Chiến tranh Nga - Ukraine dưới góc nhìn của truyền thông - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Chiến tranh Nga - Ukraine dưới góc nhìn của truyền thông - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
4 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Chiến tranh Nga - Ukraine dưới góc nhìn của truyền thông - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Chiến tranh Nga - Ukraine dưới góc nhìn của truyền thông - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

22 11 lượt tải Tải xuống
Chiến tranh Nga - Ukraine dưới góc nhìn
của truyền thông phương Tây
Người thực hiện: Nguyễn Cao Kỳ Dương
I. Thông tin chung
Đây là cuộc xung đột kéo dài từ ngày 20/02/2014 cho tới nay. Đã có những
bất đồng xảy ra giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp bán đảo Krym, Biểu tình
ủng hộ Liên minh Châu Âu (Tiếng Anh: Euromaidan), dẫn tới cuộc đảo chính
lật đổ chính quyền của Tổng thống Yanukovych (Revolution of Dignity) và gây
ra căng thẳng giữa Nga và Ukraine.
Tranh chấp bán đảo Krym là sự kiện khởi nguồn cho cuộc xung đột kéo dài
từ năm 2014 tới nay. Năm 1954, Bán đảo Krym được chuyển giao quyền sở hữu
từ Nga sang Ukraine (Hai nước vẫn thuộc Liên Bang Xô Viết lúc bấy giờ). Theo
thoả thuận về Hạm đội Biển Đen của Liên Bang Xô Viết ký năm 1997, Nga
được giữ các căn cứ quân sự trên bán đảo cho tới năm 2017. Ngày 21/04/2010,
Tổng thống Yanukovych đã ký Hiệp ước Kharvic, cho phép quân đội Nga được
ở lại trên bán đảo tới năm 2042, với mong muốn giải quyết vấn đề về khí đốt
giữa 2 quốc gia vào năm 2009. Ngày 20/02/2014, sau cuộc đảo chính, Nga cho
quân đổ bộ lên bán đảo Krym, chiếm giữ hoàn toàn và tuyên bố sát nhập bán
đảo Krym vào Nga, chính thức bắt đầu cuộc xung đột giữa 2 quốc gia.
Cuộc xung đột chủ yếu xoay quanh các vấn đề về chủ quyền giữa Nga và
Ukraine tại Bán đảo Krym và một số khu vực tại vùng Donbas, được nhận định
là thuộc về Ukraine dưới góc nhìn quốc tế. Kể từ năm 2021, Nga đã bắt đầu
triển khai một số hoạt động quân sự gần biên giới Ukraine, làm dấy lên nỗi lo sợ
về một cuộc xâm lược khả thi. Ngày 17/01/2022, binh lính và vũ khí Nga đã
được chuyển tới Belarus, và vào ngày 24/02/2022, Tổng thống Nga Vladimir
Putin chính thức tuyên bố cuộc xâm lược Ukraine của Nga chính thức bắt đầu.
II. Truyền thông phương Tây đưa tin như thế nào về
cuộc xung đột?
Tờ Wall Street Journal: Đưa tin cập nhật hàng ngày về cuộc xung đột, cho
thấy sự khổ đau của nhân dân Ukraine khi cố gắng di cư sang Ba Lan để thoát
khỏi vùng chiến sự , đồng thời đưa tin về những cấm vận của thế giới đối với
1
Nga. Một bài viết đã dẫn lời từ bài phát biểu của Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại
Hoa Kỳ về cơ hội vàng cho Tổng thống Ukraine Zelensky để siết chặt cấm vận
kinh tế với Nga, và thu hút sự quan tâm của thế giới đối với vấn đề đang diễn ra
ngay lúc này tại Ukraine
2
.
The Economist: Cập nhật sát sao tình hình xung đột, viết rằng Mỹ đang sử
dụng lại chiến lược cô lập để đối phó với Nga và Trung Quốc, giống như
phương thức đã từng sử dụng để hạn chế sự ảnh hưởng của Chủ nghĩa xã hội từ
Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh . Đưa tin từ trong vùng tị nạn của người
3
dân Ukraine và về lực lượng lính quốc tế chiến đấu cho Ukraine , đồng thời cập
4 5
nhật về những lệnh trừng phạt đối với Nga của các quốc gia và phương thức hỗ
trợ kinh tế cho Ukraine
6
.
Tờ The New York Times: Cập nhật trực tiếp và liên tục về tình hình xung
đột trong và ngoài vùng chiến sự. Đa dạng tin tức về các lĩnh vực có liên quan
tới cuộc xung đột, gồm những gói viện trợ, những cuộc gặp giữa các lãnh đạo,
số thương vong, phản ứng và thái độ của người dân…Đưa tin từ cả 2 phía Nga
và Ukraine.
Kênh BBC News và MSNBC: Cập nhật liên tục thông tin về tình hình giao
tranh, các loại vũ khí chiến tranh được hai bên sử dụng và số thương vong.
Về cơ bản, các trang thông tin và báo chí phương Tây đều cập nhật sát
sao về tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine, đưa tin về số người thương vong
và các cuộc di cư sang Ba Lan của người dân tị nạn Ukraine. Các thông tin và
số liệu được cập nhật liên tục mỗi ngày, giúp người theo dõi nắm được tình hình
liên tục.
1 An Exhausting Flight to Safety
2 Senator Sees 'Powerful' Moment for Zelensky on Wednesday
3 America returns to containment to deal with Russia and China | The Economist
4 Cappuccinos and Kalashnikovs: war comes to Lviv | The Economist
5 “I'll stay until Putin's dead or the war is over”: the Americans fighting for Ukraine | The Economist
6 Ukraine at war | The Economist
III. Nhận xét về quá trình truyền thông
Về mặt tổng thể, các trang thông tin đều cập nhật tin tức nhanh về tình
hình chiến sự tại Ukraine. Tuy nhiên, những bài viết bởi tờ Wall Street Journal
và The Economist chủ yếu mang tính ủng hộ Ukraine và chống Nga, trong khi
tờ The New York Times đưa tin từ cả hai phía. Về vấn đề này, tờ The Guardian
có bài viết: “Có phải truyền thông phương Tây đưa tin về Ukraine theo hướng
chống lại Nga?” . Trong bài, Tony Brenton, cựu đại sứ Anh tại Nga đã viết:
7
“Truyền thông phương Tây cũng không hoàn toàn vô tội. Họ thường xuyên mô
tả xấu về Nga, một cách khá thuyết phục.” Không chỉ một, mà rất nhiều lần,
Nga bị coi là “người xấu” trong các sự việc. Trong vụ việc Nga sáp nhập bán
đảo Krym, người dân trên đảo không bày tỏ sự phản đối về việc này.
Nabi Abdullaev, tổng biên tập của tờ The Moscow Times, cho rằng: Nhiều
tờ báo và các kênh truyền thông phương Tây khi đưa tin về xung đột tại Ukraine
chủ yếu tập trung vào việc miêu tả cuộc chiến như kết quả của những sự hoài
nghi và “tham vọng làm bậc đế vương” của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Thông tin xác thực trên thực địa chỉ chiếm một phần khiêm tốn trong thông điệp
tổng thể được truyền tải qua các bài báo và các bản tin của phương Tây. Cô cho
rằng phong cách truyền thông thiên vị này làm mất đi đạo đức nghề nghiệp và
củng cố cho cách nhìn một chiều của thế giới.
Có thể thấy rằng, truyền thông phương Tây đã và đang cố gắng biến Nga
trở thành kẻ phản diện trong cuộc xung đột, khi các bài đăng và các bản tin đều
chỉ trích, lên án Nga và Tổng thống Putin. Những hình ảnh đau thương từ chiến
trường và từ các khu tị nạn dành cho người dân Ukraine đều nhằm nỗ lực định
hướng niềm tin của dư luận thế giới vào việc lên án những hành động của Nga,
tin vào sự vô tội của Ukraine.
Tuy nhiên, Nga cũng đưa ra phản bác cho những cáo buộc về việc xâm
lược Ukraine vô căn cứ, đó là để diệt trừ chủ nghĩa Tân Phát xít đang xuất hiện
trong quốc gia này. Mặc dù các nước phương Tây đều cho rằng đây là cáo buộc
vô căn cứ, do Tổng thống Ukraine Zelensky là người Do Thái, nhưng điều này
không toàn sai. Đội đặc nhiệm Azov, hay Trung đoàn Azov, được cho là có liên
hệ chặt chẽ với các hoạt động tân phát xít. Các tiểu đoàn lính đánh thuê ngoại
quốc đang tập hợp tại Ukraine cũng không hề đến với mục tiêu bảo vệ đất nước
này, mà để mở rộng tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa Tân Phát xít, với cuộc xung
đột này làm bước đệm. Tuy nhiên, truyền thông phương Tây không hề nhắc tới
vấn đề này, chỉ tập trung vào việc khắc hoạ nước Nga như một kẻ xâm lược vô
cớ và Tổng thống Putin như một đồ tể khát máu.
7 Is western media coverage of the Ukraine crisis anti-Russian? | Russia | The Guardian
Ngoài những cáo buộc trên, Nga cũng bị cho rằng đã đưa tin giả để gây
hoang mang cho binh lính Ukraine, làm nhụt chí họ và khiến họ sớm đầu hàng.
Phía Nga cũng cho rằng các số liệu thương vong của quân đội Nga mà Ukraine
đưa ra hàng ngày cũng là tin giả. Đến nay, các dữ liệu về thiệt hại của hai bên
vẫn chỉ mang tính tương đối.
Nhìn chung, quá trình truyền thông của phương Tây đều đi theo hướng ủng
hộ Ukraine và lên án Nga. Một số ít giữ trạng thái trung lập, nhưng hầu như
không có trang thông tin nào hoàn toàn ủng hộ nước Nga.
| 1/4

Preview text:

Chiến tranh Nga - Ukraine dưới góc nhìn
của truyền thông phương Tây
Người thực hiện: Nguyễn Cao Kỳ Dương I. Thông tin chung
Đây là cuộc xung đột kéo dài từ ngày 20/02/2014 cho tới nay. Đã có những
bất đồng xảy ra giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp bán đảo Krym, Biểu tình
ủng hộ Liên minh Châu Âu (Tiếng Anh: Euromaidan), dẫn tới cuộc đảo chính
lật đổ chính quyền của Tổng thống Yanukovych (Revolution of Dignity) và gây
ra căng thẳng giữa Nga và Ukraine.
Tranh chấp bán đảo Krym là sự kiện khởi nguồn cho cuộc xung đột kéo dài
từ năm 2014 tới nay. Năm 1954, Bán đảo Krym được chuyển giao quyền sở hữu
từ Nga sang Ukraine (Hai nước vẫn thuộc Liên Bang Xô Viết lúc bấy giờ). Theo
thoả thuận về Hạm đội Biển Đen của Liên Bang Xô Viết ký năm 1997, Nga
được giữ các căn cứ quân sự trên bán đảo cho tới năm 2017. Ngày 21/04/2010,
Tổng thống Yanukovych đã ký Hiệp ước Kharvic, cho phép quân đội Nga được
ở lại trên bán đảo tới năm 2042, với mong muốn giải quyết vấn đề về khí đốt
giữa 2 quốc gia vào năm 2009. Ngày 20/02/2014, sau cuộc đảo chính, Nga cho
quân đổ bộ lên bán đảo Krym, chiếm giữ hoàn toàn và tuyên bố sát nhập bán
đảo Krym vào Nga, chính thức bắt đầu cuộc xung đột giữa 2 quốc gia.
Cuộc xung đột chủ yếu xoay quanh các vấn đề về chủ quyền giữa Nga và
Ukraine tại Bán đảo Krym và một số khu vực tại vùng Donbas, được nhận định
là thuộc về Ukraine dưới góc nhìn quốc tế. Kể từ năm 2021, Nga đã bắt đầu
triển khai một số hoạt động quân sự gần biên giới Ukraine, làm dấy lên nỗi lo sợ
về một cuộc xâm lược khả thi. Ngày 17/01/2022, binh lính và vũ khí Nga đã
được chuyển tới Belarus, và vào ngày 24/02/2022, Tổng thống Nga Vladimir
Putin chính thức tuyên bố cuộc xâm lược Ukraine của Nga chính thức bắt đầu.
II. Truyền thông phương Tây đưa tin như thế nào về cuộc xung đột?
Tờ Wall Street Journal: Đưa tin cập nhật hàng ngày về cuộc xung đột, cho
thấy sự khổ đau của nhân dân Ukraine khi cố gắng di cư sang Ba Lan để thoát
khỏi vùng chiến sự1, đồng thời đưa tin về những cấm vận của thế giới đối với
Nga. Một bài viết đã dẫn lời từ bài phát biểu của Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại
Hoa Kỳ về cơ hội vàng cho Tổng thống Ukraine Zelensky để siết chặt cấm vận
kinh tế với Nga, và thu hút sự quan tâm của thế giới đối với vấn đề đang diễn ra ngay lúc này tại Ukraine2.
The Economist: Cập nhật sát sao tình hình xung đột, viết rằng Mỹ đang sử
dụng lại chiến lược cô lập để đối phó với Nga và Trung Quốc, giống như
phương thức đã từng sử dụng để hạn chế sự ảnh hưởng của Chủ nghĩa xã hội từ
Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh3. Đưa tin từ trong vùng tị nạn của người
dân Ukraine4 và về lực lượng lính quốc tế chiến đấu cho Ukraine5, đồng thời cập
nhật về những lệnh trừng phạt đối với Nga của các quốc gia và phương thức hỗ trợ kinh tế cho Ukraine6.
Tờ The New York Times: Cập nhật trực tiếp và liên tục về tình hình xung
đột trong và ngoài vùng chiến sự. Đa dạng tin tức về các lĩnh vực có liên quan
tới cuộc xung đột, gồm những gói viện trợ, những cuộc gặp giữa các lãnh đạo,
số thương vong, phản ứng và thái độ của người dân…Đưa tin từ cả 2 phía Nga và Ukraine.
Kênh BBC News và MSNBC: Cập nhật liên tục thông tin về tình hình giao
tranh, các loại vũ khí chiến tranh được hai bên sử dụng và số thương vong.
⇒ Về cơ bản, các trang thông tin và báo chí phương Tây đều cập nhật sát
sao về tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine, đưa tin về số người thương vong
và các cuộc di cư sang Ba Lan của người dân tị nạn Ukraine. Các thông tin và
số liệu được cập nhật liên tục mỗi ngày, giúp người theo dõi nắm được tình hình liên tục.
1 An Exhausting Flight to Safety
2 Senator Sees 'Powerful' Moment for Zelensky on Wednesday
3 America returns to containment to deal with Russia and China | The Economist
4 Cappuccinos and Kalashnikovs: war comes to Lviv | The Economist
5 “I'll stay until Putin's dead or the war is over”: the Americans fighting for Ukraine | The Economist
6 Ukraine at war | The Economist
III. Nhận xét về quá trình truyền thông
Về mặt tổng thể, các trang thông tin đều cập nhật tin tức nhanh về tình
hình chiến sự tại Ukraine. Tuy nhiên, những bài viết bởi tờ Wall Street Journal
và The Economist chủ yếu mang tính ủng hộ Ukraine và chống Nga, trong khi
tờ The New York Times đưa tin từ cả hai phía. Về vấn đề này, tờ The Guardian
có bài viết: “Có phải truyền thông phương Tây đưa tin về Ukraine theo hướng
chống lại Nga?”7. Trong bài, Tony Brenton, cựu đại sứ Anh tại Nga đã viết:
“Truyền thông phương Tây cũng không hoàn toàn vô tội. Họ thường xuyên mô
tả xấu về Nga, một cách khá thuyết phục.” Không chỉ một, mà rất nhiều lần,
Nga bị coi là “người xấu” trong các sự việc. Trong vụ việc Nga sáp nhập bán
đảo Krym, người dân trên đảo không bày tỏ sự phản đối về việc này.
Nabi Abdullaev, tổng biên tập của tờ The Moscow Times, cho rằng: Nhiều
tờ báo và các kênh truyền thông phương Tây khi đưa tin về xung đột tại Ukraine
chủ yếu tập trung vào việc miêu tả cuộc chiến như kết quả của những sự hoài
nghi và “tham vọng làm bậc đế vương” của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Thông tin xác thực trên thực địa chỉ chiếm một phần khiêm tốn trong thông điệp
tổng thể được truyền tải qua các bài báo và các bản tin của phương Tây. Cô cho
rằng phong cách truyền thông thiên vị này làm mất đi đạo đức nghề nghiệp và
củng cố cho cách nhìn một chiều của thế giới.
Có thể thấy rằng, truyền thông phương Tây đã và đang cố gắng biến Nga
trở thành kẻ phản diện trong cuộc xung đột, khi các bài đăng và các bản tin đều
chỉ trích, lên án Nga và Tổng thống Putin. Những hình ảnh đau thương từ chiến
trường và từ các khu tị nạn dành cho người dân Ukraine đều nhằm nỗ lực định
hướng niềm tin của dư luận thế giới vào việc lên án những hành động của Nga,
tin vào sự vô tội của Ukraine.
Tuy nhiên, Nga cũng đưa ra phản bác cho những cáo buộc về việc xâm
lược Ukraine vô căn cứ, đó là để diệt trừ chủ nghĩa Tân Phát xít đang xuất hiện
trong quốc gia này. Mặc dù các nước phương Tây đều cho rằng đây là cáo buộc
vô căn cứ, do Tổng thống Ukraine Zelensky là người Do Thái, nhưng điều này
không toàn sai. Đội đặc nhiệm Azov, hay Trung đoàn Azov, được cho là có liên
hệ chặt chẽ với các hoạt động tân phát xít. Các tiểu đoàn lính đánh thuê ngoại
quốc đang tập hợp tại Ukraine cũng không hề đến với mục tiêu bảo vệ đất nước
này, mà để mở rộng tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa Tân Phát xít, với cuộc xung
đột này làm bước đệm. Tuy nhiên, truyền thông phương Tây không hề nhắc tới
vấn đề này, chỉ tập trung vào việc khắc hoạ nước Nga như một kẻ xâm lược vô
cớ và Tổng thống Putin như một đồ tể khát máu.
7 Is western media coverage of the Ukraine crisis anti-Russian? | Russia | The Guardian
Ngoài những cáo buộc trên, Nga cũng bị cho rằng đã đưa tin giả để gây
hoang mang cho binh lính Ukraine, làm nhụt chí họ và khiến họ sớm đầu hàng.
Phía Nga cũng cho rằng các số liệu thương vong của quân đội Nga mà Ukraine
đưa ra hàng ngày cũng là tin giả. Đến nay, các dữ liệu về thiệt hại của hai bên
vẫn chỉ mang tính tương đối.
Nhìn chung, quá trình truyền thông của phương Tây đều đi theo hướng ủng
hộ Ukraine và lên án Nga. Một số ít giữ trạng thái trung lập, nhưng hầu như
không có trang thông tin nào hoàn toàn ủng hộ nước Nga.