-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi tự luận ôn tập - Lịch sử văn minh thế giới | Đại Học Hà Nội
Câu hỏi tự luận ôn tập - Lịch sử văn minh thế giới | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử văn minh thế giới (lsvmtg)
Trường: Đại học Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Nền văn minh phương Đông:
1. Văn minh phương Đông xuất hiện sớm, hầu hết các nền văn minh đều xuất
hiện ở khoảng TNK thứ III TCN. Các nền văn minh xuất hiện và phát triền một
cách độc lập thời gian đầu.
2. Nơi phát nguyên của các nền văn minh phương Đông: Khu vực rộng lớn của
châu Á và Đông Bắc châu Phi.
3. Nền văn minh phương Đông đều có đặc điểm chung là gắn liền với lưu vực các con sông lớn:
Ai Cập – sông Nile, Lưỡng Hà - sông Euphrates ở phía Đông và Tigris ở phía
Tây, Ấn Độ - sông Ấn và sông Hằng, Trung Hoa – sông Hoàng Hà và Trường
Giang. Ngoài ra, nền Văn minh sông Hồng của Việt Nam ở thời cổ đại cũng
được hình thành trên lưu vực các con sông như: sông Hồng, sông Mã…
4. Nền kinh tế chính: Nông nghiệp, đi đôi với nông nghiệp, thủ công nghiệp
cũng phát triển mạnh mẽ.
5. Văn minh phương Đông ra đời khi sức sản xuất còn thấp kém. Vì vậy ko cho
phép các quốc gia cổ đại phương Đông phát triển chế độ nô lệ một cách thuần
thục điển hình, còn nhiều tàn dư của chế độ nguyên thuỷ gây nên tình trạng yếu
kém trì trệ của các nền văn mình phương Đông cổ đại.
6. Các nhà nước phương Đông mang đặc trưng của nhà nước quân chủ chuyên
chế trung ương tập quyền. Mọi quyền lực đều nằm trong tay một người: Pharaol, Thiên tử,…
7. Vua có quyền lực tối cao vừa nắm vương quyền, vừa nắm thần quyền. Đồng
thời là chủ sở hữu tối cao đối với ruộng đất và các thần dân trong công xã.
8. Tư tưởng tôn giáo xuất hiện sớm và ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống xã hội
chi phối văn học - nghệ thuật, y học…
Tóm lại, quá trình phát triển của các nền văn minh phương Đông: Ra đời sớm,
tồn tại rất lâu dài. Đạt được nhiều thành tựu rức rỡ trên các lĩnh vực: chữ viết,
văn học, nghệ thuật, tư tưởng, tôn giáo, khoa học kỹ thuật làm cơ sở cho văn minh thế giới.
2. Một số thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại:
Chữ viết : Người dân Ai Cập cổ đại tin rằng chữ tượng hình do thần trí tuệ
Thoth tạo ra, và họ gọi nó là “ngôn ngữ của các vị thần”.
- Chữ viết Ai Cập cổ đại lúc đầu là chữ tượng hình, tức là muốn viết chữ để biểu
thị 1 vật gì thì vẽ hình thủ của vật ấy. Dần dần về sau xuất hiện những hình vẽ
biểu thị âm tiết. Những hình vẽ biểu thị âm tiết này vốn là những chữ biểu thị 1
từ nhưng đồng âm với âm tiết mà người ta muốn sử dụng (ví dụ con mắt tiếng Ai
Cập là ar, do đó hình con mắt còn biểu thị âm tiết ar).
- Đối với các khái niệm trừu tượng hoặc phức tạp thì phải dùng phương pháp
mượn ý, ví dụ muốn viết chữ khát thì vẽ hình con bò đứng bên cạnh chữ nước,
chữ chính nghĩa thì vẽ lông đà điểu, vì lông đà điểu hầu như dài bằng nhau.
- Dần dần những chỉ âm tiết biến thành chữ cái, ví dụ hòn núi nhỏ đọc là ca
được dùng để biểu thị phụ âm k. Tổng số chữ tượng hình của Ai Cập cổ đại có
khoảng 1000 chữ, trong đó số chữ cái có 24 chữ.
- Chữ viết cổ của Ai Cập thường được viết trên đá, gỗ, đồ gốm, vải gai, da…
nhưng chất liệu dùng để viết phổ biến nhất là giấy papyrus (giấy cói).
- Loại chữ tượng hình này được dùng trong hơn 3000 năm, sau đó không còn ai
biết đọc loại chữ này nữa.
Giải thích : Chữ tượng hình tức là muốn viết chữ để biểu thị một vật gì thì vẽ
hình thù của vật ấy vì vậy mà khi nhìn vào các bản viết chữ Ai Cập cổ đại ta
thường nhìn thấy như người , các đv, núi non, mặt trời, trăng ,sao…
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:
- Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Ai Cập thời cổ đại đã xây dựng nhiều
công trình kiến trúc và điêu khắc như kim tự tháp, các thành phố cổ và đền đài,
tạo dựng các Pharaon, thần linh và cột đá.
- Kim tự tháp là thành tựu nổi bật nhất của kiến trúc Ai Cập cổ đại. Cho đến nay,
người ta đã phát hiện được 138 kim tự tháp, chủ yếu là khu vực ở phía Bắc Ai
Cập gần thủ đô Cairô nằm ở phía Tây sông Nile.
+ Người khởi công xây dựng kim tự tháp đầu tiên là Inhôtép từ vương triều III.
Tháp này được xây dựng ở Saquran cao 60m, đáy hình chữ nhật 120m x
106m, xung quanh có điện thờ.
+ Từ vương triều IV, kim tự tháp được xây dựng nhiều hơn, có quy mô và
kết cấu hoàn chỉnh, kỹ thuật tinh xảo và nghệ thuật trang trí đạt đến trình độ cao:
như tháp Guizet, mỗi cạnh khoảng 157m, cao 102m; tháp Kêphren cao 134m, mỗi cạnh khoảng 215m.
+ Nổi bật nhất là kim tự tháp Kêốp, cao 148m, cạnh 270m, tốn khoảng 23 triệu
phiến đá và phải mất 30 năm mới xây dựng xong.
- Điêu khắc, người Ai Cập cũng đạt trình độ cao, đặc biệt là khắc tượng Spinx
(Nhân sư) ở tháp Kêphren, đầu người mình sư tử, cao 20m, dài 46m.
- Các công trình kim tự tháp, điêu khắc, kiến trúc đều là kết quả của quá
trình lao động và đỉnh cao sáng tạo của con người ở lưu vực sông Nile.
3. Văn minh Ấn Độ: Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo ở Việt Nam:
- Ra đời từ thế kỉ VI TCN. Theo truyền thuyết do Thích Ca Mâuni (563-
483), con của vua Suđôđana nước Kapilavaxtu (một phần miền Nam nước
Nêpan và là bộ phận của Ấn Độ ngày nay).
- Nội dung học thuyết của Đạo Phật là lí giải về nỗi khổ đau và giải thoát nổi
khổ đau... chỉ chủ yếu là sự cứu vớt.
- Tập trung trong tứ diệu đế (bốn nghĩa lí siêu cao) bao gồm: khổ đế, tập
đế, diệt đế và đạo đế.
+ Khổ đế (suy xét về sự khổ cực, luân hồi, nghiệp báo)
+ Nhân đế-Tập đế(nguyên nhân của sự khổ là dục-lòng ham muốn)
+ Diệt đế (con đường tiết dục, diệt dục để trừ nghiệp báo)
+ Đạo đế (con đường để giải thoát khỏi sự luân hồi, nghiệp báo)
- Tại Đại hội Phật giáo lần thứ IV được triệu tập ở Casơmia đã hình thành
hai phái Đại thừa và Tiểu thừa. Phái Đại thừa coi Phật Thích Ca là vị thần cao
nhất của Đạo Phật. Bên cạnh Phật Thích Ca còn có các vị thần khác như Adi đà,
Di lặc, và các Quan Âm Bồ Tát... Phái Đại thừa coi trọng sư sãi, coi họ là kẻ
trung gian giữa tín đồ và Bồ tát.
- Sự phân biệt giữa phái Đại thừa và Tiểu thừa còn thể hiện:
+ Phái Đại thừa mặc áo nâu, tự lao động kiếm sống.
+ Phái Tiểu thừa mặc áo vàng, đi khất thực.
- Đến thời Gúpta, thế kỉ V SCN, đạo Phật không giữ được vị trí như các thời kì
trước mà dần dần nhường chỗ cho Ấn Độ giáo - Đạo Hindu. Ngoài những tôn
giáo lớn trên đây Ấn Độ còn có hàng trăm tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau,
nhưng các tôn giáo tuy có những điểm khác biệt thì ngàn đời nay vẫn chung
sống hòa bình với nhau, làm nên đời sống tâm linh vô cùng phong phú ở Ấn độ…”
Ảnh hưởng của Phật giáo ở Việt Nam:
Là một trong những hệ tư tưởng điển hình trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam,
tinh thần Phật giáo in đậm, tạo nên một sắc thái riêng trong các lĩnh vực văn hóa
dân gian, văn học nghệ thuật, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, văn hóa ẩm
thực, văn hóa kinh doanh... Hầu hết các hoạt động phật sự đều xuất phát từ lợi
ích dân tộc, Tổ quốc và cuộc sống nhân sinh. Lịch sử đã chứng minh, Phật giáo
Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, góp phần vào chấn hưng đất nước, an
sinh, đấu tranh vì hòa bình thịnh vượng...
Thông qua những hoạt động mang tính xã hội, cùng với nhiều tôn giáo khác,
Phật giáo Việt Nam đã thể hiện sâu sắc tinh thần nhân văn, hướng thiện, tăng
cường kết nối tình đoàn kết giữa Đạo với Đời, giữa các tầng lớp nhân dân, góp
phần giáo dục, phát huy tinh thần cộng đồng, phát huy sức mạnh tập thể theo
truyền thống của người Việt.
4. Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại: thành tựu chữ viết, tứ đại phát minh: Chữ viết:
- Vào TNK III TCN, chữ viết Trung Quốc đã ra đời như là một thứ “văn tự kết
thừng”. Đến thời Thương - Ân xuất hiện “văn tự giáp cốt”.
- Thời Tây Chu xuất hiện chữ kim văn.
- Đến thời Xuân Thu - Chiến Quốc, chữ viết được cải tiến, cách viết càng đẹp
nên được gọi là chữ đai triện và tiểu triện.
- Đến đời Tần Thủy Hoàng, Lý Tư soạn ra bộ sách Tam Thương gồm 3.300 chữ.
- Từ chữ giáp cốt, văn tự tượng hình, chữ viết Trung Quốc đã trải qua hàng chục
thế kỷ phát triển sang các loại chữ kim văn, chữ đại triện, tiểu triện để có một
thứ chữ Hán hoàn thiện trong giai đoạn sau này. Tứ đại phát minh:
Thời cổ trung đại nhân dân Trung Quốc có 4 phát minh quan trọng được đánh
giá cao trên thế giới đó là giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.
- Kĩ thuật làm giấy: Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, Trung Quốc vẫn còn viết
chữ trên thẻ tre hoặc lụa. Đến thời Tây Hán, nhờ nghề tơ tằm phát triển, Trung
Quốc đã chế tạo được một loại giấy thô sơ bằng vỏ kén tằm.
+ Năm 105, thời Đông Hán, Thái Luân đã phát minh ra cách dùng vỏ cây, giẻ
rách, lưới cũ... để làm giấy. Việc phát minh ra nghề làm giấy đã góp phần thúc
đẩy sự phát triển nhanh chóng các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Kỹ thuật làm
giấy ngày càng được cải tiến đến thế kỉ VIII truyền sang Ả Rập và từ Ả Rập truyền sang châu Âu.
- Kĩ thuật in: thời Đường, người Trung Quốc đã biết đến kĩ thuật in, nhưng chỉ
mới biết in bản khắc gỗ và dùng để in kinh Phật. Đến giữa thế kỉ XI (đời Tống),
Tất Thăng đã phát minh ra cách in chữ mới bằng đất nung, sau đó được thay
bằng chữ gỗ và chữ đúc bằng đồng.
+ Kĩ thuật in ra đời làm cho việc nhân bản sách dễ dàng, số lượng không hạn
chế và được lưu truyền rộng rãi. Từ Trung Quốc, chữ in truyền sang Nhật Bản,
Triều Tiên và đặc biệt là sang châu Âu được người châu Âu sử dụng trong việc phục hưng văn hóa.
+ Phát minh nghề in được đánh giá là phát minh lớn nhất sau chữ viết và được
coi là kĩ thuật phục chế đối với văn viết trên bản thảo.
- Phát minh la bàn: từ thế kỉ III TCN, người Trung Quốc đã biết được từ tính
của đá nam châm và đến thế kỉ I TCN thì phát hiện được khả năng định hướng
của nó. Nhưng mãi đến thế kỉ XI, người Trung Quốc mới biết dùng sắt mài đồ
để chế thành kim chỉ hướng trong la bàn. La bàn lúc đầu chỉ là miếng sắt có từ
tính xâu qua cộng rơm thả nổi trong bát nước hoặc treo bằng sợi tơ để ở chỗ kín gió.
+ Việc phát minh ra la bàn được người Trung Quốc ứng dụng trong nghề hàng
hải làm cho nghề hàng hải ở Trung Quốc phát triển nhanh.
+ Đầu thế kỉ XII, kĩ thuật chế tạo la bàn được truyền sang châu Âu và người
châu Âu đã cải tiến sử dụng nó trong các cuộc phát kiến địa lí.
- Phát minh thuốc súng: là thành tựu ngẫu nhiên qua thuật luyện đan của các
đạo sĩ. Nguyên liệu mà các nhà luyện đan thường dùng là lưu huỳnh, diêm tiêu
và gỗ. Mục đích chính không đạt được nhưng trái lại gây nên những vụ nổ lớn
và do đó tình cờ tìm ra được cách làm thuốc súng. Từ đời Đường thuốc súng
được ứng dụng trong chiến trận. Đến thời Tống thì được ứng dụng rộng rãi vào
việc chế tạo vũ khí thô sơ như tên lửa, cầu lửa, pháo đạn bay. Từ thế kỉ XIII,
thuốc súng được truyền qua châu Âu bằng con đường Ả Rập. Điều đó đã tạo nên
một cuộc cách mạng kĩ thuật châu Âu. Nghề in thuốc súng và kim chỉ nam đã
làm thay đổi bộ mặt của thế giới; loại thứ nhất trên bình diện văn học, loại thứ
hai trên bình diện chiến tranh và loại thứ ba trên bình diện hàng hải. Trên cơ sở
đó dẫn đến vô số sự thay đổi khác. Sự thay đổi lớn lao có tầm cỡ thế giới mà
không một nước nào, một tôn giáo nào, một nhân vật nổi tiếng có thế lực nào
phát huy sức mạnh và ảnh hưởng to lớn đối với sự nghiệp của nhân loại như các phát minh trên.
C.Mác đã từng nhấn mạnh, những phát minh trên báo hiệu sự ra đời của xã hội
tư bản. Thuốc súng làm tan rã quý tộc, kị sĩ, dùng tên và phi ngựa, kim nam
châm mở ra thị trường thế giới tìm thị trường mới, xâm lược và mở đường cho
sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân, còn nghề in để phục hưng phát triển văn hóa.
5. Các cuộc phát kiến địa lý và hệ quả: Nguyên nhân
- Từ thế kỷ XIV nhu cầu giao lưu giữa Tây Âu và phương Đông trở nên cấp
thiết. Sự phát triển nền kinh tế hàng hóa, sự khao khát gia vị, hương liệu quý,
vàng bạc của phương Đông đã thúc đẩy thương nhân tăng cường giao lưu với
Trung Hoa, Ấn Độ. Nhưng con đường quen thuộc sang phương Đông ngang
qua Bidantin đã bị người Tuốc và người Ả Rập chiếm giữ..
- Thế kỉ XV, người Tây Âu đã có nhiều tiến bộ về kỹ thuật hàng hải:
+ Nhận thức được quả đất hình tròn, biết sử dụng la bàn để đi biển, hoa tiêu đã
xác định vĩ độ, xác định được chỉ số hải lý của vùng gió, mật độ vĩ tuyến của thủy triều.
+ Dùng loại tàu Caraven (có nhiều kiểu) nhanh, nhẹ, được cải tiến để
chở nhiều khách, liên lạc nhanh với các điểm rải rác trên biển.
+ Dịch và xuất bản “chỉ dẫn về địa lý” Năm 1502 đã ra đời binh đồ địa cầu gọi
là Bản đồ Cantino. Trên bản đồ này lần đầu tiên đã vẽ đường xích đạo và 2 chí
tuyến. Năm 1504, lần đầu tiên trong lịch sử trên một bản đồ Đại Tây Dương
Pedro Reinel đã đưa vào một thang vĩ độ.
Hệ quả của những phát kiến địa lý
* Hệ quả tích cực:
- Về địa lý: tìm ra châu lục mới là châu Mỹ, đại dương mới là Thái Bình Dương
và những con đường biển mới đến các châu lục đã tạo điều kiện cho sự tiếp xúc,
giao lưu kinh tế, văn hóa. - Về kinh tế:
+ Mở rộng lãnh thổ thương mại thế giới và phạm vi kinh tế của tư bản châu Âu,
thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.
+ Hoạt động thương mại thế giới trở nên sôi động hơn, những tuyến đường
thương mại được hình thành nối liền các châu lục Á, Âu, Phi và tạo nên tam giác
mậu dịch Đại Tây Dương (Âu - Phi - Mỹ).
+ Tạo nên sự chuyển dịch trung tâm thương mại: từ Địa Trung Hải ra Đại Tây
Dương, từ Lixbon đến Amtecdam và Luân Đôn.
+ Hệ quả quan trọng nhất về mặt kinh tế là cuộc “cách mạng giá cả”, thúc đẩy
nhanh quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy.
- Về xã hội: làm nảy sinh phong trào di thực giữa các châu lục trên quy mô lớn...
- Về văn hóa: thúc đẩy giao lưu văn hóa, tạo điều kiện cho các ngành khoa học phát triển...
* Hệ quả tiêu cực:
- Dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa thực dân, nạn cướp bóc thuộc địa. - Buôn bán nô lệ da đen.