Chiến lược kinh doanh quốc tế của Honda - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Honda - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

2. Chiến lược kinh doanh quốc tế của Honda tại Việt Nam
2.1 Chiến lược chi phí thấp
Mục tiêu của Honda là tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm với
chi phí thấp nhất. Như vậy, xuất phát từ việc sử dụng chiến lược đa quốc gia cho
sản phẩm là xe máy. Honda đã tập trung phát triển nhà máy sản xuất tại Việt
Nam để tận dụng được ưu thế về tính kinh tế theo địa điểm của Việt Nam. Bên
cạnh đó, Honda cũng chú trọng đến chiến lược phát triển đa dạng nhiều dòng
sản phẩm nhắm tới các khách hàng mục tiêu khác nhau, từ dòng xe phân khúc
giá rẻ đến dòng xe phân khúc cao cấp.
2.2 Chiến lược sản phẩm khác biệt hóa
Sản phẩm của Honda được biết đến bền, đẹp, động cơ khỏe và tiết kiệm
nhiên liệu. Với bất kì dòng sản phẩm nào, Honda luôn cách tân kiểu dáng, kỹ
thuật để phù hợp với người tiêu dùng.
Ngoài ra Honda còn đưa vào thị trường Việt Nam dòng sản phẩm chất
lượng cao như xe máy SH và mới đây nhất là CPX. Đây là dòng sản phẩm cao
cấp với nhiều tính năng được trang bị riêng, vượt trội để nhằm hướng đến lượng
khách hàng có thu nhập cao, giới trẻ, thích sản phẩm thời thượng, đẳng cấp.
2.3 Chiến lược trọng tâm
Honda đưa ra 1 số dòng sản phẩm phù hợp với khách hàng là nữ như tính
tiện dụng và thời trang trong khi giá thành chỉ ở mức trung bình. Đây là loại xe
sử dụng rất dễ dàng, không cần đến côn, số, cốp đựng đồ lớn có thể chứa được
nhiều thứ quan trọng... loại xe này có nhiều thiết kế phong phú, độc đáo, sang
trọng, phù hợp với cá tính của lớp trẻ, đặc biệt phụ nữ. Vì vậy mà xe tay ga của
Honda ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Công ty Honda Việt Nam đã
tung ra thị trường loại xe tay ga mới mang tên Click, và sau đó lần lượt là: Air
Blade (4/2007), Click Play (9/2008), Lead (12/2008).
2.4 Chiến lược phân phối
Ngay từ khi bước chân vào thị trường Việt Nam Honda đã chú tâm tới việc
xây dựng các cơ sở phân phối và bán hàng của hãng tại các trung tâm thành phố
lớn rồi từ từ len lỏi tới các cơ sở cấp huyện và thị trấn. Honda có hai loại kênh
phân phối chính:
- Phân phối đặc quyền: Đây là phương thức phân phối sản phẩm mà trong
đó các dòng sản phẩm cao cấp như xe máy SH thì được phân phối cho các cơ sở
lớn của Honda quản lý thường thì là ở các thành phố lớn như thành phố Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh. Các sản phẩm này không được phân phối cho các
đại lý bán lẻ của hãng. Và Honda không tốn nhiều chi phí để kiểm soát các địa
điểm bán hàng.
- Phân phối rộng rãi: Honda sẽ tìm nhiều địa điểm bán hàng tạo thuận lợi
cho khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm do chính Honda sản xuất nhưng khả
năng kiểm soát hệ thống bán hàng này trở lên khó khăn do ở xa đại lí chính. Đối
với các đại lý kiểu như thế này Honda có những ràng buộc và cam kết khi phân
phối hàng cho các đại lý, để đảm bảo sản phẩm được bán đúng với giá do Honda
quy định.
2.5 Chiến lược yểm trợ, đẩy mạnh kích thích tiêu thụ
Tạo cơn sốt và biến thành làn sóng dư luận: Để đạt được mục tiêu này đòi
hỏi sản phẩm được tung ra phải có sức mạnh nhất định trên thị trường dựa vào
một thương hiệu vốn có. Hãng Honda đã từng áp dụng chiêu thức này ở Việt
Nam. Khi xe máy Trung Quốc với những kiểu dáng ''giống giống” hàng Nhật
xuất hiện và chiếm lĩnh thị trường trong nước, vị trí của Honda trên thị trường
Việt Nam đã bị giảm sút thấy rõ. Honda lập tức cho tung ra sản phẩm mới, xe
máy Wave Alpha. Sản phẩm này khi tung ra thị trường lập tức thu hút được sự
chú ý của người mua vì Wave Alpha có kiểu dáng đẹp, giá rẻ mà hơn nữa lại là
của chính hãng Honda, một thương hiệu đã từ lâu đi vào tiềm thức của người
Việt với những sản phẩm có thời gian sử dụng lâu dài hợp với tâm lý ''ăn chắc
mặc bền'' của người Việt.
Hướng về khách hàng: Honda là một công ty hướng về khách hàng. Honda
quan tâm đến xã hội Việt Nam trên các khía cạnh như an toàn, chất lượng, luôn
chú trọng mang đến cho người dân những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Là
một thành viên tích cực của đất nước Việt Nam, ngay từ ngày đầu mới thành lập,
Honda đã xác định sự phát triển của công ty phải luôn gắn liền với lợi ích chung
của xã hội. Với tâm nguyện đó, trong suốt hơn 10 năm có mặt tại Việt Nam, bên
cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, Honda Việt Nam đã luôn đóng góp tích cực
vào sự phát triển chung của xã hội trên rất nhiều lĩnh vực như: đóng góp cho
Ngân sách nhà nước, tuyên truyền an toàn giao thông và hướng dẫn lái xe an
toàn, hỗ trợ phát triển giáo dục, văn hóa nghệ thuật, thể thao... Công ty đã thành
lập Quỹ hoạt động xã hội Honda với trị giá 10 triệu đô la Mỹ trong vòng 5 năm
(2006-2010), với 2 lĩnh vực hoạt động tập trung nhất là: An toàn giao thông và
Giáo dục.
2.6 Chiến lược chuyển đổi mô hình từ sản xuất sang nhập khẩu
Đối với lĩnh vực sản xuất ô tô do thị trường suy giảm và hoạt động sản xuất
bị gián đoạn bởi dịch Covid-19, Công ty Honda Việt Nam cho biết, có khả năng
sẽ chuyển đổi mô hình kinh doanh từ sản xuất sang nhập khẩu.
Trong văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc “phối hợp nắm bắt khó
khăn vướng mắc của DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19”, Tổng Giám đốc
Công ty Honda Việt Nam Keisuke Tsuruzono cho biết, quy mô sản xuất của
công ty dự kiến giảm 30% đối với ô tô trong năm 2020.
Do tác động của dịch Covid-19, có thể kéo dài sang các năm tiếp theo,
công ty khó có thể khôi phục lại sản xuất như kế hoạch đề ra. Sản lượng ô tô sản
xuất sẽ giảm, trong khi nhu cầu tiêu dùng của người dân vẫn còn, dẫn đến việc
các doanh nghiệp ô tô có khả năng chuyển đổi mô hình kinh doanh từ sản xuất
sang nhập khẩu.
Nhà máy ô tô Honda Việt Nam được khởi công vào tháng 6/2005, đi vào
sản xuất từ tháng 8/2006, với vốn đầu tư 60 triệu USD, công suất 10.000
xe/năm. Các mẫu xe được sản xuất, lắp ráp tại đây trong 14 năm qua gồm Civic,
CR-V và City. Tuy nhiên, vừa qua các mẫu Civic và CR-V đã chuyển sang nhập
khẩu nguyên chiếc, hiện chỉ còn duy nhất mẫu City thuộc phân khúc sedan hạng
B là lắp ráp trong nước.
| 1/4

Preview text:

2. Chiến lược kinh doanh quốc tế của Honda tại Việt Nam
2.1 Chiến lược chi phí thấp
Mục tiêu của Honda là tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm với
chi phí thấp nhất. Như vậy, xuất phát từ việc sử dụng chiến lược đa quốc gia cho
sản phẩm là xe máy. Honda đã tập trung phát triển nhà máy sản xuất tại Việt
Nam để tận dụng được ưu thế về tính kinh tế theo địa điểm của Việt Nam. Bên
cạnh đó, Honda cũng chú trọng đến chiến lược phát triển đa dạng nhiều dòng
sản phẩm nhắm tới các khách hàng mục tiêu khác nhau, từ dòng xe phân khúc
giá rẻ đến dòng xe phân khúc cao cấp.
2.2 Chiến lược sản phẩm khác biệt hóa
Sản phẩm của Honda được biết đến bền, đẹp, động cơ khỏe và tiết kiệm
nhiên liệu. Với bất kì dòng sản phẩm nào, Honda luôn cách tân kiểu dáng, kỹ
thuật để phù hợp với người tiêu dùng.
Ngoài ra Honda còn đưa vào thị trường Việt Nam dòng sản phẩm chất
lượng cao như xe máy SH và mới đây nhất là CPX. Đây là dòng sản phẩm cao
cấp với nhiều tính năng được trang bị riêng, vượt trội để nhằm hướng đến lượng
khách hàng có thu nhập cao, giới trẻ, thích sản phẩm thời thượng, đẳng cấp.
2.3 Chiến lược trọng tâm
Honda đưa ra 1 số dòng sản phẩm phù hợp với khách hàng là nữ như tính
tiện dụng và thời trang trong khi giá thành chỉ ở mức trung bình. Đây là loại xe
sử dụng rất dễ dàng, không cần đến côn, số, cốp đựng đồ lớn có thể chứa được
nhiều thứ quan trọng... loại xe này có nhiều thiết kế phong phú, độc đáo, sang
trọng, phù hợp với cá tính của lớp trẻ, đặc biệt phụ nữ. Vì vậy mà xe tay ga của
Honda ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Công ty Honda Việt Nam đã
tung ra thị trường loại xe tay ga mới mang tên Click, và sau đó lần lượt là: Air
Blade (4/2007), Click Play (9/2008), Lead (12/2008).
2.4 Chiến lược phân phối
Ngay từ khi bước chân vào thị trường Việt Nam Honda đã chú tâm tới việc
xây dựng các cơ sở phân phối và bán hàng của hãng tại các trung tâm thành phố
lớn rồi từ từ len lỏi tới các cơ sở cấp huyện và thị trấn. Honda có hai loại kênh phân phối chính:
- Phân phối đặc quyền: Đây là phương thức phân phối sản phẩm mà trong
đó các dòng sản phẩm cao cấp như xe máy SH thì được phân phối cho các cơ sở
lớn của Honda quản lý thường thì là ở các thành phố lớn như thành phố Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh. Các sản phẩm này không được phân phối cho các
đại lý bán lẻ của hãng. Và Honda không tốn nhiều chi phí để kiểm soát các địa điểm bán hàng.
- Phân phối rộng rãi: Honda sẽ tìm nhiều địa điểm bán hàng tạo thuận lợi
cho khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm do chính Honda sản xuất nhưng khả
năng kiểm soát hệ thống bán hàng này trở lên khó khăn do ở xa đại lí chính. Đối
với các đại lý kiểu như thế này Honda có những ràng buộc và cam kết khi phân
phối hàng cho các đại lý, để đảm bảo sản phẩm được bán đúng với giá do Honda quy định.
2.5 Chiến lược yểm trợ, đẩy mạnh kích thích tiêu thụ
Tạo cơn sốt và biến thành làn sóng dư luận: Để đạt được mục tiêu này đòi
hỏi sản phẩm được tung ra phải có sức mạnh nhất định trên thị trường dựa vào
một thương hiệu vốn có. Hãng Honda đã từng áp dụng chiêu thức này ở Việt
Nam. Khi xe máy Trung Quốc với những kiểu dáng ''giống giống” hàng Nhật
xuất hiện và chiếm lĩnh thị trường trong nước, vị trí của Honda trên thị trường
Việt Nam đã bị giảm sút thấy rõ. Honda lập tức cho tung ra sản phẩm mới, xe
máy Wave Alpha. Sản phẩm này khi tung ra thị trường lập tức thu hút được sự
chú ý của người mua vì Wave Alpha có kiểu dáng đẹp, giá rẻ mà hơn nữa lại là
của chính hãng Honda, một thương hiệu đã từ lâu đi vào tiềm thức của người
Việt với những sản phẩm có thời gian sử dụng lâu dài hợp với tâm lý ''ăn chắc
mặc bền'' của người Việt.
Hướng về khách hàng: Honda là một công ty hướng về khách hàng. Honda
quan tâm đến xã hội Việt Nam trên các khía cạnh như an toàn, chất lượng, luôn
chú trọng mang đến cho người dân những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Là
một thành viên tích cực của đất nước Việt Nam, ngay từ ngày đầu mới thành lập,
Honda đã xác định sự phát triển của công ty phải luôn gắn liền với lợi ích chung
của xã hội. Với tâm nguyện đó, trong suốt hơn 10 năm có mặt tại Việt Nam, bên
cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, Honda Việt Nam đã luôn đóng góp tích cực
vào sự phát triển chung của xã hội trên rất nhiều lĩnh vực như: đóng góp cho
Ngân sách nhà nước, tuyên truyền an toàn giao thông và hướng dẫn lái xe an
toàn, hỗ trợ phát triển giáo dục, văn hóa nghệ thuật, thể thao... Công ty đã thành
lập Quỹ hoạt động xã hội Honda với trị giá 10 triệu đô la Mỹ trong vòng 5 năm
(2006-2010), với 2 lĩnh vực hoạt động tập trung nhất là: An toàn giao thông và Giáo dục.
2.6 Chiến lược chuyển đổi mô hình từ sản xuất sang nhập khẩu
Đối với lĩnh vực sản xuất ô tô do thị trường suy giảm và hoạt động sản xuất
bị gián đoạn bởi dịch Covid-19, Công ty Honda Việt Nam cho biết, có khả năng
sẽ chuyển đổi mô hình kinh doanh từ sản xuất sang nhập khẩu.
Trong văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc “phối hợp nắm bắt khó
khăn vướng mắc của DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19”, Tổng Giám đốc
Công ty Honda Việt Nam Keisuke Tsuruzono cho biết, quy mô sản xuất của
công ty dự kiến giảm 30% đối với ô tô trong năm 2020.
Do tác động của dịch Covid-19, có thể kéo dài sang các năm tiếp theo,
công ty khó có thể khôi phục lại sản xuất như kế hoạch đề ra. Sản lượng ô tô sản
xuất sẽ giảm, trong khi nhu cầu tiêu dùng của người dân vẫn còn, dẫn đến việc
các doanh nghiệp ô tô có khả năng chuyển đổi mô hình kinh doanh từ sản xuất sang nhập khẩu.
Nhà máy ô tô Honda Việt Nam được khởi công vào tháng 6/2005, đi vào
sản xuất từ tháng 8/2006, với vốn đầu tư 60 triệu USD, công suất 10.000
xe/năm. Các mẫu xe được sản xuất, lắp ráp tại đây trong 14 năm qua gồm Civic,
CR-V và City. Tuy nhiên, vừa qua các mẫu Civic và CR-V đã chuyển sang nhập
khẩu nguyên chiếc, hiện chỉ còn duy nhất mẫu City thuộc phân khúc sedan hạng
B là lắp ráp trong nước.