành các quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Sự phân công này là để giao cho các cơ quan nhà nước khác nhau, thay mặt
nhân dân thực hiện quyền của mình, phát huy tính chuyên môn hóa cao ở từng lĩnh
vực, đảm bảo thực hiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Ở nước ta, quyền
lập pháp được giao cho Quốc hội, quyền hành pháp được giao Chính phủ, quyền tư
pháp được giao cho Tòa án, đồng thời có sự đan xen phối hợp giữa các cơ quan để
thực hiện các quyền này.
Bổ sung Hiến pháp 1992, HP 2013 ghi nhận thêm nguyên tắc “kiểm soát”
quyền lực. Nó có ý nghĩa quan trọng, là điều kiện cơ bản để nhân dân giao quyền
mà không bị lạm quyền, nhân dân kiểm soát và đánh giá được hiệu lực và hiệu quả
thực hiện các quyền mà mình đã giao. Đồng thời, cũng là để cho các cơ quan tương
ứng được giao quyền đề cao trách nhiệm trong việc thực thi quyền lực nhà nước và
tự kiểm tra việc thực hiện quyền lực nhà nước được giao của mình.
7. Hệ thống các cơ quan nhà nước trong bộ máy NN CHXHCN VN
Căn cứ vào trật tự hình thành cũng như tính chất, vị trí, chức năng của các cơ
quan nhà nước, thì bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được
chia thành các hệ thống như sau (qui định từ chương V đến chương VIII HP 2013)
• Hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước hay còn gọi là các cơ quan đại
diện, bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân trực tiếp
bầu ra thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước.
• Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước hay còn gọi là các cơ quan hành chính
nhà nước, bao gồm Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ quan
thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan thuộc Ủ ban nhân
dân. Chức năng chủ yếu của các cơ quan này là quản lý hành chính nhà nước.
• Hệ thống các cơ quan xét xử bao gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân
dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự các cấp. Các cơ quan
này có chức năng xét xử.
• Hệ thống các cơ quan kiểm sát bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát
quân sự các cấp. Các cơ quan này có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp và
thực hiện quyền công tố.
• Ngoài bốn hệ thống các cơ quan nhà nước nói trên, trong tổ chức bộ máy nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn có Chủ tịch nước - Nguyên
thủ quốc gia (người đứng đầu nhà nước), có chức năng thay mặt nhà nước về
đối nội và đối ngoại.
8. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam (chú ý nêu rõ nguyên tắc nào thuộc điều nào, phân
tích chỉ cần ngắn gọn)
Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là những phương hướng mang tính chỉ đạo trong quá trình tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCNVN được xác định trong Hiến pháp.
Những nguyên tắc đó là: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; Đảng
cộng sản lãnh đạo nhà nước; tập trung dân chủ; bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ
giữa các dân tộc; pháp chế xã hội chủ nghĩa.
* Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định "Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân". Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng
nhân dân. Quốc hội và Hội đồng nhân dân bao gồm các đại biểu của nhân dân do
nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thay mặt nhân dân
thực hiện quyền lực nhà nước, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất
nước và ở địa phương.
Ngoài ra nhân dân còn trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước bằng nhiều cách
khác nhau như: nhân dân trực tiếp tham gia vào công việc quản lý nhà nước; tham
gia thảo luận Hiến pháp và luật; trực tiếp bầu ra các đại biểu Quốc hội và Hội đồng
nhân dân, giám sát hoạt động của các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, bãi
nhiệm các đại biểu này khi họ không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân
dân; bỏ phiếu trưng cầu ý dân về những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ quyền hạn của nhà nước.
* Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo đối với nhà nước.
Điều 4 Hiến pháp 2013 khẳng định "Đảng cộng sản Việt Nam ..là lực lượng
lãnh đạo nhà nước và xã hội".
Nội dung nguyên tắc đó thể hiện ở việc:
• Đảng định hướng sự phát triển về tổ chức bộ máy nhà nước, giới thiệu, bồi
dưỡng cán bộ ưu tú để nhân dân lựa chọn bầu hoặc để các cơ quan nhà nước đề
bạt bổ nhiệm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước;
• Đảng vạch ra phương hướng xây dựng nhà nước, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước;
• Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua các đảng viên, các tổ chức Đảng trong các
cơ quan nhà nước, thông qua công tác tuyên truyền, vận động quần chúng trong bộ máy nhà nước.
• Đảng lãnh đạo nhà nước nhưng mọi tổ chức của Đảng phải hoạt động trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước là một tất yếu khách quan, là sự bảo đảm
cho nhà nước ta thực sự là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
* Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Điều 8 Hiến pháp 2013 quy định "Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến
pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ".
Bản chất của nguyên tắc này thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa chế độ tập
trung lợi ích của nhà nước, sự trực thuộc, phục tùng của các cơ quan nhà nước cấp
dưới trước các cơ quan nhà nước cấp trên và chế độ dân chủ, tạo điều kiện cho
việc phát triển sự sáng tạo, chủ động và quyền tự quản của các cơ quan nhà nước cấp dưới.
Tập trung và dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất kết hợp hài hòa với
nhau. Nếu chỉ chú trọng sự tập trung thì dễ dẫn đến chuyên quyền, độc đoán, mất
dân chủ, nhưng nếu chỉ chú trọng phát triển dân chủ mà không bảo đảm sự tập
trung thì dễ dẫn đến tình trạng vô chính phủ, cục bộ địa phương. Để bảo đảm thực
hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, bộ máy nhà nước phải do nhân dân xây dựng nên. Nhân dân thông qua
bầu cử để lựa chọn những đại biểu xứng đáng, thay mặt nhân dân thực hiện quyền
lực nhà nước, chịu trách nhiệm trước nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân.
Thứ hai, quyết định của cấp trên, của trung ương buộc cấp dưới, địa phương phải
thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cấp dưới, địa phương có quyền
phản ánh những kiến nghị của mình đối với cấp trên, trung ương, có quyền sáng
kiến trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của đơn vị, địa phương.
Thứ ba, những vấn đề quan trọng của cơ quan nhà nước phải được đưa ra thảo
luận tập thể và quyết định theo đa số.
* Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ giữa các dân tộc.
Điều 5 Hiến pháp 2013 quy định
" Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các
dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn
kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị,
chia rẽ dân tộc… Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo
điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.”
Thực hiện nguyên tắc này trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước đòi hỏi, tất cả các dân tộc phải có đại diện của mình trong các cơ quan nhà
nước đặc biệt trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Các cơ quan nhà
nước phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, của các dân tộc, bảo đảm sự bình
đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các dân tộc. Nhà nước có chính sách ưu tiên giúp
đỡ để các dân tộc ít người mau đuổi kịp trình độ phát triển chung của toàn xã hội.
Bên cạnh đó, nhà nước nghiêm trị những hành vi miệt thị gây chia rẽ, hằn thù
giữa các dân tộc cũng như bất cứ hành vi nào lợi dụng chính sách dân tộc để phá
hoại an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, nhà nước ta.
* Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
Điều 8 Hiến pháp 2013 quy định " Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo
Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật…". Nguyên tắc này đòi hỏi:
Thứ nhất, nhà nước phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện. Đây là cơ
sở pháp lý hết sức cần thiết để thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
trong tổ chức vàhoạt động của bộ máy nhà nước.
Thứ hai, việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước phải được tiến
hành theo đúng pháp luật. Tất cả các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức phải
tuân thủ Hiến pháp và pháp luật một cách nghiêm túc.
Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Hiến pháp và
pháp luật, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật. Bất cứ mọi hành
vi vi phạm pháp luật của bất cứ cá nhân nhân, tổ chức nào cũng phải được xử lý
ngiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ tư, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục pháp luật để
nâng cao ý thức pháp luật của mọi công dân để mọi công dân hiểu biết pháp luật,
tôn trọng pháp luật nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tích cực đấu tranh với
mọi hành vi vi phạm pháp luật.
9-10. Trình bày nguyên tắc Đảng lãnh đạo NN và XH và tất cả quyền lực NN thuộc về ND (ý 8)
CHƯƠNG 3: QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
Câu 11: Trình bày khái niệm, đặc điểm của quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:
• Khái niệm: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là tổng thể các QPPL
quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân tạo nên quy chế pháp lý của công dân. • Đặc điểm:
+ Quyền cơ bản của công dân thường được xuất phát từ các quyền tự nhiên
thiêng liêng và bất khả xâm phạm của con người như quyền sống, quyền tự
do, quyền mưu cầu hạnh phúc và là các quyền được hầu hết các quốc gia
trên thế giới thừa nhận.
+ Nghĩa vụ cơ bản của công dân là các nghĩa vụ tối thiểu mà công dân phải
thực hiện đối với nhà nước và là tiền đề đảm bảo cho các quyền cơ bản của
công dân được thực hiện.
+ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thường được qui định trong hiến
pháp – văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất.
+ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp là
cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lí của công dân. Các quyền và nghĩa
vụ cơ bản qui định trong hiến pháp là cơ sở đầu tiên cho mọi quyền và nghĩa
vụ khác của công dân được các ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta ghi nhận
+Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là nguồn gốc phát sinh các
quyền và nghĩa vụ khác của công dân. Cơ sở phát sinh duy nhất của các
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là quyền công dân – nghĩa là người
có quốc tịch Việt Nam còn cơ sở phát sinh các quyền và nghĩa vụ khác của
công dân là sự tham gia của họ vào các quan hệ pháp luật, là các sự kiện pháp lí…
+ Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thể hiện tính chất dân chủ,
nhân đạo và tiến bộ của Nhà nước.
Câu 12: Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh
tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo
Hiến pháp và pháp luật. Hãy chứng minh. • Về chính trị: + Điều 27:
“Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt
tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực
hiện các quyền này do luật định”
+Điều 28: “1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham
gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở,địa phương và cả nước.
2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội;
công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.”
+Điều 29: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà
nước tổ chức trưng cầu ý dân.”
+Điều 30: “1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố
cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi
danh dự theo quy định của pháp luật. “
• Về kinh tế, văn hóa, xã hội:
+ Điều 34: “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.” + Điều
35 “1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công
bằng, an toàn; được hưởng lương, chế đô ‘ nghỉ ngơi.” +Điều 37
“1. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được
tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ
mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
2. Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động,
giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức
công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.
3. Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát
huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” +Điều 38
“1. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sócsức khỏe, bình đẳng trong việc sử
dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.” +Điều 39
“Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.” +Điều 26
1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm
quyền và cơ hội bình đẳng giới.
2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát
huy vai trò của mình trong xã hội.
3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới. +Điều 33
Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. +Điều 36
1. Nam, nữcó quyền kết hôn, ly hôn.Hôn nhân theo nguyên tắctự nguyện, tiến bộ,
một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em. +Điều 43
Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. +Điều 44
Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.
Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất. +Điều 45
1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
2. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân. +Điều 46
Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng. • Về dân sự: +Điều 19
Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ.
Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. +Điều 20
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ
về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức,
nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nàokhác xâm phạm thân thể, sức
khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định
hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả
tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.
3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy
định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình
thức thử nghiệm nàokhác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm. +Điều 21
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp
luâ ‘t bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức
trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luậtthư tín, điện thoại, điện
tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác. Điều 22
1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào
chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
3. Việc khám xét chỗ ở do luật định. +Điều 23
Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước
ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. +Điều 24
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một
tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộquyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. +Điều 25
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội
họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. +Điều 31
1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo
trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công
bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.
3. Không ai bị kết án hai lần vì một tô ‘i phạm.
4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự
bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
5. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái
pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi
danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật. +Điều 48
Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt
Nam; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam. +Điều 49
Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân
chủ và hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét cho cư trú.
Câu 13: Trình bày nội dung nguyên tắc mọi người đều bình dẳng trước pháp
luật trong chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
• Là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế định quyền con người, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được Hiến pháp 2013 qui định toàn diện và đầy đủ +Điều 16
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. +Điều 26
1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm
quyền và cơ hội bình đẳng giới.
2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát
huy vai trò của mình trong xã hội.
3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới. +Điều 27
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở
lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
• Đây là 1 nguyên tắc rất quan trọng. Nguyên tắc này được đảm bảo thì xã hội
mới có công bằng, pháp luật mới được thi hành nghiêm chỉnh.
Điều 66 Hiếp pháp 2013 quy định: “ Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân
cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực
hợp lý, lực lượng dự bị động viên hung hậu, lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh
và rộng khắp, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.”
• Là một trong những bộ phận hợp thành của lực lượng vũ trang nhân dân,
Quân đội có nhiệm vụ sẵn sang chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ, quân đội nhân dân còn có nhiệm vụ bảo vệ an
ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và
những thành quả cách mạng. Quân đội nhân dân còn có nhiệm vụ cùng toàn
dân xây dựng và bảo vệ đất nước.
• Nhà nước ta chủ trương xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính
quy, tính nhuệ, từng bước hiện đại.
• Nhà nước thực hiện một cuộc điều chỉnh chiến lược lớn, bố trí lại lực lượng
trên phạm vi cả nước, tạo tra thế trận phòng thủ hợp lý, tăng cường khả năng
phòng thủ ở khu vực trọng điểm, từng bước xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố.
• Nhà nước ta chấn chỉnh một bước cơ ản về tổ chức, biên chế lực lượng vũ
trang đồng thời chú ý xây dựng lực lượng dự bị động viên và nâng cao chất
lượng dân quân tự vệ. –
• Các xí nghiệp quốc phòng và các tổ chức làm kinh tế của quân đội bước đầu
chuyển sang thực hiện được kế hoạch hàng năm, góp phần bảo đảm cho
quốc phòng và tham gia xây dựng đất nước.
Câu 24: Trình bày phương hướng xây dựng lực lượng công an nhân dân theo
quy định của Hiến pháp năm 2013 ?
Điều 67 Hiến pháp 2013 quy định: “Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh
phòng, chống tội phạm.”
• Thực trạng hiện nay tình hình an ninh, trật tự xã hội còn phức tạp. Các thế
lực thù địch ở trong nước và ngoài nước cấu kết với nhau, ra sức khai thác
cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội và những sơ hở, yếu kém của Nhà
nước ta để chống phá. An ninh nội bộ, an ninh kinh tế, tư tưởng văn hóa, an
ninh biên giới còn nhiều vấn đề phải quan tâm. Trật tự an toàn xã hội, nhất
là ở thành phố, thị xã còn nhiều phức tạp, tình hình thất thoát lớn tài sản xã
hội chủ nghĩa, tham nhũng, buôn lậu, đạo đức suy đồi… đang là những vấn đề nóng bỏng.
• Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt trong việc bảo vệ an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội càng phải được củng cố và xây dựng nhằm đảm nhiệm trọng trách được giao
• Nhà nước ta chủ trương “xây dựng công an nhân dân cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, từng bước hiện đại, dựa vào nhân dân”. Chủ trương này hoàn toàn
phù hợp với thực tế xã hội Việt Nam.
Chương 7: Chế độ bầu cử
Câu 25: Trình bày nguyên tắc bầu cử phổ thông theo quy định của pháp luật hiện hành.
• Được quy định tại khoản 1 Điều 7 HP 2013: “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội
và đại biểu HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng,
trực tiếp và bỏ phiếu kín.”
• Là cuộc bầu cử được tổ chức được tổ chức cho nhiều người tham gia, nhằm
thu hút dân cư đạt đến độ tuổi trưởng thành tham gia vào bầu cử.
• Điều 27 HP 2013 quy định: :công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và
đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND.”
• Những trường hợp không được tham gia bầu cử:
• Người bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật
• Người đang chấp hành phạt tù
• Người đang bị tạm giam. • Người mất NLHVDS
• Điều kiện đảm bảo thực hiện nguyên tắc này:
• Niêm yết, thông báo danh sách cử tri bằng phương pháp thông tin đại chúng.
• Quy định công dân có quyền kiểm tra, khiếu nại về cử tri và danh sách cử tri
• Quyền cử tri được giới thiệu đến bầu cử (bỏ phiếu) nơi mới đến
(Chương IV Luật bầu cử đại biểu Quốc Hội)
• Viết và bỏ phiếu hộ cho những người ốm, tàn tật, già yêu không đến
nơi bỏ phiếu được (Điều 42 Luật bầu cử Đại Biểu Quốc Hội ).
Câu 26: Trình bày nguyên tắc bầu cử trực tiếp theo quy định của pháp luật hiện hành.
• Là cử tri tín nhiệm người nào thì bỏ phiếu thắng cho người ấy làm đại biểu
Quốc hội hay đại biểu HĐND không thông qua người nào khác, cấp nào
khác (nhưng đại cử tri hoặc 1 cơ quan nào khác gọi là cấp trung gian).
• Quy định của pháp luật:
+, Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu thay.
+, Cử tri không đồng ý với ứng cử viên nào thì trực tiếp gạch tên của ứng cử viên đó lên phiếu bầu.
• Nguyên tắc bầu cử trực tiếp được đảm bảo bởi các quy định pháp luật để cử
tri được trực tiếp ứng cử, đề cử, kiểm tra danh sách những người ứng cử,
khiếu nại về những sai lầm, thiếu sót trong danh sách những người ứng cử.
Câu 27: Trình bày nguyên tắc bỏ phiếu kín theo quy định của pháp luật hiện hành ?
• Là đảm bảo cho cử tri tự do biểu lộ ý chí của mình trong việc lựa chọn đại
biểu tránh mọi sự áp đặt.
• Ở trong phòng bỏ phiếu, tổ bầu cử bố trí nhiều nơi, viết phiếu tách biệt nhau
thành các buồng viết phiếu và hạn chế khả năng có mặt trong lúc cử tri viết phiếu của bất kì ai.
• Quy định của pháp luật: Cử tri bỏ phiếu phải tự mình viết phiếu, tự mình
gạch tên người ứng cử nào mà mình không tín nhiệm ở phiếu bầu đã được in
sẵn, tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu, không ai được xem cử tri viết phiếu.
Cử tri không viết được thì nhờ người khác viết những phải tự mình bỏ phiếu
vào hòm phiếu. Nếu vì tàn tật không tự mình bỏ phiếu được thì có thể nhờ
người khác bỏ phiếu vào hòm (Điều 41 và Điều 42 Luât bầu cử đại biểu Quốc hội).
Câu 28: Trình bày nguyên tắc bầu cử bình đẳng theo quy định của pháp luật hiện hành ?
• Nguyên tắc bình đẳng là một nguyên tắc đòi hỏi phải tuân thủ trong suốt quá
trình tiến hành bầu cử từ khi thành lập danh sách cử tri cho đến khi kết thúc,
tuyên bố kết quả của cuộc bầu cử.
• Nội dung biểu hiện chủ yếu của nguyên tắc này ở chỗ các cử tri được tham
gia vào việc bầu cử, có quyền và nghĩa vụ như nhau, các ứng cử viên được
giới thiệu ra ứng cử theo tỉ lê như nhau, kết quả bầu cử chỉ phụ thuộc vào số
phiếu mà cử tri bỏ phiếu cho mỗi ứng cử viên, là cơ sở xác định kết quả trúng cử.
• Để đảm bào cho nguyên tắc này, pháp luât bầu cử quy định: Mỗi một cử tri
được phát một phiếu bầu, giá trị của mỗi phiếu là như nhau. Mỗi cử tri chỉ
được ghi tên một lần trong danh sách cử tri, chỉ được lập danh sách ứng cử
viên ở một đơn vị bầu cử trong một cuộc bầu cử.
• Nguyên tắc này được bắt đầu bằng chia các đơn vị bầu cử cho các lãnh thổ
địa phương. Việc chia đơn vị bầu cử phải căn cứ vào dân số các địa phương
và tổng số các đại biểu phải bầu. Mỗi đơn vị bầu cử được bầu ra số lượng
đại biểu tỉ lệ thuận với số dân của mình. Việc ấn định số lượng đại biểu phải
bầu cho mỗi đơn vị dựa trên định mức bầu cử và số lượng cử tri của đơn vị
bầu cử. Định mức bầu cử bằng tổng số dân số có trên lãnh thổ diễn ra cuộc
bầu cử chia cho tổng số đại biểu hội đồng nhân dân hoặc đại biểu Quốc hội phải bầu.
Câu 29: Trình bày các giai đoạn của một cuộc bầu cử theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trình tự tiến hành một cuộc bầu cử ở Việt Nam gồm các bước sau:
• Ấn định ngày bầu cử:
• Là công đoạn đầu tiên của công việc tiến hành một cuộc bầu cử. Bắt đầu từ
đây, mọi việc có liên quan đến việc bỏ phiếu bầu và xác định kết quả bầu cử
được bắt đầu tiến hành.
• Ở Việt Nam, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND do Ủy ban thường vụ
Quốc hội ấn định và công bố chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử.
Điều 71 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: “Sáu mươi ngày
trước khi Quốc hội hết nhiệm kì, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong.”
• Ngày bầu cử được ấn định phải là ngày chủ nhật để mọi người có điều kiện
tham gia một cách đầy đủ.
Điều 54 Luật bầu cử Quốc hội quy định: “Việc bỏ phiếu bầu cử đại
biểu Quốc hội được tiến hành cùng một ngày trong cả nước. Ngày bầu cử
phải là ngày chủ nhật, do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ấn định và công bố
chậm nhất là một trăm lẻ năm ngày trước ngày bầu cử.”
• Thành lập hội đồng bầu cử - cơ quan lãnh đạo chung cuộc bầu cử:
Thành phần Hội đồng bầu cử bao gồm: đại diện các tổ chức xã hội, tổ chức Đảng, Nhà nước.
• Hội đồng bầu cử Quốc hội ở Trung ương:
• Hội đồng do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập.
• Số lượng thành viên được ấn định: từ 15 đến 21 người
• Thành phần: gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các uỷ viên là
đại diện Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
• Theo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải
thành lập và công bố thành phần bầu cử trung ương chậm nhất 105 ngày.
• Hội đồng bầu cử ở địa phương:
• Hội đồng bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân do Ủy ban nhân dân cùng cấp
phối hợp với thường trực Hội đồng nhân dân cấp đó thành lập.
• Thời gian thành lập: Chậm nhất là 90 ngày trước ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
• Thành phần Hội đồng: gồm đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Hội
đồng bầu cử bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký.
• Số lượng thành viên: Hội đồng bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
có từ 15 đến 21 người. Cấp huyện có từ 11 đến 15 người. Cấp xã có từ 9 đến 11 người.
• Tất cả các công việc chuẩn bị cho một cuộc bầu cử tiếp theo chủ yếu do các
đơn vị bầu cử thực hiện.
• Nhiệm vụ của Hội đồng bầu cử:
• Lãnh đạo công việc bầu cử bầu cử chung, kiểm tra đôn đốc việc thi hành
các các quy định pháp luật bầu cử trên lãnh thổ tiến hành cuộc bầu cử →
nhiệm vụ quan trọng nhất.
• Công bố danh sách ứng cử viên.
• Xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về các cuộc bầu cử do các tổ chức
bầu cử cấp dưới chuyển đến.
• Tiếp nhận biên bản về kết quả bầu cử do các ủy ban bầu cử chuyển đến, làm
biên bản tổng kết kết quả bầu cử.
• Tuyên bố kết quả bầu cử.
• Cấp giấy chứng nhận đại biểu trúng cử.
• Phân chia các đơn vị bầu cử:
• Đơn vị bầu cử là lãnh thổ với một số dân tương ứng nhất định và được bầu ra
một lượng đại biểu Quốc hội hoặc HĐND nhất định.
• Việc chia đơn vị bầu cử hiện nay ở nước ta thường theo các đơn vị hành chính
cấp dước trực thuộc. Đơn vị đại biểu Quốc hội hiện nay là cấp huyện, quận và tương đương.
• Cơ sở để phân chia đơn vị bầu cử cho các cuộc bầu cử khác nhau là tổng số
đại biểu Quốc hội hoặc HĐND phải bầu và số dân sống trên lãnh thổ của
đơn vị bầu cử phải phân chia.
• Việc chia đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội lấy đơn vị hành chính cấp huyện
làm cơ sở, do vậy mỗi một địa phương tỉnh, thành phố trực thuộc TW có thể từ 2 đến 5 đơn vị.
• Lãnh thổ các đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội thường đi lại khó khăn nên để
thuận lợi cho việc cử tri thực hiện quyền bầu cử của mình, các đơn vị bầu cử
thường được chia thành các nơi bỏ phiếu (khu vực bỏ phiếu). Mỗi khu vực
bỏ phiếu có thể từ 200 cử tri đến 4000 cử tri.
• Giới thiệu ứng cử viên:
• Về nguyên tắc, chủ thể giới thiệu ứng cử viên càng rộng bao nhiêu thì càng
thể hiện sự dân chủ bấy nhiêu. Pháp luật hiện hành không hạn chế việc giới
thiệu ứng cử viên của các tổ chức chính trị - xã hội và ứng cử viên cũng
không bắt buộc phải nộp một khoản tiền ký quỹ để tranh cử.
• Tất cả các tổ chức XH trong đó có Đảng cộng sản dước sự phối hợp của Mặt
trận Tổ quốc tiến hành giới thiệu ứng cử viên.
• Pháp luật bầu cử Việt Nam đề cao vai trò của mặt trân Tổ quốc Việt Nam
trong việc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu HĐND. • Lập danh sách cử tri:
• Pháp luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND quy định Mặt trận Tổ
quốc là chủ thể duy nhất lập danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.
Mặt trận Tổ quốc là tổ chức liên hiệp bao gồm các thành viên Đảng
cộng sản, Tổng liên đoàn lao động, Hội nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp
phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh… để điều hoà,
phối hợp quyền lợi của các tổ chức XH là thành viên của Mặt trận.
• Muốn có được danh sách ứng cử viên chính thức, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam phải tổ chức 3 Hội nghị hiệp thương cơ bản giữa các tổ chức là thành viên:
+ Hội nghị hiệp thương để phân bổ số lượng ứng cử viên mà các tổ chức XH được giới thiệu.
+ Hội nghị hiệp thương sơ bộ các ứng cử viên để đưa về đơn vị công tác
và nơi cư trú lấy ý kiến đóng góp của hội nghị cử tri.
+ Lập danh sách ứng cử viên đưa về các đơn vị bầu cử. • Tiến hành bỏ phiếu:
• Thời gian bỏ phiếu:
• Cuộc bỏ phiếu được tiến hành từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối. (Tùy địa phương
nhưng không được trước 5 giờ sáng và chậm hơn 22 giờ cùng ngày).
• Trong ngày bầu cử, cuộc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục và không
được tuyên truyền vận động bầu cử tại phòng bỏ phiếu.
• Trong trường hợp có sự kiện bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu, thì Tổ
bầu cử lập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu liên quan trực tiếp đến cuộc
bầu cử, kịp thời báo cáo cho Ban bầu cử biết, đồng thời phải có những biện
pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục.
• Nếu vì một lý do đặc biệt cần phải hoãn ngày bỏ phiếu thì tổ bầu cử phải kịp
thời báo cáo cho ban bầu cử biết để hội đồng bầu cử xem xét, quyết định.
• Nguyên tắc và thể thức bỏ phiếu:
• Bỏ phiếu kín là một trong những nguyên tắc quan trọng và là một trong
những đảm bảo quan trọng của sự tự do thể hiện nguyện vọng của cử tri.
• Mỗi cử tri chỉ nhận được 1 phiếu bầu do tổ bầu cử phát ra sau khi đã đóng dấu của tổ bầu cử.
• Luật quy định rõ cử tri phải tự mình đi bầu và phải tự nhận phiếu bầu, không
nhờ người khác nhận thay, tự mình viết phiếu bầu, tự mình gạch tên ứng cử
viên mình không tín nhiệm (nguyên tắc bầu cử trực tiếp).
• . Về việc viết và bỏ phiếu, nếu họ không tự viết được phiếu bầu thì áp dụng
theo quy định: "Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác
viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật
phiếu bầu của cử tri; nếu cử tri vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ
người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu".
• Người vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào
hòm phiếu. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể tự
đến nơi bỏ phiếu thì đề nghị Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu
đến nơi ở của cử tri để bỏ phiếu.
• Khi đã hết giờ bỏ phiếu, nếu còn cử tri có mặt tại phòng bỏ phiếu mà chưa kịp
bỏ phiếu thì chỉ sau khi số cử tri này bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử mới được
tuyên bố kết thúc cuộc bỏ phiếu.
• Kiểm phiếu và xác định kết quả của cuộc bầu cử:
• Giai đoạn này do các nhân viên của tổ chức phụ trách bầu cử đảm nhiệm. • Kiểm phiếu:
• Việc kiểm phiếu phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu, ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc.
• Tổ bầu cử mời 2 cử tri không phải là ứng cử viên có mặt để chứng kiến việc
kiểm phiếu. các ứng cử viên và các phóng viên báo chí được chứng kiến việc kiểm phiếu.
• Tổng số phiếu lấy ra ở hòm phải được kiểm tra lại và so sánh với phiếu mà tổ bầu cử phát ra.
• Số phiếu được chia thành ba loại:
+ Phiếu hợp lệ: là phiếu do tổ bầu cử phát ra, có dấu của tổ bầu cử
+ Phiếu không hợp lệ: là phiếu không do tổ bầu cử phát ra,không cho phép
xác điịnh cử tri bỏ phiếu cho ai
+ Phiếu trắng: là phiếu gạch hết tên các ứng cử viên cũng coi như là phiếu không hợp lệ.
• Khi nghi ngờ về phiếu bầu thì tổ bầu cử phải bàn bạc và quyết định ngay.
• Kết quả bỏ phiếu:
• Kết quả bỏ phiếu được lập thành biên bản gửi về ban bầu cử
• Sau khi nhận biên bản của tổ bầu cử, ban bầu cử kiểm tra các biên bản đó và lập
biên bản xác định kết quả của đơn vị mình.
• Biên bản phải ghi rõ:
+ Số lượng ứng cử viên
+ Tổng số cử tri trong đơn vị bầu cử.
+ Số lượng cử tri tham gia bỏ phiếu.
+ Số lượng phiếu thuận của từng ứng cử viên.
+ Những vấn đề khác có liên quan đến bầu cử.
+ Danh sách những người trúng cử.
• Xác định kết quả của cuộc bầu cử:
+ Những người ứng cử được quá nữa số phiếu hợp lệ và được nhiều phiếu hơn thì trúng cử.
+ Trường hợp nếu có nhiều ngừơi có cùng số phiếu ngang nhau thì người
có nhiều tuổi hơn sẽ trúng cử.
• Sau khi nhận được biên bản xác định kết quả bầu cử của các ban bầu cử gửi, hội
đồng bầu cử làm biên bản tổng kết cuộc bầu cử.
• Bầu cử thêm, bầu cử lại, bầu cử bổ sung: • Bầu cử thêm:
• Theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 sửa đổi năm 2001,
trong cuộc bầu cử đầu tiên, nếu số người trúng cử chưa đủ số đại biểu được bầu do
UBTV Quốc hội ấn định cho đơn vị bầu cử, theo đề nghị của Ủy ban bầu cử, Hội
đồng bầu cử xem xét, quyết định việc bầu cử thêm ở đơn vị đó (Điều 71).
• Đối với cuộc bầu cử địa biểu Hội đồng nhân dân, nếu số người trúng cử chưa đủ
hai phần ba số địa biểu đã quy định cho đơn vị bầu cử thì Ban bầu cử phải ghi rõ
điểm đó vào biên bản và báo cáo ngay cho hội đồng bầu cử để quyết định ngày bầu
thêm số đại biểu còn thiếu (Điều 62 Luật Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân năm 2003). • Bầu cử lại:
• Theo quy định của pháp luật bầu cử, việc bầu cử lại được tiến hành trong trường
hợp ở đơn vị bầu cử số cử tri đi bầu chưa được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách.
• Ngày bầu cử lại phải được tiến hành chậm nhất là 15 ngày sau cuộc bầu cử đầu
tiên (Điều 72 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Điều 63 Luật Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân năm 2003).
• Bầu cử bổ sung:
• Trong nhiệm kì có trường hợp khuyết đại biểu ở một đơn vị nào đó thì có thể tổ chức bầu cử bổ sung.
• UBTV Quốc hội quyết định việc bầu cử bổ sung địa biểu Quốc hội.
• Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc bầu cử bổ sung phải xem xét các mặt
như: Thời hạn của nhiệm kì đại biểu, số đại biểu khuyết có ảnh hưởng đến hoạt
động của cơ quan quyền lực nhà nước và đến hoạt động của các tổ đại biểu.
Câu 30: Phân biệt miễn nhiệm và bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND Đặc điểm Bãi nhiệm Miễn nhiệm Điều kiện
Đại biểu không còn sự tín Đại biểu được miễn nhiệm vì nhiệm của nhân dân
lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác Thẩm quyền QH, UBTVQH, HĐND, QH, HĐND
thường trực HĐND, cử tri Cách thức
Nhân dân có thể trực tiếp thực Khi nhận được quyết định của
hiện chế độ bãi nhiệm đại biểu QH, HĐND
dân cử hoặc thực hiện gián tiếp
thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Ví dụ
Bà Đặng Thị Hải Yến bị QH Ông Nguyễn Thiện Nhân bị
bỏ phiếu bãi nhiệm vì có liên miễn nhiệm đại biểu QH sang
quan đến kê khai hồ sơ ứng cử. làm chủ tịch mặt trận Tổ Quốc
Ông Mạc Kim Tôn nguyên Việt Nam.
giám đốc sở GD – ĐT Thái
Bình, do lợi dụng chức vụ
quyền hạn trong thi hành công vụ nên bị bãi nhiệm
Chương 8: Quốc hội •
phân tích vị trí, chức năng của QH theo HP 2013
* ví trí của QH được quy định tại điều 69 HP2013
- QH là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân
- QH là cơ quan quyên lực cao nhất của nhà nước CHXHCNVN * Chức năng của QH: - lập hiến, lập pháp
- quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
-thực hiện quyền giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của nhà nước. •
Trình bày chức năng lập hiến, lập pháp của quốc hội?
* chức năng lập hiến, lập pháp của QH đc quy định tại điều 70 HP 2013
- sáng kiến lập hiến, lập pháp được QH giao cho nhiều cơ quan nhà nước, các cơ
quan nhà nước có quyền trình các dự án luật trước QH đối với luật thì phải được
quá nữa tổng số đại biểu QH tán thành thì đc thông quan, còn đổi với HP trong
trường hơp làm HP hoặc sữa đổi HP thì phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu tán thành. •
Trình bày chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước cuae QH?
- được quy định tại điều 70 “ QH thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo
HP, Pháp Luật, nghị quyết của QH”
- việc giám sát của QH thông qua báo cáo hoạt động và hoạt động chất vấn tại các kì họp QH.
- Quốc hội thực hiện quyền giám sát trên 3 nôi dung chính sau:
+ giám sát việc tuân theo HP, Luật và nghị quyết của QH
+ giám sát việc ban hành các văn bản của cơ quan nhà nước có trái với HP, luật, nghị quyết của QH .
+xem xét đánh giá năng lực, trình độ, trách nhiệm, của nhưng người giữa chức vụ do Qh bầu. •
Trình bày nhiệm vụ quyền hạn của QH nước CHXHCNVN theo HP 2013?
* nhiện vụ quyền hạn của QH đc thể hiện trên 3 phương diện lớn
- quyết định các vấn đền quan trọng của đất nước -lập hiến lập pháp
- giám sát hoạt động tối cao đối với toàn bộ hoạt đông của nhà nước •
cơ cấu tổ chức của QH nước CHXHCNVN? - ủy ban thường vụ QH + chủ tịch quốc hội + các phó chủ tịch QH + các ủy viên - Hội đồng dân tộc + chủ tịch QH + phó chủ tịch QH
+ các ủy viên ( được bầu ra từ đại biểu QH) - các ủy ban của QH
+ ủy ban thường trực ( 9 ủy ban )
+ uy ban lâm thời ( đc lập ra khi cần thiết) •
trình bày nội dung cơ ban về hình thức hoạt đông của QH nước CHXHCNVN :
- hình thức chủ yếu và quan trọng nhất của QH hội là các kì họp.
+ Mỗi năm QH sẽ họp 2 kì.
+ tại các kì họp QH nghe báo các hoạt động của các cơ quan NN, các đại biểu chất
vấn thành viên chính phủ, Viện trưởng VKSNDTC, chánh an TANDTC …
-trong thời gian QH không họp thì UB thường vụ QH, hội đông dân tộc, các ủy ban
của QH là các cơ quan hoạt động thường xuyên của QH, quyết định một số vấn đề
trong thời gian QH không họp. •
Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn và những đảm bảo cho những hoạt động
của đại biểu quốc hội nước CHXHCN Việt Nam?
* Nhiệm vụ của đại biểu QH hội :
- là người được cử tri trực tiếp bầu ra nên phải có liên hệ với cử chi và chịu sự
giám sát của cử tri. Đại biểu QH phải thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu
tâm tư nguyện vọng của cử chi để phản anh với ý kiến nguyện vọng của cử chi với QH
- theo dõi đôn đốc việc giải quyết khiếu nại tố cáo và hướng dẫn giúp đỡ việc thực
hiện quyền khiếu nại tố cáo.
- tuyên truyền, phổ biến HP, PL, Nghị Quyết của QH, động viên nhân dân chấp
hành pháp luạt và tham gia quản lí nhà nước
* Quyền hạn của đại biểu QH:
- chất vấn chủ tịch QH, chủ tịch nước, thành viên chính phủ, Chánh Án TANDTC,
Viện trưởng VKSNDTC, tổng kiểm toán nhà nước.
- đại biểu QH có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài
liệu, đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
-tham gia bầu cử và có thể được bầu vào các cơ quan nhà nước
- đại biểu QH có quyền biểu quyết các dự án luật, các nghị quyết... - ….
* Những đảm bảo cho hoạt động của đại biểu QH:
- không được bắt, giam, giữ, khởi tố đâị biểu QH nếu không có sự đông ý của QH
hoặc trong thời gian QH không họp, không có cự đông ý của UB thường vụ QH,
trong trường hợp đại biểu QH phạm tội quả tang mà bị tạm giữa phải lập tức báo
cáo để QH hoặc ủy ban thường vụ QH xem xét, quyết đinh.
- đại biểu QH không thể bị cơ quan, đơn vị nơi đại biểu làm việc cách chức, buộc
thôi việc nêu không được ủy ban thường vụ QH đồng ý.
- đại biểu Qh được cung cấp đầy đử tài liện, thông tin cần thiết để hoạt động.
- đâị biểu QH được bố trí thời gian địa điểm để tiếp xúc cử tri •
trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch QH
- chủ tọa các phiên họp của QH, kí chứng thực HP, Luật nghị quyết của QH.
- chủ trì và điều hành các hoạt động của ủy ban thường vụ QH, lãnh đạo công tác
của ủy ban thường vụ QH
- triệu tập và chut tọa hội nghị liên tịch giữa chủ tịch hội đồng dân tộc, các chủ nhiệm ủy ban của QH
- giữa mối quan hệ với các đại biểu QH, theo dõi việc thực hiện các quy định của
PL về điều kiện để đại biểu QH hoạt động, cung cấp thông tin để đại biểu năm bắt
tình hình hoạt động của QH
- chỉ đạo thực hiện công tác đối ngoại của QH hội, thay mặt QH trong công tác đối ngoại.
- chỉ đạo và tổ chức thực hiện ngân sách của QH
Chương 9: Chủ tịch nước
Câu 39: Trình bày vị trí và mối quan hệ của Chủ tịch nước với các cơ quan Nhà nước khác.
• Vị trí của Chủ tịch nước
Theo quy định tại Điều 86 Hiến pháp năm 2013: “Chủ tịch nước là người đứng
đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu
trách nhiệm và báo cáo trước công tác Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước
theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục
làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.
Cơ quan đại diện quyền lực cao nhất của nhân dân thống nhất tất cả các quyền
và điều này đảm bảo thực sự quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Sự hiện
diện của Chủ tich nước để thuận lợi trong việc thực hiện một sô hoạt động nhà
nước có tính long trọng, hình thức và trong chừng mực nhất định, để phối hợp
hoạt động của các cơ quan trong cơ chế nhà nước, điều này góp phần tăng
cường tính phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện quyền lực nhà nước trong thời kì đổi mới.
• Mối quan hệ của Chủ tịch nước với các cơ quan Nhà nước khác
Quan hệ giữa Chủ tịch nước và chính phủ: Chủ tịch nước đề nghị QH bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng chính phủ; căn cứ vào quyết định của QH bổ
nhiệm,miễn nhiệm, cách chức; chấp thuận việc từ chức đối với các Phó thủ
tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, trong thời gian Qh
không họp theo đề nghị của Thủ tướng, quyết định tạm đình chỉ công tác của
Phó thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Chính phủ, thủ tướng
Chính phủ phải báo cáo trước Chủ tịch nước. Việc xác định mối quan hệ như
vậy thể hiện sự tăng cường vai trò của Chủ tịch nước đối với bộ máy hành pháp
và bảo đảm sự phối hợp găn bó giữa QH, Chủ tịch nước và Chính phủ
Quan hệ giữa Chủ tịch nước với TANDTC và VKSNDTC cũng là một mối
quan hệ quan trọng. Trước đây mối quan hệ này chưa được định rõ. Hiến pháp
năm 2013 thể hiện mối quan hệ này trên tinh thần bảo đảm cho Chủ tịch nước
liên kết, phối hợp với tất cả các cơ quan trong cơ chế nhà nước, Chủ tịch nước
đề nghị Qh bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TANDTC, Viện trưởng
VKSNDTC; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó chánh án, thẩm phán
TANDTC, chánh án, Phó Chánh án, thẩm phán TAND quân sự trung ương, Phó
viện trưởng và Kiểm sát viên VKSNDTC Câu 40:
Chủ tịch nước có nhứng nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
• Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị UBTVQH xem xét lại pháp
lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu
pháp lệnh đó vẫn được UBTVQH biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước
vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình QH quyết định tại kì họp gần nhât.
• Đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng
chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của QH, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên của Chính phủ;
• Đề nghị QH bầu , miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TANDTC, Viện trương
VKSNDTC; căn cứ vào nghị quyết của QH bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức Thẩm phán TANDTC; Phó Chánh án TANDTC, Thẩm phán các TA
khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên VKSNDTC; quyết định đặc xá; căn
cứ vào nghị quyế của QH, công bố quyết định đại xá;
• Quyết định tăng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà
nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc
tịch, trở laih quốc tịch hoặc tước quôc tịch Việt Nam
• Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quôc
phòng và an ninh; thăng , giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc,
phó đô đôc, đô đôc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham
mưu trưởng, Chủ tịch Tổng cục chính trị quân đội nhan dân Vn; căn cứ vào
nghị quyết của QH hoặc UBTVQH, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình
trạng chiến tranh; căn cứ vào quyết dịnh của UBTVQH, ra lệnh, tổng động
viên hoặc động viên cục bộ, coog bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong
trường hợp UBTVQH không thể họp được, công bô, bãi bỏ tình trạng khẩn
cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
• Tiếp nhận đậi sứ hoặc đặc quyền của nuowscx ngoài; căn cứ vào nghị quyết
của UBTVQH, bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ quán
đặc mệnh toàn quyền của CHXHCN Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ;
quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước, trình QH
phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế;
quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước
CHƯƠNG 10. CHÍNH PHỦ
Câu 41: Trình bày vị trí, chức năng của Chính phủ theo quy định Hiến pháp 2013.
- Vị trí: Điều 94 Hiến pháp 2013 quy định: Chính phủ là cơ quan hành chính
nhà nước cao nhất của nước CHXHCN VN, là cơ quan chấp hành của quốc hội.
Điều này đã chỉ rõ tính chất của chính phủ và mối quan hệ giữa chính phủ và quốc hội.
• Chính phủ do quốc hội thành lập, nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ quốc hội. Khi
quốc hội hết nhiệm kỳ, chính phủ, tiếp tục hoạt động đến khi bầu được chính phủ mới.
• Thành viên của CP hoạt động dưới sự giám sát của QH, CP chịu trách nhiệm
và báo cáo công tác trước QH. Thành viên của CP có thể bị QH bãi nhiệm,
miễn nhiệm hoặc bị cách chức theo quy định của pháp luật.
• CP đề ra biện pháp thích hợp, phân công, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện
các văn bản dưới luật trên thực tế.
Chứng tỏ vị trí của CP ngày càng được đề cao trong bộ máy nhà nước, tạo thế chủ
động trong quản lý nhà nước.
- Chức năng: Điều 94 quy định rõ CP là cơ quan thực hiện quyền hành pháp.
(thi hành Hiến pháp và pháp luật)
Lần đầu tiên Hiến pháp chính thức khẳng định CP là cơ quan thực hiện quyền
hành pháp, nhấn mạnh và đề cao hơn tính chất, vị trí của CP (điểm mới so với
những hiến pháp trước).
Nhờ có quy định này, sự phân công thẩm quyền giữa QH, CP, TAND và
VKSND đã rõ ràng, minh bạch, phù hợp với chức năng của từng cơ quan, là cơ sở
quan trọng để các cơ quan phối hợp với nhau nhịp nhàng hơn.
Câu 42: Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ theo Hiến pháp 2013.
Điều 96 HP 2013 quy định CP có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
• Tổ chức thi hành hiến pháp, luật, nghị quyết của quốc hội; pháp lệnh, nghị
quyết của ủy ban thường vụ quốc hội; lệnh, quyết định cảu chủ tịch nước.
• Đề xuất, xây dựng chính sách trình quốc hội, ủy ban thường vụ quốc hội
quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ quyền
hạn quy định tại điều này; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các
dự án khác trước quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước ủy ban thường vụ quốc hội.
• Thống nhất quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công
nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lện tổng động viên hoặc động viên
cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để
bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân.
• Trình quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập,
giải thể, chia, nhập, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt; trình ủy ban thường vụ quốc
hội quyết định thành lập, giải thể, chia, nhập, điều chỉnh đơn vị địa giới đơn
vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
• Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ,
công chức, viên chức, và công vụ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức công
tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu,
tham nhũng trong bộ máy nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc CP, ủy ban nhân dân các cấp, hướng dẫn kiểm tra
hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp
trên, tạo điều kiện để hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định.
• Bảo vệ quyền, lợi ích của nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công
dân, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
• Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh nhà nước theo ủy quyền
của chủ tịch nước, quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt
hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh CP, trừ điều ước quốc tế trình quốc hội
phê chuẩn quy đinh tại Khoản 14 Điều 70, bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi
ích chính đáng của tổ chức và công dân VN ở nước ngoài.
• Phối hợp với ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc VN và cơ quan trung ương
của tổ chức chính trị- xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình.
Quyền hạn, nhiệm vụ của CP theo HP 2013 đã được sửa đổi, bổ sung khái quát,
hợp lý hơn, phù hợp với vị trí, chức năng của chính phủ.
Câu 43: Tình bày cơ câu tổ chức của chính phủ theo quy định của Hiến pháp 2013.
Gồm Bộ và các cơ quan ngang Bộ:
• Các Bộ: bộ quốc phòng, bộ công an. Bộ ngoại giao, bộ nội vụ, bộ tư pháp,
bộ kế hoạch và đầu tư, bộ tài chính, bộ công thương, bộ nông nghiệp và phát triền nông thôn,…
• Các cơ quan ngang Bộ: ủy ban dân tộc, ngân hàng nhà nước VN, thanh tra
chính phủ, văn phòng chính phủ.
Thành viên chính phủ gồm: Thủ tướng chính phủ, các Phó thủ tướng chính phủ (5
người), các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. (có điểm mới hơn so với
hiến pháp 1992, bỏ cụm từ “các thành viên khác”)
Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do quốc hội quyết định.
• Quốc hội quyết định thành lập hoặc bãi bỏ các bộ và cơ quan ngang bộ theo
đề nghị của Thủ tướng chính phủ.
• Thủ tướng chính phủ do quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo theo
đề nghị của chủ tịch nước. Thủ tướng trình quốc hội phê chuẩn đề nghị việc
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và từ chức đối với phó thủ tướng, bộ
trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Câu 44: Trình bày phiên họp của chính phủ theo quy định của Hiến pháp 2013.
Phiên họp chính phủ là hình thức hoạt động tập thể của chính phủ.
• Chính phủ họp thường kì mỗi tháng một lần. Ngoài ra có thể họp bất thường
theo quyết định của Thủ tướng hoặc theo yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng số thành viên chính phủ.
• Thành viên chính phủ có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp, nếu
vắng mặt thì phải được thủ tướng đồng ý. Thủ tướng có thể cho phép thành
viên vắng mặt được cử người phó của mình dự phiên họp chính phủ.
• Ngoài thành viên chính phủ, chính phủ có thể mời một số thành viên khác
tới dự phiên họp: chủ tịch hội đồng dân tộc của quốc hội, Chánh án TAND
tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao,…
• Thủ tướng chính phủ chủ tọa các phiên họp chính phủ, khi được thủ tướng
ủy quyền, một phó thủ tướng có thể chủ tọa phiên họp.
• Tại phiên họp, chính phủ thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng
thuộc nhiệm vụ, quyền hạn.
• Nghị quyết của phiên họp chính phủ phải được quá nửa số tổng số thành
viên chính phủ biểu quyết tán thành, trong trường hợp biểu quyết ngang
nhau, thực hiện theo ý kiến mà thủ tướng đã biểu quyết.
• Các quyết định cảu chính phủ tại phiên họp được thể hiện dưới hình thức
nghị quyết và nghị định.
Câu 45: Trình bày nhiệm vụ. quyền hạn của thủ tướng chính phủ theo quy
định của Hiến pháp 2013.
Điều 98 HP 2013 quy định thủ tướng chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
• Lãnh đạo công tác của chính phủ, lãnh đạo việc xây dựng hiến pháp và tổ chức thi hành pháp luật.
• Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà
nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt
của nền hành chính quốc gia.
• Trình quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó thủ
tướng chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của chính phủ; bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ,
cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động,
cách chức chủ tịch, Phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
• Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của bộ trưởng, thủ trưởng cơ
quan ngang bộ, ủy ban nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương trái với hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà
nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương trái với hiến pháp, luật và văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị ủy ban thường vụ quốc hội bãi bỏ.
• Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước
quốc tế thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của chính phủ; tổ chức thực hiện điều
ước quốc tế mà CHXHCN VN là thành viên.
• Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của
chính phủ và thủ tướng chính phủ.
Chương 11: Tòa án nhân dân
Câu 46: Trình bày chức năng, nhiê ‚m vụ của Tòa án nhân dân theo HP 2013 Trả lời
• Chức năng: là cơ quan xét xử, thực hiê ‚n quyền tư pháp (K1 Đ102)
Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao đô ‘ng, kinh tế, hành chính;
Giải quyết những viê ‘c khác theo quy định của pháp luâ ‘t như tuyên bố mất
NLHVDS, hạn chế NLHVDS; tuyên bố mất tích, tuyên bố chết… • Nhiê _ m vụ (K3 Đ102) • bảo vê ‘ công lý,
• bảo vê ‘ quyền con người, quyền công dân,
• bảo vê ‘ chế đô ‘ xã hô ‘i chủ nghĩa,
• bảo vê ‘ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Câu 47: Trình bày nô ‚i dung nguyên tắc “Th„m phán, Hô ‚i th„m xét xử đô ‚c lâ ‚p
và chỉ tuân theo pháp luâ ‚t” (K2 Đ103) Trả lời
Nô ‘i dung của nguyên tắc này được thể hiê ‘n:
• Đô ‘c lâ ‘p với các yếu tố khách quan
• Khi xét xử vụ án, thẩm phán, hô ‘i thẩm nhân dân chỉ căn cứ vào các chứng cứ
và quy phạm pháp luâ ‘t cần áp dụng để giải quyết và đưa ra bản án, quyết
định, không phụ thuô ‘c vào bất kì ai;
• Đô ‘c lâ ‘p giữa các cấp xét xử. Đối với các bản án xét xử sơ thẩm thì không phải
xin ý kiến chỉ đạo của tòa án cấp trên. Ngược lại, khi xét xử phúc thẩm, giám
đốc thẩm hoă ‘c tái thẩm không lê ‘ thuô ‘c vào chứng cứ, kết luâ ‘n và quyết định
của tòa án đã xét xử sơ thẩm;
• Độc lập của hội đồng xét xử với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các
cá nhân. Khi xét xử, Tòa án không có cấp trên, cấp trên của Hội đồng xét xử
chính là pháp luật, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân không bị ràng buộc,
không bị chi phối bởi bất kỳ ý kiến của ai.
• Đô ‘c lâ ‘p với các yếu tố chủ quan
Khi xét xử, các thành viên của Hội đồng xét xử độc lập với nhau trong việc
nghiên cứu hồ sơ, xem xét đánh giá chứng cứ và đưa ra kết luận sự việc phạm
tội, người phạm tội, mức hình phạt mà không bị phụ thuộc vào quan điểm của
các thành viên khác trong Hội đồng xét xử.
• Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập không có nghĩa là xét
xử tùy tiện mà độc lập trong khuôn khổ pháp luật. Thẩm phán và Hội thẩm
nhân dân phải dựa vào các quy định của pháp luật để giải quyết vụ án, chứ
không được áp đặt ý chí chủ quan của mình.
Câu 48: Trình bày nô ‚i dung nguyên tắc “Tòa án nhân dân xét xử công khai.
Trong trường hợp đă ‚c biê ‚t giữ bí mâ ‚t nhà nước, thuần phong, mĩ tục của dân
tô ‚c, bảo vê ‚ người chưa thành niên hoă ‚c giữ bí mâ ‚t đời tư theo yêu cầu của
đương sự, tòa án nhân dân có thể xét xử kín.” (K3 Đ103) Trả lời
Tại các phiên tòa, mọi công dân đủ 16 tuổi trở lên đều có quyền tham dự.
Nô ‘i dung của nguyên tắc này thể hiê ‘n ở chỗ tòa án phải có kế hoạch xét xử cụ
thể. Kế hoạch xét xử phải niêm yết tại trụ sở của tòa án…đồng thời thông báo cho
bị cáo, bị hại, các đương sự và những người có liên quan đến vụ án biết thời gian,
địa điểm xử án…đối với những vụ án quan trọng, tòa án phải thông báo trên các
phương tiê ‘n thông tin đại chúng để nhân dân biết.
Mục đích: thu hút đông đảo nhân dân kiểm tra, giám sát đối với hoạt đô ‘ng xét
xử đồng thời nâng cao công tác giáo dục, ý thức pháp luâ ‘t trong nhân dân, thu hút
nhân dân tham gia tích cực vào cuô ‘c đấu tranh chống tô ‘i phạm và mục đích răn đe,
phòng ngừa qua hình phạt của các bản án, quyết định hình sự.
Ngoài xét xử công khai, luâ ‘t còn quy định 4 trường hợp xét xử kín nhưng bản
án, quyết định của tòa án đều phải được công khai.
Câu 49: Trình bày nô ‚i dung nguyên tắc “Tòa án nhân dân xét xử tâ ‚p thể và
quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn” Trả lời
Muốn có bản án, quyết định khách quan, đúng pháp luâ ‘t đòi hỏi phải phát huy
trí tuê ‘ tâ ‘p thể. Do đó khi xét xử tất cả các vụ án đều phải thành lâ ‘p hô ‘i đồng xét xử, quyết định theo đa số.
• HĐXX sơ thẩm gồm 1TP và 2 HTND
• HĐXX phúc thẩm gồm 3TP và trong trường hợp cần thiết có thêm 2 HTND
• HĐXX giám đốc thẩm và tái thẩm gồm 3 TP
Nguyên tắc này bảo đảm cho tòa án xét xử khách quan, toàn diê ‘n, chống đô ‘c đoán.
Trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn là viê ‘c rút ngắn thời hạn tố tụng
của các cơ quan: CQĐT: 12 ngày, VKS: 5 ngày, TA: 7 ngày… thì không theo
nguyên tắc này vì ở thủ tục rút gọn thì chỉ có 1 thẩm phán không có hô ‘i thẩm tham
gia và chỉ diễn ra ở phiên tòa sơ thẩm cấp huyê ‘n rút gọn nên không thể quyết định theo đa số.
Câu 50: Trình bày hê ‚ thống tòa án nhân dân và phương hướng tổ chức tòa án nhân dân theo HP 2013 Trả lời
• Điều 2 Luâ ‘t tổ chức TAND 2002 quy định:
Ở nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các Tòa án sau đây:
1. Tòa án nhân dân tối cao;
2. Các Tòa án nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương;
3. Các Tòa án nhân dân huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; 4. Các Tòa án quân sự;
5. Các Tòa án khác do luật định.
Trong tình hình đặc biệt, Quốchội có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biê _t
Sơ đồ tổ chức TAND
• Phương hướng tổ chức TAND theo HP 2013
K2 Đ102 quy định “Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luâ ‘t định.”
Như vậy, theo quy định này của Hiến pháp thì hệ thống Tòa án được tổ chức theo
cấp xét xử không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Do đó, Luật Tổ chức Tòa án
nhân dân sẽ được sửa đổi theo hướng quy định về tổ chức Tòa án theo 4 cấp, cụ thể là:
- Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực là cấp xét xử sơ thẩm hầu hết các loại vụ án
thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân.
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh là cấp xét xử phúc thẩm là chủ yếu, xét xử sơ thẩm một
số loại vụ án thuộc các trường hợp mà Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực không có
thẩm quyền xét xử sơ thẩm.
- Tòa án nhân dân cấp cao là cấp xét xử phúc thẩm và có thẩm quyền xét xử theo
thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
- Tòa án nhân dân tối cao là cấp xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm cao nhất và chủ
yếu là tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật.
Tổ chức Tòa án theo 4 cấp nêu trên thì chỉ có Tòa án nhân dân cấp tỉnh là gắn với
địa giới hành chính cấp tỉnh, còn Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, Tòa án nhân
dân cấp cao không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Theo đó, đây cũng là những
yếu tố để đảm bảo cho tính khả thi của nguyên tắc Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Chương 12 VKSND
Câu 51. Trình bày chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND.
Thực hành quyền công tố:
là hoạt động VKSND sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý để làm rõ sự thật
của vụ án, xác định tội phạm, người phạm tội, quyết định việc truy tố, buộc tội,
người phạm tội theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự.
Chia làm 2 giai đoạn: Điều tra (Điều 13 luật tổ chức VKSND) và xét xử (Điều 17 VKSND)
Phạm vi: bắt đầu từ khi phát hiện sự kiện phạm tội và kết thúc khi bản án của Tòa
án có hiệu lực pháp luật
Mục đích: bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh,
đúng người đúng tội không làm oan sai bỏ lọt tội phạm.
Kiểm sát hoạt động tư pháp:
Là hoạt động kiểm soát việc tuân theo pháp luật của các chủ thể tham gia vào quan
hệ tố tụng nhằm đảm bảo đúng pháp luật.
Nội dung: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra,xét xử vụ án hình
sự của CQ điều tra, giải quyết vụ án dân sự, hành chính…, trong thi hành bản án,
kiểm sát trong tạm giữ tạm giam, quản lý, giáo dục người chấp hành hình phạt tù.
Câu 52 Trình bày nội dung công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều
tra theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 107 HP 2013 và Chương II Luật TCVKSND năm
2002 các điều từ 12 đến 15. Nội dung:
Khoản 1 Điều 107 HP 2013: VKSND thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
Điều 14. Khi thực hiện công tác kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có
những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Kiểm sát việc khởi tố; kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ
án của cơ quan điều tra;
2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng;
3. Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật;
4. Yêu cầu cơ quan điều tra khắc phục các vi phạm pháp luật trong hoạt
động điều tra; yêu cầu Thủ trưởng cơ quan điều tra xử lý nghiêm minh
Điều tra viên đã vi phạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra;
5. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức và đơn vị hữu quan áp dụng các biện
pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
Đối tượng: Người phạm tội có hành vi có dấu hiệu của tội phạm
Mục đích: (Điều 12 LTCVKSND 2002):
1. Mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời,
không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội;
2. Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế
các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh
dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật;
3. Việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp
luật; những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện,
khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh;
4. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cứ và đúng pháp luật.
Câu 53. Trình bày nội dung công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét
xử theo quy định của pháp luật hiện hành.
CSPL Điều 18 LTCVKSND 2002 và khoản 1 Điều 107 Hiến pháp 2013
Nội dung: Khoản 1 HP 2013: VKSND thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
Điều 18. Khi thực hiện công tác kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Viện
kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân;
2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng;
3. Kiểm sát các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân theo
quy định của pháp luật;
4. Yêu cầu Tòa án nhân dân cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ
những vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị.
Đối tượng: Người phạm tội có hành vi có dấu hiệu của tội phạm
Mục đích: Điều 16. Trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân
dân có trách nhiệm thực hành quyền công tố, bảo đảm việc truy tố đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội; kiểm sát việc
xét xử các vụ án hình sự, nhằm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời.
Câu 54. Nguyên tắc tập trung, thống nhất lãnh đạo trong ngành.
Cơ sở pháp lý: Điều 109 HP 2013
- Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp
trên. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương, Viện trưởng Viện kiểm
sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao. Viện trưởng, Phó viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân
dân các địa phương, Phó viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và khu vực,
Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân đều do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tố cao bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức (Điều 9 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002).
Như vậy, tất cả các Viện kiểm sát nhân dân từ trên xuống dưới tạo thành một hệ
thống thống nhất. Mọi hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, dù ở cấp nào, đều
đặt dưới sự lãnh đạo của Viện trưởng. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân phải
chịu trách nhiệm cá nhân về toàn bộ hoạt động của Viện kiểm sát do mình lãnh đạo
trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động của toàn ngành kiểm sát trước
Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Việc thực hiện nguyên tắc tập trung, thống nhất lãnh đạo trong ngành bảo đảm cho
các cấp kiểm sát hoạt động đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả
hoạt động thực hành quyền công tố và hoạt động kiểm sát.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có Ủy ban kiểm
sát. Ủy ban kiểm sát làm việc tập thể, thảo luận và quyết định theo đa số những
vấn đề quan trọng như phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác, dự án luật, dự
án pháp lệnh..v.v… (các điều 32 và 35 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm
2002). Khi Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên ủy ban kiểm
sát thì vẫn thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo lên cấp
trên (lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nếu là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao; lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nếu là Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân cấp tỉnh). Như vậy, quy định này vừa bảo đảm mở rộng dân chủ,
phát huy trí tuệ của tập thể, vừa đề cao trách nhiệm của Viện trưởng.
Câu 55 Phân tích nội dung nguyên tắc khi thực hành quyền công tố, kiểm sát
hoạt động tư pháp, kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của
viện trường viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nguyên tắc thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, kiểm sát viên
tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của viện trưởng VKSND
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 109 Hiến pháp năm 2013 - Nội dung:
+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm tra,xử lý nghiêm m
inh đối với vi phạm pháp luật của Kiểm sát viênkhi thực hiện nhiệm vụ được gi
ao; có quyền rút, đình chỉ hoặchuỷ bỏ các quyết định không có căn cứ hoặc trái
pháp luật củaKiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ.
+ Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao khi cócăn cứ cho rằng vi
ệc đó là trái pháp luật; nếu Viện trưởng vẫnquyết định thì Kiểm sát viên phải c
hấp hành nhưng Viện trưởngphải chịu trách nhiệm về quyết định của mình; tro
ng trường hợpnày, Kiểm sát viên có quyền báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểms
át nhân dân cấp trên trực tiếp và không phải chịu trách nhiệmvề hậu quả của vi
ệc thi hành quyết định đó.
+ Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở hoặc can thiệp trái phápluật vào hoạt động của Kiểm sát viên. -
Ý nghĩa: Là nguyên tắc quan trọng được xác lập trên cơ sở tổchức và hoạt động
của VKSND và là một trong những căn cứđể phân biệt nhiệm vụ, quyền hạn củ
a Kiểm sát viên với lãnhđạo VKSND
Câu 56. Một số điểm mới của chế định Viện kiểm sát nhân dân của Hiến pháp năm 2013:
Chế định VKSND được ghi nhận từ các bản hiến pháp từ HP năm 1959, 1980,
1992, 1992 sửa đổi năm 2001 theo đó quy định VKSND tương đối toàn diện đầy
đủ. Tuy nhiên Hiến pháp 2013 có nhiều sự thay đổi trong đó vị trí, chức năng,
nhiệm vụ quyền hạn của VKSND về cơ bản vẫn được giữ nguyên nhưng cũng có
một số sự sửa đổi bổ sung quan trọng khác. Các điểm mới đó là:
Mặt hình thức: hiến pháp 2013 ghi nhận chế định VKSND được quy định từ điều
107 đến điều 109 Chương VIII – TAND VKSND. Theo hiến pháp cũ năm 1992
sửa đổi bổ sung năm 2001 thì được quy định từ điều 137 đến 140. So sánh về số
điều hiến pháp 2013 có số lượng ít hơn 1 điều.
Điều 140 HP 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 : Viện trưởng VKSND địa phương
chịu trách nhiệm báo cáo các công tác VKSND và trả lời chất vấn đại biểu
HĐND” đã được quy định ghép vào điều 108 của Hiến pháp năm 2013 và chỉ quy
định ngắn gọn “chế độ báo cóa công tác của Viện trưởng các Viện kiểm sát khác
do luật định”. => thay đổi về mặt hình thức thể hiện kĩ thuật lập pháp tương đối hoàn chình trong HP này.
Hệ thống VKSND được sửa đổi phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp
Khoản 2 điều 107 “VKSND gồm VKSNDTC và các VKS khác do Luật định”
Đối chiếu với bản hiến pháp cũ hệ thống VKS được tổ chức theo địa giới hành
chính địa phương. Còn tại bản hiến pháp mới này hệ thống VKS bao gồm
VKSNDTC và các VKS khác do luật định => tạo tính tùy nghi thuận tiện cho xây
dựng hệ thống VKSND được cụ thể hóa trong luật tổ chức VKSND. Theo đó hệ
thống VKS đã có sự thay đổi:
Dự án luật tổ chức VKS sửa đổi đã được thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2014 có
hiệu lực ngày 1/6/2015. So với luật hiện hành hệ thống VKSND có thêm 1 cấp là
VKSND cấp cao. VKSND cấp cao thuộc VKSND tối cao được lập ra để thực hiện
các việc thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử phúc thẩm, hoạt
động tư pháp đối với các vụ án thuộc thẩm quyền của TAND tối cao.
Nhiệm vụ của VKSND được quy định đầy đủ hơn, phạm vi rộng hơn
Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2001 quy định nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân
dân tối cao tại Điều 126: "Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm
vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm
chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài
sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân” và Điều 137: "Góp phần bảo
đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”.
Hiến pháp năm 2013 đã quy định một cách đầy đủ và hoàn thiện nhiệm vụ của
Viện kiểm sát nhân dân cụ thể như sau: "Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo
vệ pháp luật,bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống
nhất” (Khoản 3 Điều 107). Như vậy, bên cạnh những nhiệm vụ đã quy định, Hiến
pháp năm 2013 đã có quy định mới về nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân đó là
bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp luật thông qua các hoạt
động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Thực chất chức năng
thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân
dân là bảo vệ pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và
thống nhất, bảo đảm cho mọi tội phạm và vi phạm pháp luật đều được phát hiện,
xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô
tội, bảo đảm việc giải quyết các vụ án đúng pháp luật, nghiêm minh, đồng thời bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Trên cơ sở cụ thể hóa chức năng thành các nhiệm vụ, Hiến pháp năm 2013 đã quy
định Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng chứng minh sự tồn tại
của cơ quan Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước là đúng đắn.
Như vậy, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong bảo vệ quyền con người,
quyền công dân phù hợp với chức năng được giao đảm nhiệm. Bởi lẽ, khi tiến hành
tố tụng, Viện kiểm sát không chỉ đóng vai trò của một bên (bên công tố, buộc tội)
như pháp luật một số nước, mà còn được giao trách nhiệm bảo đảm không bỏ lọt
tội phạm và người phạm tội, chống làm oan người vô tội; không để người nào bị
khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm một cách trái pháp luật.
Quy định mới về nguyên tắc hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
Tiếp tục khẳng định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát là thực
hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục
khẳng định nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành.
Đồng thời bổ sung nguyên tắc "khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động
tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân”. (Khoản 2 Điều 109). Nguyên tắc này một mặt khẳng
định nhằm đáp ứng yêu cầu tăng tính độc lập, thẩm quyền cho Kiểm sát viên, ngăn
ngừa sự can thiệp trái pháp luật của cá nhân, tổ chức vào hoạt động nghiệp vụ của
Kiểm sát viên, đồng thời phù hợp với nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo
trong ngành kiểm sát, bảo đảm sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát mỗi cấp
và sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao. Để cụ thể nguyên tắc này mới được quy định trong Hiến pháp năm
2013, ngành kiểm sát cần nhanh chóng triển khai và thực hiện cơ chế phân cấp
thẩm quyền tố tụng nhằm tăng sự chủ động và đề cao trách nhiệm cho Kiểm sát
viên khi thực thi công vụ, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án. Đặc biệt,
đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân và Bộ luật tố tụng hình sự sẽ được ban hành trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành theo Hiến pháp
năm 2013 không quy định về Ủy ban kiểm sát. Điều này không có nghĩa là Ủy ban
kiểm sát không còn nữa, mà cơ chế của Ủy ban kiểm sát vẫn được xây dựng và
quy định trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân được sửa đổi, bổ sung trong
thời gian tới. Tuy nhiên, sẽ có sự thay đổi cơ bản về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy
ban kiểm sát trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân. Hiến pháp năm 1992 sửa đổi,
bổ sung năm 2001 đã quy định "Ủy ban kiểm sát có quyền thảo luận và quyết định
theo đa số những vấn đề quan trọng”. Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã không quy
định về Ủy ban kiểm sát, nhằm đề cao chế độ thủ trưởng chế của hệ thống Viện
kiểm sát nhân dân, khi đó Ủy ban kiểm sát sẽ sửa đổi từ chế độ làm việc tập thể và
quyết định theo đa số sang chế độ tư vấn, giúp việc cho Viện trưởng trong một số
vấn đề quan trọng để đề cao nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành.
Câu 57. Trình bày hệ thống của VKSND theo quy định của pháp luật hiện
hành và phương hướng tổ chức bộ máy theo Hiến pháp năm 2013.
Hệ thống VKSND theo Luật TCVKSND 2002
Điều 30. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
2. Các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
3. Các Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
4. Các Viện kiểm sát quân sự.
Thẩm quyền của VKSND các cấp
Điều 1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động
tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động
tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát các
hoạt động tư pháp ở địa phương mình.
Các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư
pháp theo quy định của pháp luật. Cơ cấu VKSNTC Điều 31.
1. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:
a) ủy ban kiểm sát, các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng và Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát;
b) Viện kiểm sát quân sự Trung ương.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, các
Kiểm sát viên và các Điều tra viên.
1. ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có: a) Viện trưởng; b) Các Phó Viện trưởng;
c) Một số Kiểm sát viên do ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị
của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp do Viện trưởng chủ trì để
thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng sau đây:
a) Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác của toàn ngành;
b) Dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội; báo cáo của
Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước;
c) Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
d) Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình ủy ban thường vụ
Quốc hội về những ý kiến của Viện trưởng không nhất trí với nghị quyết của Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối
cao về việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm gửi Thủ tướng Chính phủ;
những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động
quan trọng, những vấn đề quan trọng khác do ít nhất một phần ba tổng số thành
viên ủy ban kiểm sát yêu cầu.
Nghị quyết của ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết
tán thành; trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý
kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành
viên ủy ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo
cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước. Phương hướng:
Hệ thống Viện kiểm sát được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án
theo cấp xét xử không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Do đó, Luật Tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân sẽ được sửa đổi theo hướng quy định về tổ chức Viện kiểm sát
theo bốn cấp tương ứng với bốn cấp của Tòa án, cụ thể là:
- Viện kiểm sát nhân dân sơ thẩm khu vực (số lượng và địa hạt tư pháp tương ứng
với số lượng và địa hạt tư pháp của Tòa án nhân dân khu vực);
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (số lượng và đại hạt tư pháp tương ứng với số
lượng và địa hạt tư pháp của Tòa án cấp cao);
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Như vậy, tổ chức Viện kiểm sát theo bốn cấp nêu trên thì chỉ có Viện kiểm sát
nhân dân cấp tỉnh là gắn với đơn vị hành chính cấp tỉnh, còn Viện kiểm sát nhân
dân sơ thẩm khu vực, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao không phụ thuộc vào địa
giới hành chính. Theo đó, đây cũng là những yếu tố để đảm bảo cho tính khả thi
của nguyên tắc Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và nguyên tắc khi
thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo
pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
Điều 39. Th„m quyền của Viện kiểm sát nhân dân các cấp (sửa đổi, bổ sung)
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động
tư pháp đối với những vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền theo quy định của luật.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt
động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao.
3. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt
động tư pháp trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Viện kiểm sát nhân dân khu vực/huyện thực hành quyền công tố, kiểm sát
hoạt động tư pháp trong phạm vi khu vực/huyện.
Phần chính quyền địa phương
Câu 58: thế nào là cấp chính quyền địa phương theo quy định của Hiến pháp 2013
“Chính quyền địa phương” được quy định tại chương IX hp 2013 gồm 7 điều từ 110 đến 117.
• Khoản 1 điều 110 hiến pháp 2013 quy định:
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thị xã vàthành phố thuô ‘c tỉnh; thành phố trực thuộc
trung ương chia thành quận, huyê ‘n, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã vàthành phố thuô ‘c tỉnh chia thành phường
và xã; quận chia thành phường.
Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
• Điều 111 hiến pháp 2013 quy định:
1. Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính
- kinh tế đặc biệt do luật định.
Như vậy trong hiến pháp không có định nghĩa về chính quyền địa phương.Tuy
Nhiên theo các quy định tại chương IX hiến pháp về chính quền địa phương ta có thể hiểu:
CQĐP là hệ thống tổ chức các cơ quan nhà nước ở địa phương (cơ quan đại
biểu và cơ quan hành chính)
nhằm thực hiện các chức năng quản lí nhà nước ở địa phương
trong một đơn vị hành chính lãnh thổ nhất định.
Cấp CQĐP là cấp hành chính NN gồm HĐND và UBND
đc thành lập trên một đơn vị hành chính lãnh thổ,
để thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.
59: Vị trí và chức năng của hội đồng nhân dân theo quy định của hiến pháp 2013 Về vị trí:
Điều 113 hp 2013 khẳng định vị trí của HĐND:
“Hội đồng nhân dân là cơ
quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý
chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra,
chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát
việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết
của Hội đồng nhân dân”.
HĐND một bộ phận của bộ máy nc thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Về chức năng:
• Chức năng chung của CQĐP (gồm HĐND, UBND): tổ chức và bảo đảm
việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề
của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước
cấp trên. Theo đ 112 hp 2013
• Chức năng riêng của HĐND: cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,
quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo
Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Câu 60: vị trí và chức năng của ủy ban nhân dân theo quy định của hiến pháp 2013 Về vị trí:
Điều 114 hp 2013 khẳng định vị trí của UBND
“Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu
là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ
chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ
quan nhà nước cấp trên giao”.
UBND một bộ phận của bộ máy nc thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Về chức năng:
• Chức năng chung của CQĐP: tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và
pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định;
chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.
• Chức năng riêng của UBND: tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở
địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực
hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Một số điểm mới cơ bản của Hiến pháp năm 2013
Ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là Hiến pháp 2013), tạo cơ
sở pháp lý thuận lợi và vững chắc cho công cuộc đổi mới toàn diện, hội nhập và
phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.
Với 11 chương, 120 điều (gồm 12 điều mới, 101 điều sửa đổi, bổ sung và 7 điều
giữ nguyên), bản Hiến pháp vừa được thông qua có nhiều điểm mới cả về nội dung
và kỹ thuật lập hiến, thể hiện đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước
và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân do Đảng lãnh
đạo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quy định đúng đắn,
đầy đủ và khái quát hơn về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ
và môi trường, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy nhà nước, về hiệu lực và quy trình
sửa đổi Hiến pháp. Bài viết sau đây xin được giới thiệu những điểm mới cơ bản của Hiến pháp 2013:
1. Về chế độ chính trị
Chương I của Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình tổng thể
của thể chế chính trị đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011) và
Hiến pháp 1992, bên cạnh đó, đã làm rõ hơn một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, Hiến pháp bổ sung thêm một điểm quan trọng là “Nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ”(Khoản 2, Điều 2) cùng với việc tiếp tục
thể hiện nhất quán, xuyên suốt quan điểm “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức”.
Thứ hai, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” được
ghi nhận trong Hiến pháp bằng quy định “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Khoản 3, Điều 2). Nguyên tắc này được
thể hiện xuyên suốt trong các chương quy định về tổ chức bộ máy nhà nước tại
Hiến pháp 2013. Kiểm soát quyền lực là nguyên tắc quan trọng của nhà nước pháp
quyền, việc ghi nhận nguyên tắc này trong Hiến pháp 2013 đã thể hiện rõ bản chất
của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân Nhân dân, vì Nhân dân.
Thứ ba, quy định “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực
tiếp” (Điều 6) được ghi nhận thành nguyên tắc trong Hiến pháp, đây là điểm mới
quan trọng của Hiến pháp 2013 so với các bản Hiến pháp trước đây. Theo đó, nhân
dân được thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện
thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà
nước mà không chỉ thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân như theo Hiến pháp năm 1992.
Thứ tư, Hiến pháp 2013 làm sâu sắc hơn tính tiên phong, bản chất giai cấp công
nhân và nhân dân của Đảng, đồng thời bổ sung vào Điều 4 quy định về trách nhiệm
chính trị - pháp lý của Đảng đối với Nhân dân, theo đó, Đảng phải “gắn bó mật
thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách
nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình” (Khoản 2, Điều 4).
2. Về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được
sửa đổi, bổ sung, bố cục lại từ Chương V của Hiến pháp 1992 và được đặt tại
Chương II, ngay sau Chương I về Chế độ chính trị, khẳng định vai trò quan trọng
của chế định này, thể hiện sự chuyển biến tích cực về nhận thức và tư duy trong
việc ghi nhận quyền con người trong Hiến pháp. Hiến pháp 2013 đã thể hiện nhất
quán đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong việc công nhận, tôn trọng, bảo
đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, phù hợp
các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên với những
điểm mới cơ bản như sau:
Thứ nhất, việc Hiến pháp 2013 khẳng định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp
luật” là một bước tiến bộ vì Hiến pháp năm 1992 chỉ ghi nhận quyền con người về
chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được thể hiện trong quyền công dân. Các
chương về Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân đều có quy định
Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ quyền
con người, quyền công dân. Đồng thời, Hiến pháp 2013 đã bổ sung nguyên tắc hạn
chế quyền con người, quyền công dân phù hợp với các công ước quốc tế về quyền
con người mà Việt Nam là thành viên. Theo đó, quyền con người, quyền công dân
chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do
quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (Điều 14).
Thứ hai, Hiến pháp 2013 ghi nhận một số quyền con người chưa được đề cập trong
Hiến pháp năm 1992 như quyền sống (Điều 19); quyền hiến mô, bộ phận cơ thể
người và hiến xác (Khoản 3, Điều 20); quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng
tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình (Khoản 1, Điều 21); quyền hưởng thụ và tiếp
cận các giá trị văn hóa (Điều 41); quyền được sống trong môi trường trong lành
(Điều 43);… Bên cạnh đó, Hiến pháp 2013 cũng bổ sung quy định về một số
quyền công dân như: quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34); quyền xác
định dân tộc (Điều 42);… Những bổ sung này thể hiện rõ hơn trách nhiệm của Nhà
nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân. Hiến pháp
2013 cũng quy định trách nhiệm của Nhà nước là phải ban hành luật hoặc pháp
luật để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người và công dân thực hiện tốt các quyền của mình.
3. Về chế độ kinh tế
Hiến pháp 2013 đã làm rõ hơn tính chất, mô hình kinh tế, vai trò quản lý của Nhà
nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc quản lý và sử dụng
đất đai, đồng thời thể chế hóa quan điểm phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ,
hài hòa với phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về tính chất và mô hình của nền kinh tế, Hiến pháp 2013 quy
định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự
chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển
văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Điều 50). Ngoài việc tiếp tục kế thừa quy
định của Hiến pháp 1992, quy định tại Điều 50 Hiến pháp 2013 đã thể hiện được
bản chất cũng như động lực và mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN, bảo đảm sự gắn kết hài hòa và chặt chẽ giữa phát triển kinh tế
và các vấn đề xã hội.
Thứ hai, về các thành phần kinh tế, kế thừa tinh thần của Hiến pháp 1992, Hiến
pháp 2013 quy định “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo”. Tuy nhiên, Hiến pháp 2013 không nêu cụ thể các thành
phần kinh tế như Hiến pháp năm 1992; tên gọi, đặc điểm và vai trò của từng thành
phần kinh tế sẽ được xác định trong luật và các chính sách cụ thể của Nhà nước.
Hiến pháp 2013 chỉ quy định những vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc đó là “Các
thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”.
Thứ ba, về quản lý và sử dụng đất đai, là tài nguyên đặc biệt của quốc gia và nguồn
lực quan trọng phát triển đất nước, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm
đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đây là quan điểm nhất quán của Đảng
và Nhà nước đã được xác định từ bản Hiến pháp 1980. Hiến pháp 2013 đã bổ sung
quy định “quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ” (Khoản 2, Điều 54), thể hiện
trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền sử dụng đất của công dân, là cơ
sở hiến định để tiếp tục phòng, chống và xử lý nghiêm minh các trường hợp sai
phạm trong thực hiện pháp luật về đất đai. Hiến pháp 2013 cũng quy định Nhà
nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết
vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, dân
tộc. Để tránh việc thu hồi đất tùy tiện, Hiến pháp 2013 quy định chỉ thu hồi đất để
thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội gắn trực tiếp với các mục tiêu vì lợi
ích quốc gia, công cộng; bên cạnh đó, việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch
và được bồi thường theo quy định của pháp luật. Hiến pháp 2013 cũng bổ sung quy
định về việc Nhà nước trưng dụng đất phù hợp với Điều 32, đồng thời là cơ sở cho
việc cụ thể hóa các quy định về trưng dụng đất trong Luật Đất đai và các văn bản pháp luật có liên quan.
Thứ tư, Hiến pháp 2013 đã bổ sung một điều khoản quy định về tài chính
công: “Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn
tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu
quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật…” (Khoản 1, Điều 55).
Hiến pháp 2013 cũng bổ sung quy định “Nhà nước bảo đảm ổn định giá trị đồng
tiền quốc gia” nhằm tạo cơ sở hiến định cho luật chuyên ngành quy định cụ thể các
công cụ, giải pháp để Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ. 4. Về Quốc hội
Trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Điều 83 Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 tiếp tục
khẳng định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện
quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và
giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Hiến pháp 2013 đã sửa đổi quy
định về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Hiến pháp 2013 quy định Quốc hội quyết định “mục tiêu, chỉ tiêu, chính
sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” (Khoản 3, Điều
70). Quy định như vậy rõ ràng, khả thi, phù hợp hơn với điều kiện phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN của đất nước và xác định rõ hơn quyền quyết
định của Quốc hội với quyền quản lý, điều hành của Chính phủ. Thứ hai
“quyết định chính sách cơ bản về
, Hiến pháp 2013 quy định Quốc hội tài
chính, tiền tệ quốc gia”, đồng thời bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong
việc “quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính
phủ” (Khoản 4, Điều 70).
Thứ ba, bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Khoản 7, Điều 70).
Thứ tư, bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc giám sát, quy định tổ chức và
hoạt động, quyết định nhân sự đối với Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà
nước và các cơ quan khác do Quốc hội thành lập (Khoản 2, 6, 7, 9, Điều 70).
Thứ năm, bổ sung quy định về việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ
do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn (Khoản 8, Điều 70).
Thứ sáu, sửa đổi quy định về thẩm quyền phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế,
theo đó, Quốc hội có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt
hiệu lực của các điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền
quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ
chức quốc tế và khu vực quan trọng, các điều ước quốc tế về quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và các điều ước quốc tế khác trái với luật,
nghị quyết của Quốc hội (Khoản 14, Điều 70).
Thứ bảy, quy định trong Hiến pháp thẩm quyền của Quốc hội trong việc thành lập
Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề
nhất định (Điều 78) được quy định tại Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và
Luật Tổ chức Quốc hội.
Ngoài ra, Hiến pháp 2013 đã bổ sung một số thẩm quyền của Ủy ban thường vụ
Quốc hội với vị trí là cơ quan thường trực, hoạt động thường xuyên của Quốc hội
như thẩm quyền trong việc quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành
chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Khoản 8, Điều 74); thẩm quyền
đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội,
Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy
bản của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước
(Khoản 6, Điều 74); thầm quyền phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ
đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Khoản 12, Điều 74). 5. Về Chính phủ
Hiến pháp 2013 đã bổ sung quy định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành
pháp, khẳng định vị trí của Chính phủ trong tổ chức bộ máy nhà nước, bảo đảm
tính độc lập tương đối của Chính phủ, tạo cơ sở phát huy hơn nữa tính chủ động,
sáng tạo của Chính phủ trong hoạch định, điều hành chính sách quốc gia và tổ chức
thực thi pháp luật. Có thể nêu một số điểm mới cơ bản trong các quy định về Chính phủ như sau:
Một là, Hiến pháp 2013 đã sửa đổi, bổ sung và sắp xếp lại nhiệm vụ, quyền hạn
của Chính phủ cho phù hợp với vị trí, chức năng của Chính phủ trên cơ sở kế thừa
các quy định tại Hiến pháp 1992. Hiến pháp 2013 đã bổ sung thẩm quyền của
Chính phủ trong việc đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường
vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn quy định tại Điều 96 (Khoản 2, Điều 96). Ngoài ra, Hiến pháp 2013
cũng phân định rõ thẩm quyền của Chính phủ trong việc tổ chức đàm phán, ký điều
ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc
ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính
phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại Khoản 14 Điều 70 (Khoản 7, Điều 96).
Thứ hai, Hiến pháp 2013 đã điều chỉnh và cơ cấu lại quy định về nhiệm vụ và
quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ để làm rõ hơn thẩm quyền định hướng, điều
hành hoạt động của Chính phủ; bổ sung thẩm quyền quyết định và chỉ đạo việc
đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn
của Chính phủ, tổ chức thực hiện điều ước quốc tế và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên (Khoản 5, Điều 98).
Thứ ba, để làm rõ trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hiến
pháp 2013 quy định Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ “chịu trách nhiệm
cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành và lĩnh vực
được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách
nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ” (Khoản 4, Điều 95). Ngoài ra, nhằm
tăng cường trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hiến pháp
bổ sung quy định Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ “thực hiện chế độ báo
cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn
đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính
phủ” (Khoản 2, Điều 99). 6. Về Tòa án nhân dân
Hiến pháp 2013 đã bổ sung quy định Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp
(Khoản 1, Điều 102), đồng thời sửa đổi quy định về nhiệm vụ của Tòa án nhân
dân, theo đó, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Khoản 3, Điều 102). Bên
cạnh đó, Hiến pháp 2013 không xác định cụ thể các cấp Tòa án như Hiến pháp
1992 mà để Luật quy định.
Về nguyên tắc hoạt động của Tòa án, theo yêu cầu cải cách tư pháp, Hiến pháp
2013 đã bổ sung nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm và chế độ xét xử
sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm (Khoản 5, 6, Điều 103).
7. Về chính quyền địa phương
Nhằm đổi mới mô hình tổ chức chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển
đất nước trong thời kỳ mới, Hiến pháp 2013 đã quy định một cách khái quát và
nguyên tắc về mô hình chính quyền địa phương làm cơ sở Hiến định để Luật Tổ
chức chính quyền địa phương sau này cụ thể hóa. Hiến pháp 2013 quy định những
vấn đề có tính nguyên tắc về phân công, phân cấp giữa Trung ương và địa phương
và giữa các cấp chính quyền địa phương, bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung
ương, đồng thời phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, cụ thể như sau:
Một là, về đơn vị hành chính, Hiến pháp 2013 bổ sung quy định về đơn vị hành
chính – kinh tế đặc biệt và đơn vị hành chính tương đương với quận, huyện, thị xã
thuộc thành phố trực thuộc trung ương, theo đó, “nước chia thành tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương; tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh;
thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành
chính tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh
chia thành phường và xã; quận chia thành phường. Đơn vị hành chính – kinh tế
đặc biệt do Quốc hội thành lập” (Khoản 1, Điều 110). Ngoài ra, Hiến pháp bổ
sung quy định“Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính
phải lấy ý kiến nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định” (Khoản 2, Điều 110).
Hai là, về tổ chức chính quyền địa phương, Hiến pháp 2013 quy định khái quát
theo hướng việc tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cụ thể ở từng đơn vị
hành chính sẽ được quy định tại văn bản Luật; việc tổ chức chính quyền địa
phương cần phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính –
kinh tế đặc biệt (Khoản 2, Điều 111).
Ba là, về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, Hiến pháp 2013 quy
định “chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp
luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự
kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên”, và “nhiệm vụ, quyền hạn của
chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các
cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa
phương” (Khoản 1, 2, Điều 112).
8. Về Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước
Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước lần đầu tiên được thể chế hóa
trong Hiến pháp với tư cách là các thiết chế hiến định và được quy định trong một
chương riêng của Hiến pháp, tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm
chủ của mình trong bầu cử và trong kiểm soát quyền lực nhà nước, hoàn thiện bộ
máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm
vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử dại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp (Khoản 1, Điều 117). Kiểm toán Nhà nước hoạt
động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng
tài chính, tài sản công (Khoản 1, Điều 118). Tuy nhiên, Hiến pháp 2013 chỉ quy
định khái quát về vị trí, chức năng còn cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn cụ
thể của các cơ quan này sẽ do luật định.
9. Về việc sửa đổi Hiến pháp
Hiến pháp 2013 đã cụ thể hóa quy định về thẩm quyền đề nghị sửa đổi Hiến pháp,
thủ tục soạn thảo Hiến pháp và quy trình thông qua Hiến pháp. Theo Điều 120,
Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba
tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.
Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần
ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Quốc hội thành lập Ủy ban dự
thảo Hiến pháp, Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý ki ến Nhân dân
và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp. Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai
phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về
Hiến pháp do Quốc hội quyết định.
Với những điểm mới được xác định, Bản Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội
thông qua là một bước tiến quan trọng trong lịch sử lập hiến của đất nước. Không
chỉ hướng tới mục tiêu đáp ứng yêu cầu mở cửa, hội nhập của đất nước, việc sửa
đổi bổ sung bản Hiến pháp năm 1992 - được xây dựng trong thời kỳ đầu đổi mới
đất nước, còn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân cả nước, khắc phục được
những hạn chế, bất cập của Hiến pháp 1992.
Hiến pháp 2013 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014. Để có căn cứ pháp lý triển khai
thi hành Hiến pháp, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 64/2013/QH13 ngày
28/11/2013 quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 718/NQ-
UBTVQH13 ngày 02/1/2014 ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó xác định trách nhiệm
của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc tổ chức thi hành Hiến pháp nhằm bảo
đảm các quy định của Hiến pháp thực sự đi vào đời sống, được tôn trọng và
nghiêm chỉnh chấp hành, tạo động lực thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất
nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./. • .1. Về kinh tế
• Hiến pháp đã làm rõ hơn tính chất, mô hình kinh tế (Điều 50, Điều 51), vai
trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
(Điều 52), tài sản công thuộc sở hữu toàn dân (Điều 53), việc quản lý và sử
dụng đất đai (Điều 54) và bổ sung một điều mới (Điều 55) về quản lý, sử
dụng ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia và các nguồn tài chính công khác; cụ thể như sau:
• - Về tính chất, mô hình nền kinh tế: Trên cơ sở kế thừa quy định của Hiến
pháp năm 1992, Hiến pháp quy định nước Cộng hòa XHCN Việt Nam xây
dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc
tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước” (Điều 50). Quy định như vậy vừa thể hiện được bản chất, vừa thể
hiện được động lực và mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ, hài hòa
giữa phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội.
• - Về các thành phần kinh tế: Hiến pháp quy định nền kinh tế Việt Nam là
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo (Điều 51); khẳng
định Nhà nước và kinh tế nhà nước có vai trò quan trọng trong việc định
hướng, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Hiến pháp không nêu cụ thể tất cả các thành phần kinh tế như Hiến pháp
năm 1992. Cách thể hiện này phù hợp với tính chất quy định của đạo luật cơ
bản, còn tên gọi và vai trò của từng thành phần kinh tế sẽ được xác định
trong luật và các chính sách cụ thể của Nhà nước. Hiến pháp quy định các
thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc
dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh
tranh theo pháp luật (Điều 51). Lần đầu tiên, vai trò của doanh nghiệp,
doanh nhân được ghi nhận trong Hiến pháp (khoản 3 Điều 51). Doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải hoạt động theo cơ chế thị trường,
xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp, các cơ chế, chính sách tạo ra sự bất bình đẳng
• - Về các hình thức sở hữu: Hiến pháp ghi nhận, tôn trọng đa dạng hình thức
sở hữu, bảo hộ quyền sở hữu tư nhân cả về tư liệu sản xuất, các quyền tài
sản và sở hữu trí tuệ. Kế thừa và phát triển quy định về sở hữu toàn dân
trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp tiếp tục khẳng định đất đai, tài
nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài
nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài
sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý (Điều 53).
• - Về quản lý và sử dụng đất đai: Đất đai là lãnh thổ thiêng liêng của quốc
gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước. Vì
vậy, quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đã được xác
định từ năm 1980 đến nay là đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Hiến pháp bổ sung quy định “quyền
sử dụng đất được pháp luật bảo hộ” (khoản 2 Điều 54) để thể hiện thái độ
tôn trọng, bảo vệ của Nhà nước đối với quyền sử dụng đất của công dân, vừa
tạo cơ sở pháp lý vững chắc để tiếp tục phòng, chống và xử lý nghiêm minh
các trường hợp sai phạm trong thực hiện pháp luật về đất đai. Hiến pháp quy
định Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường
hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển
kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (khoản 3 Điều 54). Trong điều
kiê ‘n phát triển của nước ta hiê ‘n nay, vẫn cần thiết phải thu hồi đất để thực
hiê ‘n các dự án phát triển kinh tế – xã hô ‘i. Tuy nhiên, để tránh tình trạng thu
hồi đất tràn lan, tùy tiện, Hiến pháp quy định viê ‘c thu hồi đất để thực hiê ‘n
các dự án phát triển kinh tế – xã hô ‘i gắn trực tiếp với các mục tiêu vì lợi ích
quốc gia, công cộng; việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi
thường theo quy định của pháp luật (khoản 3 Điều 54). Hiến pháp bổ sung
quy định về trưng dụng đất có thời hạn trong một số trường hợp đặc biệt
như chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh, trường hợp
phải đối phó với nguy cơ hoặc khắc phục hậu quả thiên tai, dịch
bệnh (khoản 4 Điều 54) để thống nhất với quy định tại Điều 32 của Hiến
pháp về trưng dụng tài sản, đồng thời làm cơ sở cho việc cụ thể hóa các quy
định về trưng dụng đất trong Luật đất đai và các luật có liên quan.
• - Về tài chính công: Hiến pháp bổ sung một điều quan trọng về chính sách
tài chính công (Điều 55) nhằm khẳng định vai trò của tài chính công, trách
nhiệm của các cơ quan, tổ chức sử dụng tài chính công và tạo cơ sở hiến định
• cho việc thiết lập kỷ luật tài chính. Theo đó, ngân sách nhà nước, dự trữ
quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà
nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công
khai, minh bạch, đúng pháp luật. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung
ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách trung ương giữ vai trò
chủ đạo, bảo đảm nhiệm vụ chi của quốc gia. Các khoản thu, chi ngân sách
nhà nước phải được dự toán và do luật định. •