-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi tự luận kinh tế chính trị - Kinh tế chính trị | Trường Đại Học Duy Tân
Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó có sự sản sinh, phổ cập, sử dụngtri thức để tạo ra của cải nâng cao chất lượng cuộc sống, giữ vai trò quyết định đốivới sự phát triển kinh tế.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị (POS 151) 110 tài liệu
Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Câu hỏi tự luận kinh tế chính trị - Kinh tế chính trị | Trường Đại Học Duy Tân
Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó có sự sản sinh, phổ cập, sử dụngtri thức để tạo ra của cải nâng cao chất lượng cuộc sống, giữ vai trò quyết định đốivới sự phát triển kinh tế.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị (POS 151) 110 tài liệu
Trường: Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Duy Tân
Preview text:
II. Tự luận
1. Tính tất yếu của quá trình CNH, vì sao VN tiến hành CNH phải gắn với HĐH
và phát triển kinh tế tri thức? Trả lời:
a. Tính tất yếu của CNH, HĐH ở Việt Nam
CNH,HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh
doanh dịch vụ và quản lý kinh tế- xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử
dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến
hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tạo ra
năng suất lao động xã hội cao.
Đặc điểm của quá trình CNH,HĐH ở Việt Nam
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng XHCN nhằm thực hiện mục tiêu “
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và Việt nam
đang tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
b. Việt Nam tiến hành CNH phải gắn với HDH và phát triển kinh tế tri thức vì:
CNH là một giai đoạn tất yếu của mỗi quốc gia. Đối
với đất nước ta từ một nước
nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nên
thiếu đi cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Khi chuyển sang thời kỳ đổi mới với sự phát
triển của khoa học công nghệ đặc biệt là cách mạng thông tin, tri thức đã cho ra đời các
ngành công nghệ cao. Để bước tới công nghiệp hóa hiện đại hóa Đảng và Nhà nước luôn
nhấn mạnh và chú trọng nền kinh tế tri thức. Vậy trước tiên để trả lời câu hỏi này
chúng ta sẽ tìm hiểu về nền kinh tế tri thức là gì? Vì sao lại coi đó là trọng tâm của sự phát triển?
Nền kinh tế tri thức là gì?
Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó có sự sản sinh, phổ cập, sử dụng
tri thức để tạo ra của cải nâng cao chất lượng cuộc sống, giữ vai trò quyết định đối
với sự phát triển kinh tế. Nền kinh tế tri thức là kinh tế phát triển dựa vào sức mạnh
của tri thức với nguồn lực có chuyên môn cao để tạo ra nhiều của cải vật chất, nâng
cao đời sống người dân, dần hướng tới toàn cầu hóa nền kinh tế.
Lý do công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với kinh tế tri thức
– Tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp: tri thức đóng vai trò quan trọng đòi hỏi
lực lượng lao động phải có tay nghề, kỹ thuật, chất xám có thể áp dụng được vào
sản xuất, sử dụng công nghệ cao, phát triển nền kinh tế.
– Nền kinh tế tri thức dựa vào khoa học công nghệ: cần có những nghiên cứu, sáng
tạo, để tạo ra những công nghệ mới trong khi kinh tế công nghiệp chỉ là tối ưu và
hoàn thiện những công nghệ có sẵn.
– Nền kinh tế tri thức có lao động trí tuệ tạo ra được các sản phẩm có giá trị cao chỉ
cần trong thời gian ngắn.
– Kinh tế tri thức có sự sáng tạo được coi trọng, có năng lực đổi mới, nguồn lực về
trí tuệ là yếu tố then chốt giúp nâng cao sự cạnh tranh, phát triển và thịnh vượng của một nước.
– Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu: Các quốc gia hiện nay luôn cố gắng
tạo ra các công dân toàn cầu, có thể làm việc ở bất cứ nước nào có cùng trình độ tiến tới toàn cầu hóa.
2. Phân tích nội dung và hạn chế của phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
tuyệt đối và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối. Trả lời:
a. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: - Nội dung:
Là giá trị thặng dư được tạo ra do kéo dài thời gian lao động vượt quá
thời gian lao động tất yếu, trong khi năng xuất lao động xã hội, giá trị sức
lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
Ví dụ: ngày lao động 8 giờ, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%(4 giờ lao
động tất yếu,4 giờ lao động thặng dư, bây giờ nhà tư bản kéo dài thời gian
lao động thêm 4 giờ, tỷ suất giá trị thặng dư sẽ tăng lên 8/ 4 x 100% = 200%) - Hạn chế:
+ Vấp phải giới hạn sinh lý cuả công nhân, không có thời gian phục hồi lại thể lực.
+ Phải đối phó với cuộc đấu tranh đòi giảm giờ làm của công nhân.
b. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối: - Nội dung:
Là giá trị thặng dư thu đựơc do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng
cách nâng cao năng suất lao động, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư
trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi.
Ví dụ: Ngày lao động 8 giờ tỷ suất giá trị thặng dư là 100% (4 giờ lao
động tất yếu,4 giờ lao động thặng dư) nay nhà tư bản rút ngắn thời gian lao
động tất yếu xuống 2 giờ ( TGLĐTY còn 2 giờ, TGLĐTD 6 giờ),tỷ suất
giá trị thặng dư sẽ tăng thêm 6/2 x 100% = 300%.
3. Vị trí, nội dung của quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, liên hệ thực tiễn VN. TRẢ LỜI:
* QUY LUÂNT GI䄃Ā TR䤃⌀. a. Vị trí
- Là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, thể hiện bản chất
và chi phối sự vận động của các quy luật kinh tế khác như quy luật cung-cầu, quy luật
cạnh tranh, và quy luật lưu thông tiền tệ.
- Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị. b. Nội dung
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá.
- Nội dung của quy luật: việc sản xuất và lưu thông hàng hoá phải thực hiện hao phí
lao động xã hội cần thiết . Người sản xuất và trao đổi phải tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường.
+ Đối với người sản xuất: hao phí lao động cá biệt của người sản xuất hàng hoá
phải nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết.
+ Đối với lưu thông: Quy luật giá trị đòi hỏi việc trao đổi hàng hoá cũng dựa trên
hao phí lao động xã hội cần thiết theo nguyên tắt ngang giá.
- Cơ chế tác động của quy luật giá trị là thông qua sự vận động của giá cả trên thị
trường, giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị. Cơ chế này phát sinh tác dụng trên
thị trường thông qua cạnh tranh và sức mua của đồng tiền. c. Liên hệ thực tiễn:
Hiện nay nước ta đang hội nhập theo nền kinh tế thế giới với chính sách mở cửa hợp
tác với các nước. Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nước ta
đó là quy luật giá trị. Việc vân dụng quy luật giá trị được thể hiện trên những lĩnh vực như sau:
– Vận dụng quy luật giá trị vào lĩnh vực sản xuất.
Thứ nhất: Đối với việc hoạch toán kinh tế của các doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, mỗi doanh nghiệp là người sản xuất hàng hóa
cạnh tranh gay gắt với nhau, để đứng vững được trên thị trường, chiến thắng đối thủ cạnh
tranh thì họ phải tính đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức giá trị,
giá cả, lợi nhuận, chi phí… Để có lợi nhuận, các doanh nghiệp phải tìm cách hạ thấp chi
phí sản xuất bằng cách hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí vật chất, tăng năng suất lao
động… Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải nắm vững và vận dụng tốt quy luật
giá trị trong hoạch toán kinh tế. Thời gian qua ta thấy có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn
có hiệu quả, điều đó cho thấy các doanh nghiệp đã vận dụng khá tốt quy luật giá trị vào hoạch toán kinh tế.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, Nhà nước
ta đã quyết định cổ phần hóa phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước, và Nhà nước chỉ giữ
lại một số ngành có tính chất an ninh quốc gia. Các doanh nghiệp rồi sẽ dần chuyển thành
các công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu và mỗi cổ đông sẽ vì lợi ích của mình để đầu tư
vào sản xuất, hoạch toán kinh tế sao cho lợi nhuận càng nhiều càng tốt.
Thứ hai: Đối với việc hình thành giá cả sản xuất
Tuy nhiên, trên tực tế giá cả hàng hóa chịu tác động của nhiều yếu tố như cung – cầu,
cạnh tranh, sức mua đồng tiền, giá các mặt hàng liên quan…
– Vận dụng quy luật giá trị vào lĩnh vực lưu thông hàng hóa.
Trong lĩnh vực lưu thông, quy luật giá trị yêu cầu trao đổi phải theo nguyên tắc ngang
giá, tức giá cả bằng giá trị. Dưới tác động quy luật giá trị, hàng hóa trong nền kinh tế sẽ
được đưa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, từ nơi cung nhiều đến nơi cầu nhiều.
Thông qua sự biến động về giá cả trên thị trường, luồng hàng hóa sẽ lưu thông từ đó tạo
sự cân đối về nguồn hàng giữa các vùng miền.
Đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, thông qua
hệ thống giá cả quy luật giá trị có ảnh hưởng nhất định đến việc lưu thông của một hàng
hóa nào đó. Giá mua cao sẽ khơi thêm nguồn hàng, giá bán hạ sẽ thúc đẩy mạnh việc tiêu
thụ và ngược lại. Do đó mà Nhà nước ta đã vận dụng vào việc định giá cả sát giá trị, xoay
quanh giá trị để kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng cường quản lý. Không những thế Nhà
nước ta còn chủ động tách giá cả khỏi giá trị với từng loại hàng hóa trong từng thời kỳ
nhất định, lợi dụng sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị để điều tiết một phần sản xuất và
lưu thông, điều chỉnh cung cầu và phân phối. Giá cả được coi là một công cụ kinh tế quan
trọng để kế hoạch hóa sự tiêu dùng của xã hội.
QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ a. Vị trí: b. Nội dung:
- Tiền là hình thức biểu hiện giá trị của hàng hóa, phục vụ cho sự lưu thông
hàng hóa. Vì vậy, lưu thông tiền tệ do lưu thông hàng hóa quyết định.
-Nội dung quy luật lưu thông tiền tệ là xác định số lượng tiền tệ cần thiết cho
lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kì nhất định.
+Quy luật này được thể hiện như sau: M = P x Q/V Trong đó:
M: Số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông
P: mức giá của đơn vị hàng hóa
Q: số lượng hàng hóa đem ra lưu thông
V: số vòng luận chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.
Như vậy, lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỉ lệ thuận với tổng số giá cả của hàng
hóa đem ra lưu thông và tỉ lệ nghịch với số vòng luân chuyển trung bình của một
đơn vị tiền tệ. Đây là quy luật chung của lưu thông tiền tệ.
c. Liên hệ thực tiễn:
Được vận dụng trong việc điều tiết và kiểm soát lạm phát.