-
Thông tin
-
Quiz
Câu hỏi và đáp án Quyền Dân sự môn Luật kinh tế 1 | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Hiện nay theo quy định của BLDS 2015 chưa có một định nghĩa cụ thể nào về việc thế nào được coi là quyền dân sự, tuy nhiên khi đánh giá về vấn đề này nhìn chung chúng ta có thể định nghĩa quyền dân sự là gì dựa trên những lý luận cơ bản của khoa học pháp lý. Theo quan điểm về lý luận pháp luật thì quyền của chủ thể được coi là khả năng mà chủ thể được phép xử sự theo những cách thức nhất định mà pháp luật cho phép. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Luật kinh tế 1 51 tài liệu
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Câu hỏi và đáp án Quyền Dân sự môn Luật kinh tế 1 | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Hiện nay theo quy định của BLDS 2015 chưa có một định nghĩa cụ thể nào về việc thế nào được coi là quyền dân sự, tuy nhiên khi đánh giá về vấn đề này nhìn chung chúng ta có thể định nghĩa quyền dân sự là gì dựa trên những lý luận cơ bản của khoa học pháp lý. Theo quan điểm về lý luận pháp luật thì quyền của chủ thể được coi là khả năng mà chủ thể được phép xử sự theo những cách thức nhất định mà pháp luật cho phép. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Luật kinh tế 1 51 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:







Tài liệu khác của Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46672053
1. Định nghĩa quyền dân sự
Hiện nay theo quy định của BLDS 2015 chưa có một định nghĩa cụ thể nào về
việc thế nào được coi là quyền dân sự, tuy nhiên khi đánh giá về vấn đề này
nhìn chung chúng ta có thể định nghĩa quyền dân sự là gì dựa trên những lý luận
cơ bản của khoa học pháp lý. Theo quan điểm về lý luận pháp luật thì quyền của
chủ thể được coi là khả năng mà chủ thể được phép xử sự theo những cách thức
nhất định mà pháp luật cho phép. Theo đó, nhà nước cho phép các chủ thể có
thể tiến hành các hoạt động nhất định . Tùy theo mong muốn mà chủ thể có thể
thực hiện hoặc không thực hiện những hoạt động đó.
Căn cứ vào cách hiểu như trên chúng ta có thể tiến hành suy rộng ra định nghĩa
về quyền dân sự như sau:
“Quyền dân sự là khả năng được phép xử sự theo một cách nhất định của
chủ thể trong quan hệ dân sự để thực hiện, bảo vệ lợi ích của mình.”
“BLDS quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân,
pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản
trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
(sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)”. Theo đó, có thể hiểu rằng, quyền dân sự bao
gồm tất cả các quyền về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Theo quy định này, quyền dân sự của cá nhân bao gồm tất cả các quyền về nhân
thân, quyền về tài sản và quyền tham gia vào quan hệ dân sự.
Từ những quy định trên, có thể thấy rằng, quyền dân sự là một khái niệm rất rộng,
để xây dựng được một cơ chế cho các chủ thể có thể tự bảo vệ được quyền dân sự
của mình không phải đơn giản.
2 .Nội hàm của Quyền dân sự
Như đã đề cập trong mục 1 chúng ta có khái niệm quyền dân sự như sau:
“Quyền dân sự là khả năng được phép xử sự theo một cách nhất định của chủ thể
trong quan hệ dân sự để thực hiện, bảo vệ lợi ích của mình.”
Từ khái niệm trên khi đánh giá về nội hàm chúng ta có thể hiểu rằng quyền trong
Luật Dân sự có nghĩa là khi tham gia quan hệ pháp luật Dân sự nhà nước cho phép
các chủ thể có thể tiến hành các hành động nhất định. Những xử sự đó theo quy
định của pháp luật Dân sự người đó có thể thực hiện hoặc không thực hiện hoặc
không thực hiện theo quy định của pháp luật. lOMoAR cPSD| 46672053
- Quyền dân sự của chủ thể bao gồm những khả năng sau :
+ Có thể tự thực hiện những hành động nhất định theo quy định của pháp luật khi
tham gia vào các quan hệ dân sự.
+ Có thể yêu cầu chủ thể bên kia trong quan hệ dân sự mà mình tham gia thực hiện
nhứng hành vi nào đó để đáp ứng được việc thực hiện quyền của minh, yêu cầu
chủ thể bên kia chấm dứt những hành vi nhất định nếu cho rằng hành vi đó cản trở
việc thực hiện quyền dân sự của mình.
+ Có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình khi các quyền dân sự này bị xâm phạm
3 Căn cứ xác lập quyền dân sự
Ở mọi thời kỳ và bất kỳ quốc gia nào thì sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống
nhân dân ổn định phải cần quản lý đất nước bằng luật pháp. Trong đó, Bộ luật
Dân sự đóng vai trò đặc biệt quan trọng, được xem là ngành luật tư điều chỉnh
mọi quan hệ dân sự trong đời sống xã hội.
Bởi nó quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân,
pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân
trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về
tài sản và tự chịu trách nhiệm.
Quyền dân sự là khả năng xử sự theo ý chí tự do của chủ thể nhằm đạt được
mục đích của mình. Tuy nhiên, không phải xử sự nào cũng phù hợp với quy
định của pháp luật, mà quyền dân sự được xác lập trên căn cứ được quy định tại
Điều 8 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:
+ Hợp đồng, là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
+ Hành vi pháp lý đơn phương, là sự thể hiện ý chí của một bên nhằm làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền về dân sự.
+ Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác, là những quyết định
được ban hành bởi những cơ quan nhà nước, đại diện cho ý toàn dân buộc chủ
thể khác phải chấp hành quyết định ấy theo quy định.
+ Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra
đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, về nguyên tắc người lao động bỏ sức lực của
bản thân mình sẽ được hưởng chính thành quả lao động ấy và được Nhà nước bảo hộ. lOMoAR cPSD| 46672053
+ Chiếm hữu tài sản, là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản như thể họ có
quyền thực sự đối với tài sản ấy.
+ Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
+ Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật, người gây thiệt hại phải có trách nhiệm
bồi thường toàn bộ và kịp thời, bao gồm bồi thường trong hợp đồng và ngoài hợp đồng.
+ Thực hiện công việc không có ủy quyền và căn cứ khác theo quy định.
4.. Các phương thức bảo vệ quyền dân sự
Căn cứ theo Điều 11 Bộ luật dân sự 2015 chủ thể bị xâm phạm có quyền yêu
cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ quyền dân sự:
Thứ nhất, công nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo quyền dân sự của mình.
Theo đó, cá nhân, pháp nhân nếu phát hiện quyền dân sự của mình bị vi phạm thì có
quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, tôn trọng và thực hiện
các biện pháp bảo vệ quyền dân sự của mình một cách hợp pháp nhằm đảm bảo tối
đa quyền và lợi ích của mình. Thứ hai, buộc chấm dứt hành vi vi phạm:
Đây là biện pháp hầu hết các chủ thể thực hiện đầu tiên khi phát hiện có hành vi
xâm phạm đến quyền lợi của mình bằng việc yêu cầu các bên có hành vi vi phạm
buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm( ví dụ: Buộc phải chấm dứt hành vi nói xấu,
bịa đặt, xuyên tạc các thông tin nhằm gây mất uy tín, danh dự cá nhân).
Thứ ba, buộc xin lỗi, cải chính công khai:
Là việc yêu cầu các chủ thể có hành vi vi phạm thực phải xin lỗi, cải chính công
khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đính chính lại những thông tin
sai lệch, khôi phục lại danh dự, uy tín cho chủ thể bị xâm phạm.
Thứ tư, buộc thực hiện các nghĩa vụ:
Là việc yêu cầu bên chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện đúng theo những nghĩa vụ
mà hai bên đã giao kết, xác lập trong hợp đồng, biên bản thỏa thuận, giấy xác
nhận,…và đã được các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền chứng minh là đúng ( ví dụ:
Buộc trả lại tài sản đã mượn khi đã hết thời hạn mượn, buộc trả tiền thuê nhà
theo đúng hạn thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài sản…)
Thứ năm, buộc bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có thiệt hại xảy ra: thiệt hại về
vật chất hoặc tinh thần. Pháp luật không quy định cụ thể mức bồi thường nên hai bên
sẽ căn cứ vào những thiệt hại thực tế xảy ra và điều kiện kinh tế của mỗi bên để thỏa
thuận khoản bồi thường.
Thứ sáu, hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền. lOMoAR cPSD| 46672053
Việc hủy quyết định của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền phải do một cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện.
Thứ bảy, các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp quyền dân sự bị vi phạm hoặc có tranh chấp thì phương thức bảo vệ
quyền dân sự được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài
Phương thức bảo vệ quyền dân sự theo thủ tục hành chính được thực hiện trong
những trường hợp luật định. Quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính
có thể được xem xét lại tại Tòa án.
Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có
điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định về áp dụng tập quán, tương tự
pháp luật, nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ và lẽ công bằng được áp
dụng để xem xét, giải quyết vụ việc (Điều 12 và Điều 14).
Đây là điểm mới nổi bật so với BLDS năm 2005 nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, phù hợp với tinh thần của Hiến pháp năm 2013
về bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Đây là quy định tiến bộ, đã
xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc giải quyết mọi tranh chấp trong
nhân dân, góp phần bảo đảm ổn định trật tự xã hội. 5, Phân loại quyền dân sự:
Hiên nay Theo quy định của BLDS 2015 dựa trên đối tượng mà quyền dân sự
điều chỉnh mà quyền dân sự được phân loại thành :Quyền nhân thân và quyền tài sản
Trong đó quyền nhân thân được chia thành: Quyền nhân thân không gắn với tài
sản và quyền nhân thân gắn với tài sản. Đối với quyền tài sản cũng được chia
thành quyền sở hữu, quyền với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng và quyền bề mặt.
1, Định nghĩa nghĩa vụ dân sự:
Căn cứ theo quy định tại Điều 274 BLDS nghĩa vụ được quy định như sau: “Điều 274. Nghĩa vụ
Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên
có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có
giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi
ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).”
2. Nội hàm của nghĩa vụ dân sự :
Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật, một hoặc nhiều chủ thể
(gọi là người có nghĩa vụ) phải làm hoặc không được làm vì lợi ích của một lOMoAR cPSD| 46672053
hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là người có quyền). Đối tượng của nghĩa vụ dân sự
có thể là tài sản, công việc phải làm hoặc không được làm. Chỉ những tài sản có
thể đem giao dịch và những công việc có thể thực hiện được mà pháp luật
không cấm, không trái đạo đức xã hội mới là đối tượng của nghĩa vụ dân sự.
Bên có nghĩa vụ dân sự trong quan hệ nghĩa vụ phải thực hiện các quyền yêu
cầu của bên có quyền dân sự hợp pháp. Như vậy, nghĩa vụ dân sự là một quan
hệ pháp luật, trong đó các bên tham gia bình đẳng với nhau về mặt pháp lý, các
quyền và nghĩa vụ dân sự hợp pháp của các bên, quyền và nghĩa vụ hợp pháp
của người thứ ba đều được pháp luật đảm bảo thực hiện.
3. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự
Như vậy, có 06 căn cứ phát sinh để thực hiện nghĩa vụ dân sự, cụ thể là: -
Hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 “là sự thỏa thuận giữa các
bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Đó là sự thỏa
thuận giữa các bên về việc mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, cho thuê, mượn tài
sản hoặc về việc thực hiện một công việc, theo đó làm xác lập, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên trong hợp đồng. Với tính chất này, khi
các bên thỏa thuận nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của
nhau thì đây sẽ là căn cứ hình thành nghĩa vụ -
Hành vi pháp lý đơn phương là hành vi của cá nhân thể hiện ý chí tự do, tự
nguyện, tự định đoạt của bản thân nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền
và nghĩa vụ dân sự. Khi một người thực hiện một hành vi pháp ký đơn phương thì
có thể làm phát sinh nghĩa vụ của người đó với người khác hoặc phát sinh nghĩa vụ
của người khác với người thứ ba. -
Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ
thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người
có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối. -
Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp
luật: Khi một người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật sẽ làm phát sinh
nghĩa vụ hoàn trả của người đó kể từ khi người đó có khoản lợi trong tay. Từ thời
điểm người đó biết hoặc phải biết việc được lợi thì phải hoàn trả khoản lợi mà mình đã thu được. -
Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật: Thực hiện hành vi gây thiệt hại trái
pháp luật sẽ phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại. Trong quan hệ này, bên gây thiệt
hại phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho bên bị thiệt hại. -
Căn cứ khác do pháp luật quy định: Trường hợp này do pháp luật khác quy
định, để tránh sự bỏ sót phát sinh trong thực tiễn. Đó là những căn cứ pháp lý do lOMoAR cPSD| 46672053
pháp luật quy định điều chỉnh các quan hệ nghĩa vụ về tài sản giữa các chủ thể trong
quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực dân sự.
4 . Phân loại nghĩa vụ dân sự
Thứ nhất, căn cứ vào nguồn gốc phát sinh nghĩa vụ.
Nghĩa vụ theo hợp đồng: là nghĩa vụ phát sinh theo ý chí của chủ thể tham gia
quan hệ nghĩa vụ. Nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở thỏa thuận giữa các chủ thể.
Quyền và nghĩa vụ được xác lập hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của chủ thể
tham gia quan hệ nghĩa vụ.
Nghĩa vụ ngoài hợp đồng: nghĩa vụ phát sinh theo ý chí của nhà nước. Gồm:
thực hiện công việc không có ủy quyền, chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được
lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật và gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
Thứ hai, căn cứ vào đối tượng của nghĩa vụ .
Đối tượng là tài sản: Bên có nghĩa vụ phải chuyển giao một tài sản cho bên có quyền.
Đối tượng là công việc: Bên có nghĩa vụ phải thực hiện một công việc được xác
định cụ thể trước bên có quyền hoặc bên có nghĩa vụ không được thực hiện một
công việc được xác định cụ thể trước bên có quyền. .
Thứ ba, căn cứ phạm vi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ và mối liên quan
giữa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ.
Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ: Khi nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ dân sự,
nhưng mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ với nhau thì mỗi
người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình. Quyền và nghĩa vụ của các
chủ thể hoàn toàn độc lập với nhau.
Nghĩa vụ dân sự liên đới: Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có mối liên hệ chặt
chẽ. Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và
bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải
thực hiện toàn bộ nghĩa vụ..
Thứ tư, căn cứ vào mối quan hệ phụ thuộc giữa các nghĩa vụ.
Nghĩa vụ chính: Tồn tại hiệu lực một cách độc lập không phụ thuộc vào nghĩa vụ khác.
Nghĩa vụ phụ: Sự tồn tại hiệu lực của nghĩa vụ phụ thuộc vào nghĩa vụ chính. lOMoAR cPSD| 46672053
Quyền và nghĩa vụ của cá nhân gồm các loại
Như đã phân tích ở phần trước, bản thân tôi là một cá nhân, do đó về mặt quyền
dân sự sẽ đảm bảo các quyền của cá nhân theo pháp luật dân sự.
Cụ thể cá nhân sẽ có các quyền nhân thân và Quyền tài sản
Theo quy định của BLDS 2015 cá nhân sẽ có các quyền nhân thân sau đây:
Quyền có họ, tên (Điều 26);
Quyền thay đổi họ (Điều 27);
Quyền thay đổi tên (Điều 28);
Quyền xác định, xác định lại dân tộc (Điều 29);
Quyền được khai sinh, khai tử (Điều 30);
Quyền đối với quốc tịch (Điều 31); Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 32);
Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể (Điều 33);
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 34);
Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác (Điều 35); Quyền
xác định lại giới tính (Điều 36); Chuyển đổi giới tính (Điều 37);
Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình (Điều 38)
Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình (Điều 39)
Các quyền tài sản của cá nhân bao gồm:
+ Quyền sở hữu tài sản
+ Quyền với bất động sản liền kề + Quyền hưởng dụng + Quyền bề mặt