-
Thông tin
-
Quiz
Che giấu tội phạm - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế
Che giấu tội phạm - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật hình sự(DHLH) 31 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Che giấu tội phạm - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế
Che giấu tội phạm - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hình sự(DHLH) 31 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
Che giấu tội phạm
- Biểu hiện của hành vi:
+ Che giấu người phạm tội: Cho người phạm tội trốn trong nhà mình
hoặc nơi khác hoặc biết người phạm tội đang ở đâu nhưng không khai
báo và tìm mọi cách che giấu người phạm tội.
+ Che giấu: Giấu vết, tang vật của tội phạm.
+ Hành vi cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm: Thể hiện ở các
hành vi như cố tình cung cấp các thông tin sai sự thật, xóa bỏ giấu vết
của tội phạm, tiêu hủy các công cụ, phương tiện tội phạm…
* Chủ quan: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận
thức rõ hành vi của mình là tạo điều kiện cho người phạm tội trốn tránh
được sự trừng phạt của pháp luật nhưng vẫn thực hiện.
Trong trường hợp này, chủ thể là người biết rõ tội phạm đang được
chuẩn bị thực hiện hoặc đã được thực hiện nhưng không tố giác với cơ
quan chức năng có thẩm quyền.
Không tố giác tôi phạm
Trong trường hợp này, chủ thể là người biết rõ tội phạm đang được
chuẩn bị thực hiện hoặc đã được thực hiện nhưng không tố giác với cơ
quan chức năng có thẩm quyền.
- Biểu hiện của hành vi: Không tố giác tội phạm dù biết rất rõ về tội phạm.
Điểm giống nhau giữa "Che giấu tội phạm" và "Không tố giác tội phạm":
- Thứ nhất, 02 tội phạm này đều được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
- Thứ hai, 02 tội phạm này đều có điều khoản miễn trách nhiệm hình sự
cho các đối tượng là người thân thích của người có hành vi phạm tội
nhưng không bị tố giác hoặc phát hiện. Đối tượng có thể được miễn
trách nhiệm cho 02 tội phạm này là: Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị
em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội.
Về khách thể của tội phạm, đây là hai tội phạm xâm phạm tới hoạt động
tư pháp của cơ quan nhà nước.
Điểm khác nhau giữa "Che giấu tội phạm" và "Không tố giác tội phạm":
Bên cạnh các điểm tương đồng, tội "Che giấu tội phạm" và tội "Không
tố giác tội phạm" cũng có những điểm phân biệt như sau:
- Thứ nhất, khác biệt về mặt nhận thức của người phạm tội:
"Che giấu tội phạm" là chỉ biết về hành vi phạm tội của người phạm tội
đã xảy ra và không biết trước hay hứa hẹn gì với người phạm tội. Còn
"Không tố giác tội phạm" là biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị thực
hiện hoặc đang xảy ra nhưng chọn cách không tố giác hoặc báo với cơ
quan chức năng có thẩm quyền.
- Thứ hai, khác biệt về thời điểm phạm tội:
Về hành vi "Che giấu tội phạm": Chỉ thực hiện sau khi biết được một tội
phạm khác đã xảy ra (ví dụ: K. chỉ biết h phạm tội sau khi H. nói với K.).
Về hành vi "Không tố giác tội phạm": Bất cứ giai đoạn nào của tội phạm
(sắp, đang, đã xảy ra) (ví dụ: A. biết rõ B. chuẩn bị thực hiện hành vi
phạm tội và chắc chắn tội phạm sẽ xảy ra nhưng không báo với cơ quan chức năng).
- Thứ ba, cách thức thực hiện hành vi:
Về hành vi "Che giấu tội phạm": Che giấu giấu vết, tang vật của tội
phạm, cản trở việc điều tra tội phạm.
Về hành vi "Không tố giác tội phạm": Biết nhưng không tố giác với cơ quan chức năng.
- Thứ tư, về trách nhiệm hình sự đối với người bào chữa cho hai tội trên.
Về hành vi "Che giấu tội phạm": Người bào chữa biết và che giấu tội
phạm sẽ bị xử lý hình sự nếu phạm tội.
Về hành vi "Không tố giác tội phạm": Miễn trách nhiệm hình sự cho
người bào chữa, trừ không tố giác tội xâm phạm an ninh, tội khác đặc biệt nghiêm trọng.
Đồng phạm: Trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm
Các dấu hiệu của đồng phạm
- Dấu hiệu khách quan: đồng phạm đòi hỏi có hai dấu hiệu, đó là dấu
hiệu về số lượng, có từ 2 người trở lên và dấu biệu cùng thực hiện tội phạm
- Dấu hiệu chủ quan: đồng phạm phải có lỗi cốý cùng thực hiện một tội phạm
Các loại người đồng phạm - Người tổ chức
+ Người chủ mưu: người khởi xướng việc thực hiện phạm tội
+ Người cầm đầu: người thành lập nhóm đồng phạm
+ Ngừoi chỉ huy: là người đièu khiển trực tiếp việc thực hiện tội
phạm của nhóm đồng phạm
- Ngừoi xúi giục: người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm
- Ngừoi thực hành: người trực tiếp thực hiện tội phạm
- Người giúp sức: người tạo điều kiệntinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm
Các hình thức đồng phạm
- Phân loại theo dấu hiệu chủ quan:
+ đồng phạm có thông mưu trước
+ đồng phạm không có tham mưu trước
- Phân loại theo dấu hiệu khách quan + đồng phạm phức tạp
+ đồng phạm có tổ chức