Chế độ chính trị - Chính sách đối ngoại Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Chế độ chính trị - Chính sách đối ngoại Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chính sách đối ngoại Việt Nam
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
23:04 4/8/24
Chế độ chính trị - Luật Chế độ chính trị Tài liệu tham khảo
- Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam. GS. Nguyễn Đăng Dung - Chuyên đề 1 1. Khái niệm
- Polis = thành bang = nhà nước hoặc công việc nhà nước
- Hoạt động của nhà nước = những công việc mang tính chất chính trị
- Chế độ chính trị = chế độ tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước Theo nghĩa rộng
- Chế độ chính trị = nội dung, phương thức tổ chức và hoạt động
của các tổ chức và chủ thể chính trị trong một quốc gia mà trung tâm là Nhà nước Theo nghĩa hẹp
- Chế độ chính trị = toàn bộ những phương pháp, cách thức mà
các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực của mình
- Dưới góc độ Luật Hiến pháp, chế độ chính trị là tổng thể các
nguyên tắc, quy phạm được thể hiện trong Hiến pháp và các văn bản
pháp luật chuyên ngành, trong đó đề cập đến những vấn đề như: cấu
trúc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị; bản chất, mục đích,
cách thức xác lập, tổ chức, hoạt động của Nhà nước; mối quan hệ giữa
Nhà nước với Nhân dân và với các chủ thể khác trong xã hội.
- Chế độ chính trị thường được quy định ngay tại Chương I của
Hiến pháp, quy định những vấn đề có tính chất nguyên tắc, làm nền tảng
cho mọi chương tiếp theo của Hiến pháp.
2. Chế độ chính trị trong các Hiến pháp Việt Nam
- Là thuật ngữ chuyên ngành luật hiến pháp nhằm khái quát hoá
mô hình nhà nước thông qua những đặc điểm thể hiện nội dung bên
trong của cơ cấu tổ chức và mối quan hệ các tổ chức cấu thành nhà nước. about:blank 1/10 23:04 4/8/24
Chế độ chính trị - Luật
- Theo Lý luận chung về Nhà nước, hình thức nhà nước thường
được phân tích thành 3 dạng: o Hình thức chính thể. o Chế độ chính trị.
o Hình thức cơ cấu lãnh thổ.
- Hiến pháp có nhiệm vụ quy định chính thể của Nhà nước mình.
- Chính thể là hình thức tổ chức Nhà
nước do Hiến pháp định ra
thông qua việc quy định của Hiến pháp về cách thức thành lập các cơ
quan Nhà nước ở trung ương và quan hệ giữa chúng với nhau, và mức
độ tham gia của nhân dân vào việc tổ chức quyền lực Nhà nước.
- Nhà nước là của ai? Mục đích của nhà nước là gì?
- Xác định chính thể = cách thức lập ra nguyên thủ quốc gia +
nhiệm vụ quyền hạn của nguyên thủ quốc gia + cách thức tổ chức và
mối quan hệ các cơ quan Nhà nước khác (cơ quan lập pháp và hành
pháp) + mức độ tham gia của người dân vào việc tổ chức quyền lực nhà nước.
a. Hình thức chính thể Việt Nam
- Là hình thức tổ chức nhà nước do Hiến pháp định ra thông qua
các quy định về cách thức thành lập và mối quan hệ giữa các cơ quan
quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) cũng như về mức
độ tham gia của Nhân dân vào việc tổ chức quyền lực nhà nước.
- Thể hiện qua cách thức thành lập ra nguyên thủ quốc gia và
nhiệm vụ quyền hạn của nguyên thủ quốc gia => cách thức tổ chức và
mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước khác. Hiến pháp năm 1946.
- Chính thể = Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Mang dấu ấn của mô hình cộng hoà đại nghị.
+Nghị viện nhân dân = cơ quan có quyền cao nhất của nước VNDCCH (Điều 22).
+Chính phủ được thành lập trên cơ sở của Nghị viện, chịu trách
nhiệm trước Nghị viện và chỉ hoạt động khi vẫn còn được Nghị viện tín nhiệm.
- Điểm khác với chế độ cộng hòa đại nghị: chế định Nguyên thủ quốc gia. about:blank 2/10 23:04 4/8/24
Chế độ chính trị - Luật
+CTN = Nguyên thủ quốc gia = lãnh đạo trực tiếp bộ máy hành pháp.
+CTN không chịu trách nhiệm trước Nghị viện, trừ khi phạm tội phản bội Tổ quốc.
Chính thể theo Hiến pháp 1946 gần giống chính thể cộng
hoà lưỡng tính của Cộng hoà Pháp hiện nay. Hiến pháp 1959
- Tên gọi chính thể Nhà nước không thay đổi nhưng không còn
đặc điểm của cộng hòa tổng thống mà thay bằng cộng hòa đại nghị (Xô Viết)
- Nguyên thủ quốc gia (Chủ tịch nước) không còn là người trực
tiếp điều hành bộ máy hành pháp => chức năng biểu tượng cho sự bền
vững, thống nhất của dân tộc
+Nhiệm vụ: chính thức hoá các quyết định của Quốc hội,
UBTVQH, Hội đồng Chính phủ. (Điều 63 HP 1959). - Điểm khác:
+Tổ chức quyền lực nhà nước được đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng Lao động VN (Đảng Cộng sản VN hiện nay).
+Mục đích của Nhà nước VNDCCH là xây dựng CNXH. Hiến pháp 1980 - Chính thể CHXHCN.
- Quyền lực nhà nước được gián tiếp giới hạn trong 2 giai cấp là
công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức XHCN.
- Bản chất nhà nước: chuyên chính vô sản => bảo vệ và phát triển
2 loại hình sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất, xoá bỏ
chế độ tư hữu tư nhân.
- Quyền lực Nhà nước tập trung vào Quốc hội.
+Quốc hội có quyền lập hiến, lập pháp, thành lập các cơ quan NN khác.
+Chính phủ = Hội đồng Bộ trưởng do Quốc hội bầu ra và phải
báo cáo công việc cho Quốc hội.
+Nguyên thủ quốc gia không còn là một cá nhân mà được thay
bằng Hội đồng nhà nước cũng do Quốc hội bầu ra và phải báo cáo trước Quốc hội. about:blank 3/10 23:04 4/8/24
Chế độ chính trị - Luật
+Hội đồng Nhà nước = nguyên thủ quốc gia tập thể = cơ quan
hoạt động cao nhất thường xuyên của Quốc hội (kiêm chức năng của UBTVQH).
+Vai trò lãnh đạo của ĐCSVN được nhấn mạnh (Điều 4 HP
1959): “là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội”. Hiến pháp 1992 - Chính thể = CHXHCN
- Quyền lực nhà nước = nguyên tắc tập quyền có sự phân công,
phối hợp hoạt động giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp
- Quốc hội = chủ yếu tập trung vào công việc lập pháp
- Quốc hội = chủ yếu tập trung vào công việc lập pháp.
- Hội đồng nhà nước = UBTVQH + Chủ tịch nước.
- Hội đồng Bộ trưởng = Chính phủ.
- HP 1980 = lãnh đạo tập thể, HP 1992 = cá nhân chịu trách
nhiệm về những công việc được phân công.
Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung:
- Mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
- Nguyên tắc quyền lực NN thống nhất, có sự phân công phối hợp
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Hiến pháp 2013
- Bổ sung và phát triển Điều 2. (Thêm từ kiểm soát)
- Bổ sung quy định tại Điều 4 để làm rõ hơn bản chất của
ĐCSVN: Đảng gắn bó với Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân
về những quyết định của mình, các tổ chức Đảng và đảng viên hoạt
động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
- Bổ sung quy định về các phương thức để Nhân dân thực hiện
quyền lực Nhà nước thông qua hình thức dân chủ đại diện (thông qua
Quốc hội và HĐND như HP 1992) và hình thức dân chủ trực tiếp.
- Bổ sung Điều 8, tiếp tục khẳng định Nhà nước tổ chức và hoạt
động theo HP và pháp luật, quản lý xã hội bằng HP và pháp luật, thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ
- Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung:
- Mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. about:blank 4/10 23:04 4/8/24
Chế độ chính trị - Luật
- Nguyên tắc quyền lực NN thống nhất, có sự phân công phối hợp
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
3. Bản chất của Nhà nước Việt Nam
- Hiến pháp 1946 và 1959 đều khẳng định VNDCCH là 1 nước dân chủ nhân dân.
- Hiến pháp 1980 quy định Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước
chuyên chính vô sản […] thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân
lao động => chủ thể của quyền lực nhà nước chủ yếu tập trung vào 2
giai cấp công nhân và nông dân => định hướng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
- Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) tái khẳng định bản
chất Nhà nước được ghi nhận trong các Hiến pháp 1946 và 1959 (Điều 2).
- Hiến pháp 2013 = tất cả quyền lực nhà nước thuộc về mọi người
dân Việt Nam, không phải sở hữu riêng của bất kỳ giai cấp, tầng lớp, tổ
chức hay nhóm người nào.
- 1959 đều khẳng định VNDCCH là 1 nước dân chủ nhân dân.
- Hiến pháp 1980 quy định Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước
chuyên chính vô sản […] thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân
lao động => chủ thể của quyền lực nhà nước chủ yếu tập trung vào 2
giai cấp công nhân và nông dân => định hướng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
- Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) tái khẳng định bản
chất Nhà nước được ghi nhận trong các Hiến pháp 1946 và 1959 (Điều 2).
- Hiến pháp 2013 = tất cả quyền lực nhà nước thuộc về mọi người
dân Việt Nam, không phải sở hữu riêng của bất kỳ giai cấp, tầng lớp, tổ
chức hay nhóm người nào.
- Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, thể hiện
quyền làm chủ của Nhân dân
- Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, tôn
trọng và bảo vệ Hiến pháp.
- Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối
thượng của pháp luật trong đời sống xã hội. about:blank 5/10 23:04 4/8/24
Chế độ chính trị - Luật
- Nhà nước tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo quyền con người, quyền công dân.
- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp
kiểm soát giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Nhà nước do ĐCS lãnh đạo.
4. Hình thức Nhà nước Việt Nam
- Thể hiện cách thức tổ chức quyền lực giữa chính quyền TW và
chính quyền địa phương trên phạm vi lãnh thổ quốc gia.
- Có 2 loại cấu trúc lãnh thổ: cấu trúc lãnh thổ liên bang và cấu
trúc lãnh thổ đơn nhất.
- Tổ chức quyền lực nhà nước trong các nhà nước liên bang chặt
chẽ hơn so với ở các nhà nước đơn nhất: phân chia rõ ràng thẩm quyền
và nghĩa vụ giữa chính quyền nhà nước liên bang (TW) và chính nhà
nước của các tiểu bang (địa phương).
- Nhà nước đơn nhất = hình thành, tổ chức trên môt lãnh thổ duy
nhất => cơ cấu đơn giản và tập trung hơn so với nhà nước liên bang.
- Hình thức cấu trúc của VN từ khi giành được độc lập đến nay là nhà nước đơn nhất.
Về mặt hành chính lãnh thổ
- Hiến pháp 1946: Chính quyền TW + chính quyền địa phương (4
cấp) gồm bộ => tỉnh => huyện => xã.
- Hiến pháp 1959 – 1992: Chính quyền TW + chính quyền địa
phương 3 cấp. Ở mỗi cấp có HĐND do cử tri địa phương bầu ra và
UBND do HĐND cùng cấp bầu ra.
+Cấp tỉnh (tương đương là thành phố trực thuộc TW).
+Cấp huyện (tương đương huyện là quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
+Cấp xã (tương đương xã là phường, thị trấn).
- Hiến pháp 2013: thêm Quốc hội có quyền quyết định thành lập
các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
5. Hệ thống chính trị hiện hành của Việt Nam
a. Đảng Cộng sản Việt Nam
- Là hạt nhân lãnh đạp hệ thống chính trị hiện hành about:blank 6/10 23:04 4/8/24
Chế độ chính trị - Luật
- Ở Việt Nam, vị trí, vai trò lãnh đạo của ĐCS được quy định
trong Hiến pháp, mang tính độc tôn, còn nước tư bản Hiến pháp không
quy định vai trò lãnh đạo của một đảng cụ thể.
- Tư bản: đảng cầm quyền = bầu cử = đa số ghế trong nghị
viện/đảng có thủ lĩnh được bầu vào vị trí đứng đầu hành pháp.
- Việt Nam: thể chế hoá trong Hiến pháp.
+Đảng đề ra đường lối, chủ trương chính sách lớn, định hướng
cho sự phát triển của toàn bộ xã hội trên tất cả các lĩnh vực trong từng thời kỳ nhất định.
+Đảng vạch ra phương hướng và những NTCB nhằm xây dựng
một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.
+Đảng phát hiện, bồi dưỡng, lựa chọn những đảng viên ưu tú và
những người ngoài Đảng có phẩm chất và năng lực.
+Đảng giáo dục Đảng viên nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu
tập hợp quần chúng, động viên họ tham gia quản lý nhà nước.
+Đảng kiểm tra đảng viên và các tổ chức của đảng.
Sự lãnh đạo mang tính chất định hướng
- Phương pháp lãnh đạo: dân chủ, giáo dục, thuyết phục bằng uy
tín của các đảng viên khác với phương pháp mệnh lệnh cưỡng bức của Nhà nước.
- Đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn nhằm định hướng.
- Vạch ra những phương hướng và NTCB làm cơ sở, tiền đề cho
việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước và pháp luật.
- Đề ra những quan điểm và chính sách về công tác cán bộ, phát
hiện, lựa chọn, bồi dưỡng những đảng viên ưu tú. - Giáo dục đảng viên.
- Kiểm tra việc chấp hành và tổ chức thực hiện đường lối, chính
sách, nghị quyết của Đảng đối với các đảng viên và tổ chức đảng. b. Nhà nước
- Vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị = công cụ thể hiện quyền lực chính trị - Đặc điểm:
+Thiết chế rộng lớn và quyền lực nhất trong xã hội = đại diện
pháp lý chính thức duy nhất của toàn bộ quốc gia và dân cư = chủ thể about:blank 7/10 23:04 4/8/24
Chế độ chính trị - Luật
duy nhất có quyền quản lý tất cả cá thể và pháp nhân nằm trong lãnh thổ của mình
+Chủ quyền tuyệt đối về đối nội và đối ngoại có công cụ pháp
luật, bộ máy công quyền và nguồn lực để đảm bảo thực thi chủ quyền.
+Duy nhất có vị thế pháp lý chính danh và điều kiện đầy đủ để
thực hiện quyền lực chính trị, quản lý đất nước và xã hội.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa = mục tiêu hiến định.
- Về nhận thức, giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về nhà
nước pháp quyền XHCNVN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân
cho mọi chủ thể trong xã hội.
- Về bộ máy, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Về tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức.
- Về thể chế, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
c. Các tổ chức chính trị - xã hội
Chỉ có những tổ chức do ĐCS thành lập và Nhà nước cung cấp
ngân sách hoạt động mới được gọi là tổ chức chính trị - xã hội.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: tổ chức liên minh chính trị, liên
hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội và cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp , các tầng lớp xã hội,
dân tộc, tôn giáo, người VN định cư ở nước ngoài => đai diện, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, phát huy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng
thuận xã hội, giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà
nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần bảo vệ Tổ quốc.
- Tổng Liên đoàn Lao động (Công đoàn) Việt Nam: tổ chức chính
trị - xẫ hội đại diện cho giai cấp công nhân và người lao động, => vai trò
đại diện cho người lao động, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
chính đáng của người lao động, tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh
tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước,
tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền,
nghĩa vụ của người lao động, tuyên truyền, vận động người lao động
học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Hội Nông dân Việt Nam: about:blank 8/10 23:04 4/8/24
Chế độ chính trị - Luật
+Tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho giai cấp nông dân Việt
Nam => tập hợp, vận động, giáo dục hội viên nông dân phát huy quyền
làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt, tham
gia xây dựng Đảng. Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc.
+Nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân.
+Tổ chức các hoạt động dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản
xuất, kinh doanh và đời sống.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:
+Tổ chức chính trị - xã hội, liên minh tự nguyện của thanh niên
Việt Nam, đội hậu bị và cánh tay đắc lực của ĐCSVN.
+Tập hợp, đoàn kết, giáo dục và rèn luyện thế hệ trẻ, tham gia
tích cực vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội.
+Phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội,
các tổ chức kinh tế và các đoàn thể quần chúng khác để chăm lo, bảo vệ
quyền lợi của thế hệ trẻ, đề xuất với Đảng và Nhà nước các chính sách,
quan điểm phát huy năng lực và tạo điều kiện cho thế hệ trẻ VN phát triển toàn diện.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam:
+Tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho phụ nữ Việt Nam.
+Tập hợp, đoàn kết, động viên, giáo dục các tầng lớp phụ nữ
tham gia tích cực vào các công việc của Nhà nước và xã hội và quá trình
phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, thực hiện bình đẳng giới, phát huy
vai trò đặc biệt của nữ giới trong việc xây dựng nếp sống văn minh, gia
đình văn hoá, giáo dục các thế hệ thanh niên VN.
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam:
+Tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho những công dân đã từng
tham gia phục vụ trong các lực lượng vũ trang.
+Tập hợp, đoàn kết, bồi dưỡng và động viên cựu chiến binh phấn
đấu giữ vững bản chất cách mạng, tham gia xây dựng và bảo vệ chính
quyền, phát huy dân chủ, góp phần giữ ổn định chính trị, tăng cường
quốc phòng an ninh, tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế,
văn hoá, xã hội, góp phần tích cực vào việc giáo dục thế hệ trẻ và tham
gia vào hoạt động nhân dân, thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. about:blank 9/10 23:04 4/8/24
Chế độ chính trị - Luật about:blank 10/10