Chính sách đối ngoại của Pháp trong nhiệm kỳ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từ năm 2017 - nay | Bài tập lớn môn chính sách đối ngoại một số nước trên thế giới
Khái quát chung về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và chính sách đối ngoại của Pháp trong giai đoạn. Khái niệm chính sách đối ngoại. Đặc điểm chính trị của Pháp. Vị trí và vai trò của khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính sách đối ngoại một số nước trên thế giới
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
----------------------------------------------------- BÀI TẬP LỚN
MÔN: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ĐỀ TÀI
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA PHÁP VỚI KHU VỰC CHÂU Á – THÁI
BÌNH DƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 2007 - NAY Họ và tên : Trần Quang Hưng Mã sinh viên : 2156110027 Lớp : QHCT & TTQT K41
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thu Hà
TS. Phạm Lê Dạ Hương
Hà Nội, tháng 12 - năm 2023
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA PHÁP VỚI KHU VỰC CHÂU Á – THÁI
BÌNH DƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 2007 – NAY Trần Quang Hưng
Tóm tắt: Bài viết trình bày những tìm hiểu về vị trí và tầm quan trọng của khu vực
châu Á - Thái Bình Dương. Trên cơ sở đó, phân tích về chính sách đối ngoại của
Pháp đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương dưới nhiệm kỳ ba vị Tổng thống
gần nhất: Nicolas Sakorzy, Francois Hollande, Emmanuel Macron, từ đó đưa ra
những nhận xét và dự đoán chính sách đối ngoại của Pháp trong tương lai
Từ khóa: Pháp, Chính sách đối ngoại, Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Sarkozy, Hollande, Macron
Abtract: The essay illustrates some researchs about the position and importance of
the Asia-Pacific region. Based on that informations, we could make an analysis of
the foreign policy of France for the Asia-Pacific region under three France
President, namely Nicolas Sakorzy, Francois Hollande, Emmanuel Macron. From
that analysis, we could point out some feedbacks and prediction of France’s foreign policy in the future
Key words: France, Foreign policy, the Asia – Pacific region, Sarkozy, Hollande, Macron I.
Khái quát chung về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và chính sách
đối ngoại của Pháp trong giai đoạn từ 2007 – nay
1. Khái niệm chính sách đối ngoại
Chúng ta có thể hiểu đơn giản định nghĩa về chính sách theo cách chung nhất.
Căn cứ theo từ điển tiếng Việt: “chính sách là văn bản sách lược và kế hoạch cụ thể
nhằm đạt mục đích nhất định, được đề ra dựa vào đường lối chính trị chung và tình
hình thực tế”. Chi tiết hơn, chính sách là tập hợp các biện pháp được thể chế hóa của
một chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm thúc đẩy đối tượng quản
lý thực hiện mục tiêu mà chủ thể quản lý vạch ra trong chiến lược phát triển của một
hệ thống xã hội. Muốn định ra chính sách đúng và hợp lý, các nhà hoạch định phải
căn cứ vào tình hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn, phải vừa giữ vững
mục tiêu, phương hướng được xác định trong đường lối, nhiệm vụ chung, vừa linh
hoạt vận dụng vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể. Đối với một quốc gia, chính sách
là chủ trương cụ thể của một đảng hay chính phủ về nhiệm vụ phát triển chung của
đất nước theo một chiến lược phát triển lâu dài. Chính sách của nhà nước bao gồm
nhiều loại chính sách cụ thể như: chính sách kinh tế, chính sách đối nội, chính sách
đối ngoại. Nhiệm vụ của đảng cầm quyền hay chính phủ phải thực hiện các chính
sách đó nhằm vào sự phát triển chung, mục tiêu chung của đất nước.
Về đối ngoại, có thể thấy công tác đối ngoại là lĩnh vực hoạt động phong phú
và phức tạp. Các hoạt động đối ngoại có thể diễn ra ngay tại chính Việt Nam, có thể
xảy ra trên lãnh thổ của một quốc gia khác, cũng có thể đồng thời diễn ra ở nhiều
nơi trên thế giới. Các hoạt động đó được tiến hành nhằm đạt những mục đích chính
trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng, an ninh... hoặc kết hợp các mục đích khác nhau để
đảm bảo lợi ích quốc gia và hài hòa giữa các bên.
Qua các định nghĩa trên ta có thể rút ra được kết luận về chính sách đối ngoại.
Chính sách đối ngoại là "những mục tiêu chung hướng dẫn các hoạt động và các mối
quan hệ của một quốc gia trong sự tương tác với các quốc gia khác”. Chính sách đối
ngoại của mỗi quốc gia ra đời và phát triển trên cơ sở lí luận của các học thuyết chính
trị, lý thuyết về chính sách đối ngoại cơ bản cũng như các giá trị phổ quát của mỗi
quốc gia, dân tộc đó. Việc hình thành, phát triển và thực thi chính sách đối ngoại của
mỗi quốc gia phụ thuộc nhiều yếu tố: nền chính trị quốc gia, tầng lớp cầm quyền,
các chính trị gia nổi tiếng hay các nhóm học giả có tiếng nói trong xã hội, bối cảnh
chính trị khu vực và thế giới, tư tưởng xã hội, nền tảng văn hóa, lịch sử của dân tộc,...
Trong việc ra đời chính sách đối ngoại, vai trò của nhà lãnh đạo quốc gia, chủ thể
quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngày nay, hoạt động quan hệ hợp tác quốc
tế phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực và rộng khắp các chủ thể. Chính sách đối
ngoại của một quốc gia cũng có thể hiểu như sự kéo dài của chính sách đối nội với
các chủ thể ngoài biên giới quốc gia
2. Đặc điểm chính trị của Pháp
Pháp là nước thiết lập bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập,
mô hình “lưỡng đầu chế” (Chính phủ do Tổng thống và Thủ tướng cùng đứng đầu).
Trong đó, quyền lực nhà nước tập trung vào Tổng thống. Là nguyên thủ quốc gia,
đứng đầu cơ quan hành pháp, chỉ huy tối cao các lực lượng vũ trang, Tổng thống chi
phối mọi hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Khi liên minh
đảng của Tổng thống chiếm đa số trong Hạ viện, Tổng thống Pháp có quyền lực gần
như tuyệt đối. Khi phe đối lập chiếm đa số trong Hạ viện, quyền lực của Tổng thống
bị hạn chế bởi yếu tố đại nghị. Thủ tướng là người của đảng chiếm đa số trong Hạ
viện, nhưng buộc phải phục tùng quyền lãnh đạo của Tổng thống. Thủ tướng chủ
yếu điều hành công việc trong nước, các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Hạ viện là cơ quan
bầu ra Thủ tướng và Chính phủ, kiểm tra, giám sát hoạt động của Chính phủ, thông
qua các đạo luật và các quyết định quan trọng của đất nước. Thượng viện đại diện
cho lợi ích của các đơn vị hành chính lãnh thổ, chủ yếu là vùng nông thôn, thị trấn.
Tuy nhiên, vai trò của Hạ viện, đặc biệt là Thượng viện bị hạn chế do yếu tố đảng
phái chi phối. Hội đồng Hiến pháp là cơ quan tư pháp cao nhất. Trong hệ thống tư
pháp Pháp còn có Hội đồng thẩm phán tối cao do Tổng thống đứng đầu. Trên thực
tế hoạt động của cơ quan tư pháp phụ thuộc khá nhiều vào Chính phủ.
Ở Pháp, số lượng đảng nhiều, liên minh các đảng không chặt chẽ dẫn đến thiếu
ổn định, Chính phủ thường xuyên thay đổi do hai phe tả - hữu có lực lượng ngang
bằng nhau. Theo truyền thống, các đảng phái được chia thành hai phe tả và hữu. Phe
tả do đảng Xã hội (PS) đứng đầu, liên minh với Đảng Xanh (EELV), Đảng “Mặt
trận cánh tả”, Đảng Cộng sản (PCF)...; phe hữu do Đảng “Những người Cộng hòa”
(trước có tên là Liên minh vì phong trào dân chủ - UMP) đứng đầu, liên minh với
Đảng “Liên minh những người dân chủ và độc lập” (UDI) và “Phong trào Dân chủ”
(MoDEM), Đảng Dân chủ tự do... Thời gian qua, Đảng cực hữu “Mặt trận quốc gia”
(FN) nổi lên như một lực lượng chính trị quan trọng gây xáo trộn bức tranh đối đầu
tả - hữu và thay vào đó là cuộc đua tam giác giữa 3 lực lượng chính trị lớn, trong đó có đảng cực hữu FN.
Cùng với việc Tổng thống François Hollande nhậm chức, Đảng Xã hội lên nắm
quyền từ tháng 6-2012, sau 17 năm thất bại (kể từ thời Tổng thống François
Mitterrand). Trước khi bước vào Điện Elysée, ông Hollande đã cam kết sẽ nhanh
chóng giải quyết những thách thức của một đất nước đang chìm trong khủng hoảng
kinh tế, khủng hoảng nợ công bằng cách khởi động lại quá trình tăng trưởng, từng
bước sốc lại nền kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách và đảo chiều mức thất nghiệp.
Tuy nhiên, mọi việc không hề đơn giản. Đảng Xã hội cầm quyền đang đánh mất sự
tín nhiệm khi thất bại trên hầu hết các lĩnh vực quan trọng. Kinh tế Pháp tiếp tục ảm
đạm, thất nghiệp tăng liên tục. Mục tiêu thâm hụt ngân sách không quá 3% GDP
ngày càng trở nên xa vời và Pháp biến thành “con bệnh” ở châu Âu.
Nhưng cánh hữu cũng không thể chối bỏ trách nhiệm. Hơn một thập kỷ cầm
quyền trước đó, cánh hữu đã đẩy nước Pháp vào những tình cảnh bi đát, bao gồm
các cuộc bạo động năm 2005 gây chia rẽ xã hội, nợ công từ 58,8% năm 2002 vọt lên
90,6% năm 2012. Những yếu kém của bộ máy hành pháp của chính quyền tả cũng
như hữu trong nhiều thập kỷ đã đẩy nước Pháp vào một cuộc khủng hoảng toàn diện.
Cùng với những khó khăn về kinh tế, yếu kém của bộ máy đương nhiệm, khủng bố
và mặt trái của vấn đề nhập cư cũng chính là lý do giải thích việc đảng cực hữu “Mặt
trận quốc gia” nổi lên và ngày càng thu hút được lá phiếu cử tri tại các cuộc bầu cử gần đây.
3. Vị trí và vai trò của khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Với sự trỗi dậy của các cường quốc Châu Á – Thái Bình Dương, sự phát triển
của nền kinh tế và sự leo thang đáng lo ngại của các xung đột nơi đây, phần lớn
lịch sử thế kỷ XXI sẽ được viết lên ở Châu Á – Thái Bình Dương. Nếu như có thể
mô tả Trung Đông là “vòng cung bất ổn” thì cũng có thể coi khu vực trải rộng từ
Nhật Bản qua Trung Quốc và Đông Nam Á đến Ấn Độ là “vòng cung phát triển”.
Thứ nhất, về điều kiện tự nhiên - xã hội, Châu Á – Thái Bình Dương là một khu
vực rộng lớn về diện tích bao gồm hai bộ phận đó là biển Thái Bình Dương, đại
dương lớn nhất thế giới (178,7 triệu km2); phần đất liền là lãnh thổ các quốc gia
trong khu vực với diện tích hơn 60 triệu km2. Với 65% nguồn nguyên liệu toàn cầu
và có nhiều tuyến hàng hải quan trọng, Châu Á – Thái Bình Dương là huyết mạch
thương mại và năng lượng của thế giới, về cả trọng tải và giá trị. Hàng năm, trên một
nửa tải trọng thương mại thế giới cùng ½ khối lượng khí đốt thương mại và 1/3 khối
lượng dầu lửa thương mại đi qua các vùng biển trong khu vực này. Về dân số, các
nước CA-TBD được lợi từ cái mà các nhà kinh tế gọi là “lợi tức dân số” với số người
ở độ tuổi lao động chiếm 68% dân số toàn khu vực. Ưu thế về lao động tạo ra cơ hội
cho tăng trưởng kinh tế, vì sản lượng bình quân của người lao động cao hơn so với
sản lượng bình quân của trẻ nhỏ và người già.
Thứ hai, về vị trí kinh tế, Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực năng động, giàu
tiềm năng, nơi hội tụ của nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Nhật
Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc… Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực phục hồi nhanh
nhất và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất sau những tác động của khủng hoảng tài
chính - kinh tế toàn cầu với mức tăng trưởng kinh tế hàng năm trên 6%, có thể kể
đến Trung Quốc (10,2%), Úc (3,8%) là những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao
nhất của thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương đang trở thành một trong ba trung tâm
kinh tế hàng đầu của thế giới, GDP chiếm 61% của thế giới, khối lượng buôn bán
thương mại chiếm 45% toàn cầu, đạt hơn 3400 tỷ USD/năm. Nơi đây còn có nhiều
trung tâm tài chính lớn vào bậc nhất của thế giới như: Tokyo, Hồng Kông,
Singapore… Sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn đối với Châu Á – Thái Bình
Dương nhằm tìm kiếm lối thoát, mở rộng thị trường, khắc phục những hậu quả của
cuộc khủng hoảng kinh tế cũng như có thể hưởng lợi từ sự phát triển năng động của khu vực này.
Thứ ba, về vị trí chính trị - an ninh, Châu Á – Thái Bình Dương đang là nơi hội
tụ, giao thoa lợi ích chiến lược của tất cả các nước lớn. Quan hệ Mỹ - Trung nổi lên
trở thành mối quan hệ chủ đạo, chi phối nhiều mặt của cục diện khu vực. Sự cạnh
tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng rõ nét đối với vai trò lãnh đạo ở Đông
Á. Nga và Trung Quốc là hai cường quốc đang “trỗi dậy” về kinh tế, chính trị và quân
sự, cùng tìm kiếm tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề quốc tế và khu vực, vừa tăng
cường hợp tác, vừa cảnh giác lẫn nhau. Bên cạnh đó, Châu Á – Thái Bình Dương
duy trì được môi trường hòa bình và ổn định một cách tương đối nhờ hệ thống các thể
chế an ninh khu vực đan xen, nhiều tầng nấc. Các thỏa thuận an ninh song phương và
cơ chế hợp tác an ninh đa phương phát triển dày đặc ở khu vực này. Tuy nhiên, chưa
có một cơ chế nào có thể đóng vai trò làm “đầu tàu” để giải quyết các vấn đề an ninh
còn tồn tại trong khu vực. Châu Á – Thái Bình Dương đang phải vật lộn với các vấn
đề gây mất ổn định kinh niên như vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên; các tranh
chấp lãnh thổ, lãnh hải giữa các nước trong khu vực; cuộc đấu tranh với Hồi giáo cực
đoan; các mối đe dọa an ninh phi truyền thống như thiên tai, buôn bán người và ma túy…
Đối với Pháp, châu Á từng là “khu vực bị lãng quên" trong suốt một thời gian dài
sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi quốc gia này tập trung xây dựng châu Âu, hướng
tới các nước láng giềng và coi khu vực châu Phi là ưu tiên trong chính sách đối ngoại.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Châu Á – Thái Bình Dương ngày càng trở thành trung
tâm và động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, Pháp đã thay đổi quan điểm và bắt
đầu kế hoạch xoay sang Châu Á – Thái Bình Dương
4. Tổng quan chính sách đối ngoại của Pháp với Châu Á – Thái Bình Dương
Sau chiến tranh Đông Dương, châu Á rộng lớn vẫn àl một điểm trống trong
chính sách đối ngoại của Pháp. Bước sang thập niên 90 thế kỷ XX, sự trối dậy mạnh
mẽ của các nước trong khu vực bên cạnh Nhật Bản, ựs xuất hiện của những "con
rồng", "con hổ", sự trỗi dậy của Trung Quốc, quá trình liên kết khu vực đã hình thành
nên một khu vực kinh tế năng động nhất thế giới. Thêm vào đó, xu hướng giao lưu
văn hóa Đông - Tây ngày càng phát triển đưa châu Á trở thành khu vực có sức thu
hút mạnh mẽ đối với các nước lớn với mong muốn thâm nhập và tăng thị phần cũng
như ảnh hưởng tại lục địa này. Những diễn biến đó tác động không nhỏ tới các nhà
hoạch định chính sách của Pháp. Sau một thời gian dường như "lãng quên" châu Á,
Pháp tìm cách quay trở lại lục địa này. Đặc biệt từ năm 1995, khi Jacqnes Chirac lên
nấm chính quyền, châu Á chính thức trở thành khu vực được quan tâm trong chính
sách đối ngoại của Pháp. Tổng thống Chirac đã tuyên bố: "Tôi muốn Pháp và châu
Âu thay đổi cách nhìn đối với châu Á bằng chính sách đối ngoại bỏ qua sự thờ ơ và
đôi khi sự không hiểu biết. Tôi muốn có chính sách mới dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau”
Mục tiêu của Pháp đối với châu Á là tăng cường sự có mặt về kinh tế và duy trì
đối ngoại thường xuyên đối với các nước trong khu vực, từ đó các hoạt động được
triển khai theo 3 hướng chủ yếu:
Thứ nhất: Phát triển quan hệ với các đối tác mới. Pháp coi trọng việc cải thiện
quan hệ với các nước trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN.
Từ năm 1991 đến nay, quan hệ chính trị - ngoại giao, kinh ết của Pháp với các nước
này thông qua diễn đàn song phương và đa phương (ASEM) được đẩy mạnh, đáp
ứng lợi ích thiết thực của cả hai bên.
Thứ hai: Chú trọng đẩy mạnh tiến trình đối thoại Á - Âu, đây là cách thức để
tăng cường trao đổi, hiểu biết, phát triển quan hệ chặt chẽ giữa hai bên và đặc biệt
là hạn chế vai trò độc quyền của Mỹ tại khu vực, hướng tới xây dựng quan hệ quốc
ết dựa trên trật tự thế giới đa cực.
Thứ ba: Để xâm nhập vào châu Á, Pháp lựa chọn đối thoại, ủng hộ đối với các
nghị quyết ềv tình hình nhân quyền ở Trung Quốc tại Uỷ ban Nhân quyền Liên hợp
quốc. Đối thoại trong khuôn khổ ASEM cũng được thực hiện theo cách đó nhằm xử
ýl các vấn đề nhạy cảm mà không cần đến đối đầu.
Việc củng cố và phát triển quan hệ với lục địa rộng lớn nhiều tiêm năng này àl
một hướng đi đang được khẳng định với quyết tâm chính trị cao của nước Pháp II.
Nội dung chính sách đối ngoại của Pháp với khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương trong giai đoạn từ 2007 - nay
1. Chính sách đối ngoại của Pháp với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
dưới nhiệm kỳ của Nicolas Sarkozy
Tổng thống Sarkozy chủ trương tăng cường quan hệ với khu vực này trên tất
cả các lĩnh vực, tiếp tục duy trì quan hệ cân bằng với tất cả các nước lớn trong khu
vực, đặc biệt là Nga, Trung Quốc và Nhật Bản. Ông còn tuyên bố nhiệm kỳ chủ
tịch EU của Pháp sẽ là “nhiệm kỳ châu Á”
Trong quan hệ với Nga, tuy còn tồn tại một số bất đồng như việc Pháp phê phán
Nga dùng con bài năng lượng để gây sức ép với các nước láng giềng, vấn đề nhân
quyền ở Nga, vấn đề hạt nhân của Iran hay vấn đề độc lập của Kosovo,… song cả
hai quốc gia này đều cần đến nhau. Pháp coi Nga là một trong những nhà cung cấp
năng lượng hàng đầu và là đối tác kinh tế chiến lược, còn Nga coi Pháp là đối tác
tiềm năng và là “cửa ngõ” thâm nhập vào thị trường châu Âu. Nicolas Sarkozy đã
từng khẳng định, trong chuyến công du sang Nga vào tháng 10/2007, rằng Pháp
“muốn làm bạn với Nga”, “muốn lắng nghe thấu hiểu nước Nga” và “Pháp, Nga
cần hợp tác vì hòa bình trên thế giới”. Cũng trên tinh thần hợp tác, Thủ tướng Nga
Putin cũng đã có chuyến công du nước Pháp vào tháng 5/2008 để tăng cường quan
hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đối với Trung Quốc, tuy hai bên còn những bất đồng trong nhiều vấn đề quốc
tế, đặc biệt là vấn đề hạt nhân của Iran, vấn đề Tây Tạng, chính sách năng lượng
của Trung Quốc ở châu Phi, cán cân thương mại song phương hay tỉ giá đồng Nhân
dân tệ,… song chính quyền Sakorzy vẫn rất coi trọng cải thiện và tăng cường quan
hệ với Trung Quốc, một nước có ảnh hưởng ngày càng lớn trên trường quốc tế. Để
minh chứng cho thiện chí của mình, và để khôi phục lại quan hệ với Trung Quốc
sau những phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc trước việc Cựu Tổng thống Sarkozy
gặp gỡ thủ lĩnh ly khai Tây Tạng Dalai Lama tại Ba Lan vào tháng 12/2008,
Sarkozy đã cam kết sẽ không ủng hộ “độc lập Tây Tạng” dưới bất kỳ hình thức nào
và khẳng định cho dù mối quan hệ Trung – Pháp thay đổi như thế nào thì vẫn chỉ
có duy nhất một Trung Quốc trên thế giới, trong đó Đài Loan và Tây Tạng chắc
chắn là những phần thuộc lãnh thổ Trung Quốc
Đối với Nhật Bản, chính quyền Sarkozy đã có chủ trương tiếp tục tăng cường
hợp tác song phương trong lĩnh vực kinh tế, năng lượng và đặc biệt là việc sử dụng
năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình cũng như phối hợp hoạt động trong
các vấn đề quốc tế liên quan đến an ninh, môi trường và phát triển. Thủ tướng Pháp
Francois Fillon, trong chuyến đi thăm Nhật Bản hồi tháng 4/2008, đã khẳng định
“Pháp và Nhật Bản là hai đối ác chính trị tương đồng cùng chia sẻ một tầm nhìn
chung về tương lai thế giới”. Tuy nhiên, giới phân tích chính trị quốc tế cho thấy
rằng, Chính phủ của cựu Tổng thống Pháp Sarkozy ưu tiên nhiều hơn đến việc phát
triển quan hệ với Trung Quốc hơn đối với Nhật Bản, khác với người tiền nhiệm
Jacques Chirac của mình, thay vì Nhật Bản, Tổng thống Sarkozy đã chọn Trung
Quốc làm điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du châu Á sau khi nhậm
chức và quan hệ hợp tác Nhật – Pháp hiện mới chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh tế, chưa
có những bước tiến mang tính chiến lược về chính trị.
2. Chính sách đối ngoại của Pháp với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
dưới nhiệm kỳ của Francois Hollande
Tổng thống Pháp Francois Hollande, ngay khi lên nắm quyền tháng 5/2012, đã
thể hiện mong muốn đa dạng hóa sự hiện diện của Pháp tại châu Á - Thái Bình
Dương. Chính sách “Đông tiến” của Pháp được thể hiện rõ trong phát biểu của cựu
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tại trụ sở Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) năm 2013: "Sự xoay trục về châu Á không phải là một hiệu ứng theo
phong trào, mà vì Pháp muốn hiện diện ở một khu vực mà thế giới tương lai đang
được xây dựng. Rõ ràng, châu Á-Thái Bình Dương sẽ là trung tâm của thế kỷ 21".
Trong chính sách đẩy mạnh xoay trục sang châu Á, Pháp cũng ngày càng xích lại
gần Đông Nam Á. Pháp là nước đầu tiên của châu Âu tham gia Hiệp ước Thân thiện
và Hợp tác (TAC) ở Đông Nam Á năm 2007.
Bước "xoay trục" của Pháp sang châu Á trong vài năm qua thể hiện rõ trên tất cả
các lĩnh vực, từ ngoại giao, an ninh - quốc phòng tới kinh tế, văn hóa lẫn con người.
Tần suất các chuyến công du của Tổng thống Hollande tới châu Á tăng mạnh trong
5 năm qua, trong đó 3 lần thăm Trung Quốc, 2 lần thăm Ấn Độ và Nhật Bản. Đặc
biệt, trong hai năm cuối nhiệm kỳ, người đứng đầu nước Pháp tập trung vào các đối
tác ở Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Philippines, Singapore, Malaysia và
Indonesia. Ngoài ra, các quan chức cao cấp nhất, từ thủ tướng đến các bộ trưởng,
cũng dồn dập tới thăm châu Á. Tất cả những động thái ngoại giao đó đã và đang
giúp Pháp mở rộng ảnh hưởng và tạo nền tảng vững chắc trong quan hệ với châu Á
và các quốc gia trong khu vực.
Không chỉ đích thân sang Châu Á, mà tổng thống Hollande còn huy động cả
chính phủ, đứng đầu là thủ tướng Jean-Marc Ayrault , rồi Manuel Valls, tiếp tay với
ông trong nỗ lực này. Hai vị thủ tướng của ông đã là những lãnh đạo cao cấp nhất
của Pháp từ cuối những năm 1980 viếng thăm Thái Lan hay New Zealand . Công
luận Pháp đã bất ngờ trước chuyến công du Mông Cổ vào tháng 8/2013 của ngoại trưởng Laurent Fabius.
Ngoài việc viếng thăm hay điều những “sứ giả” cao cấp nhất trong chính quyền
đến Châu Á - Thái Bình Dương, tổng thống Hollande còn tận dụng cả một đội ngũ
các nhà ngoại giao Pháp trên khắp thế giới, các tòa đại sứ để mở rộng chính sách
“Đông tiến” của Paris.
Kinh tế luôn là "điểm sáng" trong quan hệ Pháp - châu Á. 1/5 cơ sở kinh doanh
của Pháp ở nước ngoài đặt tại châu Á. Đây cũng là khu vực đem lại hơn một nửa
tăng trưởng xuất khẩu của Pháp. Riêng tại Đông Nam Á, hơn 1.500 doanh nghiệp
Pháp đang hoạt động. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Pháp sang ASEAN tương
đương với kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc. Nếu không tính các nước thành
viên Liên minh châu Âu (EU), ASEAN hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của
Pháp, sau Mỹ và Trung Quốc, xếp trên Nhật Bản. Ít nhất 6 nước Đông Nam Á, trong
đó có Việt Nam, nằm trong danh sách khoảng 45 quốc gia và vùng lãnh thổ ưu tiên
đối với xuất khẩu của Pháp. Châu Á rõ ràng đang có một vị trí ngày càng quan trọng
trong chiến lược của các doanh nghiệp Pháp. Sự hội nhập kinh tế ngày càng tăng của
khu vực châu Á, triển vọng về các hiệp định thương mại tự do giữa EU và các nước
châu Á,... đang góp phần thúc đẩy sự năng động kinh tế của Pháp.
Chỉ riêng trong lĩnh vực quốc phòng, Pháp đã đẩy mạnh hợp tác chống khủng bố
với các đối tác Á châu. Paris, dưới thời tổng thống Hollande, đã thiết lập đối thoại
2+2 với Nhật Bản, bán 36 chiếc chiến đấu cơ hiện đại Rafale cho Ấn Độ, ký hợp
đồng cung cấp tàu ngầm cho Úc. Bộ trưởng Quốc Phòng Pháp Jean - Yves Le Drian
hai lần dự diễn dàn an ninh Đối Thoại Shangri-La ở Singapore và đã lên tiếng về
Biển Đông. Vẫn ông Le Drian đã lập ra một khuôn khổ đối thoại 2 năm một lần với
các bộ trưởng Quốc Phòng trong vùng Nam Thái Bình Dương.
Vận động ngoại giao để phục vụ cho mục đích về môi trường, cũng là một hướng
đi mới mà tổng thống Hollande đã vạch ra. Mọi người còn nhớ, để chuẩn bị cho
thượng đỉnh chống biến đổi khí hậu Paris- COP 21, tại Philippines, tháng 2/2015
nguyên thủ Pháp đã tung ra “Lời kêu gọi từ Manila”. Cũng François Hollande đã
đến tận Bắc Kinh tìm hậu thuẫn của chủ tịch Tập Cận Bình trên vấn đề giảm khí thải
CO2 làm hâm nóng Trái Đất.
Văn hóa và giao lưu con người cũng đang tạo nên dấu ấn trong bước “xoay trục”
của Pháp sang châu Á. Chưa bao giờ người Pháp lại hướng tới châu Á nhiều như
hiện nay khi mà các cộng đồng người Pháp tại châu Á là những cộng đồng phát triển
nhanh nhất trên thế giới. Hiện số người Pháp sống tại châu Á chiếm gần 9% dân số
của Pháp tại nước ngoài. Sinh viên Pháp tại các trường đại học châu Á ngày càng
tăng, trong khi sinh viên châu Á (nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc hay Việt Nam) hiện
đang theo học tại Pháp đạt tới con số 50.000 người. Nhiều quốc gia Đông Nam Á
như Campuchia, Lào và Việt Nam, là thành viên Cộng đồng Pháp ngữ và trở thành
"cầu nối" gắn kết văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục... giữa Pháp với khu vực ASEAN nói
riêng và châu Á nói chung…
3. Chính sách đối ngoại của Pháp với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
dưới nhiệm kỳ của Emmanuel Macron
Có thể nhận định, hồ sơ châu Á hiện đang trở thành ưu tiên của chính quyền
Emmanuel Macron trong chiến lược mở rộng sự hiện diện của Pháp ở những khu
vực khác nhau trên thế giới, từ đó tạo nên một thế giới đa phương, nơi mà tất cả các
bên đều phải tôn trọng luật pháp quốc tế.
Trong tính toán này, ông Macron đặc biệt chú ý đến “đối tác hàng đầu” Trung
Quốc, kèm những điều kiện ràng buộc cụ thể. Đơn cử như dự án “Con đường tơ lụa
thế kỷ 21”, Tổng thống Pháp để ngỏ cánh cửa tham gia vào kế hoạch mà Chủ tịch
Tập Cận Bình đang ấp ủ, cùng yêu cầu trao đổi tương xứng hai chiều. Dễ thấy, ông
Macron đang có những chiến lược để bảo vệ các quyền lợi của Pháp một cách thực tế và thực dụng.
Cùng lúc đó, Paris cho thấy sẽ không đơn phương đối đầu với Bắc Kinh, mà tìm
cách huy động các đối tác châu Âu khác để đưa ra những khung pháp lý, từ đó kiểm
soát chặt chẽ hơn các dự án đầu tư của Bắc Kinh vào Paris hay châu Âu.
San bằng những bất đồng trong quan hệ ngoại giao với Nga cũng được ông
Emmanuel Macron ưu tiên trong thời gian nắm quyền. Chính phủ Pháp toan tính dựa
vào sức mạnh kinh tế để sưởi ấm “tình bang giao” khi Paris là một trong hai đối tác
kinh tế châu Âu quan trọng nhất của Moscow thông qua nhiều dự án hợp tác song
phương, bên cạnh việc bày tỏ thiện chí đối thoại với Moscow về hai hồ sơ lớn là Syria và Ukraine.
Tất nhiên, điều này là không hề dễ dàng khi mà chính quyền Macron chưa thể
bắt tay với Nga nếu chưa tìm cách bảo vệ những mối quan hệ chiến lược của Pháp
với các đồng minh phương Tây.
Cùng lúc đó, Paris kiên quyết bảo vệ những giá trị dân chủ ở khắp mọi nơi trên
thế giới, kể cả các quyền cơ bản của những cộng đồng thiểu số như là người đồng
tính ở Tchetchenia. Và chính bản thân ông Macron cũng từng bày tỏ lo ngại và tuyên
bố dè chừng trước chính sách của Nga trong nhiều lĩnh vực, như quân sự và hạt nhân.
Vai trò trọng tâm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng được ông
Emmanuel Macron tính đến trong chiến lược an ninh của Pháp. Pháp đã tăng tần
suất hoạt động quốc phòng tại khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương kể từ đầu
năm 2018, đồng thời tích cực thúc đẩy hợp tác quốc phòng tại châu Á - Thái Bình Dương.
Việc Pháp lựa chọn khu vực này để tiến hành một chương trình đào tạo kỹ năng
tác chiến cho sĩ quan của hải quân các nước là minh chứng rõ ràng cho chiến lược an ninh của Paris.
Tổng thống Pháp đã có chuyến công du tới Ấn Độ để mở rộng cánh cửa hợp tác
trên nhiều lĩnh vực giữa Paris và New Delhi, phản ánh chính sách “hướng Đông” của Paris.
Trong chuyến thăm Australia gần đây, Tổng thống Macron đã kêu gọi thành lập
một liên minh chiến lược 3 bên mới giữa Pháp, Australia và Ấn Độ, nhằm phối hợp
chặt chẽ trong các hoạt động hàng hải, hỗ trợ các nước bạn bè tại Thái Bình Dương
thông qua hoạt động nhân đạo, cứu trợ thiên tai, xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực.
Ngoài ra, Pháp cũng nhắm đến hàng loạt quốc gia châu Á để tăng cường hiện
diện trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Pháp tung ra liên tiếp 2 tín hiệu mạnh
nhằm khẳng định vai trò của mình tại cả hai khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình
Dương, hiện đang được gộp lại trong khái niệm chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Theo đánh giá, Paris đang khẳng định vai trò cường quốc hải quân của mình vào
lúc Bắc Kinh đang ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng trong khu vực.
Nằm trong một chuỗi hoạt động mới đây với nhiều nước châu Á, chuyến ghé
cảng Philippines của chiến hạm Pháp đã nêu bật quan hệ quốc phòng đang phát triển
giữa Pháp và Philippines, cũng như vai trò của Pháp với tư cách một cường quốc ở
khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Theo chính quyền Macron, Pháp hoàn toàn không phải là một tác nhân mới trong
khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà đã có ảnh hưởng sâu rộng từ trước, thông
qua hệ thống di sản thời thuộc địa, chủ quyền trên nhiều vùng lãnh thổ hải ngoại,
hay cùng với một số cường quốc khác đóng góp vào việc duy trì ổn định khu vực theo luật quốc tế.
Không phải ngẫu nhiên mà Chính phủ của Tổng thống E. Macron dành sự quan
tâm tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bởi khu vực này nằm trong vùng
lợi ích chiến lược của Pháp.
Thứ nhất, Pháp rất coi trọng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Khu
vực này không chỉ là nơi cạnh tranh chiến lược lớn về an ninh toàn cầu mà còn nắm
giữ các lợi ích an ninh quốc gia trực tiếp đối với Pháp. Quốc gia Tây Âu này có lãnh
thổ ở Nam Ấn Độ Dương, gồm quần đảo Mayottes và Réunion, quần đảo Eparses
và các vùng đất ở châu Đại dương và Nam Cực. Ở Thái Bình Dương, Pháp có các
vùng hải ngoại New Caledonia, Wallis-et-Futuna, quần đảo Polynésie thuộc Pháp và
đảo Clipperton. Về mặt địa - chính trị, những tài sản và các đặc khu kinh tế liên quan
này chính là cơ sở khẳng định vai trò toàn cầu của Pháp như “một cường quốc tầm trung”
Không gian Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đối với Pháp hiện hữu như một
thực thể địa - chính trị. Khu vực này tập trung 60% dân số, chiếm 1/3 thương mại
thế giới với 1,5 triệu công dân Pháp sống ở các lãnh thổ và vùng hải ngoại, hơn 7.000
quân nhân Pháp đang làm nhiệm vụ (trong đó 4.100 ở Ấn Độ Dương và 2.900 ở Thái
Bình Dương), hơn 200.000 người Pháp sinh sống ở các quốc gia khu vực Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương và gần 9 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế của Pháp
(EEZ) nằm trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, lớn thứ hai trên thế
giới (sau Mỹ). Pháp cũng duy trì một mạng lưới dày đặc gồm 18 tùy viên quốc phòng
thường trú và không thường trú tại 33 quốc gia. Pháp coi đây là những công cụ nhằm
bảo vệ và bảo đảm an ninh quốc gia và vùng lãnh thổ của Pháp, giúp kiểm soát các
vùng đặc quyền kinh tế và triển khai thực hiện các hoạt động hợp tác quốc phòng.
Chính vì vậy, Pháp luôn kiên quyết trong bảo vệ nguyên tắc tự do hàng hải tại khu vực.
Thứ hai, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương như một cực tiềm năng mở
rộng kinh tế của Pháp. Trung tâm trọng lực kinh tế của thế giới đã dịch chuyển từ
Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Sáu thành viên của Nhóm các nền kinh tế
phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) gồm Australia, Trung Quốc, Hàn
Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản hiện có mặt tại khu vực này. Các tuyến đường
thương mại hàng hải thông qua Ấn Độ Dương và Đông Nam Á đã trở nên ngày càng
chiếm ưu thế. Tỷ trọng ngày càng tăng của khu vực này trong trao đổi thương mại
và đầu tư thế giới khiến Pháp trở thành một tác nhân hàng đầu trong tiến trình toàn cầu hóa
Bên cạnh đó, sự thịnh vượng của Pháp - cường quốc kinh tế lớn thứ năm thế giới
gắn liền với sự năng động của châu Á: tỷ trọng thương mại của Pháp với khu vực
châu Á - Thái Bình Dương năm 1985 từ 14% đã tăng lên 24% năm 2000 và 32%
năm 2016. Đầu tư trực tiếp của Pháp vào khu vực này hiện đã vượt quá 80 tỷ USD,
cao gấp 4 lần đầu tư của châu Á vào Pháp. Thương mại của Pháp cũng phụ thuộc rất
nhiều vào các tuyến hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Khu vực
này cũng chiếm hơn 40% số lượng hàng hóa nhập khẩu của Pháp từ bên ngoài EU.
Thứ ba, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương giúp khôi phục vị thế cường
quốc của Pháp. Về mặt đối ngoại, tuy vẫn gặp nhiều rào cản trong ý định cải tổ châu
Âu, cũng như chưa thành công trong việc xây dựng một mối quan hệ thân thiện với
chính quyền của Mỹ và việc tái xây dựng mối quan hệ với Nga cũng đang ở giai
đoạn đầu còn nhiều tranh cãi, song Tổng thống E. Macron vẫn được coi là một trong
những nhà lãnh đạo năng nổ trong công cuộc tìm lại vị thế cường quốc cho nước
Pháp trên chính trường quốc tế. Dưới thời Tổng thống E. Macron, Pháp muốn trở
thành một bên đóng vai trò quan trọng trong sự hợp tác giữa các nền dân chủ cùng
có sự quan tâm tới khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, duy trì một trật tự dựa trên
luật lệ và tạo ra đối trọng với sức mạnh và ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung
Quốc ở khu vực. Mặc dù lợi ích chính của Pháp vẫn là ở châu Âu, nhưng khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương cũng góp phần củng cố vị thế của Pháp như là một chủ
thể quan trọng tham gia vào khu vực. Trong hai nhiệm kỳ tổng thống của ông Nicolas
Sarkozy và ông François Hollande, Pháp đã ngả sang trường phái tân bảo thủ, sẵn
sàng can thiệp quân sự ra nước ngoài. Tuy nhiên, đến nhiệm kỳ của mình, nhà lãnh
đạo trẻ E. Macron đã điều chỉnh quỹ đạo trở lại theo đường lối của nhà lãnh đạo De
Gaulle, với nguyên tắc cơ bản là đường lối độc lập, chủ động và tự chủ. Xu hướng
này có thể thấy khá rõ đối với những chính sách ở khu vực châu Á, một trong những
hướng ngoại giao quan trọng mà ông E. Macron đẩy mạnh trong thời gian qua. Pháp
bắt tay với tất cả các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, miễn là các
quy tắc tự do lưu thông được tôn trọng
Tổng thống E. Macron là người ủng hộ đường lối hội nhập thế giới, thúc đẩy toàn
cầu hóa, tự do hóa, phản đối đường lối dân túy, dân tộc cực đoan. Sự quyết tâm của
Pháp nhằm mở rộng hợp tác và sức ảnh hưởng tại khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương là điểm nhấn quan trọng trong chiến lược an ninh của Pháp, góp phần nâng
cao vị thế toàn cầu của nước này trong bối cảnh những cam kết an ninh của Mỹ còn
nhiều bất ổn. Trong bối cảnh địa chiến lược thay đổi, mục tiêu then chốt của Pháp là
tăng cường mối quan hệ hợp tác và đối tác với các quốc gia trong khu vực rộng lớn,
nơi lợi ích của chủ nghĩa đa phương và tôn trọng luật pháp quốc tế sẽ rất cần thiết
cho hòa bình và an ninh khu vực.
Chính sách đối ngoại quyết đoán và thành công của Pháp không chỉ thể hiện sự
chuyển hướng trong tư duy mà còn là biểu tượng tập hợp đoàn kết mạnh mẽ. Kể từ
khi ông E. Macron nhậm chức Tổng thống Pháp năm 2017 đến nay, những cam kết
cải cách triệt để đất nước đã không đạt kết quả như mong đợi. Trong ba năm đầu
cầm quyền của Tổng thống E. Macron, Pháp đối mặt với phong trào biểu tình “Áo
vàng”, một đợt phản kháng xã hội nghiêm trọng nhất với nước Pháp kể từ sự kiện
tháng 5-1968. Các ý tưởng cải cách lớn mà Tổng thống E. Macron dự định tiến hành
như cải cách hưu trí, cải cách hiến pháp… đều đang dang dở. Bên cạnh đó, đợt bùng
phát đại dịch COVID-19 đã khiến gần 90.000 người dân Pháp thiệt mạng (tính đến
ngày 7-3-2021) và đã làm nền kinh tế bị sa sút nghiêm trọng. Các chỉ số kinh tế của
Pháp, như tốc độ tăng trưởng hay tỷ lệ thất nghiệp, dù được cải thiện nhưng diễn ra
với tốc độ rất chậm.
Có thể thấy, môi trường bên ngoài ngày càng phức tạp sẽ khiến các nước trong
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hướng tới các quy trình hoạch định chiến lược
nhiều sắc thái hơn, trong đó có cả xu hướng giảm sự phụ thuộc vào các cường quốc
lớn cũng như tăng cường năng lực nội tại để thích ứng với sự thay đổi. Trước thách
thức này, với mong muốn thúc đẩy một trật tự đa cực ổn định dựa trên luật pháp,
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ là một ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Pháp.
Kết luận: Thế kỷ XXI được dự báo là “Thế kỷ của châu Á - Thái Bình Dương”.
Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có vị trí địa chiến lược rất quan trọng và luôn
là nơi tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn. Với vai trò và vị trí ngày càng quan
trọng của mình, sự phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng trở
nên có ý nghĩa hơn trong chiến lược của các nước lớn, nhất là đối với Pháp. Các
nước lớn đều chú trọng và có sự điều chỉnh chiến lược đối với châu Á - Thái Bình
Dương. Cùng với những cơ hội phát triển, thách thức đang gia tăng đối với nhiều
quốc gia trong khu vực. Việc nắm bắt, khai thác cơ hội, thời cơ và vượt qua thách
thức từ sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn phụ thuộc vào quan điểm, đường
lối chiến lược của mỗi quốc gia trong khu vực.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Quế & Nguyễn Minh Thảo (2009), Chính sách đối ngoại của Pháp
dưới thời Tổng thống Nicolas Sarkozy
2. Nguyễn Thị Quế, Chính sách đối ngoại của cộng hòa Pháp trong giai đoạn sau chiến tranh lạnh