Chính sách đối ngoại của Liên hiệp vương quốc Anh và bắc Ireland đối với Liên minh Châu Âu (EU) giai đoạn 1992-2016 | Tiểu luận Chính sách đối ngoại của một số nước trên thế giới

Hiện nay, toàn thế giới trong xu hướng mở rộng ngoại giao và toàn cầu hóa, cho nên việc nghiên cứu chính sách đối ngoại càng ngày trở nên đặc biệt cần thiết. Các quốc gia trên thế giới ngày càng có mối liên quan chặt chẽ và sâu sắc đối và có tầm ảnh hưởng lẫn nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
36 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Chính sách đối ngoại của Liên hiệp vương quốc Anh và bắc Ireland đối với Liên minh Châu Âu (EU) giai đoạn 1992-2016 | Tiểu luận Chính sách đối ngoại của một số nước trên thế giới

Hiện nay, toàn thế giới trong xu hướng mở rộng ngoại giao và toàn cầu hóa, cho nên việc nghiên cứu chính sách đối ngoại càng ngày trở nên đặc biệt cần thiết. Các quốc gia trên thế giới ngày càng có mối liên quan chặt chẽ và sâu sắc đối và có tầm ảnh hưởng lẫn nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

7 4 lượt tải Tải xuống
Họ và tên: Phạm Minh Anh
Mã sinh viên: 2056100003
Lớp: Thông tin đối ngoại K40
Đề tài: Chính sách đối ngoại của Liên hiệp
vương quốc Anh bắc Ireland đối với Liên
minh Châu Âu (EU) giai đoạn 1992-2016
TIỂU LUẬN MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Khoa Quan hệ quốc tế
Ec
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Tính cấp thiết của đề tài.
2. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.
PHẦN NỘI DUNG.
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ LIÊN HIỆP VƯƠNG QUỐC ANH
VÀ BẮC IRELAND VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU).
I. Khái quát địa lý , lịch sử, kinh tế,chính trị của Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc
Ireland.
II. Giới thiệu về Liên minh Châu Âu (EU).
CHƯƠNG 2. SỞ LUẬN THỰC TẾ CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI LIÊN HIỆP VƯƠNG QUỐC ANH BẮC IRELAND VỚI LIÊN
MINH CHÂU ÂU (EU).
I. Cơ sở lý luận.
II. Cơ sở thực tiễn .
1. Quá trình hội nhập của Anh vào EC.
2. Lợi ích và nghĩa vụ của Anh trong Liên minh Châu Âu
1
CHƯƠNG 3. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN HIỆP VƯƠNG QUỐC
ANH VÀ BẮC IRELAND ĐỐI VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU).
I. Chính sách của Anh đối với EU về chính trị ngoại giao.
1. Đối với vấn đề lá phiếu phủ quyết trong EU với vấn đề mở rộng EU
2. Đối với vấn đề phê chuẩn các hiệp định và văn kiện quan trọng của EU
II. Chính sách của Anh đối với EU trên lĩnh vực kinh tế.
1. Chính sách đóng góp cho ngân sách EU của Anh .
2. Đối với Cơ chế Hối đoái Châu Âu và đồng Euro.
3. Đối với cuộc khủng hoảng cấm vận thịt bò .
4. Đối với Chính sách nông nghiệp chung Châu Âu (CAP).
5. Chính sách Hòa hợp với Thị trường chung Châu Âu.
6. Chính sách của Anh về vấn đề giải cứu đồng Euro trong khủng hoảng tài chính
2008.
III. Chính sách của Anh đối với EU trên các lĩnh vực khác .
1. Đối với vấn đề an ninh phòng thủ chung Châu Âu.
2. Về vấn đề tị nạn và nhập cư.
3. Đối với hợp tác trên lĩnh vực luật pháp và chống tội phạm, chống khủng bố.
IV. Việc Anh rời Liên minh Châu Âu ( EU).
1. Sự rạn nứt giữa Anh và Liên minh Châu Âu ( EU).
2. Nguyên nhân khiến Anh muốn rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU).
2
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN HIỆP
VƯƠNG QUỐC ANH VÀ BẮC IRELAND ĐỐI VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU
(EU).
I.Những kết quả đạt được.
II. Những hạn chế còn tồn tại.
III.Đánh giá ảnh hưởng của chính sách Brexit đối với Anh, khu vực và thế giới.
1. Đối với nước Anh.
2. Đối với Liên minh Châu Âu ( EU).
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hiện nay, toàn thế giới trong xu hướng mở rộng ngoại giao và toàn cầu hóa, cho
nên việc nghiên cứu chính sách đối ngoại càng ngày trở nên đặc biệt cần thiết. Các
quốc gia trên thế giới ngày càng có mối liên quan chặt chẽ và sâu sắc đối và có tầm
ảnh hưởng lẫn nhau. Trong số này, quan hệ của Anh với Liên minh Châu Âu (EU)
là một ví dụ tiêu biểu mà không thể không đề cập tới.
Liên hiệp vương quốc Anh bắc Ierland một trong những quốc gia lịch
sử vô cùng lâu đời và nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Đây còn là quốc
gia có tầm ảnh hưởng to lớn trong quan hệ quốc tế và từng là thành viên quan trọng
của Liên minh Châu Âu (EU). Liên minh Châu Âu (EU) là tổ chức kinh tế chính trị
lớn nhất thế giới. Tổ chức này vai trò quan trọng không chỉ với đời sống chính
trị còn cả với đời sống kinh tế thế giới. Chính vậy mỗi một chính sách đối
ngoại của Anh đối với EU cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế chính
trị thế giới. Năm 2016, cuộc trưng cầu dân ý ở Anh đã diễn ra và kết quả là Anh rời
khỏi khối EU. Trong khi đó, cả Anh và EU đều là những đối tác kinh tế quan trong
tầm ảnh hưởng lớn tới Việt Nam. Nhìn lại nghiên cứu quá trình gắn
giữa Anh EU để lại cho ta nhiều những bài học, kinh nghiêm cũng như góp
phần làm sáng tỏ dòng chảy kinh tế, xu hướng vận động của mối quan hệ giữa Anh
và EU.
Với những do trên, ta thấy việc nghiên cứu làm sáng t chính sách đối
ngoại giữa Liên hiệp vương quốc Anh bắc Ireland đối với Liên minh Châu Âu
(EU) là vô cùng cần thiết, quan trọng và bổ ích.
2. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
4
- Tìm hiểu về chính sách đối ngoại giữa Liên hiệp vương quốc Anh bắc
Ireland đối với Liên minh Châu Âu (EU) giai đoạn 1992-2016.
- Tập hợp những thông tin về đặc điểm của những chính sách ấy để kết hợp suy
luận tổng kết ra bản chất, nguyên nhân.
- Đánh giá kết quả và tác động của các chính sách đối ngoại Anh đối với EU và
đối với Anh giai đoạn 1992-2016.
+ Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu sâu hơn về chính sách đối ngoại của Anh với liên minh Châu Âu
(EU) trong thời kỳ 1992-2016
- Nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác của Anh với EU qua đó thể hiểu
được phần nào những biến động của đời sống kinh tế chính trị thế giới.
- Giúp làm phong phú hơn liệu về chính sách đối ngoại của các nước
lớn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
+ Đối tượng nghiên cứu: Chính sách đối ngoại giữa Liên hiệp vương quốc
Anh và bắc Ireland đối với Liên minh Châu Âu (EU) giai đoạn 1992-2016
+ Phạm vi nghiên cứu:
- Giáo trình chính sách đối ngoại.
- Các tài liệu báo chí ,nước ngoài về chính sách đối ngoại
- Các bài báo, tài liệu qua internet.
- Thời gian: từ năm 1992, khi EU chính thức được thành lập trên sở
chuyển đổi từ Cộng đồng Châu Âu (EC) giai đoạn trước. Năm 2016 thời điểm
5
phong trào Brexit phát triển mạnh mẽ với đỉnh điểm chiến thắng của những
người ủng hộ tách Anh ra khỏi EU trong cuộc trưng cầu dân ý
4. Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp được sử dụng trong tiểu luận bao gồm : Phân tích, thống kê,
so sánh…
+ Kết hợp các phương pháp tổng hợp, chứng minh với phương pháp logic.
+ Phương pháp thu thập và xử lí số liệu.
+ Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng gồm: Phương pháp đa
ngành-liên ngành.
+ Phương pháp nghiên cứu khoa học hội chung kể trên, luận án sử dụng
phương pháp nghiên cứu chính sách đối ngoại để nghiên cứu chính sách của Anh
đối với EU trong giai đoạn này.
+ Các phương pháp nghiên cứu trong quan hệ quốc tế phù hợp với đề tài
cũng sẽ được áp dụng, bao gồm: phương pháp phân tích lợi ích,quyền lực,xung đột
và hợp tác quốc tế.
6
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ LIÊN HIỆP VƯƠNG QUỐC ANH
VÀ BẮC IERLAND, LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU).
I. Khái quát địa lý, lịch sử, kinh tế,chính trị của Liên hiệp vương quốc
Anh và Bắc Ireland.
1. Khái quát địa lý, lịch sử của Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ireland, thường gọi là Anh Quốc hoặc Anh,
là một quốc gia có chủ quyền tại Châu Âu. Quốc gia này nằm tại ngoài khơi đại lục
Châu Âu, bao gồm đảo Anh phần đông bắc của đảo Ireland, cùng nhiều đảo
nhỏ. Bắc Ireland bộ phận duy nhất của Vương quốc Liên hiệp Anh Bắc
Ireland một biên giới trên bộ với quốc gia khác: Cộng hòa Ireland. Ngoài biên
giới trên bộ này, bao quanh Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Đại Tây
Dương, trong đó biển Bắc tại phía đông eo biển Manche tại phía nam. Biển
Ireland nằm giữa đảo Anh đảo Ireland. Vương quốc Liên hiệp Anh Bắc
Ireland diện tích 243.610 km², quốc gia chủ quyền rộng thứ 78 trên thế
giới và rộng thứ 11 tại Châu Âu.
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là quốc gia đông dân thứ 22 trên thế
giới, với khoảng 64,1 triệudân. Đâymột quốc gia quân chủ lập hiến với một
thể chế đại nghị trong cai trị. Thủ đô Luân Đôn một thành phố toàn cầu
trung tâm tài chính, cũng khu vực đô thị lớn thứ tại Châu Âu. Quân chủ hiện
nay là Nữ vương Elizabeth II. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland gồm bốn
quốc gia: Anh (England), Scotland, Wales, Bắc Ireland. Ba quốc gia sau được
trao quyền cai trị, Guernsey,Jersey, và đảo Man không phải bộ phận của Vương
quốc Liên hiệp Anh Bắc Ireland, các lãnh thổ này thuộc địa hoàng gia
Chính phủ Vương quốc Liên hiệp Anh Bắc Ireland chịu trách nhiệm về quốc
7
phòng đại diện quốc tế. Vương quốc Liên hiệp Anh Bắc Ireland cũng 14
lãnh thổ hải ngoại, các lãnh thổ đang tranh chấp là quần đảo Falkland,Gibraltar,
Lãnh thổ Ấn Độ Dương.
Quan hệ giữa các quốc gia trong Vương quốc Liên hiệp Anh Bắc Ireland
biến hóa theo thời gian. Wales được hợp nhất vào Vương quốc Anh theo các Đạo
luật Liên Minh vào năm 1536 1543. Một hiệp định giữa Anh vàScotland có kết
quả một Vương quốc Anh thống nhất vào năm 1707, đến năm 1801 thì vương
quốc này hợp nhất với Vương quốc Ireland để hình thành Vương quốc Liên hiệp
Anh Ireland. Năm 1922, 5/6 lãnh thổ Ireland ly khai khỏi Vương quốc Liên
hiệp, để lại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland như hiện nay. Các lãnh thổ
hải ngoại của Vương quốc Liên hiệp Anh Bắc Ireland nguyên những thuộc
địa, chúng tàn của Đế quốc Anh từng bao phủ gần một phần đại lục trên
thế giới vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đế quốc lớn nhất trong lịch sử.
Ảnh hưởng của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland thể nhận thấy trong
ngôn ngữ, văn hóa, hệ thống tư pháp có nhiều cựu thuộc địa.
2.Khái quát kinh tế, chính trị của Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Vương quốc Liên hiệp Anh Bắc Ireland một quốc gia phát triển, kinh
tế lớn thứ sáu thế giới theo GDP danh nghĩa lớn thứ 10 theo sức mua tương
đương. Vương quốc Liên hiệp Anh Bắc Ireland được nhận định một kinh
tế thu nhập cao được phân loại rất cao theo chỉ số phát triển con người. Đây
là quốc gia công nghiệp hóa đầu tiên trên thế giới và cường quốc đứng đầu thế giới
trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland duy trì vị thế một đại cường quốc,
với các ảnh hưởng đáng kể về kinh tế, văn hóa, quân sự, khoa học, và chính trị trên
quy mô quốc tế. Đây là một quốc gia vũ khí hạn nhân được công nhận và xếp hạng
8
5 hay 6 về chi tiêu quân sự trên thế giới. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
một thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc kể từ phiên
họp đầu tiên của cấu vào năm 1946. Quốc gia này cũng thành viên của Liên
minh Châu Âu, Thịnh vượng chung các Quốc gia, hội đồng Châu Âu, G7, G8,
G20, NATO, OECD, và WTO.
II. Giới thiệu về Liên minh Châu Âu (EU).
Liên minh Châu Âu hay Liên hiệp Châu Âu ( EU), cũng được gọi Khối
Liên Âu, viết tắt EU, một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 28 quốc gia
thành viên thuộc Châu Âu. Liên minh Châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước
Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng Châu Âu (EC).
Với hơn 500 triệu dân, Liên minh Châu Âu chiếm 30% (18,4 nghìn tỉ đô la Mỹ
năm 2008) GDP danh nghĩa khoảng 22% (15,2 nghìn tỉ đô la Mỹ năm 2008)
GDP sức mua tương đương của thế giới.
Hiện nay, Liên minh Châu Âu có diện tích là 4.422.773 km² với dân số
492,9 triệu người (2006) ; với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (xấp xỉ 15.7 nghìn
tỉ USD) trong năm 2007. Hầu hết các quốc gia Châu Âu đều đang thành viên
của Liên minh Châu Âu.
Liên minh Châu Âu đã phát triển một thị trường chung thông qua hệ thống
luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự
lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ vốn. EU duy trì các chính
sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp phát triển địa phương.
Các nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung, đồng Euro, tạo nên khu vực
đồng Euro. Liên minh Châu Âu đã phát triển một vai trò nhất định trong chính
sách đối ngoại, đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới, G8, G-20 nền
kinh tế lớn Liên hiệp quốc. Liên minh Châu Âu đã thông qua việc bãi bỏ
9
kiểm tra hộ chiếu bằng Hiệp ước Schengen giữa 22 quốc gia thành viên 4
quốc gia không phải là thành viên Liên minh Châu Âu.
một tổ chức quốc tế, Liên minh Châu Âu hoạt động thông qua một hệ
thống chính trị siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn hợp. Những thể chế chính trị
quan trọng của Liên minh Châu Âu bao gồm Ủy ban Châu Âu,Nghị viện Châu
Âu Hội đồng Liên minh Châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Tòa án Công Liên
minh Châu Âu và Ngân hàng Trung ương Châu Âu.
Liên minh Châu Âu nguồn gốc từ Cộng đồng Than Thép Châu Âu từ 6 quốc
gia thành viên ban đầu vào năm 1951. Từ đó cho đến nay, Liên minh Châu Âu
đã lớn mạnh hơn về số ợng cũng như chất lượng thông qua việc tăng cường
thẩm quyền của Liên minh Châu Âu.
Lịch sử của Liên minh Châu Âu bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ
2. thể nói rằng nguyện vọng ngăn ngừa chiến tranh tàn phá tái diễn đã đẩy
mạnh sự hội nhập Châu Âu. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman
người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng
ngày 9 tháng 5 năm 1950. Cũng chính ngày này là ngày mà hiện nay được coi là
ngày sinh nhật của Liên minh Châu Âu được kỉ niệm hàng năm "Ngày
Châu Âu".
Ban đầu, Liên minh Châu Âu bao gồm 6 quốc gia thành viên: Bỉ ,Đức, Ý,
Luxembourg, Pháp, Lan. Năm 1973, tăng lên thành gồm 9 quốc gia thành
viên. Năm 1981, tăng lên thành 10. Năm 1986, tăng lên thành 12. Năm 1995,
tăng lên thành 15. Năm 2004, tăng lên thành 25. Năm 2007 tăng lên thành 27.
Từ 01.07.2013 EU có 28 thành viên.
Quá trình gia nhập của các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu
• 1951: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan
• 1973: Đan Mạch, Ireland, Anh
• 1981: Hy Lạp
10
• 1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
• 1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển
Ngày 1/5/2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva,
Latvia,Estonia, Malta, Cộng hòa Síp
• Ngày 1/1/2007: Romania, Bulgaria
• 1/7/2013: Croatia
Hiện nay, Liên minh Châu Âu có diện tích là 4.422.773 km² với dân số
492,9 triệu người (2006) ; với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (xấp xỉ 15.7 nghìn
tỉ USD) trong năm 2007. Hầu hết các quốc gia Châu Âu đều đang thành viên
của Liên minh châu Âu.
Tính đến cuối năm 2010, 4 quốc gia được đánh giá ứng viên chính
thức để kết nạp thành viên Liên minh Châu Âu đó là: Iceland, Macedonia,
Montenegro và Thổ Nhĩ Kỳ. Albania, Bosnia và Herzegovina và Serbia là những
ứng viên tiềm năng. Kosovo cũng được xếp vào danh sách những ứng viên tiềm
năng gia nhập vào Liên minh Châu Âu vì Ủy ban châu Âu và hầu như tất cả các
quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu khác đã thừa nhận Kosovo như một
quốc gia độc lập, tách biệt khỏi Serbia.
Năm quốc gia Tây Âu không phải thành viên Liên minh Châu Âu
nhưng đã những thỏa thuận hợp tác nhất định kinh tế pháp luật của Liên
minh Châu Âu đó là: Iceland (ứng viên gia nhập Liên minh Châu Âu),
Liechtenstein và Na Uy, thành viên thị trường duy nhất thông qua Khu vực kinh
tế châu Âu, Thụy Sĩ, tương tự như trường hợp của Na Uy nhưng thông qua
hiệp định song phương giữa nước này Liên minh Châu Âu. Ngoài ra, đồng
tiền chung Euro các lĩnh vực hợp tác khác cũng được áp dụng đối với các
quốc gia thành viên nhỏ như Andorra, Monaco, San Marino và Vatican.
11
CHƯƠNG 2.SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI LIÊN HIỆP VƯƠNG QUỐC ANH VÀ BẮC IERLAND VỚI LIÊN
MINH CHÂU ÂU (EU).
I. Cơ sở lý luận
Chính sách đối ngoại của một nước thường được hoạch định dựa trên
nguyên tắc: đảm bảo lợi ích quốc gia cho đất nước (chủ yếu là kinh tế và an ninh
chính trị); nâng cao vị thế của quốc gia trên chính trường thế giới.
Kim chỉ nam cho xây dựng chính sách đối ngoại của Anh đã được thiết lập khi
Lord Palmerston người từng hai lần nắm giữ vị trí Thủ tướng Anh khi nước
này đỉnh cao quyền lực thế kỷ XIX tuyên bố: “Chúng ta không đồng
minh vĩnh viễn không kẻ thù vĩnh viễn. Lợi ích của chúng ta vĩnh viễn
bất diệt những lợi ích này nhiệm vụ chúng ta theo đuổi.” “Khi mọi
người hỏi tôi…những được gọi một chính sách, câu trả lời duy nhất
chúng tôi sẽ làm nhữngcó lẽtốt nhất dựa trên tình huốngphát sinh, với
lợi ích quốc gia nguyên tắc chỉ đạo.”Với nhiều vai trò được xác định trong
quan hệ đối ngoại với các đối tác quốc tế nói chung, với EU nói riêng, Anh
mong đợi sự hội nhập vào Liên minh một cách “tương đối”, tức không hòa
nhập hoàn toàn vào EU
II. Cơ sở thực tiễn
1. Quá trình hội nhập của Anh vào EC.
Nước Anh, dù là một cường quốc hàng đầu Châu Âu, đã không gia nhập các tổ
chức là tiền thân của Liên minh Châu Âu hiện nay ngay từ đầu. Trong nhóm sáu
nước sáng lập Cộng đồng Than và Thép Châu Âu (ECSE) - tiền thân của EC -
không Anh, Vương quốc một vị thế rất lớn trên trường quốc tế vào
cùng thời điểm. Các nước ECSC sau đó đã thành lập Cộng đồng Phòng thủ
Châu Âu (EDC) năm 1952 và Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) và Cộng đồng
Năng lượng Nguyên tử Châu Âu (EAEC) năm 1957. Cho đến thời điểm kết
12
Hiệp ước Brussels ngày 8-4-1965, mở đường cho việc chính thức hợp nhất
ECSC, EEC EAEC thành một thiết chế điều hành chung các Cộng đồng
thuộc Châu Âu (EEC) hai năm sau đó, Anh vẫn chưa góp mặt trong các cộng
đồng này. Năm 1967, Anh chính thức đơn xin gia nhập EEC nhưng phải đến
năm 1969 đơn thứ ba của nước này mới được xem xét đàm phán bắt đầu.
do hai đơn của Anh xin gia nhập tổ chức này trước đó đã bị Tổng thống
Pháp De Gaulle dùng quyền phủ quyết từ chối. Kể từ năm 1973, Anh chính thức
trở thành thành thành viên của EC. Để được chấp nhận cách thành viên Anh
phải Hiệp ước Nhượng quyền 1972, thừa nhận tất cả những yêu cầu, luật
định của các Hiệp ước được EC ký trước đó.
2. Lợi ích và nghĩa vụ của Anh trong Liên minh Châu Âu
Với nền kinh tế đứng hàng đầu của thế giới, với những quan hệ truyền thống
và các tương đồng về ý thức hệ, tư tưởng, văn hóa, EU xứng đáng là “bạn hàng”
đối tác kinh tế sát sườn quan trọng nhất của nước Anh. Lợi ích quốc phòng
của Anh ở Châu Âuchính trị. Châu Âu giống như tấm lá chắn từ xa của Anh,
điều này thể hiện nhất trong cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai một
dụ điển hình.
Khi trở thành thành viên của EU, nước Anh phải thực hiện một số nghĩa vụ
sau: Thứ nhất, hàng năm nước Anh phải thực hiện đóng góp cho ngân sách hoạt
động của Châu Âu. Thứ hai, về chính trị quốc tế, là một thành viên của EU, Anh
có cả quyền lợi lẫn nghĩa vụ tham gia các vấn đề về lập pháp, hành pháp, đối nội
đối ngoại trong liên minh này. Thứ ba, về trách nhiệm an ninh phòng vệ với
Châu Âu, khi xung đột hoặc phát sinh nhu cầu phòng vệ cho Châu Âu, Anh
có trách nhiệm hội quân và cùng các nước khác tiến hành các chiến dịch quân sự
cần thiết để đảm bảo hòa bình cho châu lục này.
13
CHƯƠNG 3. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN HIỆP VƯƠNG
QUỐC ANH VÀ BẮC IERLAND ĐỐI VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU).
EU TRONG GIAI ĐOẠN 1992-2016
I. Chính sách của Anh đối với EU về chính trị ngoại giao
1. Đối với vấn đề lá phiếu phủ quyết trong EU
Trong lịch sử hoạt động của EU có hai nước nổi tiếng việc thường xuyên
sử dụng lá phiếu phủ quyết để đảo đảm quyền lực và vị thế quốc gia. Đó là Pháp
Anh. Những năm 1960 của thế kỷ trước, nước Pháp liên tục dùng phiếu
phủ quyết để ngăn không cho Anh tham gia vào EC. Sau này, khi đã một
thành viên của EU, nước Anh trong giai đoạn Thủ tướng John Major cầm quyền
cũng nhiều lần sử dụng phiếu này. Nhìn chung, chính sách sử dụng phiếu
phủ quyết liên tục trong giai đoạn 1992-1996 đã gây bất lợi và phản tác dụng đối
với nước Anh. Các vấn đề của Anh với EU đã không được giải quyết còn
gây bế tắc sự không hài lòng giữa các bên, khiến Anh suy giảm uy tín trong
EU. Từ năm 1997 trở đi, nước Anh cố gắng hạn chế sử dụng quyền phủ quyết để
dung hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích của EU.
Trong giai đoạn 1992-2016, EU đã mở rộng thêm ba lần nữa với lần thứ nhất
(năm 1995) tăng lên đến 15 thành viên đến lần thứ hai (năm 2004), tăng lên
25 thành viên lần thứ ba (năm 2007) chính thức 28 thành viên như hiện
nay. Nước Anh nhất quán ủng hộ chính sách mở rộng Châu Âu ngay từ đầu.
2. Đối với vấn đề phê chuẩn các hiệp định và văn kiện quan trọng của EU
Trong giai đoạn 1992-2016, EU đã ban hành các hiệp định quan trọng như
Hiệp ước Maastricht (1992), Hiệp ước Amsterdam (vốnsửa đổi của Hiệp ước
Maastricht (1997), và Hiệp ước Lisbon (2007).
Mặc dù chấp nhận thông qua Hiệp ước Maatricht, chính sách của Anh đối với
sự hội nhập sâu vào Châu Âu trong các năm 1992-1995 thể hiện thái độ cầm
14
chừng, không dứt khoát. Nước Anh đã đàm phán để bảo lưu nhiều điều khoản
mà sự ngờ vực Châu Âu chưa cho phép Anh thực hiện các tiếp cận gần gũi, thân
thiện hơn. Từ chối kết Hiến chương hội, không tham gia vào liên minh
kinh tếtiền tệ của Châu Âu, không tái tham giachế Tỷ giá Hối đoái Châu
Âu lúc này nước Anh đã thừa điều kiện cần thiết các bằng chứng cho
thấy chính sách đối ngoại của Anh với EU giai đoạn này hội nhập chừng
mực.
Mở đầu quá trình đàm phán Hiệp ước Amsterdam quyết định kết Hiến
chương hội còn bỏ ngỏ từ Hiệp ước Maastricht của nước Anh. Sự thay đổi
thái độ rất tích cực việc nhanh chóng, chủ động tham gia đàm phán trên tinh
thần xây dựng của nước Anh trong Hiệp ước Amsterdam đã nâng cao uy tín
vị thế của Anh trong EU. Thủ ớng Tony Blair đã mang đến sự thay đổi tích
cực cho ngoại giao chính trị của Anh. Chính sách của Anh đối với EU lúc này
chủ động hội nhập.
Hiệp ước Lisbon được 27 thành viên EU tham gia kết ngày 13-12-2007
nhằm mục đích thay thế cho Hiệp ước về Hiến pháp Châu Âu đã từng bị Pháp
Lan phủ quyết năm 2005. Chính quyền của Thủ tướng Tony Blair về
bản đồng thuận với Hiệp ước Lisbon. Trong giai đoạn chuẩn bị cho Hiệp ước
này, nước Anh đã thực hiện nhiều động thái ủng hộ sự ra đời của Hiệp ước. Từ
tháng 7 đến tháng 12 năm 2005, trong nửa sau của nhiệm kỳ Chủ tịch EU, chính
quyền Tony Blair đã biên soạn sách trắng ngoại giao với 04 mục tiêu của Anh
trong EU. Tuy nhiên, ảnh hưởng của những thành tựu này đã bị chặn lại khi
Gordon Brown – một thành viên Đảng Lao động nhưng mang tư tưởng nghi ngờ
Châu Âu – lên kế nhiệm Tony Blair năm 2007.
II. Chính sách của Anh đối với EU trên lĩnh vực kinh tế
1. Chính sách đóng góp cho ngân sách EU của Anh
15
Trong suốt giai đoạn từ 1992 đến 2016, phần đóng góp cho ngân sách EU của
Anh gần như không thay đổi so với thỏa thuận đạt được trong Hội nghị cấp cao
Fontainebleau tháng 6-1984, theo đó nước Anh phải đóng 20% tổng ngân sách
của EU, nhưng sẽ nhận được một khoản trả lại bằng 66% giá trị khác biệt giữa
khoản nước Anh trả cho EU và khoản nước Anh nhận lại từ EU
Tuy nhiên, đến năm 2008, khủng hoảng tài chính nổ ra trên phạm vi toàn cầu.
EU bị thiệt hại nặng nề do các tác động của cuộc khủng hoảng vấn đề đóng
góp cho ngân sách EU một lần nữa lại gây bất đồng giữa Anh EU. Anh đề
xuất chính sách “thắt lưng buộc bụng” về ngân sách và cố gắng thuyết phục EU
theo hướng này. Năm 2010, Anh Đức đã đạt được thỏa thuận hạn chế ngân
sách của EU tính đến sự tăng lạm phát. Tuy nhiên, năm 2012, khi thảo luận
ngân sách giai đoạn 2014-2020, Hội đồng Châu Âu lại đòi tăng chi tiêu thêm
5%. Nếu mức tăng này được chấp nhận, mức đóng góp của Anh cho ngân sách
EU giai đoạn này sẽ tăng lên con số lớn chưa từng 10 tỷ Bảng. Thủ tướng
David Cameron tuyên bố “sẽ không đặt nước Anh vào những dàn xếp khó
khăn”.
Tóm lại, nước Anh trong giai đoạn 1992-2016 chấp nhận mức đóng góp vào
ngân sách EU như kết quả của các đàm phán năm 1984. Anh cương quyết không
nhượng bộ EU trong chính sách này ngay cả khi EU lâm vào khủng hoảng
gặp khó khăn về tài chính. Có thể nói, chính sách của Anh về ngân sách cho EU
khá cứng rắn và quyết liệt
2. Đối với Cơ chế Hối đoái Châu Âu và đồng Euro
Chính sách đối ngoại về kinh tế quan trọng bậc nhất của nước Anh đối với EU
giai đoạn này sự ly khai ra khỏi chế Tỷ giá Hối đoái Châu Âu của đồng
Bảng Anh. Việc trong chế này chỉ hai năm từ 1990 đến1992 đã mang lại
nhiều thiệt hại lớn về tài chính cho nước Anh. Điều này cũng đồng nghĩa với khả
năng Anh tham gia vào Khu vực đồng Euro trở nên mong manh, chế Tỷ
16
giá Hối đoái Châu Âu một trong những nền tảng chính của Khu vực đồng
Euro, bên cạnh Thị trường chung Châu Âu. Sau năm 1992 đồng Bảng dần lấy lại
được giá trị thực nền kinh tế nước Anh tăng trưởng ổn định, lúc này chính
phủ Anh chính thức xác lập chính sách ly khai hoàn toàn khỏi cả chế chế
Tỷ giá Hối đoái Châu Âu và Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Việc đồng Euro
liên tục mất giá trong thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 2008 đã chứng tỏ
chính sách tiền tệ của Anh trong giai đoạn này hợp lý và phù hợp với các lợi ích
kinh tế của nước Anh.
3. Đối với cuộc khủng hoảng cấm vận thịt bò
Những quy định của EU về an toàn đối với thực phẩm bán tại thị trường nội
khối đã gây tranh cãi gay gắt giữa Anh và EU trong vấn đề bệnh bò điên (gọi tắt
bệnh BSE). Làn sóng tẩy chay thịt Anh bắt đầu năm 1989. Năm 1989 cả
Đức Mỹ đều ban hành lệnh cấm thịt Anh. Năm 1996, EU ban hành lệnh
cấm thịt Anh trên phạm vi toàn liên minh đồng ý bồi thường 25% giá trị
bò mắc bệnh đã xẻ thịt. Chính sách của Anh để giải quyết cuộc khủng hoảng thịt
của nước này thể được chia thành hai giai đoạn với các đặc trưng khác
nhau. Giai đoạn đầu thuộc thời kỳ Thủ tướng John Major nắm quyền. Chính
sách của nước Anh là phản ứng mạnh, bảo thủ và gây hấn. Tuy nhiên, chính sách
này không phát huy hiệu quả. EU vẫn cương quyết với lệnh cấm thịt bò Anh trên
toàn lãnh thổ còn nước Anh bị mất uy tín trầm trọng trong các đàm phán hội
nghị thượng đỉnh của EU. Giai đoạn thứ hai diễn ra trong nhiệm kỳ đầu của Thủ
tướng Tony Blair, Anh chuyển từ thái độ đối đầu sang hợp tác mềm mỏng để
tháo gỡ vấn đề bệnh BSE. Năm 1997 bắt đầu bằng những đề nghị nới lỏng lệnh
cấm thịt Anh. Sau đó đến tháng 3-2000, vấn đề thịt Anh đã được giải
quyết triệt để, hiệu quả và nhận được sự đồng thuận của các nước thành viên.
4. Đối với Chính sách nông nghiệp chung Châu Âu (CAP)
17
Chính sách nông nghiệp chung (CAP) được xây dựng từ năm 1957 trong Hiệp
định Rome. Năm 1973, việc Anh tham gia vào EC cũng có nghĩa là tham gia vào
CAP. Vấn đề giữa nước Anh và CAP là ở chỗ nước Anh có nền nông nghiệp nhỏ
hơn nhưng lại hiệu quả hơn rất nhiều so với các nước khác trong EC. Tuy nhiên,
việc CAP được hình thành từ trước khi Anh gia nhập EC khiến cho Anh không
có tiếng nói có trọng lượng về vấn đề này. Việc phần lớn ngân sách của EC trước
1992 được dùng chi trả cho CAP khiến người Anh, đối tượng đóng ngân sách
EC cao hơn các nước thành viên khác, có cảm giác tiền và công sức của họ được
sử dụng để bù đắp cho sự hoạt động và làm việc thiếu hiệu quả ở nơi khác, ví dụ
như Pháp. vậy, người Anh đã tiến hành vận động để cải tổ CAP từ rất sớm,
dẫn đến những cải cách mạnh trong chính sách này suốt thập kỷ 1980. Nhìn
chung, chính sách của Anh đối với CAP là hòa hợp.
5. Chính sách Hòa hợp với Thị trường chung Châu Âu
Từ năm 1993, các điều khoản quy định chất lượng, thành phần, kích thước…
của các mặt hàng được bán tại Thị trường chung Châu Âu bắt đầu hiệu lực
đầy đủ, như quy định trong Định chế Hợp nhất châu Âu. Suốt nhiệm kỳ của Thủ
tướng John Major, không sản phẩm sô-cô-la nào của Anh có mặt các nước
thành viên khác thuộc EU. Đến thời kỳ Thủ tướng Tony Blair nắm quyền, nước
Anh bắt đầu cuộc vận động để các sản phẩm của Anh được xuất sang thị trường
lớn này. Tháng 10-1999, dưới tác động của chính sách đàm phán kiên trì, mềm
mỏng của chính phủ Anh, Hội đồng Châu Âu đã chấp nhận cho phép sản phẩm
sô-cô-la sữa của nước này được bán tại Thị trường chung Châu Âu nhưng phải
dán nhãn hàng hóa là “sô-cô-la sữa gia đình”. Nhiều mặt hàng của nước Anh đã
xâm nhập thị trường chung Châu Âu theo cách tương tự.thể nói đến thời kỳ
Thủ tướng Tony Blair nắm quyền, nhiều bế tắc trong các thương thuyết về chính
sách kinh tế của hai bên đã được khai thông. Chính sách hòa hợp của Anh với
các đòi hỏi của Thị trường chung Châu Âu về cơ bản đã thành công.
18
6. Chính sách của Anh về vấn đề giải cứu đồng Euro trong khủng hoảng
tài chính 2008.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra từ năm 2008 nhưng phải đến giai đoạn
2010-2012 mới bộc lộ hết ảnh hưởng sâu rộng và tính chất trầm trọng của nó.
thời điểm ấy toàn thế giới khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Châu Âu bước vào
thời kỳ suy thoái kéo dài dẫn đến một loạt những khủng hoảng phát sinh, gồm
khủng hoảng nợ công với nguy vỡ nợ tại Hy Lạp, suy yếu kinh tế khu vực
đồng Euro, khủng hoảng người tị nạn di cư, v.v… Về khủng hoảng khu vực
đồng Euro các giải pháp phục hồi, thái độ của nước Anh tỏ ra không rõ ràng.
Một mặt, nước này quan tâm đến sự ổn định của đồng tiền chung Châu Âu và sự
bình thường hóa trở lại của các thành viên đang bị ảnh hưởng nặng nề trong khu
vực vì 50% thương mại của Anh liên quan đến các nước thuộc EU. Mặt khác, do
không phải thành viên của Khu vực đồng Euro cũng không ý định ra
nhập khu vực này, nước Anh rất cảnh giác trước viễn cảnh thay đổi mạnh của
Liên minh Kinh tế Tiền tệ. Anh tiếp tục yêu cầu bảo vệ các hoạt động của
công ty ngân hàng Anh chống lại những kiểm soát tài chính từ phía các thể
chế Châu Âu, nhằm mục đích không hạ thấp vai trò của London với cách
trung tâm tài chính thế giới. Vì vậy, tại hội nghị thượng đỉnh EU tháng 12-2012
Thủ tướng David Cameron đã nêu ý định để Anh cùng Thụy Điển Cộng hòa
Séc bên ngoài Hiệp hội Ngân hàng.
Chính sách hội nhập kinh tế của Anh vào EU thời kỳ này gặp nhiều khó khăn
dẫn đến sa sút trong ngắn hạn. Anh quay về với tư tưởng đặt lợi ích của mình lên
trên hết. Chính sách của Anh với EU về giải cứu đồng Euro chính sách tách
biệt, không gắn kết.
III. Chính sách của Anh đối với EU trên các lĩnh vực khác
1. Đối với vấn đề an ninh phòng thủ chung Châu Âu
19
| 1/36

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN Khoa Quan hệ quốc tế
TIỂU LUẬN MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Đề tài: Chính sách đối ngoại của Liên hiệp
vương quốc Anh và bắc Ireland đối với Liên
minh Châu Âu (EU) giai đoạn 1992-2016 Họ và tên: Phạm Minh Anh Mã sinh viên: 2056100003
Lớp: Thông tin đối ngoại K40 Ec MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Tính cấp thiết của đề tài.
2. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu. PHẦN NỘI DUNG.
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ LIÊN HIỆP VƯƠNG QUỐC ANH
VÀ BẮC IRELAND VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU).
I. Khái quát địa lý , lịch sử, kinh tế,chính trị của Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ireland.
II. Giới thiệu về Liên minh Châu Âu (EU).
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI LIÊN HIỆP VƯƠNG QUỐC ANH VÀ BẮC IRELAND VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU). I. Cơ sở lý luận. II. Cơ sở thực tiễn .
1. Quá trình hội nhập của Anh vào EC.
2. Lợi ích và nghĩa vụ của Anh trong Liên minh Châu Âu 1
CHƯƠNG 3. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN HIỆP VƯƠNG QUỐC
ANH VÀ BẮC IRELAND ĐỐI VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU).
I. Chính sách của Anh đối với EU về chính trị ngoại giao.
1. Đối với vấn đề lá phiếu phủ quyết trong EU với vấn đề mở rộng EU
2. Đối với vấn đề phê chuẩn các hiệp định và văn kiện quan trọng của EU
II. Chính sách của Anh đối với EU trên lĩnh vực kinh tế.
1. Chính sách đóng góp cho ngân sách EU của Anh .
2. Đối với Cơ chế Hối đoái Châu Âu và đồng Euro.
3. Đối với cuộc khủng hoảng cấm vận thịt bò .
4. Đối với Chính sách nông nghiệp chung Châu Âu (CAP).
5. Chính sách Hòa hợp với Thị trường chung Châu Âu.
6. Chính sách của Anh về vấn đề giải cứu đồng Euro trong khủng hoảng tài chính 2008.
III. Chính sách của Anh đối với EU trên các lĩnh vực khác .
1. Đối với vấn đề an ninh phòng thủ chung Châu Âu.
2. Về vấn đề tị nạn và nhập cư.
3. Đối với hợp tác trên lĩnh vực luật pháp và chống tội phạm, chống khủng bố.
IV. Việc Anh rời Liên minh Châu Âu ( EU).
1. Sự rạn nứt giữa Anh và Liên minh Châu Âu ( EU).
2. Nguyên nhân khiến Anh muốn rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU). 2
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN HIỆP
VƯƠNG QUỐC ANH VÀ BẮC IRELAND ĐỐI VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU).
I.Những kết quả đạt được.
II. Những hạn chế còn tồn tại.
III.Đánh giá ảnh hưởng của chính sách Brexit đối với Anh, khu vực và thế giới. 1. Đối với nước Anh.
2. Đối với Liên minh Châu Âu ( EU). PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hiện nay, toàn thế giới trong xu hướng mở rộng ngoại giao và toàn cầu hóa, cho
nên việc nghiên cứu chính sách đối ngoại càng ngày trở nên đặc biệt cần thiết. Các
quốc gia trên thế giới ngày càng có mối liên quan chặt chẽ và sâu sắc đối và có tầm
ảnh hưởng lẫn nhau. Trong số này, quan hệ của Anh với Liên minh Châu Âu (EU)
là một ví dụ tiêu biểu mà không thể không đề cập tới.
Liên hiệp vương quốc Anh và bắc Ierland là một trong những quốc gia có lịch
sử vô cùng lâu đời và có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Đây còn là quốc
gia có tầm ảnh hưởng to lớn trong quan hệ quốc tế và từng là thành viên quan trọng
của Liên minh Châu Âu (EU). Liên minh Châu Âu (EU) là tổ chức kinh tế chính trị
lớn nhất thế giới. Tổ chức này có vai trò quan trọng không chỉ với đời sống chính
trị mà còn cả với đời sống kinh tế thế giới. Chính vì vậy mỗi một chính sách đối
ngoại của Anh đối với EU cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế chính
trị thế giới. Năm 2016, cuộc trưng cầu dân ý ở Anh đã diễn ra và kết quả là Anh rời
khỏi khối EU. Trong khi đó, cả Anh và EU đều là những đối tác kinh tế quan trong
và có tầm ảnh hưởng lớn tới Việt Nam. Nhìn lại và nghiên cứu quá trình gắn bó
giữa Anh và EU để lại cho ta nhiều những bài học, kinh nghiêm cũng như góp
phần làm sáng tỏ dòng chảy kinh tế, xu hướng vận động của mối quan hệ giữa Anh và EU.
Với những lý do trên, ta thấy việc nghiên cứu và làm sáng tỏ chính sách đối
ngoại giữa Liên hiệp vương quốc Anh và bắc Ireland đối với Liên minh Châu Âu
(EU) là vô cùng cần thiết, quan trọng và bổ ích.
2. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu. Nhiệm vụ nghiên cứu: 4
- Tìm hiểu về chính sách đối ngoại giữa Liên hiệp vương quốc Anh và bắc
Ireland đối với Liên minh Châu Âu (EU) giai đoạn 1992-2016.
- Tập hợp những thông tin về đặc điểm của những chính sách ấy để kết hợp suy
luận tổng kết ra bản chất, nguyên nhân.
- Đánh giá kết quả và tác động của các chính sách đối ngoại Anh đối với EU và
đối với Anh giai đoạn 1992-2016. + Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu sâu hơn về chính sách đối ngoại của Anh với liên minh Châu Âu
(EU) trong thời kỳ 1992-2016
- Nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác của Anh với EU qua đó có thể hiểu
được phần nào những biến động của đời sống kinh tế chính trị thế giới.
- Giúp làm phong phú hơn tư liệu về chính sách đối ngoại của các nước lớn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
+ Đối tượng nghiên cứu: Chính sách đối ngoại giữa Liên hiệp vương quốc
Anh và bắc Ireland đối với Liên minh Châu Âu (EU) giai đoạn 1992-2016 + Phạm vi nghiên cứu:
- Giáo trình chính sách đối ngoại.
- Các tài liệu báo chí ,nước ngoài về chính sách đối ngoại
- Các bài báo, tài liệu qua internet.
- Thời gian: từ năm 1992, khi EU chính thức được thành lập trên cơ sở
chuyển đổi từ Cộng đồng Châu Âu (EC) giai đoạn trước. Năm 2016 là thời điểm 5
phong trào Brexit phát triển mạnh mẽ với đỉnh điểm là chiến thắng của những
người ủng hộ tách Anh ra khỏi EU trong cuộc trưng cầu dân ý
4. Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp được sử dụng trong tiểu luận bao gồm : Phân tích, thống kê, so sánh…
+ Kết hợp các phương pháp tổng hợp, chứng minh với phương pháp logic.
+ Phương pháp thu thập và xử lí số liệu.
+ Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng gồm: Phương pháp đa ngành-liên ngành.
+ Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội chung kể trên, luận án sử dụng
phương pháp nghiên cứu chính sách đối ngoại để nghiên cứu chính sách của Anh
đối với EU trong giai đoạn này.
+ Các phương pháp nghiên cứu trong quan hệ quốc tế phù hợp với đề tài
cũng sẽ được áp dụng, bao gồm: phương pháp phân tích lợi ích,quyền lực,xung đột và hợp tác quốc tế. 6 PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ LIÊN HIỆP VƯƠNG QUỐC ANH
VÀ BẮC IERLAND, LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU).
I. Khái quát địa lý, lịch sử, kinh tế,chính trị của Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ireland.
1. Khái quát địa lý, lịch sử của Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ireland, thường gọi là Anh Quốc hoặc Anh,
là một quốc gia có chủ quyền tại Châu Âu. Quốc gia này nằm tại ngoài khơi đại lục
Châu Âu, bao gồm đảo Anh và phần đông bắc của đảo Ireland, cùng nhiều đảo
nhỏ. Bắc Ireland là bộ phận duy nhất của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc
Ireland có một biên giới trên bộ với quốc gia khác: Cộng hòa Ireland. Ngoài biên
giới trên bộ này, bao quanh Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là Đại Tây
Dương, trong đó biển Bắc tại phía đông và eo biển Manche tại phía nam. Biển
Ireland nằm giữa đảo Anh và đảo Ireland. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc
Ireland có diện tích 243.610 km², là quốc gia có chủ quyền rộng thứ 78 trên thế
giới và rộng thứ 11 tại Châu Âu.
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là quốc gia đông dân thứ 22 trên thế
giới, với khoảng 64,1 triệu cư dân. Đây là một quốc gia quân chủ lập hiến với một
thể chế đại nghị trong cai trị. Thủ đô Luân Đôn là một thành phố toàn cầu và là
trung tâm tài chính, cũng là khu vực đô thị lớn thứ tư tại Châu Âu. Quân chủ hiện
nay là Nữ vương Elizabeth II. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland gồm bốn
quốc gia: Anh (England), Scotland, Wales, và Bắc Ireland. Ba quốc gia sau được
trao quyền cai trị, Guernsey,Jersey, và đảo Man không phải là bộ phận của Vương
quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, các lãnh thổ này là thuộc địa hoàng gia và
Chính phủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland chịu trách nhiệm về quốc 7
phòng và đại diện quốc tế. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cũng có 14
lãnh thổ hải ngoại, các lãnh thổ đang tranh chấp là quần đảo Falkland,Gibraltar, và
Lãnh thổ Ấn Độ Dương.
Quan hệ giữa các quốc gia trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
biến hóa theo thời gian. Wales được hợp nhất vào Vương quốc Anh theo các Đạo
luật Liên Minh vào năm 1536 và 1543. Một hiệp định giữa Anh vàScotland có kết
quả là một Vương quốc Anh thống nhất vào năm 1707, đến năm 1801 thì vương
quốc này hợp nhất với Vương quốc Ireland để hình thành Vương quốc Liên hiệp
Anh và Ireland. Năm 1922, 5/6 lãnh thổ Ireland ly khai khỏi Vương quốc Liên
hiệp, để lại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland như hiện nay. Các lãnh thổ
hải ngoại của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nguyên là những thuộc
địa, chúng là tàn dư của Đế quốc Anh từng bao phủ gần một phần tư đại lục trên
thế giới vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 và là đế quốc lớn nhất trong lịch sử.
Ảnh hưởng của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có thể nhận thấy trong
ngôn ngữ, văn hóa, hệ thống tư pháp có nhiều cựu thuộc địa.
2.Khái quát kinh tế, chính trị của Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là một quốc gia phát triển, có kinh
tế lớn thứ sáu thế giới theo GDP danh nghĩa và lớn thứ 10 theo sức mua tương
đương. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland được nhận định là có một kinh
tế thu nhập cao và được phân loại là rất cao theo chỉ số phát triển con người. Đây
là quốc gia công nghiệp hóa đầu tiên trên thế giới và cường quốc đứng đầu thế giới
trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland duy trì vị thế một đại cường quốc,
với các ảnh hưởng đáng kể về kinh tế, văn hóa, quân sự, khoa học, và chính trị trên
quy mô quốc tế. Đây là một quốc gia vũ khí hạn nhân được công nhận và xếp hạng 8
5 hay 6 về chi tiêu quân sự trên thế giới. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
là một thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc kể từ phiên
họp đầu tiên của cơ cấu vào năm 1946. Quốc gia này cũng là thành viên của Liên
minh Châu Âu, Thịnh vượng chung các Quốc gia, hội đồng Châu Âu, G7, G8, G20, NATO, OECD, và WTO.
II. Giới thiệu về Liên minh Châu Âu (EU).
Liên minh Châu Âu hay Liên hiệp Châu Âu ( EU), cũng được gọi là Khối
Liên Âu, viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 28 quốc gia
thành viên thuộc Châu Âu. Liên minh Châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước
Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng Châu Âu (EC).
Với hơn 500 triệu dân, Liên minh Châu Âu chiếm 30% (18,4 nghìn tỉ đô la Mỹ
năm 2008) GDP danh nghĩa và khoảng 22% (15,2 nghìn tỉ đô la Mỹ năm 2008)
GDP sức mua tương đương của thế giới.
Hiện nay, Liên minh Châu Âu có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là
492,9 triệu người (2006) ; với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (xấp xỉ 15.7 nghìn
tỉ USD) trong năm 2007. Hầu hết các quốc gia Châu Âu đều đang là thành viên của Liên minh Châu Âu.
Liên minh Châu Âu đã phát triển một thị trường chung thông qua hệ thống
luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự
lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn. EU duy trì các chính
sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương.
Các nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung, đồng Euro, tạo nên khu vực
đồng Euro. Liên minh Châu Âu đã phát triển một vai trò nhất định trong chính
sách đối ngoại, có đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới, G8, G-20 nền
kinh tế lớn và Liên hiệp quốc. Liên minh Châu Âu đã thông qua việc bãi bỏ 9
kiểm tra hộ chiếu bằng Hiệp ước Schengen giữa 22 quốc gia thành viên và 4
quốc gia không phải là thành viên Liên minh Châu Âu.
Là một tổ chức quốc tế, Liên minh Châu Âu hoạt động thông qua một hệ
thống chính trị siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn hợp. Những thể chế chính trị
quan trọng của Liên minh Châu Âu bao gồm Ủy ban Châu Âu,Nghị viện Châu
Âu Hội đồng Liên minh Châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Tòa án Công lý Liên
minh Châu Âu và Ngân hàng Trung ương Châu Âu.
Liên minh Châu Âu có nguồn gốc từ Cộng đồng Than Thép Châu Âu từ 6 quốc
gia thành viên ban đầu vào năm 1951. Từ đó cho đến nay, Liên minh Châu Âu
đã lớn mạnh hơn về số lượng cũng như chất lượng thông qua việc tăng cường
thẩm quyền của Liên minh Châu Âu.
Lịch sử của Liên minh Châu Âu bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ
2. Có thể nói rằng nguyện vọng ngăn ngừa chiến tranh tàn phá tái diễn đã đẩy
mạnh sự hội nhập Châu Âu. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là
người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng
ngày 9 tháng 5 năm 1950. Cũng chính ngày này là ngày mà hiện nay được coi là
ngày sinh nhật của Liên minh Châu Âu và được kỉ niệm hàng năm là "Ngày Châu Âu".
Ban đầu, Liên minh Châu Âu bao gồm 6 quốc gia thành viên: Bỉ ,Đức, Ý,
Luxembourg, Pháp, Hà Lan. Năm 1973, tăng lên thành gồm 9 quốc gia thành
viên. Năm 1981, tăng lên thành 10. Năm 1986, tăng lên thành 12. Năm 1995,
tăng lên thành 15. Năm 2004, tăng lên thành 25. Năm 2007 tăng lên thành 27.
Từ 01.07.2013 EU có 28 thành viên.
Quá trình gia nhập của các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu
• 1951: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan
• 1973: Đan Mạch, Ireland, Anh • 1981: Hy Lạp 10
• 1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
• 1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển
• Ngày 1/5/2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva,
Latvia,Estonia, Malta, Cộng hòa Síp
• Ngày 1/1/2007: Romania, Bulgaria • 1/7/2013: Croatia
Hiện nay, Liên minh Châu Âu có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là
492,9 triệu người (2006) ; với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (xấp xỉ 15.7 nghìn
tỉ USD) trong năm 2007. Hầu hết các quốc gia Châu Âu đều đang là thành viên của Liên minh châu Âu.
Tính đến cuối năm 2010, có 4 quốc gia được đánh giá là ứng viên chính
thức để kết nạp thành viên Liên minh Châu Âu đó là: Iceland, Macedonia,
Montenegro và Thổ Nhĩ Kỳ. Albania, Bosnia và Herzegovina và Serbia là những
ứng viên tiềm năng. Kosovo cũng được xếp vào danh sách những ứng viên tiềm
năng gia nhập vào Liên minh Châu Âu vì Ủy ban châu Âu và hầu như tất cả các
quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu khác đã thừa nhận Kosovo như một
quốc gia độc lập, tách biệt khỏi Serbia.
Năm quốc gia Tây Âu không phải là thành viên Liên minh Châu Âu
nhưng đã có những thỏa thuận hợp tác nhất định kinh tế và pháp luật của Liên
minh Châu Âu đó là: Iceland (ứng viên gia nhập Liên minh Châu Âu),
Liechtenstein và Na Uy, thành viên thị trường duy nhất thông qua Khu vực kinh
tế châu Âu, và Thụy Sĩ, tương tự như trường hợp của Na Uy nhưng thông qua
hiệp định song phương giữa nước này và Liên minh Châu Âu. Ngoài ra, đồng
tiền chung Euro và các lĩnh vực hợp tác khác cũng được áp dụng đối với các
quốc gia thành viên nhỏ như Andorra, Monaco, San Marino và Vatican. 11
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI LIÊN HIỆP VƯƠNG QUỐC ANH VÀ BẮC IERLAND VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU). I. Cơ sở lý luận
Chính sách đối ngoại của một nước thường được hoạch định dựa trên
nguyên tắc: đảm bảo lợi ích quốc gia cho đất nước (chủ yếu là kinh tế và an ninh
chính trị); nâng cao vị thế của quốc gia trên chính trường thế giới.
Kim chỉ nam cho xây dựng chính sách đối ngoại của Anh đã được thiết lập khi
Lord Palmerston – người từng hai lần nắm giữ vị trí Thủ tướng Anh khi nước
này ở đỉnh cao quyền lực ở thế kỷ XIX – tuyên bố: “Chúng ta không có đồng
minh vĩnh viễn và không có kẻ thù vĩnh viễn. Lợi ích của chúng ta là vĩnh viễn
và bất diệt và những lợi ích này là nhiệm vụ chúng ta theo đuổi.” và “Khi mọi
người hỏi tôi…những gì được gọi là một chính sách, câu trả lời duy nhất là
chúng tôi sẽ làm những gì có lẽ là tốt nhất dựa trên tình huống nó phát sinh, với
lợi ích quốc gia là nguyên tắc chỉ đạo.”Với nhiều vai trò được xác định trong
quan hệ đối ngoại với các đối tác quốc tế nói chung, với EU nói riêng, Anh
mong đợi sự hội nhập vào Liên minh một cách “tương đối”, tức là không hòa nhập hoàn toàn vào EU II. Cơ sở thực tiễn
1. Quá trình hội nhập của Anh vào EC.
Nước Anh, dù là một cường quốc hàng đầu Châu Âu, đã không gia nhập các tổ
chức là tiền thân của Liên minh Châu Âu hiện nay ngay từ đầu. Trong nhóm sáu
nước sáng lập Cộng đồng Than và Thép Châu Âu (ECSE) - tiền thân của EC -
không có Anh, dù Vương quốc có một vị thế rất lớn trên trường quốc tế vào
cùng thời điểm. Các nước ECSC sau đó đã thành lập Cộng đồng Phòng thủ
Châu Âu (EDC) năm 1952 và Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) và Cộng đồng
Năng lượng Nguyên tử Châu Âu (EAEC) năm 1957. Cho đến thời điểm ký kết 12
Hiệp ước Brussels ngày 8-4-1965, mở đường cho việc chính thức hợp nhất
ECSC, EEC và EAEC thành một thiết chế điều hành chung các Cộng đồng
thuộc Châu Âu (EEC) hai năm sau đó, Anh vẫn chưa góp mặt trong các cộng
đồng này. Năm 1967, Anh chính thức có đơn xin gia nhập EEC nhưng phải đến
năm 1969 lá đơn thứ ba của nước này mới được xem xét và đàm phán bắt đầu.
Lý do hai lá đơn của Anh xin gia nhập tổ chức này trước đó đã bị Tổng thống
Pháp De Gaulle dùng quyền phủ quyết từ chối. Kể từ năm 1973, Anh chính thức
trở thành thành thành viên của EC. Để được chấp nhận tư cách thành viên Anh
phải ký Hiệp ước Nhượng quyền 1972, thừa nhận tất cả những yêu cầu, luật
định của các Hiệp ước được EC ký trước đó.
2. Lợi ích và nghĩa vụ của Anh trong Liên minh Châu Âu
Với nền kinh tế đứng hàng đầu của thế giới, với những quan hệ truyền thống
và các tương đồng về ý thức hệ, tư tưởng, văn hóa, EU xứng đáng là “bạn hàng”
và đối tác kinh tế sát sườn quan trọng nhất của nước Anh. Lợi ích quốc phòng
của Anh ở Châu Âu là chính trị. Châu Âu giống như tấm lá chắn từ xa của Anh,
điều này thể hiện rõ nhất trong cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai là một ví dụ điển hình.
Khi trở thành thành viên của EU, nước Anh phải thực hiện một số nghĩa vụ
sau: Thứ nhất, hàng năm nước Anh phải thực hiện đóng góp cho ngân sách hoạt
động của Châu Âu. Thứ hai, về chính trị quốc tế, là một thành viên của EU, Anh
có cả quyền lợi lẫn nghĩa vụ tham gia các vấn đề về lập pháp, hành pháp, đối nội
và đối ngoại trong liên minh này. Thứ ba, về trách nhiệm an ninh phòng vệ với
Châu Âu, khi có xung đột hoặc phát sinh nhu cầu phòng vệ cho Châu Âu, Anh
có trách nhiệm hội quân và cùng các nước khác tiến hành các chiến dịch quân sự
cần thiết để đảm bảo hòa bình cho châu lục này. 13
CHƯƠNG 3. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN HIỆP VƯƠNG
QUỐC ANH VÀ BẮC IERLAND ĐỐI VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU).
EU TRONG GIAI ĐOẠN 1992-2016
I. Chính sách của Anh đối với EU về chính trị ngoại giao
1. Đối với vấn đề lá phiếu phủ quyết trong EU
Trong lịch sử hoạt động của EU có hai nước nổi tiếng vì việc thường xuyên
sử dụng lá phiếu phủ quyết để đảo đảm quyền lực và vị thế quốc gia. Đó là Pháp
và Anh. Những năm 1960 của thế kỷ trước, nước Pháp liên tục dùng lá phiếu
phủ quyết để ngăn không cho Anh tham gia vào EC. Sau này, khi đã là một
thành viên của EU, nước Anh trong giai đoạn Thủ tướng John Major cầm quyền
cũng nhiều lần sử dụng lá phiếu này. Nhìn chung, chính sách sử dụng lá phiếu
phủ quyết liên tục trong giai đoạn 1992-1996 đã gây bất lợi và phản tác dụng đối
với nước Anh. Các vấn đề của Anh với EU đã không được giải quyết mà còn
gây bế tắc và sự không hài lòng giữa các bên, khiến Anh suy giảm uy tín trong
EU. Từ năm 1997 trở đi, nước Anh cố gắng hạn chế sử dụng quyền phủ quyết để
dung hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích của EU.
Trong giai đoạn 1992-2016, EU đã mở rộng thêm ba lần nữa với lần thứ nhất
(năm 1995) tăng lên đến 15 thành viên và đến lần thứ hai (năm 2004), tăng lên
25 thành viên và lần thứ ba (năm 2007) chính thức có 28 thành viên như hiện
nay. Nước Anh nhất quán ủng hộ chính sách mở rộng Châu Âu ngay từ đầu.
2. Đối với vấn đề phê chuẩn các hiệp định và văn kiện quan trọng của EU
Trong giai đoạn 1992-2016, EU đã ban hành các hiệp định quan trọng như
Hiệp ước Maastricht (1992), Hiệp ước Amsterdam (vốn là sửa đổi của Hiệp ước
Maastricht (1997), và Hiệp ước Lisbon (2007).
Mặc dù chấp nhận thông qua Hiệp ước Maatricht, chính sách của Anh đối với
sự hội nhập sâu vào Châu Âu trong các năm 1992-1995 thể hiện thái độ cầm 14
chừng, không dứt khoát. Nước Anh đã đàm phán để bảo lưu nhiều điều khoản
mà sự ngờ vực Châu Âu chưa cho phép Anh thực hiện các tiếp cận gần gũi, thân
thiện hơn. Từ chối ký kết Hiến chương xã hội, không tham gia vào liên minh
kinh tế và tiền tệ của Châu Âu, không tái tham gia cơ chế Tỷ giá Hối đoái Châu
Âu dù lúc này nước Anh đã có thừa điều kiện cần thiết là các bằng chứng cho
thấy chính sách đối ngoại của Anh với EU giai đoạn này là hội nhập có chừng mực.
Mở đầu quá trình đàm phán Hiệp ước Amsterdam là quyết định ký kết Hiến
chương Xã hội còn bỏ ngỏ từ Hiệp ước Maastricht của nước Anh. Sự thay đổi
thái độ rất tích cực và việc nhanh chóng, chủ động tham gia đàm phán trên tinh
thần xây dựng của nước Anh trong Hiệp ước Amsterdam đã nâng cao uy tín và
vị thế của Anh trong EU. Thủ tướng Tony Blair đã mang đến sự thay đổi tích
cực cho ngoại giao chính trị của Anh. Chính sách của Anh đối với EU lúc này là chủ động hội nhập.
Hiệp ước Lisbon được 27 thành viên EU tham gia ký kết ngày 13-12-2007
nhằm mục đích thay thế cho Hiệp ước về Hiến pháp Châu Âu đã từng bị Pháp
và Hà Lan phủ quyết năm 2005. Chính quyền của Thủ tướng Tony Blair về cơ
bản đồng thuận với Hiệp ước Lisbon. Trong giai đoạn chuẩn bị cho Hiệp ước
này, nước Anh đã thực hiện nhiều động thái ủng hộ sự ra đời của Hiệp ước. Từ
tháng 7 đến tháng 12 năm 2005, trong nửa sau của nhiệm kỳ Chủ tịch EU, chính
quyền Tony Blair đã biên soạn sách trắng ngoại giao với 04 mục tiêu của Anh
trong EU. Tuy nhiên, ảnh hưởng của những thành tựu này đã bị chặn lại khi
Gordon Brown – một thành viên Đảng Lao động nhưng mang tư tưởng nghi ngờ
Châu Âu – lên kế nhiệm Tony Blair năm 2007.
II. Chính sách của Anh đối với EU trên lĩnh vực kinh tế
1. Chính sách đóng góp cho ngân sách EU của Anh 15
Trong suốt giai đoạn từ 1992 đến 2016, phần đóng góp cho ngân sách EU của
Anh gần như không thay đổi so với thỏa thuận đạt được trong Hội nghị cấp cao
Fontainebleau tháng 6-1984, theo đó nước Anh phải đóng 20% tổng ngân sách
của EU, nhưng sẽ nhận được một khoản trả lại bằng 66% giá trị khác biệt giữa
khoản nước Anh trả cho EU và khoản nước Anh nhận lại từ EU
Tuy nhiên, đến năm 2008, khủng hoảng tài chính nổ ra trên phạm vi toàn cầu.
EU bị thiệt hại nặng nề do các tác động của cuộc khủng hoảng và vấn đề đóng
góp cho ngân sách EU một lần nữa lại gây bất đồng giữa Anh và EU. Anh đề
xuất chính sách “thắt lưng buộc bụng” về ngân sách và cố gắng thuyết phục EU
theo hướng này. Năm 2010, Anh và Đức đã đạt được thỏa thuận hạn chế ngân
sách của EU có tính đến sự tăng lạm phát. Tuy nhiên, năm 2012, khi thảo luận
ngân sách giai đoạn 2014-2020, Hội đồng Châu Âu lại đòi tăng chi tiêu thêm
5%. Nếu mức tăng này được chấp nhận, mức đóng góp của Anh cho ngân sách
EU giai đoạn này sẽ tăng lên con số lớn chưa từng có là 10 tỷ Bảng. Thủ tướng
David Cameron tuyên bố “sẽ không đặt nước Anh vào những dàn xếp khó khăn”.
Tóm lại, nước Anh trong giai đoạn 1992-2016 chấp nhận mức đóng góp vào
ngân sách EU như kết quả của các đàm phán năm 1984. Anh cương quyết không
nhượng bộ EU trong chính sách này ngay cả khi EU lâm vào khủng hoảng và
gặp khó khăn về tài chính. Có thể nói, chính sách của Anh về ngân sách cho EU
khá cứng rắn và quyết liệt
2. Đối với Cơ chế Hối đoái Châu Âu và đồng Euro
Chính sách đối ngoại về kinh tế quan trọng bậc nhất của nước Anh đối với EU
giai đoạn này là sự ly khai ra khỏi Cơ chế Tỷ giá Hối đoái Châu Âu của đồng
Bảng Anh. Việc ở trong cơ chế này chỉ hai năm từ 1990 đến1992 đã mang lại
nhiều thiệt hại lớn về tài chính cho nước Anh. Điều này cũng đồng nghĩa với khả
năng Anh tham gia vào Khu vực đồng Euro trở nên mong manh, vì Cơ chế Tỷ 16
giá Hối đoái Châu Âu là một trong những nền tảng chính của Khu vực đồng
Euro, bên cạnh Thị trường chung Châu Âu. Sau năm 1992 đồng Bảng dần lấy lại
được giá trị thực và nền kinh tế nước Anh tăng trưởng ổn định, lúc này chính
phủ Anh chính thức xác lập chính sách ly khai hoàn toàn khỏi cả cơ chế Cơ chế
Tỷ giá Hối đoái Châu Âu và Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Việc đồng Euro
liên tục mất giá trong thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 2008 đã chứng tỏ
chính sách tiền tệ của Anh trong giai đoạn này hợp lý và phù hợp với các lợi ích kinh tế của nước Anh.
3. Đối với cuộc khủng hoảng cấm vận thịt bò
Những quy định của EU về an toàn đối với thực phẩm bán tại thị trường nội
khối đã gây tranh cãi gay gắt giữa Anh và EU trong vấn đề bệnh bò điên (gọi tắt
là bệnh BSE). Làn sóng tẩy chay thịt bò Anh bắt đầu năm 1989. Năm 1989 cả
Đức và Mỹ đều ban hành lệnh cấm thịt bò Anh. Năm 1996, EU ban hành lệnh
cấm thịt bò Anh trên phạm vi toàn liên minh và đồng ý bồi thường 25% giá trị
bò mắc bệnh đã xẻ thịt. Chính sách của Anh để giải quyết cuộc khủng hoảng thịt
bò của nước này có thể được chia thành hai giai đoạn với các đặc trưng khác
nhau. Giai đoạn đầu thuộc thời kỳ Thủ tướng John Major nắm quyền. Chính
sách của nước Anh là phản ứng mạnh, bảo thủ và gây hấn. Tuy nhiên, chính sách
này không phát huy hiệu quả. EU vẫn cương quyết với lệnh cấm thịt bò Anh trên
toàn lãnh thổ còn nước Anh bị mất uy tín trầm trọng trong các đàm phán và hội
nghị thượng đỉnh của EU. Giai đoạn thứ hai diễn ra trong nhiệm kỳ đầu của Thủ
tướng Tony Blair, Anh chuyển từ thái độ đối đầu sang hợp tác mềm mỏng để
tháo gỡ vấn đề bệnh BSE. Năm 1997 bắt đầu bằng những đề nghị nới lỏng lệnh
cấm thịt bò Anh. Sau đó đến tháng 3-2000, vấn đề thịt bò Anh đã được giải
quyết triệt để, hiệu quả và nhận được sự đồng thuận của các nước thành viên.
4. Đối với Chính sách nông nghiệp chung Châu Âu (CAP) 17
Chính sách nông nghiệp chung (CAP) được xây dựng từ năm 1957 trong Hiệp
định Rome. Năm 1973, việc Anh tham gia vào EC cũng có nghĩa là tham gia vào
CAP. Vấn đề giữa nước Anh và CAP là ở chỗ nước Anh có nền nông nghiệp nhỏ
hơn nhưng lại hiệu quả hơn rất nhiều so với các nước khác trong EC. Tuy nhiên,
việc CAP được hình thành từ trước khi Anh gia nhập EC khiến cho Anh không
có tiếng nói có trọng lượng về vấn đề này. Việc phần lớn ngân sách của EC trước
1992 được dùng chi trả cho CAP khiến người Anh, đối tượng đóng ngân sách
EC cao hơn các nước thành viên khác, có cảm giác tiền và công sức của họ được
sử dụng để bù đắp cho sự hoạt động và làm việc thiếu hiệu quả ở nơi khác, ví dụ
như Pháp. Vì vậy, người Anh đã tiến hành vận động để cải tổ CAP từ rất sớm,
dẫn đến những cải cách mạnh trong chính sách này suốt thập kỷ 1980. Nhìn
chung, chính sách của Anh đối với CAP là hòa hợp.
5. Chính sách Hòa hợp với Thị trường chung Châu Âu
Từ năm 1993, các điều khoản quy định chất lượng, thành phần, kích thước…
của các mặt hàng được bán tại Thị trường chung Châu Âu bắt đầu có hiệu lực
đầy đủ, như quy định trong Định chế Hợp nhất châu Âu. Suốt nhiệm kỳ của Thủ
tướng John Major, không có sản phẩm sô-cô-la nào của Anh có mặt ở các nước
thành viên khác thuộc EU. Đến thời kỳ Thủ tướng Tony Blair nắm quyền, nước
Anh bắt đầu cuộc vận động để các sản phẩm của Anh được xuất sang thị trường
lớn này. Tháng 10-1999, dưới tác động của chính sách đàm phán kiên trì, mềm
mỏng của chính phủ Anh, Hội đồng Châu Âu đã chấp nhận cho phép sản phẩm
sô-cô-la sữa của nước này được bán tại Thị trường chung Châu Âu nhưng phải
dán nhãn hàng hóa là “sô-cô-la sữa gia đình”. Nhiều mặt hàng của nước Anh đã
xâm nhập thị trường chung Châu Âu theo cách tương tự. Có thể nói đến thời kỳ
Thủ tướng Tony Blair nắm quyền, nhiều bế tắc trong các thương thuyết về chính
sách kinh tế của hai bên đã được khai thông. Chính sách hòa hợp của Anh với
các đòi hỏi của Thị trường chung Châu Âu về cơ bản đã thành công. 18
6. Chính sách của Anh về vấn đề giải cứu đồng Euro trong khủng hoảng tài chính 2008.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra từ năm 2008 nhưng phải đến giai đoạn
2010-2012 mới bộc lộ hết ảnh hưởng sâu rộng và tính chất trầm trọng của nó. Ở
thời điểm ấy toàn thế giới khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Châu Âu bước vào
thời kỳ suy thoái kéo dài dẫn đến một loạt những khủng hoảng phát sinh, gồm
khủng hoảng nợ công với nguy cơ vỡ nợ tại Hy Lạp, suy yếu kinh tế khu vực
đồng Euro, khủng hoảng người tị nạn và di cư, v.v… Về khủng hoảng khu vực
đồng Euro và các giải pháp phục hồi, thái độ của nước Anh tỏ ra không rõ ràng.
Một mặt, nước này quan tâm đến sự ổn định của đồng tiền chung Châu Âu và sự
bình thường hóa trở lại của các thành viên đang bị ảnh hưởng nặng nề trong khu
vực vì 50% thương mại của Anh liên quan đến các nước thuộc EU. Mặt khác, do
không phải là thành viên của Khu vực đồng Euro và cũng không có ý định ra
nhập khu vực này, nước Anh rất cảnh giác trước viễn cảnh thay đổi mạnh của
Liên minh Kinh tế và Tiền tệ. Anh tiếp tục yêu cầu bảo vệ các hoạt động của
công ty và ngân hàng Anh chống lại những kiểm soát tài chính từ phía các thể
chế Châu Âu, nhằm mục đích không hạ thấp vai trò của London với tư cách
trung tâm tài chính thế giới. Vì vậy, tại hội nghị thượng đỉnh EU tháng 12-2012
Thủ tướng David Cameron đã nêu ý định để Anh cùng Thụy Điển và Cộng hòa
Séc bên ngoài Hiệp hội Ngân hàng.
Chính sách hội nhập kinh tế của Anh vào EU thời kỳ này gặp nhiều khó khăn
dẫn đến sa sút trong ngắn hạn. Anh quay về với tư tưởng đặt lợi ích của mình lên
trên hết. Chính sách của Anh với EU về giải cứu đồng Euro là chính sách tách biệt, không gắn kết.
III. Chính sách của Anh đối với EU trên các lĩnh vực khác
1. Đối với vấn đề an ninh phòng thủ chung Châu Âu 19