Bài tập tự học - Chính sách đối ngoại Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Bất kỳ quốc gia nào dù lớn như các siêu cường Mỹ, Trung Quốc, Nga… hoặc nhỏ như Cộng hòa Nauru, Công quốc Monaco, dù là quốc gia thời cổ đại Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã cổ đại

HỌ VÀ TÊN: Nguyễn Phúc Đoan Trang
MSSV: QHQT49B11464
LỚP: CSĐNVN1945-1975-QHQT49.1_LT
ĐỀ BÀI: Tóm tắt và phân tích bài báo “An ninh, phát triển và ảnh hưởng trong
hoạt động đối ngoại” - Tác giả Vũ Khoan
Bài làm
Bất kỳ quốc gia nào dù lớn như các siêu cường Mỹ, Trung Quốc, Nga…
hoặc nhỏ như Cộng hòa Nauru, Công quốc Monaco, dù là quốc gia thời cổ đại Ai
Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã cổ đại, nhà nước Văn Lang ở nước ta, đến các
quốc gia đương đại, chính sách đối ngoại đều xác định ba mục tiêu cơ bản: mục
tiêu an ninh (góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền an ninh quốc gia và sự toàn vẹn
lãnh thổ cũng như thể chế); mục tiêu phát triển (tranh thủ ngoại lực và tạo dựng
điều kiện quốc tế thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước); mục tiêu
ảnh hưởng (góp phần nâng cao vị thế quốc gia, phát huy tầm ảnh hưởng trên
trường quốc tế). Ba mục tiêu này gắn kết với nhau mật thiết, không thể tách rời và
phản ánh một cách tổng thể, toàn diện lợi ích quốc gia-dân tộc hay nói cách khác,
ba mục tiêu này có quan hệ biện chứng với nhau.
Trước nhất nói về “mục tiêu an ninh”- bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia
và toàn vẹn lãnh thổ. Đây là điều tối thượng đối với một quốc gia, được ghi nhận
ngay trong cả Hiến chương Liên hợp quốc. Ngày nay, phạm trù an ninh quốc gia
không chỉ là ngăn chặn sự xâm lược lãnh thổ mà còn là thử thách hội nhập quốc tế
nhưng “không đánh mất mình” bởi xu thế toàn cầu hóa đang lan rộng khắp nơi, từ
nền sản xuất, nguồn vốn đầu tư, hay cả mạng lưới giao thông đều mang tính quốc
tế, đã vượt ra ngoài biên giới của một quốc gia. Phương pháp cho nhiệm vụ này đó
là cần nhận thức đúng đắn xu hướng và tìm cách thích nghi với chúng. Hiện nay,
xu thế đa dạng hóa, đa phương hóa quốc tế gia tăng, mỗi quốc gia cần chủ động kết
nối quốc tế, đa dạng hóa quan hệ ngoại giao để có khả năng thực hiện chính sách
độc lập tự chủ. Bên cạnh việc dùng sức mạnh quân sự để bảo vệ chủ quyền và an
ninh quốc gia, còn cần có một sức mạnh tổng hợp bao gồm sức mạnh về chính trị,
sự phát triển về kinh tế, sự ổn định về xã hội, thậm chí cả bản sắc văn hóa.
Tiếp theo là “mục tiêu phát triển”-tranh thủ tạo dựng điều kiện quốc tế để
phát triển. Trong bối cảnh mà việc tụt hậu của một quốc gia trong khi các nước
khác đang phát triển rực rỡ và có những phát minh tiến bộ có thể khiến cho quốc
gia đó không có nhiều tiếng nói trên trường quốc tế, cần có phương pháp mới mẻ
để giải quyết vấn đề này. Bên cạnh việc duy trì mối quan hệ quốc tế ổn định trên
ba phương diện chính trị, kinh tế và anh ninh, một nhà nước cần tìm kiếm được
nhiều đối tác và mở rộng thị trường. Chính yêu cầu trên đã đưa đến một nhiệm vụ
cho hoạt động ngoại giao là quyết định thành lập cơ quan đại diện ngoại giao tại
các nước sở tại, tùy thuộc vào việc nước tiếp nhận có phải là đối tác tiềm năng hay
19:46 5/8/24
Bài tập tự học 01 - Summary Chính sách đối ngoại Việt Nam
about:blank
1/2
không. Đối với mục tiêu phát triển này sẽ không thể không tránh khỏi sự cạnh
tranh gay go, quyết liệt.
Cuối cùng là “mục tiêu ảnh hưởng”-mục tiêu nâng cao vai trò, uy tín và ảnh
hưởng trên trường quốc tế. Trên thực tế, không một quốc gia nào, dù là siêu cường
có thể huy động một sức mạnh tổng lực từ kinh tế lẫn quân sự, hay sự ảnh hưởng
chính trị và văn hóa. Vậy làm sao để gia tăng sức ảnh hưởng quốc tế nếu không hội
tụ đủ những nhân tố trên? Điều cốt lõi vẫn là ra sức xây dựng tiếng nói trên trường
quốc tế bằng thực lực. Mặt khác, người xưa có câu “biết người biết ta, trăm trận
trăm thắng”, nếu như nắm bắt được xu thế, bối cảnh thế giới từ đó đưa ra một
chính sách đối ngoại khôn khéo, bố trí lực lượng phù hợp thì việc nâng cao vị trí,
ảnh hưởng quốc tế là rất khả quan.
Tuy nhiên, do tác động của những chuyển biến sâu rộng về chính trị và kinh
tế trên thế giới, nên những mục tiêu trên dù là bất biến, song nội dung cụ thể và
nhất là phương pháp tiến hành để đạt được mục tiêu ấy chuyển hóa theo thời gian
và linh hoạt tùy thuộc vào diễn biến của lịch sử. Thêm nữa, phải xác định mục tiêu
ưu tiên. Thông thường, chính sách đối ngoại có nhiều mục tiêu vì vậy, từ hai mục
tiêu trở lên phải xác định mục tiêu quan trọng hơn và tập trung nguồn lực vào mục
tiêu đó.
19:46 5/8/24
Bài tập tự học 01 - Summary Chính sách đối ngoại Việt Nam
about:blank
2/2
| 1/2

Preview text:

19:46 5/8/24
Bài tập tự học 01 - Summary Chính sách đối ngoại Việt Nam
HỌ VÀ TÊN: Nguyễn Phúc Đoan Trang
MSSV: QHQT49B11464
LỚP: CSĐNVN1945-1975-QHQT49.1_LT
ĐỀ BÀI: Tóm tắt và phân tích bài báo “An ninh, phát triển và ảnh hưởng trong
hoạt động đối ngoại” - Tác giả Vũ Khoan
Bài làm
Bất kỳ quốc gia nào dù lớn như các siêu cường Mỹ, Trung Quốc, Nga…
hoặc nhỏ như Cộng hòa Nauru, Công quốc Monaco, dù là quốc gia thời cổ đại Ai
Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã cổ đại, nhà nước Văn Lang ở nước ta, đến các
quốc gia đương đại, chính sách đối ngoại đều xác định ba mục tiêu cơ bản: mục
tiêu an ninh (góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền an ninh quốc gia và sự toàn vẹn
lãnh thổ cũng như thể chế); mục tiêu phát triển (tranh thủ ngoại lực và tạo dựng
điều kiện quốc tế thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước); mục tiêu
ảnh hưởng (góp phần nâng cao vị thế quốc gia, phát huy tầm ảnh hưởng trên
trường quốc tế). Ba mục tiêu này gắn kết với nhau mật thiết, không thể tách rời và
phản ánh một cách tổng thể, toàn diện lợi ích quốc gia-dân tộc hay nói cách khác,
ba mục tiêu này có quan hệ biện chứng với nhau.
Trước nhất nói về “mục tiêu an ninh”- bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia
và toàn vẹn lãnh thổ. Đây là điều tối thượng đối với một quốc gia, được ghi nhận
ngay trong cả Hiến chương Liên hợp quốc. Ngày nay, phạm trù an ninh quốc gia
không chỉ là ngăn chặn sự xâm lược lãnh thổ mà còn là thử thách hội nhập quốc tế
nhưng “không đánh mất mình” bởi xu thế toàn cầu hóa đang lan rộng khắp nơi, từ
nền sản xuất, nguồn vốn đầu tư, hay cả mạng lưới giao thông đều mang tính quốc
tế, đã vượt ra ngoài biên giới của một quốc gia. Phương pháp cho nhiệm vụ này đó
là cần nhận thức đúng đắn xu hướng và tìm cách thích nghi với chúng. Hiện nay,
xu thế đa dạng hóa, đa phương hóa quốc tế gia tăng, mỗi quốc gia cần chủ động kết
nối quốc tế, đa dạng hóa quan hệ ngoại giao để có khả năng thực hiện chính sách
độc lập tự chủ. Bên cạnh việc dùng sức mạnh quân sự để bảo vệ chủ quyền và an
ninh quốc gia, còn cần có một sức mạnh tổng hợp bao gồm sức mạnh về chính trị,
sự phát triển về kinh tế, sự ổn định về xã hội, thậm chí cả bản sắc văn hóa.
Tiếp theo là “mục tiêu phát triển”-tranh thủ tạo dựng điều kiện quốc tế để
phát triển. Trong bối cảnh mà việc tụt hậu của một quốc gia trong khi các nước
khác đang phát triển rực rỡ và có những phát minh tiến bộ có thể khiến cho quốc
gia đó không có nhiều tiếng nói trên trường quốc tế, cần có phương pháp mới mẻ
để giải quyết vấn đề này. Bên cạnh việc duy trì mối quan hệ quốc tế ổn định trên
ba phương diện chính trị, kinh tế và anh ninh, một nhà nước cần tìm kiếm được
nhiều đối tác và mở rộng thị trường. Chính yêu cầu trên đã đưa đến một nhiệm vụ
cho hoạt động ngoại giao là quyết định thành lập cơ quan đại diện ngoại giao tại
các nước sở tại, tùy thuộc vào việc nước tiếp nhận có phải là đối tác tiềm năng hay about:blank 1/2 19:46 5/8/24
Bài tập tự học 01 - Summary Chính sách đối ngoại Việt Nam
không. Đối với mục tiêu phát triển này sẽ không thể không tránh khỏi sự cạnh tranh gay go, quyết liệt.
Cuối cùng là “mục tiêu ảnh hưởng”-mục tiêu nâng cao vai trò, uy tín và ảnh
hưởng trên trường quốc tế. Trên thực tế, không một quốc gia nào, dù là siêu cường
có thể huy động một sức mạnh tổng lực từ kinh tế lẫn quân sự, hay sự ảnh hưởng
chính trị và văn hóa. Vậy làm sao để gia tăng sức ảnh hưởng quốc tế nếu không hội
tụ đủ những nhân tố trên? Điều cốt lõi vẫn là ra sức xây dựng tiếng nói trên trường
quốc tế bằng thực lực. Mặt khác, người xưa có câu “biết người biết ta, trăm trận
trăm thắng”, nếu như nắm bắt được xu thế, bối cảnh thế giới từ đó đưa ra một
chính sách đối ngoại khôn khéo, bố trí lực lượng phù hợp thì việc nâng cao vị trí,
ảnh hưởng quốc tế là rất khả quan.
Tuy nhiên, do tác động của những chuyển biến sâu rộng về chính trị và kinh
tế trên thế giới, nên những mục tiêu trên dù là bất biến, song nội dung cụ thể và
nhất là phương pháp tiến hành để đạt được mục tiêu ấy chuyển hóa theo thời gian
và linh hoạt tùy thuộc vào diễn biến của lịch sử. Thêm nữa, phải xác định mục tiêu
ưu tiên. Thông thường, chính sách đối ngoại có nhiều mục tiêu vì vậy, từ hai mục
tiêu trở lên phải xác định mục tiêu quan trọng hơn và tập trung nguồn lực vào mục tiêu đó. about:blank 2/2