Chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam chế độ sở hữu công - Chuyển đề khởi nghiệp | Đại học công nghệ Sài Gòn

Chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam chế độ sở hữu công - Chuyển đề khởi nghiệp | Đại học công nghệ Sài Gòn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam
Kể từ Hiến pháp năm 1980 đến nay, Việt Nam chỉ thừa nhận duy nhất một chế độ sở
hữu đất đai là sở hữu toàn dân. Có thể thấy, Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia
hiện chỉ thừa nhận duy nhất một chế độ sở hữu đất đai (cùng với CHDCND Lào).
Việc này trong thực tế thể xem một nguyên nhân dẫn đến những khó khăn,
hạn chế trong quản lí, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất. Ngoài khó khăn, hạn
chế trong quản lí, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất, mô hình một chế độ sở
hữu toàn dân về đất đai như hiện nay còn có bất cập chưa làm được phạm vi
thẩm quyền cũng như chế độ trách nhiệm của nhà nước khi đóng vai trò đại diện
chủ sở hữu, dẫn đến tình trạng tham nhũng liên quan đến QLĐĐ xảy ra rất nghiêm
trọng.
Để giải quyết khó khăn, hạn chế nêu trên, cần thực hiện nhiều biện pháp, trong đó
có việc nghiên cứu điều chỉnh chế độ sở hữu đất đai theo hướng công nhận đa hình
thức sở hữu.
Cần thấy rằng, việc xác lập một chế độ sở hữu duy nhất là sở hữu toàn dân đối với
đất đai diễn ra vào giai đoạn sau khi đất nước thống nhất (1975), khi phần lớn
người dân còn làm nông nghiệp nhà nước cần bảo đảm mục tiêu nuôi sống 50
triệu người, cũng như “đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn hội chủ nghĩa”. Trong
thời gian tới, khu vực nông nghiệp ngày càng thu hẹp, các khu vực công nghiệp,
dịch vụ ngày càng mở rộng, đời sống của ngày càng nhiều người dân Việt Nam
không còn phụ thuộc vào nông nghiệp đất đai nông nghiệp. Nông nghiệp của
nước ta cần phát triển theo mô hình khác, vì thế việc duy trì một chế độ sở hữu duy
nhất sở hữu toàn dân về đất đai tỏ ra không còn cần thiết, cũng như không còn
phù hợp nữa. Như đã đề cập, việc tiếp tục duy trì quy định này gây ra nhiều hạn
chế, thể làm cản trở sự phát triển của đất nước xét từ nhiều khía cạnh, cả về
phương diện kinh tế và xã hội.
Từ những phân tích ở trên, có thể thấy Nhà nước nên cân nhắc việc công nhận chế
độ đa sở hữu về đất đai đã được quy định ở nhiều nước, và đã từng được ghi nhận
cụ thể trong Hiến pháp năm 1959 (và trước đó Luật Cải cách ruộng đất năm
1953) của Việt Nam. Cụ thể, bên cạnh hình thức sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà
nước nên nghiên cứu công nhận cả hình thức sở hữu chung của cộng đồng sở
hữu tư nhân với một số loại đất đai, kèm theo những giới hạn để phòng chống khả
năng đầu cơ, tích tụ đất đai với diện tích lớn gây bất bình đẳng và lãng phí trong sử
dụng đất. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, việc công nhận đa hình thức sở
hữu đất đai không làm triệt tiêu hay làm suy yếu vai trò và các quyền của nhà nước
với đất đai. Ngược lại, việc này chính để làm tăng hiệu quả thực hiện quyền
QLĐĐ của nhà nước. Cùng với các hình thức sở hữu khác như sở hữu cộng đồng
và sở hữu tư nhân, hình thức sở hữu toàn dân với đất đai vẫn cần được duy trì, và
quyền của nhà nước trong việc thu hồi có đền bù đất đai (kể cả đất đai thuộc sở hữu
chung của cộng đồng sở hữu nhân) để bảo đảm các lợi ích công cộng vẫn
được bảo vệ.
Từ một khía cạnh khác, việc thừa nhận đa hình thức sở hữu đất đai cũng không
nghĩa là xa rời hay đối lập với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền hội chủ
nghĩa đã được xác định trong Hiến pháp nước ta. Ngược lại, việc thừa nhận đa hình
thức sở hữu đất đai chính góp phần củng cố pháp quyền sẽ góp phần khắc
phục tình trạng lạm dụng quyền QLĐĐ để tham nhũng. Ngoài ra, thực tế cho thấy,
quan điểm cứng nhắc cho rằng trong chủ nghĩa xã hội, tất cả những tư liệu sản xuất
cơ bản, về mặt hình thức pháp lý, phải thuộc về sở hữu toàn dân đã tỏ ra không còn
phù hợp nữa, đặc biệt khi năng lực QLNN - người đại diện cho các liệu sản
xuất thuộc sở hữu toàn dân - còn hạn chế dẫn đến việc khai thác, sử dụng các
liệu sản xuất đó thiếu hiệu quả. Từ kinh nghiệm của Trung Quốc, thể thấy, việc
theo đuổi mô hình chủ nghĩa xã hội không hẳn là rào cản cho việc thừa nhận chế độ
đa sở hữu về ruộng đất. Còn từ kinh nghiệm của In-đô-nê-xi-a, thể thấy, việc
khẳng định toàn bộ mặt đất, mặt nước, vùng trời đều tài sản quốc gia nhà
nước có thẩm quyền quản lí tối cao đối với tài sản quốc gia (một cách nói khác của
sở hữu toàn dân) cũng không mặc nhiên loại trừ khả năng thừa nhận chế độ đa sở
hữu đối với đất đai.
1. Chế độ xở hữu XHCN là gì?
Chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất - cơ sở của
quan hệ sản xuất hội chủ nghĩa. Chế độ sở hữu hội chủ nghĩa gồm hai hình
thức sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân (sở hữu nhà nước) và sở hữu tập thể - nền
tảng của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
2. Phân tích quá trình phát triển của pháp luật sở hữu tại Việt Nam
Luật Minh Khuê phân tích quá trình phát triển của pháp luật sở hữu tại Việt Nam qua
các giai đoạn lịch sử như sau:
2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959
Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa - Nhà nước công nông kiểu mới đã ra đời. Do nhận thức được vai trò, ý nghĩa
của pháp luật nói chung trong đời sống xã hộiđặc biệt của pháp luật dân sự nói
riêng nên chỉ hơn một tháng sau ngày tuyên bố độc lập, ngày 10/10/1945, Hồ Chủ
tịch đã kí sắc lệnh 90/SL quy định về việc tạm thời sử dụng các luật lệ cũ hiện hành
Việt Nam. Theo tinh thần của sắc lệnh này, các bộ luật của chính quyền cũ (gồm
Bộ dân luật giản yếu Nam Kì ban hành năm 1883, Bộ dân luật Bắc Kì ban hành năm
1931 Bộ Hoàng Việt Trunghộ luật thường gọi Bộ dân luật Trung ban hành
năm 1936) vẫn có hiệu lực thi hành dưới chế độ Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong
khi chờ đợi việc ban hành pháp luật mới.
Sau khi Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua bản Hiến pháp vào
ngày 9/11/1946 thì các nguyên tắc bản về quyền lợi nghĩa vụ của công dân,
quy định về sở hữu... đã được chính thức ghi nhận. Hiến pháp năm 1946 đã tạo
sở pháp từ đây quyền sở hữu tài sản riêng công dân đã trở thành quyền hiến
định.
Cùng vói việc ban hành hiến pháp mới ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp của
công dân thì một trong những nhiệm vụ cấp bách của cách mạng Việt Nam lúc bấy
giờ phải xoá bỏ quyền sở hữu đối với các liệu sản xuất quan trọng của thực
dân Pháp, của các đế quốc khác, các thể lực phản động và thù nghịch, của giai cấp
địa chủ phong kiến. Mọi đặc quyền, đặc lợi của các thành phần phản động, bóc lột,
ngoại kiều cũng bị xoá bỏ. Việc xây dựng mộtsở kinh tế mới tập trung trong tay
Nhà nước chính cơ sở vật chất bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của thể chế
chính trị mới.
Để thực hiện được nhiệm vụ đó, Nhà nước ta đã thực hiện hàng loạt các biện pháp
thích ứng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để chuyển các liệu sản xuất
quan trọng vào tay Nhà nước.
Thông qua nhiều sắc lệnh như: sắc lệnh ngày 22/9/1945 về việc bãi bỏ các nghiệp
đoàn của chế độ cũ trên toàn cõi Việt Nam. Sắc lệnh ngày 15/11/1945 về việc bãi bỏ
quyền khai trương tuyến đường hoả xa Hải Phòng - Vân Nam; sắc lệnh ngày
22/1/1950 quy định về quyền phân phối các nguồn khoáng chất ttong nước; sắc lệnh
ngày 30/5/1950 quy định việc trưng thu, trưng dụng và trưng tập trong thời kì kháng
chiến V.V.. Trên thực tế, Nhà nước ta đã chuyển các nghiệp, hầm mỏ, hệ thống
giao thông, bưu điện, các nguồn khoáng sản... thành sở hữu của Nhà nước.
Đặc biệt, bằng biện pháp kiên quyết, Nhà nước ta đã ban hành thực hiện trên
quy rộng lớn Luật cải cách ruộng đất (ngày 19/12/1953). Tiến trình cách mạng
trong những năm đầu của thập niên 50 đã từng bước thực hiện thành công khẩu
hiệu "Người càyruộng". Đây là kết quả ý nghĩacùng quan trọng của cách
mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Bước đầu đã xoá bỏ quyền sở hữu của địa chủ,
phong kiến về đất đai đồng thời xác lập nên quyền sở hữu ruộng đất cho nhân dân
lao động.
Ngoài việc ban hành các văn bản pháp luật nhằm xoá bỏ triệt để các hình thức sở
hữu của chính quyền thực dân phong kiến thì trong giai đoạn này, trên sở quy
định của Hiên pháp năm 1946, Nhà nước ta cũng ban hành các văn bản pháp luật
nhằm bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của công dân: sắc lệnh số 97/SL ngày
22/5/1950 về việc sửa đổi một quy lệ chế định trong dân luật; sắc lệnh số
85/SL ngày 20/2/1952 ban hành thể lệ trước bạ về việc mua bán, cho đổi nhà
cửa, ruộng đất; Nghị định số 47/NĐ ngày 12/6/1958 của Bộ giao thông và bưu điện
ban hành quy định điều lệ tạm thời về việc đăng các phương tiện vận tải đường
sông, thuyền buồm đi biển V.V..
Nhìn chung, "Quyền hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo
đảm” (Điều 12 Hiến pháp năm 1946) nhưng theo một tinh thần hoàn toàn mới. Đó
là người ta chỉ được hưởng dụng và sừ dụng các vật thuộc quyền sở hữu của mình
một cách hợp pháp không thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân (Điều 12, Sắc
lệnh số 97/SL).
Pháp luật về sở hữu giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959 đã tạo ra những tiền đề
quan ưọng trong việc xác lập quan hệ sở hữu mới dưới chính quyền dân chủ nhân
dân.
2.2. Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1980
Sau khi kết thúc thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ, cách mạng Việt Nam bước
sang giai đoạn mới. Miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục
tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong điều kiện mới.
miền Nam, dưới các chính thể của ngụy quyền Sài Gòn, pháp luật dân sự nói
chung pháp luật về sở hữu nói riêng vẫn áp dụng hai bộ dân luật tại Nam
và Trung Kì. Năm 1972, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ban hành Bộ dân luật, thực
chất của Bộ dân luật năm 1972 cũng là việc rút tỉa những nguyên tắc đại cương của
Bộ dân luật Pháp năm 1804. Quyền tư hữu tài sản trong Bộ dân luật năm 1972 cũng
được coi là quyền tuyệt đối.
miền Bắc, cùng với việc ban hành hiến pháp mới (Hiến pháp năm 1959), Nhà
nước ta đã hoàn thành một cách cãn bản công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với
các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ then chốt trong giai đoạn này
là: Xác lập và hoàn thiện chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Điều 12 Hiến
pháp năm 1959 đã khẳng định: "Kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân,
giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân được Nhà nước bảo
đảm phát triển ưu tiên.
Các hầm mỏ, sông ngòi những rừng cây, đất hoang, tài nguyên khác
mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân".
Trong giai đoạn này, bên cạnh hình thức sở hữu nhà nước còn tồn tại nhiều hình
thức sở hữu khác như: Sở hữu của các nhà sản dân tộc, của những người tiểu
thương, thợ thủ công, hộ nông dân thể V.V.. Chính vì vậy, Hiến pháp năm 1959
đã xác nhận và bảo hộ những hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất là: Hình
thức sở hữu nhà nước (tức sở hữu toàn dân), hình thức sở hữu của hợp tác
(tức sở hữu tập thể của nhân dân lao động), hình thức sở hữu của người lao
động riêng lẻ hình thức sở hữu của nhàsản dân tộc (Điều 11 Hiến pháp năm
1959).
Mục đích bản của chính sách kinh tế của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
(Điều"phát triển cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội"
9 Hiến pháp năm 1959). Để thực hiện chính sách lớn của ĐảngNhà nước trong
giai đoạn này là: Cải tạo hội chủ nghĩa, thực hiện chủ trương xoá bsở hữu
nhân về tư liệu sản xuất, tiến hành công hữu hoá tư liệu sản xuất dưới hai hình thức
sở hữu toàn dân sở hữu tập thể, xoá bỏ hoàn toàn việc người bóc lột người
thông qua các quan hệ hữu... Nhà nước ta đã ban hành một loạt các văn bản
pháp luật để thực hiện mục tiêu trên. Các văn bản đã được ban hành gồm: >
Nghị định số 19/CP ngày 29/6/1960 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với
việc cho thuê nhà củanhân ở các tỉnh, thành phố và thị xã; Nghị định số 115/CP
ngày 29/7/1964 quy định về điều lệ cho thuê nhà ở thành phố, thị xã; Quyết định số
188/CP về chính sách xoá bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức
bóc lột thực dân, phong kiến miền Nam Việt Nam; Nghị định số 111/CP ngày
14/4/1977 về chính sách quản cải tạo hội chủ nghĩa đối với nhà, đất cho
thuê ở các đô thị các tỉnh phía Nam... Cùng với các văn bản pháp luật nhằm cải tạo
và công hữu hoá tư liệu sản xuất, Nhà nước ta còn ban hành pháp luật nhằm bảo vệ
chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đã được xác lập (Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trừng
trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa).
Do bối cảnh lịch sử giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 đất nước bị phân chia làm
hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau, nên pháp luật về sở hữu miền Bắc
trong giai đoạn này có tính chất mềm dẻo trong một số mặt để thực hiện chính sách
đoàn kết dân tộc. Tính chưa triệt để ttong pháp luật về sở hữu thời kì này thể hiện:
Khi chúng ta thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa thì trong một chừng mực nhất định,
Nhà nước vẫn bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đất và cácliệu sản xuất khác của
các hộ nông dân cá thể, người làm thợ thủ công những người lao động riêng lẻ
khác (Điều 14, 15 Hiến pháp năm 1959). Trong quá trình thực hiện chính sách này,
Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Thông tư số 48/TTg ngày 3/6/1963 hướng dẫn về
việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật bảo đảm quyền tư hữu về tư liệu sản xuất ở
nông thôn. Nhà nước cũng đã ban hành Pháp lệnh ngày 21/10/1970 để trừng trị các
tội xâm phạm tài sản riêng của công dân.
Pháp luật v sở hữu trong giai đoạn này chưa xác nhận việc công hữu hoá hoàn
toàn đất đai (theo quy định của Hiến pháp năm 1959) nên quyền tư hữu của các hộ
nông dânthể vẫn được Nhà nước bảo hộ cùng với những quyền sở hữu tài sản
khác. Tuy nhiên, Nhà nước nghiêm cấm việc lợi dụng tài sàn tư hữu để làm rối loạn
nền kinh tể của xã hội, phá hoại kế hoạch kinh tế nhà nước.
Mặc dù còn có những hạn chế do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ nhưng pháp luật về
sở hữu vẫn một công cụ pháp quan trọng hiệu quả để Nhà nước thực
hiện các chủ trương xoá bỏ tư hữu về tư liệu sản xuất, thực hiện chỉnh sách cải tạo
xã hội chủ nghĩa và công hữu tư liệu sản xuất; thực hiện các nghị quyết của Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ III, thứ IV của Đảng vừa xây dựng, vừa cải tạo, ttong
cải tạo có xây dựng... Các văn bản pháp luật về sở hữu trong giai đoạn này đã tạo
ra tiền đề quan trọng có ý nghĩa to lớn ttong thời kì tiếp theo.
2.3. Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992
Để đáp ứng yêu cầu phù hợp với tình hình cách mạng ttong giai đoạn này, năm
1980 Quốc hội đã ban hành bản Hiến pháp mới. Hiến pháp năm 1980 đã ghi nhận
những định hướng chiến lược trở thành sở pháp để y dựng hệ thống
pháp luật nói chung và pháp luật về sở hữu nói riêng.
luật bản của Nhà nước, Hiển pháp năm 1980 đã ghi nhận phạm vi bản
chất của sở hữu nhà nước các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959 chưa quy
định. Đó việc khẳng định: Đất đai, rừng núi, sông hồ, hàm mỏ, tài nguyên thiên
nhiên trong lòng đất,vùng biển thềm lục địa, các nghiệp cồng nghiệp, nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh; ngân hàng và tổ chức
bảo hiểm; công trình phục vụ lợi ích công cộng; hệ thong đường sắt, đường bộ,
đường không... đều thuộc sở hữu toàn dân (Điều 19 Hiến pháp năm 1980).
Bản Hiến pháp năm 1980 đã ghi nhận các chế độ sở hữu đang tồn tại nước ta
bao gồm các hình thức: Sở hữu nhà nước hay còn gọi là sở hữu toàn dân, sở hữu
tập thể sở hữu của công dân (quy định trong các điều 18, 19, 23, 24, 27). Hiến
pháp năm 1980 còn quy định một cách cụ thể về các loại khách thể của những hình
thức sở hữu nhất định và ưu tiên cho hai hình thức sở hữu được xác định là sở hữu
then chốt. Điều 18 Hiến pháp năm 1980 đã quy định: "Thiết lập củng cố chế
độ sở hữu hội chủ nghĩa về liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền
kinh tế quốc dân chủ yếu hai thành phần: thành phần kinh tế quốc
doanh thuộc sở hữu toàn dân thành phần kinh tế hợp tác thuộc sở
hữu tập thể của nhân dân lao động".
Nhằm cụ thể hoá việc thực hiện Hiến pháp, các vãn bản pháp luật về sở hữu ttong
những năm đầu của thập kỷ 80 vẫn tiếp tục thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ
nghĩa trong việc thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa. Theo quy định
của Hiến pháp, các văn bản pháp luật đã quy định việc giao quyền sừ dụng đất đai
(gồm cả đất rừng, đất thổ canh...) cho người sử dụng để khai thác giá trị của đất
nhưng phải bảo đảm quyền quản của Nhà nước: Quyết định số 201/CP ngày
1/7/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản ruộng đất tăng
cường công tác quản ruộng đất trong cả nước; Quyết định số 184/HĐBT ngày
6/11/1982 của Hội đồng bộ trưởng (nay Chính phủ) về việc đẩy mạnh giao đất,
giao rừng cho tập thể và nhân dân trồng cây, gây rừng.
Đặc biệt, từ khi thực hiện chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước ta đã ban hành
nhiều văn bản pháp luật về sở hữu. Pháp luật về sở hữu giai đoạn này đã quy định
các quyền nghĩa vụ của chủ sở hữu trong các trường hợp cụ thể; đã xử
đúng đắn vấn đề lợi ích nên đã trở thành động lực thúc đẩy giao lưu dân sự trong
điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
có sự quản lí của Nhà nước phát triển mạnh mẽ. Pháp lệnh về thừa kế ngàyVí dụ:
10/9/1990; Pháp lệnh về nhà ngày 26/3/1991; Luật đất đai năm 1987; Pháp lệnh
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngày 11/2/1989...
Ngoài ra, dưới góc độ lập pháp cũng cần phải thấy rằng hiệu lực pháp lí của các văn
bản pháp luật về sở hữu ban hành trong thời kì từ năm 1980 đến năm 1992 cao hơn
so với thời kì trước năm 1980, do đó tính ổn định cao hơn. Điều này đã tạo ra tâm lí
yên tâm và tin tưởng vào sự bảo hộ của pháp luật đối với các quan hệ sở hữu. Qua
quá trình áp dụng trong thực tế, các văn bản pháp luật về sở hữu giai đoạn này đã
phản ánh đúng quy luật khách quan tính khả thi nên phần lớn được Luật đất
đai sửa đổi và BLDS ghi nhận.
2.4. Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2013
Dưới ánh sáng của nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng
sản Việt Nam, công cuộc đổi mới toàn diện ở đất nước ta đã đạt được những thành
tựu bước đầu cùng quan trọng, nhất trong những năm đầu của thập niên 90
của thế kỉ trước. Để đáp ứng nhu càu của tình hình nhiệm vụ mới, Quốc hội đã
quyết định ban hành Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp năm 1992 (được Quốc hội
thông qua ngày 15/4/1992) đã kế thừa những quy định của các bản Hiến pháp trước
đây đã xác nhận chế độ kinh tế của nước ta bao gồm ba hình thức sở hữu chủ
yếu. Điều 15 Hiến pháp năm 1992 ghi nhận: "Nhà nước phát triển nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần theo chế thị trường sự quản của Nhà
nước theo định hướng hội chủ nghĩa. cấu kinh tế nhiều thành phần
với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở
hữu toàn dân, sở hữu tập thể, shữu nhân, trong đó sở hữu toàn dân
và sở hữu tập thể là nền tảng".
Với xu thế phát triển của một nền kinh tế đa dạng, Hiến pháp năm 1992 đã xác nhận
sự tồn tại của hình thức sở hữunhân, nhiều thành phần kinh tế khác nhau cùng
tồn tại phát triển. Để tạo điêu kiện cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ,
Nhà nước chủ trương cho các thành phần kinh tế thuộc sở hữu nhân phát triển
với nhiều hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng. Mức độ và phạm vi của sở hữu tư
nhân ngày càng được mở rộng. Điều 21 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Kinh tế cá
thể, kình tế bản nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh
doanh, được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy hoạt
động trong những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh".
Tuy nhiên, Nhà nước vẫn luôn luôn xác định vai trò nền tảng của hình thức sở hữu
toàn dân sờ hữu tập thể; xác định kinh tế quốc doanh (thuộc sở hữu toàn dân)
phải là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Đối với việc sở hữu liệu sản xuất quan ttọng đất đai, Điều 18 Hiến pháp năm
1992 vẫn tiếp tục khẳng định: "Nhà nước thong nhất quản toàn bộ đất đai
theo quỵ hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu
quả". So với Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 quy định cụ thể về việc sử
dụng đất. Đó là: Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu
dài; người sử dụng được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy
định của pháp luật.
Quy định trên đây của Hiến pháp năm 1992 đã tạo sở pháp cho việc sửa đổi
Luật đất đai năm 1987. Quyền sử dụng đất đã được coi là quyền tài sản có giá trị và
thể chuyển giao được trong giao lưu dân sự. Tinh thần trên của Hiến pháp năm
1992 đã được cụ thể thành năm quyền của người sử dụng đất trong Luật đất đai
năm 1993 là: Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế quyền
sử dụng đất. Sau này khi ban hành BLDS, năm quyền bản trên đây cũng được
Phần thứ năm của BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 ghi nhận.
Thành tựu lập pháp cao nhất trong lĩnh vực sở hữu đó là các quy định về tài sản
quyền sở hữu tại Phần thứ hai BLDS. Với các quy định tương đối đầy đủ hoàn
thiện về sở hữu chắc chắn sẽ tạo ra những tiền đề thuận tiện cho việc ổn định
phát triển các quan hệ hàng hoá tiền tệ trong nền kinh tế thị trường nhiều thành
phần có sự quản của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các quy định
cụ thể về tài sảnquyền sở hữu trong Phần thứ hai BLDSnhững "chuẩn mực"
pháp lí ổn định, tạo ra hành lang pháp lí an toàn có hiệu lực pháp luật cao sẽ hướng
cho quan hệ tài sản phát triển trong một môi trường ổn định và thuận lợi.
Nhìn lại những quy định pháp luật về sở hữu trong giai đoạn từ năm 1992 đến nay
chúng ta thấy rằng pháp luật về sở hữu nói riêng và pháp luật về dân sự nói chung
của Việt Nam đã xích lại gần pháp luật các nước, phù hợp với thông lệ và tập quán
quốc tế. Pháp luật về sở hữu ổn định, có giá trị pháp lí cao sẽ là yếu tố tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Điều này có ý nghĩa vô cùng
quan trọng khi giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng nước ta đã trở thành thành
viên chính thức của ASEAN, WTO.
2.5. Giai đoạn từ năm 2013 đến nay
Ngày 28 tháng 11 năm 2013, tại kì họp thứ 6, Quốc hội Khoá XIII đã thông qua Hiến
pháp năm 2013. Nội dung của khẳng định: “nền Hiến pháp năm 2013 kinh tế Việt
Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình
thức sở hữu... các thành phần kinh tế đều bộ phận cấu thành quan
trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế
bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật” (Điều 51).
Vẫn tiếp tục phát triển nền kinh tế đa dạng, nhiều thành phần, Hiến pháp năm 2013
thể hiện định hướng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực của
các thành phần khác nhau. Đây chính là nền tảng pháp lí bền vững để tạo điều kiện
cho các quan hệ sở hữu được phát triển trên cơ sở tôn trọng sự bình đẳng, tiến bộ.
Hiến pháp năm 2013 nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước khẳng
định sở hữu toàn dân đối với các tài sản mang ý nghĩa kinh tế lớn, ý nghĩa về an
ninh quốc phòng: “đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn
lợi vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác các tài sản do
Nhà nước đầu tư, quản tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thổng nhất quản lí” (Điều 53).
BLDS năm 2015 được thông qua vào ngày 24/11/2015 hiệu lực bắt đầu từ
ngày 01//01/2017 thấm nhuần định hướng của Hiến pháp năm 2013. BLDS năm
2015 với sáu Phần, 689 Điều đã thể hiện những nội dung rất tiến bộ và hiện đại liên
quan đến quan hệ sở hữu. Theo đó, lần đầu tiên, chiếm hữu được ghi nhận ttong bộ
luật, bên cạnh giá trị là một quyền năng thuộc quyền sở hữu, là một trạng thái pháp
người chiếm hữu được bảo vệ quyền của họ đối với tài sản họ đang chiếm
hữu. BLDS năm 2015 cũng lần đầu tiên quy định bên cạnh quyền sở hữu của chủ
sở hữu đối với tài sản quyền của các chủ thể khác như quyền bề mặt, quyền
hưởng dụng. Quyền đối với bất động sản liền kề được quy định theo hướng khái
quát và chính xác hơn khi xác định đó là quyền gắn liền với bất động sảnkhông
thay đổi cho dù chủ sở hữu của bất động sản có thay đổi.
BLDS năm 2015 với những quy định sửa đổi và bổ sung so với quy định của BLDS
năm 2005 về tài sản và sở hữu đã mở ra hành lang pháp lí tiến bộ, là cơ sở để các
chủ thể có thể khai thác tối đa lợi ích của tài sản và đem lại các giá ttị vật chất, góp
phần phát triển xã hội.
| 1/10

Preview text:

Chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam
Kể từ Hiến pháp năm 1980 đến nay, Việt Nam chỉ thừa nhận duy nhất một chế độ sở
hữu đất đai là sở hữu toàn dân. Có thể thấy, Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia
hiện chỉ thừa nhận duy nhất một chế độ sở hữu đất đai (cùng với CHDCND Lào).
Việc này trong thực tế có thể xem là một nguyên nhân dẫn đến những khó khăn,
hạn chế trong quản lí, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất. Ngoài khó khăn, hạn
chế trong quản lí, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất, mô hình một chế độ sở
hữu toàn dân về đất đai như hiện nay còn có bất cập là chưa làm rõ được phạm vi
thẩm quyền cũng như chế độ trách nhiệm của nhà nước khi đóng vai trò đại diện
chủ sở hữu, dẫn đến tình trạng tham nhũng liên quan đến QLĐĐ xảy ra rất nghiêm trọng.
Để giải quyết khó khăn, hạn chế nêu trên, cần thực hiện nhiều biện pháp, trong đó
có việc nghiên cứu điều chỉnh chế độ sở hữu đất đai theo hướng công nhận đa hình thức sở hữu.
Cần thấy rằng, việc xác lập một chế độ sở hữu duy nhất là sở hữu toàn dân đối với
đất đai diễn ra vào giai đoạn sau khi đất nước thống nhất (1975), khi mà phần lớn
người dân còn làm nông nghiệp và nhà nước cần bảo đảm mục tiêu nuôi sống 50
triệu người, cũng như “đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”. Trong
thời gian tới, khu vực nông nghiệp ngày càng thu hẹp, các khu vực công nghiệp,
dịch vụ ngày càng mở rộng, đời sống của ngày càng nhiều người dân Việt Nam
không còn phụ thuộc vào nông nghiệp và đất đai nông nghiệp. Nông nghiệp của
nước ta cần phát triển theo mô hình khác, vì thế việc duy trì một chế độ sở hữu duy
nhất là sở hữu toàn dân về đất đai tỏ ra không còn cần thiết, cũng như không còn
phù hợp nữa. Như đã đề cập, việc tiếp tục duy trì quy định này gây ra nhiều hạn
chế, có thể làm cản trở sự phát triển của đất nước xét từ nhiều khía cạnh, cả về
phương diện kinh tế và xã hội.
Từ những phân tích ở trên, có thể thấy Nhà nước nên cân nhắc việc công nhận chế
độ đa sở hữu về đất đai đã được quy định ở nhiều nước, và đã từng được ghi nhận
cụ thể trong Hiến pháp năm 1959 (và trước đó là Luật Cải cách ruộng đất năm
1953) của Việt Nam. Cụ thể, bên cạnh hình thức sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà
nước nên nghiên cứu công nhận cả hình thức sở hữu chung của cộng đồng và sở
hữu tư nhân với một số loại đất đai, kèm theo những giới hạn để phòng chống khả
năng đầu cơ, tích tụ đất đai với diện tích lớn gây bất bình đẳng và lãng phí trong sử
dụng đất. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, việc công nhận đa hình thức sở
hữu đất đai không làm triệt tiêu hay làm suy yếu vai trò và các quyền của nhà nước
với đất đai. Ngược lại, việc này chính là để làm tăng hiệu quả thực hiện quyền
QLĐĐ của nhà nước. Cùng với các hình thức sở hữu khác như sở hữu cộng đồng
và sở hữu tư nhân, hình thức sở hữu toàn dân với đất đai vẫn cần được duy trì, và
quyền của nhà nước trong việc thu hồi có đền bù đất đai (kể cả đất đai thuộc sở hữu
chung của cộng đồng và sở hữu tư nhân) để bảo đảm các lợi ích công cộng vẫn được bảo vệ.
Từ một khía cạnh khác, việc thừa nhận đa hình thức sở hữu đất đai cũng không có
nghĩa là xa rời hay đối lập với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa đã được xác định trong Hiến pháp nước ta. Ngược lại, việc thừa nhận đa hình
thức sở hữu đất đai chính là góp phần củng cố pháp quyền vì sẽ góp phần khắc
phục tình trạng lạm dụng quyền QLĐĐ để tham nhũng. Ngoài ra, thực tế cho thấy,
quan điểm cứng nhắc cho rằng trong chủ nghĩa xã hội, tất cả những tư liệu sản xuất
cơ bản, về mặt hình thức pháp lý, phải thuộc về sở hữu toàn dân đã tỏ ra không còn
phù hợp nữa, đặc biệt khi mà năng lực QLNN - người đại diện cho các tư liệu sản
xuất thuộc sở hữu toàn dân - còn hạn chế dẫn đến việc khai thác, sử dụng các tư
liệu sản xuất đó thiếu hiệu quả. Từ kinh nghiệm của Trung Quốc, có thể thấy, việc
theo đuổi mô hình chủ nghĩa xã hội không hẳn là rào cản cho việc thừa nhận chế độ
đa sở hữu về ruộng đất. Còn từ kinh nghiệm của In-đô-nê-xi-a, có thể thấy, việc
khẳng định toàn bộ mặt đất, mặt nước, vùng trời đều là tài sản quốc gia và nhà
nước có thẩm quyền quản lí tối cao đối với tài sản quốc gia (một cách nói khác của
sở hữu toàn dân) cũng không mặc nhiên loại trừ khả năng thừa nhận chế độ đa sở
hữu đối với đất đai.
1. Chế độ xở hữu XHCN là gì?
Chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất - cơ sở của
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa gồm hai hình
thức sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân (sở hữu nhà nước) và sở hữu tập thể - nền
tảng của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
2. Phân tích quá trình phát triển của pháp luật sở hữu tại Việt Nam
Luật Minh Khuê phân tích quá trình phát triển của pháp luật sở hữu tại Việt Nam qua
các giai đoạn lịch sử như sau:
2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959
Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa - Nhà nước công nông kiểu mới đã ra đời. Do nhận thức được vai trò, ý nghĩa
của pháp luật nói chung trong đời sống xã hội và đặc biệt của pháp luật dân sự nói
riêng nên chỉ hơn một tháng sau ngày tuyên bố độc lập, ngày 10/10/1945, Hồ Chủ
tịch đã kí sắc lệnh 90/SL quy định về việc tạm thời sử dụng các luật lệ cũ hiện hành
ở Việt Nam. Theo tinh thần của sắc lệnh này, các bộ luật của chính quyền cũ (gồm
Bộ dân luật giản yếu Nam Kì ban hành năm 1883, Bộ dân luật Bắc Kì ban hành năm
1931 và Bộ Hoàng Việt Trung Kì hộ luật thường gọi là Bộ dân luật Trung ban hành
năm 1936) vẫn có hiệu lực thi hành dưới chế độ Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong
khi chờ đợi việc ban hành pháp luật mới.
Sau khi Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua bản Hiến pháp vào
ngày 9/11/1946 thì các nguyên tắc cơ bản về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân,
quy định về sở hữu... đã được chính thức ghi nhận. Hiến pháp năm 1946 đã tạo cơ
sở pháp lí và từ đây quyền sở hữu tài sản riêng công dân đã trở thành quyền hiến định.
Cùng vói việc ban hành hiến pháp mới và ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp của
công dân thì một trong những nhiệm vụ cấp bách của cách mạng Việt Nam lúc bấy
giờ là phải xoá bỏ quyền sở hữu đối với các tư liệu sản xuất quan trọng của thực
dân Pháp, của các đế quốc khác, các thể lực phản động và thù nghịch, của giai cấp
địa chủ phong kiến. Mọi đặc quyền, đặc lợi của các thành phần phản động, bóc lột,
ngoại kiều cũng bị xoá bỏ. Việc xây dựng một cơ sở kinh tế mới tập trung trong tay
Nhà nước chính là cơ sở vật chất bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của thể chế chính trị mới.
Để thực hiện được nhiệm vụ đó, Nhà nước ta đã thực hiện hàng loạt các biện pháp
thích ứng và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để chuyển các tư liệu sản xuất
quan trọng vào tay Nhà nước.
Thông qua nhiều sắc lệnh như: sắc lệnh ngày 22/9/1945 về việc bãi bỏ các nghiệp
đoàn của chế độ cũ trên toàn cõi Việt Nam. Sắc lệnh ngày 15/11/1945 về việc bãi bỏ
quyền khai trương tuyến đường hoả xa Hải Phòng - Vân Nam; sắc lệnh ngày
22/1/1950 quy định về quyền phân phối các nguồn khoáng chất ttong nước; sắc lệnh
ngày 30/5/1950 quy định việc trưng thu, trưng dụng và trưng tập trong thời kì kháng
chiến V.V.. Trên thực tế, Nhà nước ta đã chuyển các xí nghiệp, hầm mỏ, hệ thống
giao thông, bưu điện, các nguồn khoáng sản... thành sở hữu của Nhà nước.
Đặc biệt, bằng biện pháp kiên quyết, Nhà nước ta đã ban hành và thực hiện trên
quy mô rộng lớn Luật cải cách ruộng đất (ngày 19/12/1953). Tiến trình cách mạng
trong những năm đầu của thập niên 50 đã từng bước thực hiện thành công khẩu
hiệu "Người cày có ruộng". Đây là kết quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng của cách
mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Bước đầu đã xoá bỏ quyền sở hữu của địa chủ,
phong kiến về đất đai đồng thời xác lập nên quyền sở hữu ruộng đất cho nhân dân lao động.
Ngoài việc ban hành các văn bản pháp luật nhằm xoá bỏ triệt để các hình thức sở
hữu của chính quyền thực dân phong kiến thì trong giai đoạn này, trên cơ sở quy
định của Hiên pháp năm 1946, Nhà nước ta cũng ban hành các văn bản pháp luật
nhằm bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của công dân: sắc lệnh số 97/SL ngày
22/5/1950 về việc sửa đổi một sô quy lệ và chế định trong dân luật; sắc lệnh số
85/SL ngày 20/2/1952 ban hành thể lệ trước bạ về việc mua bán, cho và đổi nhà
cửa, ruộng đất; Nghị định số 47/NĐ ngày 12/6/1958 của Bộ giao thông và bưu điện
ban hành quy định điều lệ tạm thời về việc đăng kí các phương tiện vận tải đường
sông, thuyền buồm đi biển V.V..
Nhìn chung, "Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo
đảm” (Điều 12 Hiến pháp năm 1946) nhưng theo một tinh thần hoàn toàn mới. Đó
là người ta chỉ được hưởng dụng và sừ dụng các vật thuộc quyền sở hữu của mình
một cách hợp pháp và không thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân (Điều 12, Sắc lệnh số 97/SL).
Pháp luật về sở hữu giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959 đã tạo ra những tiền đề
quan ưọng trong việc xác lập quan hệ sở hữu mới dưới chính quyền dân chủ nhân dân.
2.2. Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1980
Sau khi kết thúc thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ, cách mạng Việt Nam bước
sang giai đoạn mới. Miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục
tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong điều kiện mới.
Ở miền Nam, dưới các chính thể của ngụy quyền Sài Gòn, pháp luật dân sự nói
chung và pháp luật về sở hữu nói riêng vẫn áp dụng hai bộ dân luật cũ tại Nam Kì
và Trung Kì. Năm 1972, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ban hành Bộ dân luật, thực
chất của Bộ dân luật năm 1972 cũng là việc rút tỉa những nguyên tắc đại cương của
Bộ dân luật Pháp năm 1804. Quyền tư hữu tài sản trong Bộ dân luật năm 1972 cũng
được coi là quyền tuyệt đối.
Ở miền Bắc, cùng với việc ban hành hiến pháp mới (Hiến pháp năm 1959), Nhà
nước ta đã hoàn thành một cách cãn bản công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với
các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ then chốt trong giai đoạn này
là: Xác lập và hoàn thiện chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Điều 12 Hiến
pháp năm 1959 đã khẳng định: "Kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân,
giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân và được Nhà nước bảo
đảm phát triển ưu tiên.
Các hầm mỏ, sông ngòi và những rừng cây, đất hoang, tài nguyên khác
mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân".
Trong giai đoạn này, bên cạnh hình thức sở hữu nhà nước còn tồn tại nhiều hình
thức sở hữu khác như: Sở hữu của các nhà tư sản dân tộc, của những người tiểu
thương, thợ thủ công, hộ nông dân cá thể V.V.. Chính vì vậy, Hiến pháp năm 1959
đã xác nhận và bảo hộ những hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất là: Hình
thức sở hữu nhà nước (tức là sở hữu toàn dân), hình thức sở hữu của hợp tác xã
(tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động), hình thức sở hữu của người lao
động riêng lẻ và hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc (Điều 11 Hiến pháp năm 1959).
Mục đích cơ bản của chính sách kinh tế của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
là "phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội" (Điều
9 Hiến pháp năm 1959). Để thực hiện chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong
giai đoạn này là: Cải tạo xã hội chủ nghĩa, thực hiện chủ trương xoá bỏ sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất, tiến hành công hữu hoá tư liệu sản xuất dưới hai hình thức
sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, xoá bỏ hoàn toàn việc người bóc lột người
thông qua các quan hệ tư hữu... Nhà nước ta đã ban hành một loạt các văn bản
pháp luật để thực hiện mục tiêu trên. Các văn bản đã được ban hành gồm: >
Nghị định số 19/CP ngày 29/6/1960 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với
việc cho thuê nhà của tư nhân ở các tỉnh, thành phố và thị xã; Nghị định số 115/CP
ngày 29/7/1964 quy định về điều lệ cho thuê nhà ở thành phố, thị xã; Quyết định số
188/CP về chính sách xoá bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức
bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam Việt Nam; Nghị định số 111/CP ngày
14/4/1977 về chính sách quản lí và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà, đất cho
thuê ở các đô thị các tỉnh phía Nam... Cùng với các văn bản pháp luật nhằm cải tạo
và công hữu hoá tư liệu sản xuất, Nhà nước ta còn ban hành pháp luật nhằm bảo vệ
chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đã được xác lập (Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trừng
trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa).
Do bối cảnh lịch sử giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 đất nước bị phân chia làm
hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau, nên pháp luật về sở hữu ở miền Bắc
trong giai đoạn này có tính chất mềm dẻo trong một số mặt để thực hiện chính sách
đoàn kết dân tộc. Tính chưa triệt để ttong pháp luật về sở hữu thời kì này thể hiện:
Khi chúng ta thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa thì trong một chừng mực nhất định,
Nhà nước vẫn bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác của
các hộ nông dân cá thể, người làm thợ thủ công và những người lao động riêng lẻ
khác (Điều 14, 15 Hiến pháp năm 1959). Trong quá trình thực hiện chính sách này,
Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Thông tư số 48/TTg ngày 3/6/1963 hướng dẫn về
việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật bảo đảm quyền tư hữu về tư liệu sản xuất ở
nông thôn. Nhà nước cũng đã ban hành Pháp lệnh ngày 21/10/1970 để trừng trị các
tội xâm phạm tài sản riêng của công dân.
Pháp luật về sở hữu trong giai đoạn này chưa xác nhận việc công hữu hoá hoàn
toàn đất đai (theo quy định của Hiến pháp năm 1959) nên quyền tư hữu của các hộ
nông dân cá thể vẫn được Nhà nước bảo hộ cùng với những quyền sở hữu tài sản
khác. Tuy nhiên, Nhà nước nghiêm cấm việc lợi dụng tài sàn tư hữu để làm rối loạn
nền kinh tể của xã hội, phá hoại kế hoạch kinh tế nhà nước.
Mặc dù còn có những hạn chế do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ nhưng pháp luật về
sở hữu vẫn là một công cụ pháp lí quan trọng và có hiệu quả để Nhà nước thực
hiện các chủ trương xoá bỏ tư hữu về tư liệu sản xuất, thực hiện chỉnh sách cải tạo
xã hội chủ nghĩa và công hữu tư liệu sản xuất; thực hiện các nghị quyết của Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ III, thứ IV của Đảng là vừa xây dựng, vừa cải tạo, ttong
cải tạo có xây dựng... Các văn bản pháp luật về sở hữu trong giai đoạn này đã tạo
ra tiền đề quan trọng có ý nghĩa to lớn ttong thời kì tiếp theo.
2.3. Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992
Để đáp ứng yêu cầu và phù hợp với tình hình cách mạng ttong giai đoạn này, năm
1980 Quốc hội đã ban hành bản Hiến pháp mới. Hiến pháp năm 1980 đã ghi nhận
những định hướng chiến lược và trở thành cơ sở pháp lí để xây dựng hệ thống
pháp luật nói chung và pháp luật về sở hữu nói riêng.
Là luật cơ bản của Nhà nước, Hiển pháp năm 1980 đã ghi nhận phạm vi và bản
chất của sở hữu nhà nước mà các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959 chưa quy
định. Đó là việc khẳng định: Đất đai, rừng núi, sông hồ, hàm mỏ, tài nguyên thiên
nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp cồng nghiệp, nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh; ngân hàng và tổ chức
bảo hiểm; công trình phục vụ lợi ích công cộng; hệ thong đường sắt, đường bộ,
đường không... đều thuộc sở hữu toàn dân (Điều 19 Hiến pháp năm 1980).
Bản Hiến pháp năm 1980 đã ghi nhận các chế độ sở hữu đang tồn tại ở nước ta
bao gồm các hình thức: Sở hữu nhà nước hay còn gọi là sở hữu toàn dân, sở hữu
tập thể và sở hữu của công dân (quy định trong các điều 18, 19, 23, 24, 27). Hiến
pháp năm 1980 còn quy định một cách cụ thể về các loại khách thể của những hình
thức sở hữu nhất định và ưu tiên cho hai hình thức sở hữu được xác định là sở hữu
then chốt. Điều 18 Hiến pháp năm 1980 đã quy định: "Thiết lập và củng cố chế
độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền
kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc
doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở
hữu tập thể của nhân dân lao động".
Nhằm cụ thể hoá việc thực hiện Hiến pháp, các vãn bản pháp luật về sở hữu ttong
những năm đầu của thập kỷ 80 vẫn tiếp tục thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ
nghĩa trong việc thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa. Theo quy định
của Hiến pháp, các văn bản pháp luật đã quy định việc giao quyền sừ dụng đất đai
(gồm cả đất rừng, đất thổ canh...) cho người sử dụng để khai thác giá trị của đất
nhưng phải bảo đảm quyền quản lí của Nhà nước: Quyết định số 201/CP ngày
1/7/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lí ruộng đất và tăng
cường công tác quản lí ruộng đất trong cả nước; Quyết định số 184/HĐBT ngày
6/11/1982 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc đẩy mạnh giao đất,
giao rừng cho tập thể và nhân dân trồng cây, gây rừng.
Đặc biệt, từ khi thực hiện chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước ta đã ban hành
nhiều văn bản pháp luật về sở hữu. Pháp luật về sở hữu giai đoạn này đã quy định
rõ các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu trong các trường hợp cụ thể; đã xử lí
đúng đắn vấn đề lợi ích nên đã trở thành động lực thúc đẩy giao lưu dân sự trong
điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
có sự quản lí của Nhà nước phát triển mạnh mẽ. Ví dụ: Pháp lệnh về thừa kế ngày
10/9/1990; Pháp lệnh về nhà ở ngày 26/3/1991; Luật đất đai năm 1987; Pháp lệnh
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngày 11/2/1989...
Ngoài ra, dưới góc độ lập pháp cũng cần phải thấy rằng hiệu lực pháp lí của các văn
bản pháp luật về sở hữu ban hành trong thời kì từ năm 1980 đến năm 1992 cao hơn
so với thời kì trước năm 1980, do đó tính ổn định cao hơn. Điều này đã tạo ra tâm lí
yên tâm và tin tưởng vào sự bảo hộ của pháp luật đối với các quan hệ sở hữu. Qua
quá trình áp dụng trong thực tế, các văn bản pháp luật về sở hữu giai đoạn này đã
phản ánh đúng quy luật khách quan và có tính khả thi nên phần lớn được Luật đất
đai sửa đổi và BLDS ghi nhận.
2.4. Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2013
Dưới ánh sáng của nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng
sản Việt Nam, công cuộc đổi mới toàn diện ở đất nước ta đã đạt được những thành
tựu bước đầu vô cùng quan trọng, nhất là trong những năm đầu của thập niên 90
của thế kỉ trước. Để đáp ứng nhu càu của tình hình và nhiệm vụ mới, Quốc hội đã
quyết định ban hành Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp năm 1992 (được Quốc hội
thông qua ngày 15/4/1992) đã kế thừa những quy định của các bản Hiến pháp trước
đây và đã xác nhận chế độ kinh tế của nước ta bao gồm ba hình thức sở hữu chủ
yếu. Điều 15 Hiến pháp năm 1992 ghi nhận: "Nhà nước phát triển nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở
hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân
và sở hữu tập thể là nền tảng".
Với xu thế phát triển của một nền kinh tế đa dạng, Hiến pháp năm 1992 đã xác nhận
sự tồn tại của hình thức sở hữu tư nhân, nhiều thành phần kinh tế khác nhau cùng
tồn tại và phát triển. Để tạo điêu kiện cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ,
Nhà nước chủ trương cho các thành phần kinh tế thuộc sở hữu tư nhân phát triển
với nhiều hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng. Mức độ và phạm vi của sở hữu tư
nhân ngày càng được mở rộng. Điều 21 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Kinh tế cá
thể, kình tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh
doanh, được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô hoạt
động trong những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh".
Tuy nhiên, Nhà nước vẫn luôn luôn xác định vai trò nền tảng của hình thức sở hữu
toàn dân và sờ hữu tập thể; xác định kinh tế quốc doanh (thuộc sở hữu toàn dân)
phải là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Đối với việc sở hữu tư liệu sản xuất quan ttọng là đất đai, Điều 18 Hiến pháp năm
1992 vẫn tiếp tục khẳng định: "Nhà nước thong nhất quản lí toàn bộ đất đai
theo quỵ hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu
quả". So với Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 quy định cụ thể về việc sử
dụng đất. Đó là: Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu
dài; người sử dụng được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật.
Quy định trên đây của Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở pháp lí cho việc sửa đổi
Luật đất đai năm 1987. Quyền sử dụng đất đã được coi là quyền tài sản có giá trị và
có thể chuyển giao được trong giao lưu dân sự. Tinh thần trên của Hiến pháp năm
1992 đã được cụ thể thành năm quyền của người sử dụng đất trong Luật đất đai
năm 1993 là: Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế quyền
sử dụng đất. Sau này khi ban hành BLDS, năm quyền cơ bản trên đây cũng được
Phần thứ năm của BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 ghi nhận.
Thành tựu lập pháp cao nhất trong lĩnh vực sở hữu đó là các quy định về tài sản và
quyền sở hữu tại Phần thứ hai BLDS. Với các quy định tương đối đầy đủ và hoàn
thiện về sở hữu chắc chắn sẽ tạo ra những tiền đề thuận tiện cho việc ổn định và
phát triển các quan hệ hàng hoá tiền tệ trong nền kinh tế thị trường nhiều thành
phần có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các quy định
cụ thể về tài sản và quyền sở hữu trong Phần thứ hai BLDS là những "chuẩn mực"
pháp lí ổn định, tạo ra hành lang pháp lí an toàn có hiệu lực pháp luật cao sẽ hướng
cho quan hệ tài sản phát triển trong một môi trường ổn định và thuận lợi.
Nhìn lại những quy định pháp luật về sở hữu trong giai đoạn từ năm 1992 đến nay
chúng ta thấy rằng pháp luật về sở hữu nói riêng và pháp luật về dân sự nói chung
của Việt Nam đã xích lại gần pháp luật các nước, phù hợp với thông lệ và tập quán
quốc tế. Pháp luật về sở hữu ổn định, có giá trị pháp lí cao sẽ là yếu tố tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Điều này có ý nghĩa vô cùng
quan trọng khi giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng và nước ta đã trở thành thành
viên chính thức của ASEAN, WTO.
2.5. Giai đoạn từ năm 2013 đến nay
Ngày 28 tháng 11 năm 2013, tại kì họp thứ 6, Quốc hội Khoá XIII đã thông qua Hiến
pháp năm 2013. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “nền kinh tế Việt
Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình
thức sở hữu... các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan
trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế
bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật” (Điều 51).
Vẫn tiếp tục phát triển nền kinh tế đa dạng, nhiều thành phần, Hiến pháp năm 2013
thể hiện rõ định hướng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực của
các thành phần khác nhau. Đây chính là nền tảng pháp lí bền vững để tạo điều kiện
cho các quan hệ sở hữu được phát triển trên cơ sở tôn trọng sự bình đẳng, tiến bộ.
Hiến pháp năm 2013 nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước và khẳng
định sở hữu toàn dân đối với các tài sản mang ý nghĩa kinh tế lớn, ý nghĩa về an
ninh quốc phòng: “đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn
lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do
Nhà nước đầu tư, quản lí là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thổng nhất quản lí” (Điều 53).
BLDS năm 2015 được thông qua vào ngày 24/11/2015 và có hiệu lực bắt đầu từ
ngày 01//01/2017 thấm nhuần định hướng của Hiến pháp năm 2013. BLDS năm
2015 với sáu Phần, 689 Điều đã thể hiện những nội dung rất tiến bộ và hiện đại liên
quan đến quan hệ sở hữu. Theo đó, lần đầu tiên, chiếm hữu được ghi nhận ttong bộ
luật, bên cạnh giá trị là một quyền năng thuộc quyền sở hữu, là một trạng thái pháp
lí và người chiếm hữu được bảo vệ quyền của họ đối với tài sản họ đang chiếm
hữu. BLDS năm 2015 cũng lần đầu tiên quy định bên cạnh quyền sở hữu của chủ
sở hữu đối với tài sản có quyền của các chủ thể khác như quyền bề mặt, quyền
hưởng dụng. Quyền đối với bất động sản liền kề được quy định theo hướng khái
quát và chính xác hơn khi xác định đó là quyền gắn liền với bất động sản và không
thay đổi cho dù chủ sở hữu của bất động sản có thay đổi.
BLDS năm 2015 với những quy định sửa đổi và bổ sung so với quy định của BLDS
năm 2005 về tài sản và sở hữu đã mở ra hành lang pháp lí tiến bộ, là cơ sở để các
chủ thể có thể khai thác tối đa lợi ích của tài sản và đem lại các giá ttị vật chất, góp
phần phát triển xã hội.