Thư tín ngoại giao - Chính sách đối ngoại Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Thư tín ngoại giao ra đời cùng với hoạt động ngoại giao. Thư tín ngoại giao là tổng thểcác loại công văn và những văn bản chính thức khác nhau có tính chất ngoại giao, nhờ đó màmối quan hệ giữa các quốc gia được đảm bảo thực hiện
Môn: Chính sách đối ngoại Việt Nam
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
19:53 5/8/24
NHÓM 14 - THƯ TÍN NGOẠI GIAO BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO -------------------- THƯ TÍN NGOẠI GIAO Lớp học phần : CTNG-QHQT49.2_LT Nhóm : 14
Giảng viên hướng dẫn : TS. Doãn Mai Linh Thành viên nhóm MSSV Cao Nguyễn Linh Châu QHQT49C11133 Đặng Khánh Linh QHQT49C11257 Hoàng Nguyễn Thụy Diệp QHQT49C11153 Nguyễn Hoàng Tố Uyên QHQT49C11479 Hà Nội - 2024 1 about:blank 1/23 19:53 5/8/24
NHÓM 14 - THƯ TÍN NGOẠI GIAO MỤC LỤC
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THƯ TÍN NGOẠI GIAO 3 1. Khái niệm 3 2. Tính chất 3 3. Quy định 3 4. Vai trò 5
CHƯƠNG II. CÁC LOẠI THƯ TÍN NGOẠI GIAO 5 1. Công hàm 5
1.1. Công hàm chính thức (công hàm thường) 6
1.2. Công hàm cá nhân (thư chính thức) 7 1.3. Công hàm tập thể 11 2. Tối hậu thư 11 3. Thư riêng 11 4. Bản ghi nhớ 11 5. Bị vong lục 12 6. Điện 13
7. Thiếp và các loại danh thiếp 14
CHƯƠNG III. CÔNG VĂN NGOẠI GIAO 16
1. Một số “công văn” ngoại giao đặc biệt 16 1.1. Quốc thư 16
1.2. Thư uỷ nhiệm Đại biện, Đại diện 18 1.4. Giấy uỷ quyền 19
1.5. Giấy uỷ nhiệm lãnh sự 19
1.6. Giấy chấp nhận lãnh sự 19
2. Những điều cần lưu ý khi soạn công văn ngoại giao 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 2 about:blank 2/23 19:53 5/8/24
NHÓM 14 - THƯ TÍN NGOẠI GIAO
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THƯ TÍN NGOẠI GIAO 1. Khái niệm
Thư tín ngoại giao ra đời cùng với hoạt động ngoại giao. Thư tín ngoại giao là tổng thể
các loại công văn và những văn bản chính thức khác nhau có tính chất ngoại giao, nhờ đó mà
mối quan hệ giữa các quốc gia được đảm bảo thực hiện.1 Thư tín ngoại giao còn được hiểu là
một trong những hình thức cơ bản của hoạt động chính trị đối ngoại, hoạt động ngoại giao của
nhà nước. Trong đó, thư tín ngoại giao đóng vai trò là một phương tiện giao tiếp quan trọng
giữa các cơ quan nhà nước của một quốc gia hay cơ quan điều hành của một tổ chức quốc tế
với các cơ quan đại diện của một quốc gia hay tổ chức quốc tế; hoặc giữa những quan chức
của các cơ quan trên với nhau. 2. Tính chất
Thứ nhất, thư tín ngoại giao mang tính chính xác cao và đáng tin cậy do thư tín ngoại
giao được viết bằng ngôn ngữ chính thức và được kiểm duyệt kỹ càng trước khi gửi đi.
Thứ hai, thư tín ngoại giao có tính bảo mật cao. Thư tín ngoại giao được mã hoá và chỉ
được truy cập bởi các bên được uỷ quyền, giúp đảm bảo tính bảo mật và riêng tư cho thông tin
quan trọng của quốc gia. Thư tín ngoại giao được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ
quan đại diện ngoại giao phù hợp với điều ước và tập quán quốc tế. 3. Quy định
Những quy định về thư tín từng bước hoàn thiện và trở thành thông lệ quốc tế. Hiện
nay, Việt Nam chưa có văn bản cụ thể nào quy định về thư tín ngoại giao, chủ yếu là vận dụng
thông lệ quốc tế và tham khảo kinh nghiệm các nước. Thư tín của cơ quan đại diện ngoại giao
được quy định cụ thể tại Điều 27 Công ước Viên về Quan hệ Ngoại giao 1961, theo đó:2
1 Vũ Dương Huân, Ngoại giao và Công tác Ngoại giao (Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2022).
2 Công Ước Viên về Quan Hệ Ngoại Giao 1961, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT, August 16, 2023,
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Cong-uoc-Vien-ve-quan-he-ngoai-giao-1961-46281.aspx. 3 about:blank 3/23 19:53 5/8/24
NHÓM 14 - THƯ TÍN NGOẠI GIAO CÔNG ƯỚC VIÊN
NGÀY 18 THÁNG 4 NĂM 1961 VỀ QUAN HỆ NGOẠI GIAO Điều 27
1. Nước tiếp nhận phải cho phép và bảo vệ việc tự do thông tin liên lạc của cơ quan đại diện
về mọi việc công. Khi liên lạc với Chính phủ cũng như với các cơ quan đại diện khác và các
cơ quan lãnh sự của nước mình đóng bất kỳ ở đâu, cơ quan đại diện Nước cử đi có thể dùng
mọi phương tiện thông tin liên lạc thích hợp, kể cả giao thông viên ngoại giao và điện tín
bằng mật mã hay số hiệu. Tuy nhiên, chỉ khi nào được Nước tiếp nhận đồng ý, cơ quan đại
diện mới được đặt và sử dụng đài phát vô tuyến.
2. Thư tín về việc công của cơ quan đại diện là bất khả xâm phạm. "Thư tín về việc công"
được hiểu là mọi thư tín có liên quan đến cơ quan đại diện và các chức năng của cơ quan đại diện.
3. Túi ngoại giao không thể bị mở hoặc bị giữ lại.
4. Những kiện tạo thành túi ngoại giao phải mang các dấu hiệu bên ngoài dễ thấy, chỉ rõ tính
chất của các kiện này và chỉ được chứa đựng những tài liệu ngoại giao hay những đồ vật dùng vào việc công.
5. Giao thông viên ngoại giao phải mang theo giấy tờ chính thức chứng nhận tư cách của họ,
ghi rõ số kiện tạo thành túi ngoại giao và khi thi hành chức năng của mình, họ được Nước
tiếp nhận bảo hộ. Họ được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể và không bị bắt hoặc
bị giam giữ dưới bất kỳ hình thức nào.
6. Nước cử đi hay cơ quan đại diện có thể cử giao thông viên ngoại giao ad hoc (được chỉ
định theo từng việc). Trong trường hợp đó, những quy định ở Đoạn 5 của Điều này cũng
được áp dụng, nhưng ngay sau khi giao thông viên trao túi cho mình phụ trách cho người
nhận thì các quyền miễn trừ đã nêu sẽ không được áp dụng nữa.
7. Túi ngoại giao có thể được giao cho người chỉ huy máy bay dân dụng sẽ hạ cánh tại một
sân bay được phép đến. Người chỉ huy này phải mang theo giấy tờ chính thức ghi rõ số kiện
tạo thành túi ngoại giao, nhưng người đó không được coi là giao thông viên ngoại giao. Cơ
quan đại diện có thể cử một thành viên của mình đến nhận túi ngoại giao một cách trực tiếp
và không bị cản trở từ tay người chỉ huy máy bay đó. 4 about:blank 4/23 19:53 5/8/24
NHÓM 14 - THƯ TÍN NGOẠI GIAO 4. Vai trò
Thứ nhất, thư tín ngoại giao đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển
quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế, đảm bảo tính xác đáng, tin cậy và bảo mật của thông tin.
Thứ hai, thư tín ngoại giao giúp giải quyết các vấn đề ngoại giao phức tạp thông qua
vai trò là một phương tiện để trao đổi, thảo luận, và thúc đẩy quá trình đưa ra biện pháp giải
quyết các vấn đề giữa các quốc gia. Từ đó, giảm thiểu các mối đe dọa cho an ninh quốc gia và
thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển kinh tế.
Cuối cùng, thư tín ngoại giao giúp tăng cường sự hiểu biết và trao đổi thông tin giữa
các quốc gia về các lĩnh vực, bao gồm an ninh, kinh tế, văn hoá, chính trị, thương mại, và xã hội.
CHƯƠNG II. CÁC LOẠI THƯ TÍN NGOẠI GIAO
Nội dung của thư tín ngoại giao rất đa dạng, phong phú, liên quan đến rất nhiều vấn đề
sinh hoạt quốc tế và chính sách đối ngoại, các vấn đề hằng ngày trong quan hệ song phương,
đa phương, từ thông tin, thông báo, đề nghị, yêu cầu nào đó hoặc trình bày quan điểm, lập
trường về vấn đề quốc tế,… Những nội dung này được thể hiện dưới các hình thức khác nhau của thư tín ngoại giao.
Các loại thư tín ngoại giao gồm có: công hàm, thư, điện, tuyên bố, thông báo chính thức… 1. Công hàm
Công hàm là thư tín trao đổi giữa nhà nước này với nhà nước khác, giữa nhà nước với
các tổ chức quốc tế. Nói cụ thể hơn: công hàm là công văn trao đổi giữa cơ quan đại diện
ngoại giao với bộ ngoại giao và các cơ quan nhà nước của nước sở tại, là công văn trao đổi
giữa các cơ quan đại diện ngoại giao, giữa các cơ quan lãnh sự với nhau và với địa phương, là
công văn trao đổi giữa các tổ chức quốc tế với nước sở tại, giữa bộ ngoại giao nước này và nước kia.
Việc trao đổi công hàm có thể được sử dụng như một hình thức của điều ước quốc tế,
đồng thời thông qua công hàm, chính phủ nước này có thể tuyên bố quyền hoặc yêu sách hay 5 about:blank 5/23 19:53 5/8/24
NHÓM 14 - THƯ TÍN NGOẠI GIAO
biểu thị sự phản đối của mình đối với hành động sai trái của chính phủ nước khác. Có nhiều
loại công hàm tùy vào nội dung truyền tải.3
1.1. Công hàm chính thức (công hàm thường)
Công hàm chính thức hay công hàm thường (Note verbale), là loại công hàm ngoại giao
phổ biến nhất. Công hàm chính thức có thể đề cập những việc thông thường như thông báo
thay đổi giờ làm việc nhưng cũng có những việc quan trọng liên quan đến quan hệ giữa hai
quốc gia như thông báo việc phê chuẩn một văn kiện được ký kết hay chuyển một đề nghị của chính phủ.
Về hình thức, công hàm được đánh máy trên khổ giấy lớn, thông thường là khổ giấy A4,
có in hình quốc huy và tiêu đề cơ quan gửi. Lời văn trong công hàm dùng ở ngôi thứ ba, sử
dụng những câu chào lịch thiệp khi mở đầu và kết công hàm. Địa điểm, ngày tháng năm (ghi
đầy đủ) để cuối công hàm. Người nhận luôn ghi ở cuối cùng của trang thứ nhất. Nếu công hàm
gồm hai hay nhiều trang, chỉ trang thứ nhất có in hình quốc huy, tiêu đề cơ quan và người
nhận. Công hàm thông thường được ký nháy và đóng dấu cơ quan.
Còn một dạng khác của công hàm chính thức là công hàm thông báo, có tính chất thông
tin, thông báo một việc gì đó, về hình thức thì giống như công hàm chính thức, nhiều khi tiêu
đề có ghi rõ Công hàm thông báo.
Ví dụ như Công hàm chính thức của Cộng hòa Kenya gửi Liên Hợp Quốc, thông báo về
sự vắng mặt của đại diện phái đoàn Cộng hòa Kenya tại Phiên họp thứ 68 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
3 Vũ Dương Huân, Ngoại giao và Công tác Ngoại giao (Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2022). 6 about:blank 6/23 19:53 5/8/24
NHÓM 14 - THƯ TÍN NGOẠI GIAO
Hình 1. Công hàm chính thức Cộng hòa Kenya gửi Liên Hợp Quốc
1.2. Công hàm cá nhân (thư chính thức)
Đây là một hình thức thư tín ngoại giao trao đổi giữa các viên chức của Cơ quan đại diện
với quan chức của quốc gia hay tổ chức tiếp nhận. Nội dung của công hàm này thường là
những vấn đề, sự kiện có tầm quan trọng đáng kể. Ví dụ như chuyển ý kiến của chính phủ 7 about:blank 7/23 19:53 5/8/24
NHÓM 14 - THƯ TÍN NGOẠI GIAO
nước mình, thông báo của Đại sứ gửi các Đại sứ nước ngoài khác về việc đã trình Quốc thư và
chính thức nhận chức hay thông báo cử Đại biện lâm thời…4
Công hàm cá nhân được soạn ở ngôi thứ nhất, bắt đầu bằng câu xưng hô, nêu rõ chức vụ
(tước hiệu) của người nhận, và kết thúc bằng câu lịch sự xã giao, sau đó là chữ ký nhưng
không đóng dấu và không cho số công hàm như công hàm cơ quan, tuy nhiên vẫn có một số nước cho số công hàm.
Khi nhận công hàm cá nhân, thông thường phải trả lời bằng công hàm cá nhân của
người nhận, trong thực tế đôi việc tuân theo những quy chuẩn này đôi khi cũng xảy ra sai sót:
có người đóng cả dấu, có trường hợp sai cả số công hàm.
Khi nhắc đến công hàm, có thể nhớ tới “cuộc chiến công hàm” vào năm 2020. Cụ thể,
ngày 23.3.2020, Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp
Quốc đã gửi một công hàm cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc để khẳng định chủ quyền với
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Trong đó, TQ khẳng định
chính phủ Việt Nam cũng đã công nhận điều này thông qua công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
4 N.T.L, Bạn đã biết về 7 loại thư tín ngoại giao thường dùng? (Phần 1), Báo Thế giới và Việt Nam, ngày 17 tháng 12 năm 2020.
https://baoquocte.vn/ban-da-biet-ve-7-loai-thu-tin-ngoai-giao-thuong-dung-phan-1-131487.html 8 about:blank 8/23 19:53 5/8/24
NHÓM 14 - THƯ TÍN NGOẠI GIAO
Hình 2. Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Sau đó một tuần, Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã gửi công hàm
lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phản đối lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.5
5 Vũ Hân, Việt Nam gửi công hàm đến Liên Hợp Quốc phản đối lập trường của TQ về Biển Đông, Báo Thanh niên, 07/04/2020.
https://www.google.com/url?q=https://thanhnien.vn/viet-nam-gui-cong-ham-den-lien-hop-quoc-phan-doi-lap-truo
ng-cua-tq-ve-bien-dong-185943902.htm&sa=D&source=docs&ust=1710087064375484&usg=AOvVaw18GSjrO 4_22PEQBDf1PjI4 9 about:blank 9/23 19:53 5/8/24
NHÓM 14 - THƯ TÍN NGOẠI GIAO
Hình 3. Công hàm phản đối của Việt Nam đệ trình lên Liên Hợp Quốc
Có thể thấy cả hai công hàm trên đều là công hàm cá nhân, hay còn gọi là thư chính thức. 10 about:blank 10/23 19:53 5/8/24
NHÓM 14 - THƯ TÍN NGOẠI GIAO
1.3. Công hàm tập thể
Đây là công hàm do hai hay nhiều Cơ quan đại diện gửi một cơ quan nhà nước hay tổ
chức quốc tế tiếp nhận để bày tỏ thái độ hay quan điểm chung về một vấn đề. Công hàm tập
thể có thể làm một bản chung và tất cả đại diện cùng ký tên, trong trường hợp này công hàm
được trao tay trong một cuộc tiếp kiến, hoặc công hàm tập thể có thể do từng đại diện làm
riêng biệt nhưng các công hàm này được soạn giống nhau và được gửi cùng thời điểm. Về
hình thức, công hàm tập thể giống công hàm cá nhân.
Ngoài ra có một dạng mở rộng của công hàm tập thể, đó là công hàm tương tự, công
hàm này tuy nội dung giống nhau nhưng được từng cơ quan tự soạn thảo và gửi vào những thời điểm khác nhau. 2. Tối hậu thư
Đây là công hàm áp đặt điều kiện: từ chối hoặc tuyên chiến.
Ví dụ như vào ngày 23.7.1914, lúc sáu giờ tối, gần một tháng sau khi Thái tử Áo Franz
Ferdinand và vợ bị ám sát bởi một người Serbia theo chủ nghĩa dân tộc ở Sarajevo, Bosnia,
Nam tước Giesl von Gieslingen, Đại sứ của Đế chế Áo-Hung tại Serbia, đã gửi tối hậu thư cho Bộ Ngoại giao Serbia. 3. Thư riêng
Là một loại thư tín ngoại giao trao đổi giữa những thành viên Cơ quan đại diện và quan
chức của quốc gia hay tổ chức tiếp nhận đồng cấp hoặc cấp bậc, chức vụ không quá chênh
lệch. Nội dung thư riêng là việc công trong phạm vi chức năng của người viết và người nhận
nhưng được trao đổi một cách không chính thức. Thư riêng thường dùng mối quan hệ cá nhân
để thúc đẩy công việc được nhanh chóng và thuận lợi.
Về hình thức, thư riêng viết trên giấy khổ lớn, có thể có tiêu đề hoặc không có tiêu đề
của người viết. Lời văn trong thư riêng dùng ở ngôi thứ nhất, hành văn như một thư bình
thường, không dùng những công thức lịch thiệp theo khuôn mẫu như đối với công hàm cá nhân. 4. Bản ghi nhớ
Đây là loại văn bản có thể gửi độc lập hoặc gửi kèm công hàm cá nhân hay công hàm
chính thức. Bản ghi nhớ được soạn thảo trong hai trường hợp: thứ nhất, do yêu cầu người đối
thoại; thứ hai là theo sáng kiến người tiếp xúc đề phòng thông tin bị sai lệch, tránh sai sót
trong giải thích nội dung vấn đề trao đổi. 11 about:blank 11/23 19:53 5/8/24
NHÓM 14 - THƯ TÍN NGOẠI GIAO
Về hình thức, bản ghi nhớ được soạn theo ngôi vô nhân xưng, không có câu xưng hô
hay câu xã giao, không có địa chỉ hay số công văn, cuối văn bản đề nơi và ngày gửi.
Bản ghi nhớ thường được đưa trực tiếp cho người đối thoại. 5. Bị vong lục
Bị vong lục là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (Chính phủ hoặc Bộ
ngoại giao) công bố nhằm làm rõ quá trình diễn biến của vấn đề, sự kiện nào đó đã bị xuyên
tạc hoặc vi phạm nhằm khẳng định sự thật và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của dư luận quốc gia và quốc tế.
Bị vong lục cũng có thể gửi độc lập hoặc gửi kèm với công hàm cá nhân hay công hàm
chính thức với nội dung của công hàm được ghi ngắn gọn. Trong bị vong lục trình bày những
vấn đề theo quan điểm của tác giả, đưa ra những phân tích tranh luận với phía bên kia và đề
nghị tiếp tục được tranh luận.
Bị vong lục không có câu lịch thiệp xã giao. Nếu là tài liệu độc lập thì ở trên dòng tiêu
đề không đóng dấu, không ghi số công văn, không ký, có ghi nơi gửi và ngày tháng gửi. Nếu
là phụ lục kèm công hàm thì không có số, không đóng dấu, không ghi nơi, ngày tháng gửi.
Ví dụ như trước những hành động xuyên tạc và xâm phạm chủ quyền quần đảo Hoàng
Sa từ phía Trung Quốc vào cuối những năm 1970, Việt Nam đã nhất quán lên tiếng phản đối
và đấu tranh bằng các cấp độ, biện pháp phù hợp. Ngày 15.3.1979, “Bộ Ngoại giao nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Bị Vong Lục về vấn đề biên giới Việt - Trung. Điểm 9
của Bị vong lục đã tố cáo việc Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt
Nam vào tháng 1 năm 1974”.6
6 Nguyễn Việt Long: Hoàng Sa - Trường Sa các sự kiện, tư liệu lịch sử - pháp lý chính, Tập 1 (Thế kỷ XV -
2000), Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2014, tr.159. 12 about:blank 12/23 19:53 5/8/24
NHÓM 14 - THƯ TÍN NGOẠI GIAO
Hình 4. Bị vong lục của Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1979 6. Điện
Do tính cấp bách và cơ mật của các hoạt động ngoại giao nên thường phải dùng các loại
điện để thông tin tình hình, chỉ đạo và báo cáo công việc. Có hai loại điện: điện rõ và điện
mật. Điện rõ thường được sử dụng để báo cáo, chỉ đạo hoặc xử lý các vụ việc hoặc thông tin
công khai, các công việc hành chính lễ tân thông thường. Điện mật thì thường truyền tải thông
tin cần giữ kín như các cuộc tiếp xúc ngoại giao, những đánh giá, nhận định tình hình, chỉ đạo
các công việc quan trọng.
Cả hai loại điện cần đáp ứng yêu cầu sáng rõ, chính xác, ngắn gọn, đặc biệt điện mật cần
hết sức cô đọng vì viết dài có thể lộ mã, đồng thời ngắn gọn sẽ giúp các cấp lãnh đạo không
tốn nhiều thời gian đọc. Điện thường gồm ba phần: mô tả sự việc, hiện tượng; đánh giá và
phân tích nguyên nhân; triển vọng diễn biến và đề xuất chủ trương xử lý.7
Ví dụ vào ngày 7.4.1975, từ Tổng hành dinh, mệnh lệnh: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa;
táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng giờ, từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam,
7 Vũ Khoan. Vài ngón nghề ngoại giao. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2016, tr. 317. 13 about:blank 13/23 19:53 5/8/24
NHÓM 14 - THƯ TÍN NGOẠI GIAO
quyết chiến và toàn thắng" của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã được gửi đến cán bộ chiến sĩ toàn chiến trường8
Hình 5. Bức điện mật với lệnh: Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được gửi đi ngày 7.4.1975
7. Thiếp và các loại danh thiếp
Thiếp chúc mừng được trao đổi nhân dịp lễ Giáng sinh và năm mới. Lời chúc mừng cần
ngắn gọn, súc tích và căn cứ vào các thực tế sở tại. Thiếp ký từng chiếc một và nếu là những
đồng nghiệp thân nên đề kèm vài chữ viết tay.
Danh thiếp tuy không phải là văn bản ngoại giao với ý nghĩa chặt chẽ của từ nhưng đóng
một vai trò quan trọng trong công tác ngoại giao. Danh thiếp được dùng để giới thiệu, chúc
mừng, cảm ơn, chia buồn, tạm biệt,…; cùng với danh thiếp có thể gửi kèm hoa, quà, sách báo,…
Ví dụ như khi nhận được tin Ngài Shinzo Abe, nguyên Thủ tướng Nhật Bản qua đời vào
ngày 8.7.2022, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da
8 Thuỳ Hoàng. “Những Bức Điện Mật Từ Tổng Hành Dinh,” vnexpress.net, April 23, 2015,
https://vnexpress.net/nhung-buc-dien-mat-tu-tong-hanh-dinh-3204873.html. 14 about:blank 14/23 19:53 5/8/24
NHÓM 14 - THƯ TÍN NGOẠI GIAO about:blank 15/23 19:53 5/8/24
NHÓM 14 - THƯ TÍN NGOẠI GIAO
Quyết định số 558/2019/QĐ-BNG ngày 06/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, trong đó có
một số điểm cần lưu ý: -
Danh thiếp đối ngoại là thiếp ghi họ tên, chức danh, kèm theo các thông tin liên lạc
(bao gồm địa chỉ, số điện thoại, số fax, email) dùng để giao dịch đối ngoại; được in
ngang bằng mực đen trên giấy trắng, có kích thước khoảng 5,5cm x 9,0cm, phông chữ UTM God's Word. -
Quốc huy trên danh thiếp in màu vàng và đỏ, chuẩn theo quy định đối với Quốc huy
trong Hiến pháp Việt Nam 2013. -
Danh thiếp của Thủ trưởng cơ quan đại diện, cán bộ có chức danh Đại sứ đang công
tác nhiệm kỳ tại các tổ chức quốc tế ở nước ngoài, có in Quốc huy phía trên họ tên,
chức danh; các thông tin liên lạc in trên danh thiếp do cá nhân quyết định; có thể in
một số thông tin liên lạc của thư ký. -
Danh thiếp của cán bộ ngoại giao, viên chức lãnh sự, cán bộ mang hộ chiếu công vụ
tham gia hoạt động đối ngoại trực tiếp tại các cơ quan đại diện, có in Quốc huy phía
trên tên cơ quan đại diện, họ tên, chức danh (in theo Quyết định bổ nhiệm, có thể in
thêm chức danh do Trưởng cơ quan đại diện phân công), địa chỉ cơ quan, số điện thoại và số fax của cơ quan. -
Danh thiếp của phu nhân/phu quân Trưởng cơ quan đại diện không in Quốc huy; có in
đầy đủ chức danh, họ tên của chồng hoặc vợ và một số thông tin liên lạc. -
Danh thiếp có thể in một mặt (một ngôn ngữ) hoặc hai mặt (một mặt tiếng Việt, một
mặt tiếng Anh hoặc một tiếng nước ngoài khác phù hợp với yêu cầu đối ngoại).10
CHƯƠNG III. CÔNG VĂN NGOẠI GIAO
1. Một số “công văn” ngoại giao đặc biệt 1.1. Quốc thư
Quốc thư bao gồm Thư uỷ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nguyên thủ quốc
gia nước cử đi bên cạnh nguyên thủ quốc gia nước tiếp nhận và Thư triệu hồi Đại sứ
10 Quang Hiếu. Danh thiếp đối ngoại có gì đặc biệt?. Báo Thế giới và Việt Nam, ngày 18 tháng 3 năm 2021.
https://baoquocte.vn/danh-thiep-doi-ngoai-co-gi-dac-biet-139607.html 16 about:blank 16/23 19:53 5/8/24
NHÓM 14 - THƯ TÍN NGOẠI GIAO
Nội dung của Thư uỷ nhiệm bao gồm Câu thưa gửi; lý do cử người làm đại sứ; họ tên
đại sứ; Tin tưởng và mong muốn nguyên thủ nước sở tại giúp đỡ để đại sứ hoàn thành nhiệm vụ; và lời chào.
Ví dụ như vào ngày 29/6, tại Bộ Ngoại giao, Đại sứ Nguyễn Việt Dũng, Cục trưởng
Cục Lễ tân Nhà nước đã tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm của Tổng thống Liên bang Nga bổ
nhiệm Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam.11
Trong khi đó, về nội dung, Thư triệu hồi bao gồm Câu thưa gửi; Thông báo lý do triệu
hồi; Cảm ơn sự giúp đỡ; Lời chúc. Về mặt hình thức của Thư triệu hồi, sau nội dung, dưới thư
ghi địa danh, ngày, tháng, năm, dưới là chữ ký, đóng dấu nổi. Bên trái lùi xuống là chữ ký của
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, đánh trên giấy tiêu đề của nguyên thủ, có Quốc huy.
Ví dụ như ngày 4/3, Bộ trưởng Ngoại giao Israel thông báo triệu hồi Đại sứ Israel tại
Liên Hợp Quốc về nước sau khi Tổng thư ký Antonio Guterres không triệu tập phiên họp của
Hội đồng Bảo an về các cáo buộc hiếp dâm mà nhóm Hamas gây ra trong vụ tấn công vào
Israel; hay vào ngày 10/08/2021 TQ đã Thông báo triệu hồi đại sứ tại Litva về nước trên trang
web chính thức của Bộ Ngoại giao nước này.12
11 Minh Nhật. Việt Nam tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm của Tổng thống Nga bổ nhiệm Đại sứ tại Việt Nam, Báo Quốc tế, 29/06/2021
https://baoquocte.vn/viet-nam-tiep-nhan-ban-sao-thu-uy-nhiem-cua-tong-thong-nga-bo-nhiem-dai-su-tai-viet-na m-149771.html
12 Thu Thủy. Quan hệ Trung Quốc – Litva căng thẳng, Trung Quốc rút đại sứ về nước, Tạp chí điện tử Viettimes, 10/08/2021
https://viettimes.vn/quan-he-trung-quoc-litva-cang-thang-trung-quoc-rut-dai-su-ve-nuoc-post149117.html 17 about:blank 17/23 19:53 5/8/24
NHÓM 14 - THƯ TÍN NGOẠI GIAO about:blank 18/23 19:53 5/8/24
NHÓM 14 - THƯ TÍN NGOẠI GIAO
1.4. Giấy uỷ quyền
Là văn bản của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ gửi cấp tương đương nước ngoài,
giới thiệu người được uỷ quyền thay mặt nhà nước, chính phủ đàm phán ký kết điều ước quốc
tế hoặc tham dự hội nghị quốc tế.
Bộ trưởng Ngoại giao không uỷ quyền mà chứng nhận sự uỷ quyền, nghĩa là thủ tục
đối ngoại. Về hình thức, Giấy uỷ quyền được in trên giấy khổ A4, có tiêu đề, có quốc huy,
không ghi số/ký hiệu, có tên văn bản.
1.5. Giấy uỷ nhiệm lãnh sự
Là văn bản của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thông báo người được bổ nhiệm làm Tổng
lãnh sự nước đó tại nước ngoài và đề nghị chính phủ nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi và
dành mọi quyền ưu đãi miễn trừ cần thiết giúp Tổng lãnh sự hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Về nội dung, Giấy uỷ nhiệm lãnh sự ghi rõ quyền hạn và khu vực hoạt động của lãnh
sự (khu vực lãnh sự). Giấy uỷ nhiệm lãnh sự cấp cho Tổng lãnh sự và Lãnh sự. Cán bộ ngoại
giao phụ trách công tác lãnh sự ở cơ quan đại diện ngoại giao không được cấp giấy uỷ nhiệm lãnh sự.
Về hình thức, Giấy uỷ nhiệm lãnh sự in trên giấy trắng khổ A4, có tiêu đề Bộ Ngoại
giao, có quốc huy, có số văn bản (năm, tên tắt văn bản), tên văn bản.
1.6. Giấy chấp nhận lãnh sự
Là văn bản do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao ký và Cục trưởng Cục Lãnh sự tiếp ký thông
báo việc Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chấp nhận người nước ngoài
nào đó làm Tổng lãnh sự hoặc Lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam và thông báo Tổng Lãnh sự
hay Lãnh sự nước ngoài được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự mà Chính phủ Việt
Nam dành cho lãnh sự nước ngoài. Trong giấy chấp nhận lãnh sự ghi rõ khu vực lãnh sự. Hình
thức: In trên giấy trắng, khổ A4, có tiêu đề của Bộ Ngoại, có quốc huy, có số văn bản và tên
văn bản (chấp nhận lãnh sự).
Ví dụ vào ngày 28.12.2023, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Lãnh sự Nguyễn Thị
Hương Lan đã tiếp nhận Giấy Ủy nhiệm lãnh sự của Chính phủ Hàn Quốc, đồng thời trao 19 about:blank 19/23 19:53 5/8/24
NHÓM 14 - THƯ TÍN NGOẠI GIAO about:blank 20/23