Câu hỏi tự luận môn Dẫn luận ngôn ngữ | Đại Học Hà Nội

Câu hỏi tự luận môn Dẫn luận ngôn ngữ | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

TỰ LUẬN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ
Câu 1: Đặc trưng của ngôn ngữ
Ngôn ngữ bao gồm 6 đặc trưng cơ bản, đó là:
1. Ngôn ngữ có tính võ đoán:
- Ngôn ngữ có bản chất là 1 loại tín hiệu và tín hiệu có tính võ đoán.
- Tính võ đoán được biểu hiện trong quan hệ giữa mặt biểu hiện mặt được biểu hiện, 2
mặt này có mối quan hệ khăng khít với nhau, song không quy định bản chất của nhau. Bởi vậy,
suy cho cùng, vỏ âm thanh và nội dung mà nó biểu thị là do quy ước, do thói quen của toàn thể
cộng đồng, xã hội quyết định.
VD: Ta không thể lí giải được tại sao âm “cá” lại biểu hiện “con cá” và ngược lại.
- Chính tính đoán, nên cùng 1 svật, trong các ngôn ngữ khác nhau mới thể gọi
tên khác nhau từ đó xuất hiện các hiện tượng đồng âm, đa nghĩa.
VD: “con cá” trong tiếng Việt là “cá”, TA là “fish”, tiếng Khmer là t’rây…
- Tính võ đoán của tín hiệu chỉ mang tính tương đối. Trong các trường hợp từ tượng thanh,
thán từ hay 1 số từ trong những trường hợp nhất định do, đoán không hoàn toàn
tuyệt đối.
VD: những âm thanh “cục tác”, “gâu gâu” …
2. Ngôn ngữ xuất hiện kế tiếp có tính hình tuyến.
- Mặt biểu hiện của ngôn ngữ là âm thanh. Khi đi vào hoạt động, chúng xuất hiện lần lượt,
kế tiếp tạo thành 1 chuỗi. Về mặt thời gian, chúng xuất hiện từ trái sang phải và đọc theo từng
từ theo thời gian. Chính đặc điểm kế tiếp nhau này giúp phân biệt tín hiệu ngôn ngữ với các
loại tín hiệu khác.
- Tính hình tuyến thể hiện rõ nhất khi ta biểu hiện bằng chữ viết. Ta không thể nào nói ra 2
yếu tố/ tín hiệu ngôn ngữ cùng 1 lúc, mà phải phát âm kế tiếp nhau, hết cái này rồi mới đến cái
khác.
VD: (1) không (2) khói (2) hoàng (3) hôn (4) cũng (5) nhớ (6) nhà.
- Tính hình tuyến của tín hiệu ngôn ngữ được coi là 1 nguyên lí cơ bản, có giá trị chi phối
cơ chế hoạt động ngôn ngữ. Các đơn vị, yếu tố của ngôn ngữ kết nối với nhau tành chuỗi theo
những quy tắc nhất định để tạo thành đơn vị lớn hơn. Đặc trưng này góp phần dẫn đến những
hệ quả, quan trọng nhất quan hệ kết hợp giữa các đơn vị ngôn ngữ. Từ đó, người phân tích
ngôn ngữ có thể dựa vào chuỗi lời nói được phát ra theo trình tự thời gian để phân tích và nhận
diện các đơn vị ngôn ngữ, phát hiện quy tắc kết hợp của chúng với nhau.
3. Ngôn ngữ có tính phân đoạn đôi.
- Bậc 1: những đơn vị tự thân không mang nghĩa, số lượng hữu hạn
VD: các âm “a, b, c…”
- Bậc 2: những từ mang nghĩa, do những từ tự thân không mang nghĩa kết hợp lại với nhau,
và các từ có nghĩa kết hợp với nhau tạo nên cấu trúc phức tạp hơn, có khả năng biểu đạt,
biểu hiện những điều mà người sử dụng ngôn ngữ muốn biểu đạt; số lượng vô hạn.
VD: Từ những từ không mang nghĩa “I, a, b…” kết hợp thành từ nghĩa “b+a= ba”,
“b+i=bi” và từ những tư có nghĩa kết hợp thành cấu trúc phức tạp hơn: ba bi…
1
- Khi phân loại các ngôn bản, thể phân thành 2 bậc, từ đó thể thực hiện các thao tác
và thủ tục để phân xuất, xác định các đơn vị của ngôn ngữ.
+ Đơn vị mang nghĩa => câu, ngữ đoạn, từ, yếu tố cấu tạo hoặc biến đổi hình thái của từ
+ Những cái thuộc mặt biểu hiện => thu được âm.
VD: Hai chú chim này
Hai chú chim / này
Hai // chú chim / này
Hai // chú /// chim / này
H //// a //// I //// c /// …
4. Ngôn ngữ có tính sản sinh
- Từ một số lượng hữu hạn những đơn vị, yếu tố sẵn, dựa vào những nguyên tắc đã
được xác định, người sử dụng ngôn ngữ tạo ra và hiểu được rất nhiều các loại đơn vị, yếu
tố mới. Cụ thể là: từ nhiều các âm vị tạo nên từ, từ các từ tạo nên các từ khác nhau (ngữ
đoạn) và cuối cùng kết hợp với nhau tạo thành câu.
- VD:
+ Từ 2 âm b, a và 6 thanh, có thể tạo ra ba, bà, bả, bá, bạ, bã.
+ Từ 3 từ hai, vợ, người có thể tạo ra: hai người vơ’, người hai vợ, vợ hai người, người hai
vợ…
5. Ngôn ngữ có tính đa trị
- ngôn ngữ tính đoán nên kéo theo hệ quả à người s dụng ngôn ngữ thể
chuyển hướng hoặc mở rộng quan hệ, khiến cho 1 vỏ âm thanh đang biểu hiện nội dung này
có thể biểu hiện thêm cả những nội dung của sự vật khác.
VD: Từ “cổ” có thể là cái cổ, bộ phận của con người, động vật; hoặc cổ áo
- Tương quan giữa mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện là bất đối xứng: không phải mỗi 1
vỏ ngữ âm chỉ biểu hiện 1 nội dung và ngược lai. Từ đó làm phong phú thêm năng lực biểu
hiện của ngôn ngữ.
6. Sự biểu hiện của ngôn ngữ không bị chế định về không gian, thời gian.
- Cái biểu hiện của ngôn ngữ dù có bản tính vật chất hay phi vật chất, dù hiện thực hay phi
hiện thực đều không quan trọng. Chỉ cần người ta bảo nó tồn tại là được.
VD. Ta gọi “ông trăng”, “bà trời” không biết giới tính của những thực thể đó, gọi “tiên”
dù không biết có thật hay không.
- Ngôn ngữ được dùng để chỉ ra, thay thế cho những sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quá
trình ở gần hay xa, đã, đang hoặc sẽ tồn tại.
VD: Dù sống ở thời hiện đại, nhưng ta vẫn nói về những chuyện từ quá khứ thời An Dương
Vương xây thành Cổ Loa như 1 cách bình thường…
Câu 2: Phương thức ngữ pháp
A. Khái niệm
- PTNP là biện pháp (cách) sử dụng những phương tiện ngữ pháp để biểu hiện ý nghĩa ngữ
pháp.
2
B. Các phương thức ngữ pháp (8)
1. Phương thức phụ tố.
- Dùng các loại phụ tố nối kết vào đơn vị ngôn ngữ là yếu tố chính để biểu thị ý nghĩa ngữ
pháp.
- Được sử dụng rộng rãi. Các ngôn ngữ biến hình Ấn Âunhiều ngôn ngữ khác sử dụng
phương thức này.
VD: Trong tiếng Anh, ta dùng hậu tố “s, es” để biểu thị số nhiều của danh từ: book – books, cat
– cats…, dùng “ed” để biểu thị thời quá khứ của động từ: work – worked, wash – washed …
2. Phương thức luân chuyển ngữ âm (biến tộ nội bộ).
- Biến đổi 1 bộ phận của căn tố bằng những quy luật biến đổi ngữ âm nhất định để biểu thị
ý nghĩa ngữ pháp của nó.
- Phương thức này thường được dùng trong tiếng A râp, tiếng Anh và 1 số ngôn ngữ Ấn Âu
khác.
VD: Trong tiếng Anh:
Tooth => teeth
Woman => ươmen
3. Phương thức thay thế căn tố (chính tố).
- Thay đổi hẳn vỏ ngữ âm của đơn vị ngôn ngữ (thay đổi từ căn của đơn vị vốn có bằng 1
căn tố khác)
- Các ngôn ngữ Nga, Anh, Pháp nhiều ngôn ngữ Ấn Âu đều sử dụng phương thức ngữ
pháp này.
VD: Trong tiếng Anh, để biểu thị thời quá khứ của động từ go, ta thay bằng went chứ không
phải là goed. Ta dùng better để biểu thị nghĩa tốt hơn của từ good…
4. Phương thức trọng âm.
- Là phương thức sử dụng trọng âm (thay đổi vị trí của trọng âm) để phân biệt ý nghĩa ngữ
pháp của đơn vị ngôn ngữ.
- Tiếng Nga và 1 số ngôn ngữ biến hình khác đều có dùng phương thức trọng âm.
5. Phương thức lặp
- cách lặp lại (láy) toàn phần hoặc 1 phần vỏ ngữ âm của chính tố để biểu thị ý nghĩa
ngữ pháp.
VD. Trong tiếng Việt, ta dùng phương thức lặp để láy lại từ người thành người người, từ nhà
thành nhà nhà để biểu thị số nhiều.
- Phương thức lặp được dùng khá nhiều trong ngôn ngữ, được dùng để biểu thị ý nghĩa ngữ
pháp mới hoặc để cấu tạo tmới. Những hiện tượng lặp nào tạo ra dạng thức mới của từ,
biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của từ trong hoạt động ngôn ngữ, sẽ thuộc phạm vi quan tâm của
nghiên cứu về biến đổi hình thái; còn hiện tượng lặp tạo ra từ mới trên cơ sở từ gốc thì thuộc
phạm vi nghiên cứu của cấu tạo từ.
VD: Trong tiếng Việt, nhỏ => nhỏ nhắn, vội => vội vàng…
- Các ngôn ngữ như tiếng Việt, Hán, Lào… đều có dùng phương thức lặp.
3
6. Phương thức hư từ
- Dùng từ (công cụ ngữ pháp) kết hợp với từ (chứ không kết nối liền vào trong từ) để
thể hiện ý nghĩa ngữ pháp
VD: Trong tiếng Việt, để biểu thị ý nghĩa số nhiều của danh từ, ta kết hợp danh từ với
từ những ở phía trước: người => những người, ngôi nhà => những ngôi nhà, …
Trong tiếng Anh và tiếng Việt, để biểu thị ý nghĩa thời gian của hành động, ta dùng
hư từ will, shall hay đã, sẽ, đang…
- Trong các ngôn ngữ đơn lập không biến hình như tiếng Việt, Hán, Lào, … hư từ được sử
dụng làm phương thức ngữ pháp hết sức phổ biến và có năng lực hoạt động rất mạnh.
7. Phương thức trật tự từ
- Là phương thức dùng các trật tự từ khác nhau để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
- Trong các ngôn ngữ đơn lập không biến hình như tiếng Việt, Hán, Lào, phương thức
này và hư từ được sử dụng phổ biến nhất. Các ngôn ngữ biến hình Ấn Âu cũng có sử dụng
phương thức trật tự từ nhưng không nhiều và mạnh như trong ngôn ngữ không biến hình.
VD: Trong tiếng Việt: trong nhà // nhà trong
(1) Họ (2) thích (3) nó.
(1) Nó (2) thích (3) họ.
Trong tiếng Anh: This book is interesting.
Is this book interesting?
8. Phương thức ngữ điệu.
- Là PT dùng các ngữ ddieuj khác nhau để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp (cụ thể là các ý nghĩa
tình thái của câu)
- Trong các ngôn ngữ Ân Âu như tiếng Anh, phương thức này được biểu hiện rất rõ và hoạt
động khá mạnh.
VD, trong tiếng Anh:
any
Don’t give it to body. (đừng đưa nó cho ai)
Don’t any
Give it to body (đừng đưa nó cho tất cả mọi người
- Tiếng Việttiếng Hán là ngôn ngữ thanh điệu, phương thức ngữ điệu cũngthể dùng
trong các ngôn ngữ này.
VD: Vâng, anh đứng đắn… tử tế. (cố tình kéo dài các từ … => nói mát, biểu thị ý phủ định
thông tin được nói ở thông tin bề mặt của nó)
4
| 1/4

Preview text:

TỰ LUẬN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ
Câu 1: Đặc trưng của ngôn ngữ
Ngôn ngữ bao gồm 6 đặc trưng cơ bản, đó là: 1.
Ngôn ngữ có tính võ đoán:
- Ngôn ngữ có bản chất là 1 loại tín hiệu và tín hiệu có tính võ đoán.
- Tính võ đoán được biểu hiện trong quan hệ giữa mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện, 2
mặt này có mối quan hệ khăng khít với nhau, song không quy định bản chất của nhau. Bởi vậy,
suy cho cùng, vỏ âm thanh và nội dung mà nó biểu thị là do quy ước, do thói quen của toàn thể
cộng đồng, xã hội quyết định.
VD: Ta không thể lí giải được tại sao âm “cá” lại biểu hiện “con cá” và ngược lại.
- Chính vì tính võ đoán, nên cùng 1 sự vật, trong các ngôn ngữ khác nhau mới có thể gọi
tên khác nhau từ đó xuất hiện các hiện tượng đồng âm, đa nghĩa.
VD: “con cá” trong tiếng Việt là “cá”, TA là “fish”, tiếng Khmer là t’rây…
- Tính võ đoán của tín hiệu chỉ mang tính tương đối. Trong các trường hợp từ tượng thanh,
thán từ hay 1 số từ trong những trường hợp nhất định là có lí do, là võ đoán không hoàn toàn tuyệt đối.
VD: những âm thanh “cục tác”, “gâu gâu” … 2.
Ngôn ngữ xuất hiện kế tiếp có tính hình tuyến.
- Mặt biểu hiện của ngôn ngữ là âm thanh. Khi đi vào hoạt động, chúng xuất hiện lần lượt,
kế tiếp tạo thành 1 chuỗi. Về mặt thời gian, chúng xuất hiện từ trái sang phải và đọc theo từng
từ theo thời gian. Chính đặc điểm kế tiếp nhau này giúp phân biệt tín hiệu ngôn ngữ với các loại tín hiệu khác.
- Tính hình tuyến thể hiện rõ nhất khi ta biểu hiện bằng chữ viết. Ta không thể nào nói ra 2
yếu tố/ tín hiệu ngôn ngữ cùng 1 lúc, mà phải phát âm kế tiếp nhau, hết cái này rồi mới đến cái khác.
VD: (1) không (2) khói (2) hoàng (3) hôn (4) cũng (5) nhớ (6) nhà.
- Tính hình tuyến của tín hiệu ngôn ngữ được coi là 1 nguyên lí cơ bản, có giá trị chi phối
cơ chế hoạt động ngôn ngữ. Các đơn vị, yếu tố của ngôn ngữ kết nối với nhau tành chuỗi theo
những quy tắc nhất định để tạo thành đơn vị lớn hơn. Đặc trưng này góp phần dẫn đến những
hệ quả, quan trọng nhất là quan hệ kết hợp giữa các đơn vị ngôn ngữ. Từ đó, người phân tích
ngôn ngữ có thể dựa vào chuỗi lời nói được phát ra theo trình tự thời gian để phân tích và nhận
diện các đơn vị ngôn ngữ, phát hiện quy tắc kết hợp của chúng với nhau. 3.
Ngôn ngữ có tính phân đoạn đôi.
- Bậc 1: những đơn vị tự thân không mang nghĩa, số lượng hữu hạn VD: các âm “a, b, c…”
- Bậc 2: những từ mang nghĩa, do những từ tự thân không mang nghĩa kết hợp lại với nhau,
và các từ có nghĩa kết hợp với nhau tạo nên cấu trúc phức tạp hơn, có khả năng biểu đạt,
biểu hiện những điều mà người sử dụng ngôn ngữ muốn biểu đạt; số lượng vô hạn.
VD: Từ những từ không mang nghĩa “I, a, b…” kết hợp thành từ có nghĩa “b+a= ba”,
“b+i=bi” và từ những tư có nghĩa kết hợp thành cấu trúc phức tạp hơn: ba bi… 1
- Khi phân loại các ngôn bản, có thể phân thành 2 bậc, từ đó có thể thực hiện các thao tác
và thủ tục để phân xuất, xác định các đơn vị của ngôn ngữ.
+ Đơn vị mang nghĩa => câu, ngữ đoạn, từ, yếu tố cấu tạo hoặc biến đổi hình thái của từ
+ Những cái thuộc mặt biểu hiện => thu được âm. VD: Hai chú chim này  Hai chú chim / này  Hai // chú chim / này
 Hai // chú /// chim / này
 H //// a //// I //// c /// … 4.
Ngôn ngữ có tính sản sinh -
Từ một số lượng hữu hạn những đơn vị, yếu tố có sẵn, dựa vào những nguyên tắc đã
được xác định, người sử dụng ngôn ngữ tạo ra và hiểu được rất nhiều các loại đơn vị, yếu
tố mới. Cụ thể là: từ nhiều các âm vị tạo nên từ, từ các từ tạo nên các từ khác nhau (ngữ
đoạn) và cuối cùng kết hợp với nhau tạo thành câu. - VD:
+ Từ 2 âm b, a và 6 thanh, có thể tạo ra ba, bà, bả, bá, bạ, bã.
+ Từ 3 từ hai, vợ, người có thể tạo ra: hai người vơ’, người hai vợ, vợ hai người, người hai vợ… 5.
Ngôn ngữ có tính đa trị -
Vì ngôn ngữ có tính võ đoán nên kéo theo hệ quả à người sử dụng ngôn ngữ có thể
chuyển hướng hoặc mở rộng quan hệ, khiến cho 1 vỏ âm thanh đang biểu hiện nội dung này
có thể biểu hiện thêm cả những nội dung của sự vật khác.
VD: Từ “cổ” có thể là cái cổ, bộ phận của con người, động vật; hoặc cổ áo -
Tương quan giữa mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện là bất đối xứng: không phải mỗi 1
vỏ ngữ âm chỉ biểu hiện 1 nội dung và ngược lai. Từ đó làm phong phú thêm năng lực biểu hiện của ngôn ngữ. 6.
Sự biểu hiện của ngôn ngữ không bị chế định về không gian, thời gian. -
Cái biểu hiện của ngôn ngữ dù có bản tính vật chất hay phi vật chất, dù hiện thực hay phi
hiện thực đều không quan trọng. Chỉ cần người ta bảo nó tồn tại là được.
VD. Ta gọi “ông trăng”, “bà trời” dù không biết giới tính của những thực thể đó, gọi “tiên”
dù không biết có thật hay không. -
Ngôn ngữ được dùng để chỉ ra, thay thế cho những sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quá
trình ở gần hay xa, đã, đang hoặc sẽ tồn tại.
VD: Dù sống ở thời hiện đại, nhưng ta vẫn nói về những chuyện từ quá khứ thời An Dương
Vương xây thành Cổ Loa như 1 cách bình thường…
Câu 2: Phương thức ngữ pháp A. Khái niệm -
PTNP là biện pháp (cách) sử dụng những phương tiện ngữ pháp để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp. 2 B.
Các phương thức ngữ pháp (8) 1.
Phương thức phụ tố. -
Dùng các loại phụ tố nối kết vào đơn vị ngôn ngữ là yếu tố chính để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. -
Được sử dụng rộng rãi. Các ngôn ngữ biến hình Ấn Âu và nhiều ngôn ngữ khác sử dụng phương thức này.
VD: Trong tiếng Anh, ta dùng hậu tố “s, es” để biểu thị số nhiều của danh từ: book – books, cat
– cats…, dùng “ed” để biểu thị thời quá khứ của động từ: work – worked, wash – washed … 2.
Phương thức luân chuyển ngữ âm (biến tộ nội bộ). -
Biến đổi 1 bộ phận của căn tố bằng những quy luật biến đổi ngữ âm nhất định để biểu thị
ý nghĩa ngữ pháp của nó. -
Phương thức này thường được dùng trong tiếng A râp, tiếng Anh và 1 số ngôn ngữ Ấn Âu khác. VD: Trong tiếng Anh: Tooth => teeth Woman => ươmen 3.
Phương thức thay thế căn tố (chính tố). -
Thay đổi hẳn vỏ ngữ âm của đơn vị ngôn ngữ (thay đổi từ căn của đơn vị vốn có bằng 1 căn tố khác) -
Các ngôn ngữ Nga, Anh, Pháp và nhiều ngôn ngữ Ấn Âu đều sử dụng phương thức ngữ pháp này.
VD: Trong tiếng Anh, để biểu thị thời quá khứ của động từ go, ta thay bằng went chứ không
phải là goed. Ta dùng better để biểu thị nghĩa tốt hơn của từ good… 4.
Phương thức trọng âm. -
Là phương thức sử dụng trọng âm (thay đổi vị trí của trọng âm) để phân biệt ý nghĩa ngữ
pháp của đơn vị ngôn ngữ. -
Tiếng Nga và 1 số ngôn ngữ biến hình khác đều có dùng phương thức trọng âm. 5. Phương thức lặp -
Là cách lặp lại (láy) toàn phần hoặc 1 phần vỏ ngữ âm của chính tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
VD. Trong tiếng Việt, ta dùng phương thức lặp để láy lại từ người thành người người, từ nhà
thành nhà nhà để biểu thị số nhiều. -
Phương thức lặp được dùng khá nhiều trong ngôn ngữ, được dùng để biểu thị ý nghĩa ngữ
pháp mới hoặc để cấu tạo từ mới. Những hiện tượng lặp nào tạo ra dạng thức mới của từ,
biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của từ trong hoạt động ngôn ngữ, sẽ thuộc phạm vi quan tâm của
nghiên cứu về biến đổi hình thái; còn hiện tượng lặp tạo ra từ mới trên cơ sở từ gốc thì thuộc
phạm vi nghiên cứu của cấu tạo từ.
VD: Trong tiếng Việt, nhỏ => nhỏ nhắn, vội => vội vàng… -
Các ngôn ngữ như tiếng Việt, Hán, Lào… đều có dùng phương thức lặp. 3 6.
Phương thức hư từ -
Dùng hư từ (công cụ ngữ pháp) kết hợp với từ (chứ không kết nối liền vào trong từ) để
thể hiện ý nghĩa ngữ pháp
VD: Trong tiếng Việt, để biểu thị ý nghĩa số nhiều của danh từ, ta kết hợp danh từ với hư
từ những ở phía trước: người => những người, ngôi nhà => những ngôi nhà, …
Trong tiếng Anh và tiếng Việt, để biểu thị ý nghĩa thời gian của hành động, ta dùng
hư từ will, shall hay đã, sẽ, đang… -
Trong các ngôn ngữ đơn lập không biến hình như tiếng Việt, Hán, Lào, … hư từ được sử
dụng làm phương thức ngữ pháp hết sức phổ biến và có năng lực hoạt động rất mạnh. 7.
Phương thức trật tự từ -
Là phương thức dùng các trật tự từ khác nhau để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. -
Trong các ngôn ngữ đơn lập không biến hình như tiếng Việt, Hán, Lào, … phương thức
này và hư từ được sử dụng phổ biến nhất. Các ngôn ngữ biến hình Ấn Âu cũng có sử dụng
phương thức trật tự từ nhưng không nhiều và mạnh như trong ngôn ngữ không biến hình.
VD: Trong tiếng Việt: trong nhà // nhà trong (1) Họ (2) thích (3) nó. (1) Nó (2) thích (3) họ.
Trong tiếng Anh: This book is interesting. Is this book interesting? 8.
Phương thức ngữ điệu. -
Là PT dùng các ngữ ddieuj khác nhau để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp (cụ thể là các ý nghĩa tình thái của câu) -
Trong các ngôn ngữ Ân Âu như tiếng Anh, phương thức này được biểu hiện rất rõ và hoạt động khá mạnh. VD, trong tiếng Anh: any
Don’t give it to body. (đừng đưa nó cho ai) Don’t any
Give it to body (đừng đưa nó cho tất cả mọi người -
Tiếng Việt và tiếng Hán là ngôn ngữ thanh điệu, phương thức ngữ điệu cũng có thể dùng trong các ngôn ngữ này.
VD: Vâng, anh đứng đắn… tử tế. (cố tình kéo dài các từ … => nói mát, biểu thị ý phủ định
thông tin được nói ở thông tin bề mặt của nó) 4