Chính Sách Tiền Tệ Của Việt Nam Giai Đoạn 2020-2021 | Bài Tập Môn Kinh Tế Vĩ Mô

Chính Sách Tiền Tệ Của Việt Nam Giai Đoạn 2020-2021 | Bài Tập Môn Kinh Tế Vĩ Mô với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
HỆ ĐẠI TRÀ
BÀI TẬP LỚN
MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2021
NHÓM 10 – K26TCB
Giáo viên hướng dẫn: Đặng Thị Thúy Duyên
Danh sách nhóm:
1. 26A4011999 Nguyễn Khánh Linh
2. 26A4011531 Bùi Thảo Dương
3. 26A4011529 Lương Mỹ Duyên
4. 26A4011980 Vũ Hà Khánh
5. 26A4011984 Chu Mộng Kiều
6. 26A4013319 Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
7. 26A4011979 Vũ An Khánh
HÀ NỘI – 11/2023
pg. 1
MỤC LỤC
1. Khái niệm về chính sách tiền tệ................................................................................3
2. Mục tiêu chính sách tiền tệ.......................................................................................4
a) Mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định giá đồng tiền.........................................................4
b) Mục tiêu tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp.................................................................4
c) Mục tiêu tăng trưởng kinh tế................................................................................................4
d) Mục tiêu ổn định thị trường tài chính, Ổn định thị trường hối đoái, Ổn định thị trường lãi
suất........................................................................................................................................................4
3. Đặc điểm chính sách tiền tệ......................................................................................4
4. Phân loại chính sách tiền tệ......................................................................................5
a) Chính sách tiền tệ mở rộng...................................................................................................5
b) Chính sách kinh tế thắt chặt..................................................................................................6
5. Công cụ chính sách tiền tệ........................................................................................6
a) Các công cụ tác động đến tiền cơ bản:..................................................................................6
b) Công cụ tác động đến tỷ lệ tiền dự trữ-tiền gửi:..................................................................7
6. Các nhân tố tác động đến chính sách kinh tế............................................................8
a) Sự đa dạng hóa và cạnh tranh của thị trường tài chính........................................................8
b) Khả năng tài chính của cá nhân, các hộ gia đình và doanh nghiệp.......................................8
c) Chính Sách Ngoại Hối.............................................................................................................9
d) Tình Trạng Đô La Hoá..........................................................................................................10
PHẦN II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2021....11
1. Nghiệp vụ thị trường mở(OMO) trong giai đoạn 2020-2021...................................11
2. Cửa sổ chiết khấu...................................................................................................12
3. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc..............................................................................................12
4. Chính sách tiền tệ tác động đến một số chỉ tiêu kinh tế..........................................13
5. Covid tác động đến chính sách tiền tệ như nào......................................................17
a) Khái quát tình hình kinh tế của Việt Nam do ảnh hưởng của đại dịch covid 19..........17
b) Một vài thay đổi nổi bật trong chính sách tiền tệ của Việt Nam do đại dịch Covid....19
***HẠN CHẾ.....................................................................................................................20
PHẦN III: GIẢI PHÁP & ĐỊNH HƯỚNG..................................................................21
pg. 2
1. Một số giải pháp khắc phục chính sách tiền tệ........................................................21
***Một số kiến nghị đưa ra:............................................................................................21
2. Định hướng chính sách tiền tệ trong những giai đoạn tiếp theo.............................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................26
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG
1. Khái niệm về chính sách tiền tệ
Hình 1: Chính sách tiền tệ
- Chính sách tiền tệ (monetary policy) là một tập hợp các biện pháp và
quyết định được thực hiện bởi ngân hàng trung ương nhằm điều chỉnh nguồn
cung tiền tệ và lãi suất trong nền kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu chính
như ổn định giá, kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng trung
ương, là cơ quan chủ trương của chính phủ về chính sách tiền tệ, có quyền
điều chỉnh lãi suất, quản lý cung tiền và can thiệp vào thị trường ngoại hối.
pg. 3
2. Mục tiêu chính sách tiền tệ
a) Mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định giá đồng tiền
- NHTW thông qua Chính sách tiền tệ có thể tác động đến sự tăng hay
giảm giá trị đồng tiền của nước mình. Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét
trên 2 mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ
trong nước) và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với
ngoại tệ).
b) Mục tiêu tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp
- Chính sách tiền tệ mở rộng hay thắt chặt có ảnh hưởng trực tiếp tới việc
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ
đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Để có một tỷ lệ thất nghiệp
giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát gia tăng.
c) Mục tiêu tăng trưởng kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc
hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng
trưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng,
nó thể hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ. Mục tiêu này chỉ đạt
được khi kết quả hai mục tiêu trên đạt được một cách hài hoà.
pg. 4
d) Mục tiêu ổn định thị trường tài chính, Ổn định thị trường hối
đoái, Ổn định thị trường lãi suất
3. Đặc điểm chính sách tiền tệ
- Chính sách tiền tệ có thể mang đặc điểm như tín dụng thắt chặt hay tín
dụng nới lỏng. Khi Fed lo ngại về việc nền kinh tế đang phát triển quá nhanh
hay giá tăng quá nhanh, Fed sẽ thực hiện thắt chặt các vị thế dự trữ thông qua
bán các chứng khoán chính phủ để thoát khỏi tình trạng đó. Quá trình này
được biết đến như việc rút nguồn dự trữ.
- Ngược lại, nếu Fed thấy rằng nền kinh tế có sự tăng trưởng không đủ
nhanh hay có nguy cơ suy thoái, thì Fed có thể cung cấp các khoản dự trữ mới
vào hệ thống ngân hàng, thông qua phương thức mua chứng khoán từ những
các trung tâm giao dịch chứng khoán. Thay vì bán chứng khoán, Fed sẽ mở
rộng nguồn cung dự trữ ngân hàng, như thế sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho
các ngân hàng để có thể đáp ứng các yêu cầu dự trữ, và thực hiện những
khoản vay mới.
4. Phân loại chính sách tiền tệ
- Việc kinh tế có tăng trưởng hay giảm sút phụ thuộc rất lớn vào chính
sách tiền tệ của chính phủ và đây được xem là công cụ đắc lực để điều tiết
nền kinh tế, tài chính của một quốc gia.
- Chính sách tiền tệ có hai loại: Chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách
tiền tệ thắt chặt
a) Chính sách tiền tệ mở rộng
- Chính sách tiền tệ mở rộng là khi ngân hàng Trung ương bơm tiền vào
thị trường mở rộng nguồn cung tiền hơn mức bình thường làm cho lãi suất
giảm xuống, từ đó tăng nhu cầu chi tiêu, tạo nhiều việc làm hơn để đáp ứng
pg. 5
lượng hàng hóa, dẫn đến việc thúc đẩy đầu tư tài chính và mở rộng sản xuất
kinh doanh.
- Có 3 cách để ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở
rộng, gồm:
+ Hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
+ Hạ lãi suất chiết khấu đối với ngân hàng thương mại.
+ Mua chứng khoán.
- Trong kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ mở rộng được sử dụng trong bối
cảnh nền kinh tế bị suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng.
b) Chính sách kinh tế thắt chặt
- Chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ ngược lại với mở rộng là động thái của
ngân hàng Trung ương giảm bớt nguồn cung tiền trên thị trường, kéo theo lãi
suất ngân hàng tăng lên, từ đó thu hẹp nhu cầu chi tiêu và giá hàng hóa giảm
xuống.
- Chính sách tiền tệ thắt chặt được chính phủ sử dụng khi nền kinh tế có
sự phát triển quá nóng, lạm phát gia tăng và dùng để chống lạm phát.
- Có 3 cách ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp:
+ Tăng mức tỷ lệ dữ trữ bắt buộc.
+ Tăng mức chiết khấu, kiểm soát hoạt động tín dụng.
+ Bán chứng khoán.
5. Công cụ chính sách tiền tệ
- Chúng ta thường giả định NHTW có thể kiểm soát cung tiền một cách
trực tiếp. Tuy nhiên trên thực tế, NHTW kiểm soát cung tiền một cách gián
tiếp thông qua nhiều công cụ của chính sách tiền tệ.
pg. 6
- Các công cụ này được chia thành hai nhóm chính: các công cụ tác động
đến tiền cơ bản và các công cụ tác động đến tỷ lệ tiền dự trữ-tiền gửi
a) Các công cụ tác động đến tiền cơ bản:
- Nghiệp vụ thị trường mở (Open market Operation-OMO):
+ là hoạt động mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn (chủ yếu là trái phiếu
chính phủ) của NHTW với các ngân hàng thương mại, chính phủ, doanh
nghiệp, người dân. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lượng tiền mặt của các ngân
hàng thương mại. Từ đó làm tăng hoặc giảm cung tiền
+ VD: NHTW dùng 10 tỷ đồng để mua trái phiếu từ chính phủ trên thị
trường mở. Khi đó, ngân hàng thương mại sẽ thanh toán VNĐ cho những trái
phiếu nhận được. Mỗi VNĐ được giữ dưới dạng tiền mặt hay gửi vào ngân
hàng sẽ làm tăng cung tiền thêm một VNĐ. Ngược lại để giảm cung tiền,
NHTW sẽ bán chính phiếu và quy trình đảo ngược lại.
+ Hoạt động thị trường mở là công cụ phổ biến và được sử dụng nhiều
nhất của chính sách tiền tệ do việc dễ dàng thực hiện. Khi NHTW thực hiện
mua trái phiếu chính từ chính phủ thực chất là việc NHTW cho chính phủ vay
tiền
- Cửa sổ chiết khấu
+ NHTW cũng có thể tác động đến tiền cơ bản thông qua việc cho các
ngân hàng vay. Khi NHTW cho các ngân hàng vay, do các ngân hàng này
không vay được ở nơi khác, là NHTW thực hiện chức năng người cho vay
cuối cùng.
+ Phổ biến nhất là các ngân hàng vay từ NHTW qua cửa sổ chiết khấu.
Khi lãi suất tái chiết khấu cao, các ngân hàng thương mại e ngại việc vay từ
Ngân hàng Trung ương. Họ sẽ tự nguyện dự trữ nhiều tiền mặt hơn. Điều đó
giúp làm giảm cung tiền trên thị trường và ngược lại.
pg. 7
b) Công cụ tác động đến tỷ lệ tiền dự trữ-tiền gửi:
- Dự trữ bắt buộc: là các quy định của NHTW về một tỷ lệ tiền dự trữ-
tiền gửi tối thiểu mà các ngân hàng phải thực hiện. Phần còn lại ngân hàng
thương mại có thể đem cho vay, đầu tư sinh lợi.
+ Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, ngân hàng thương mại sẽ có ít tiền hơn
để cho vay, đầu tư. Lượng tiền lưu hành trên nền kinh tế sẽ giảm. Bằng cách
thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Trung ương có thể điều tiết được
cung tiền.
+ Do dự trữ bắt buộc tác động rất lớn đến cung tiền và hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng nên NHTW hiếm khi thay đổi dự trữ bắt buộc.
6. Các nhân tố tác động đến chính sách kinh tế
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ bao gồm:
+ Sự đa dạng hóa và cạnh tranh của thị trường tài chính.
+ Khả năng tài chính của cá nhân, các hộ gia đình và doanh nghiệp.
+ Chính sách ngoại hối.
+ Tình trạng đô la hóa
a) Sự đa dạng hóa và cạnh tranh của thị trường tài chính.
- Nếu trong thị trường tài chính có ít sự cạnh tranh do phụ thuộc phần đa
vào một số ngân hàng lớn dẫn đến việc người tiêu dùng ít sự lựa chọn, kéo
theo khả năng điều tiết của chính sách tiền tệ cũng sẽ chịu tác động ảnh
hưởng nhất định từ các ngân hàng lớn này.
- Ngoài ra sự phát triển của các thị trường khác như chứng khoán, bảo
hiểm, các thị trường phái sinh… cũng tạo ra những ảnh hưởng đối với tác
động từ chính sách tiền tệ.
pg. 8
- Khi càng có nhiều nhân tố tác động đến cung tiền nằm ngoài tín dụng
ngân hàng thì càng hạn chế sự tác động của chính sách tiền tệ.
b) Khả năng tài chính của cá nhân, các hộ gia đình và doanh
nghiệp.
- Tình trạng tài chính của các cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp ảnh
hưởng đến chính sách tiền tệ theo 3 cách:
+ Tác động của chính sách tiền tệ đến hành vi tiêu dùng, đầu tư của cá
nhân và doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào mức độ mà các chi phí này được tài
trợ thông qua hệ thống tài chính (tức là khả năng tiếp cận vốn)
+ Tác động của chính sách tiền tệ đến giá tài sản như cổ phiếu, bất động
sản… sẽ phụ thuộc vào cơ cấu của các danh mục đầu tư tài chính của cá nhân
và doanh nghiệp
+ Trạng thái tài chính ban đầu của cá nhân và doanh nghiệp cũng ảnh
hưởng đến sự tác động của chính sách tiền tệ đối với các quyết định được đưa
ra.
- Chính sách tiền tệ chỉ hiệu quả khi cá nhân và doanh nghiệp tiếp xúc
được với nguồn vốn. Bởi vậy cho nên tại các nước có tiêu dùng và đầu tư chủ
yếu dựa trên tiết kiệm hoặc tái đầu tư từ lợi nhuận, tác động của chính sách
tiền tệ sẽ bị hạn chế hơn là ở những nước phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng.
c) Chính Sách Ngoại Hối
- Trong thị trường tự do về ngoại hối, thì chính sách tiền tệ sẽ bị ảnh
hưởng bởi chính sách ngoại hối bởi khả năng tiền tệ sẽ thay thế tài sản trong
nước và quốc tế. Mọi hành động của chính sách tiền tệ sẽ trung hòa qua sự
dịch chuyển của dòng vốn trên toàn bộ thị trường.
pg. 9
- Bởi vậy, khi khả năng thay thế là ổn định, mọi hành động của chính
sách tiền tệ sẽ bị trung hòa qua sự dịch chuyển của dòng vốn. Việc tăng khả
năng tiếp cận dòng vốn từ nước ngoài cũng giúp các doanh nghiệp bớt phụ
thuộc vào tín dụng trong nước, do đó sẽ làm giảm tác động của chính sách
tiền tệ lên tổng cầu.
d) Tình Trạng Đô La Hoá
- Trên thị trường tài chính, tình trạng đô la hóa diễn ra phổ biến và nó đặt
ra nhiều thách thức đối với việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ từ
việc thống kê tổng lượng tiền, xác định các mục tiêu.
- Tình trạng đô la hóa bằng tiền mặt sẽ làm hạn chế khả năng đo lường
cung tiền trong nền kinh tế. Đặc biệt khi tồn tại tình trạng đô la hóa cả bên tài
sản có và tài sản nợ sẽ dẫn đến những rủi ro do mất cân đối kỳ hạn và chênh
lệch giữa đồng tiền quốc nội và đồng tiền đô la (các loại tiền tệ).
pg. 10
PHẦN II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2021
1. Nghiệp vụ thị trường mở(OMO) trong giai đoạn 2020-
2021
Hình 2: Nghiệp vụ thị trường VN 2020-2021
- Năm 2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành
hoạt động của thị trường mở chủ động linh hoạt, phát hành giấy tờ có giá,
tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc ra, kiểm soát lạm phát hiệu quả. Đồng thời
Ngân hàng Nhà nước cũng mua vào giấy tờ có giá gồm tín phiếu ngân hàng
Nhà nước và trái phiếu Chính phủ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản và ổn định
lãi suất thị trường tiền tệ.
- Ngân hàng Nhà nước đã liên tục chào thầu 1.000 tỷ đồng/phiên trên
kênh cầm cố với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất đều ở mức 2,5%/năm nhằm mục đích
phát tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản.
- Theo thông tin từ Công Ty chứng khoán Bảo Việt cho biết đến ngày
28/5/2021 cho biết ngân hàng Nhà nước (NHNN) không phát hành lượng
pg. 11
OMO hay tín phiếu nào mới trong tuần vừa qua và cũng không có lượng
OMO và tín phiếu nào được đáo hạn. Theo đó, lượng OMO và tín phiếu đang
lưu hành tiếp tục được duy trì ở mức 0. Như vậy, lượng lưu hành kênh tín
phiếu vẫn ở mức 0 trong gần 1 năm trở lại đây, kể từ sau lượng đáo hạn 2000
tỷ đồng trong nửa đầu tháng 6/2020. Ngược lại, trên kênh OMO, NHNN cũng
chưa có hoạt động gì kể từ cuối tháng 2 tới nay.
- Như vậy, nhờ có nghiệp vụ thị trường mở mà ngân hàng Nhà nước có
thể chủ động kiểm soát lãi suất bằng việc mua, bán giấy tờ có giá.
2. Cửa sổ chiết khấu
- Lãi suất tái chiết khấu sẽ ở mức ổn định 4,5%, lãi suất tái cấp vốn ở
mức khoảng 4,5% – 5%, lãi suất vay qua đêm khoảng 5% – 6,5%; lãi suất tiền
gửi ở mức 3 %– 4%, lãi suất cho vay ở mức 6% – 7%. Lạm phát trong giai
đoạn 2021 – 2020 sẽ giao động quanh mức 2% – 5%.
3. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
pg. 12
Hình 3: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Việt Nam (THEO VĂN BẢN SỐ 1158/QĐ-NHNN
NGÀY 29/05/2018 ÁP DỤNG TỪ NGÀY 01/06/2018)
Các NHTM, TCTD phải tuân theo tỷ lệ dự trữ bắt buộc như trên của
NHNN Việt Nam để đảm bảo tính ổn định và an toàn của hệ thống tài chính
và ngân hàng, giảm thiểu rủi ro tài chính, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy sự
phát triển kinh tế.
4. Chính sách tiền tệ tác động đến một số chỉ tiêu kinh tế
Hình 4: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 2015-2021
pg. 13
2020 2021
Tổng sản phẩm trong nước
theo giá hiện hành(GDP) - Tỷ
đồng
8.044.385,73 8.479.666,50
Tổng thu nhập quốc gia
theo giá hiện hành(GNP) - Tỷ
đồng
7.700.497,98 8.045.439,66
Giá trị tăng thêm ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo
bình quân đầu người theo sức
mua tương đương
2.614,43 2.844,12
Xuất khẩu hàng hoá và
dịch vụ theo giá hiện hành - Tỷ
đồng
6.787.981,23 7.907.491,92
Nhập khẩu hàng hoá và
dịch vụ theo giá hiện hành - Tỷ
đồng
6.344.145,66 7.901.059,55
Số doanh nghiệp thành lập
mới
134.940 doanh
nghiệp
116.837 doanh
nghiệp
Xuất siêu 19,1 tỷ USD 4 tỷ USD
- GDP năm 2020 tăng 2,91% tuy là mức tăng thấp nhất của các năm
trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến
phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây là thành
pg. 14
công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất
thế giới. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị
tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
3,98%, đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5%.
- Một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu năm 2021 như sau:
+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP): + 2,58%
+ Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): + 4,8%
+ Chỉ số giá tiêu dùng bình quân: + 1,84%
+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: – 3,8%
+ Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa: + 19%
+ Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa: + 26,5%
+ Xuất siêu: 4 tỷ USD
- Dự trữ ngoại hối tăng kỷ lục chạm mốc 100 tỷ USD tính đến hết năm
2020. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng gấp 3,7 lần so với thời điểm đầu
năm 2016 đạt con số kỷ lục vào khoảng 115 tỷ vào quý 3 năm 2021
- Chính sách tài khóa( gồm tiền thuế và tiền thuế đất) được giới hạn chỉ
là trên 66 nghìn tỷ đồng, bằng 26,4% gói chính sách tài khóa
- Năm 2021, kinh tế Việt Nam đã cán đích với mức tăng trưởng GDP là
2,58%, thấp hơn so với mức tăng 2,91% năm 2020, cũng so với mục tiêu đặt
ra là 6,5%. Đây cũng là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.Trong
mức tăng chung của toàn nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền
kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ
đóng góp 22,23%. Về cơ cấu nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm
pg. 15
nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,36%; khu vực công nghiệp và xây dựng
chiếm 37,86%; khu vực dịch vụ chiếm 40,95%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản
phẩm chiếm 8,83%.
Hình 5: Cơ cấu GDP của Việt Nam năm 2011
- Tăng trưởng kinh tế và phát triển các ngành, lĩnh vực, nhất là khu vực
công nghiệp, dịch vụ, gặp rất nhiều khó khăn, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
chậm. Hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19, năm
2020 và 2021. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chưa đạt yêu cầu, trong đó
khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng khoảng 40,95%, giảm so với năm 2020
(41,9%); khu vực nông nghiệp chiếm khoảng 12,36% GDP tương đương năm
2020; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 37,38%, tăng so với
năm 2020 (36,9%).
pg. 16
- Chất lượng tăng trưởng của các khu vực còn hạn chế. Công nghiệp chế
biến, chế tạo vẫn chủ yếu đang hoạt động ở phân khúc thấp trong chuỗi giá
trị, nơi tạo ra giá trị gia tăng thấp. Công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, chưa
đáp ứng được nhu cầu của các ngành công nghiệp trong nước dẫn đến tỷ lệ
nội địa hóa trong các ngành công nghiệp đạt thấp, còn phụ thuộc nhiều vào
nguyên vật liệu, linh phụ kiện nhập khẩu. Khu vực dịch vụ chưa phát triển
tương xứng với tiềm năng, chịu tác động nặng nề nhất vì dịch bệnh Covid-19,
đặc biệt là du lịch, lưu trú, ăn uống, vận tải.
5. Covid tác động đến chính sách tiền tệ như nào
Hình 6: Covid tác động đến chính sách tiền tệ như nào
a) Khái quát tình hình kinh tế của Việt Nam do ảnh hưởng của
đại dịch covid 19
- Dịch bệnh đã ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, gây gián đoạn chuỗi
cung ứng nhiều sản phẩm hàng hóa của thế giới, đình trệ trong sản xuất - kinh
doanh; suy giảm nhu cầu tạm thời từ Trung Quốc đối với các sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ, ảnh hưởng tới tăng trưởng toàn cầu.
pg. 17
- Không chỉ dòng hàng hóa, dòng lao động mà cả dòng dịch vụ và tài
chính tưởng như miễn nhiễm với dịch bệnh nhờ Cách mạng công nghiệp 4.0
cũng bị chặn đứng bởi nỗi lo sợ dịch bệnh bao trùm. Lần đầu tiên trong thời
hiện đại, kinh tế thế giới cùng một lúc phải chịu đựng cả cú sốc cung lẫn cú
sốc cầu từ qui mô toàn cầu, quốc gia, thành phố đến cộng đồng dân cư và hộ
gia đình. Việc thay đổi thói quen chi tiêu, đi lại của người tiêu dùng dẫn đến
sản xuất đình trệ, thất nghiệp gia tăng, kéo theo nguy cơ vỡ nợ, phá sản của
doanh nghiệp và tâm lý lo ngại rủi ro, thậm chí hoảng sợ của các nhà đầu tư
tài chính.
- Việt Nam có độ mở cửa của nền kinh tế khá lớn và có vị trí địa lý giáp
với Trung Quốc nên dịch bệnh sẽ ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực
kinh tế - xã hội của Việt Nam, tới tâm lý người dân và hoạt động sản xuất -
kinh doanh, thương mại, du lịch, qua đó tác động đến tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam và gián tiếp tác động đến tình hình ngân sách nhà nước
- Có bốn phương diện kinh tế và thương mại quốc tế bị ảnh hưởng tiêu
cực trực tiếp:
+ Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn cục bộ, lưu thông hàng hóa,
dịch vụ và lao động không còn như trước khiến cho mọi hoạt động kinh tế,
thương mại và đầu tư không thể thông suốt và hiệu quả, do vậy kinh tế và
thương mại quốc tế không thể hoạt động bình thường chứ chưa nói đến có thể
tăng trưởng. Bên cạnh đó, nguy cơ rơi vào trì trệ hoặc thậm chí suy thoái kinh
tế có thể gia tăng
+ Đại dịch Covid-19 đã làm suy giảm tiêu dùng của người dân và xã hội,
ảnh hưởng nhiều nhất đến lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Vì thế những nền kinh
tế dựa vào du lịch và dịch vụ làm trụ cột và động lực tăng trưởng đang bị ảnh
hưởng nặng nề nhất và tiêu cực nhất bởi đại dịch này
pg. 18
+ Mặc dù một số quốc gia đang khẩn trương phát triển tiến tới đưa
vacxin phòng chống dịch vào sử dụng trong cộng đồng nhưng vẫn làm giảm
nhiệt huyết của các nhà đầu tư và các doanh nhân cũng ngần ngại đẩy mạnh
hoạt động sản xuất - kinh doanh, điều này tác động mạnh tới tăng trưởng kinh
tế, thương mại và đầu tư
+ Mối quan hệ và mức độ hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa
các đối tác trên thế giới bị ngưng trệ khi Chính phủ và các doanh nghiệp
quyết định ngừng hoạt động kinh tế ở những nơi bị dịch bệnh, đồng thời
chuyển dịch cơ sở sản xuất ra nơi khác
b) Một vài thay đổi nổi bật trong chính sách tiền tệ của Việt
Nam do đại dịch Covid
Trong nước, thị trường được kiểm soát ổn định, lạm phát mục tiêu có
khả năng kiểm soát, tuy nhiên tăng trưởng bị tác động tiêu cực bởi dịch
Covid-19. Thực hiện chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, bảo
đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19:
- Trong những tháng đầu năm, NHNN đã liên tiếp điều chỉnh giảm 02
lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 1-1,5%/năm để hỗ trợ
thanh khoản cho TCTD, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn chi phí
thấp từ NHNN; giảm 0,6-0,75%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6
tháng và giảm 1%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu
tiên, hiện ở mức 5,0%/năm, để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp
và người dân.
- Bộ Tài chính đã soạn thảo và trình Chính phủ ban hành Nghị định về
gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch
Covid-19 để góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thuế
pg. 19
thu nhập doanh nghiệp nhỏ và vừa, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, thực hiện tạm
dừng đóng bảo hiểm xã hội, không tính lãi phạt chậm nộp
- Bộ Tài chính đã trình Chính phủ đề xuất với Quốc hội về quyết định
mức thực hiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ
và siêu nhỏ, áp dụng từ ngày 1/7/2020. Nếu chính sách này được thông qua,
khoảng 700 nghìn doanh nghiệp, chiếm khoảng 93% tổng số doanh nghiệp cả
nước đang hoạt động sẽ được hưởng lợi.
***HẠN CHẾ
- Dù đạt được mức tăng trưởng tốt về nền kinh tế - xã hội, tuy nhiên
nước ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là nền kinh tế
Việt Nam có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình
kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, khó lường. Mặc dù tiêm chủng vắc-xin
Covid-19 được nhiều nước trên thế giới triển khai mạnh mẽ nhưng sự khác
biệt giữa tỷ lệ tiêm chủng của các quốc gia và khu vực dẫn đến nguy cơ phục
hồi không đồng đều và mong manh của kinh tế thế giới, làm gián đoạn chuỗi
cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng tới các ngành thương mại, du lịch, vận tải, tỷ lệ
thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
- Dịch Covid-19 tuy đã cơ bản được khống chế ở Việt Nam nhưng còn
diễn biến phức tạp trên thế giới làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh
hưởng tới các ngành thương mại, du lịch, vận tải, không ít doanh nghiệp rơi
vào tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng hoạt
động. Tiến trình tái cơ cấu chậm làm cho chất lượng tăng trưởng thấp. Xuất,
nhập khẩu hàng hóa tăng nhưng chưa bảo đảm chất lượng và thiếu tính bền
vững. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao dẫn đến năng suất lao động thấp
làm cho hiệu quả và sức cạnh tranh của toàn nền kinh tế bị hạn chế.
pg. 20
PHẦN III: GIẢI PHÁP & ĐỊNH HƯỚNG
1. Một số giải pháp khắc phục chính sách tiền tệ
- Để có những kết quả nổi bật như trên không thể không kể đến chính
sách tiền tệ hợp lí của NHNN. Những kết quả tích cực trên đây về giữ vững
ổn định vĩ mô, thị trường tài chính tiền tệ, tạo lập môi trường kinh doanh
thuận lợi, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn... đã cho thấy các giải pháp ngành Ngân
hàng là đúng hướng, tác dụng thiết thực đối với doanh nghiệp và người dân,
góp phần thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” và thành tựu của đất nước.
- Mặc dù vậy, thị trường thế giới vẫn có những diễn biến bất thường, đặc
biệt đại dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế và hệ thống ngân hàng
trong nước, nên tín dụng tăng thấp hơn dự kiến; tăng trưởng kinh tế đạt thấp
(mặc dù là số ít quốc gia có tăng trưởng dương); lạm phát vẫn chịu áp lực khó
lường từ giá cả thế giới, thiên tai, dịch bệnh, áp lực nợ xấu hệ thống ngân
hàng gia tăng từ tác động của đại dịch... là những thách thức to lớn trong giai
đoạn tới.
***Một số kiến nghị đưa ra:
1, Ngân hàng nhà nước Việt Nam điều hành Chính sách tiền tệ linh hoạt,
phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác để ổn định thị
trường, điều chỉnh thanh khoản, kiểm soát tiền tệ, kiểm soát lạm phát và hỗ
trợ nền kinh tế phục hồi sau những đợt thiên tai dịch bệnh bùng phát,...
2, Lãi suất được điều hành với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị
trường và mục tiêu chính sách tiền tệ tạo điều kiện để giảm lãi suất vay cho
người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế. Trong điều kiện áp lực lạm phát còn
có khả năng kiểm soát, giữ ổn định lãi suất điều hành để ổn định mặt bằng lãi
pg. 21
suất thị trường, chỉ đạo tổ chức tín dụng chủ động tiết giảm chi phí để tiếp tục
giảm lãi suất các khoản vay cũ và mới.
3, Điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt với diễn biến thị trường, các cân
đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ, phối hợp đồng bộ các công
cụ chính sách tiền tệ: Công cụ nghiệp vụ thị trường mở, Công cụ dự trữ bắt
buộc, Công cụ lãi suất, Công cụ tỷ giá hối đoái,...
4, Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá(thị trường mở), NHNN
tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó
điều tiết lượng tiền tệ cung ứng và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường
theo mục tiêu giảm lãi suất huy động và cho vay của tổ chức tín dụng, giải
quyết khó khăn cho doanh nghiệp
5, Các tổ chức tín dụng triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó
khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và các giải pháp tháo gỡ
khó khăn về tín dụng cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do thiên tai,
dịch bệnh để phục hồi sản xuất kinh doanh.
6, Để NHTM kinh doanh được tốt, huy động được nhiều vốn trong dân
cư (đây là sự cần thiết để chống lạm phát) nên mở hướng cho chi nhánh
NHTM cấp tỉnh có thể được mua tín phiếu NHNN khi thừa vốn. Như vậy
nâng cao được tính năng động, sáng tạo vì nó gắn với lợi ích trực tiếp của nơi
thừa vốn.
7, Chính phủ nên giao cho các NHTM huy động thay cho kho bạc và
theo chủ định của chính phủ về mức huy động và lãi suất đảm bảo kinh doanh
. Số huy động được theo chỉ định sẽ chuyển giao cho kho bạc để đáp ứng yêu
cầu chi tiêu của chính phủ.
8, Tập trung chỉ đạo cơ cấu lại các Tổ chức tín dụng yếu kém bằng các
hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm
quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống các Tổ
pg. 22
chức tín dụng. Ngân hàng nhà nước tiếp tục tăng cường năng lực tài chính
cho các Ngân hàng thương mại nhà nước, bảo đảm vai trò chủ đạo của các
ngân hàng này trong hệ thống các Tổ chức tín dụng.
9, Tăng cường giám sát chất lượng tín dụng, việc cấp tín dụng vào các
lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, tình hình tăng trưởng tín dụng, đầu tư trái phiếu
doanh nghiệp, các khoản cấp tín dụng lớn.
2. Định hướng chính sách tiền tệ trong những giai đoạn tiếp
theo
- Trong giai đoạn năm 2020-2021, đất nước ta đã phải đối mặt với nhiều
thách như dịch bệnh Covid-19, thiên tai, lũ lụt, xâm nhập mặn… gây nên
nhiều cú sốc đến nhiều mặt đời sống của nhân dân và hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp. Nhưng với sự vào cuộc quyết liệt, tinh thần đoàn kết, đồng
lòng của hệ thống chính trị, nước ta đã khắc phục khó khăn để vươn lên mạnh
mẽ, thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng chống đại dịch COVID-
19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế. Nền tảng vĩ mô ổn định, lạm phát được
kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Tăng trưởng kinh tế
Việt Nam thuộc nhóm các nước có mức tăng cao nhất khu vực và thế giới
trong bối cảnh thế giới suy thoái nghiêm trọng.
- Với những thành tích đạt được trong năm 2020-2021 và và mục tiêu đặt
ra cho năm tiếp theo, công tác điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng đòi
hỏi phải bám sát diễn biến trong, ngoài nước để cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải
pháp thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm tiếp theo của Quốc hội,
Chính phủ. Câu hỏi đặt ra là: Làm sao để tiếp tục kiểm soát lạm phát ở mức
thấp, giảm tỷ lệ thất nghiệp, duy trì tỷ giá hối đoái ở mức ổn định để nền kinh
tế vẫn tăng trưởng dương?
- Để đạt được điều đó NHNN cần phải có giải pháp điều hành CSTT hợp
lí, chủ động, linh hoạt, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, tình hình dịch
pg. 23
COVID-19, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh
tế vĩ mô khác nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng phù hợp
với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hoạt
động ngân hàng, tăng Dự trữ ngoại hối Nhà nước khi điều kiện thị trường
thuận lợi.
- Để tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được của CSTT trong giai
đoạn 2020-2021, một số định hướng được đề ra như sau:
1. Trong giai đoạn tiếp theo nước ta cần áp dụng hợp lí các công cụ của
CSTT để tác động đến cung tiền như nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất chiết
khấu và tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
+ Trong 3 công cụ này, nghiệp vụ thị trường mở được sử dụng rộng rãi
nhất. Ở các nước phát triển, hoạt động thị trường mở diễn ra thường xuyên.
Đó là công cụ có tác động nhanh và hiệu quả nhất.
2. Tích cực áp dụng công nghệ chuyển giao từ FDI, tăng cường đổi mới,
khởi nghiệp sáng tạo
3. Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp tư nhân bằng cách cho vay
vốn, bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp sẽ góp phần giúp người lao động có
việc làm.
4. Chỉ đạo các TCTD (tổ chức tín dụng) phát triển đa dạng sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu hợp pháp của doanh nghiệp, người dân
góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện.
+ Khi thực hiện các gói chính sách hỗ trợ tín dụng cần rõ ràng và minh
bạch về thủ tục cũng như đối tượng được hưởng các gói chính sách. Cần giảm
thiểu những phiền hà về thủ tục và quy trình tiếp cận các gói hỗ trợ, đặc biệt
là thủ tục chứng minh về tài chính. Cơ cấu lại nhóm nợ xấu đến khi quyết
định tỉ lệ nợ xấu của ngành.
pg. 24
5. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật thị trường trong việc chấp hành chỉ đạo
điều hành của Chính Phủ, Thủ tướng Chính Phủ, thống đốc NHNN và các
quy định trong hoạt động ngân hàng. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức viên chức, người lao động, bảo đảm tính kỷ luật, kỷ cương về hành
chính.
6. Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh chuyển đổi số
trong hoạt động ngân hàng đồng thời đảm bảo về an toàn, an ninh; tiếp tục
hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho việc
cung ứng các mô hình kinh doanh mớ, đáp ứng nhu cầu của người dân và
doanh nghiệp.
7. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển ngành
ngân hàng Việt Nam đến năm 2025; định hướng đến năm 2030; chiến lược tài
chính toàn diện Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; các
Chương trình, kế hoạch hành động và các đề án của Ngành đã ban hành.
***Ngoài ra, cần lưu ý một số rủi ro sau:
+ Rủi ro thể chế làm chậm tiến độ bơm tiền kích thích tiêu dùng và đầu tư
+ Rủi ro tham nhũng và sợ trách nhiệm có thể làm giảm hiệu lực và hiệu
quả của gói kích thích
+ Rủi ro chệch mục tiêu, các chính sách hỗ trợ cần hướng vào đúng và
trúng đối tượng.
pg. 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Thị Ngọc Loan-TS. Bùi Duy Hưng chủ biên. Tiền tệ và
lạm phát, Tài liệu học tập Kinh tế vĩ mô, NXB Lao động, Hà Nội, pp.156-
199.
2. Chính sách tiền tệ là gì? Ý nghĩa, công cụ và ví dụ về chính sach tiền
tệ, từ < https://lavn.com.vn/chinh-sach-tien-te-la-gi-y-nghia-cong-cu-va-vi-
du-ve-chinh-sach-tien-te/
#I_Khai_niem_va_muc_tieu_cua_chinh_sach_tien_te >
3. Chính sách tiền tệ là gì? Công cụ và vai trò của nó đối với nền kinh
tế, từ < https://www.finhay.com.vn/chinh-sach-tien-te#chinh-sach-tien-te-la-
gi >
4. Luật sư Luyện Ngọc Hùng (2023). Chính sách tiền tệ là gì? Đặc điểm
của chính sách tiền tệ, từ< https://luathungson.vn/chinh-sach-tien-te-la-gi-dac-
diem-cua-chinh-sach-tien-te.html#google_vignette >
5. Duy Linh (2023). Chính sách tiền tệ là gì, các yếu tố ảnh hưởng và
công cụ tính, từ < https://vncash24h.com/chinh-sach-tien-te-la-gi/#ftoc-
heading-5 >
6. Tạp chí Kinh tế và dự báo (2022). Cơ cấu lại nền kinh tế: Nhìn lại giai
đoạn 2016-2021 và những định hướng giai đoạn 2025-2030, từ <
https://kinhtevadubao.vn/co-cau-lai-nen-kinh-te-nhin-lai-giai-doan-2016-
2021-va-nhung-dinh-huong-giai-doan-2025-2030-21290.html >
7. Tổng cục thống kê, tài khoản quốc gia, từ
<https://www.gso.gov.vn/tai-khoan-quoc-gia/su-kien/?paged=5>
8. Chính sách tiền tệ thời Covid-19: Dư địa cung tiền không còn nhiều,
Cổng thông tin điện tử Viện chiến lược và Chính sách Tài chính, từ
pg. 26
<https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM173052 >
9. Đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế thế giới và Việt
Nam, Cổng thông tin điện tử Viện chiến lược và Chính sách Tài chính, từ <
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM227568 >
10. Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 17/01/2023 của Thống đốc NHNN, Cổng
thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ
<https://tinyurl.com/2hd6kpt3 >
11. Đình Đại (2021), 8 giải pháp điều hành chính sách tiền tệ những
tháng cuối năm 2021, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, từ <
https://diendandoanhnghiep.vn/8-giai-phap-dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-
nhung-thang-cuoi-nam-2021-202399.html >
12. So sánh giữa giữa chính sách tiền tệ mở rộng và thắt chặt chi tiết, từ
< https://accgroup.vn/chinh-sach-tien-te-mo-rong-va-that-chat >
pg. 27
pg. 28
pg. 29
| 1/29

Preview text:

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG HỆ ĐẠI TRÀ BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2021 NHÓM 10 – K26TCB
Giáo viên hướng dẫn: Đặng Thị Thúy Duyên Danh sách nhóm: 1. 26A4011999 Nguyễn Khánh Linh 2. 26A4011531 Bùi Thảo Dương 3. 26A4011529 Lương Mỹ Duyên 4. 26A4011980 Vũ Hà Khánh 5. 26A4011984 Chu Mộng Kiều 6. 26A4013319
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ 7. 26A4011979 Vũ An Khánh HÀ NỘI – 11/2023 pg. 1 MỤC LỤC
1. Khái niệm về chính sách tiền tệ................................................................................3
2. Mục tiêu chính sách tiền tệ.......................................................................................4
a) Mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định giá đồng tiền.........................................................4
b) Mục tiêu tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp.................................................................4
c) Mục tiêu tăng trưởng kinh tế................................................................................................4
d) Mục tiêu ổn định thị trường tài chính, Ổn định thị trường hối đoái, Ổn định thị trường lãi
suất........................................................................................................................................................4
3. Đặc điểm chính sách tiền tệ......................................................................................4
4. Phân loại chính sách tiền tệ......................................................................................5
a) Chính sách tiền tệ mở rộng...................................................................................................5
b) Chính sách kinh tế thắt chặt..................................................................................................6
5. Công cụ chính sách tiền tệ........................................................................................6
a) Các công cụ tác động đến tiền cơ bản:..................................................................................6
b) Công cụ tác động đến tỷ lệ tiền dự trữ-tiền gửi:..................................................................7
6. Các nhân tố tác động đến chính sách kinh tế............................................................8
a) Sự đa dạng hóa và cạnh tranh của thị trường tài chính........................................................8
b) Khả năng tài chính của cá nhân, các hộ gia đình và doanh nghiệp.......................................8
c) Chính Sách Ngoại Hối.............................................................................................................9
d) Tình Trạng Đô La Hoá..........................................................................................................10
PHẦN II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2021....11
1. Nghiệp vụ thị trường mở(OMO) trong giai đoạn 2020-2021...................................11
2. Cửa sổ chiết khấu...................................................................................................12
3. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc..............................................................................................12
4. Chính sách tiền tệ tác động đến một số chỉ tiêu kinh tế..........................................13
5. Covid tác động đến chính sách tiền tệ như nào......................................................17
a) Khái quát tình hình kinh tế của Việt Nam do ảnh hưởng của đại dịch covid 19..........17
b) Một vài thay đổi nổi bật trong chính sách tiền tệ của Việt Nam do đại dịch Covid....19
***HẠN CHẾ.....................................................................................................................20
PHẦN III: GIẢI PHÁP & ĐỊNH HƯỚNG..................................................................21 pg. 2
1. Một số giải pháp khắc phục chính sách tiền tệ........................................................21
***Một số kiến nghị đưa ra:............................................................................................21
2. Định hướng chính sách tiền tệ trong những giai đoạn tiếp theo.............................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................26
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG
1. Khái niệm về chính sách tiền tệ
Hình 1: Chính sách tiền tệ
- Chính sách tiền tệ (monetary policy) là một tập hợp các biện pháp và
quyết định được thực hiện bởi ngân hàng trung ương nhằm điều chỉnh nguồn
cung tiền tệ và lãi suất trong nền kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu chính
như ổn định giá, kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng trung
ương, là cơ quan chủ trương của chính phủ về chính sách tiền tệ, có quyền
điều chỉnh lãi suất, quản lý cung tiền và can thiệp vào thị trường ngoại hối. pg. 3
2. Mục tiêu chính sách tiền tệ
a) Mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định giá đồng tiền
- NHTW thông qua Chính sách tiền tệ có thể tác động đến sự tăng hay
giảm giá trị đồng tiền của nước mình. Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét
trên 2 mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ
trong nước) và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ).
b) Mục tiêu tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp
- Chính sách tiền tệ mở rộng hay thắt chặt có ảnh hưởng trực tiếp tới việc
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ
đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Để có một tỷ lệ thất nghiệp
giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát gia tăng.
c) Mục tiêu tăng trưởng kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc
hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng
trưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng,
nó thể hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ. Mục tiêu này chỉ đạt
được khi kết quả hai mục tiêu trên đạt được một cách hài hoà. pg. 4
d) Mục tiêu ổn định thị trường tài chính, Ổn định thị trường hối
đoái, Ổn định thị trường lãi suất
3. Đặc điểm chính sách tiền tệ
- Chính sách tiền tệ có thể mang đặc điểm như tín dụng thắt chặt hay tín
dụng nới lỏng. Khi Fed lo ngại về việc nền kinh tế đang phát triển quá nhanh
hay giá tăng quá nhanh, Fed sẽ thực hiện thắt chặt các vị thế dự trữ thông qua
bán các chứng khoán chính phủ để thoát khỏi tình trạng đó. Quá trình này
được biết đến như việc rút nguồn dự trữ.
- Ngược lại, nếu Fed thấy rằng nền kinh tế có sự tăng trưởng không đủ
nhanh hay có nguy cơ suy thoái, thì Fed có thể cung cấp các khoản dự trữ mới
vào hệ thống ngân hàng, thông qua phương thức mua chứng khoán từ những
các trung tâm giao dịch chứng khoán. Thay vì bán chứng khoán, Fed sẽ mở
rộng nguồn cung dự trữ ngân hàng, như thế sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho
các ngân hàng để có thể đáp ứng các yêu cầu dự trữ, và thực hiện những khoản vay mới.
4. Phân loại chính sách tiền tệ
- Việc kinh tế có tăng trưởng hay giảm sút phụ thuộc rất lớn vào chính
sách tiền tệ của chính phủ và đây được xem là công cụ đắc lực để điều tiết
nền kinh tế, tài chính của một quốc gia.
- Chính sách tiền tệ có hai loại: Chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt
a) Chính sách tiền tệ mở rộng
- Chính sách tiền tệ mở rộng là khi ngân hàng Trung ương bơm tiền vào
thị trường mở rộng nguồn cung tiền hơn mức bình thường làm cho lãi suất
giảm xuống, từ đó tăng nhu cầu chi tiêu, tạo nhiều việc làm hơn để đáp ứng pg. 5
lượng hàng hóa, dẫn đến việc thúc đẩy đầu tư tài chính và mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Có 3 cách để ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, gồm:
+ Hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
+ Hạ lãi suất chiết khấu đối với ngân hàng thương mại. + Mua chứng khoán.
- Trong kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ mở rộng được sử dụng trong bối
cảnh nền kinh tế bị suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng.
b) Chính sách kinh tế thắt chặt
- Chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ ngược lại với mở rộng là động thái của
ngân hàng Trung ương giảm bớt nguồn cung tiền trên thị trường, kéo theo lãi
suất ngân hàng tăng lên, từ đó thu hẹp nhu cầu chi tiêu và giá hàng hóa giảm xuống.
- Chính sách tiền tệ thắt chặt được chính phủ sử dụng khi nền kinh tế có
sự phát triển quá nóng, lạm phát gia tăng và dùng để chống lạm phát.
- Có 3 cách ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp:
+ Tăng mức tỷ lệ dữ trữ bắt buộc.
+ Tăng mức chiết khấu, kiểm soát hoạt động tín dụng. + Bán chứng khoán.
5. Công cụ chính sách tiền tệ
- Chúng ta thường giả định NHTW có thể kiểm soát cung tiền một cách
trực tiếp. Tuy nhiên trên thực tế, NHTW kiểm soát cung tiền một cách gián
tiếp thông qua nhiều công cụ của chính sách tiền tệ. pg. 6
- Các công cụ này được chia thành hai nhóm chính: các công cụ tác động
đến tiền cơ bản và các công cụ tác động đến tỷ lệ tiền dự trữ-tiền gửi
a) Các công cụ tác động đến tiền cơ bản:
- Nghiệp vụ thị trường mở (Open market Operation-OMO):
+ là hoạt động mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn (chủ yếu là trái phiếu
chính phủ) của NHTW với các ngân hàng thương mại, chính phủ, doanh
nghiệp, người dân. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lượng tiền mặt của các ngân
hàng thương mại. Từ đó làm tăng hoặc giảm cung tiền
+ VD: NHTW dùng 10 tỷ đồng để mua trái phiếu từ chính phủ trên thị
trường mở. Khi đó, ngân hàng thương mại sẽ thanh toán VNĐ cho những trái
phiếu nhận được. Mỗi VNĐ được giữ dưới dạng tiền mặt hay gửi vào ngân
hàng sẽ làm tăng cung tiền thêm một VNĐ. Ngược lại để giảm cung tiền,
NHTW sẽ bán chính phiếu và quy trình đảo ngược lại.
+ Hoạt động thị trường mở là công cụ phổ biến và được sử dụng nhiều
nhất của chính sách tiền tệ do việc dễ dàng thực hiện. Khi NHTW thực hiện
mua trái phiếu chính từ chính phủ thực chất là việc NHTW cho chính phủ vay tiền
- Cửa sổ chiết khấu
+ NHTW cũng có thể tác động đến tiền cơ bản thông qua việc cho các
ngân hàng vay. Khi NHTW cho các ngân hàng vay, do các ngân hàng này
không vay được ở nơi khác, là NHTW thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng.
+ Phổ biến nhất là các ngân hàng vay từ NHTW qua cửa sổ chiết khấu.
Khi lãi suất tái chiết khấu cao, các ngân hàng thương mại e ngại việc vay từ
Ngân hàng Trung ương. Họ sẽ tự nguyện dự trữ nhiều tiền mặt hơn. Điều đó
giúp làm giảm cung tiền trên thị trường và ngược lại. pg. 7
b) Công cụ tác động đến tỷ lệ tiền dự trữ-tiền gửi:
- Dự trữ bắt buộc: là các quy định của NHTW về một tỷ lệ tiền dự trữ-
tiền gửi tối thiểu mà các ngân hàng phải thực hiện. Phần còn lại ngân hàng
thương mại có thể đem cho vay, đầu tư sinh lợi.
+ Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, ngân hàng thương mại sẽ có ít tiền hơn
để cho vay, đầu tư. Lượng tiền lưu hành trên nền kinh tế sẽ giảm. Bằng cách
thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Trung ương có thể điều tiết được cung tiền.
+ Do dự trữ bắt buộc tác động rất lớn đến cung tiền và hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng nên NHTW hiếm khi thay đổi dự trữ bắt buộc.
6. Các nhân tố tác động đến chính sách kinh tế
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ bao gồm:
+ Sự đa dạng hóa và cạnh tranh của thị trường tài chính.
+ Khả năng tài chính của cá nhân, các hộ gia đình và doanh nghiệp. + Chính sách ngoại hối. + Tình trạng đô la hóa
a) Sự đa dạng hóa và cạnh tranh của thị trường tài chính.
- Nếu trong thị trường tài chính có ít sự cạnh tranh do phụ thuộc phần đa
vào một số ngân hàng lớn dẫn đến việc người tiêu dùng ít sự lựa chọn, kéo
theo khả năng điều tiết của chính sách tiền tệ cũng sẽ chịu tác động ảnh
hưởng nhất định từ các ngân hàng lớn này.
- Ngoài ra sự phát triển của các thị trường khác như chứng khoán, bảo
hiểm, các thị trường phái sinh… cũng tạo ra những ảnh hưởng đối với tác
động từ chính sách tiền tệ. pg. 8
- Khi càng có nhiều nhân tố tác động đến cung tiền nằm ngoài tín dụng
ngân hàng thì càng hạn chế sự tác động của chính sách tiền tệ.
b) Khả năng tài chính của cá nhân, các hộ gia đình và doanh nghiệp.
- Tình trạng tài chính của các cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp ảnh
hưởng đến chính sách tiền tệ theo 3 cách:
+ Tác động của chính sách tiền tệ đến hành vi tiêu dùng, đầu tư của cá
nhân và doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào mức độ mà các chi phí này được tài
trợ thông qua hệ thống tài chính (tức là khả năng tiếp cận vốn)
+ Tác động của chính sách tiền tệ đến giá tài sản như cổ phiếu, bất động
sản… sẽ phụ thuộc vào cơ cấu của các danh mục đầu tư tài chính của cá nhân và doanh nghiệp
+ Trạng thái tài chính ban đầu của cá nhân và doanh nghiệp cũng ảnh
hưởng đến sự tác động của chính sách tiền tệ đối với các quyết định được đưa ra.
- Chính sách tiền tệ chỉ hiệu quả khi cá nhân và doanh nghiệp tiếp xúc
được với nguồn vốn. Bởi vậy cho nên tại các nước có tiêu dùng và đầu tư chủ
yếu dựa trên tiết kiệm hoặc tái đầu tư từ lợi nhuận, tác động của chính sách
tiền tệ sẽ bị hạn chế hơn là ở những nước phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng.
c) Chính Sách Ngoại Hối
- Trong thị trường tự do về ngoại hối, thì chính sách tiền tệ sẽ bị ảnh
hưởng bởi chính sách ngoại hối bởi khả năng tiền tệ sẽ thay thế tài sản trong
nước và quốc tế. Mọi hành động của chính sách tiền tệ sẽ trung hòa qua sự
dịch chuyển của dòng vốn trên toàn bộ thị trường. pg. 9
- Bởi vậy, khi khả năng thay thế là ổn định, mọi hành động của chính
sách tiền tệ sẽ bị trung hòa qua sự dịch chuyển của dòng vốn. Việc tăng khả
năng tiếp cận dòng vốn từ nước ngoài cũng giúp các doanh nghiệp bớt phụ
thuộc vào tín dụng trong nước, do đó sẽ làm giảm tác động của chính sách tiền tệ lên tổng cầu.
d) Tình Trạng Đô La Hoá
- Trên thị trường tài chính, tình trạng đô la hóa diễn ra phổ biến và nó đặt
ra nhiều thách thức đối với việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ từ
việc thống kê tổng lượng tiền, xác định các mục tiêu.
- Tình trạng đô la hóa bằng tiền mặt sẽ làm hạn chế khả năng đo lường
cung tiền trong nền kinh tế. Đặc biệt khi tồn tại tình trạng đô la hóa cả bên tài
sản có và tài sản nợ sẽ dẫn đến những rủi ro do mất cân đối kỳ hạn và chênh
lệch giữa đồng tiền quốc nội và đồng tiền đô la (các loại tiền tệ). pg. 10
PHẦN II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2021
1. Nghiệp vụ thị trường mở(OMO) trong giai đoạn 2020- 2021
Hình 2: Nghiệp vụ thị trường VN 2020-2021
- Năm 2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành
hoạt động của thị trường mở chủ động linh hoạt, phát hành giấy tờ có giá,
tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc ra, kiểm soát lạm phát hiệu quả. Đồng thời
Ngân hàng Nhà nước cũng mua vào giấy tờ có giá gồm tín phiếu ngân hàng
Nhà nước và trái phiếu Chính phủ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản và ổn định
lãi suất thị trường tiền tệ.
- Ngân hàng Nhà nước đã liên tục chào thầu 1.000 tỷ đồng/phiên trên
kênh cầm cố với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất đều ở mức 2,5%/năm nhằm mục đích
phát tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản.
- Theo thông tin từ Công Ty chứng khoán Bảo Việt cho biết đến ngày
28/5/2021 cho biết ngân hàng Nhà nước (NHNN) không phát hành lượng pg. 11
OMO hay tín phiếu nào mới trong tuần vừa qua và cũng không có lượng
OMO và tín phiếu nào được đáo hạn. Theo đó, lượng OMO và tín phiếu đang
lưu hành tiếp tục được duy trì ở mức 0. Như vậy, lượng lưu hành kênh tín
phiếu vẫn ở mức 0 trong gần 1 năm trở lại đây, kể từ sau lượng đáo hạn 2000
tỷ đồng trong nửa đầu tháng 6/2020. Ngược lại, trên kênh OMO, NHNN cũng
chưa có hoạt động gì kể từ cuối tháng 2 tới nay.
- Như vậy, nhờ có nghiệp vụ thị trường mở mà ngân hàng Nhà nước có
thể chủ động kiểm soát lãi suất bằng việc mua, bán giấy tờ có giá.
2. Cửa sổ chiết khấu
- Lãi suất tái chiết khấu sẽ ở mức ổn định 4,5%, lãi suất tái cấp vốn ở
mức khoảng 4,5% – 5%, lãi suất vay qua đêm khoảng 5% – 6,5%; lãi suất tiền
gửi ở mức 3 %– 4%, lãi suất cho vay ở mức 6% – 7%. Lạm phát trong giai
đoạn 2021 – 2020 sẽ giao động quanh mức 2% – 5%.
3. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc pg. 12
Hình 3: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Việt Nam (THEO VĂN BẢN SỐ 1158/QĐ-NHNN
NGÀY 29/05/2018 ÁP DỤNG TỪ NGÀY 01/06/2018)
Các NHTM, TCTD phải tuân theo tỷ lệ dự trữ bắt buộc như trên của
NHNN Việt Nam để đảm bảo tính ổn định và an toàn của hệ thống tài chính
và ngân hàng, giảm thiểu rủi ro tài chính, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
4. Chính sách tiền tệ tác động đến một số chỉ tiêu kinh tế
Hình 4: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 2015-2021 pg. 13 2020 2021
Tổng sản phẩm trong nước
theo giá hiện hành(GDP) - Tỷ 8.044.385,73 8.479.666,50 đồng Tổng thu nhập quốc gia
theo giá hiện hành(GNP) - Tỷ 7.700.497,98 8.045.439,66 đồng Giá trị tăng thêm ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo 2.614,43 2.844,12
bình quân đầu người theo sức mua tương đương Xuất khẩu hàng hoá và
dịch vụ theo giá hiện hành - Tỷ 6.787.981,23 7.907.491,92 đồng Nhập khẩu hàng hoá và
dịch vụ theo giá hiện hành - Tỷ 6.344.145,66 7.901.059,55 đồng
Số doanh nghiệp thành lập 134.940 doanh 116.837 doanh mới nghiệp nghiệp Xuất siêu 19,1 tỷ USD 4 tỷ USD
- GDP năm 2020 tăng 2,91% tuy là mức tăng thấp nhất của các năm
trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến
phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây là thành pg. 14
công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất
thế giới. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị
tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
3,98%, đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5%.
- Một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu năm 2021 như sau:
+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP): + 2,58%
+ Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): + 4,8%
+ Chỉ số giá tiêu dùng bình quân: + 1,84%
+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: – 3,8%
+ Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa: + 19%
+ Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa: + 26,5% + Xuất siêu: 4 tỷ USD
- Dự trữ ngoại hối tăng kỷ lục chạm mốc 100 tỷ USD tính đến hết năm
2020. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng gấp 3,7 lần so với thời điểm đầu
năm 2016 đạt con số kỷ lục vào khoảng 115 tỷ vào quý 3 năm 2021
- Chính sách tài khóa( gồm tiền thuế và tiền thuế đất) được giới hạn chỉ
là trên 66 nghìn tỷ đồng, bằng 26,4% gói chính sách tài khóa
- Năm 2021, kinh tế Việt Nam đã cán đích với mức tăng trưởng GDP là
2,58%, thấp hơn so với mức tăng 2,91% năm 2020, cũng so với mục tiêu đặt
ra là 6,5%. Đây cũng là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.Trong
mức tăng chung của toàn nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền
kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ
đóng góp 22,23%. Về cơ cấu nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm pg. 15
nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,36%; khu vực công nghiệp và xây dựng
chiếm 37,86%; khu vực dịch vụ chiếm 40,95%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,83%.
Hình 5: Cơ cấu GDP của Việt Nam năm 2011
- Tăng trưởng kinh tế và phát triển các ngành, lĩnh vực, nhất là khu vực
công nghiệp, dịch vụ, gặp rất nhiều khó khăn, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
chậm. Hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19, năm
2020 và 2021. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chưa đạt yêu cầu, trong đó
khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng khoảng 40,95%, giảm so với năm 2020
(41,9%); khu vực nông nghiệp chiếm khoảng 12,36% GDP tương đương năm
2020; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 37,38%, tăng so với năm 2020 (36,9%). pg. 16
- Chất lượng tăng trưởng của các khu vực còn hạn chế. Công nghiệp chế
biến, chế tạo vẫn chủ yếu đang hoạt động ở phân khúc thấp trong chuỗi giá
trị, nơi tạo ra giá trị gia tăng thấp. Công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, chưa
đáp ứng được nhu cầu của các ngành công nghiệp trong nước dẫn đến tỷ lệ
nội địa hóa trong các ngành công nghiệp đạt thấp, còn phụ thuộc nhiều vào
nguyên vật liệu, linh phụ kiện nhập khẩu. Khu vực dịch vụ chưa phát triển
tương xứng với tiềm năng, chịu tác động nặng nề nhất vì dịch bệnh Covid-19,
đặc biệt là du lịch, lưu trú, ăn uống, vận tải.
5. Covid tác động đến chính sách tiền tệ như nào
Hình 6: Covid tác động đến chính sách tiền tệ như nào
a) Khái quát tình hình kinh tế của Việt Nam do ảnh hưởng của
đại dịch covid 19
- Dịch bệnh đã ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, gây gián đoạn chuỗi
cung ứng nhiều sản phẩm hàng hóa của thế giới, đình trệ trong sản xuất - kinh
doanh; suy giảm nhu cầu tạm thời từ Trung Quốc đối với các sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ, ảnh hưởng tới tăng trưởng toàn cầu. pg. 17
- Không chỉ dòng hàng hóa, dòng lao động mà cả dòng dịch vụ và tài
chính tưởng như miễn nhiễm với dịch bệnh nhờ Cách mạng công nghiệp 4.0
cũng bị chặn đứng bởi nỗi lo sợ dịch bệnh bao trùm. Lần đầu tiên trong thời
hiện đại, kinh tế thế giới cùng một lúc phải chịu đựng cả cú sốc cung lẫn cú
sốc cầu từ qui mô toàn cầu, quốc gia, thành phố đến cộng đồng dân cư và hộ
gia đình. Việc thay đổi thói quen chi tiêu, đi lại của người tiêu dùng dẫn đến
sản xuất đình trệ, thất nghiệp gia tăng, kéo theo nguy cơ vỡ nợ, phá sản của
doanh nghiệp và tâm lý lo ngại rủi ro, thậm chí hoảng sợ của các nhà đầu tư tài chính.
- Việt Nam có độ mở cửa của nền kinh tế khá lớn và có vị trí địa lý giáp
với Trung Quốc nên dịch bệnh sẽ ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực
kinh tế - xã hội của Việt Nam, tới tâm lý người dân và hoạt động sản xuất -
kinh doanh, thương mại, du lịch, qua đó tác động đến tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam và gián tiếp tác động đến tình hình ngân sách nhà nước
- Có bốn phương diện kinh tế và thương mại quốc tế bị ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp:
+ Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn cục bộ, lưu thông hàng hóa,
dịch vụ và lao động không còn như trước khiến cho mọi hoạt động kinh tế,
thương mại và đầu tư không thể thông suốt và hiệu quả, do vậy kinh tế và
thương mại quốc tế không thể hoạt động bình thường chứ chưa nói đến có thể
tăng trưởng. Bên cạnh đó, nguy cơ rơi vào trì trệ hoặc thậm chí suy thoái kinh tế có thể gia tăng
+ Đại dịch Covid-19 đã làm suy giảm tiêu dùng của người dân và xã hội,
ảnh hưởng nhiều nhất đến lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Vì thế những nền kinh
tế dựa vào du lịch và dịch vụ làm trụ cột và động lực tăng trưởng đang bị ảnh
hưởng nặng nề nhất và tiêu cực nhất bởi đại dịch này pg. 18
+ Mặc dù một số quốc gia đang khẩn trương phát triển tiến tới đưa
vacxin phòng chống dịch vào sử dụng trong cộng đồng nhưng vẫn làm giảm
nhiệt huyết của các nhà đầu tư và các doanh nhân cũng ngần ngại đẩy mạnh
hoạt động sản xuất - kinh doanh, điều này tác động mạnh tới tăng trưởng kinh
tế, thương mại và đầu tư
+ Mối quan hệ và mức độ hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa
các đối tác trên thế giới bị ngưng trệ khi Chính phủ và các doanh nghiệp
quyết định ngừng hoạt động kinh tế ở những nơi bị dịch bệnh, đồng thời
chuyển dịch cơ sở sản xuất ra nơi khác
b) Một vài thay đổi nổi bật trong chính sách tiền tệ của Việt
Nam do đại dịch Covid
Trong nước, thị trường được kiểm soát ổn định, lạm phát mục tiêu có
khả năng kiểm soát, tuy nhiên tăng trưởng bị tác động tiêu cực bởi dịch
Covid-19. Thực hiện chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, bảo
đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19:
- Trong những tháng đầu năm, NHNN đã liên tiếp điều chỉnh giảm 02
lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 1-1,5%/năm để hỗ trợ
thanh khoản cho TCTD, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn chi phí
thấp từ NHNN; giảm 0,6-0,75%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6
tháng và giảm 1%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu
tiên, hiện ở mức 5,0%/năm, để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân.
- Bộ Tài chính đã soạn thảo và trình Chính phủ ban hành Nghị định về
gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch
Covid-19 để góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thuế pg. 19
thu nhập doanh nghiệp nhỏ và vừa, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, thực hiện tạm
dừng đóng bảo hiểm xã hội, không tính lãi phạt chậm nộp
- Bộ Tài chính đã trình Chính phủ đề xuất với Quốc hội về quyết định
mức thực hiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ
và siêu nhỏ, áp dụng từ ngày 1/7/2020. Nếu chính sách này được thông qua,
khoảng 700 nghìn doanh nghiệp, chiếm khoảng 93% tổng số doanh nghiệp cả
nước đang hoạt động sẽ được hưởng lợi. ***HẠN CHẾ
- Dù đạt được mức tăng trưởng tốt về nền kinh tế - xã hội, tuy nhiên
nước ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là nền kinh tế
Việt Nam có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình
kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, khó lường. Mặc dù tiêm chủng vắc-xin
Covid-19 được nhiều nước trên thế giới triển khai mạnh mẽ nhưng sự khác
biệt giữa tỷ lệ tiêm chủng của các quốc gia và khu vực dẫn đến nguy cơ phục
hồi không đồng đều và mong manh của kinh tế thế giới, làm gián đoạn chuỗi
cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng tới các ngành thương mại, du lịch, vận tải, tỷ lệ
thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
- Dịch Covid-19 tuy đã cơ bản được khống chế ở Việt Nam nhưng còn
diễn biến phức tạp trên thế giới làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh
hưởng tới các ngành thương mại, du lịch, vận tải, không ít doanh nghiệp rơi
vào tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng hoạt
động. Tiến trình tái cơ cấu chậm làm cho chất lượng tăng trưởng thấp. Xuất,
nhập khẩu hàng hóa tăng nhưng chưa bảo đảm chất lượng và thiếu tính bền
vững. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao dẫn đến năng suất lao động thấp
làm cho hiệu quả và sức cạnh tranh của toàn nền kinh tế bị hạn chế. pg. 20
PHẦN III: GIẢI PHÁP & ĐỊNH HƯỚNG
1. Một số giải pháp khắc phục chính sách tiền tệ
- Để có những kết quả nổi bật như trên không thể không kể đến chính
sách tiền tệ hợp lí của NHNN. Những kết quả tích cực trên đây về giữ vững
ổn định vĩ mô, thị trường tài chính tiền tệ, tạo lập môi trường kinh doanh
thuận lợi, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn... đã cho thấy các giải pháp ngành Ngân
hàng là đúng hướng, tác dụng thiết thực đối với doanh nghiệp và người dân,
góp phần thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” và thành tựu của đất nước.
- Mặc dù vậy, thị trường thế giới vẫn có những diễn biến bất thường, đặc
biệt đại dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế và hệ thống ngân hàng
trong nước, nên tín dụng tăng thấp hơn dự kiến; tăng trưởng kinh tế đạt thấp
(mặc dù là số ít quốc gia có tăng trưởng dương); lạm phát vẫn chịu áp lực khó
lường từ giá cả thế giới, thiên tai, dịch bệnh, áp lực nợ xấu hệ thống ngân
hàng gia tăng từ tác động của đại dịch... là những thách thức to lớn trong giai đoạn tới.
***Một số kiến nghị đưa ra:
1, Ngân hàng nhà nước Việt Nam điều hành Chính sách tiền tệ linh hoạt,
phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác để ổn định thị
trường, điều chỉnh thanh khoản, kiểm soát tiền tệ, kiểm soát lạm phát và hỗ
trợ nền kinh tế phục hồi sau những đợt thiên tai dịch bệnh bùng phát,...
2, Lãi suất được điều hành với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị
trường và mục tiêu chính sách tiền tệ tạo điều kiện để giảm lãi suất vay cho
người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế. Trong điều kiện áp lực lạm phát còn
có khả năng kiểm soát, giữ ổn định lãi suất điều hành để ổn định mặt bằng lãi pg. 21
suất thị trường, chỉ đạo tổ chức tín dụng chủ động tiết giảm chi phí để tiếp tục
giảm lãi suất các khoản vay cũ và mới.
3, Điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt với diễn biến thị trường, các cân
đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ, phối hợp đồng bộ các công
cụ chính sách tiền tệ: Công cụ nghiệp vụ thị trường mở, Công cụ dự trữ bắt
buộc, Công cụ lãi suất, Công cụ tỷ giá hối đoái,...
4, Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá(thị trường mở), NHNN
tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó
điều tiết lượng tiền tệ cung ứng và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường
theo mục tiêu giảm lãi suất huy động và cho vay của tổ chức tín dụng, giải
quyết khó khăn cho doanh nghiệp
5, Các tổ chức tín dụng triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó
khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và các giải pháp tháo gỡ
khó khăn về tín dụng cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do thiên tai,
dịch bệnh để phục hồi sản xuất kinh doanh.
6, Để NHTM kinh doanh được tốt, huy động được nhiều vốn trong dân
cư (đây là sự cần thiết để chống lạm phát) nên mở hướng cho chi nhánh
NHTM cấp tỉnh có thể được mua tín phiếu NHNN khi thừa vốn. Như vậy
nâng cao được tính năng động, sáng tạo vì nó gắn với lợi ích trực tiếp của nơi thừa vốn.
7, Chính phủ nên giao cho các NHTM huy động thay cho kho bạc và
theo chủ định của chính phủ về mức huy động và lãi suất đảm bảo kinh doanh
. Số huy động được theo chỉ định sẽ chuyển giao cho kho bạc để đáp ứng yêu
cầu chi tiêu của chính phủ.
8, Tập trung chỉ đạo cơ cấu lại các Tổ chức tín dụng yếu kém bằng các
hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm
quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống các Tổ pg. 22
chức tín dụng. Ngân hàng nhà nước tiếp tục tăng cường năng lực tài chính
cho các Ngân hàng thương mại nhà nước, bảo đảm vai trò chủ đạo của các
ngân hàng này trong hệ thống các Tổ chức tín dụng.
9, Tăng cường giám sát chất lượng tín dụng, việc cấp tín dụng vào các
lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, tình hình tăng trưởng tín dụng, đầu tư trái phiếu
doanh nghiệp, các khoản cấp tín dụng lớn.
2. Định hướng chính sách tiền tệ trong những giai đoạn tiếp theo
- Trong giai đoạn năm 2020-2021, đất nước ta đã phải đối mặt với nhiều
thách như dịch bệnh Covid-19, thiên tai, lũ lụt, xâm nhập mặn… gây nên
nhiều cú sốc đến nhiều mặt đời sống của nhân dân và hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp. Nhưng với sự vào cuộc quyết liệt, tinh thần đoàn kết, đồng
lòng của hệ thống chính trị, nước ta đã khắc phục khó khăn để vươn lên mạnh
mẽ, thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng chống đại dịch COVID-
19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế. Nền tảng vĩ mô ổn định, lạm phát được
kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Tăng trưởng kinh tế
Việt Nam thuộc nhóm các nước có mức tăng cao nhất khu vực và thế giới
trong bối cảnh thế giới suy thoái nghiêm trọng.
- Với những thành tích đạt được trong năm 2020-2021 và và mục tiêu đặt
ra cho năm tiếp theo, công tác điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng đòi
hỏi phải bám sát diễn biến trong, ngoài nước để cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải
pháp thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm tiếp theo của Quốc hội,
Chính phủ. Câu hỏi đặt ra là: Làm sao để tiếp tục kiểm soát lạm phát ở mức
thấp, giảm tỷ lệ thất nghiệp, duy trì tỷ giá hối đoái ở mức ổn định để nền kinh
tế vẫn tăng trưởng dương?
- Để đạt được điều đó NHNN cần phải có giải pháp điều hành CSTT hợp
lí, chủ động, linh hoạt, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, tình hình dịch pg. 23
COVID-19, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh
tế vĩ mô khác nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng phù hợp
với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hoạt
động ngân hàng, tăng Dự trữ ngoại hối Nhà nước khi điều kiện thị trường thuận lợi.
- Để tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được của CSTT trong giai
đoạn 2020-2021, một số định hướng được đề ra như sau:
1. Trong giai đoạn tiếp theo nước ta cần áp dụng hợp lí các công cụ của
CSTT để tác động đến cung tiền như nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất chiết
khấu và tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
+ Trong 3 công cụ này, nghiệp vụ thị trường mở được sử dụng rộng rãi
nhất. Ở các nước phát triển, hoạt động thị trường mở diễn ra thường xuyên.
Đó là công cụ có tác động nhanh và hiệu quả nhất.
2. Tích cực áp dụng công nghệ chuyển giao từ FDI, tăng cường đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo
3. Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp tư nhân bằng cách cho vay
vốn, bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp sẽ góp phần giúp người lao động có việc làm.
4. Chỉ đạo các TCTD (tổ chức tín dụng) phát triển đa dạng sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu hợp pháp của doanh nghiệp, người dân
góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện.
+ Khi thực hiện các gói chính sách hỗ trợ tín dụng cần rõ ràng và minh
bạch về thủ tục cũng như đối tượng được hưởng các gói chính sách. Cần giảm
thiểu những phiền hà về thủ tục và quy trình tiếp cận các gói hỗ trợ, đặc biệt
là thủ tục chứng minh về tài chính. Cơ cấu lại nhóm nợ xấu đến khi quyết
định tỉ lệ nợ xấu của ngành. pg. 24
5. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật thị trường trong việc chấp hành chỉ đạo
điều hành của Chính Phủ, Thủ tướng Chính Phủ, thống đốc NHNN và các
quy định trong hoạt động ngân hàng. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức viên chức, người lao động, bảo đảm tính kỷ luật, kỷ cương về hành chính.
6. Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh chuyển đổi số
trong hoạt động ngân hàng đồng thời đảm bảo về an toàn, an ninh; tiếp tục
hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho việc
cung ứng các mô hình kinh doanh mớ, đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
7. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển ngành
ngân hàng Việt Nam đến năm 2025; định hướng đến năm 2030; chiến lược tài
chính toàn diện Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; các
Chương trình, kế hoạch hành động và các đề án của Ngành đã ban hành.
***Ngoài ra, cần lưu ý một số rủi ro sau:
+ Rủi ro thể chế làm chậm tiến độ bơm tiền kích thích tiêu dùng và đầu tư
+ Rủi ro tham nhũng và sợ trách nhiệm có thể làm giảm hiệu lực và hiệu quả của gói kích thích
+ Rủi ro chệch mục tiêu, các chính sách hỗ trợ cần hướng vào đúng và trúng đối tượng. pg. 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Thị Ngọc Loan-TS. Bùi Duy Hưng chủ biên. Tiền tệ và
lạm phát, Tài liệu học tập Kinh tế vĩ mô, NXB Lao động, Hà Nội, pp.156- 199.
2. Chính sách tiền tệ là gì? Ý nghĩa, công cụ và ví dụ về chính sach tiền
tệ, từ < https://lavn.com.vn/chinh-sach-tien-te-la-gi-y-nghia-cong-cu-va-vi- du-ve-chinh-sach-tien-te/
#I_Khai_niem_va_muc_tieu_cua_chinh_sach_tien_te >
3. Chính sách tiền tệ là gì? Công cụ và vai trò của nó đối với nền kinh
tế, từ < https://www.finhay.com.vn/chinh-sach-tien-te#chinh-sach-tien-te-la- gi >
4. Luật sư Luyện Ngọc Hùng (2023). Chính sách tiền tệ là gì? Đặc điểm
của chính sách tiền tệ, từ< https://luathungson.vn/chinh-sach-tien-te-la-gi-dac-
diem-cua-chinh-sach-tien-te.html#google_vignette >
5. Duy Linh (2023). Chính sách tiền tệ là gì, các yếu tố ảnh hưởng và
công cụ tính, từ < https://vncash24h.com/chinh-sach-tien-te-la-gi/#ftoc- heading-5 >
6. Tạp chí Kinh tế và dự báo (2022). Cơ cấu lại nền kinh tế: Nhìn lại giai
đoạn 2016-2021 và những định hướng giai đoạn 2025-2030, từ <
https://kinhtevadubao.vn/co-cau-lai-nen-kinh-te-nhin-lai-giai-doan-2016-
2021-va-nhung-dinh-huong-giai-doan-2025-2030-21290.html >
7. Tổng cục thống kê, tài khoản quốc gia, từ
8. Chính sách tiền tệ thời Covid-19: Dư địa cung tiền không còn nhiều,
Cổng thông tin điện tử Viện chiến lược và Chính sách Tài chính, từ pg. 26 dDocName=MOFUCM173052 >
9. Đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế thế giới và Việt
Nam, Cổng thông tin điện tử Viện chiến lược và Chính sách Tài chính, từ <
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin? dDocName=MOFUCM227568 >
10. Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 17/01/2023 của Thống đốc NHNN, Cổng
thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ
<https://tinyurl.com/2hd6kpt3 >
11. Đình Đại (2021), 8 giải pháp điều hành chính sách tiền tệ những
tháng cuối năm 2021, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, từ <
https://diendandoanhnghiep.vn/8-giai-phap-dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-
nhung-thang-cuoi-nam-2021-202399.html >
12. So sánh giữa giữa chính sách tiền tệ mở rộng và thắt chặt chi tiết, từ
< https://accgroup.vn/chinh-sach-tien-te-mo-rong-va-that-chat > pg. 27 pg. 28 pg. 29