Câu Hỏi Và Bài Tập Môn Tài Chính-Tiền Tệ | Học Viện Ngân Hàng
Câu Hỏi Và Bài Tập Môn Tài Chính-Tiền Tệ | Học Viện Ngân Hàng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài chính tiền tệ (TCTT01)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG BỘ MÔN TIỀN TỆ
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN TÀI CHÍNH-TIỀN TỆ (Hệ Chính quy) I. LÝ THUYẾT
CHỦ ĐỀ 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
1. Trình bày động lực thúc đẩy sự ra đời của tiền tệ? Bản chất của tiền tệ?
Sự ra đời của tiền tệ: Sự tiến triển không ngừng của các hoạt động kinh tế
dưới những hình thức khác nhau là động lực cho sự ra đời và phát triển hệ thống tiền tệ.
Bản chất của tiền tệ:
Theo Mác: Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra khỏi thế giới với hàng
hóa thông thường làm vật ngang giá chung và đo lường giá trị của hàng hóa khác.
Theo các nhà kinh tế học hiện đại: Tiền là bất kì vật gì được chấp nhận
chung trong việc thanh toán để lấy hàng hóa hay dịch vụ hoặc trong hoàn trả các khoản nợ.
2. Phân biệt nền kinh tế hiện vật và nền kinh tế tiền tệ. Tại sao kinh tế tiền tệ lại có
ưu thế hơn hẳn kinh tế hiện vật?
3. Ưu và nhược điểm của các hình thái tiền tệ?
Các hình thái tiền tệ: Tiền hàng hóa Tiền vàng Tiền giấy Tiền qua ngân hàng Tiền hàng hóa:
Các loại hàng hóa được sử dụng làm trung gian trao đổi: gạo, cừu, muối, vỏ sò, ... Nhược điểm: Khó vận chuyển
Khó lưu trữ, bảo quản hay bảo toàn giá trị
Khó chia nhỏ hay gộp lại
Chỉ được chấp nhận ở từng địa phương, từng khu vực Tiền vàng Ưu điểm:
Được chấp nhận rộng rãi Bền
Dễ chia nhỏ hoặc hợp nhất
Giá trị ổn định ít biến đổi Nhược điểm:
Bất tiện khi di chuyển khối lượng lớn
Khó thực hiện các giao dịch nhỏ
Khả năng khai thác có hạn không đủ đáp ứng nhu cầu kinh tế Tiền giấy: Ưu điểm:
Nhẹ, dễ dàng cất giữ và vận chuyển
Có nhiều mệnh giá, thuận tiện trong trao đổi
Chi phí phát hành thấp Nhược điểm:
Lưu thông tiền giấy dễ rơi vào tình trạng bất ổn định Không bền, dễ rách
Chi phí lưu thông tương đối thấp Tiền qua ngân hàng: Ưu điểm:
Tiết kiệm chi phí giao dịch
Tốc độ thanh toán nhanh, an toàn, đơn giản -> tăng hiệu quả kinh tế
Thuận tiện cho việc thanh toán các giao dịch lớn Nhược điểm:
Chi phí về thời gian, xử lí chứng từ
Chi phí hiện đại hóa ngân hàng
4. Phân tích các chức năng của tiền tệ và giải thích mối quan hệ giữa chúng?
Phân tích chức năng của tiền tệ:
Phương tiện trao đổi:
Tiền được sử dụng làm phương tiện mua hàng hóa, dịch vụ hoặc thanh toán các khoản nợ Tác dụng:
Khắc phục được hạn chế của trao đổi trực tiếp: “sự trùng hợp ý
muốn: -> giảm chi phí giao dịch
Tăng hiệu quả kinh tế thông qua thúc đẩy chuyên môn hóa và phân công lao động
Thước đo tính toán giá trị:
Tiền được sử dụng để đo lương, biểu thiij giá trị hàng hóa, dịch vụ Tác dụng:
Tạo sự thuận tiện, dễ dàng khi so sánh giá trị các hàng hóa với nhau
Tiết kiệm chi phí giao dịch nhờ việc giảm số lần hình thành giá trung gian
Phương tiện tích lũy giá trị:
Tích lũy sức mua cho nhu cầu chi dùng trong tương lai Tác dụng:
Khắc phục hạn chế tích lũy bằng hiện vật: dễ hư hỏng, khó che giấu, ...
Tạo phương tiện tích lũy an toàn với tính lỏng cao
5. Đô la hoá là gì? Các phương pháp đo lường đô la hoá?
Đô la hóa là hiện tượng đồng ngoại tệ được sử dụng thay thế 1 phần hoặc
toàn bộ đồng nội tệ trong phạm vi 1 quốc gia
Chỉ tiêu chính đo lương mức độ đô la hóa: =
6. Hệ thống tài chính là gì? Nêu các thành phần của hệ thống tài chính?
Hệ thống tài chính là tổng thể bao gồm các chủ thế dư thùa và thiếu hụt vốn
(người tiết kiệm và người đầu tư), tổ chức tài chính, thị trường tài chính, các
tổ chức quản lí giám sát và điều hành hệ thống tài chính để tổ chức phân bổ nguồn lực tài chính
Các thành phần của hệ thống tài chính
Người tiết kiệm và nhà đầu tư
Thị trường tài chính
Các tổ chức tại chính
Các tổ chức quản lí và giám sát
7. Phân biệt phương thức luân chuyển vốn trực tiếp và gián tiếp?
8. Bất cân xứng thông tin là gì? So sánh lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức?
Bất cân xứng thông tin: Sự bất cân xứng thông tin giữa 2 bên giao dịch
Bên mua/bên bán không có thông tin đầy đủ, tương xứng về sản phẩm
Người đi vay biết rõ tình trạng của mình hơn người cho vay
Người đi vay có thể đánh giá thấp rủi ro hơn và trở nên mạo hiểm hơn
So sánh lực chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức:
Lựa chọn đối nghịch:
Những người đi vay tiềm năng có thể khách hàng không tốt sẽ có
nhiều khả năng đi vay và được lựa chọn
Bất cân xứng thông tin xảy ra trước khi thực hiện giao dịch Rủi ro đạo đức:
Rủi ro xảy ra khi người đi vay có xu hướng thực hiện các hoạt động
không mong muốn, phi đạo đức, có thể dẫn đến việc không trả được nợ
Bất cân xứng thông tin xảy ra sau khi thực hiện giao dịch
CHỦ ĐỀ 2: TÀI CHÍNH CÔNG
9. Trình bày khái niệm và đặc điểm của tài chính công?
10. Trình bày khái niệm và phân loại thu tài chính công?
11. Trình bày khải niệm, bản chất, đặc điểm của thuế? Khái niệm đặc điểm phí, lệ phí?
12. Trình bày khái niệm, phân loại, nội dung chi tiêu công?
13. Trình bày khái niệm về NSNN và cân đối NSNN? Các quan điểm về cân đối
NSNN. Thâm hụt ngân sách và các phương thức tài trợ thâm hụt Ngân sách.
CHỦ ĐỀ 3: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
14. Trình bày khái quát về tài chính doanh nghiệp (khái niệm, mục tiêu và vai trò)?
15. Trình bày các quyết định tài chính trong doanh nghiệp (khái niệm, mục đích,
nội dung)? Nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định tài chính trong doanh nghiệp?
16. Trình bày nguồn vốn và phân loại nguồn vốn trong doanh nghiệp?
17. So sánh huy động vốn thông qua vay ngắn hạn từ ngân hàng với tín dụng thương mại?
18. So sánh huy động vốn thông qua vay dài hạn từ ngân hàng với huy động vốn qua phát hành trái phiếu?
19. Trình bày khái quát về tài sản và phân loại tài sản trong doanh nghiệp?
20. Phân biệt hao mòn tài sản và khấu haoTSCĐ?
21. Phân biệt chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp?
CHỦ ĐỀ 4: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
22. Trình bày chức năng và vai trò của thị trường tài chính trong nền kinh tế?
23. Phân biệt thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Mối quan hệ giữa hai thị trường này?
24. Phân biệt thị trường tài chính trực tiếp với thị trường tài chính gián tiếp. Vai trò
của các trung gian tài chính thể hiện trên các thị trường này như thế nào?
25. Phân biệt thị trường tài chính sơ cấp với thị trường tài chính thứ cấp và nêu
mối quan hệ giữa hai thị trường?
CHỦ ĐỀ 5: CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH
26. Trình bày những nội dung cơ bản của các loại hình Ngân hàng trung gian chủ
yếu trong nền kinh tế. Đặc điểm chung của các loại hình này?
Ngân hàng thương mại:
Là loại hình ngân hàng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận thông qua việc
kinh doanh cách khoản vốn ngắn hạn là chủ yếu, và tỉ lệ vốn cho vay vào
mục đích thương mại và công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản có của nó
Tính chất sở hữu: ngân hàng thương mại quốc doanh, tư nhân, cổ phần,
liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại:
Tài sản = nguồn vốn = tổng tài sản nợ + vốn chủ sở hữu
Ngân hàng trung gian khác: (1) Ngân hàng phát triển:
Là ngân hàng có chức năng chủ yếu là huy động các nguồn vốn trung và
dài hạn dưới hình thức nhận tiền gửi, phát hành GTCG và vay vốn để
đầu tư trung và dài hạn dưới hình thức cấp tín dụng, góp vốn mua cổ phần
Mục tiêu hoạt động: thúc đấy sự phát triển KTXH của đất nước, lợi nhuận là thứ yếu
Sở hữu: nhà nước, cổ phần hoặc liên doanh
Nguồn vốn: huy động vốn trung, dài hạn từ TG có kì hạn, phát hành
GTCG, vay vốn hoặc nhận vốn từ ngân sách
Sử dụng vốn: cấp tín dụng trung và dài hạn là chủ yếu (2) Ngân hàng chính sách:
Là ngân hàng của nhà nước hoạt động ko vì mục tiêu lợi nhuận, phục vụ
cho các đối tượng chính sách nhằm thực hiện các chính sách kinh tế xã
hội nhất định của quốc gia
Mục tiêu hoạt động: tài trợ vốn cho các đối tượng chính sách vì mục đích
xã hội và phát triển kinh tế
Nguồn vốn: chủ yếu từ ngân sách, ngoài ra có thể huy động từ phát hành
GTCG, nhận tiền gửi, tiếp nhận vốn từ các tổ chức khác
Sử dụng vốn: đa dạng theo đối tượng chính sách (3) TCTD hợp tác:
Là tổ chức thuộc sở hữu tập thể hoặc cổ phần, thành lập theo nguyên tắc
tự nguyện bằng số vốn góp của các thành viên và chủ yếu cho cách thành
viên vay nhằm mục đích tương trợ nhau phát triển, sản xuất kinh doanh và đời sống Các loại hình: Hợp tác xã tín dụng
Quỹ tín dụng nhân dân Ngân hàng hợp tác xã
27. Trình bày các chức năng của Ngân hàng Thương mại và giải thích mối quan hệ giữa các chức năng đó? Chức năng của NHTM:
Làm thủ quỹ cho xã hội
Làm trung gian thanh toán
Làm trung gian tín dụng
Mối quan hệ giữa các chức năng: các chức năng của NHTM có mối quan hệ
chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ cho nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng
là chức năng cơ bản nhất, tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng sau.
Đồng thời khi ngân hàng thực hiện tốt chức năng thủ quỹ và trung gian
thanh toán lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng, mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng
28. Phân tích tính chất và tầm quan trọng các nguồn vốn của Ngân hàng Thương mại?
Các nguồn vốn của ngân hàng thương mại: Vốn tiền gửi Vốn cho vay Vốn chủ sở hữu Vốn khác
Tính chất và tầm quan trọng của các nguồn vốn:
29. Trình bày kết cấu tài sản có của Ngân hàng Thương mại. Mối quan hệ giữa khả
năng sinh lời và việc đảm bảo an toàn của Ngân hàng?
30. Trình bày đặc trưng chủ yếu của các loại hình tổ chức tài chính phủ Ngân hàng trong nền kinh tế? CHỦ ĐỀ 6: LÃI SUẤT
31. Phân biệt lãi suất chiết khấu của Ngân hàng thương mại, lãi suất liên ngân
hàng, lãi suất tái chiết khấu của NHTW và giải thích mối quan hệ giữa chúng?
32. Phân biệt lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực, ý nghĩa của sự phân biệtnày?
33. Giải thích ý nghĩa của lãi suất hoàn vốn. Cho ví dụ minh hoạ?
34. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường. Giải thích mối quan hệ
giữa giá chứng khoán với lãi suất thị trường?
35. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc rủi ro của lãi suất?
36. Trình bày nội dung của (i) Thuyết dự tính; (ii) Thuyết thị trường phân cách;
(iii) Phần thưởng thanh khoản?
37. Vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế?
CHỦ ĐỀ 7: CẦU TIỀN VÀ LẠM PHÁT
38. Trình bày quá trình phát triển của lý thuyết mức cầu tiền tệ?
39. Mức cầu tiền tệ của nền kinh tế cấu thành từ các thành phần nào? Giải thích
các nhân tố ảnh hưởng đến các thành phần đó?
40. Mức cung tiền tệ là gì? Thành phần và các nguyên tắc cấu thành mức cung tiền tệ?
41. Trình bày quá trình cung ứng tiền của hệ thống ngân hàng. Trong quá
trình đó, vai trò của NHTW và hệ thống Ngân hàng thương mại được thể hiện như thế nào?
42. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của lượng tiền cung ứng và
đánh giá khả năng kiểm soát lượng tiền cung ứng của NHTW?
43. Trình bày các cách phân loại khối tiền cơ sở và ý nghĩa của các cách phân loại
đó. Đánh giá khả năng kiểm soát lượng tiền cơ sở của NHTW?
44. Giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số nhân tiền và đánh giá khả năng
kiểm soát của NHTW đến hệ số gia tăng tiền tệ?
45. Trình bày các chỉ tiêu đo lường lạm phát? Ưu điểm và hạn chế của từng chỉ tiêu?
46. Phân tích các nguyên nhân của lạm phát?
47. Hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế?
48. Trình bày các giải pháp kiềm chế lạm phát?
CHỦ ĐỀ 8: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
49. Thông qua lịch sử phát triển của hệ thống Ngân hàng hãy làm sáng tỏ bản chất của NHTW?
50. Các mô hình tổ chức của NHTW? Ưu điểm và hạn chế của từng mô hình?
51. Trình bày chức năng NHTW là Ngân hàng của các Ngân hàng?
52. Trình bày chức năng độc quyền phát hành tiền của NHTW?
53. Trình bày chức năng NHTW là Ngân hàng của Chính phủ?
54. Trình bày hệ thống mục tiêu chính sách tiền tệ và mối quan hệ giữa các mục tiêu đó?
55. Trình bày nội dung cơ bản của công cụ dự trữ bắt buộc?
56. Trình bày nội dung cơ bản của công cụ tái cấp vốn. Sự kết hợp công cụ này và
công cụ dự trữ bắt buộc được thực hiện như thế nào trong điều hành chính sách tiền tệ?
57. Trình bày nội dung cơ bản của nghiệp vụ thị trường mở. Đánh giá tính hiệu quả
của việc thực hiện nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ?
58. Giải thích các điều kiện phát huy hiệu quả của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế?
59. Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến các biến số vĩ mô của nền kinh tế thông qua
các kênh truyền dẫn nào? II. BÀI TẬP
CHỦ ĐỀ 2: TÀI CHÍNH CÔNG
Bài 1: Xác định mức thâm hụt ngân sách thực tế năm 20XX khi biết các thông tin sau:
- Thu thuế: 995 nghìn tỷ VNĐ
- Phí và lệ phí: 67 nghìn tỷ VNĐ
- Thu hồi vốn, thu cổ tức: 119 nghìn tỷ VNĐ
- Bán, cho thuê tài sản, tài nguyên: 90 nghìn tỷ VNĐ
- Phát hành trái phiếu: 30 nghìn tỷ VNĐ
- Nhận viện trợ: 5 nghìn tỷ VNĐ
- Chi thường xuyên: 941 nghìn tỷ VNĐ
- Chi đầu tư phát triển: 399 nghìn tỷ VNĐ
- Chi trả nợ, lãi: 113 nghìn tỷ VNĐ
Thâm hụt ngân sách = tổng chi – tổng thu
Thu: Thu thuế; thu hồi vốn, phí và lệ phí; thu cổ tức; bán, cho thuê tài sản, tài
nguyên; phát hành trái phiếu; nhận viện trợ = 1306 nghìn tỉ đồng.
Chi: Chi thường xuyên; chi đầu tư phát triển; chi trả nợ, lãi = 1453 nghìn tỉ đồng.
Thâm hụt ngân sách = 1453 – 1306 = 147 (nghìn tỉ VND).
Trên thực tế, phát hành trái phiếu để vay nợ vì vậy:
Thâm hụt ngân sách thực tế = 147 + 30 = 177 (nghìn tỉ VND).
Bài 2: Xác định trạng thâm hụt ngân sách thực tế năm 20XX biết các thông tin về
các khoản thu và chi NSNN như sau:
- Thu thuế: 1.079 nghìn tỷ VNĐ
- Lệ phí trước bạ, phí, lệ: 34 nghìn tỷ VNĐ
- Cổ tức, lợi nhuận: 110 nghìn tỷ VNĐ
- Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước, tiền sử dụng đất: 112 nghìn tỷ VNĐ
- Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước: 4 nghìn tỷ
- Phát hành trái phiếu: 15 nghìn tỷ VNĐ
- Nhận viện trợ: 4 nghìn tỷ VNĐ
- Chi đầu tư phát triển: 429 nghìn tỷ VNĐ
- Chi trả nợ lãi: 125 nghìn tỷ VNĐ
- Chi viện trợ: 1 nghìn tỷ VNĐ
- Chi giáo dục – đào tạo và dạy nghề: 245 nghìn tỷ VNĐ
- Chi khoa học và công nghệ: 13 nghìn tỷ VNĐ
- Chi thường xuyên khác: 741
- Chi bổ sung quỹ dự phòng tài chính: 100 nghìn tỷ
CHỦ ĐỀ 3: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Bài 3: Doanh nghiệp Long Hưng dự kiến sản xuất và tiêu thụ 200.000 sản phẩm A
trong năm tới, tổng chi phí cố định là 300.000 USD, chi phí biến đổi chiếm 60% doanh thu. Hãy cho biết:
Để có thể đạt được lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) = 250.000 USD thì giá
bán một đơn vị sản phẩm của công ty phải là bao nhiêu? Bài 4:
Một doanh nghiệp có kết quả kinh doanh năm 200X+1 như sau:
- Doanh thu năm 200X+1 tăng 20% so với năm 200 X - Chi phi bằng 60% doanh thu
- Công ty duy trì mức chi trả cổ tức 30% lợi nhuận ròng
Yêu cầu: Tình lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, số tiền chi trả cổ tức năm 200X+1
Biết rằng: Doanh thu năm 200X của doanh nghiệp là 15 tỷ, Thuế suất 20%.
- Doanh thu năm 200X+1 = 15 tỷ + 20% = 18 tỷ
- Chi phí = 18 tỷ x 60% = 10,8 tỷ
- Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu – Chi phí = 18 tỷ - 10,8 tỷ = 7,2 tỷ
- Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - ( Lợi nhuận trước thuế x thuế )
= 7,2 tỷ - ( 7,2 tỷ x 20% ) = 5,76 tỷ
- Số tiền chi trả cổ tức năm 200X+1 = 5,76 x 30% = 1,728 tỷ.
CHỦ ĐỀ 5: CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH
Bài 5: Một ngân hàng có bản quyết toán tài sản đơn giản sau: Bên có Bên nợ
- Tiền dự trữ : 75 tỷ đồng
- Tiền gửi : 500 tỷ đồng
- Tiền cho vay: 525 tỷ đồng
- Vốn tự có : 100 tỷ đồng
Cho biết tỷ lệ dự trữ bắt buộc 10%. Yêu cầu:
a. Xác định tỷ lệ dự trữ dư thừa so với tổng tiềngửi
b. Nếu khách hàng rút một lượng tiền là 30 tỷ, tài sản nợ và tài sản có của ngân
hàng biến động như thế nào? D = 500 tỷ đồng R = 75 tỷ đồng rd = 10%
- Ta có tỉ lệ dự trữ bắt buộc =
Lượng tiền dự trữ bắt buộc rD = rd x D = 500 x 10% = 50 tỷ đồng
Lượng tiền dư thừa = R – rD = 75 – 50 = 25 tỷ đồng
Tỉ lệ dự trữ dư thừa = = x 100 = 5%
- Khi khách hàng rút một lượng tiền là 30 tỷ đồng thì lúc này:
Tổng tiền gửi = Tổng tiền gửi ban đầu – 30 tỷ = 470 tỷ
Tài sản nợ = 470 tỷ + 100 tỷ = 570 tỷ
Tiền dự trữ = Lượng tiền dự trữ dư thừa = 470 x 10% = 47 tỷ
Tài sản có = 47 + 525 = 572 tỷ
Như vậy, ngân hàng có tài sản nợ < tài sản có => ngân hàng phải đi vay thêm 2 tỷ: Bên có Bên nợ
Tiền dự trữ: 47 tỷ đồng Tiền gửi: 470 tỷ đồng
Tiền cho vay: 525 tỷ đồng Tiền cho vay: 2 tỷ đồng
Vốn tự có: 100 tỷ đồng Bài 6: Giả sử:
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, Tỷ lệ dự trữ dư thừa là5%
- Khách hàng sử dụng 80% tiền chuyển khoản.
- Tiền gửi mới vào Ngân hàng là 100 tỷ. Hãy tính:
a. Khả năng mở rộng tiền gửi tối đa.
b. Khả năng mở rộng tín dụng tối đa
c. Lượng dự trữ bắt buộc theo quy định. Bài 7:
Giả sử hệ thống ngân hàng thương mại có các số liệu sau:
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn 5%
- Khách hàng sử dụng 100% tiền chuyển khoản
- Các ngân hàng cho vay hết dự trữ dư thừa
- Khoản tiền gửi không kỳ hạn mới nhận được 100 tỷ đồng Hãy tính:
a. Khả năng mở rộng tiền gửi tối đa và khả năng cho vay tối đa từ khoản dự trữ mới tăng thêm.
b. Xác định lượng dự trữ bắt buộc theo quyđịnh.
c. Thể hiện các kết quả trên lên bảng cân đối tài sản của hệ thống ngân hàng thương mại. Bài 8: Cho biết:
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho tiền gửi không kỳ hạn là10%.
- Ngân hàng quyết định giữ 5% của mỗi đồng tiền gửi không kỳ hạn để đề phòng
nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng.
- Ngân hàng Trung ương cho các Ngân hàng Thương mại vay 250 tỷđồng.
- Ngân hàng Trung ương bán 20 triệu USD cho Ngân hàng Thương mại, tỷ giá 21.000 đồng
- Cho Chính phủ vay 500 tỷ Yêu cầu:
a. Xác định lượng tiền cơ sở tăng thêm
b. Xác định lượng cung tiền tăng thêm
Bài 9: Một ngân hàng thương mại có bảng cân đối tài sản như sau: Đơn vị: Tỷ đồng Tài sản có Tài sản nợ Ngân sách: 5 Tiền gửi:70 Cho vay: 75 Vay: 20 Đầu tư chứng khoán: 20 Vốn tự có: 10 Cộng: 100 Cộng: 100 Yêu cầu:
a. Giả sử khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt là 6 tỷ đồng, ngân hàng có rơi vào
tình trạng thiếu khả năng thanh toán không?
b. Ngân hàng bán 2 tỷ trái phiếu kho bạc và cho khách hàng rút 6 tỷ, bảng cân đối
tài sản của ngân hàng sẽ biến đổi như thế nào? Bài 10:
Một ngân hàng thương mại có bảng cân đối tài sản tại một thời điểm như sau: Đơn vị: Tỷ đồng Tài sản có
Tài sản nợ và vốn Ngân quỹ Tiền gửi
(trong đó tiền gửi ở NHTW: 10): 20
(trong đó tiền gửi dưới 12 tháng: 100): 140 Cho vay: 150 Vay: 40 Đầu tư chứng khoán: 30 Vốn tự có: 20 Cộng: 200 Cộng: 200 Yêu cầu:
a. Ngân hàng này có bảo đảm quy định về dự trữ bắt buộc không biết rằng NHTW
quy định dự trữ bắt buộc là 5% tiền gửi dưới 12 tháng.
b. Khách hàng có nhu cầu thanh toán cho bạn hàng có tài khoản tại ngân hàng khác
là 6 tỷ. Ngân hàng thực hiện thanh toán qua NHTW. Hãy viết lại bảng cân đối tài
sản của ngân hàng thương mại sau hoạt động trên. CHỦ ĐỀ 6: LÃI SUẤT
Bài 11: Tính mức lãi suất hoàn vốn cho các thời hạn từ 1 đến 5 năm của một công
cụ nợ theo lý thuyết dự tính với các mức lãi suất ngắn hạn trong từng năm cho dưới
đây. Vẽ đường cong lãi suất hoàn vốn. a. 5%, 6%, 7%,8%, 9% b. 6%, 5%, 4%, 3%, 3% c. 5%, 6%, 7%, 4%,3%
Bài 12: Giả sử một trái phiếu được mua với giá 1,000,000 đồng sau 1 năm tiền lãi
được nhận là 100,000 đồng, đồng thời trái phiếu được bán với giá. a. 800,000đ b. 900,000đ c. 1,000,000đ
Hãy xác định tỷ suất lợi tức thu được trong từng trường hợp trên và nhận xét.
Bài 13: Xác định mức hoàn trả cố định hàng năm cho một khoản tiền vay 10 triệu
đồng trong 5 năm với lãi suất hoàn vốn 10%/năm.
Bài 14: Một ngôi nhà được đặt giá bán 100 triệu đồng. Mỗi năm ngôi nhà này có
thể đem lại một mức thu nhập 9 triệu đồng. Sau 5 năm có thể bán với giá 95 triệu
đồng. Biết: lãi suất hiện hành là 10% và dự kiến sẽ ổn định trong 5 năm tới, các
khoản thu nhập nhận vào cuối năm.
a. Tính giá trị hiện tại của các khoản tiền thu được trong tương lai từ việc mua nhà.
b. Bạn có thể quyết định mua nhà trong tình huống trên không? Vì sao?
Bài 15: Một khoản vốn 100 triệu đồng được đầu tư trong 10 năm. Mỗi năm được
trả lãi là 8 triệu đồng và gốc hoàn trả khi hếthạn.
a. Lập công thức tổng quát thể hiện sự cân bằng giữa giá trị vốn đầu tư và giá trị
hiện tại của các khoản thu nhập nhận được từ việc đầu tư đó.
b. Giả sử lãi suất hoàn vốn là 10%, hãy xác định giá trị hiện tại của khoản thu nhập
nhận được trong năm thứ 5 và thứ 9.
Bài 16: Vẽ đường cong lãi suất hoàn vốn của trái phiếu kho bạc và nhận xét khi
biết trái phiếu kho bạc phát hành ngày 1/1/2017 có mức lãi suất hoàn vốn với các thời hạn như sau: Ngày đáo hạn
Lãi suất hoàn vốn (%) 1/1/2018 8.0 1/1/2019 7.5 1/1/2020 7,9 1/1/2021 8.5
Căn cứ vào lý thuyết dự tính, hãy xác định các mức lãi suất ngắn hạn năm 2017, 2018, 2019, 2020.
Bài 17: So sánh mức sinh lời thực sự của các khoản đầu tư sau:
b. Đầu tư với thời hạn 1 năm, lãi suất 15%, trả lãi hàng năm.
c. Đầu tư với thời hạn 1 năm, lãi suất 14.50%, trả lãi 6 tháng 1 lần.
d. Đầu tư với thời hạn 1 năm, lãi suất 14.75%, trả lãi hàng quý.
e. Đầu tư với thời hạn 1 năm, lãi suất 14.25%, trả lãi hàng tháng.
Bài 18: Vẽ đường cong lãi suất hoàn vốn của trái phiếu công ty A và nhận xét khi
biết trái phiếu công ty này phát hành ngày 01/01/2010 có mức lãi suất hoàn vốn
với các thời hạn như sau: Ngày đáo hạn
Lãi suất hoàn vốn (%) 1/1/2011 6.5 1/1/2012 7.0 1/1/2013 7,5 1/1/2014 8,0 1/1/2015 8,2
Căn cứ vào giả thuyết dự tính, hãy xác định các mức lãi suất ngắn hạn cho từng năm.
Bài 19: Giải thích hình dạng đường cong lãi suất theo thuyết dự tính và lý thuyết môi trường ưu tiên. Bài 20:
Có các thông tin về một trái phiếu coupon như sau:
- Ngày phát hành: 1/1/2018, ngày đến hạn:1/1/2023
- Mệnh giá: 1 triệu đồng - Lãi suất: 6.5%/năm
- Tiền lãi năm đầu trả ngay khi phát hành; tiền lãi các năm sau trả vào cuối mỗi năm.
- Giá hiện thời của trái phiếu: 1 triệu đồng Yêu cầu:
a. Lập công thức tổng quát thể hiện sự cân bằng giữa giá trị hôm nay của trái phiếu
với giá trị hiện tại của các khoản thu nhập nhận được từ việc đầu tư mua trái phiếu.
b. Viết công thức và tính giá trị hiện tại của khoản thu nhập nhận được trong năm
đầu tiên bằng công thức đó. Bài 21:
Có các thông tin về một trái phiếu coupon như sau:
- Ngày phát hành: 01/01/2015, ngày đến hạn: 01/01/2020
- Mệnh giá: 10 triệuđồng - Lãi suất: 7%/năm
- Tiền lãi trả vào cuối mỗi năm.
- Trái phiếu được mua giá 9 triệu vào 01/01/2017 Yêu cầu:
a. Lập công thức tổng quát thể hiện sự cân bằng giữa giá trị hôm nay của trái phiếu
với giá trị hiện tại của các khoản thu nhập nhận được từ việc đầu tư mua trái phiếu.
b. Viết công thức và tính giá trị hiện tại của khoản thu nhập nhận được trong 2 năm
đầu tiên kể từ lúc mua, biết lãi suất thị trường là 10%.
c. Viết công thức và tính giá trị hiện tại của khoản thu nhập nhận được vào năm
đáo hạn của trái phiếu, biết lãi suất thị trường là 10%.
CHỦ ĐỀ 7: CẦU TIỀN VÀ LẠM PHÁT
Bài 22: Một gia đình có thu nhập hàng tháng là 2 triệu đồng được chi dùng hết
trong tháng, mức chi dùng mỗi ngày là như nhau.
b. Xác định mức cầu tiền giao dịch bình quân tối ưu khi lãi suất thị trường là 1%/
tháng, chi phí giao dịch ngân hàng là10,000đ/lượt.
c. Giả sử lãi suất thị trường tăng lên 2%/tháng, chi phí giao dịch ngân hàng là
5,000đ/lượt. Số lần giao dịch tối ưu và mức cầu tiền bình quân sẽ là bao nhiêu?
Bài 23: Một trái phiếu kho bạc có giá hiện tại là 100,000đ, lợi tức cố định hàng
năm là 10,000đ. Dự kiến sau 1 năm trái phiếu đó được bán với giá 90,000đ. Giả
định: mức sinh lời của tiền mặt bằng 0
a. Anh (chị) quyết định giữ tiền hay đầu tư vào trái phiếu trên.
b. Nếu anh (chị) dự kiến trái phiếu được bán trên thị trường với giá 100,000đ sau
một năm nữa, Anh (chị) quyết định đầu tư tiền tệ hay trái phiếu?
c. Anh (chị) quyết định thế nào nếu trái phiếu được dự tính sẽ giảm giá xuống 80,000đ sau một năm.
Bài 24: Có các số liệu sau trên bảng tổng kết tài sản của NHTW
(Đơn vị: nghìn tỷ đồng)
- Tiền mặt lưu thông ngoài NHTW: 1.000
- Dự trữ chứng khoán Chính phủ: 650
- Tiền gửi của chính phủ: 300 - Dự trữ ngoại tệ: 350 - Tài sản có khác: 10 - Cho vay NHTM: 510
- Tiền dự trữ của NHTM:150
- Tiền gửi của NH nước ngoài: 50 - Tài sản nợ khác: 20
a. Hãy thiết lập bảng cân đối tiền tệ của NHTW. b. Xác định MB
Bài 25: Có các số liệu sau trên bảng tổng kết tài sản của NHTW
(Đơn vị: nghìn tỷ đồng)
- Tiền mặt lưu thông ngoài NHTW: 1.000
- Dự trữ chứng khoán Chính phủ: 650
- Tiền gửi của chính phủ: 300 - Dự trữ ngoại tệ: 350 - Tài sản có khác:10 - Cho vay NHTM: 510
- Tiền dự trữ của NHTM: 150
- Tiền gửi của NH nước ngoài: 50 - Tài sản nợ khác: 20
a. Hãy thiết lập bảng cân đối tiền tệ của NHTW. b. Xác định MB
Bài 26: Cho các số liệu sau:
Cân đối tiền tệ của Ngân hàng Trung ương (Đơn vị: Tỷ đồng) Tài sản có Tiền Tài sản nợ Tiền Tài sản ngoại tệ
95.000 Tiền lưu thông ngoài 90.300 Tín phiếu kho bạc 12.500 NHTW Tạm ứng cho NSNN
3.200 Tiền gửi của các Ngân 28.400 Cho vay các Ngân hàng 35.600 hàng Tài sản có khác
15.500 Tiền gửi của chính phủ 6.700 Vay nước ngoài 25.100 Vốn và các quỹ 11.300 Tổng số 161.800 Tổng số 161.800
Cân đối tiền tệ của Hệ thống ngân hàng thương mại (Đơn vị: Tỷ đồng) Tài sản có Tiền Tài sản nợ Tiền Tiền mặt tại quỹ
22.300 Tiền gửi không kỳ hạn 92.000 Tiền gửi tại NHTW
28.400 Tiền gửi có kỳ hạn 235.400 Tài sản ngoại tệ
65.000 Tiền gửi của Chính phủ 28.600 Cho vay Chính phủ 35.200 Vay nước ngoài 55.800 Cho vay nền kinh tế 305.000 Vay NHTW 35.600 Tài sản có khác 42.500 Vốn và các quỹ 15.800 Tài sản nợ khác 35.200 Tổng số 498.400 Tổng số 498.400
Xác định lượng tiền cơ sở MB, mức cung tiền M1, M2.
Bài 27: Biết rằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, tỷ lệ dự trữ dư thừa là 2%, khách
hàng sử dụng 100% tiền chuyển khoản. Hãy xác định hệ số nhân tiền.
Bài 28: Hãy xác định hệ số tạo tiền m1 khi biết tỷ lệ DTBB cho tiền gửi không kỳ
hạn là 5%, tỷ lệ dự trữ dư thừa trên tiền gửi không kỳ hạn là 2%, tỷ lệ sử dụng tiền
mặt của công chúng trên số dư tiền gửi không kỳ hạn là 20%.
- Cho biết thêm tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn so với tiền gửi không kỳ hạn là 45%.
- Hãy xác định hệ số tạo tiền m2 khi biết tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho tiền gửi có kỳ hạn là 3%. Bài 29:
Giả sử một nền kinh tế có các số liệu như sau:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 dự kiến: 5.8%
- Tỷ lệ lạm phát năm 2018 dự kiến: 6%
- Tốc độ lưu thông tiền tệ dự kiến năm 2018 không thay đổi so với năm trước
Lượng tiền cung ứng M2 năm 2017 là 10.000 tỷ VNĐ Hãy tính:
a. Hệ số nhân tiền năm 2018 biết, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho tiền gửi không kỳ hạn
là 5%, tỷ lệ dự trữ dư thừa là 2% và tỷ lệ sử dụng tiền mặt của công chúng so với
số tiền gửi không kỳ hạn là 23%?
b. Lượng tiền cơ sở mới tăng thêm năm 2018?