Câu hỏi tự luận môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (Có đáp án)
Bộ câu hỏi ôn tập học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học bao gồm câu hỏi tự luận(có đáp án) giúp sinh viên củng cố kiến thức và đạt điểm cao trong bài thi kết thúc học phần.
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (SSO)
Trường: Học viện Tài chính
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Giảng viên: Huyền Thương Nhóm 1 CQ58/20.21 LT1
I. Danh sách thành viên 1. Đỗ Thị Minh Anh 2. Hoàng Tuấn Anh 3. Lê Thị Mai Anh
4. Nguyễn Thảo Phương Anh ( nhóm trưởng) 5. Phạm Khánh Minh Anh 6. Vũ Tú Anh 7. Nguyễn Ngọc Bích 8. Đào Thị Kiều Chinh
9. Nguyễn Thị Hồng Diệp 10. Phạm Ngọc Duy 11. Nguyễn Trà Giang
12. Trần Hoàng Hải13. Nguyễn Thị Thanh Hằng Nhận xét chung:
- Tích cự tham gia họat động nhóm
- Làm tốt công việc được giao II. Bài tập
Câu 1: Làm rõ khái niệm Chủ nghĩa xã hội
- Chủ nghĩa xã hội là một khái niệm vô cùng rộng lớn, bao hàm
trong nó nhiều nội dung vấn đề về tư tưởng, về tính chất của một chế
độ xã hội, một cuộc cách mạng, một con người. Tuy nhiên, nội dung cơ bản của nó là:
+ Chủ nghĩa xã hội, trước hết là những nhu cầu và hoạt động thực
tiễn của đa số nội dung trong sản xuất ngày càng xã hội hóa (hoạt
động do nhiều người tham gia và cùng hưởng thành quả) và thực hiện
dân chủ với đúng nghĩa quyền lực của nhân dân.
+ Chủ nghĩa xã hội còn là những phong trào thực tiễn của nhân dân
đấu tranh chống chế độ tư hữu- áp bức bóc lột, bất công và mọi tội ác để dành lại dân chủ.
+ Chủ nghĩa xã hội còn là những ước mơ, lí tưởng của nhân dân lao
động về một chế độ xã hội trong đó nhân dân lao động làm chủ và có
quyền lực để cùng nhau xây dựng cuộc sống ngày càng bình đẳng, văn
minh, hạnh phúc cho con người.
+ Chủ nghĩa xã hội còn là những lí tưởng, lí luận, học thuyết giải
phóng con người, giải phóng xã hội khỏi chế độ tư hữu, áp bức bóc
lột, bất công, nghèo khổ, lạc hậu.
+ Chủ nghĩa xã hội còn là một chế độ xã hội mà nhân dân xây dựng
trên thực tế về mọi mặt dưới sự lãnh đạo của đảng tiên phong, của giai
cấp công nhân (thực tế này chỉ có sau cách mạng tháng 10 Nga năm 1917).
=> Như vậy, Chủ nghĩa xã hội không phải là do cách mạng Mác-Lê
nin tạo ra mà là sản phẩm lâu đời của toàn nhân loại qua những nấc
thang phát triển từ thấp đến cao. Chủ nghĩa Mác-Lênin trong đó có
chủ nghĩa xã hội khoa học là sự thừa kế, phát triển và tìm ra những
chính sách khoa học, chính sách thực tiễn để hướng dẫn nhân dân tự giải phóng.
Câu 2: Lược khảo lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mac
1. Khái niệm tư tưởng xhcn
-Tư tưởng là hình thái ý thức của con người, phản ánh điều kiện sinh
hoạt vật chất của xã hội nhất định. -
Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là hệ thống những quan niệm phản
ánh nhu cầu, hoạt động thực tiễn và những ước mơ của các giai cấp
lao động, bị thống trị; phản ánh về con đường, cách thức và phương
pháp đấu tranh nhằm xây dựng một xã hội trong đó không có áp bức,
bóc lột, bất công, mọi người đều bình đẳng về mọi mặt, có cuộc sống
ấm no, tự do, hạnh phúc -
Chính sự xuất hiện của chế độ tư hữu, xuất hiện giai cấp thống
trị và bóc lột lao động được xem như tiền đề KT-XH cho sự xuất hiện
các phong trào và tư tưởng XHCN từ phía nd lđ
2. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa phát triển qua các nấc thang nào?
Tư tưởng XHCN phát triển giữa các nấc thang từ thấp tới cao:
CNXH sơ khai(cổ đại, trung đại) => CNXH không tưởng=> CNXH
không tưởng phê phán =>CNXH khoa học a. Tư tưởng XHCN thời cổ đại: -
Hoàn cảnh lịch sử: Chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã, chế độ
chiếm hữu nô lệ ra đời. Các giai cấp: Quý tộc, chủ nô, thương nhân,
tăng lữ,..hợp thành giai cấp thống trị; còn các giai cấp: nô lệ, nông
dân, thợ thủ công, người tự do.. là giai cấp bị áp bức
=> Cuộc đấu tranh chống áp bức tất yếu diễn ra, phản ánh mâu thuẫn
cơ bản trong phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ -
Nội dung : Tư tưởng XHCN cổ đại là 1 hình thái ý thức của
quần chúng lao động phản kháng chế độ chiếm hữu nô lệ điển hình
trong lịch sử cổ đại: Đế quốc La Mã
+ Thể hiện ước mơ, khát vọng của công chúng bị áp bức về một xã hội tốt đẹp
+ Những ước mơ, khát vọng được quay về “thời đại hoãng kim”,
quay về “tổ chức xã hội sơ khai”( XHCS nguyên thủy)
=> Có thể nói trong xã hội cổ đại người ta chưa thể có những điều
kiện và khả năng vươn tới 1 tương lai tốt đẹp theo mơ ước chủ quan
của mình và cuộc đấu tranh giai cấp triền miên giữa gc chủ nô và nô lệ
đã được kết thúc bằng sự tiêu vong của cả 2 giai cấp ấy.
b. Tư tưởng XHCN thời trung đại
- Hoàn cảnh lịch sử: TK V – XV là thời kì chế độ phong kiến hình thành và phát triển - Nội dung
+ Vào giai đoạn đầu, vai trò của thành thị chưa mạnh, quan hệ kinh tế
hàng hóa- tiền tệ chưa có đièu kiện phát triền rộng rãi, mâu thuẫn cơ
bản là địa chủ phong kiến với nông dân và thợ thủ công. Mức độ đối
kháng xã hội chưa gay gắt và ý thức mang tính chất XHCN của các
giai cấp bên dưới cũng chưa xuất hiện đậm nét
+ Phải đến nửa sau của thời đại này bắt đầu từ TK XI nền kinh tế hàng
hóa- tiền tệ và thương nghiệp dần phát triền thị trường ngày càng mở
rộng, thủ CN rơi vào tình trạng bị tư bản TN chi phối cả về sx và tiêu thụ sp
+ Sức mạnh thương nghiệp tác động cả nông thôn, 1 mặt tạo tiền đề
cho sự giải phóng 1 số nông dân và nông nô, mặt khác kích thích địa
chủ ra sức bóc lột . Nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất sa vào cảnh
bần cùng hóa, tụ tập ở thành thị. Bộ phận tay trắng này hợp thành lớp
người cùng quẫn nhất và mạng nặng tâm lý chống đối chế độ đương thời
=> Những phong trào CM thời kì này thường mang những đặc trưng
chung như tính chất cộng sản tiêu dùng khổ hạnh,trong phạm vi từng
công xã nhỏ mang những khuỵnh hướng vô chính phủ và màu sắc dị giáo
c. Tư tưởng XHCN thời cận đại (CNXH không tưởng thời cận đại) từ
thế kỷ XVI – thế kỷ XVIII:
- Từ khoảng TK XV- XVIII nhân loại có mức phát triền mới trong đskinh tế xã hội
+ Kinh tế: Công trường thủ công có tính chất chuyên môn hóa dần
dần hình thành, dần thay thế cho hiệp tác sản xuất theo kiểu phường hội
+ Xã hội: Sự phân hóa giai cấp diễn ra mạnh mẽ, xung đột giai cấp:
mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân được đẩy lên cao
- Sự phân hóa giai cấp diễn ra mạnh mẽ hơn và xung đột giai cấp diễn
ra quyết liệt hơn. Những thành phần đầu tiên của giai cấp vô sản và
tư sản hình thành, phát triền cùng với sự phát triển của nền CN lớn,
sự mở mang thuộc địa, thị trường TBCN.
- Nhiều cuộc cách mạng tư sản nổ ra và thắng lợi. Giai cấp tư sản
từngbước thiết lập địa vị thống trị của mình. CNTB dần thay thế
CNPK ở Châu Âu, Bắc Mỹ. Sự tích tụ và tập trung cơ bản diễn ra
mạnh mẽ, xung đột giai cấp trở nên gay gắt.
=> Những tiền đề ấy đã làm cho tư tưởng XHCN ptrien bước sang 1
thời kì mới với những công lao và đóng góp của nhà tư tưởng vĩ đại
như Tômat morơ, Uynxtenli,...
- Các đại biểu: + Tômát Morơ (1478-1535)
+ Tômađô Campanenla ( 1568-1639) + Uynxtenli + Grắc Babớp (1700-1797) + Mably (1709-1785) + Giăng Mêliê (1664-1792)
*Tư tưởng XHCN của Tômát Morơ: là “ thủy tổ “ của chủ nghĩa xã hội không tưởng.
+ Tác phẩm: Utopica – Không tưởng.
+ Tư tưởng: nguyên nhân sâu xa của mọi tệ nạn xã hội trong chủ nghiã
tư bản là chế độ tư hữu.
+ Chủ trương : xóa bỏ chế độ tư hữu. Thời gian lao động là 6h/ ngày,
còn lại là thời gian ngủ, hoạt động khoa học, vui chơi.
*Tư tưởng của Tômađô Campanenla
+ Tác phẩm: Thành phố mặt trời
+ Tư tưởng: phủ nhận chế độ tư hữu
+ Chủ trương: xây dựng một xã hội mới, trong đó mọi tài sản đều là
của chung, mọi người đều bình đẳng, tự do và yêu thương nhau. Mọi
người lao động không quá 4h/ngày, thời gian còn lại để ăn nghỉ, giải
trí, nghiên cứu khoa học.
+ Khác với Tômát morơ: áp dụng tiến bộ kỹ thuật làm giảm nhẹ
cường độ lao động của con người; chủ trương phân phối bình quân, theo nhu cầu
*Tư tưởng của Uynxtenli
+ Tác phẩm: Luật tự do.
+ Tư tưởng: phê phán chế độ tư hữu; xây dựng chế độ xã hội bình
đẳng, sản phẩm làm ra là của chung.
+ Chủ trương: xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng một xã hội công bằng,
bình đẳng cả về chính trị, kinh tế và xã hội Thế kỷ XVIII (ở Pháp)
*Tư tưởng của Giăng Mêliê ( 1664 – 1729 ) :
+ Tác phẩm: Những di chúc của tôi. + Tư tưởng: •
Tư hữu là cội nguồn của mọi sự bất hạnh, đau khổ của chiến
tranh và của mọi tội ác khủng khiếp. •
Nguyên nhân cuả bất bình đẳng do chính con người tạo ra.
Những bất bình đẳng có thể bị xóa bỏ. •
Nguời công dân có thể tự giải phóng thông qua con đường đấu tranh cách mạng
*Tư tưởng của Gabrien dơ Manbly (1709 – 1785):
+ Tác phẩm: Bộ luật tự nhiên + Tư tưởng: •
Tư hữu đã làm cho xã hội tốt đẹp trở nên xấu xa. •
Xóa bỏ tư hữu bằng cách: tăng cường hiểu biết, giáo dục về đạo
đức, thay luật lệ cũ bằng luật lệ mới
Trong xã hội mới, mọi người làm việc theo năng lực *Tư
tưởng của Grắc Babớp ( 1760 – 1797 ): ●
+ Tác phẩm: Bản tuyên ngôn của những người bình dân – một
cương lĩnh hành động với những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể
được thực hiện trong tiến trình cách mạng. ●
Ví dụ: Sản xuất bánh mỳ, phát cho quần chúng lao động. ●
Nắm giữ nhà ở của bọn giàu, chia cho dân nghèo.● + Lần
đầu tiên phong trào đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội đặt ra với
tính chất là phong trào thực tiễn
d. Chủ nghĩa XH không tưởng phê phán TK XIX
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Cuối thế kỷ XVIII được coi là thời kỳ bão táp của CM tư sản:
+ Nền sản xuất CN phát triển
+ Mâu thuẫn giữa giai cấp TS vs GCVS và nhân dân lao động
- Giai cấp vô sản lớn mạnh và trở thành 1 lực lượng XH quan trọng=>
Từ những biến đôi về kinh tế, XH trên dẫn đến những biến đổi trong
đời sống tinh thần của XH, trước hết là trong ý thức XH, xuất hiện các nhà tư tưởng
Côlôđơ Hăngriđơ Xanhximông ( 1760 – 1825) :Xuất thân trong một
gia đình dòng dõi quý tộc ở Pháp + Tư tưởng: •
Sự phát triển của xã hội là một quá trình tiến bộ không ngừng từ thấp đến cao •
Luận giải về vẫn đề giai cấp và xung đột giai cấp •
Xanhximông là người phát ngôn của giai cấp cần lao •
Chỉ ra tính nửa vời, thiếu triệt để của cuộc cách mạng tư sản Pháp ( 1789) •
Một dân tộc chấp nhận một điều làm nguyên tắc cơ bản là
người nghèo phải rộng lượng với người giàu ... những kẻ phạm
tội lớn nhất ... có quyền trừng phạt những lỗi lầm nhỏ ... những
người vô đạo đức có nhiệm vụ dạy đức hạnh cho công dân” •
Không chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữu •
Phác họa mô hình xã hội tương lai: xã hội có nền sản xuất công
nghiệp hiện đại, một xã hội “tự do, bình đẳng và bác ái”
+ Biện pháp thực hiện: “con đường bình yên chung” để có một xã hội công bằng, tốt đẹp. + Hạn chế •
Vẫn duy trì chế độ tư hữu •
Giái quyết xã hội bằng con đường thuần túy hòa bình
+ Ăngghen nhận xét : “ Xanhximông có một tầm mắt rộng thiên tài”
“ Chủ nghĩa Xanhximông chỉ có thể là thơ ca xã hội mà thôi” Saclo Phurie ( 1772-1837) -
Phê phán và lên án XHTB 1 cách sâu sắc -
Khẳng đinh phải thay thế XHTB -
Kết luận “ Sự nghèo khổ sinh ra từ chính bản thân là sự thừa thãi” -
Xã hội mới phải có sự thống nhất lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và xã hội -
Khẳng định quyền lao động của con người đưa lên hàng đầu \ Hạn chế -
- Không có chủ trương đấu tranh xóa bỏ chế độ tư hữu - - Phản đối bạo lực
Angghen đánh giá :” Phurie nắm phép biện chứng 1 cách cũng tài tình
như Heghen là người đương thời” Rôbớt Ôoen (1771- 1858) -
Ông kiên quyết bác bỏ chế độ tư bản vì nó là nguyên nhân của
mọi tội phạm và thảm kịch cuả con người -
Ông nêu bật tính chất 2 mặt của nền CNH trong chế độ TBCN
từ đóông kết luận phái xóa bỏ chế độ tư hữu -
Ông đã dự đoán 1 cuộc CMXH vĩ đại mà chính nền đại công
nghiệp là tiền đề cho cuộc CMXH ấy
Hạn chế: Muốn cải tạo xã hội bằng con đường hòa bình và đặt nhiều
hi vọng vào nhà cầm quyền của giai cấp tư sản
Angghen nhận xét: “ Mọi ptrao xã hội, mọi thành tựu thực sự đã diễn
ra ở Anh vì lợi ích của công nhân đều gắn liền với tên tuổi của Ôoen
Giá trị lịch sử của chủ nghĩa xã hội không tưởng •
Thứ nhất chủ nghĩa xã hội không tưởng có giá trị phê phán, lên
án tới phủ nhận chế độ tư bản. •
Thứ 2 là nhận ra rằng một xã hội xậy dựng trên cơ sở tư hữu về
tư liệu sản xuất thì không thể có tự do, bình đẳng , hạnh phúc thực sự nên cần phải xóa bỏ •
Thứ 3 đã đưa ra được nhiều luận điểm có giá trị, nhiều tiên đoán
,dự đoán tài tình về quy luật phát triển xã hội để cho Mác lấy tiền đề
xây dựng xã hội chủ nghĩa mới là xã hội chủ nghĩa •
Thứ 4 thấm nhuần tư tưởng nhân văn, nhân đạo sâu sắc góp
phần động viên,thức tỉnh ý thức đấu tranh của quần chúng lao động
chống lại chủ nghĩa tư bản , góp phần giúp xã hội phát triển Hạn chế •
Thứ nhất là không giải thích được bản chất chế độ nô lệ làm thuê
trong xã hội tư bản chủ nghĩa , không phát hiện học thuyết về giá trị
thặng dư trong nền sản xuất TBCN •
Thứ 2 chưa phát hiện được lực lượng lật đổ chế độ tư sản xây
dựng xã hội mới là giai cấp công nhân •
Thứ 3 các nhà CNXHKT chưa ai đặt mình là người đại diện cho
quyền lợi của giai cấp vô sản và nhân dân lao động để đấu tranh giải
phóng tách học thuyết của mình ra khỏi phong trào quần chúng •
Thứ 4 các nhà CNXHKT còn đứng trên quan điểm duy tâm để
mưu cầu giải phóng xã hội
Nguyên nhân hạn chế của CNXH không tưởng •
Khách quan : Do điều kiện lịch sử quy định, mâu thuẫn giữa giai
cấp vô sản và giai cấp tư sản chưa đạt đến độ chín mười. •
Chủ quan: Do chính các nhà không tưởng chưa thoát khỏi hệ tư
tưởng và thế giới quan của giai cấp mình
Câu 3: Làm rõ khái niệm Chủ nghĩa xã hội khoa học
- Theo nghĩa rộng, Chủ nghĩa xã hội khoa học là chủ nghĩa Mác-Lênin
nói chung với tính cách là sự luận toàn diện (triết học, kinh tế chính
trị và xã hội-chính trị) về sự diệt vọng tất yếu của chủ nghĩa tư bản và
thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa cộng sản, là sự biểu hiện khoa học
những lợi ích cơ bản và những nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp công
nhân. Điều ấy nói lên sự thống nhất, tính hoàn chỉnh về mặt cấu trúc
của chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Theo nghĩa hẹp, chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phậnhợp
thành chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ nghĩa xã hội khoa học là bộ phận
thể hiện tập trung nhất tính chính trị - thực tiễn sinh động của chủ
nghĩa Mác – Lênin. V.I.Lênin khẳng định: Nó là người thừa kế chính
đáng của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loài người đã tạo ra hồi thế kỉ XIX.
- CNXHKH có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Lý luận của CNXHKH là dựa trên cơ sở đúc kết của triết học
MácLênin và cuộc kinh tế học chính trị học Mác-Lênin.
+ CNXHKH đã chỉ rõ lực lượng, con đường, phương thức thủ tiêu tình
trạng người bóc lột người mà những nhà XHCNKT hằng ước mơ. +
CNXHKH là thế giới quan, là hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công
nhâ, nó biểu hiện không chỉ vì lợi ích của giai cấp công nhân mà của
toàn thể nhân dân lao động trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới. + Lý
luận của CNXHKH tổng kết không những kinh nghiệm đấu tranh của
giai cấp công nhân, kinh nghiệm cách mạng XHCN mà còn cả kinh
nghiệm của những phong trào dân chủ của quần chúng của các cuộc
cách mạng dân chủ tư sản và giải phóng dân tộc.
=> CNXHKH là nấc thang phát triển cao nhất của tư tưởng XHCN.
CNXHKH nghiên cứu bản chất của quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa
tư bản lên CNXH, nghiên cứu con đường và phương thức giai cấp thực
hiện sự chuyển biến đó. Chỉ rõ con đường hiện thực dựa vào khoa học
để loại bỏ tình trạng người bóc lột người và đưa ra tổ chức xã hội mới
không biết đến những mâu thuẫn chủ nghĩa tư bản mà những người chủ
nghĩa xã hội không tưởng đã mơ ước nhưng không thực hiện được.
Câu 4: Phân tích hoàn cảnh lịch sử ra đời Chủ nghĩa xã hội khoa học
a. Tiền đề kinh tế - xã hội: *Về kinh tế:
- CNXHKH ra đời vào khoảng những năm 40 của TK XIX. Vào thời
điểm này, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ
chính là nhờ áp dụng các cuộc cách mạng KH-KT nổ ra trươc đó.
- Đến những năm 1840, về cơ bản nước Anh đã trở thành một nước
công nghiệp, chính cuộc cách mạng KH-KT này đã làm cho phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển và đã khẳng định thắng lợi
của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến.
- Thắng lợi ở đây trước hết thể hiện qua: năng suất lao động, một nền
sản xuất hiện đại với lực lượng sản xuất hiện đại, với công cụ sản
xuất và phương thức sản xuất hiện đại hơn so với chế độ phong kiến.
- Nhưng chính sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến những
mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩa tư bản ngày càng diễn ra sâu sắc:
Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất dựa trên sự
chiễm hữu tư nhân tư liệu sản xuất. *Về xã hội:
- Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản diễn ra ngày càng gay gắt
=> Có mâu thuẫn, tất yếu sẽ có đấu tranh. - Tiêu biểu:
+ Cuộc khởi nghĩa của công nhân thành phố dệt Lyon tại Pháp (1831,1834)
+ Cuộc khởi nghĩa của công nhân thành phố Silêdi ở Đức (1844).
+ Phong trào Hiến chương ở Anh (1836-1848).
=> Dù nổ ra mạnh mẽ nhưng các phong trào đều lần lượt thất bại. Từ
đó đặt ra yêu cầu: cần có một lí luận mới tiên tiến, giúp phong trào
công nhân đi tới thắng lợi. Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa Mác ra đời,
trong đó có CNXHKH đã đáp ứng được đòi hỏi của phong trào công
nhân, là vũ khí lí luận của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh
chống lại giai cấp tư sản. Chính sự ra đời của lí luận khoa học này đã
thúc đẩy phong trào công nhân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Và cũng chính phong trào công nhân là cơ sở thực tiễn để Mác và
Ăngghen khái quát thành lí luận trong đó có CNXHKH và là cơ sở để
kiểm nghiệm lí luận này. Nhận xét: -
Lần đầu tiên giai cấp công nhân đã xuất hiện như một lực lượng
chính trị chính trị độc lập với những yêu sách kinh tế, chính trị riêng
của mình và bắt đầu chĩa mũi nhọn của cuộc đấu tranh vào kẻ thù
chính là giai cấp tư sản. -
Sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
đòi hỏi một cách bức thiết có hệ thống lý luận soi đường và một
cương lĩnh chính trị làm kim chỉ nam cho hành động cách mạng b.
Tiền đề khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luận.
*Tiền đề khoa học tự nhiên: -
Đến những năm 40 của TK XIX, KHTN phát triển rất mạnh mẽ.
Tiêu biểu là có ba thành tựu lớn, rất quan trọng. Đó là: + Học thuyết tiến hóa + Học thuyết tế bào
+ Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
=> Ba phát minh này được Ăng-ghen đánh giá là ba phát minh có tính
vạch thời đại, là tiền đề khoa học để Mác và Ăng-ghen xây dựng nên
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và là cơ sở
phương pháp luận cho các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học
nghiên cứu những vấn đề lý luận chính trị - xã hội đương thời.
* Tiền đề tư tưởng lý luận:
- Chủ nghĩa Mác gồm 3 bộ phận: + Triết học Mác + Kinh tế chính trị Mác + CNXHKH
=> Để xây dựng nên Chủ nghĩa Mác, thì Mác và Ăngghen đã kế thừa
có chọn lọc 3 nguồn gốc lí luận. Đó là:
+ Triết học cổ điển Đức: Hê-ghen (1770-1831) và Lút-vich Phoi-ơ-bắc (1724-1804).
=> Tại đây, Mác và Ăngghen đã kế thừa phép biện chứng của nhà triết
học Heghen và chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc. Trên cơ sở kế thừa
có chọn lọc Mác và Ăngghen đã xây dựng nên chủ nghĩa duy vật lịch
sử (Phát kiến thứ nhất).
+ Kinh tế chính trị cổ điển Anh: A.Smith và D.Ricardo.
=> Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, phê phán kinh tế chính trị cổ điển
Anh thì Mác và Ăngghen đã xây dựng nên Kinh tế chính trị Mác và
dấu ấn để lại là “Học thuyết giá trị thặng dư” (Phát kiến thứ hai).
+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán đầu thế kỷ XIX:
H.Xanhximong(1760-1825); S.Phurie (1772-1837) và R.Owen (17711858).
=> Trên cơ sở kế thừa Mác và Ăngghen chọn lọc những điểm tích cực
và loại bỏ mặt hạn chế trong giá trị của CNXH không tưởng để xây
dựng nên bộ phận thứ 3 của CN Mác: CNXHKH và dấu ấn để lại là
phát kiến lớn thứ ba: “Học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân”.
Ba thành tựu trên trở thành 3 nguồn gốc lý luận trực tiếp của chủ
nghĩa Mác. Sự ra đời của CN Mác là hiện tượng hợp quy luật; nó là
sản phẩm của tình hình kinh tế - xã hội đương thời và của tri thức nhân loại.
=> Có thể thấy, tất cả các điều kiện trên chính là hoàn cảnh lịch sử
dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung và CNXHKH nói riêng.
Câu 5: Phân tích vai trò của Mác và Ăng-ghen đối với CNXHKH
* Sơ lược về C.Mác và Ph.Ăngghen
- C.Mác(1818-1883) và Ph.Ăngghen(1820-1895) là hai nhà triết học
vĩ đại của nhân loại, có vai trò to lớn đối với sự ra đời của CNXHKH.
Hai ông đã xây dựng học thuyết khoa học, cách mạng cho giai cấp
công nhân - học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học.
1. Chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị:
- Trong quá trình xây dựng học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học, ở
C.Mác, Ph.Ăngghen đã có quá trình chuyển biến mạnh về lập trường,
quan điểm: từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật; từ lập
trường dân chủ cách mạng sang lập trường xã hội chủ nghĩa.
2. Ba phát kiến vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen:
a. Học thuyết duy vật lịch sử
- Là phát kiến vĩ đại thứ nhất của C.Mác và Ăngghen.
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử với nội dung cơ bản là học thuyết “Hình
thái kinh tế - xã hội” đã chỉ ra bản chất, quy luật chung nhất của sự
vận động và phát triển của xã hội loài người.
- Là cơ sở về mặt triết học để nghiên cứu chế độ tư bản chủ nghĩa,
đãkhẳng định sự vận động và phát triển của những mâu thuẫn trong
chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và sự thắng
lợi của chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan. b. Học thuyết về giá trị thặng dư:
- Là phát kiến vĩ đại thứ 2 của C.Mác và Ăngghen.
- Chỉ rõ bản chất của chế độ làm thuê trong chế độ tư bản chủ nghĩa,
giai cấp tư sản đã có nhiều thủ đoạn tinh vi để chiếm đoạt ngày càng
lớn “giá trị thặng dư” được sinh ra nhờ bóc lột sức lao động của công
nhân. Đó là nguyên nhân cơ bản làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp
công nhân và giai cấp tư sản tăng lên.
- Luận giải khoa học về phương diện kinh tế, khẳng định cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản tất yếu dẫn
đến sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời của chủ nghĩa xã
hội. c. Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân:
- Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa ngày càng phát triển được biểu hiện trong đời sống xã hội
thành mâu thuẫn không thể điều hoà giữa giai cấp tư sản và giai cấp
công nhân. Mâu thuẫn này nhất định sẽ dẫn đến kết cục là lực lượng
sản xuất do giai cấp công nhân là người đại biểu phải phá vỡ quan hệ
sản xuất do giai cấp tư sản bảo vệ. Giai cấp công nhân là lực lượng
cách mạng được lịch sử giao phó sứ mệnh là thủ tiêu chủ nghĩa tư
bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Làm sáng tỏ
sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là phát hiện lớn thứ ba của C.Mác và Ph.Ăngghen.
3. Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản đánh dấu sự ra đời của chủ
nghĩa xã hội khoa học:
- Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học được C.Mác và Ph.Ăngghen
trải nghiệm qua quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn, được phản
ánh qua hàng loạt các tác phẩm của hai ông từ 1843 đến 1848 (Phê
phán triết học pháp quyền Hêghen–Lời nói đầu; Hệ tư tưởng Đức,
Những nguyên lý cộng sản…) và được đánh dấu bằng tác phẩm
“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (2/1848)
Câu 6: Các giai đoạn phát triển cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học
a. C.Mác và Ph.Ăngghen tiếp tục phát triển chủ nghĩa xã hội khoa
học (1848 – 1895) -
Sau “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản”, C.Mác và Ph.Ăngghen
tiếptục bổ sung, phát triển thêm nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học. -
Thông qua thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân
và phong trào cộng sản, hai ông đã viết nhiều tác phẩm và thông qua
các tác phẩm, hai ông đã nêu lên những luận điểm hết sức quan trọng,
làm phong phú thêm chủ nghĩa xã hội khoa học. Đó là những luận điểm sau:
+ Giai cấp công nhân chỉ có thể chiến thắng giai cấp tư sản trên cơ sở
đập tan bộ máy nhà nước tư sản và kịp thời trấn áp những hành động phục hồi của chúng.
+ Cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản và bản
thân nền chuyên chính đó cũng chỉ là bước quá độ để tiến lên xây dựng
một xã hội không có giai cấp.
+ Giai cấp công nhân chỉ có thể giành được thắng lợi khi có được sự
lãnh đạo của một chính đảng được vũ trang bằng lý luận khoa học.
+ Liên minh công – nông là điều kiện cần phải có để đưa cách mạng đến thắng lợi.
+ Trình bày về tư tưởng cách mạng không ngừng: về chiến lược, sách
lược đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân; về sự lựa chọn các
phương pháp và hình thức đấu tranh trong từng thời kỳ phát triển cách
mạng; về các vấn đề xã hội – chính trị mà cách mạng xã hội chủ nghĩa phải giải quyết;…
b. V.I.Lênin phát triển và vận dụng sáng tạo CNXHKH trong hoàn
cảnh lịch sử mới. -
Vlađimia Ilích Lênin (1870 – 1924) là người kế tục một cách
xuấtsắc sự nghiệp vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen. Ông vừa bảo vệ sự
trong sáng, vừa phát triển toàn diện và làm giàu thêm lý luận chủ nghĩa
Mác trong điều kiện lịch sử mới, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai
đoạn đế quốc chủ nghĩa. Ông là người Mácxít đầu tiên vận dụng một
cách sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học vào thực
tiễn đấu tranh xây dựng chính quyền cách mạng của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động, cải tạo xã hội cũ và bắt đầu xây dựng một xã hội
mới – xã hội xã hội chủ nghĩa hiện thực. Ông là lãnh tụ của giai cấp
công nhân Nga và quốc tế, người sáng lập Đảng Cộng sản Liên Xô và Nhà nước Xô Viết. -
Sự phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học
củaV.I.Lênin được chia thành hai thời kỳ cơ bản:
+ Trước Cách mạng Tháng Mười Nga: Trên cơ sở những di sản lý luận
của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã xây dựng một hệ thống lý luận
mang tính nguyên tắc cho các đảng Mácxít kiểu mới của giai cấp công
nhân. Đó là những lý luận về chuyên chính vô sản; về chính đảng kiểu
mới; về liên minh công – nông; về sự chuyển biến cách mạng dân chủ
tư sản kiểu mới lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Sau Cách mạng Tháng Mười Nga: Với yêu cầu của cộng cuộc xây
dựng chế độ mới, V.I.Lênin phân tích và làm rõ nội dung, bản chất của
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về mối quan hệ giữa phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc với phong trào đấu tranh giai cấp của giai
cấp công nhân; về những vấn đề mang tính quy luật của sự nghiệp cải
tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội; về vai trò của quần chúng,…
c. Sự vận dụng và phát triển CNXHKH từ sau Lênin qua đời(1924) đến nay.
- Thời kì từ 1921 đến trước năm 1991:
+ Sau khi Lênin qua đời, đời sống chính trị thế giới chứng kiến nhiều
thay đổi. Sau chiến tranh thế giới cực đoan từ 1939-1945 để lại hậu quả
khủng khiếp cho nhân loại.
+ Xác định nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ và củng cố hoà bình ngăn chặn
đế quốc hiếu chiến, tăng cường đoàn kết cho hoà bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
+ Sau hội nghị Matxcova năm 1960, hoạt động lí luận và thực tiễn của
Đảng cộng sản và công nhân tăng cường hơn trước nhưng vẫn tồn tại
những bất đồng và đấu tranh gay gắt giữa các chủ nghĩa - Từ 1991 đến nay:
+ Cuối thập kỉ 80 đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, do nhiều tác động tiêu
cực, mô hình chế độ xã hội chủ nghĩa của Liên Xô và Đông Âu sụp đổ,
chủ nghĩa xã hội đứng trước thách thức lớn.
+ Trên quốc thế diễn ra nhiều chiến dịch tấn công của các thế lực thù
địch. Song bản chất khoa hoc, sáng tạo, chủ nghĩa xã hội mang sức sống
của quy luật tiến hoá của lịch sử sẽ có bước phát triển mới.
Câu 7: Đối tượng, phương pháp và ý nghĩa của việc
nghiên cứu CNXHKH ?
a. Đối tượng. -
Những quy luật chính trị xã hội trong quá trình hình thành và
thựchiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân nhằm giải phóng con
người, giải phóng xã hội khỏi chế độ tư hữu, áp bức bóc lột, bất công và nghèo nàn, lạc hậu. -
Những nội dung cơ bản của CNXHKH gồm: Sứ mệnh lịch sử
củagiai cấp công nhân gắn liền với Đảng Cộng sản; Cách mạng XHCN;
Hình thái kinh tế xã hội CSCN; Liên minh công nông – tri thức; Dân
tộc, tôn giáo, gia đình, con người,… trong quá trình xây dựng CNXH
gắn liền với lịch sử và thực tiễn mỗi nước, với đặc điểm, xu thế, nội
dung và tính chất của thời đại ngày nay. b. Phương pháp. -
Là một bộ phận hợp thành của CN Mác – Lênin, CNXHKH dựa
vàophương pháp luận Triết học Macxit là CN duy vật lịch sử, là phương
pháp chung để luận giải quá trình hình thành, phát triển của hình thái
kinh tế xã hội CSXN, những quy luật chính trị xã hội của công cuộc xây dựng CNXH. -
Trên cơ sở phương pháp chung đó, CNXHKH cũng đặc biệt
chútrọng sử dụng những phương pháp khác, cụ thể hơn là những
phương pháp đó có tính liên ngành, tổng hợp. + Phương pháp kết hợp lịch sử - logic.
+ Phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị - xã hội dựa trên
các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể là phương pháp có tính đặc thù của CNXHKH.
+ Các phương pháp có tính liên ngành, phân tích, tổng hợp, thống kê,
so sánh, điều tra xã hội học, sơ đồ hóa, mô hình hóa,… c. Ý nghĩa của
việc nghiên cứu CNXHKH. -
Về mặt lý luận: Việc nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát triển
lýluận CN Mác – Lênin là phải chú ý cả ba bộ phận hợp thành của nó.
Nếu không chú ý nghiên cứu, học tập, vận dụng, phát triển CNXHKH
sẽ làm cho Triết học, Kinh tế chính trị Mác – Lênin dễ chệch hướng
chính trị xã hội. Trước hết và chủ yếu là chệch hướng bản chất mục tiêu
là xây dựng CNXH, CNCS, giải phóng hoàn toàn xã hội và con người
khỏi các chế độ tư hữu, áp bức bất công, chiến tranh nghèo nàn, lạc hậu
mà thực tế đã từng chứng kiến. -
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, giảng dạy môn CNXHKH hiện nay
làmột việc khó khăn, khi mà CNXH thế giới lâm vào khủng hoảng,
thoái trào tạm thời. Cần và có khả năng xây dựng một lực lượng đủ
mạnh nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, phát triển CNXHKH
trên cơ sở hiểu đúng và đầy đủ hơn về CN Mác – Lênin gắn với những
vấn đề thực tiễn của thời đại ngày nay.