Chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình từ 2012 - 2018 | Tiểu luận chính sách đối ngoại một số nước lớn

Hiện nay, cục diện thế giới đang có sự biến đổi và dịch chuyển nhanh chóng, trật tư thế giới đang có xu hướng chuyển từ “đơn cực” sang “đa cực”, trong đó Trung  Quốc đang nổi lên là một cực quan trọng của trật tự này. Đặc biêt, chính sách đối  ngoại là một bộ phận quan trọng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
31 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình từ 2012 - 2018 | Tiểu luận chính sách đối ngoại một số nước lớn

Hiện nay, cục diện thế giới đang có sự biến đổi và dịch chuyển nhanh chóng, trật tư thế giới đang có xu hướng chuyển từ “đơn cực” sang “đa cực”, trong đó Trung  Quốc đang nổi lên là một cực quan trọng của trật tự này. Đặc biêt, chính sách đối  ngoại là một bộ phận quan trọng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

18 9 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
------------------🕮------------------
TIỂU LUẬN
MÔN: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỘT SỐ NƯỚC LỚN
Đề tài: Chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình từ
2012 - 2018
Học viên: Cung Hà Anh
Mã sinh viên: 1956140002
Lớp tín chỉ: Quan hệ quốc tế & Truyền thông
toàn cầu.
HÀ NỘI – 2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1.Lý do chọn đề tài 5
2. Mục đích và nhiệm vụ 6
3. Phương pháp nghiên cứu 6
4. Kết cấu của đề tài 7
NỘI DUNG 8
CHƯƠNG I: NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH
SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC THỜI KÌ TẬP CẬN BÌNH TỪ
NĂM 2012 – 2018 8
1.1.Nhân tố bên ngoài 8
1.1.1. Tình hình thế giới 8
1.1.2. Tình hình khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 10
1.2.Các nhân tố bên trong 11
1.2.1. Tình hình Trung Quốc từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền 11
1.2.2. Vai trò của Tập Cận Bình 13
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA TRUNG QUỐC DƯỚI THỜI KÌ TẬP CẬN BÌNH TỪ NĂM 2012 –
2O18 14
2.1. Nội dung chính sách đối ngoại Trung Quốc thời kỳ Tập Cận Bình 14
2.1.1. Đường lối và mục tiêu chung 14
2.1.2. Phương châm, nguyên tắc, nhiệm vụ trọng tâm 16
2.1.3. Nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại 18
2.2. Thực trạng triển khai chính sách đối ngoại của thời kỳ Tập Cận Bình từ năm
2012 - 2018 21
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
TRUNG QUỐC TRONG THỜI GIAN TỚI 23
3.1 Thuận lợi và thách thức của chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời
kỳ Tập Cận Bình 23
3.1.1. Thuận lợi 23
3.1.2. Thách thức 25
3.2 Dự báo xu hướng triển khai chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong thời
gian tới. 27
KẾT LUẬN 28
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Hiện nay, cục diện thế giới đang có sự biến đổi và dịch chuyển nhanh chóng,
trật thế giới đang xu hướng chuyển từ “đơn cực” sang “đa cực”, trong đó
Trung Quốc đang nổi lên một cực quan trọng của trật tự này. Đặc biêt, chính
sách đối ngoại một bộ phận quan trọng trong việc cấu thành chiến lược phát
triển tổng thể của Trung Quốc. Dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình, để hiện thực hóa
“Giấc mộng Trung Hoa”, biến Trung Quốc trthành quốc gia đứng đầu thế giới,
Trung Quốc đã những cách hoạch định biện pháp thực hiện chính sách đối
ngoại linh hoạt, hợp thời đại hiệu quả hơn. Với chính sách đối ngoại linh hoạt,
Trung Quốc hy vọng đây sẽ yếu tố giúp nước này ngày càng nâng cao vị trí
sự anh hưởng của mình ở khu vực, trên trường quốc tế mở rộng không gian để
phát triển, duy trì môi trường an ninh ổn định. Như vậy, dưới thời Tập Cận Bình,
Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách đối ngoại, xác định Trung Quốc là trọng tâm
mối quan hệ với các quốc gia khác hay các vòng quan hệ to hay nhỏ đều tập
trung quanh trọng tâm. Trong thời kỳ này, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã
nhiều điều chỉnh quan trọng như chuyển sang chủ động hành động. Mục tiêu
chủ yếu trong thời kỳ này vừa phát triển để phục vụ đất nước vừa nâng cao vị
thế của một nước lớn.
vậy việc nghiên cứu một cách toàn diện về chính sách đối ngoại của
Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về chủ trương, thay đổi
mới trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong thời gian Tập Cận Bình làm
lãnh đạo dự báo khả năng triển khai chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong
thời gian tới. Đó chính là lý do em chọn đề tài này để làm tiểu luận môn chính sách
đối ngoại một số nước lớn trên thế giới.
2. Mục đích và nhiệm vụ
Mục đích nghiên cứu:
- Phân tích, đánh giá chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời Tập Cận
Bình, trên sở đó dự báo khả năng triển khai chính sách đối ngoại của
Trung Quốc trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá các nhân tố tác động đến việc hoạch định chính sách đối
ngoại của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình
- Phân tích nội dung chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong thời này,
đánh giá thuận lợi, khó khăn dự báo khả năng triển khai chính sách đối
ngoại của Trung Quốc trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong tiểu luận, em sẽ sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp cùng
với một số phương pháp nghiên cứu quốc tế để luận giải, làm các nội dung cần
nghiên cứu. Cụ thể, sử dụng phương pháp phân tích để làm các nhân tố tác
động, ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới
thời Tập Cận Bình cũng như phân tích chủ trương chính sách đối ngoại của Trung
Quốc trong giai đoạn này để thấy được những thuận lợi, khó khăn để từ đó dự báo
khả năng triển khai chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong thời gian tới.
4. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục mục tài liệu tham khảo, tiểu luận
có cấu trúc ba chương như sau:
Chương I: Nhân tố tác động đến việc hoạch định chính sách đối ngoại
của Trung Quốc thời kì Tập Cận Bình
Trong chương này, em sẽ phân tích đánh giá các nhân tố tác động, ảnh
hưởng đến việc hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời Tập
Cận Bình. Cụ thể chia ra nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.
Chương II: Nội dung và thực trạng chính sách đối ngoại của Trung
Quốc dưới thời kì Tập Cận Bình
Ở chương này, em sẽ đi sâu vào tìm hiểu nội dung của chinh sách ngoại giao
cũng như đánh giá thực trạng triển khai chính sách đối ngoại của Trung Quốc
trong giai đoạn này.
Chương III: Đánh giá và dự báo chính sách đối ngoại Trung Quốc trong
thời gian tới
Tới chương này, em sẽ đi sâu vào đánh giá những thuận lợi và khó khăn
trong quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời Tâp
Cận Bình, từ đó đưa ra một số dự báo về khả năng triển khai chính sách đối
ngoại của Trung Quốc trong thời gian tới.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH
SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC THỜI KÌ TẬP CẬN BÌNH TỪ
NĂM 2012 – 2018
Chính sách đối ngoại của bất cứ quốc gia nào cũng đều được hoạch định
xuất phát từ những nhân tố tác động từ ngoài vào trong. Dưới thời Tập Cận
Bình, chính sách đối ngoại của Trung Quốc cũng được hoạch định dựa trên
những nhân tố này.
1.1. Nhân tố bên ngoài
1.1.1. Tình hình thế giới
Thứ nhất, năm 2012 là một năm mà kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi chậm
không đồng đều giữa các khu vực và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro ngắn hạn và dài hạn.
Chỉ số tăng trưởng giảm tất cả các nước lớn khu vực khiến tăng trưởng kinh
tế toàn cầu năm 2012 dự kiến chỉ đạt 3,3%, (thấp hơn mức 3,6% năm 2011
5,1%)
1
. Các nền kinh tế đang nổi tuy gặp khó khăn song vai trò vẫn gia tăng trong
kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, tuy tăng trưởng thấp nhất trong 30 năm qua nhưng kinh
tế Trung Quốc vẫn điểm tựa quan trọng của kinh tế thế giới. Quá trình tái cấu
trúc kinh tế đang diễn ra cả tầm toàn cầu, khu vực quốc gia, bước đầu hình
thành các chuỗi cung mới. Nhiều nước chú trọng điều chỉnh hình tăng trưởng
và chính sách phát triển theo hướng ưu tiên phát triển bền vững, kích thích nội nhu.
Trong năm 2012, các nước lớn ưu tiên xử các vấn đề nội bộ trong năm
chuyển giao lãnh đạo bầu cử, đặc biệt về kinh tế; quan hệ giữa các nước lớn
nhìn chung vẫn vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Đặc biệt, Trung Quốc đã tổ chức
1 Những nét chính trong bức tranh toàn cảnh "Thế giới năm 2012" (2013): https://dangcongsan.vn/su-kien-binh-
luan/nhung-net-chinh-trong-buc-tranh-toan-canh-the-gioi-nam-2012-164671.html
thành công Đại hội 18, tạo cơ sở quan trọng cho việc chuyển giao sang thế hệ lãnh
đạo thứ 5.
Thứ hai, Trong giai đoạn này quan hệ giữa các nước lớn vẫn tiếp tục khuôn
khổ vừa hợp tác vừa đấu tranh. Các nước lớn tiếp tục tăng cường hợp tác khắc
phục khó khăn kinh tếcác thách thức an ninh chung. Quan hệ Mỹ - Trung một
mặt được điều chỉnh theo hướng giảm căng thẳng, hướng tới việc xây dựng
hình “quan hệ nước lớn kiểu mới” giữa hai bên. Mặt khác, đáng chú ý là cạnh tranh
Trung - Mỹ; quan hệ Nga - Mỹ và Nga - NATO vẫn tồn tại căng thẳng do bất đồng
trong vấn đề phòng thủ tên lửa, khác biệt quan điểm trong vấn đề Si-ri. Quan hệ
Nga - Trung tiếp tục đi vào chiều sâu, phát triển về song phương cũng như trong
khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Bên cạnh đó, cục diện anh ninh chính
trị tại khu vực Trung Đông Bắc Phi tiếp tục rơi vào trạng thái bất ổn, tiềm ẩn
nguy cơ chiến tranh trên diện rộng.
Thứ ba, cục diện thế giới đang ngày càng hình thành rõ nét hơn, vai trò của
Mỹ xu hướng giảm mạnh, tạo điều kiện cho Trung Quốc gia tăng vị thế của
mình trên trường quốc tế. Trong giai đoạn đó, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung
Quốc, Ấn Độ, sự hồi phục của Ngasự độc lập của EU,… đã trở thành động lực
thúc đẩy hình thành một thế giới giới đa cực với các trung tầm quyền lực như: Mỹ,
Trung Quốc, Nga, Nhật,….
Thứ tư, do các nước lớn đang trong quá trình đẩy mạnh chiến lược gia tăng
cạnh tranh khu vực ảnh hưởng lợi ích đã buộc Trung Quốc phải những điều
chỉnh hợp thời trong chính sách ngoại giao theo hướng chủ động, linh hoạthiệu
quả hơn. Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ nét hơn, các nước lớn vẫn đang tập
trung vào việc đẩy mạnh điều chỉnh chiến lược nhằm tranh giành khu vực ảnh
hưởng và lợi ích.
Thứ năm, do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công
nghệ mới hội nhập quốc tế đã dẫn đến sự ra đời của nhiều vấn đề an ninh phi
truyền thống phức tạp. Đặc biệt, do cuộc cách mạng 4.0 đang trong giai đoạn phát
triển với quy mô và tốc độ trước giờ chưa từng có, tập trung vào các ngành điện tử,
công nghệ sinh học, ngành năng lượng. Ngoài ra, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa
cũng phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, lôi kéo được sự tham gia của hầu hết
các quốc gia nhưng đồng thời đặt ra nhiều thách thức, khó khăn tiềm ẩn nguy
hiểm.
1.1.2. Tình hình khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Khu vực châu Á Thái Bình Dương (ASEAN) khu vực phát triển
năng động, với tốc độ hội nhập khu vực tăng nhanh, mạnh mẽ với nhiều tổ chức
khu vực là do ASEAN làm nòng cốt. ASEAN đang ngày càng khẳng định vị trí của
mình trên trường quốc tế và thu hút được sự quan tâm của nhiều nước cả trong
ngoài khu vực. Trong đó, đặc biệt tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ của các
nước như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN,… đã làm khu vực châu Á -
Thái Bình Dương trở thành khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới, giúp
cho khu vực này có khả năng trở thành trung tâm quyền lực thế giới.
2
Trong quá trình khẳng định lại vị trí của mình, tiến hành cải cách, điều
chỉnh chính sách đối ngoại, các nước lớn đều ưu tiên tăng cường cạnh tranh khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương. Ví dụ như trong chiến lược toàn cầu của mình thì
Mỹ vẫn coi Châu Á Thái Bình Dương một khu vực địa chính trị quan trọng,
liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới.
Đồng thời, Mỹ đang từng bước chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực Châu Á
2 Nhìn lại năm 2012: Châu Á -Thái Bình Dương, điểm sáng của thế giới (2012): https://www.baoquangbinh.vn/thoi-
su/201212/nhin-lai-nam-2012-chau-a-thai-binh-duong-diem-sang-cua-the-gioi-2103969/
Thái Bình Dương, gia tặng quân sự, đẩy mạnh các biện pháp, chính sách nhằm
ngăm chặn, Trung Quốc ở khu vực này. Chính sự can thiệp của Mỹ vào khu vực đã
làm sự va chạm giữa các nước lớn tăng cao, tiềm ẩn những bất ổn về an ninh cho
cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng thế giới nói chung. Bên cạnh
đó còn vấn đề hợp tác giữa Triều Tiên Mỹ những con bài của hai nước
cũng làm tiềm ẩn bất ổn ở khu vực
Chính những tranh chấp, va chạm vì lợi ích giữa các nước lớn trong khu
vực và sự gia tăng can thiệp từ các nước bên ngoài đã gây ra tác động tiêu cực đến
an ninh khu vực cũng như chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Đặc biệt nổi lên
vấn đề tranh chấp chủ quyền, lợi ích khu vực biển Đông giữa Trung Quốc
một số nước ASEAN giữa các nước ASEAN với nhau. Bên cạnh đó, việc Mỹ
đồng minh cùng đẩy mạnh can thiệp vào tình hình biển Đông càng làm biển
Đông trở nên bất ổn và phức tạp.
1.2. Các nhân tố bên trong
1.2.1. Tình hình Trung Quốc từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền
Trung Quốc đã nhiều chuyển biến thuận lợi nhưng đồng thời cũng
phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Đây những nhân tố quan trọng
nhất, tác động trực tiếp đến việc hoạch định chính sách ngoại giao của Trung Quốc
từ Đại hội XVIII đến nay.
Thứ nhất, tình hình chính trị Trung Quốc diễn biến đa chiều, Chủ tịch
Tập Cận Bình đã tập trung quyền lực, trực tiếp nắm giữ các chức vụ quan trọng
trong Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, bộ máy lãnh đạo mới đượ xây dựng nhiều
những thành viên tận tụy với lãnh đạo mới, góp phần giúp Tập Cận Bình quản lí bộ
máy nhà nước hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tình hình chín trị nội bộ an ninh trật tự
hội của Trung Quốc còn nhiều vấn đề, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Đặt biệt các
phong trào đấu tranh đòi “dân chủ” diễn ra nhiều nơi, nhấtHồng Kong Ma
Cao. Bên cạnh đó vấn đề quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan xu hưởng xấu đi.
Ngoài ra các vấn đề chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hay các hành động của
Trung Quốc trong vấn đề biển Đông cũng gây ra nhiều bất ổn, khó khăn cho Trung
Quốc
Thứ hai, với tốc độ kinh tế tăng trưởng cao và nhanh, duy trì vị trí là một
trong các nước tốc độ phát triển nhất thế giới. Như năm 2013 7,7%; năm
2014 7,4% đến năm 2018 6,5%. Đáng chú ýTrung Quốc đã dề ra mục
tiêu tăng ngân sách đầu tư vào nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ. Cùng
với đó tiến trình “quốc tế hóa” đồng nhân dân tệ đã đạt được thành công quan
trọng khi từ tháng 10/2016, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã chính thức
thành đồng tiền dự trữ trong Giỏ tiền tệ quốc tế, trở thành một trong sau đồng tiền
dự trữ của hệ thống tài chính quốc tế. Nhưng đồng thời nền kinh tế Trung Quốc
vẫn gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy như tăng trưởng GDP xu
hướng giảm, thâm hụt ngân sách và đặc biệt là thiệt hại và khó khăn do cuộc chiến
tranh thương mại Mỹ - Trung.
Cuối cùng, trong giai đoạn này, Trung Quốc cũng tăng cường đầu cho
quốc phòng, trở thành một cường quốc quân sự ở khu vực và mục tiêu là trở thành
cường quốc quân sự thế giới. Trung Quốc luôn duy trì ngân sách đầu cho quốc
phòng ở mức cao. Ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc cũng đạt được
nhiều thành tựu quan trọng như nghiên cứu được nhiều thiết bị khí tiên tiến:
thủy phi lớn nhất thế giới AG-600, tàu sân bay Liêu Ninh, Sơn Đông, tên lửa
hành trình siêu âm CM-302,… Bên cạnh đó, các hành động quân sự bên ngoài
của Trung Quốc cũng được mở rộng như duy trì một biên đội hộ hàng tham gia
“chống cướp biển” vịnh Aden. Đồng thời quốc gia này cũng tăng cường lực
lượng tham gia vào các hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc. Tuy nhiên,
bộ quốc phòng an ninh của Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với các vấn đề
thách thức như: khủng bố trong nước mâu thuẫn trong tranh chấp chủ quyền với
các nước láng giềng,….
1.2.2. Vai trò của Tập Cận Bình
Chính tính cách quan điểm của Tập Cận Bình đã đóng vai trò quan
trọng trọng, quyết định đến việc hoạch định thực thi chính sách đối ngoại của
Trung Quốc trong giai đoạn từ 2012 – 2018
Tập Cận bình là một nhà lãnh đạo có tham vọng lớn, cứng rắn và kiên trì
theo đuổi mục tiêu đã chọn. Ông luôn thể hiện mình là một người thận trọng, kín
đáo, không khoa trương. Ông còn một người thẳng thắn, cứng rắn coi trọng
hành động thực tế, như trong các hội nghị ông thường đi thẳng vào các vấn đề
trọng tâm, không rườm rà. Đặc biệt ông là người vô cùng kiên quyết và cứng rắn
khi nhắc đến vấn đề bảo vệ hình ảnh của Trung Quốc, ông luôn thẳng thắn đáp
trả những sự chỉ trích của các nước khác về tình hình dân chủ và nhân quyền của
Trung Quốc. Tập Cận Bình còn là một nhà lãnh đạo giản dị, gần dân, gương mẫu
trong lời nói và hành động, luôn đi đầu trong phong trào thực hiện “4 chống” của
Trung Quốc. Đặc biệt, ông là người luôn chủ động và quyết đoán trong việc triển
khai chính sách ngoại giao, đồng thời ông cho rằng Trung Quốc không những chỉ
tích cực tham gia các hoạt động quốc tếcòn phải đặt mục tiêu trở thành quốc
gia tạo lập nên trật tự quan hệ quốc tế và quy tắc mới.
Chính vì vậy, quan điểm chính trị và các hành động của Tập Cận Bình đã
tác động, ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Trong thời kỳ
nắm quyền, quyết định điều chỉnh chính sách đối ngoại từ chờ đợi sang chủ động
của ông đã giúp tăng cường địa vị của Trung Quốc trên trường quốc tế, đưa
Trung Quốc trở thành đối thủ cạnh tranh của các nước lớn. Tuy nhiên, cũng do
quan điểm cứng rắn đặc biệt trong vấn đề bảo vệ những vấn đề cốt lõi của
Trung Quốc đã gây ra nhiều vấn đề như việc các nước láng giềng nghi ngờ,
cảnh giác làm tăng mâu thuẫn giữa các nước láng giềng trong vấn đề tranh chấp
chủ quyền trên biển và lãnh thổ.
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA TRUNG QUỐC DƯỚI THỜI KÌ TẬP CẬN BÌNH TỪ NĂM 2012 –
2O18
Trên cơ sở đánh giá môi trường chiến lược, những nhân tố bên trongbên
ngoài tác động đến việc hoạch định chính sách đối ngoại, Trung Quốc đã hoạch
định chính sách đối ngoại thể hiện sự linh hoạt, thực dụng, hiệu quả mang
đậm dấu ấn cá nhân Tập Cận Bình.
2.1. Nội dung chính sách đối ngoại Trung Quốc thời kỳ Tập Cận Bình
2.1.1. Đường lối và mục tiêu chung
Đường lối của Trung Quốc trong giai đoạn này loại bỏ hoàn toàn chính
sách “giấu mình chờ thời” để chuyển sang thực hiện chính sách “chủ động hành
động”, tận dụng vị trí của mình trên trường quốc tế để mở rộng phạm vi ảnh
hưởng, tranh thủ tìm kiếm sự ủng hộ của các nước đối với các ý tưởng, sáng
kiến, chiến lược của Trung Quốc như chiến lược “Vành đai con đường”…
nhằm khẳng định vai trò của mộ nước lớn có vai trò ảnh hưởng lớn đến khu vực
thế giới trong thập kỉ tới. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cho
rằng quốc gia đã tiến gần đến mục tiêu của quốc gia là hồi phục lại một dân tộc
Trung Hoa đại hơn các thời trước để tiếp tục thực hiện mục tiêu đó,
Trung Quốc cần nền ngoại giao lớn mang sắc thái riêng, công tác đối ngoại
cần phải mang đậm sắc thái Trung Hoa và khí phách Trung Quốc.
Đại hội XVIII Đạng Cộng sản Trung Quốc xác định chủ trương chính sách
đối ngoại của Trung Quốc trong thời gian tới phải tiếp tục đảm bảo nên hòa
bình sự nghiệp phát triển cao cả của nhân loại. Đồng thời, chính sách ngoại
giao của thời này ngoại giao với các nước lớn then chốt, theo sau
ngoại giao với các nước láng giềng giữ vai trò vô cùng quan trọng và cuối cùng
là ngoại giao với các nước đang phát triển. Một mặt Trung Quốc tiếp tục coi
trọng quan hệ với các nước lớn, một mặt khác tập trung phát triển kinh tế,
trong đó xác định Mỹ là quốc gia trung tâm. Đồng thời thì Trung Quốc cũng coi
trọng củng cố quan hệ với các nước láng giềng để tranh thủ môi trường hòa
bình lâu dài, mở rộng không gian chiến lược. Bên cạnh đó tập trung củng cố
quan hệ với các nước đang phát triển để tranh thủ sự ảnh hộ Trung Quốc trên
trường quốc tế.
Về mục tiêu, chính sách đối ngoại của Trung Quốc phục vụ song song hai
mục tiêu là phát triển đất nước nâng cao vị thế nước lớn trên trường quốc tế.
Cụ thể hơn thì chính sách đối ngoại thời kì này gồm có tám mục tiêu:
Thứ nhất tạo dựng một môi trường quốc tế đảm bảo cho svươn lên của
Trung Quốc, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các nước đối với các chiến lược
của Trung Hoa đặc biệt chiến lược “Vành đai con đường” do chính Tập
Cận Bình khởi xướng. Thứ hai khôi phục lại vị thế nước trung tâm thế giới
trước đây của Trung Quốc, khôi phục lại vai trò dẫn dắt giải quyết các vấn đề
khu vực, quốc tế từng bước thực hiện mục tiêu đưa Trung Quốc thành một siêu
cường trong thập kỉ tới. Thứ ba là phá vỡ chiến lược “Tái cân bằng” của thời kì
Tổng thống Obama chiến lược “Ấn Độ Dương Thái Bình Dương” nhằm
bao vây, kiềm chế Trung Quốc dưới thời Tổng thống Donal Trump. Thứ
tập trung phát huy sức mạnh kinh tế, nhất là nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ
dần mở rộng ảnh hưởng kinh tế ra bên ngoài, trên đà tiến tới mục tiêu trở thành
siêu cường số một thế giới về lĩnh vực kinh tế đồng thời tri phối được nền
kinh tế thế giới.
Thứ năm giảm bớt sự nghi ngờ của các nước khác nhưng vẫn thực hiện
được tham vọng tranh chấp chủ quyền, biên giới với các nước láng giềng để tạo
điều kiện cho Trung Quốc mở rộng phạm vi ảnhởng triển khai được các
sáng kiến chiến lược của mình thành công. Thứ sáu quảng nền văn
minh Trung Hoa rộng rãi nhàm gia tăng sức mạnh mềm của quốc gia và lôi kéo,
thu hút các quốc gia khác trên thế giới trong khu vực tham gia để dần khẳng
định vị thế cường quốc của Trung Quốc trên trường quốc tế. Thứ bảy tập
trung hỗ trợ Trung Quốc trên lĩnh vực quân sự mở rộng ra bên ngoài lãnh thổ để
thể đóng vai trò lớn hơn trong các nhiệm vụ giải quyết các vấn đề khu vực
quốc tế, từng bước biến Trung Quốc thành cường quốc quân sự. Mục tiêu
cuối cùng đạt được mục tiêu thống nhất giữa hai khối người Hoa trong nước
ngoài nước để thể tập hợp được sức mạnh của cộng đồng người Hoa để
góp sức vào mục tiêu hồi phục lại dân tộc Trung Hoa vĩ đại.
2.1.2. Phương châm, nguyên tắc, nhiệm vụ trọng tâm
Tại Hội nghị Công tác Đối ngoại Trung Ương năm 2014, Tập Cận Bình đã
đưa ra các phương châm, nguyên tắc đối ngoại cụ thể như sau:
Về phương châm chiến lược, Trung Quốc xác định những phương châm
cơ bản sau: Một phải luôn kiên trì dân chủ hóa quan hệ quốc tế, đối xử công
bằng cới các quốc gia lớn hay nhỏ nghèo hay giàu để bảo vệ công bằng
chính nghĩa quốc tế. Hai là phải luôn kiên trì sáng tạo các môi hình tăng trưởng
có sức sống, kiên trì hợp tác và xây dựng quan hệ quốc tế kiểu mới để tạo ra mô
hình quản trị công bằng hợp thời, đồng thời phải tập trung tạo ra các hình
phát triển cân bằng, xây dựng tương lai phát triển rộng mở sáng tạo. Ba
kiên trì giữ vững quan điểm đúng đắn về nghĩa vụ và lợi ích bao gồm quyền lợi
thì gắn liền với trách nhiệm, phải đảm bảo chữ tín, trọng tình nghĩa đề cao
chính nghĩa. Tiếp theo, phương châm chiến lược thứ giữ vững lâp trường
không liên minh với các nước khác để chống lại nước thứ ba bởi việc liên minh
như vậy sẽ dẫn đến nguy xung đột chiến tranh, tạo ra mối nguy lớn cho
tình hình an ninh trên toàn thế giới. Tiếp theo kiên trì giữ lập trường, không
can thiệp vào vấn đề nội bộ của các quốc gia khác, tôn trọng chế độ chính trị
con đường phát triển của họ. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã thông qua việc mọi
bất đồng tranh chấp sẽ được giải quyết thông qua đối thoại thỏa hiệp,
phản đối việc dùng vũ khí hoặc đe dọa bằng sử dụng vũ lực.
Về nguyên tắc chiến lược, Trung Quốc cho rằng chính sách ngoại giao
phải mang đậm sắc màu Trung Hoa, phong cách Trung Hoa, phẩm vị Trung
Hoa khí phách Trung Hoa. Cụ thể hơn, Trung Quốc khẳng định sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Trung Quốc tính chất hội chủ nghĩa của quốc gia
mang đậm sắc Trung Hoa. Bên cạnh đó, con đường phát triển, chế độ hội,
các nét văn hóa đều mang đậm giá trị riêng chỉ thể tìm được Trung Quốc.
Trung Quốc cũng đặt sự phát triển của quốc gia, dân tộc lên đầu, kiên dịnh với
con đường phát triển hòa bình nhưng không từ bỏ lợi ích chính đáng, kiên quyết
không hi sinh lợi ích cốt lõi của quốc gia.
Về nhiệm vụ trọng tâm, Trung Quốc xác định cần phải thực hiện tốt các
nhiệm vụ sau: Một phải quán triệt an ninh quốc gia, tăng cường xây dựng sự
tự tin vào con đường, tự tin về luận chế độ của nhân dân đối với một
hội chủ nghĩa đậm sắc Trung Hoa, đồng thời duy trì sự ổn định an ninh của
quốc gia. Theo sau đó phải tranh thủ sự thấu hiểu ủng hộ của các nước
trên thế giới đối với “Giấc mộng Trung Hoa” để nhân dân thế giới hiểu được
đây giấc mộng về vấn đề hòa bình, hợp tác phát tiển của nhân dân Trung
Quốc nói riêng nhân dân thế giới nói chung. Ba kiên quyết bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ và lợi ích các đại dương, thống nhất đất nước, giải quyết thỏa
đáng các tranh chấp về vấn đề lãnh thổ biển đảo. Bốn là phải luôn tận dụng
các cơ hội phát triển và bảo vệ không gian phát triển, tập trung xây dựng mạng
lưới hợp tác cùng lợi tăng cường hội nhập thông qua việc mở rộng hợp
tác về kinh tế, thương mại khoa học thuật. Đặc biệt chú ý đến việc mở
rộng mạng lưới quan hệ đối tác toàn cầu. Cuối cùng phải thực hiện tốt công
tác truyền thông, nâng cao sức mạnh mềm của Trung Quốc khu vực thế
giới.
2.1.3. Nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại
a. Đối với các nước lớn
Ngoại giao với các nước lớn yếu tố then chốt trong tổng thể chính sách
đối ngoại của Trung Quốc với những hướng triển khai cụ thể như sau:
Đầu tiên là phải xây dựng củng cố quan hệ ổn định lâu dài với các trung
tâm quyền lực thế giới đặc biệt là Nga, Mỹ, liên minh châu Âu và Ấn Độ nhằm mở
rộng khu vực chiến lược của Trung Quốc. Haiphải thúc đẩy việc hình thành trật
thế giới đa cực, đa trung tâm, tập hợp lực lượng để đưa Trung Quốc thành một cực,
kết hợp chính sách để phân hóa các lực lượng kiếm chế Trung Quốc. Ba phải
tích cực can thiệp vào việc xây dựng các nguyên tắc, quy định mới trong quan hệ
quốc tế, đặc biệt là quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng có lợi hơn cho Trung Quốc.
Bốn phải kiên trì xây dựng hình ảnh một Trung Quốc trách nhiệm, tích cực
tham gia vào các tổ chức khu vực và quốc tế, tích cực tham gia vào việc giải quyết
các điểm nóng an ninh trên thế giới.
Trong quan hệ với Mỹ, Trung Quốc xác định đây mối quan hệ song
phương quan trọng nhất hiện nay, là yếu tố thúc đẩy xây dựng mối quan hệ với các
nước lớn ổn định, cân bằng. Việc duy trì ổn định quan hệ Mỹ Trung điều kiện
thuận lợi để Trung Quốc tập trung thực hiện các mục tiêu chiến lược đã được đề ra
ở các Đại hội XVIII và XIX. Bên cạnh đó, Trung Quốc tiếp tục chính sách hai mặt
phương châm hòa hoãn để tránh đối đầu với Mỹ. Trong đó, một mặt Trung
Quốc thể hiện ý muốn hợp tác cùng Mỹ để chia sẻ lợ ích, trách nhiệm vai trò
khu vực, mặt khác kiên quyết trong các vấn đề liên quan đến lợi ích của Trung
Quốc, tiếp tục tranh giành phạm vi ảnh hưởng với Mỹ.
Đối với Nga, Trung Quốc coi Nga hậu thuẫn về chiến lược luôn chú
trọng đẩy mạnh quan hệ toàn diện với Nga, hợp tác chặt chẽ với Nga trong các vấn
đề quốc té và khu vực nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ. Bên cạnh đó, việc thúc
đẩy quan hệ hợp tác chiến lược với Nga sẽ làm tăng thế mạnh của Trung Quốc
trong việc thương lượng với Mỹ. Đặc biệt Trung Quốc muốn dựa vào Nga để
phát triển quốc phòng, nhất để mua chuyển giao công nghệ chế tạo khí
tiên tiến của Nga. Hai nước cũng phối hợp chặt chẽ, tìm ra tiếng nói chung trong
các vấn đề quốc tế đồng thời tích cực ủng hộ nhau trong các vấn đề nội bộ của mỗi
nước.
Trong quan hệ với EU, Trung Quốc xác định thúc đẩy mối quan hệ mamg
tính toàn cầu hóachiến lược, ý nghĩa thúc đẩy cân bằng sức mạnh quốc tế,
thúc đẩy hòa bình thế giới. Trung Quốc tập trung thúc đẩy quan hệ với các quốc
gia Đức, Anh, Pháp để tiến tới quan hệ hợp tác cùng phát triển, không đối đầu.
Đối với Ấn Độ, Trung Quốc cố gắng tìm cách cân bằng mối quan hệ với Ấn
Độ Pakistan nhằm ngăn chặn nguy Mỹ lôi kéo hai nước nằm để kiềm chế
Trung Quốc bởi Mỹ đang có những chính sách lôi kéo hai nước này vào chiến lược
“Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở rộng” nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Do đó, Trung Quốc sẽ giữ chiến lược vừa đấu tranh vừa canh tranh, trong đó
hợp tác với Ấn Độ trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tranh thủ thị trường lớn của
Ấn Độ để làm yếu tố thúc đẩy quan hệ chính trị giữa hai bên, giảm đi nghi kỵ giữa
hai nước về vấn đề biên giới lãnh thổ, an ninh và nhân quyền, ngăn chặn tối đa khả
năng Ấn Độ tham gia các liên minh của Mỹ tạo ra vòng kiềm chế Trung Quốc.
b. Đối với các nước láng giềng
Trung Quốc tiếp tục coi trọng việc phát triển quan hệ với các nước láng
giềng trong khu vực, nhất các nước ASEAN trọng tâm trong chính sách đối
ngoại. Các biện pháp đều được Trung Quốc triển khai với nhiều biện pháp linh
hoạt, phần mềm deo và thực thi, chú trọng hơn về lơi ích và tận dụng tối đa các yếu
tố kinh tế, kết hợp sức mạnh để mở rộng ảnh hưởng với các nước láng giềng, coi
đây là bàn đạp để Trung Quốc thành cường quốc, cạnh tranh với sách lược của các
nước lớn, tạo vành đai an ninh vững chắc ảnh hưởng rộng khu vực xung
quanh; duy trì môi trường phục vụ cho việc cải tiến và phát triển của Trung Quốc.
Riêng với ASEAN, Trung Quốc coi ASEAN là trọng điểm ưu tiên trong chính sách
ngoại giao láng giềng của mình, tập trung thúc đẩy quan hệ theo hướng hợp tác
hữu nghị trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị,quân sự để đảm bảo một môi trường
xung quanh ổn định trở thành nước ảnh hưởng số một ở khu vực về cả kinh
tế, quân sựđối ngoại, coi khu vực bàn đạp để mở rộng ảnh hưởngphá thế
bao vây của Mỹ.
c. Đối các nước khu vực châu Phi, Mỹ La - tinh, Trung Đông
Về chính trị Trung Quốc chủ trương tôn trọng , ủng hộ các quốc gia đang
phát triển có sự khác nhau về chế độ chính trị. Đồng thời, Trung Quốc chủ trương
các nước quyền lựa chọn con đường phát triển riêng tôn trọng sự lựa chọn
của nhau , không can thiệp vào công việc chính trị nội bộ của nhau . Về kinh tế ,
Trung Quốc thúc đẩy quan hệ công bằng cùng hợp tác phát triển. Trung Quốc
và các nước này cần phát huy các ưu thế , điều kiện của mình để không ngừng mở
rộng hợp tác nhiều tầng nấc. Về an ninh , dựa trên quan điểm hợp tác an ninh
chung cùng hợp tác bền vững trong lĩnh vực quốc phòng . Về văn hóa , Trung
Quốc và các quốc gia đang phát triển hợp tác trên hòa nhập , bao dung , học hỏi
lẫn nhau .
d. Đối với ngoại giao đa phương
Trung Quốc chủ trương tích cực, chủ động tham gia tiến trình cải cách
xây dựng hệ thống quản trị toàn cầu với mục tiêu: Hướng tới xây dựng cácchế,
thể chế mới lợi hơn cho Trung Quốc; Bảo vệ thúc đẩy các lợi ích an ninh -
phát triển của Trung Quốc bên ngoài; Thúc đẩy đa phương hóa trật tự quốc tế,
xác lập lại trật tự và luật chơi mới trong khu vực và trên thế giới; Tranh thủ tập hợp
lực lượng trong các chương trình nghị sự toàn cầu, nâng cao vị thế quốc tế của
Trung Quốc.
2.2. Thực trạng triển khai chính sách đối ngoại của thời kỳ Tập Cận Bình từ
năm 2012 - 2018
Kể từ Đại hội XVIII đến nay, Trung Quốc đã triển khai hàng loạt biện pháp
đối ngoại nhằm bảo vệ lợi ích, mở rộng ảnh hưởng trên trường quốc tế và thu được
nhiều thành công quan trọng, cụ thể như là
Tập trung củng cố và kiện toàn toàn bộ cơ chế hoạch định và thực hiện chính
sách đối ngoại. Trung Quốc củng cố nâng cao năng lực đối ngoại của mình
thông qua những thay đổi về nhân sự chức vụ. Ngoài ra, Trung Quốc đã thành
lập các cơ quan viện trợ nước ngoài độc lập với Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại.
Một nhiệm vụ đặc biệt của quan này kiểm soát phân bổ ngân quỹ cho các
chương trình viện trợ quốc tế thúc đẩy lợi ích an ninh toàn cầu thông qua các sáng
kiến hỗ trợ kinh tế và ngoại giao.
Thiết lập công bố hệ thống tưởng quan niệm mới, nâng cao vị thế
và hình ảnh của Trung Quốc, đồng thời khẳng định Trung Quốc khác với hình
| 1/31

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
------------------🕮------------------ TIỂU LUẬN
MÔN: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỘT SỐ NƯỚC LỚN
Đề tài: Chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình từ 2012 - 2018
Học viên: Cung Hà Anh
Mã sinh viên: 1956140002
Lớp tín chỉ: Quan hệ quốc tế & Truyền thông toàn cầu. HÀ NỘI – 2021 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 1.Lý do chọn đề tài 5
2. Mục đích và nhiệm vụ 6
3. Phương pháp nghiên cứu 6
4. Kết cấu của đề tài 7 NỘI DUNG 8
CHƯƠNG I: NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH
SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC THỜI KÌ TẬP CẬN BÌNH TỪ NĂM 2012 – 2018
8 1.1.Nhân tố bên ngoài 8
1.1.1. Tình hình thế giới 8
1.1.2. Tình hình khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 10 1.2.Các nhân tố bên trong 11
1.2.1. Tình hình Trung Quốc từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền 11
1.2.2. Vai trò của Tập Cận Bình 13
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA TRUNG QUỐC DƯỚI THỜI KÌ TẬP CẬN BÌNH TỪ NĂM 2012 – 2O18
14
2.1. Nội dung chính sách đối ngoại Trung Quốc thời kỳ Tập Cận Bình 14
2.1.1. Đường lối và mục tiêu chung 14
2.1.2. Phương châm, nguyên tắc, nhiệm vụ trọng tâm 16
2.1.3. Nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại 18
2.2. Thực trạng triển khai chính sách đối ngoại của thời kỳ Tập Cận Bình từ năm 2012 - 2018 21
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
TRUNG QUỐC TRONG THỜI GIAN TỚI
23
3.1 Thuận lợi và thách thức của chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời kỳ Tập Cận Bình 23 3.1.1. Thuận lợi 23 3.1.2. Thách thức 25
3.2 Dự báo xu hướng triển khai chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong thời gian tới. 27 KẾT LUẬN 28 MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Hiện nay, cục diện thế giới đang có sự biến đổi và dịch chuyển nhanh chóng,
trật tư thế giới đang có xu hướng chuyển từ “đơn cực” sang “đa cực”, trong đó
Trung Quốc đang nổi lên là một cực quan trọng của trật tự này. Đặc biêt, chính
sách đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong việc cấu thành chiến lược phát
triển tổng thể của Trung Quốc. Dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình, để hiện thực hóa
“Giấc mộng Trung Hoa”, biến Trung Quốc trở thành quốc gia đứng đầu thế giới,
Trung Quốc đã có những cách hoạch định và biện pháp thực hiện chính sách đối
ngoại linh hoạt, hợp thời đại và hiệu quả hơn. Với chính sách đối ngoại linh hoạt,
Trung Quốc hy vọng đây sẽ là yếu tố giúp nước này ngày càng nâng cao vị trí và
sự anh hưởng của mình ở khu vực, trên trường quốc tế và mở rộng không gian để
phát triển, duy trì môi trường an ninh ổn định. Như vậy, dưới thời Tập Cận Bình,
Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách đối ngoại, xác định Trung Quốc là trọng tâm
và mối quan hệ với các quốc gia khác hay các vòng quan hệ to hay nhỏ đều tập
trung quanh trọng tâm. Trong thời kỳ này, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã
có nhiều điều chỉnh quan trọng như chuyển sang chủ động hành động. Mục tiêu
chủ yếu trong thời kỳ này là vừa phát triển để phục vụ đất nước vừa nâng cao vị
thế của một nước lớn.
Vì vậy việc nghiên cứu một cách toàn diện về chính sách đối ngoại của
Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về chủ trương, thay đổi
mới trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong thời gian Tập Cận Bình làm
lãnh đạo dự báo khả năng triển khai chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong
thời gian tới. Đó chính là lý do em chọn đề tài này để làm tiểu luận môn chính sách
đối ngoại một số nước lớn trên thế giới.
2. Mục đích và nhiệm vụ
● Mục đích nghiên cứu:
- Phân tích, đánh giá chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời Tập Cận
Bình, trên cơ sở đó dự báo khả năng triển khai chính sách đối ngoại của
Trung Quốc trong thời gian tới.
● Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá các nhân tố tác động đến việc hoạch định chính sách đối
ngoại của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình
- Phân tích nội dung chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong thời kì này,
đánh giá thuận lợi, khó khăn và dự báo khả năng triển khai chính sách đối
ngoại của Trung Quốc trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong tiểu luận, em sẽ sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp cùng
với một số phương pháp nghiên cứu quốc tế để luận giải, làm rõ các nội dung cần
nghiên cứu. Cụ thể, sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ các nhân tố tác
động, ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới
thời Tập Cận Bình cũng như phân tích chủ trương chính sách đối ngoại của Trung
Quốc trong giai đoạn này để thấy được những thuận lợi, khó khăn để từ đó dự báo
khả năng triển khai chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong thời gian tới.
4. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và mục tài liệu tham khảo, tiểu luận
có cấu trúc ba chương như sau:
Chương I: Nhân tố tác động đến việc hoạch định chính sách đối ngoại
của Trung Quốc thời kì Tập Cận Bình
Trong chương này, em sẽ phân tích và đánh giá các nhân tố tác động, ảnh
hưởng đến việc hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời Tập
Cận Bình. Cụ thể chia ra nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.
Chương II: Nội dung và thực trạng chính sách đối ngoại của Trung
Quốc dưới thời kì Tập Cận Bình
Ở chương này, em sẽ đi sâu vào tìm hiểu nội dung của chinh sách ngoại giao
cũng như đánh giá thực trạng triển khai chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong giai đoạn này.
Chương III: Đánh giá và dự báo chính sách đối ngoại Trung Quốc trong thời gian tới
Tới chương này, em sẽ đi sâu vào đánh giá những thuận lợi và khó khăn
trong quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời Tâp
Cận Bình, từ đó đưa ra một số dự báo về khả năng triển khai chính sách đối
ngoại của Trung Quốc trong thời gian tới. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH
SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC THỜI KÌ TẬP CẬN BÌNH TỪ
NĂM 2012 – 2018
Chính sách đối ngoại của bất cứ quốc gia nào cũng đều được hoạch định
xuất phát từ những nhân tố tác động từ ngoài vào trong. Dưới thời Tập Cận
Bình, chính sách đối ngoại của Trung Quốc cũng được hoạch định dựa trên cơ những nhân tố này.
1.1. Nhân tố bên ngoài
1.1.1. Tình hình thế giới
Thứ nhất, năm 2012 là một năm mà kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi chậm
không đồng đều giữa các khu vực và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro ngắn hạn và dài hạn.
Chỉ số tăng trưởng giảm ở tất cả các nước lớn và khu vực khiến tăng trưởng kinh
tế toàn cầu năm 2012 dự kiến chỉ đạt 3,3%, (thấp hơn mức 3,6% năm 2011 là
5,1%)1. Các nền kinh tế đang nổi tuy gặp khó khăn song vai trò vẫn gia tăng trong
kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, tuy tăng trưởng thấp nhất trong 30 năm qua nhưng kinh
tế Trung Quốc vẫn là điểm tựa quan trọng của kinh tế thế giới. Quá trình tái cấu
trúc kinh tế đang diễn ra ở cả tầm toàn cầu, khu vực và quốc gia, bước đầu hình
thành các chuỗi cung mới. Nhiều nước chú trọng điều chỉnh mô hình tăng trưởng
và chính sách phát triển theo hướng ưu tiên phát triển bền vững, kích thích nội nhu.
Trong năm 2012, các nước lớn ưu tiên xử lý các vấn đề nội bộ trong năm có
chuyển giao lãnh đạo và bầu cử, đặc biệt về kinh tế; quan hệ giữa các nước lớn
nhìn chung vẫn là vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Đặc biệt, Trung Quốc đã tổ chức
1 Những nét chính trong bức tranh toàn cảnh "Thế giới năm 2012" (2013): https://dangcongsan.vn/su-kien-binh-
luan/nhung-net-chinh-trong-buc-tranh-toan-canh-the-gioi-nam-2012-164671.html
thành công Đại hội 18, tạo cơ sở quan trọng cho việc chuyển giao sang thế hệ lãnh đạo thứ 5.
Thứ hai, Trong giai đoạn này quan hệ giữa các nước lớn vẫn tiếp tục khuôn
khổ vừa hợp tác vừa đấu tranh. Các nước lớn tiếp tục tăng cường hợp tác khắc
phục khó khăn kinh tế và các thách thức an ninh chung. Quan hệ Mỹ - Trung một
mặt được điều chỉnh theo hướng giảm căng thẳng, hướng tới việc xây dựng mô
hình “quan hệ nước lớn kiểu mới” giữa hai bên. Mặt khác, đáng chú ý là cạnh tranh
Trung - Mỹ; quan hệ Nga - Mỹ và Nga - NATO vẫn tồn tại căng thẳng do bất đồng
trong vấn đề phòng thủ tên lửa, khác biệt quan điểm trong vấn đề Si-ri. Quan hệ
Nga - Trung tiếp tục đi vào chiều sâu, phát triển về song phương cũng như trong
khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Bên cạnh đó, cục diện anh ninh – chính
trị tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi tiếp tục rơi vào trạng thái bất ổn, tiềm ẩn
nguy cơ chiến tranh trên diện rộng.
Thứ ba, cục diện thế giới đang ngày càng hình thành rõ nét hơn, vai trò của
Mỹ có xu hướng giảm mạnh, tạo điều kiện cho Trung Quốc gia tăng vị thế của
mình trên trường quốc tế. Trong giai đoạn đó, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung
Quốc, Ấn Độ, sự hồi phục của Nga và sự độc lập của EU,… đã trở thành động lực
thúc đẩy hình thành một thế giới giới đa cực với các trung tầm quyền lực như: Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật,….
Thứ tư, do các nước lớn đang trong quá trình đẩy mạnh chiến lược gia tăng
cạnh tranh khu vực ảnh hưởng và lợi ích đã buộc Trung Quốc phải có những điều
chỉnh hợp thời trong chính sách ngoại giao theo hướng chủ động, linh hoạt và hiệu
quả hơn. Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ nét hơn, các nước lớn vẫn đang tập
trung vào việc đẩy mạnh điều chỉnh chiến lược nhằm tranh giành khu vực ảnh hưởng và lợi ích.
Thứ năm, do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công
nghệ mới và hội nhập quốc tế đã dẫn đến sự ra đời của nhiều vấn đề an ninh phi
truyền thống phức tạp. Đặc biệt, do cuộc cách mạng 4.0 đang trong giai đoạn phát
triển với quy mô và tốc độ trước giờ chưa từng có, tập trung vào các ngành điện tử,
công nghệ sinh học, ngành năng lượng. Ngoài ra, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa
cũng phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, lôi kéo được sự tham gia của hầu hết
các quốc gia nhưng đồng thời đặt ra nhiều thách thức, khó khăn và tiềm ẩn nguy hiểm.
1.1.2. Tình hình khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương (ASEAN) là khu vực phát triển
năng động, với tốc độ hội nhập khu vực tăng nhanh, mạnh mẽ với nhiều tổ chức
khu vực là do ASEAN làm nòng cốt. ASEAN đang ngày càng khẳng định vị trí của
mình trên trường quốc tế và thu hút được sự quan tâm của nhiều nước cả trong và
ngoài khu vực. Trong đó, đặc biệt là tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ của các
nước như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN,… đã làm khu vực châu Á -
Thái Bình Dương trở thành khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới, giúp
cho khu vực này có khả năng trở thành trung tâm quyền lực thế giới. 2
Trong quá trình khẳng định lại vị trí của mình, tiến hành cải cách, điều
chỉnh chính sách đối ngoại, các nước lớn đều ưu tiên tăng cường cạnh tranh ở khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương. Ví dụ như trong chiến lược toàn cầu của mình thì
Mỹ vẫn coi Châu Á – Thái Bình Dương là một khu vực địa chính trị quan trọng,
liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia và vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới.
Đồng thời, Mỹ đang từng bước chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực Châu Á
2 Nhìn lại năm 2012: Châu Á -Thái Bình Dương, điểm sáng của thế giới (2012): https://www.baoquangbinh.vn/thoi-
su/201212/nhin-lai-nam-2012-chau-a-thai-binh-duong-diem-sang-cua-the-gioi-2103969/
– Thái Bình Dương, gia tặng quân sự, đẩy mạnh các biện pháp, chính sách nhằm
ngăm chặn, Trung Quốc ở khu vực này. Chính sự can thiệp của Mỹ vào khu vực đã
làm sự va chạm giữa các nước lớn tăng cao, tiềm ẩn những bất ổn về an ninh cho
cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và thế giới nói chung. Bên cạnh
đó còn là vấn đề hợp tác giữa Triều Tiên và Mỹ và những con bài của hai nước
cũng làm tiềm ẩn bất ổn ở khu vực
Chính những tranh chấp, va chạm vì lợi ích giữa các nước lớn trong khu
vực và sự gia tăng can thiệp từ các nước bên ngoài đã gây ra tác động tiêu cực đến
an ninh khu vực cũng như chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Đặc biệt nổi lên
là vấn đề tranh chấp chủ quyền, lợi ích ở khu vực biển Đông giữa Trung Quốc và
một số nước ASEAN và giữa các nước ASEAN với nhau. Bên cạnh đó, việc Mỹ
và đồng minh cùng đẩy mạnh can thiệp vào tình hình ở biển Đông càng làm biển
Đông trở nên bất ổn và phức tạp.
1.2. Các nhân tố bên trong
1.2.1. Tình hình Trung Quốc từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền
Trung Quốc đã có nhiều chuyển biến thuận lợi nhưng đồng thời cũng
phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Đây là những nhân tố quan trọng
nhất, tác động trực tiếp đến việc hoạch định chính sách ngoại giao của Trung Quốc
từ Đại hội XVIII đến nay.
Thứ nhất, tình hình chính trị Trung Quốc diễn biến đa chiều, Chủ tịch
Tập Cận Bình đã tập trung quyền lực, trực tiếp nắm giữ các chức vụ quan trọng
trong Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, bộ máy lãnh đạo mới đượ xây dựng có nhiều
những thành viên tận tụy với lãnh đạo mới, góp phần giúp Tập Cận Bình quản lí bộ
máy nhà nước hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tình hình chín trị nội bộ và an ninh trật tự
xã hội của Trung Quốc còn nhiều vấn đề, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Đặt biệt là các
phong trào đấu tranh đòi “dân chủ” diễn ra ở nhiều nơi, nhất là Hồng Kong và Ma
Cao. Bên cạnh đó là vấn đề quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan có xu hưởng xấu đi.
Ngoài ra các vấn đề chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hay các hành động của
Trung Quốc trong vấn đề biển Đông cũng gây ra nhiều bất ổn, khó khăn cho Trung Quốc
Thứ hai, với tốc độ kinh tế tăng trưởng cao và nhanh, duy trì vị trí là một
trong các nước có tốc độ phát triển nhất thế giới. Như năm 2013 là 7,7%; năm
2014 là 7,4% và đến năm 2018 là 6,5%. Đáng chú ý là Trung Quốc đã dề ra mục
tiêu tăng ngân sách đầu tư vào nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ. Cùng
với đó tiến trình “quốc tế hóa” đồng nhân dân tệ đã đạt được thành công quan
trọng khi mà từ tháng 10/2016, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã chính thức
thành đồng tiền dự trữ trong Giỏ tiền tệ quốc tế, trở thành một trong sau đồng tiền
dự trữ của hệ thống tài chính quốc tế. Nhưng đồng thời nền kinh tế Trung Quốc
vẫn gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ như tăng trưởng GDP có xu
hướng giảm, thâm hụt ngân sách và đặc biệt là thiệt hại và khó khăn do cuộc chiến
tranh thương mại Mỹ - Trung.
Cuối cùng, trong giai đoạn này, Trung Quốc cũng tăng cường đầu tư cho
quốc phòng, trở thành một cường quốc quân sự ở khu vực và mục tiêu là trở thành
cường quốc quân sự thế giới. Trung Quốc luôn duy trì ngân sách đầu tư cho quốc
phòng ở mức cao. Ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc cũng đạt được
nhiều thành tựu quan trọng như nghiên cứu được nhiều thiết bị vũ khí tiên tiến:
thủy phi cơ lớn nhất thế giới AG-600, tàu sân bay Liêu Ninh, Sơn Đông, tên lửa
hành trình siêu âm CM-302,… Bên cạnh đó, các hành động quân sự ở bên ngoài
của Trung Quốc cũng được mở rộng như duy trì một biên đội hộ hàng tham gia
“chống cướp biển” ở vịnh Aden. Đồng thời quốc gia này cũng tăng cường lực
lượng tham gia vào các hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc. Tuy nhiên,
bộ quốc phòng – an ninh của Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với các vấn đề
thách thức như: khủng bố trong nước mâu thuẫn trong tranh chấp chủ quyền với
các nước láng giềng,….
1.2.2. Vai trò của Tập Cận Bình
Chính tính cách và quan điểm của Tập Cận Bình đã đóng vai trò quan
trọng trọng, quyết định đến việc hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại của
Trung Quốc trong giai đoạn từ 2012 – 2018
Tập Cận bình là một nhà lãnh đạo có tham vọng lớn, cứng rắn và kiên trì
theo đuổi mục tiêu đã chọn. Ông luôn thể hiện mình là một người thận trọng, kín
đáo, không khoa trương. Ông còn là một người thẳng thắn, cứng rắn và coi trọng
hành động thực tế, như trong các hội nghị ông thường đi thẳng vào các vấn đề
trọng tâm, không rườm rà. Đặc biệt ông là người vô cùng kiên quyết và cứng rắn
khi nhắc đến vấn đề bảo vệ hình ảnh của Trung Quốc, ông luôn thẳng thắn đáp
trả những sự chỉ trích của các nước khác về tình hình dân chủ và nhân quyền của
Trung Quốc. Tập Cận Bình còn là một nhà lãnh đạo giản dị, gần dân, gương mẫu
trong lời nói và hành động, luôn đi đầu trong phong trào thực hiện “4 chống” của
Trung Quốc. Đặc biệt, ông là người luôn chủ động và quyết đoán trong việc triển
khai chính sách ngoại giao, đồng thời ông cho rằng Trung Quốc không những chỉ
tích cực tham gia các hoạt động quốc tế mà còn phải đặt mục tiêu trở thành quốc
gia tạo lập nên trật tự quan hệ quốc tế và quy tắc mới.
Chính vì vậy, quan điểm chính trị và các hành động của Tập Cận Bình đã
tác động, ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Trong thời kỳ
nắm quyền, quyết định điều chỉnh chính sách đối ngoại từ chờ đợi sang chủ động
của ông đã giúp tăng cường địa vị của Trung Quốc trên trường quốc tế, đưa
Trung Quốc trở thành đối thủ cạnh tranh của các nước lớn. Tuy nhiên, cũng do
quan điểm cứng rắn đặc biệt là trong vấn đề bảo vệ những vấn đề cốt lõi của
Trung Quốc đã gây ra nhiều vấn đề như là việc các nước láng giềng nghi ngờ,
cảnh giác làm tăng mâu thuẫn giữa các nước láng giềng trong vấn đề tranh chấp
chủ quyền trên biển và lãnh thổ.
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA TRUNG QUỐC DƯỚI THỜI KÌ TẬP CẬN BÌNH TỪ NĂM 2012 – 2O18
Trên cơ sở đánh giá môi trường chiến lược, những nhân tố bên trong và bên
ngoài tác động đến việc hoạch định chính sách đối ngoại, Trung Quốc đã hoạch
định chính sách đối ngoại thể hiện sự linh hoạt, thực dụng, hiệu quả và mang
đậm dấu ấn cá nhân Tập Cận Bình.
2.1. Nội dung chính sách đối ngoại Trung Quốc thời kỳ Tập Cận Bình
2.1.1. Đường lối và mục tiêu chung
Đường lối của Trung Quốc trong giai đoạn này là loại bỏ hoàn toàn chính
sách “giấu mình chờ thời” để chuyển sang thực hiện chính sách “chủ động hành
động”, tận dụng vị trí của mình trên trường quốc tế để mở rộng phạm vi ảnh
hưởng, tranh thủ tìm kiếm sự ủng hộ của các nước đối với các ý tưởng, sáng
kiến, chiến lược của Trung Quốc như chiến lược “Vành đai và con đường”…
nhằm khẳng định vai trò của mộ nước lớn có vai trò ảnh hưởng lớn đến khu vực
và thế giới trong thập kỉ tới. Nhà lãnh đạo Trung Quốc – Tập Cận Bình cho
rằng quốc gia đã tiến gần đến mục tiêu của quốc gia là hồi phục lại một dân tộc
Trung Hoa vĩ đại hơn các thời kì trước và để tiếp tục thực hiện mục tiêu đó,
Trung Quốc cần có nền ngoại giao lớn mang sắc thái riêng, công tác đối ngoại
cần phải mang đậm sắc thái Trung Hoa và khí phách Trung Quốc.
Đại hội XVIII Đạng Cộng sản Trung Quốc xác định chủ trương chính sách
đối ngoại của Trung Quốc trong thời gian tới là phải tiếp tục đảm bảo nên hòa
bình và sự nghiệp phát triển cao cả của nhân loại. Đồng thời, chính sách ngoại
giao của thời kì này là ngoại giao với các nước lớn là then chốt, theo sau là
ngoại giao với các nước láng giềng giữ vai trò vô cùng quan trọng và cuối cùng
là ngoại giao với các nước đang phát triển. Một mặt là Trung Quốc tiếp tục coi
trọng quan hệ với các nước lớn, một mặt khác là tập trung phát triển kinh tế,
trong đó xác định Mỹ là quốc gia trung tâm. Đồng thời thì Trung Quốc cũng coi
trọng củng cố quan hệ với các nước láng giềng để tranh thủ môi trường hòa
bình lâu dài, mở rộng không gian chiến lược. Bên cạnh đó là tập trung củng cố
quan hệ với các nước đang phát triển để tranh thủ sự ảnh hộ Trung Quốc trên trường quốc tế.
Về mục tiêu, chính sách đối ngoại của Trung Quốc phục vụ song song hai
mục tiêu là phát triển đất nước và nâng cao vị thế nước lớn trên trường quốc tế.
Cụ thể hơn thì chính sách đối ngoại thời kì này gồm có tám mục tiêu:
Thứ nhất là tạo dựng một môi trường quốc tế đảm bảo cho sự vươn lên của
Trung Quốc, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các nước đối với các chiến lược
của Trung Hoa đặc biệt là chiến lược “Vành đai và con đường” do chính Tập
Cận Bình khởi xướng. Thứ hai là khôi phục lại vị thế nước trung tâm thế giới
trước đây của Trung Quốc, khôi phục lại vai trò dẫn dắt giải quyết các vấn đề
khu vực, quốc tế từng bước thực hiện mục tiêu đưa Trung Quốc thành một siêu
cường trong thập kỉ tới. Thứ ba là phá vỡ chiến lược “Tái cân bằng” của thời kì
Tổng thống Obama và chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” nhằm
bao vây, kiềm chế Trung Quốc dưới thời Tổng thống Donal Trump. Thứ tư là
tập trung phát huy sức mạnh kinh tế, nhất là nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ và
dần mở rộng ảnh hưởng kinh tế ra bên ngoài, trên đà tiến tới mục tiêu trở thành
siêu cường số một thế giới về lĩnh vực kinh tế và đồng thời tri phối được nền kinh tế thế giới.
Thứ năm là giảm bớt sự nghi ngờ của các nước khác nhưng vẫn thực hiện
được tham vọng tranh chấp chủ quyền, biên giới với các nước láng giềng để tạo
điều kiện cho Trung Quốc mở rộng phạm vi ảnh hưởng và triển khai được các
sáng kiến và chiến lược của mình thành công. Thứ sáu là quảng bá nền văn
minh Trung Hoa rộng rãi nhàm gia tăng sức mạnh mềm của quốc gia và lôi kéo,
thu hút các quốc gia khác trên thế giới và trong khu vực tham gia để dần khẳng
định vị thế cường quốc của Trung Quốc trên trường quốc tế. Thứ bảy là tập
trung hỗ trợ Trung Quốc trên lĩnh vực quân sự mở rộng ra bên ngoài lãnh thổ để
có thể đóng vai trò lớn hơn trong các nhiệm vụ giải quyết các vấn đề khu vực
và quốc tế, từng bước biến Trung Quốc thành cường quốc quân sự. Mục tiêu
cuối cùng là đạt được mục tiêu thống nhất giữa hai khối người Hoa trong nước
và ngoài nước để có thể tập hợp được sức mạnh của cộng đồng người Hoa để
góp sức vào mục tiêu hồi phục lại dân tộc Trung Hoa vĩ đại.
2.1.2. Phương châm, nguyên tắc, nhiệm vụ trọng tâm
Tại Hội nghị Công tác Đối ngoại Trung Ương năm 2014, Tập Cận Bình đã
đưa ra các phương châm, nguyên tắc đối ngoại cụ thể như sau:
Về phương châm chiến lược, Trung Quốc xác định có những phương châm
cơ bản sau: Một là phải luôn kiên trì dân chủ hóa quan hệ quốc tế, đối xử công
bằng cới các quốc gia dù lớn hay nhỏ dù nghèo hay giàu để bảo vệ công bằng
chính nghĩa quốc tế. Hai là phải luôn kiên trì sáng tạo các môi hình tăng trưởng
có sức sống, kiên trì hợp tác và xây dựng quan hệ quốc tế kiểu mới để tạo ra mô
hình quản trị công bằng hợp thời, đồng thời phải tập trung tạo ra các mô hình
phát triển cân bằng, xây dựng tương lai phát triển rộng mở và sáng tạo. Ba là
kiên trì giữ vững quan điểm đúng đắn về nghĩa vụ và lợi ích bao gồm quyền lợi
thì gắn liền với trách nhiệm, phải đảm bảo chữ tín, trọng tình nghĩa và đề cao
chính nghĩa. Tiếp theo, phương châm chiến lược thứ tư là giữ vững lâp trường
không liên minh với các nước khác để chống lại nước thứ ba bởi việc liên minh
như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ xung đột và chiến tranh, tạo ra mối nguy lớn cho
tình hình an ninh trên toàn thế giới. Tiếp theo là kiên trì giữ lập trường, không
can thiệp vào vấn đề nội bộ của các quốc gia khác, tôn trọng chế độ chính trị và
con đường phát triển của họ. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã thông qua việc mọi
bất đồng và tranh chấp sẽ được giải quyết thông qua đối thoại và thỏa hiệp,
phản đối việc dùng vũ khí hoặc đe dọa bằng sử dụng vũ lực.
Về nguyên tắc chiến lược, Trung Quốc cho rằng chính sách ngoại giao là
phải mang đậm sắc màu Trung Hoa, phong cách Trung Hoa, phẩm vị Trung
Hoa và khí phách Trung Hoa. Cụ thể hơn, Trung Quốc khẳng định sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Trung Quốc và tính chất xã hội chủ nghĩa của quốc gia
mang đậm sắc Trung Hoa. Bên cạnh đó, con đường phát triển, chế độ xã hội,
các nét văn hóa đều mang đậm giá trị riêng chỉ có thể tìm được ở Trung Quốc.
Trung Quốc cũng đặt sự phát triển của quốc gia, dân tộc lên đầu, kiên dịnh với
con đường phát triển hòa bình nhưng không từ bỏ lợi ích chính đáng, kiên quyết
không hi sinh lợi ích cốt lõi của quốc gia.
Về nhiệm vụ trọng tâm, Trung Quốc xác định cần phải thực hiện tốt các
nhiệm vụ sau: Một là phải quán triệt an ninh quốc gia, tăng cường xây dựng sự
tự tin vào con đường, tự tin về lý luận và chế độ của nhân dân đối với một xã
hội chủ nghĩa đậm sắc Trung Hoa, đồng thời duy trì sự ổn định và an ninh của
quốc gia. Theo sau đó là phải tranh thủ sự thấu hiểu và ủng hộ của các nước
trên thế giới đối với “Giấc mộng Trung Hoa” để nhân dân thế giới hiểu được
đây là giấc mộng về vấn đề hòa bình, hợp tác và phát tiển của nhân dân Trung
Quốc nói riêng và nhân dân thế giới nói chung. Ba là kiên quyết bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ và lợi ích ở các đại dương, thống nhất đất nước, giải quyết thỏa
đáng các tranh chấp về vấn đề lãnh thổ và biển đảo. Bốn là phải luôn tận dụng
các cơ hội phát triển và bảo vệ không gian phát triển, tập trung xây dựng mạng
lưới hợp tác cùng có lợi và tăng cường hội nhập thông qua việc mở rộng hợp
tác về kinh tế, thương mại và khoa học kĩ thuật. Đặc biệt chú ý đến việc mở
rộng mạng lưới quan hệ đối tác toàn cầu. Cuối cùng là phải thực hiện tốt công
tác truyền thông, nâng cao sức mạnh mềm của Trung Quốc ở khu vực và thế giới.
2.1.3. Nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại
a. Đối với các nước lớn
Ngoại giao với các nước lớn là yếu tố then chốt trong tổng thể chính sách
đối ngoại của Trung Quốc với những hướng triển khai cụ thể như sau:
Đầu tiên là phải xây dựng và củng cố quan hệ ổn định lâu dài với các trung
tâm quyền lực thế giới đặc biệt là Nga, Mỹ, liên minh châu Âu và Ấn Độ nhằm mở
rộng khu vực chiến lược của Trung Quốc. Hai là phải thúc đẩy việc hình thành trật
thế giới đa cực, đa trung tâm, tập hợp lực lượng để đưa Trung Quốc thành một cực,
kết hợp chính sách để phân hóa các lực lượng kiếm chế Trung Quốc. Ba là phải
tích cực can thiệp vào việc xây dựng các nguyên tắc, quy định mới trong quan hệ
quốc tế, đặc biệt là quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng có lợi hơn cho Trung Quốc.
Bốn là phải kiên trì xây dựng hình ảnh một Trung Quốc có trách nhiệm, tích cực
tham gia vào các tổ chức khu vực và quốc tế, tích cực tham gia vào việc giải quyết
các điểm nóng an ninh trên thế giới.
Trong quan hệ với Mỹ, Trung Quốc xác định đây là mối quan hệ song
phương quan trọng nhất hiện nay, là yếu tố thúc đẩy xây dựng mối quan hệ với các
nước lớn ổn định, cân bằng. Việc duy trì ổn định quan hệ Mỹ Trung là điều kiện
thuận lợi để Trung Quốc tập trung thực hiện các mục tiêu chiến lược đã được đề ra
ở các Đại hội XVIII và XIX. Bên cạnh đó, Trung Quốc tiếp tục chính sách hai mặt
và phương châm hòa hoãn để tránh đối đầu với Mỹ. Trong đó, một mặt Trung
Quốc thể hiện ý muốn hợp tác cùng Mỹ để chia sẻ lợ ích, trách nhiệm và vai trò ở
khu vực, mặt khác là kiên quyết trong các vấn đề liên quan đến lợi ích của Trung
Quốc, tiếp tục tranh giành phạm vi ảnh hưởng với Mỹ.
Đối với Nga, Trung Quốc coi Nga là hậu thuẫn về chiến lược và luôn chú
trọng đẩy mạnh quan hệ toàn diện với Nga, hợp tác chặt chẽ với Nga trong các vấn
đề quốc té và khu vực nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ. Bên cạnh đó, việc thúc
đẩy quan hệ hợp tác chiến lược với Nga sẽ làm tăng thế mạnh của Trung Quốc
trong việc thương lượng với Mỹ. Đặc biệt là Trung Quốc muốn dựa vào Nga để
phát triển quốc phòng, nhất là để mua và chuyển giao công nghệ chế tạo vũ khí
tiên tiến của Nga. Hai nước cũng phối hợp chặt chẽ, tìm ra tiếng nói chung trong
các vấn đề quốc tế đồng thời tích cực ủng hộ nhau trong các vấn đề nội bộ của mỗi nước.
Trong quan hệ với EU, Trung Quốc xác định thúc đẩy mối quan hệ mamg
tính toàn cầu hóa và chiến lược, có ý nghĩa thúc đẩy cân bằng sức mạnh quốc tế,
thúc đẩy hòa bình thế giới. Trung Quốc tập trung thúc đẩy quan hệ với các quốc
gia Đức, Anh, Pháp để tiến tới quan hệ hợp tác cùng phát triển, không đối đầu.
Đối với Ấn Độ, Trung Quốc cố gắng tìm cách cân bằng mối quan hệ với Ấn
Độ và Pakistan nhằm ngăn chặn nguy cơ Mỹ lôi kéo hai nước nằm để kiềm chế
Trung Quốc bởi Mỹ đang có những chính sách lôi kéo hai nước này vào chiến lược
“Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở rộng” nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Do đó, Trung Quốc sẽ giữ chiến lược vừa đấu tranh vừa canh tranh, trong đó là
hợp tác với Ấn Độ trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tranh thủ thị trường lớn của
Ấn Độ để làm yếu tố thúc đẩy quan hệ chính trị giữa hai bên, giảm đi nghi kỵ giữa
hai nước về vấn đề biên giới lãnh thổ, an ninh và nhân quyền, ngăn chặn tối đa khả
năng Ấn Độ tham gia các liên minh của Mỹ tạo ra vòng kiềm chế Trung Quốc.
b. Đối với các nước láng giềng
Trung Quốc tiếp tục coi trọng việc phát triển quan hệ với các nước láng
giềng trong khu vực, nhất là các nước ASEAN là trọng tâm trong chính sách đối
ngoại. Các biện pháp đều được Trung Quốc triển khai với nhiều biện pháp linh
hoạt, phần mềm deo và thực thi, chú trọng hơn về lơi ích và tận dụng tối đa các yếu
tố kinh tế, kết hợp sức mạnh để mở rộng ảnh hưởng với các nước láng giềng, coi
đây là bàn đạp để Trung Quốc thành cường quốc, cạnh tranh với sách lược của các
nước lớn, tạo vành đai an ninh vững chắc và ảnh hưởng rộng ở khu vực xung
quanh; duy trì môi trường phục vụ cho việc cải tiến và phát triển của Trung Quốc.
Riêng với ASEAN, Trung Quốc coi ASEAN là trọng điểm ưu tiên trong chính sách
ngoại giao láng giềng của mình, tập trung thúc đẩy quan hệ theo hướng hợp tác
hữu nghị trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị,quân sự để đảm bảo một môi trường
xung quanh ổn định và trở thành nước có ảnh hưởng số một ở khu vực về cả kinh
tế, quân sự và đối ngoại, coi khu vực là bàn đạp để mở rộng ảnh hưởng và phá thế bao vây của Mỹ.
c. Đối các nước khu vực châu Phi, Mỹ La - tinh, Trung Đông
Về chính trị Trung Quốc chủ trương tôn trọng , ủng hộ các quốc gia đang
phát triển có sự khác nhau về chế độ chính trị. Đồng thời, Trung Quốc chủ trương
các nước có quyền lựa chọn con đường phát triển riêng và tôn trọng sự lựa chọn
của nhau , không can thiệp vào công việc chính trị nội bộ của nhau . Về kinh tế ,
Trung Quốc thúc đẩy quan hệ công bằng cùng hợp tác và phát triển. Trung Quốc
và các nước này cần phát huy các ưu thế , điều kiện của mình để không ngừng mở
rộng hợp tác nhiều tầng nấc. Về an ninh , dựa trên quan điểm hợp tác an ninh
chung là cùng hợp tác bền vững trong lĩnh vực quốc phòng . Về văn hóa , Trung
Quốc và các quốc gia đang phát triển hợp tác trên cơ hòa nhập , bao dung , học hỏi lẫn nhau .
d. Đối với ngoại giao đa phương
Trung Quốc chủ trương tích cực, chủ động tham gia tiến trình cải cách và
xây dựng hệ thống quản trị toàn cầu với mục tiêu: Hướng tới xây dựng các cơ chế,
thể chế mới có lợi hơn cho Trung Quốc; Bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích an ninh -
phát triển của Trung Quốc ở bên ngoài; Thúc đẩy đa phương hóa trật tự quốc tế,
xác lập lại trật tự và luật chơi mới trong khu vực và trên thế giới; Tranh thủ tập hợp
lực lượng trong các chương trình nghị sự toàn cầu, nâng cao vị thế quốc tế của Trung Quốc.
2.2. Thực trạng triển khai chính sách đối ngoại của thời kỳ Tập Cận Bình từ năm 2012 - 2018
Kể từ Đại hội XVIII đến nay, Trung Quốc đã triển khai hàng loạt biện pháp
đối ngoại nhằm bảo vệ lợi ích, mở rộng ảnh hưởng trên trường quốc tế và thu được
nhiều thành công quan trọng, cụ thể như là
Tập trung củng cố và kiện toàn toàn bộ cơ chế hoạch định và thực hiện chính
sách đối ngoại. Trung Quốc củng cố và nâng cao năng lực đối ngoại của mình
thông qua những thay đổi về nhân sự và chức vụ. Ngoài ra, Trung Quốc đã thành
lập các cơ quan viện trợ nước ngoài độc lập với Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại.
Một nhiệm vụ đặc biệt của cơ quan này là kiểm soát và phân bổ ngân quỹ cho các
chương trình viện trợ quốc tế thúc đẩy lợi ích an ninh toàn cầu thông qua các sáng
kiến hỗ trợ kinh tế và ngoại giao.
Thiết lập và công bố hệ thống tư tưởng và quan niệm mới, nâng cao vị thế
và hình ảnh của Trung Quốc, đồng thời khẳng định Trung Quốc khác với mô hình