Câu hỏi tự luận môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | Học viện Chính sách và Phát triển
Câu hỏi tự luận môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (HCP)
Trường: Học viện Chính sách và Phát triển
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Loại câu hỏi: 1,5 điểm (Mức độ trung bình) – 15 câu
Câu 1. Anh (chị) hãy làm rõ chức năng của khoa học Lịch sử Đảng - Chức năng nhận thức
+Để nhận thức đầy đủ, có hệ thống những tri thức lịch sử về sự lãnh đạo, đấu tranh và cầm
quyền của Đảng, nhận thức rõ về Đảng với tư cách một đảng chính trị- tổ chức lãnh đạo giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. - Chức năng giáo dục
+Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức, niềm tự hào, tự tôn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc.
+Giáo dục lý tưởng cách mạng,giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng,giáo dục nhân cách lối sống cao đẹp. -
Chức năng dự báo và phê phán
+Nhận thức quá khứ,hiểu rõ hiện tại và dự báo tương lai của sự phát triển.
Câu 2. Kể tên các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Ý nghĩa của các phong trào đó.
*Phong trào cứu nước theo khuynh hướng phong kiến
+Phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết khởi xướng ( 1885-1896)
+ Phong trào nông dân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám (1884-1913)
*Phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản
+Xu hướng bạo động do Phan Bội Châu tổ chức,lãnh đạo
+Xu hướng cải cách Duy Tân đổi mới của Phan Châu Trinh *Tiểu tư sản yêu nước
+ Tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng của Nguyễn Thái Học Ý nghĩa
-Tinh thần yêu nước của nhân dân
-Đặt ra nhiệm vụ cấp thiết cho thế hệ yêu nước đương thời : tìm ra giai cấp đủ sức lãnh đạo;
tìm ra con đường cứu nước mới
Câu 3. Anh (chị) hãy làm rõ những biến đổi của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX dưới sự thống trị của thực dân Pháp?
-Tính chất xã hội: từ thuần phong kiến sang nửa thuộc địa nửa phong kiến
-Kết cấu giai cấp: trước sự thống trị của thực dân Pháp: địa chủ -nông dân,dưới sự thống trị của
thực dân Pháp: xuất hiện thêm giai cấp,tầng lớp mới: giai cấp công nhân,giai cấp tư sản,tầng lớp tiểu tư sản.
-Thái độ chính trị: dù là giai cấp nào đều bị áp bức,bóc lột
-Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội: từ địa chủ với nông dân sang toàn dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.
-Nhiệm vụ hàng đầu: từ đánh đổ phong kiến sang đánh đổ thực dân Pháp
Câu 4. Anh (chị) hãy nêu ý nghĩa lịch sử sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam? Vì sao
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc? -Ý nghĩa
-Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước.
-Kết hợp chủ nghĩa Mac-Lenin,tư tưởng HCM với phong trào công nhân,phong trào yêu nước.
+Vận dụng sáng tạo cn Mác-Lenin vào đặc điểm dân tộc VN
+Sự nhạy bén chính trị của lãnh tụ HCM
-Là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới + sức mạnh dân tộc+ sức mạnh thời đại -Bước ngoặt lịch sử
-Có 1 chính đảng có đủ khả năng tập hợp lực lượng toàn dân tộc và lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc
-Khẳng định con đường giải phóng dân tộc Việt Nam là con đường cách mạng vô sản.
-CMVN trở thành một bộ phận khăng khít của CMVSTG
Câu 5. Nêu nội dung cơ bản nhất của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
-Xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là “chủ trương làm tư sản dân quyền
cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”
-Nhiệm vụ cách mạng : chống đế quốc,chống phong kiến và chống đế quốc,dành độc lập cho dân
tộc được đặt ở vị trí hàng đầu.
-Lực lượng cách mạng: phải đoàn kết công nhân,nông dân;lôi kéo tiểu tư sản,trí thức vào phe vô
sản giai cấp,lôi kéo bộ phận chưa rõ mặt phản cách mạng,phản cách mạng thì lật đổ
-Phương pháp cách mạng : bạo lực cách mạng
-Xác định vai trò lãnh đạo của Đảng
-Mối quan hệ với CMTG : CMVN trở thành 1 bộ phận của CMTG
Câu 6: Đâu là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách
mạng của Đảng trong giai đoạn 1939-1941? Đảng đã chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
như thế nào? Mâu thuẫn chủ yếu ở nước ta giai đoạn này là mâu thuẫn nào?
-Nguyên nhân trực tiếp : 9/1940,quân phiệt Nhật vào Đông Dương,thực dân Pháp đầu hàng và
câu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương.Nhân dân Đông Dương phải
chịu cảnh “một cổ hai tròng”Pháp-Nhật
- Đảng đã chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
+11/1939 : nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc – đánh đổ đế quốc Pháp
+11/1940 : chưa dứt khoát với giải phóng dân tộc : giữa cách mạng phản đế + cách mạng thổ
địa -> chọn cách mạng thổ địa trước.
+5/1941: dứt khoát đặt giải phóng dân tộc lên hàng đầu
-Mâu thuẫn chủ yếu ở giai đoạn này : dân tộc VN với Pháp-Nhật
Câu 7. Nêu những nội dung quan trọng của Hội nghị Trung ương lần thứ tám tháng 5/1941
Nhận định cuộc cách mạng trước mắt của Việt Nam là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
Lập Mặt trận Việt Minh,khẩu hiệu chính “Đoàn kết toàn dân,chống Nhật,chống Pháp,tranh lại độc lập”
Hoãn cách mạng ruộng đất
Nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu phải giải quyết cấp bách: dân tộc VN với Pháp-Nhật
Quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng
Chủ trương sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập nước VNDCCH theo tinh thần tân dân chủ
Xác định rõ hình thái cách mạng của nước ta. Theo đó, cuộc đấu tranh giành chính quyền, đi từ
khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa.
Câu 8: Tại sao nói, Cách mạng Tháng Tám là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình?
- Tập trung hoàn thành nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là giải phóng dân tộc, tập trung giải
quyết mâu thuẫn chủ yếu của xã hội VN là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với đế quốc xâm
lược và tay sai, đáp ứng đúng yêu cầu khách quan của lịch sử và ý chí, nguyện vọng độc lập, tự
do của quần chúng nhân dân.
-Lực lượng cách mạng bao gồm toàn dân tộc, đoàn kết chặt chẽ trong Mặt trận Việt Minh với
những tổ chức quần chúng mang tên “cứu quốc” động viên đến mức cao nhất mọi lực lượng
dân tộc lên trận địa cách mạng. Cuộc Tổng khởi nghĩa T8 năm 1945 là sự vùng dậy của lực lượng toàn dân tộc.
- Thành lập chính quyền nhà nước” của chung toàn dân tộc” theo chủ trương của Đảng, với
hình thức cộng hòa dân chủ, chỉ trừ tay sai của đế quốc và những kẻ phản quốc.
Câu 9: Tại sao Đảng ta nhận định: vận mệnh dân tộc Việt Nam sau cách mạng Tháng
Tám năm 1945 như “ngàn cân treo sợi tóc”? Đảng ta đã đề ra Chỉ thị gì để giải quyết
khó khăn trong giai đoạn này. Trong Chỉ thị, đã nêu ra những biện pháp cụ thể
để giải quyết những khó khăn là gì?
-Vận mệnh dân tộc Việt Nam sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 như “ngàn cân treo
sợi tóc” do cùng một lúc đối phó nạn đói,nạn dốt và thù trong,giặc ngoài. -Thế giới
Phe đế quốc chủ nghĩa nuôi dưỡng âm mưu mới “chia lại hệ thống thuộc địa thế giới”, ra sức
tấn công, đàn áp phong trào cách mạng thế giói, trong đó có cách mạng Việt Nam. -Trong nước
+Hệ thống chính quyền cách mạng mới được thiết lập, còn rất non trẻ, thiếu thốn, yếu kém về nhiều mặt
+ Hậu quả của chế độ cũ để lại hết sức nặng nề :một nền kinh tế xơ xác, tiêu điều, công nghiệp
đình đốn, nông nghiệp bị hoang hóa, 50% ruộng đất bị bỏ hoang; nền tài chính, ngân khố kiệt
quệ, kho bạc trống rỗng; 95% dân số thất học, mù chữ, nạn đói cuối năm 1944, đầu năm 1945
làm 2 triệu người dân chết đói.
+ Thực dân Pháp âm mưu, hành động quay trở lại thống trị VN một lần nữa. Quân
Anh,quân Tưởng tiến vào lãnh thổ nước ta trong khi còn 6 vạn quân Nhật chưa được giải giáp.
Đảng ta đã đề ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc ( 25/11/1945) (Kháng chiến là xác định kẻ thù
chính của cta là thực dân Pháp quay trở lịa xâm lược, tập trung chĩa mũi nhọn vào chúng; kiến
quốc là vừa xây dựng vừa kiến thiết nước nhà)
-Chống giặc đói,đẩy lùi nạn đói là một nhiệm vụ lớn,quan trọng lúc cấp bách bấy giờ : khẩu
hiệu “Tăng gia sản xuất ngay,tăng gia sản xuất mãi”, “Tuần lễ vàng”,quỹ “Độc lập”,quỹ “Nam
bộ kháng chiến”; chính sách giảm tô 25%,,…
-Chống giặc dốt,xóa nạn mù chữ : phong trào “Bình dân học vụ”,toàn dân học chữ quốc ngữ
-Khẩn trương xây dựng,củng cố chính quyền cách mạng: tổ chức một cuộc bầu cử toàn quốc
để bầu ra Quốc hội và thành lập Chính phủ chính thức; 9/11/1946,Quốc hội thông qua bản
Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước VNDCCH.
Câu 10. Anh chị hãy nêu và làm rõ những phương châm kháng chiến của Đảng trong
đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946-1950.
-Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp : dựa trên sức mạnh toàn dân,tiến hành kháng
chiến toàn dân,toàn diện,lâu dài và dựa vào sức mình là chính.
+Kháng chiến toàn dân: là đem toàn bộ sức dân,tài dân,lực dân,động viên toàn dân tích cực tham gia kháng chiến.
+Kháng chiến toàn diện:là đánh địch trên mọi lĩnh vực,mọi mặt trận không chỉ bằng quân sự
mà cả về chính trị,kinh tế,văn hóa,tư tưởng,ngoại giao,trong đó quân sự,đấu tranh vũ trang vai trò mũi nhọn.
+Kháng chiến lâu dài : lâu dài không có nghĩa là kéo dài vô thời hạn mà phải luôn tranh
thủ,chớp thời cơ thúc đẩy cuộc kháng chiến để từng bước đi đến thắng lợi cuối cùng.
+Kháng chiến dựa vào sức mình là chính : xuất phát từ thực tiễn,bài học kinh nghiệm của dân tộc.
Câu 11: Đại hội lần thứ III (tháng 9/1960) Đảng ta xác định vị trí, vai trò, nhiệm vụ cụ
thể của chiến lược cách mạng mỗi miền là gì? -Miền Bắc:
+ Cách mạng XHCN có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu
thuẫn cho cách mạng Miền Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội về sau
+Giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng VN và đối với sự
nghiệp thống nhất nước nhà. -Miền Nam:
+Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải
phóng Miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống
nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Câu 12: Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975.
-Thắng lợi vĩ đại của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 đã kết thúc 21 năm chiến
đấu chông đế quốc Mỹ xâm lược, 30 năm chiến tranh cách mạng, 117 năm chống đế quốc xâm
lược, giành lại nền độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước.
- Thắng lợi này đã kết thúc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nưốc,
mở ra kỷ nguyên mối cho dân tộc:làm tăng thêm sức mạnh vật chất, tinh thần, thế và lực cho
cách mạng và dân tộc Việt Nam, nâng cao uy tín của Đảng và dân tộc trên trường quốc tế;
nâng cao khí 233 phách, niềm tự hào và để lại những kinh nghiệm quý cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã làm thất bại
âm mưu và thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc tiến công vào chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế
giới; đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lổn nhất, dài ngày nhất của chủ nghĩa đế
quốc kể từ sau Chiến tranh thê giới thứ hai, làm phá sản các chiến lược chiến tranh thực dân
kiểu mới của đế quốc Mỹ và tác động đên nội tình nưốc Mỹ; làm suy yếu trận địa của chủ
nghĩa đế quốc, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của chúng ở khu vực Đông Nam Á, mở ra
sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mối, cổ vũ phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình thế giới.
Câu 13: Tại sao Đảng ta thực chủ trương hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà
nước? Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất (từ ngày 24/6 – 3/7/1976)
đã đặt tên nước, Quốc kỳ, Thủ đô, Quốc ca, Quốc huy như thế nào?
-Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã thắng lợi, nước ta thống nhất về mặt lãnh thổ nhưng
chưa thống nhất về mặt nhà nước-tồn tại 2 chính quyền khác nhau ở 2 miền
+Miền Bắc: Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa
+Miền Nam: Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
1 quốc gia không thể tồn tại 2 chính quyền khác nhau nên Đảng ta chủ trương hoàn thành
thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Thông nhất đất nước vừa là nguyện vọng thiết tha của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách
quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam,của lịch sử dân tộc Việt Nam.
- Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất (từ ngày 24/6 – 3/7/1976) đã đặt tên
nước, Quốc kỳ, Thủ đô, Quốc ca, Quốc huy
• Tên nước là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
• Quốc kỳ: Cờ đỏ sao vàng 5 cánh • Thủ đô là Hà Nội
• Quốc ca: Tiến quân ca
• Quốc huy mang dòng chữ “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Câu 14: Anh (chị) hãy nêu những thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo
của Đảng và những bài học chủ yếu trong quá trình lãnh đạo của Đảng từ khi ra đời đến nay.
Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng:
Đó là thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất
nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế; thắng lợi của công cuộc đổi mới.
Nhhững bài học chủ yếu trong quá trình lãnh đạo của Đảng từ khi ra đời đến nay:
Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Ba là, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết, đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân,
đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.
Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước vối sức mạnh quốc tế.
Năm là, sự lãnh đạo 336 đúng đắn của Đảng là nhân tô' hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Cương lĩnh năm 2011 có sửa đổi hai từ “bảo đảm” bằng từ “quyết định” ở bài học thứ năm; bổ
sung vào nội dung phân tích ở bài học thứ hai: “Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân, sẽ dẫn
đến những tổn thất khôn lường đốỉ vối vận mệnh của đất nưốc, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng”.
Câu 15. Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện đất nước tại
Đại hội nào? Những bài học quý báu rút ra từ Đại hội này là gì?
Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện đất nước tại Đại hội VI
diễn ra tại Hà Nội từ 15- 18/12/1986
Bốn bài học quý báu rút ra từ Đại hội này:
Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”.
Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.
Bốn là, chăm lo xây dựng đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến
hành Cách Mạng xã hội chủ nghĩa
Loại câu hỏi 2,5 điểm (Mức độ khó) – 15 câu
Câu 1: Trình bày những mặt thống nhất và khác biệt cơ bản giữa Luận cương chính trị
tháng 10/1930 và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam? Thống nhất
-Phương hướng chiến lược của cách mạng: cả 2 đều xác định được tính chất của cách mạng
VN là tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng
-Nhiệm vụ cách mạng: chống đế quốc,chống phong kiến để dành lại độc lập dân tộc ( 2 nhiệm
vụ có mối quan hệ khăng khít với nhau)
-Lực lượng cách mạng : chủ yếu là công nhân và nông dân
-Vị trí :CMVN là một bộ phận của CMTG Khác nhau Cương lĩnh 2/1930 Luận cương 10/1930 Mâu thuẫn chủ yếu Mâu thuẫn dân tộc Mâu thuẫn giai cấp
(dân tộc ta với đế quốc Pháp) Nhiệm vụ hàng đầu
Đánh đổ đế quốc;dành độc lập Đánh đổ giai cấp phong dân tộc
kiến;dành lại ruộng đất Lực lượng cách mạng Toàn dân tộc
Giai cấp nông dân,công nhân
Chiến lược liên minh giai
Rộng;đại đoàn kết dân tộc
Hẹp;chỉ giai cấp vô sản và nông cấp dân
Câu 2: Theo Anh (chị), tại sao Đảng và Nhà nước Việt Nam ưu tiên thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân, nông thôn? Để phát triển nông nghiệp,
nông dân nông thôn theo hướng bền vững cần làm gì? -Nông nghiệp
Câu 3: Anh (chị) hãy nêu những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta
xây dựng trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 của Đảng. So với Cương linh
năm 1991, Cương lĩnh năm 2011 đã bổ sung thêm những đặc trưng nào? Ý nghĩa của Cương lĩnh 2011.
Câu 4: Anh (chị) chỉ ra 5 yếu tố cơ bản để tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam? Yếu tố
nào quyết định cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước? Vì sao?
Câu 5: Cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ đổi mới ở Việt Nam là cơ chế nào? Ưu điểm và hạn
chế của cơ chế đó? Những khuyến nghị để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
Câu 6. Hội nghị Trung ương 7 khóa XII (6-2016), Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra Nghị
quyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường. Theo anh chị, trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, chúng ta có nên đánh
đổi môi trường để phát triển kinh tế không? Vì sao? Để bảo vệ môi trường cần làm gì?
Câu 7. Đại hội XII (1-2016) Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra quan điểm về đối ngoại:
“Chủ động tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, lấy lợi ích quốc
gia dân tộc làm mục tiêu cao nhất, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc”. Anh chị hiểu thế nào là chủ động, tích cực hội nhập quốc tế? Trong giai đoạn hiện
nay, để nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam cần làm gì?
Câu 8: Anh chị hãy chỉ ra những tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đối với tài nguyên, môi trường. Những đề xuất của anh chị để thực hiện bảo vệ
môi trường bền vững trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước?
Câu 9: Tại sao Đảng ta xác định: “Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa”?
Câu 10: Đại hội XIII của Đảng (1/2021) đã chỉ ra 3 đột phá chiến lược phát triển đất
nước là gì? Những giải pháp để thực hiện hiệu quả những đột phá đó?
Câu 11: Tại sao Đảng ta xác định “Công nghiệp hóa - hiện đại hóa gắn với phát triển
kinh tế tri thức”? Những giải pháp để gắn CNH-HĐH với phát triển kinh tế tri thức?
Câu 12: Theo anh (chị) nguồn nhân lực con người phục vụ cho quá trình Công nghiệp
hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam có những ưu điểm và hạn chế gì? Những đề xuất của
anh/chị để phát triển nguồn nhân lực con người phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại.
Câu 13: Mục tiêu cụ thể phát triển đất nước trong giai đoạn tới được Đại hội XIII xác
định như thế nào? Theo anh/chị, để thực hiện được mục tiêu trên, Đảng và Nhà nước Việt Nam cần làm gì?
Câu 14: Đại hội XIII của Đảng xác định như thế nào về vai trò của thành phần kinh tế tư
nhân? Ý nghĩa của quan điểm đó? Theo anh/chị, để kinh tế tư nhân có điều kiện phát
triển, Đảng và Nhà nước Việt Nam cần làm gì?
Câu 15: Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng khoá VII (1/1994) xác định
4 nguy cơ thách thức lớn đối với Đảng Cộng sản Việt Nam là gì? Theo anh/chị, hiện nay 4
nguy cơ này còn tồn tại không? Nếu có, ảnh hưởng đến Đảng và chế độ như thế nào? Để đẩy lùi 4 nguy cơ
-Đó là đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nưốc gắn với phát triển kinh tế tri
thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
-Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vởi những quy luật và yêu cầu cao.
-Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời
sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
-Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
-Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế.
-Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường mở
rộng Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Xây dựng Nhà nưốc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
-Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.