Chính sách đối ngoại của liên minh Châu Âu EU với các quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương | Tiểu luận chính sách đối ngoại của một số nước trên thế giới
Bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay. Bối cảnh quốc tế. Bối cảnh Liên minh Châu Âu. Bối cảnh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chính sách đối ngoại của EU đối với các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chính sách đối ngoại của EU với Trung Quốc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính sách đối ngoại một số nước trên thế giới
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ ------------------- TIỂU LUẬN
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU EU
VỚI CÁC QUỐC GIA KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG
Họ và tên: Nguyễn Hồng Phúc
Mã sinh viên: 2056140033
Lớp: Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu (CLC) K40 Giảng viên hướng dẫn:
TS. Phạm Lê Dạ Hương
Th.S Nguyễ Thị Thu Hà
Hà Nội, tháng 6 năm 2022 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................3
CHƯƠNG I: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CHUNG CỦA LIÊN MINH CHÂU
ÂU.........................................................................................................................3
1. Sự ra đời chính sách đối ngoại chung Châu Âu..........................................3
2. Nội dung chính sách đối ngoại và an ninh chung của EU...........................4
2.1. Mục tiêu và nguyên tắc của CFSP........................................................4
2.2. Cơ cấu hoạt động của CFSP.................................................................6
CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA EU ĐỐI VỚI....CÁC NƯỚC
KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG...................................................8
1. Bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay........................................................8
1.1. Bối cảnh quốc tế....................................................................................8
1.2. Bối cảnh Liên minh Châu Âu..............................................................10
1.3. Bối cảnh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương....................................14
2. Chính sách đối ngoại của EU đối với các nước khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương.....................................................................................................16
2.1. Chính sách đối ngoại của EU với Trung Quốc...................................18
2.2. Chính sách đối ngoại của EU với Nhật Bản.......................................20
2.3. Chính sách đối ngoại của EU với ASEAN..........................................21
KẾT LUẬN........................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................26 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Liên minh Châu Âu (EU) là một chủ thể quan hệ quốc tế có vai trò hết
sức quan trọng trong nền chính trị thế giới. EU cũng là một trụ cột vững chắc
của nền kinh tế thế giới. Trong quá trình phát triển và hội nhập sâu, rộng của
EU, nhiều thành tựu cũng như chính sách chung đã phát huy tác dụng, góp
phần lớn vào sự phát triển của thế giới nói chung cũng như các lĩnh vực cụ thể
như: hòa bình, ổn định, chính sách đối ngoại, hợp tác phát triển, kinh tế,
thương mại, đầu tư, tài chính, phát triển xã hội, quyền con người, giáo dục và
đào tạo ... nói riêng. Đặc điểm nổi bật của EU là đóng góp vào sự phát triển
của các hoạt động chính trị, ngoại giao, hợp tác phát triển với các chủ thể quốc
tế khác. Chính sách đối ngoại chung của EU ra đời và phát triển đã góp phần
quan trọng vào quá trình thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển với
các đối tác trên thế giới. Quan hệ đối tác phát triển của EU và Châu Á - Thái
Bình Dương có truyền thống lâu đời với từng đối tác và toàn khu vực, đã đạt
được nhiều thành tựu to lớn, giúp các bên liên quan cùng hưởng lợi và phát
triển, hài hòa với lợi ích của mỗi bên.
Xu hướng chính trong chính trị thế giới là hòa bình và hợp tác giữa các
bên phát triển mạnh mẽ. Hợp tác giữa các quốc gia và các chủ thể đã đóng góp
quan trọng vào thành tựu chung của thế giới trong việc duy trì và phát triển hòa
bình, phát triển kinh tế, xã hội và các lĩnh vực nhân văn khác. Tuy nhiên, bối
cảnh quốc tế và khu vực rất khác nhau. Bầu cử ở các nước lớn trên thế giới có ý
nghĩa nhất định đối với chính sách đối ngoại song phương, đa phương và hợp
tác quốc tế. Mỗi chủ thể, mỗi quốc gia đều có những thay đổi về chính trị nội bộ
dẫn đến sự điều chỉnh khác nhau trong quan hệ hợp tác phát triển giữa các quốc
gia cho phù hợp với thực tế mới.
Nhận thức toàn diện về chính sách đối ngoại của EU, đặc biệt là chính
sách đối ngoại của EU đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương có ý nghĩa lý 1
luận và thực tiễn to lớn đối với Việt Nam. Việc Việt Nam hội nhập ngày càng
tích cực, sâu rộng và mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực và thế giới cũng đòi hỏi
phải có những điều chỉnh hợp lý để phối hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và
các đối tác cụ thể trong bối cảnh quốc tế.
2. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận được chia
làm 2 chương cụ thể như sau:
- Chương 1: Chính sách đối ngoại chung của Liên minh Châu Âu
- Chương 2: Chính sách đối ngoại của EU đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 2 NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CHUNG
CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU
1. Sự ra đời chính sách đối ngoại chung Châu Âu
Ngay từ khi hình thành Cộng đồng Than và Thép châu Âu (ECSC), nhiều
ý tưởng liên minh chính trị, chính sách đối ngoại chung đã được đưa ra trong
quá trình nhất thể hóa châu Âu. Sau chiến tranh lạnh, đặt nền móng cho sự khởi
đầu thống nhất châu Âu phù hợp với những biến động trên thế giới và trong khu
vực, các nước thành viên đã nhất trí đưa Chính sách An ninh và Đối ngoại
chung (CFSP) vào Hiệp ước Maastricht năm 1992. Hiệp ước Maastricht đã
khẳng định: “Các nước thành viên sẽ cố gắng cùng nhau xây dựng và thực hiện
một chính sách đối ngoại chung cho Châu Âu”, nhưng quy định trong Hiệp ước
xác định bằng những thuật ngữ chung chung: “nhằm bảo vệ những giá trị
chung, lợi ích cơ bản và sự độc lập của Liên minh”, “nhằm phát triển và củng cố
nền dân chủ và nhà nước pháp quyền, đề cao quyền con người và những quyền
tự do cơ bản”1. Khó khăn ở đây đó là sự “bất đồng ý kiến” giữa các quốc goa
thành viên và thiếu đi “một văn bản pháp lí chung cho toàn EU”2.
Một bước tiến có ý nghĩa quan trọng là việc 27 quốc gia thành viên đã
cùng nhau kí kết Hiệp ước Libson vào tháng 12/2007. Hiệp ước Libson đã sửa
đổi những thiếu sót của Hiệp ước Maastricht và những bản Hiệp ước sau đó như
việc có thêm chức danh “Đại diện cao cấp về chính sách đối ngoại và an ninh”
hay gia tăng các lĩnh vực chính sách cần được Nghị viện châu Âu thông qua với
một số vấn đề nhạy cảm như an ninh, tư pháp và nhập cư.
1 Đặng Minh Đức (2015), “Chính sách an ninh và đối ngoại chung của Liên minh Châu Âu
và một số gợi ý cho xây dựng cộng đồng an ninh – chính trị ASEAN”, Viện nghiên cứu Châu Âu, số 177, tr.20
2 Đinh Công Tuấn (2010), “Một số vấn đề chính trị - kinh tế nổi bật của Liên minh Châu Âu
trong giai đoạn 2011 – 2020 và tác động đến Việt Nam”, Viện nghiên Châu Âu, tr.17 3
2. Nội dung chính sách đối ngoại và an ninh chung của EU
2.1. Mục tiêu và nguyên tắc của CFSP
Sự kiện Hiệp ước Libson được kí kết và có hiệu lực vào tháng 12 năm
2009 đóng vai trò pháp lý gắn kết các quốc gia Châu Âu, là tiền đề quan trọng
tạo cơ hội thực hiện những kế hoạch đầy tham vọng của liên minh này và giúp
nó vươn mình ra thế giới. Chính sách đối ngoại và an ninh chung được xây dựng nhằm mục tiêu:
Thứ nhất, là bảo vệ các giá trị chung, lợi ích cơ bản và độc lập của EU.
Việc CFSP ra đời đã “khẳng định một Châu Âu thống nhất toàn diện hơn về mọi
mặt, tạo ra một không gia kinh tế - chính trị, dân chủ, ổn định và phát triển”3.
Điều này nhằm mục đích nâng cao vị thế chính trị trên trường quốc tế, tọ ra sự
cân bằng hơn với Mỹ ở Châu Âu.
Thứ hai là tăng cười môi trường an ninh của toàn Liên minh. Yếu tố quân
sự đã được thêm vào CFSP với tên gọi Chính sách an ninh quốc phòng Châu Âu
(CSDP) vào năm 1999 nhằm nâng cao cơ chế phối hợp hiệu quả trong lĩnh vực
an ninh. Ngày nay, những nguy cơ mới trực tiếp đe dọa đến an ninh mà Liên
minh đang tập trung đối phó đó là khủng bố, an ninh năng lượng và bất ổn hậu khủng hoàng.
Thứ ba là duy trì hòa bình và đảm bảo an ninh quốc tế. Đây được được
coi là nghĩa vụ quốc tế của một chủ thể trong quan hệ quốc tế dựa trên nguyên
tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc – “bình đẳng về chủ quyền giữa các nước,
tôn trọng và làm tròn nghĩa vụ quốc tế, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc
tế, từ bỏ dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế”.
Thứ tư là tăng cường hợp tác quốc tế. Đây là một mục tiêu quan trọng vì
trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể tăng lên
3 Tạ Chí Hiển (2014), Chính sách Đối ngoại và An ninh chung của liên minh châu Âu trong
giai đoạn hiện nay, Luận văn cử nhân Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại Giao , Hà Nội. 4
đáng kể. Hợp tác là để phát triển kinh tế, ổn định an ninh – chính trị, và qua đó
để mở rộng tầm ảnh hưởng ra toàn cầu.
Trên phương diện nguyên tắc hoạt động, về cơ bản những nguyên tắc
chính xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của EU là phát triển và mở rộng,
hướng tới sự tiến bộ trên toàn thế giới như là: dân chủ, nhà nước pháp quyền, sự
phổ biến và bất khả xâm phạm của các quyền con người và các quyền tự do cơ
bản, tôn trọng giá trị của con người, những nguyên tắc của sự bình đẳng và đoàn
kết lẫn nhau, tôn trọng quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc cũng như luật
pháp quốc tế. Những nguyên tắc này hầu như không thay đôiỉ xuyên suốt từ
năm 1957 đến Hiệp ước Libson năm 2009 và trở thành kim chỉ nam cho đường
lối đối ngoại của EU, góp phần giúp Liên minh này trở thành một quyền lực quy
chuẩn trong chính trị thế giới. Cụ thể, các nguyên tắc đó là:
- Các thành viên cam kết tham khảo ý kiến lẫn nhau và cùng hợp tác
trong các vấn đề về chính sách đối ngoại để có thể đưa ra được ý kiến thống
nhất và tiến hành được hoạt động chung.
- Các thành viên tham khảo lẫn nhau trước khi thông qua lập trường quốc
gia về những vấn đề chính sách đối ngoại cùng quan tâm
- Đưa ra các quyết định phải có sự nhất trí giữa các thành viên
- Đảm bảo nguyên tắc tin cậy lẫn nhau trong tham khảo ý kiến
- Thiết lập mối tiếp xúc trực tiếp giữa các bộ ngoại giao của các nước
thành viên một cách nhanh nhạy và linh hoạt.
Những mục tiêu và nguyên tắc hoạt động trên chính là nền tảng vững
chắc cho quá trình xây dựng và phát triển của CFSP. Nó đã giúp cho CFSP nâng
cao được sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên để tạo ra một cộng đồng thống 5
nhất, tăng cường vị thế của Liên minh Châu Âu trên trường quốc tế đặc biệt
trong những vấn đề an ninh khu vực4
2.2. Cơ cấu hoạt động của CFSP
Các cơ quan nhiệm vụ và vai trò quan trọng trong việc thực thi các hoạt
động của CFSP bao gồm: Hội đồng Châu Âu, Hội đồng ngoại trưởng, Ủy ban
chính trị, Ủy ban đại diện thường trực và Nhóm phối hợp công tác. Cụ thể:
- Hội đồng châu âu thực hiện các chức năng : Đặt ra các nguyên tắc và
định hướng chung của CFSP; Đưa ra các quy định cần thiết cho việc xác định
và thực thi CFSP trên cơ sở những định hướng chung được cộng đồng thống nhất;
- Hội đồng ngoại trưởng: Gồm bộ trưởng ngoại giao của các nước thành
viên, đại diện cho lợi ích của nước mình. Hội đồng họp thường kì ít nhất 1 lần/
1 tháng và chức chủ tịch được luân phiên đảm nhiệm bởi từng nứơc trong thời
gian 6 tháng. Hội đồng có chức năng thảo luận những vấn đề và định hướng mà
hội đồng châu Âu đề ra. Sau đó, hội đồng sẽ quyết định trên nguyên tắc bỏ
phiếu nhất trí trước khi có quyết định của “Hành động chung”.
- Uỷ ban chính trị: Gồm các vụ trưởng chính trị của các Bộ Ngoại giao
của các nước thành viên. Uỷ ban họp thường kỳ hàng tháng và có thể họp bất
thường khi cần. Uỷ ban có nhiệm vụ chuẩn bị các công việc cần thiết cho Hội
đồng Ngoại trưởng, thực hiện các yêu cầu của Hội đồng cũng như giám sát việc
thực hiện CFSP của các nước thành viên, giám sát tính liên tục các hoạt động về
hợp tác chính trị châu Âu. Uỷ ban chính trị có chức năng như là một cơ quan
thực thi các quyết định của Hội đồng ngoại trưởng
- Uỷ ban đại diện thường trực: Là một tổ chức giống như đại sứ quán bao
gồm những đại diện cao cấp của các quốc gia thành viên, phải chịu trách nhiệm
4 Bùi Hồng Hạnh (2005), Liên minh Châu Âu từ hợp tác chính trị đến một chính sách đối
ngoại chung 1952-1992, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 4. 6
chuẩn bị và chi tiêu cho các công việc của hội đồng cũng như các hoạt động của CFSP
- Nhóm phối hợp công tác: Bộ Ngoại giao của mỗi Quốc gia thành viên
cử một quan chức tham gia Nhóm. Vai trò đặc biệt của nhóm này là chủ trì
thực hiện hợp tác trong lĩnh vực ngoại giao và an ninh chung, đồng thời giám
sát việc thực hiện hợp tác CFSP và các tổ chức chung. Để thống nhất hoạt
động giữa các quốc gia thành viên, EU đề xuất hai giải pháp. Một là thiết lập
sự hợp tác có hệ thống: Các nước thành viên sẽ thông báo và thảo luận với
nhau về tất cả các vấn đề CFSP mà hai bên cùng quan tâm trong khuôn khổ
Hội đồng Bộ trưởng Châu Âu. Các quốc gia thành viên phải gắn chính sách
quốc gia của mình với lập trường chung của EU. Các quốc gia thành viên cũng
có trách nhiệm duy trì lập trường chung này tại các hội nghị quốc tế. Thứ hai
là thiết lập các hành động chung: Hội nghị ngoại trưởng quyết định các hành
động chung, bao gồm thiết lập lập trường chung và hành động phù hợp với lập
trường đó. Chủ tịch EU sẽ thực hiện các hoạt động chung với tư cách là đại
diện của EU, thể hiện lập trường chung của EU tại các diễn đàn và tổ chức
quốc tế. Hai phương pháp trên được áp dụng sau khi Hiệp ước Maastricht có
hiệu lực nhằm tạo ra một CFSP mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực hiện
thì mọi thứ không hề đơn giản. Các ưu tiên thường khác nhau của các nước
thành viên là nguyên nhân khiến các hoạt động đối ngoại của EU gặp nhiều trở
ngại trong quá trình triển khai.4 7
CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA EU ĐỐI VỚI
CÁC NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG
1. Bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay.
1.1. Bối cảnh quốc tế
Xu hướng toàn cầu hóa, tự do thương mại, đầu tư cùng hợp tác giữa các
quốc gia ở các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư diễn ra mạnh mẽ ngay sau
khi đại dịch COVID-19 được đẩy lùi. Việc mở lại biên giới và các chuyến bay
quốc tế giúp phục hồi đầu tư xuyên biên giới, giao dịch thương mại cũng như
hợp tác trên các lĩnh vực khác nhau. Dù rằng các biến chủng mới của viruss
Corona có thể khiến nhiều người lo lắng về việc mở cửa lại, nhưng hoạt động
phân phối vắc xin ngày càng rộng rãi và việc các quốc gia tăng cường đầu tư
cho y tế sẽ hứa hẹn có thêm vắc xin và thuốc điều trị COVID-19 để có thể khiến
căn bệnh này trở thành bệnh đặc hữu. Chính điều đó đã góp phần giúp các chủ
thể kinh tế quốc tế được thuận lợi, tự do trong việc hợp tác, kinh doanh ở hầu
khắp các thị trường thế giới trong khuôn khổ luật pháp của các nước và luật
định quốc tế. Hoạt động hợp tác xã hội, nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ
lương thực và vắc xin giữa các quốc gia diễn ra mạnh mẽ. Hoạt động văn hóa,
giáo dục không có giới hạn về biên giới, thúc đẩy nâng cao trình độ kiến thức,
kỹ năng cho các công dân ở những nước kém phát triển. Hoạt động thể thao,
văn hóa, truyền thông, truyền được đẩy mạnh sau 2 năm phải tạm dừng vì dịch
bệnh. Người dân trên toàn được hiểu nhiều lợi ích của việc toàn cầu hóa, tự do
thương mại, đầu tư. Xu hướng chung là hợp tác, cùng phát triển và đem lại điều
tốt đẹp cho nhân loại. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem đến cho thế giới
nhiều phát minh mới, kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, công nghệ mới về vật lý,
sinh hóa đem đến cho con người nhiều thành tựu tốt đẹp. Cuộc các mạng công
nghiệp này cũng đồng thời đưa ra thách thức lớn đối với mọi quốc gia, dân tộc,
cá nhân trong việc chuyển mình kì diệu của tiến bộ khoa học mới. 8
Tuy nhiên, trong bối cảnh hòa bình, hợp tác, phát triển diễn ra mạnh mẽ,
vẫn có những cuộc xung đột xảy ra ở khắp các khu vực trên thế giới, chính điều
đó đã gây ra khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế làm ảnh hưởng đến hầu
hết các quốc gia, chủ thể kinh tế trên thế giới. Cạnh tranh chiến lược, xung đột
diễn ra dưới nhiều hình thức, phức tạp và gay gắt hơn. Xu hướng đề cao sự
tương đồng lợi ích đóng vai trò chi phối; tính đối tác, đối tượng trong quan hệ
quốc tế đan xen, chuyển hóa linh hoạt, trên từng lĩnh vực cụ thể: “Tình hình tập
hợp lực lượng, liên kết, cạnh tranh lợi ích giữa các nước diễn ra phức tạp, vừa
mang lại cơ hội, vừa đặt các nước khác, nhất là các nước vừa và nhỏ trước nhiều
khó khăn, thách thức. Những biểu hiện của chỉ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ
nghĩa cường quyền áp đặt, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa bảo hộ ngày càng
nổi lên trong quan hệ quốc tế”5. Các nước ngày càng có xu hướng thực dụng
trong chính sách đối ngoại vì lợi ích quốc gia – dân tộc. Lịch sử quan hệ giữa
các quốc gia đã chứng minh, lợi ích quốc gia – dân tộc là mục tiêu cơ bản và
nhân tố quyết định trong việc hoạch định chính sách đối ngoại. Vì lợi ích của
quốc gia – dân tộc mình, các nước lớn có thể thương lượng, điều hòa lợi ích với
nhau bằng cách “bật đèn xanh” hay làm ngơ cho những hành động xâm lấn
bằng các hình thức, thậm chí dùng sức mạnh kinh tế, quân sự…bất chấp luật
pháp tiến hàng xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích chính đáng, hợp
pháp của các nước…khiến luật pháp quốc tế và các thể chế đa phương toàn cầu
đứng trước những thách thức lớn.
Trong một số trường hợp, vì lợi ích trước mắt hoặc lâu dài của mình,
nhiều nước không chỉ im lặng không lên án, phản đối hành động sai trái, mà còn
lên tiếng ủng hộ những hành động sai trái, vi phạm luật pháp quốc tế…Trong
giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị của thế giới, khu vực, một số nước đã
thay đổi lập trường, quan điểm từ đồng thuận, ủng hộ sang quan điểm trung
dung, im lặng và thậm chí là đối lập, từ đó làm thay đổi cục diện trong tương
5 Bộ Quốc Phòng: Quốc phòng Việt Nam 2019, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2019, tr.11 9
quan so sánh lực lượng, đẩy nước khác vào thế bị động, bất ngờ và bị cô lập.
Đặc biệt nguy hiểm hơn là các nước lớn có thể biến độc lập, chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ của nước nhỏ trở thành “vật trao đổi” lợi ích của họ trong bàn cờ
chính trị thế giới…hoặc sử dụng tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự vượt trội,
tiến hành các hoạt động chèn ép về kinh tế, chính trị, ngoại giao, răn đe về quân
sự, thậm chí là ngang nhiên, trắng trợn xâm lấn biên giới, vi phạm chủ quyền.
quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước khác, bất chấp luật pháp quốc tế.
1.2. Bối cảnh Liên minh Châu Âu
Liên minh Châu Âu hiện nay gồm 27 nước thành viên, tổng dân số gần
500 triệu người, là một chủ thể quan hệ quốc tế lớn của thế giới. Liên minh có
tất cả lợi thế của một khu vực thương mại lớn, thống nhất nhưng vẫn có xung
đột chính trị giữa các quốc gia thành viên. EU đang cố gắng khác phục điểm
yếu này thông qua một loạt các thỏa thuận và đàm phán thương mại. Điều đó
giúp EU ngày càng phát triển trở thành một khu vực mạnh mẽ, sâu rộng, bình
đẳng cao cho mọi công dân, nâng cao vị thế của EU trên trường quốc tế. Người
dân EU cũng theo đó được hưởng nhiều thành quả ngọt ngào của liên kết, hội
nhập sâu rộng giữa các quốc gia thành viên. Ngôi nhà chung EU có thể nói rằng
là một hình mẫu lý tưởng cho các khu vực khác trên thế giới học tập, noi gương
vì những lợi ích mà liên minh này mang lại cho người dân về việc làm, thu
nhập, tự do di chuyển, cư trú, học tập và làm việc theo sở nguyện của bản thân
trong khuôn khổ hợp lý của luật định. Ngoài chức danh chính thức về hoạt động
đối ngoại chung của EU, một cơ quan chuyên trách về quốc phòng của EU đã
được thành lập, với một số hoạt động thực tiễn như có quân số chung, diễn tập
chung giữa một số nước EU. Các hoạt động này của EU độc lập với chê chế hợp
tác của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO). Như vậy, hoạt động liên
kết, hội nhập của EU diễn ra rất mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu to lớn. giúp
cho Liên minh này có vai trò và tiếng nói quan trọng trên bàn cờ chính trị, an ninh thế giới. 10
Tuy nhiên, hiện nay Liên minh Châu Âu cũng phát sinh nhiều thách thức
lớn như vấn đề người nhập cư, khủng hoảng tài chính, khủng bố, vấn đề Brexit
và hệ lụy, khủng hoảng năng lượng, mối quan hệ căng thẳng với Nga,…Thứ
nhất, EU đối mặt với cuộc khủng hoảng người nhập cư – một trong số năm cuộc
khủng hoảng lớn mà EU đã và đang phải trải qua suốt 12 năm qua. Những
khủng hoàn kinh tế, chính trị, xã hội của các nước khu vực Bắc Phi – Trung
Đông hay sự cạnh tranh chiến lược, chính trị của các nước lớn đều là nguyên
nhân khiến lán sóng người di cư đổ về Châu Âu ngày một trầm trọng. Các quốc
gia Đông Âu là thành viên Liên minh châu Âu như Ba Lan và các quốc gia láng
giềng Baltic như Litva và Latvia đã phải đối mặt với làn sóng người nhập cư
tràn về biên giới. Trong nỗ lực bảo vệ biên giới của mình, các quốc gia châu Âu
đã dựng hàng rào, đồng thời yêu cầu cấp kinh phí cần thiết để tiếp tục triển khai
biện pháp này nhằm ngăn chặn người di cư. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban châu
Âu (EC) Ursula von der Leyen đã từ chối đáp ứng yêu cầu này. Bên cạnh đó,
các quốc gia châu Âu chưa thống nhất được chính sách giải quyết đối với người
tị nạn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mặc dù làn sóng người di cư vào châu
Âu diễn ra từ nhiều năm trở lại đây và nhiều nước của châu lục này đã tham gia
Công ước quốc tế về tị nạn, thậm chí một số nước trong Liên minh châu Âu còn
tham gia Công ước Dublin về quy định trách nhiệm của các quốc gia thành viên
trong thực hiện các thủ tục đăng ký tiếp nhận người tị nạn. Tuy nhiên, trước áp
lực từ làn sóng người di cư, mỗi quốc gia châu Âu lại có quan điểm và chính
sách xử lý khác nhau. Cộng hòa Liên bang Đức thì sẵn sàng tiếp nhận người tị
nạn, nhằm khác phục tình trạng già hóa dân số, đồng thời tuyển chọn nguồn
nhận lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước. Trong khi đó, các quốc
gia như Italy, Hy Lạp và các nước cùng Balkan (Serbia, Hungary, Croatia) lại
không tiếp nhận người di cư do lo ngại về an ninh và khó khăn của nền kinh tế
trong ước. Tuy nhiên, người nhập cư muốn đến được các nước có nhu cầu tiếp
nhận thì họ phải đi qua các nước phản đối nhập cư. Như vậy, thay vì thực hiện
các quy định trong Công ước Dublin về người tị nạn, các nước tuyến đầu kiên 11
quyết đóng cửa biên giới. Đây chính là nguyên nhân tạp ra cảnh hỗn loạn, gia
tăng tình trạng bạo lực và bất ổn. Bên cạnh việc các nước chống nhập cư tìm
mọi cách ngăn chặn trên đường bộ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp cũng thôi thúc
người di cư vượt Địa Trung Hải đến châu Âu và thảm cảnh trên biển đã xảy ra,
khiến hàng nghìn người thiệt mạng.
Trong khi châu Âu vẫn đang “vật lộn” với khủng hoảng người nhập cư thì
việc Anh xin tách khỏi Liên minh châu Âu có thể xem là một trong những hệ
quả của làn sóng người di cư đến châu Âu. Có bốn nguyên nhân chính dẫn đến
sự việc này: đầu tiên là vì người dân Anh cảm thấy khó chịu khi hàng năm phải
đóng góp khoản tiền 8 tỷ Bảng cho quỹ chung của EU để giải cứu các đồng
minh gặp khủng hoàng kinh tế; thứ hai là do mâu thuẫn trog việc giải quyết các
chính sách liên quan đến nhập cư; tiếp đến là vì nỗi ám ảnh khủng bố núp bóng
người tị nạn khiến người Anh lo sợ, vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại Pháp hồi
tháng 11/2015 là minh chứng rõ nhất cho điều này; và cuối cùng là vì người dân
Anh muốn có một sự tự chủ hoàn toàn trong kinh tế, họ muốn hợp tác kinh tế
với các nước khác mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Vấn đề Brexit đã phần nào
phản ánh xu hướng mất lòng tin vào một Liên minh như là ngôi nhà chung an
toàn và thịnh vượng cho các nước thành viên, làm dấy lên xu hướng dân tộc chủ
nghĩa ở các chính đảng của các quốc gia thành viên. Nước Anh ra đi, EU mất
10% dân số, một nền kinh tế lớn thứ hai sau Đức, một cường quốc hạt nhân nắm
ghế thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, một đồng minh thân thiết của
Mỹ. Hơn thế, EU mất đi vị thế, uy tín, sự đoàn kết, v.v. Khẩu hiệu của EU là
thống nhất trong đa dạng, nay đa dạng thì vẫn còn, nhưng thống nhất đã rạn nứt
nghiêm trọng. Brexit diễn ra trong bối cảnh EU đang đối mặt với các cuộc
khủng hoảng kinh tế - chính trị và nhiều vấn đề khác, như: khủng hoảng tài
chính ở Hy Lạp, làn sóng người nhập cư, chủ nghĩa khủng bố, quan hệ với
Nga,.... Brexit làm cho các vấn đề này càng thêm trầm trọng, hiệu ứng Domino
trưng cầu dân ý tách khỏi EU ở các nước tiếp theo không phải là xa vời. Đặc 12
biệt ở Thụy Điển, Phần Lan, Hà Lan, thậm chí cả Pháp, I-ta-li-a,... Ở các quốc
gia này đang nổi lên một số đảng phái, tổ chức chính trị - xã hội theo tư tưởng
cực hữu, dân tộc chủ nghĩa, bài ngoại, chống: chính sách nhập cư, Hồi giáo và
việc ở lại EU. Như vậy, có thể thấy hệ quả của việc nước Anh xin tách ra khỏi
EU là rất nghiêm trọng, nó ảnh hưởng đến tiến trình hội nhập, liên kết sâu rộng và phát triển của EU.
Vấn đề thứ ba mà gần đây EU đang phải đối mặt đó chính là khủng hoảng
năng lượng – hệ lụy từ cuộc chiến giữa Nga – Ukraina và những trừng phạt của
EU với Nga. Sau lệnh cấm vận năng lượng đối với Nga do Mỹ, Anh khởi
xướng, Liên minh châu Âu tuyên bố giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu của Nga
vào cuối năm nay và loại bỏ sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch Nga năm
2030. Tuy nhiên quyết định này của EU đã khiến giá khí đốt tăng phi mã ở châu
Âu, đẩy các doanh nghiệp lẫn nhiều hộ gia đình trên châu lục vào cảnh thiệt hại
nặng nề. Nga và Ukraine vốn là hai mắt xích then chốt trong chuỗi năng lượng
châu Âu. Trong đó, Nga là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn
nhất của châu Âu còn Ukraine là một phần quan trọng của tuyến vận chuyển
nhiên liệu đó từ Nga đến Liên minh châu Âu (EU). Căng thẳng giữa hai mắt
xích này là mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh năng lượng của châu Âu. Khi
khủng hoảng năng lượng của châu Âu ngày càng trở nên tuyệt vọng, "lục địa
già" cũng phụ thuộc nhiều hơn vào Điện Kremlin để mở thông các tuyến cung
cấp năng lượng và tăng cường các chuyến hàng khí đốt tự nhiên. Chỉ trong năm
ngoái, những trục trặc trong chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu hụt nhiên liệu đã
khiến giá khí đốt trên khắp châu Âu tăng dựng đứng 330%. Chính phủ các nước
châu Âu đã phải triển khai các biện pháp tốn kém để chống đỡ suy thoái kinh
tế do khủng hoảng năng lượng. Cho đến nay, hàng chục tỷ euro đã được chi ra
để hỗ trợ người tiêu dùng trước cơn sốt giá năng lượng cao kỷ lục. Tuy vậy, bất
chấp những nỗ lực của EU, Nga không chỉ từ chối mở van các đường ống dẫn
năng lượng đủ mức để dập tắt cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu, mà còn 13
cắt giảm xuất khẩu mặt hàng này sang châu Âu ngay lúc thị trường cần nhất. Để
giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng, các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ cần phải
ngừng đổ lỗi và đánh giá nghiêm túc các chính sách năng lượng của chính họ.
Việc tạo ổn định giá cả và an ninh năng lượng sẽ trở nên cần thiết hơn trong
những thập kỷ tới khi thế giới bắt đầu nghiêm túc thực hiện khử cacbon. Và tất
nhiên cuộc cải cách năng lượng sâu rộng như vậy chắc chắn sẽ đưa đến nhiều
thăng trầm hơn cho thị trường năng lượng.
1.3. Bối cảnh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Bước sang thế kỷ XXI, tình hình thế giới có sự biến động nhanh, khó
đoán định, xuất hiện xu hướng dịch chuyển sự phát triển kinh tế về châu Á,
chuyển dịch “quyền lực” từ Tây sang Đông, dẫn đến sự thay đổi tương quan lực
lượng giữa các nước lớn. Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cạnh tranh
chiến lược giữa các nước lớn nhằm gia tăng ảnh hưởng, nâng cao vị thế, uy tín
ngày càng quyết liệt, kéo theo các nước phải thay đổi chiến lược nhằm bảo đảm
lợi ích tại khu vực quan trọng này. Một số quốc gia, tổ chức khu vực, nhất là các
nước lớn đã điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường mở rộng
quan hệ hợp tác, nhằm thực hiện mục tiêu lợi ích quốc gia, dân tộc, tạo lập cho
mình vị thế có lợi trong cục diện khu vực đang định hình. Cách thức tập hợp lực
lượng, xây dựng quan hệ đối tác của các nước cũng rất đa dạng và linh hoạt,
theo từng lĩnh vực, vấn đề và từng thời điểm trong quan hệ quốc tế. Đối với
nước Mỹ, nếu như 11 năm trước, Washington dịch chuyển trọng tâm ưu tiên từ
Trung Đông sang châu Á - Thái Bình Dương bằng chiến lược “tái cân bằng”
thông qua việc đẩy mạnh quan hệ đối tác kinh tế với các nước và tăng cường sự
hiện diện quân sự tại khu vực, thì 02 năm trở lại đây, lãnh đạo xứ Cờ hoa tiếp
tục đưa ra chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”,
thành lập nhóm “Bộ tứ” (Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ), Liên minh quân sự
AUKUS (Australia - Anh - Mỹ). Đặc biệt, tháng 02/2022, trong chuyến công du
tới Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken còn tái khẳng định với 14
thế giới rằng, trọng tâm chiến lược dài hạn của Washington vẫn là khu vực từ
Đông Bắc Á, Đông Nam Á, đến Nam Á và châu Đại Dương, gồm cả các quốc
đảo Thái Bình Dương. . Hiện dân số ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương
chiếm khoảng 1/2 dân số thế giới; Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có trữ
lượng dầu mỏ, khí đốt rất lớn và tập trung sự trỗi dậy kinh tế của nhiều nước
(Trung Quốc, Ấn Độ…). Đây là hai quốc gia có số dân đông nhất thế giới và là
những nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, tất yếu có vị thế chính trị lớn trong việc
giải quyết các vấn đề cấp thiết của cộng đồng quốc tế. Trong "Chiến lược quốc
gia cho thế kỷ XXI", Mỹ xác định khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một
địa bàn quan trọng đối với an ninh quốc gia của nước Mỹ. Thực tế ở khu vực
này đang tập trung sự chú ý của nhiều nước lớn và nhiều tổ chức quốc tế quan
trọng. Vì vậy, đây là nơi đang tập trung nhiều mâu thuẫn về lợi ích có tính chiến
lược của một số nước lớn đối trọng với lợi ích quốc gia Mỹ, đặc biệt những
nước đang cạnh tranh với Mỹ để giành quyền khống chế khu vực này về chính
trị và kinh tế. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương không chỉ là một trong những
khu vực có dân số đông nhất thế giới, mà còn là một trong những khu vực có
nền kinh tế phát triển sôi động nhất và tập trung nhiều của cải nhất. Đồng thời,
khu vực này còn là một trong những khu vực có lực lượng quân sự dày đặc
nhất, tiềm lực phát triển quân sự lớn nhất và vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân
nghiêm trọng nhất thế giới. Bước sang thế kỷ XXI, khu vực châu Á - Thái Bình
Dương đang khẳng định là nơi có mức sống cao nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, những thách thức mới trên lĩnh vực an ninh đối với khu vực
này đang rất đáng lo ngại, bởi châu Á - Thái Bình Dương là khu vực hết sức
quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh... trên thế giới. Những vụ tranh
chấp về biển, đảo giữa các nước ở khu vực Đông Bắc Á vẫn tiềm ẩn nguy cơ
căng thẳng trong các mối quan hệ song phương hoặc đa phương về an ninh ở
châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc luôn đặt quân đội của họ
ở Đông Bắc Á trong tình trạng báo động cao, sẵn sàng cho một cuộc chiến 15
tranh. Những động thái đó đã làm bật lên những thách thức lớn về an ninh đối
với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Không những vậy, đại dịch COVID-19
đã tác động đến hầu hết mọi người dân trong khu vực. Hàng triệu người đã bị
đẩy trở lại tình trạng nghèo cùng cực, số khác bị mất việc hoặc sinh kế và con
đường học tập của nhiều trẻ em, thanh niên bị gián đoạn. Trong khi đại dịch vẫn
còn đang hoành hành ở nhiều nơi, thế giới tiếp tục phải đối mặt với những hệ
lụy vô cùng nghiêm trọng khi chẳng những không thể giữ nhiệt độ toàn cầu tăng
dưới 1,5 độ C mà còn tiếp tục gây suy thoái môi trường tự nhiên. Trong suốt
năm 2021 và 2022, các quốc gia trên khắp châu Á-Thái Bình Dương đã phải
hứng chịu hàng loạt thảm họa thiên nhiên, và tình trạng biến đổi khí hậu cũng
đã gia tăng cả về tần suất lẫn cường độ. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng đang
diễn biến phức tạp ở Ukraine cũng sẽ gây ra những tác động kinh tế xã hội trên
diện rộng. Giá nhiên liệu và lương thực ngày càng cao đang làm gia tăng nguy
cơ mất an ninh lương thực và nạn đói trên toàn khu vực. Bên cạnh đó, tăng
trưởng kinh tế nhanh chóng ở châu Á-Thái Bình Dương đã bị ảnh hưởng nặng
nề. Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là những người có ít nguồn lực nhất
để có thể chống chịu với tình trạng khó khăn. Tác động bất cân xứng này đối
với những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất đang làm sâu sắc và gia
tăng bất bình đẳng cả về thu nhập và cơ hội.
2. Chính sách đối ngoại của EU đối với các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Mười năm trước, EU coi Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có nhiều
lợi ích chiến lược. Vì thế, Liên minh này đưa ra chính sách can dự “Sức mạnh
mềm” để cạnh tranh ảnh hưởng với các cường quốc thông qua các hoạt động
ngoại giao, thương mại và kinh tế đối với khu vực. Tuy nhiên, cuộc khủng
hoảng nợ công, vấn đề người di cư và Anh rời khỏi Liên minh đã ảnh hưởng lớn
đến hình ảnh, uy tín của EU tại châu Á -Thái Bình Dương cũng như các khu
vực khác trên thế giới. Trong những năm gần đây, xuất phát từ nhu cầu và 16
những tính toán nhằm chuyển hướng ưu tiên trong bối cảnh thế giới ngày càng
có nhiều thay đổi, EU đã nhìn nhận lại tầm quan trọng chiến lược của khu vực
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và triển khai hàng loạt chính sách, biện pháp
nhằm hiện thực hóa mục tiêu thúc đẩy vai trò và ảnh hưởng tại địa bàn nhiều
tiềm năng này. EU nhận định rằng, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
hiện là tâm điểm của thế giới về địa - kinh tế và địa - chính trị, trong đó bất kỳ
sự gián đoạn nào xảy ra đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các lợi ích chủ chốt
của EU. Khu vực này cũng là “vũ đài trung tâm” của cạnh tranh chiến lược Mỹ
- Trung Quốc, một cuộc cạnh tranh lâu dài, mang tính ý thức hệ, ngày càng khốc
liệt và sẽ có tác động định hình trật tự thế giới trong tương lai. Với những lý do
đó, EU muốn bảo đảm rằng sự chuyển dịch quyền lực sẽ không dẫn đến một trật
tự mới gây thiệt hại tới lợi ích của khối. Bên cạnh đó, đẩy mạnh chủ nghĩa đa
phương sẽ giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực của cuộc cạnh tranh giữa những nước
lớn và điều đó cũng đáp ứng mục tiêu, nhu cầu của nhiều đối tác của EU trong
khu vực. Trong thời gian gần đây, EU đã triển khai một loạt bước đi thể hiện lập
trường nhất quán hơn ở khu vực châu Á, điển hình như: Công bố chiến lược kết
nối Á - Âu; thúc đẩy và làm sâu sắc hơn mối quan hệ với các đối tác trong khu
vực như Nhật Bản, Ấn Độ, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN). Bên cạnh đó, một số nước thành viên của EU như Pháp, Đức, Hà
Lan đã công bố những cách tiếp cận của riêng mình đối với khu vực Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương. Mới đây nhất, ngoại trưởng 27 nước thành viên EU
đã thông qua “Chiến lược hợp tác của Liên minh châu Âu tại khu vực Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương”, tái khẳng định cam kết sẽ can dự sâu hơn, hợp tác
với các đối tác để giải quyết những thách thức chung, trước hết là những tác
động sâu rộng đến kinh tế và con người do cuộc khủng hoảng bởi đại dịch COVID-19 gây ra.
Tuy nhiên với mỗi quốc gia lớn hay chủ thể khác nhau trong khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương, EU lại có các chính sách hợp tác phát triển khác 17
nhau. Trong phạm vi một tiểu luận, em xin phép chỉ đi vào tìm hiểu chính sách
của EU đối với ba khu vực chủ chốt là: Trung Quốc, Nhật Bản và ASEAN nhằm
làm nổi bật trọng tâm của đề tài là tìm hiểu về chính sách đối ngoại của Liên
minh Châu Âu đối với các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
2.1. Chính sách đối ngoại của EU với Trung Quốc.
Trung Quốc với lãnh thổ rộng lớn, quy mô nền kinh tế đứng thứ hai thế
giới, nền chính trị có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và quy mô dân số đứng đầu thế
giới…là một chủ thể quan hệ quốc tế có vai trò rất lớn trên bàn cờ chính trị,
kinh tế thế giới. Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện EU – Trung Quốc nhiều
năm qua đã tạo dựng được nền tảng, lợi ích chung nên hai bên cần thúc đẩy hơn
nữa để mối quan hệ này ngày càng bền chặt. Tầm quan trọng của quan hệ EU –
Trung Quốc là rất lớn và thực tế hai bên đều có nhiều đồng thuận, hợp tác trong
nhiều lĩnh vực. Trong thời gian tới, hai bên cần giảm bớt bất đồng, khác biệt
thông qua tăng cường đối thoại. EU là đối tác thương mại lớn nhất của Trung
Quốc, trong khi Trung Quốc là nguồn nhập khẩu lớn nhất và là đối tác thương
mại thứ hai của EU. Chính vì vậy nên chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã
kêu gọi nước này và Liên minh châu Âu tăng cường trao đổi quan hệ, các vấn
đề lớn liên quan đến hòa bình và phát triển thế giới, cũng như đóng vai trò xây
dựng trong một thế giới đầy biến động. Phát biểu tại hội nghị các nhà lãnh đạo
Trung Quốc – EU lần thứ 23 theo hình thức trực tuyến ngày 1/4/, Chủ tịch Tập
Cận Bình nêu rõ kể từ năm 2021, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và EU đã đạt
được những bước tiến mới bất chấp nhiều thách thức, khó khăn. Điều này cho
thấy Trung Quốc và EU chia sẻ những lợi ích sâu rộng và có nền tảng hợp tác
chắc chắn. Trong khi đó, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng kêu gọi
hai bên tăng cường đối thoại và phối hợp, củng cố hợp tác thiết thực, duy trì hòa
bình và ổn định nền kinh tế thế giới. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của mối
quan hệ giữa Bắc Kinh và EU đối với hòa bình, ổn định và phát triển của thế
giới trong bối cảnh EU là nền kinh tế đang phát triển lớn nhất còn EU là liên 18